Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tìm hiểu tinh hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ chè của một số hộ nông dân tại xã Phú Đô Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.46 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÙNG VĂN ĐẠT
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU TINH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
TIÊU THỤ CHÈ CỦA MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ PHÚ ĐÔ
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017



Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÙNG VĂN ĐẠT
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU TINH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
TIÊU THỤ CHÈ CỦA MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ PHÚ ĐÔ
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Lớp


: 45 – KTNN-N04

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Đỗ Trung Hiếu

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận của mình tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡn tận
tình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà
trƣờng, ban chủ nhệm khoa cùng với các thầy giáo, cô giáo trong khoa kinh tế
và phát triển nông thôn, Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt
là thầy giáo ThS: Đỗ Trung Hiếu ngƣời đã trực tiếp, tận tình hƣỡng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡn vô cùng quý báu tới các bác,
các cô, các chú và các anh, các chị đang công tác tại Ủy Ban nhân dân xã Phú

Đô cùng toàn thể bàn con nhân dân trong xã Phú Đô đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày ...tháng ...năm 2017

Sinh viên

Lùng Văn Đạt


ii

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu tinh hình tổ chức sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ chè của một số hộ nông dân tại xã Phú Đô Huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên” đƣợc nghiên cứu và thu thập những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau. Các thông tin có sắn đã đƣợc trích dẫn rõ nguồn gốc, đa số các
thông tin thu thập từ điều tra thực tế các hộ ở địa phƣơng.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài
này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Thái nguyên, tháng … năm …năm 2017
Sinh viên

Lùng Văn Đạt



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Việt Nam những năm gần đây .... 22
Bảng 2.2: Diện tích ,năng suất, sản lƣợng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010-2014 ..................................................................... 23
Bảng 2.3: Diện tích chè phân theo huyện, TP, thị xã của tỉnh Thái Nguyên
năm 2013 - 2015 ........................................................................... 24
Bảng 2.4: Sản lƣợng chè búp tƣơi phân theo huyện, TP, thị xã của tỉnh Thái
Nguyên năm 2013 - 2015.............................................................. 25
Bảng 2.5: Diện tích, sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên qua các năm (20132015) ............................................................................................. 27
Bảng 3.1 : Cơ cấu sử dụng đất của xã qua các năm từ 2014 - 2016 ............... 30
Bàng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè tại xã Phú Đô từ năm 2014 2016............................................................................................... 32
Bảng 3.2: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ..................................... 33
Bảng 3.3: Phƣơng tiện sản xuất chè của hộ trồng chè an toàn và chè truyền
thống ............................................................................................. 35
Bảng 3.4: Cơ cấu diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu ................... 35
Bảng 3.5 : Tình hình sản xuất chè an toàn và chè truyền thống trung bình của
hộ điều tra trong một đợt thu hoạch .............................................. 36
Bảng 3.6: So sánh chi phí bình quân 1 sào chè an toàn so với 1 sào chè truyền
thống của hộ điều tra một đợt thu hoạch. ..................................... 38
Bảng 3.7: Kết quả sản xuất chè của hộ tính bình quân sào/năm..................... 41
Bảng 3.8: Bảng so sánh hiệu quả sản xuất chè trên một sào/năm của các hộ
điều tra năm 2017 ......................................................................... 42
Bảng 3.9: Năng suất diên tích giá trị sản xuất của gia đình ông Khai ............ 44
Bảng 3.10: Chi phí bình quân 1 sào chè của gia đình ông Khai ..................... 44


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

Ý nghĩa

Từ viết tắt

1

GO/CLĐ

Tổng giá trị sản xuất/lao động

2

VA/IC

Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

GO/sào

Tổng giá trị sản xuất/sào


5

VA/sào

Giá trị gia tăng/sào

6

GO/IC

Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian

7

VA/lđ

Giá trị gia tăng/lao động

8

Pr

Lơ ̣i nhuâ ̣n

9

VA

Giá trị tăng


10

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

11

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

NQ

Nghị quyết

13

QĐ-BNN

Quyết định - Bộ nông nghiệp

14

HTX

Hơ ̣p tác xã


15

NXB

Nhà xuất bản

16

GO

Tổ ng giá tri ̣sản xuẩ t

17

STT

Số thứ tự

18

ĐVT

Đơn vị tính

19

ThS

Thạc Sĩ


20

UBND

Ủy ban nhân dân

21

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung. ........................................................................................ 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 3

1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
1.4. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 4
1.5. Bố cục Luận văn......................................................................................... 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5
2.2. Các câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 5
2.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 5
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
2.4.1.Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................... 6
Mẫu bảng hỏi trong điều tra: ............................................................................. 7
2.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu .................................................. 7
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin ............................................................ 7


vi

2.5. Hệ thống chỉ tiêu áp dụng .......................................................................... 8
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ..................................... 8
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ............................... 9
2.5.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 10
2.6.Cơ sở lý luận về phát triển cây chè ........................................................... 10
2.6.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè............................................... 10
2.6.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè .......................................... 11
2.7. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 13
2.7.1. Những vấn đề chung về mô hình .......................................................... 13
2.7.2.Những tiêu chí đánh giá về kết quả kinh tế,xã hội trong sản xuất chè an
toàn .................................................................................................................. 14
2.8. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 18
2.8.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới. ..................................................... 18

2.8.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam. ..................................................... 20
2.8.3. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên ................................................. 22
2.8.4. Tình hình sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên .................................... 26
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 29
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè ở xã Phú Đô- TP Thái Nguyên - Tỉnh
Thái Nguyên. ................................................................................................... 31
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè ở xã Phú Đô ..................................... 31
3.2.3. Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra ................................. 35
3.2.4. Chi phí sản xuất của chè an toàn và chè truyền thống của hộ điều tra. 37
3.2.6. Hiệu quả xã hội của sản xuất chè .......................................................... 45
3.2.7. Những thuận lợi, khó khăn của các hộ trông chè .................................. 46


vii

3.2.9. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
chè ở xã Phú Đô .............................................................................................. 47
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 53
4.1. Kết Luận ................................................................................................... 53
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đƣợc xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều
kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho chè phát triển và cho năng suất
chất lƣợng cao. Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thƣơng hiệu "CheViet" đã đƣợc
đăng ký và bảo hộ tại 77 thị trƣờng quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang
là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất
khẩu chè.
Trong quá trình phát triển, chè đã khẳng định đƣợc vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, cây chè đang đƣợc coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá

đói giảm nghèo, thậm chí còn giúp cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng
núi cao làm giàu. Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi
trọc và bảo vệ môi trƣờng môi trƣờng sinh thái.
Đã lâu cây chè đƣợc xác định là thế mạnh của tỉnh đem lại hiệu quả
kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống của
nhân dân. Sản phẩm chè đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu
chiếm vị trí quan trọng của tỉnh.
Trong vài năm gần đây thực hiện chính sách đầu tƣ của tỉnh cho sản xuất
chè đã thực sự tạo nên sự chuyển biến trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật từ
khâu giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, chế biến chè, chất lƣợng chè
trong tỉnh đã đƣợc nâng lên tăng lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế Quốc
tế. Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã đƣợc bảo hộ từ năm 2006, Tiếp
đó, một loạt các nhãn hiệu của các vùng chè đặc sản trên địa bàn tỉnh nhƣ Chỉ
dẫn địa lý “Tân Cƣơng”; các nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng”, “Chè Trại
Cài”, “Chè Vô Tranh” đã đƣợc xây dựng, góp phần giới thiệu, quảng bá và


2


phát triển “Chè Thái Nguyên” trở thành một thƣơng hiệu uy tín trên thị
trƣờng. Tới đây, tỉnh sẽ tăng cƣờng đấu tranh với các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên cũng nhƣ chỉ
dẫn địa lý chè Tân Cƣơng nhằm bảo vệ các sản phẩm chè Tân Cƣơng Thái
Nguyên chính hiệu...vv.
Đối với Thành phố Thái Nguyên, cây chè khẳng định là cây trồng chính
trong chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua, Thành
phố đã xây dựng và triển khai các chính sách, các chƣơng trình, đề án, dự án
nhằm nâng cao giá trị sản xuất cây chè - cây đặc sản thế mạnh của địa
phƣơng. Cùng với việc mở rộng diện tích, thành phố cũng đã có những chính
sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khâu chế biến, tiêu thụ
sản phẩm, đồng thời có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân về
giống, vốn, khoa học kỹ thuật…
Tuy nhiên, ngành chè của Việt Nam nói chung và của Tỉnh Thái
nguyên nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất của cây chè
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế thì ngƣời
trồng chè cần chú trọng những vấn đề gì trong tất cả các khâu sản xuất, chế
biến và tiêu thụ chè vẫn là vấn đề thời sự và cấp bách khi tiếp cận và mở
rộng thị trƣờng mới cũng nhƣ là nâng cao giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy,
tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu tinh hình tổ chức sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ chè của một số hộ nông dân tại xã Phú Đô Huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1.Mục tiêu chung.
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè nhằm đƣa ra những khuyến nghị
cho ngƣời trồng chè có sự lựa chọn đúng đắn phƣơng hƣớng sản xuất chè đạt
hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đề tài nhằm đƣa ra những cơ sở khoa học đóng


3


góp vào việc hoạch định các chính sách và chiến lƣợc phát triển cây chè đảm bảo
phát huy tối đa các lợi thế của vùng trong sản xuất, chế biến chè hàng hóa phục
vụ cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu chè Thái nguyên.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể.
Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
chè an toàn.
Phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế một
số mô hình sản xuất chè an toàn trên địa bàn xã Phú Đô, huyện Phú Lƣơng,
tỉnh Thái Nguyên
Đề ra định hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế một số mô hình sản xuất chè an toàn trên địa bàn xã Phú Đô huyện
Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập
 Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức
đã học và làm quen dần với công việc thực tế.
 Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phƣơng
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
 Bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
 Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu có liên quan.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đƣa ra phƣơng hƣớng để phát
huy thế mạnh của vùng và khắc phục điểm yếu còn tồn tại để giải quyết
những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển nông nghiệp ngày càng vững mạnh.



4

1.4.Đóng góp của đề tài
- Thấy đƣợc sản xuất chè tại xã Phú Đô chiếm ƣu thế hơn các loại cây
trồng khác tại địa phƣơng.
- Thấy đƣợc hiệu quả kinh tế của chè an toàn cao hơn nhiều so với chè
truyền thống.
- Đánh giá đƣợc khó khăn của ngƣời dân trong sản xuất chè từ đó đƣa
ra giải pháp phù hợp.
1.5.Bố cục Luận văn
Bố cục của Luận văn gồm
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan về vẫn đè nghiên cứu
Phần 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 4: Kết luận và kiến nghị


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề về hiệu quả kinh tế một số mô
hình sản xuất chè an toàn của xã, các hộ, hợp tác xã và vùng trồng chè tại xã
Phú Đô.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu
trong địa bàn xã Xã Phú Đô - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu đánh

giá từ tháng2/2017 - 4/2017.
2.2. Các câu hỏi nghiên cứu
 Thực trạng về sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phú
Đô - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên ?
 Hiệu quả kinh tế sản xuất chè an toàn trên địa bàn xã ?
 Có những giải pháp chủ yếu nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất chè an toàn của các hộ nông dân trên địa bàn xã ?
2.3.Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của
xã Phú Đô
- Phân tích thực trạng sản xuất chè an toàn tại xã Phú Đô- Đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất chè an toàn ở các hộ điều tra
- Một số định hƣớng, giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
chè an toàn tại xã Phú Đô


6

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp
Là số liệu, tài liệu thu thập đƣợc trên sách báo, báo cáo có liên quan đến
các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. Tham khảo các luận
văn thạc sĩ, các khoá tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Phú Đô
* Thu thập thông tin sơ cấp
Là những thông tin, số liệu thu thập từ các nguồn điều tra, phỏng vấn điều
tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp điều
tra trực tiếp các hộ nông dân. Các thông tin về sản xuất, ý kiến của ngƣời dân
đƣợc tổng hợp và phân tích nghiên cứu.

Sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và phƣơng
pháp nghiên cứu định tính.
Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Trong địa bàn xã Phú Đô- TP Thái Nguyên
- Tỉnh Thái Nguyên chọn 2 xóm để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra là
xóm Ao Cống và Phú Nam 7
- Chọn mẫu nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ
nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (30 hộ tại xóm Ao Cống, 30 hộ tại
xóm Phú Nam 7) dựa trên phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng, đối tƣợng
điều tra là các hộ trồng chè dựa trên danh sách phân loại hộ do cán bộ xã cung
cấp cùng sự giúp đỡ của cán bộ xóm.
Sau khi tiến hành xác định đƣợc số lƣợng mẫu cần điều tra và địa điểm
điều tra, bƣớc tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra để tiến hành thu thập thông tin.
+ Nội dung phiếu điều tra: Thông tin cơ bản về nông hộ, tình hình sản
xuất chè tại hộ gia đình.


7

- Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn,
đàm thoại nêu vấn đề để thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng - mở
phù hợp với thực tế
- Phƣơng pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin qua các cán bộ địa
phƣơng, từ các nhà lão nông và từ các hộ nông dân làm ăn khá.
+ Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra
của các hộ tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu.
Mẫu bảng hỏi trong điều tra:
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
* Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập đƣợc thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp

thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông
tin là số liệu thì lập bảng biểu.
* Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ đƣợc kiểm tra để tiến hành tổng
hợp, xử lý.
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin
+ Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lƣợng hoặc
định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc
lƣợng hóa có cùng nội dung, tính chất tƣơng tự nhau để xác định mức độ biến
động của các nội dung.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong đề tài để so sánh tình hình sản
xuất chè qua các năm, so sánh giữa các nhóm hộ điều tra là nhóm hộ khá,
trung bình và nghèo về các phƣơng diện: Chi phí sản xuất, kết quả sản xuất.


8

Sử dụng phƣơng pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến
động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số
tƣơng đối, số bình quân chung để xem xét.
2.5. Hệ thống chỉ tiêu áp dụng
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Giá trị sản xuất GO: (Gross Output): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ
các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp đƣợc tạo ra tính
trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.
n

GO =


 Qi.Pi
i l

Trong đó: Qi: Là khối lƣợng sản phẩm thứ i.
Pi: Là đơn giá sản phẩm thứ i
i: Là số lƣợng chủng loại sản phẩm
- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost) : Là toàn bộ chi phí vật chất
và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
n

IC =
Trong đó:

 Ci.Pj
i l

Ci: Số lƣợng đầu vào thứ i sử dụng.

Pj: Đơn giá đầu vào thứ j
- Giá trị gia tăng VA: (Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của ngƣời
sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý
của ngƣời sản xuất bao gồm thu nhập của ngƣời lao động và lợi nhuận thu
đƣợc trên một đơn vị diện tích.
MI = VA - A - T
Trong đó : A : Giá trị khấu hao tài sản cố định
T : Thuế đất nông nghiệp



9

- Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất
trên một đơn vị diện tích.
Pr = GO - TC
Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất.
TC: Là tổng chi phí.
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè
- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/1 đơn vị diện tích
GO/sào: Tổng giá trị sản xuất trên 1 sào
VA/sào: Giá trị gia tăng trên 1 sào
- Chỉ tiêu hiệu quả vốn
GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian.
VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian.
MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian.
Pr/IC: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động
GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động.
VA/CLĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động.
MI/CLĐ: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động.
Pr/CLĐ: Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.
* Về giá cả sử dụng trong tính toán: Tôi sử dụng giá cả bình quân trên
thị trƣờng trong thời gian nghiên cứu.
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1:Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu đƣợc/Chi phí sản xuất
HayH = Q/C
Trong đó:



10

H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu đƣợc
C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2:Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu đƣợc - Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C
Chỉ tiêu này nhằm mục đích xác định lƣợng của cải vật chất sinh ra trên
một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này dùng để so sánh giữa các phƣơng thức khác
nhau mà không cần quan tâm đến quy mô sản xuất của hộ gia đình.
2.5.3. Các chỉ tiêu bình quân
n

Công thức tính số bình quân: X 

 Xi
i 1

n

Các số bình quân nhƣ: Thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân
khẩu bình quân, độ tuổi bình quân.
2.6.Cơ sở lý luận về phát triển cây chè
2.6.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó chiến vị trí
quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con
ngƣời. Sản phẩm chè hiện nay đƣợc tiêu dùng ở khắp các nƣớc trên thế giới,

kể cả các nƣớc không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngoài tác dụng
giải khát chè còn có nhiều tác dụng khác nhƣ kích thích thần kinh làm cho
thần kinh minh mẫn, tăng cƣờng hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm
việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Đối với nƣớc ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nƣớc.


11

Đối với ngƣời dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải
thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao
động dƣ thừa nhất là ở các vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại
cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kỳ
kinh tế dài, nó có thể sinh trƣởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng
30 - 40 năm, nếu chăm sóc tốt thì chu kỳ này còn kéo dài hơn nữa.
2.6.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kinh nghiệm,
kỹ thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản sản
phẩm. Vì thế để phát triển ngành chè hàng hóa đạt năng suất chất lƣợng cao cần
phải quan tâm, chú trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu
tƣ hợp lý, loại bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra
đƣợc những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các
nhà đầu tƣ sản xuất trong và ngoài nƣớc. Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn
thì cần phải thực hiện theo hƣớng chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất
lƣợng sản phẩm chè, góp phần tăng thu nhập để cải thiện đời sống ngƣời dân
trồng chè.
Những nhân tố ảnh hƣởng tới sản xuất chè:
- Đất đai và địa hình: Đất đai là yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, chất
lƣợng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định

chè đƣợc phân bổ trên những vùng địa hình khác nhau.
Để cây sinh trƣởng tốt, có tiềm năng, năng suất cao thì đất trồng chè
phải đạt yêu cầu: Đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nƣớc. Độ PH
thích hợp là 4,5 - 6,0 đất phải có độ sâu ít nhất là 60 cm, mực nƣớc ngầm phải
dƣới 1m. Địa hình có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và phát triển chất
lƣợng chè. Chè trồng ở trên vùng đất cao có hƣơng vị thơm và mùi vị tốt hơn
vùng thấp, nhƣng lại sinh trƣởng kém hơn ở vùng thấp.


12

+ Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: Nhiệt độ, ẩm
độ trong không khí, lƣợng mƣa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều
ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng chè.
Cây chè bắt đầu sinh trƣởng đƣợc ở nhiệt độ >100C. Nhiệt độ trung
bình hàng năm để cây chè sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng là 12,50C,
cây chè sinh trƣởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 230C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trƣởng, mùa xuân cây chè sinh
trƣởng trở lại.
Cây chè yêu cầu lƣợng tích nhiệt hàng năm từ 3000 - 40000C. Nhiệt độ
quá cao và quá thấp đều ảnh hƣởng đến việc tích luỹ tanin trong chè, nếu
nhiệt độ vƣợt quá 350C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt độ thấp
kết hợp với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Cây chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ,
ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho
quang hợp và sinh trƣởng của chè. Tuỳ theo giống và tuổi của chè mà yêu cầu
ánh sáng cũng khác nhau. Thời kỳ cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít
hơn trong thời kỳ cây trƣởng thành và giống lá chè nhỏ.
Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ƣa ẩm, cần
nhiều nƣớc. Yêu cầu lƣợng mƣa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và
phân bố đều trong các tháng. Lƣợng mƣa và phân bố lƣợng mƣa ảnh hƣởng

đến thời gian sinh trƣởng và thu hoạch của cây chè. Cây chè yêu cầu độ ẩm
cao trong suốt thời kỳ sinh trƣởng là khoảng 85%. Ở nƣớc ta các vùng trồng
chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất
lƣợng cao vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm.


13

2.7. Cơ sở lý luận
2.7.1. Những vấn đề chung về mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phƣơng pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống nhƣ một tổng thể.Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết
và đánh giá tối ƣu hóa hệ thống.nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của các số liệu quan sát đƣợc và các giả định rút ra. Nó giúp ta hiểu
sâu hơn hệ thống phức tạp.và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa
chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phƣơng pháp tốt
nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng ngƣời nông dân có
thể đánh giá đƣợc sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật
nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đƣa ra đƣợc quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
+ Mô hình sản xuất:
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con ngƣời nhằm
tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và
sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời đã
chứng minh sự phát triển của công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu đƣợc
cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thƣờng thay
thế vào đó là các công cụ sản xuất hiện đại, công dụng đa năng đã thay thế
một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống
trên một đơn vị sản phẩm. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của

nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của
sản xuất, nó thể hiện đƣợc sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài
những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình


14

mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện
sản xuất cụ thể, nhằm đạt đƣợc mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
2.7.2.Những tiêu chí đánh giá về kết quả kinh tế,xã hội trong sản xuất chè
an toàn
2.7.3.1.Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều dạng khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành
3 loại chính nhƣ sau:
- Đánh giá tiền khả thi/khả thi:
+ Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của mô hình, để xem xét
xem liệu mô hình có thể thực hiện đƣợc hay không trong điều kiện nhất định.
Loại đánh giá này thƣờng đƣợc dùng do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài
trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô hình hay hoạt động để làm căn
cứ cho phê duyệt mô hình có đƣợc đƣa ra thực hiện hay không.
- Đánh giá thực hiện:
+ Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể đánh
giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhƣng cũng có thể đánh giá
từng công việc ở từng giai đoạn nhất định. Tùy theo loại mô hình mà có thể
định ra khoảng thời gian đẻ đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng
hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá định kỳ là nhằm tìm ra những
điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có
những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
+ Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc quá trình thực

hiện mô hình. Đây là đánh giá toàn diện hoạt động và các kết quả của nó.
Mục đích của đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực
hiện mô hình, những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và chƣa thành
công, nguyên nhân của từng vấn đề, đƣa ra những bài học cần phải rút kinh
nghiệm và điều chỉnh cho các mô hình.


15

+ Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển
khai thực hiện các nội dung hoạt động của mô hình có đúng thời gian dự định
hay không, nhanh chậm thế nào…
+ Đánh giá tình hình chỉ tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng
kinh phí chi tiêu tiền có đúng theo nguyên tắc đó đƣợc quy định hay không để
có những điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
+ Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức thực hiện
giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách
phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp
giữa các mô hình trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó.
+ Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại những kỹ thuật mà mô
hình đƣa vào có phải là mới không. Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đó đặt ra không.
+ Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng: Hiện nay vấn đề môi
trƣờng là một vấn đề bức xúc của toàn cầu vì vậy chúng ta đều phải quan tâm
tới vấn đề môi trƣờng.
+ Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình
có thể áp dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không?
+ Đánh giá tác động.
+ Đánh giá trong và đánh giá ngoài do nguồn gốc xuất sứ của đoàn
đánh giá.

Tổng kết:
Thông thƣờng sau khi kết thúc một mô hình, ngƣời ta tổ chức hội nghị
tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình thực hiện, đánh giá về những
thành công hay chƣa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất bại, lấy
đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình tiếp theo.
Tổ chức hội nghị tổng kết thƣờng bao gồm các việc sau:


16

- Xác định những ngƣời tham gia.
- Thành lập ban tổ chức hội nghị.
- Công tác chuẩn bị hội nghị.
- Các nội dung chính của hội nghị.
Trong tổng kết, một văn kiện quan trọng cần đƣợc chuẩn bị và thông
qua đó là báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết cần đạt mục tiêu:
+ Đánh giá thành tựu, các hoạt động đó hoàn thành, đồng thời phân tích
các thiếu sót, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Mục tiêu, kế hoạch cho giai đoạn kế tiếp.
2.7.3.2.Tiêu chí đánh giá.
* Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí nhƣ là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số
có thể định lƣợng đƣợc dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay
một dự án nào đó. Các đặc điểm của chỉ tiêu đánh giá.
- Đối với các tiêu chí có thể đo đếm đƣợc, các chỉ tiêu này thƣờng đƣợc
sử dụng nhƣ để kiểm tra tiến độ công việc. thông tin cần cho các chỉ tiêu này
có thể đƣợc thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc
phỏng vấn… Cũng có thể đo lƣờng trực tiếp trên đồng ruộng và trên hiện
trƣờng: Sự sinh trƣởng của cây trồng, tăng trọng lƣợng của vật nuôi, năng
suất cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính: Là các chỉ tiêu không thể đo đếm đƣợc.

nhóm chỉ tiêu này thƣờng phản ánh chất lƣợng của công việc dựa trên định
tính nhiều hơn: Cây sinh trƣởng chậm hay nhanh chất lƣợng búp chè nhƣ thế
nào, việc xác định các chỉ tiêu này thƣờng thông qua phỏng vấn, quan sát và
nhận định của ngƣời tham gia giám sát cũng nhƣ của ngƣời dân.
Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá: Các loại chỉ tiêu dùng cho đánh giá là
các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn
cứ vào mục đích và hoạt động của mô hình, thƣờng có các nhóm chỉ tiêu sau đây:


×