Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.22 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ KIM PHƯỢNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MƠ HÌNH
SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA
THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Thọ

THÁI NGUYÊN - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Vũ Kim Phượng

năm 2021


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Thọ đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND xã
Hóa Thượng, Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ, Công ty Cổ phần chè
NTEA đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp trong cơ quan – Văn
phòng UBND tỉnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu của tơi.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày


tháng 9 năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Kim Phượng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
3.1.2. Đối tượng điều tra .............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
3.2.1. Phạm vi về nội dung ..........................................................................................3
3.2.2. Phạm vi về không gian ......................................................................................3
3.2.3. Phạm vi thời gian ..............................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................5

1.1 Tổng quan về cây chè ............................................................................................5
1.1.1. Về nguồn gốc cây chè Việt Nam ......................................................................5
1.1.2. Sự phát triển của cây Chè Việt Nam .................................................................6
1.1.3. Các vùng chè Việt Nam ....................................................................................7
1.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước .............................................7
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ..................................................................7
1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ..................................................................9
1.3. Cơ sở lý luận về sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, an tồn và truyền thống .................12
1.3.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn..................................12


iv

1.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và trong nước ....................18
1.4.1. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn ..............................18
1.4.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới ...................................19
1.4.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của Việt Nam...................................26
1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất.....................................................................28
1.5.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế .................................................................28
1.5.2. Phân loại hiệu quả kinh tế ...............................................................................31
Chương II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............34
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..............................................................................34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................35
2.1.3. Thực trạng tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất ..............................................41
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh ...........................................................................42
2.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................43
2.2.1. Khái quát các vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. .................43
2.2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hóa Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. .....................................................................................43

2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ
tại tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................43
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các mơ
hình chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thái Ngun. .......................................................43
2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................44
2.3.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................................44
2.3.2. Xác định cỡ mẫu .............................................................................................44
1.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................45
1.3.4. Mơ hình lý thuyết sử dụng trong phân tích .....................................................45
1.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................45
1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................45
1.4.1. Yêu cầu chung của chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................45
1.4.2 Những chỉ tiêu chủ yếu liên quan tới việc tính tốn hiệu quả kinh tế .............46


v

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................49
3.1. Một số nét cơ bản về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè
truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên. ...........................................................................49
3.1.1. Tình hình sản xuất chè an tồn và chè hữu cơ ................................................49
3.1.2. Tình hình sản xuất chè truyền thống ...............................................................50
3.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra ..........................50
3.2.1. Đặc điểm chung của hộ nông dân ...................................................................50
3.2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ điều tra ..............................................................52
3.2.3. Mức độ đầu tư thâm canh của hộ ....................................................................53
2.4.4. Tình hình chế biến chè của hộ ........................................................................59
3.3. Hiệu quả sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống của hộ nông dân
điều tra .......................................................................................................................61
3.3.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền

thống ..........................................................................................................................62
3.3.1.3. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè truyền thống .............................66
3.3.2. Hiệu quả xã hội của sản xuất chè ....................................................................72
3.3.3. Hiệu quả môi trường của sản xuất chè ............................................................73
3.4. Mơ hình hồi quy của các phương thức sản xuất chè ..........................................74
3.4.1. Xây dựng mơ hình ...........................................................................................74
3.4.2. Kết quả mơ hình hồi quy .................................................................................75
3.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn và sản xuất chè
hữu cơ ........................................................................................................................81
3.5.1 Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn.................81
3.5.2 Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ .................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................86
1. Kết luận .................................................................................................................86
1.1. Vấn đề nghiên cứu..............................................................................................86
2. Kiến nghị ...............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm chè và đất chè của Trung Quốc ..............9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của thế giới................................20
Bảng 1.3. Tỷ trọng đất hữu cơ trong tổng diện tích đất nơng nghiệp .......................21
Bảng 1.4 Tốc độ tăng trưởng diện tích đất cho canh tác hữu cơ tại các châu lục năm
2015-2016..................................................................................................................22
Bảng 1.5. Tổng diện tích hữu cơ bao gồm diện tích chuyển đổi năm 2016 .............23
Bảng 1.6 Doanh số bán lẻ và mức tiêu dùng theo đầu người theo khu vực 2016 ....26
Bảng 1.7 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam 2010 - 2016 .........27
Bảng 2.1. Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2018 - 2020 ...........37

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hóa Thượng năm 2018 – 2020 ......................39
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hóa Thượng qua 3 năm
2018 - 2020 ..............................................................................................................43
Bảng 3.1. Diện tích sản xuất chè được cấp chứng nhận tiêu chuẩn Vietgap trên địa
bàn tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016-2020 ...............................................................49
Bảng 3.2: Đặc điểm chung của các hộ điều tra tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ
năm 2020 ...................................................................................................................51
Bảng 3.3. Cơ cấu giống chè của các hộ điều tra tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ
năm 2020 ...................................................................................................................53
Bảng 3.4 Mức độ đầu tư bình quân cho một ha chè kinh doanh của hộ nơng dân xã
Hóa Thượng năm 2020 .............................................................................................54
Bảng 3.5 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 1 ha chè an toàn/năm với định
mức kỹ thuật năm 2020 .............................................................................................57
Bảng 3.6 So sánh mức đầu tư phân bón thức tế cho 1ha chè truyền thống/năm với
định mức kỹ thuật năm 2020 .....................................................................................58
Bảng 3.7 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế cho 360m2 chè hữu cơ/năm với định
mức kỹ thuật năm 2020 .............................................................................................59
Bảng 3.8 Tình hình sản xuất chè của nhóm hộ điều tra ............................................62
Bảng 3.9 So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè hữu cơ trước và sau chuyển đổi của
các hộ.........................................................................................................................63


vii

Bảng 3.10. So sánh kết quả sản xuất chè an toàn trước và sau chuyển đổi ..............65
Bảng 3.11 Kết quả hiệu quả sản xuất theo phương thức truyền thống /1ha chè kinh
doanh/năm .................................................................................................................66
Bảng 3.12. So sánh hiệu quả kinh tế chè hữu cơ. chè an toàn với chè truyền
thống/1ha/năm ...........................................................................................................69
Bảng 3.13 Hiệu quả về môi trường của các thương thức canh tác chè tại xã Hóa

Thượng huyện Đồng Hỷ ...........................................................................................73
Bảng 3.14 Kết quả phân tích hồi quy của các phương thức sản xuất chè năm 2020 75


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

DN

: Doanh nghiệp

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

GlobalGAP

: Global Good Agricultural Practices

GTZ

: Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức

HTX

: Hợp tác xã


KHKT

: Khoa học Kỹ thuật

Sở NN&PTNT
SNV
SWOT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
: Tổ chức phát triển Hà Lan
: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mơ hình
(hay ma trận) phân tích knh doanh nổi tiếng cho doanh
nghiệp.

UBND

: Ủy ban nhân dân

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices Province.


ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên tác giả: Vũ Kim Phượng

Tên luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất chè hữu cơ
trên địa bàn xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận giải được những vấn đề hiệu quả kinh tế về phương diện lý luận
và thực tiễn.
- Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất chè hữu
cơ tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ tại xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè
hữu cơ và phát triển bền vững.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ tại
xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi về nội dung
- Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng HQKT mơ hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Hóa
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ tại xã Hóa
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mơ
hình sản xuất chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên.



x

2.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên.
2.2.3. Phạm vi thời gian
Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm
từ năm 2017- 2019. Số liệu sơ cấp được điều tra đánh giá năm 2020.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản
xuất chè tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền
vững bảo vệ môi trường.
- Từ kết quả nghiên cứu của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, kiến
thức đã được học tập góp phần vào báo cáo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sản xuất chè hữu cơ.
- So sánh được sự phát triển và hiệu quả kinh tế của cây chè hữu cơ với
chè thường trên mơ hình sản xuất chè tại Thái Ngun. Thơng qua việc sử
dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu về hiệu quả kinh tế cây
chè để minh họa về những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động
phát triển cây chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây chè hữu
cơ, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
chè với mục tiêu đưa cây chè hữu cơ vào công tác tái cơ cấu nơng nghiệp,
ngồi ra đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
4. Bố cục luận văn:
- Qua nghiên cứu, tác giả tổng kết lại kết quả nghiên cứu và giới thiệu
“Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” để độc giả tham khảo. Nội
dung, bố cục ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 nội dung chính sau:

Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nơng nghiệp hữu cơ đóng vai trị quan trọng đối với việc giải quyết
những thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm trong tương lai, bao
gồm: Sản xuất đủ thực phẩm lành mạnh, an toàn và giá cả phải chăng cho 9-11 tỷ
người; giảm ô nhiễm và phát thải khí nhà kính từ sản xuất, chế biến, kinh
doanh đến tiêu dùng thực phẩm; phát triển chuỗi thức ăn sử dụng năng lượng
tái tạo và các chất dinh dưỡng tái chế; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ
đất, nước, khơng khí, đa dạng sinh học và cảnh quan, trong đó có tính đến các
đạo đức hiện tại và mới nổi, thói quen ăn uống, lối sống và nhu cầu của người
tiêu dùng. Cách tiếp cận “đầu vào thấp”, các chiến lược giảm thiểu rủi ro và
thực tiễn sản xuất được chấp nhận về mặt đạo đức có thể giúp sản xuất nhiều
hơn thực phẩm có giá cả phải chăng cho số lượng ngày càng tăng trong khi
giảm thiểu tác động môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả tài nguyên, chế độ ăn ít
thịt và giảm chất thải thực phẩm cũng là những yếu tố cần được xem xét. Từ
góc độ tồn cầu, nơng nghiệp hữu cơ vẫn là một lĩnh vực có tiềm năng phát
triển cao, do mới có dưới 1% đất nơng nghiệp tồn cầu được canh tác hữu cơ
và chỉ một phần nhỏ dân số thế giới đang tiêu thụ thực phẩm hữu cơ với số
lượng đáng kể. Năng suất sản xuất tương đối thấp và các mục tiêu của nông
nghiệp hữu cơ, được mô tả trong các nguyên tắc và tiêu chuẩn, không đạt
được trên mỗi trang trại.
Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người Việt Nam.
Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét văn hóa cộng

đồng cao. Uống trà cũng là một nhu cầu và trở thành thói quen của nhiều
người. Chè có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, kéo
dài tuổi thọ, tăng hiệu quả lao động cho con người. Đặc biệt chè còn là loại
cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, cây
chè đã khẳng định vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Chè


2

không những là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn
cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định
cho người sản xuất chè.
Tuy nhiên, sản xuất chè hiện nay đang có những bất cập như việc nhận
thức không đầy đủ, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô
cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chính điều đó đã khơng làm tăng hiệu quả của
sản xuất mà còn để lại một khối lượng lớn các chất hóa học tồn dư trong đất,
nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở quốc tế ngày
càng yêu cầu sản phẩm chè với chất lượng ngày một cao.
Trước tình hình đó, sản xuất hữu cơ nói chung và sản xuất chè hữu cơ
nói riêng sẽ trở thành một tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng những
nhu cầu đó các nhà khoa học nơng nghiệp đã nghiên cứu và tìm ra những giải
pháp canh tác bền vững cho chè, như sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ
và sản xuất chè an tồn. Theo đó, biện pháp sản xuất chè hữu cơ và chè an
tồn vừa có chất lượng sản phẩm tốt vừa có năng suất ổn định, không ô nhiễm
môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đang trở thành hướng
đi chính trong tương lai. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của các phương thức
canh tác này như thế nào, đến nay vẫn là một câu hỏi lớn ở Việt Nam và tỉnh
Thái Nguyên nói riêng. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó, tơi chọn
nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất chè

hữu cơ trên địa bàn xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận giải được những vấn đề hiệu quả kinh tế về phương diện lý luận
và thực tiễn.
- Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất chè hữu
cơ tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


3

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ tại xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè
hữu cơ và phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ tại
xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Đối tượng điều tra
Các hộ sản xuất chè hữu cơ và các hộ sản xuất chè truyền thống tại xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất chè hữu cơ tại
xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè hữu cơ tại xã Hóa
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mơ

hình sản xuất chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm
từ năm 2017- 2019. Số liệu sơ cấp được điều tra đánh giá năm 2020.


4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản
xuất chè tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền
vững bảo vệ môi trường.
- Từ kết quả nghiên cứu của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, kiến
thức đã được học tập góp phần vào báo cáo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sản xuất chè hữu cơ.
- So sánh được sự phát triển và hiệu quả kinh tế của cây chè hữu cơ với
chè thường trên mô hình sản xuất chè tại Thái Ngun. Thơng qua việc sử
dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu về hiệu quả kinh tế cây
chè để minh họa về những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động
phát triển cây chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây chè hữu
cơ, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
chè với mục tiêu đưa cây chè hữu cơ vào công tác tái cơ cấu nông nghiệp,
ngoài ra đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.


5


Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về cây chè
1.1.1. Về nguồn gốc cây chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè
vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sơng Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía
Bắc. Cây chè Suối Giàng trong sách “Vân Đài loại ngữ” có ghi trong mục IX,
Phẩm vật như sau: “... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và
Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân
hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khơ đem nấu nước uống, tính
hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt,
có hương thơm tự nhiên...”. Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát
về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kơng ở miền núi phía
Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu;
đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ
thụ. “Hàng ngày, những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầy muối và gạo
khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự
trà cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này khơng bán ngồi
thị trường và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị
nặng nề. Tơi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà, bao gồm
những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai
Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả". Sau
những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam (1923) và Tây
Nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết "...những
rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử,
sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam),
sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dương, sông Salouen và
Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam. ". Năm 1976,



6

Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xơ, sau những nghiên cứu về
tiến hố của cây chè, bằng phân tích chất catésin trong chè mọc hoang dại, ở
các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc và các vùng chè cổ Việt Nam
(Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An...), đã viết: ... Cây chè cổ Việt
Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam.... Từ đó,
có sơ đồ tiến hố cây chè thế giới như sau "Chi Camelli → Chè Việt Nam →
Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc →Chè Assam (Ấn Độ)".
Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè xuất
hiện đầu tiên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga,
Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía
Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đơng, và theo hướng Nam chạy qua các
ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ
950 đến 1200 Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 290 đến 110 Bắc.
1.1.2. Sự phát triển của cây Chè Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1882: Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2
loại hình: Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng
sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An. Chè rừng vùng núi, uống chè
mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà ...
Thời kỳ 1882-1945: Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công
nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD và chè xanh sao chảo Trung
Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công
nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu
doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị
trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng
6.000 tấn chè khô/năm.
Thời kỳ độc lập (1945- nay): Sau năm 1954, Nhà nước xây dựng các
Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD

xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.


7

Đến hết năm 2015, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có 87.000 ha
chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 1924.5 nghìn tấn, trong đó xuất
khẩu 329.7 nghìn tấn...
1.1.3. Các vùng chè Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đơng Nam Á, cái nơi của cây chè.
Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi
dào 1700-2000mm/năm, nhiệt độ 21-22,60C, ẩm độ khơng khí 80-85%. Đất
đai trồngchè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ. Chè trồng ở vĩ
tuyến B 11.5-22.50, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa 300600m, vùng cao 600 đến trên 1000m, nên chất lượng chè rất tốt.
Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung du và Shan, làm được chè xanh và
chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lơng tuyết trắng,
được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngồi ra, cịn những giống chè tốt làm
chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.
1.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Tổng sản lượng chè khô thế giới năm 2019 đạt gần 1.275,5 triệu kg. Hiện
nay, có 39 nước trồng và chế biến chè nằm ở khắp các châu lục. Những nước
có sản lượng chè lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya.
Việt Nam hiện đứng hàng thứ 8 về diện tích, thứ 5 về xuất khẩu trong số các
nước sản xuất chè. Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ chè nhiều
nhất thế giới, nhưng lại sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai khơng thích
hợp với việc trồng chè.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự tuyên
truyền, quảng cáo của FAO về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ, đã

đặt ra một cách nhìn mới đối với chè trên tồn thế giới nhất là ở các nước phát


8

triển. Vì thế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè an tồn, chè
hữu cơ có chất lượng ngày càng cao.
Chè hữu cơ xuất hiện đầu tiên tại thị trường Anh năm 1989 với những
nhãn hiệu “Natureland” nhu cầu chè hữu cơ mỗi năm tăng 25% và dự đoán là
tăng 50% tổng sản lượng chè thế giới vào đầu thế kỷ 21.
Hiện nay, sản lượng chè hữu cơ trên thế giới khoảng trên 6800 tấn khô,
được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và một số nước
phát triển khác với giá bán cao hơn các loại chè thườ ng từ 2 - 4 lần. Các nước
Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Trung Quốc… là những nước đang tích cực phát
triển chè hữu cơ.
Tại Ấn Độ, Công ty Bombay Burmah đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ
từ năm 1988 tại đồn điền Oothu, trong q trình canh tác khơng dùng bất cứ
loại phân hố học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ và chất kích thích nào.
Tại Nhật Bản, chè được trồng tại các vùng núi cao như: Kanaguwa,
Shiga, Migazaki, Shizuoka. Nhật Bản sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng
bộ về các giải pháp kỹ thuật như: Cơ giới hố, giống, phân bón, bảo vệ thực
vật, thu hoạch và bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu,
kim loại nặng trong sản phẩm chè.
Tại Srilanka mỗi năm sản xuất trên 200 tấn chè hữu cơ.
Tại Trung Quốc từ những năm thập kỷ 90 đã bắt đầu chuyển đổi sang sản
xuất chè hữu cơ, đến nay đã có trên 7000 ha tập trung ở Triết Giang, Giang
Tây, An Huy, Hổ Bắc… với tổng sản lượng trên 4000 tấn xuất khẩu chủ yếu
sang Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè
hữu cơ, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè hữu
cơ và có những chính sách khuyến khích như: Hỗ trợ vay vốn, bù giá những

năm đầu, giảm thuế…
Trung Quốc đã xây dựng một số tiêu chuẩn kim loại nặng, dư lượng
thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè và trong đất như sau (Bảng 1.1).


9

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm chè và đất chè
của Trung Quốc
Tên kim loại nặng và

Tiêu chuẩn trong sản

Tiêu chuẩn trong đất

thuốc trừ sâu

phẩm chè (Mg/kg)

chè (Mg/kg)

Cu

< 30

< 50

Pb

<2


< 35

Cd

-

< 0,2

Hg

-

< 0,15

As

-

< 15

Cr

-

< 90

Thuốc trừ sâu

Khơng có


Khơng có

(Nguồn: Cơng ty Liên kết Sinh thái Việt Nam-Ecolink, 2005)
Các nước nhập khẩu chè ngoài việc xem xét dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật trên sản phẩm chè còn đặc biệt coi trọng hàm lượng chì cho phép, tuỳ theo
mỗi quốc gia mà hàm lượng này có thể giao động từ 2 - 20 mg/kg sản phẩm.
Để xây dựng vùng chè hữu cơ, chè an toàn các nước trên rất coi trọng
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bắt đầu từ nước, khơng khí, hàm lượng kim loại
nặng trong đất, trong sản phẩm chè…. Từ đó chú trọng thành lập các nhà máy
chuyên sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học… phục vụ sản xuất chè hữu
cơ. Thành lập các cơ quan nghiên cứu chè hữu cơ, các cơ quan quản lý, thanh
tra cơng nhận chè hữu cơ có tính quốc gia.
1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Với hơn 125.000 ha chè, sản lượng khoảng 140.000 tấn, hiện sản phẩm
chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
trong đó thương hiệu “Cheviet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường
quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về
sản lượng và xuất khẩu chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya. Hiện
nay nước ta có hơn 150 đầu mối xuất khẩu chè, chè Việt Nam hiện đã xâm


10

nhập vào thị trường của khoảng 60 quốc gia, trong đó chủ yếu là Irắc,
Pakistan và Đài Loan ngồi ra cịn có các thị trường Nga, Mỹ, Nhật Bản…
các nhà kinh tế đã dự báo thị trường chè thế giới đã dần bão hoà, nên các nhà
sản xuất kinh doanh phải đẩy mạnh công tác thương mại, nghiên cứu thị
trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường chè xanh và chè đặc sản, chè
ướp hương để có cơ cấu chè hợp lý đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị trường,

đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đến nay, cả nước có khoảng 635 doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè
với quy mô lớn, vừa và nhỏ, hằng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham
gia vào các lĩnh vực sản xuất chè, chế biến – thương mại và dịch vụ. Có hàng
vạn hộ tham gia sản xuất chế biến chè với sản lượng trên 100 tấn chè búp khơ
và xuất khẩu được 74.812 tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè
đen. Diện tích trồng chè đạt 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu
của Việt Nam còn nhiều điểm yếu như: Chất lượng chưa cao, cịn có nhiều
hạn chế, dư lượng hố học có trong sản phẩm và chưa có uy tín trên thị trường
thế giới. Giá bán chè tươi của Việt Nam bình qn chỉ đạt 1 – 1,2 USD/kg,
trong đó giá bán chè bình quân các nước khác là từ 1,4 – 1,8 USD/kg. Vì vậy
việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hóa chất tồn dư, tăng giá trị
hàng hoá là vấn đề cấp bách của ngành chè Việt Nam và của người nơng dân
trồng chè.
Để khắc phục tình trạng trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
đưa ra mục tiêu xây dựng các mơ hình nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm
nơng nghiệp an tồn trong đó có chè. Từ mơ hình sản xuất nơng nghiệp truyền
thống sang sản xuất công nghệ cao để nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức
cạnh tranh xuất khẩu nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghiên cứu ứng
dụng hồn thiện quy trình kỹ thuật nơng nghiệp cơng nghệ cao, đào tạo nguồn
nhân lực để chuyển giao công nghệ, xây dựng chính sách cơng nghệ cao, lựa


11

chọn và nhân rộng các giống chè mới có giá trị kinh tế cao và khả năng chống
chịu sâu bệnh tốt.
Dựa trên các hướng dẫn của tổ chức IFOAM (Hiệp hội nông nghiệp hữu
cơ quốc tế) Bộ đã soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và chế biến sản
phẩm nơng nghiệp hữu cơ trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như phạm vi, tiêu

chuẩn, các yêu cầu về sản xuất như quản lý đất đai, các sản phẩm từ cây
trồng, các yêu cầu về chế biến, đóng gói, lưu kho, vận chuyển; Hệ thống
thanh tra và cấp giấy chứng nhận, nhãn hiệu hàng hoá và khẳng định chất
lượng… Đây là những nguyên tắc cơ bản để vận dụng cho sản xuất chè hữu cơ.
Trong thời gian qua ở Việt Nam đã thực hiện một số dự án nhỏ về sản
xuất chè hữu cơ do một số tổ chức nước ngoài tham gia và tài trợ như: Tổ
chức CIDSE, đại học IGCI (Niu Di Lân).
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với đại học
Waikato (Niu Di Lân)) và Hiệp hội chè Việt Nam tiến hành nghiên cứu hệ
thống sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên cho một số hộ nông dân trồng
chè vùng Tân Cương và Sơng Cầu có đủ năng lực sản xuất chè sạch, chè hữu
cơ đảm bảo nhu cầu thị trường.
Tại Tức Tranh, Phú Lương, Hội Làm vườn Việt Nam đã xây dựng mơ
hình sản xuất chè hữu cơ nhưng thiếu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
nên nương chè sâu bệnh hại nặng, giảm năng suất gần 50%, chất lượng khơng
cao, tiêu dùng khó khăn lên khơng thể mở rộng được diện tích.
Hiện nay, chè hữu cơ Việt Nam mới chỉ giới hạn bởi nhóm trồng chè
Shan vùng đồng bào dân tộc có thói quen thu hái tự nhiên khơng sử dụng
thuốc và phân bón hố học. Một số tổ chức phi chính phủ đã tiến hành đầu tư
thiết bị chế biến chè quy mô nhỏ, ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản
phẩm trên cơ sở các hộ nông dân cam kết thực hiện các yêu cầu của tổ chức
chứng nhận hữu cơ như: tổ chức SKAL của Hà Lan cùng với sự tư vấn kỹ
thuật của cán bộ khoa học, các chuyên gia về chè trong nước. Mơ hình này


12

đang được triển khai tại Yên Trấn – Yên Bái. Mỗi năm sản xuất và tiêu thụ
xuất khẩu trực tiếp từ 20 – 30 tấn sản phẩm.
1.3. Cơ sở lý luận về sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, an tồn và truyền thống

1.3.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an tồn
1.3.1.1. Sản xuất nơng nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là phương pháp sản xuất lương thực nhằm
phát triển các hệ thống sản xuất bền vững về mặt môi trường và kinh tế với sự
nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương và sử
dụng tối thiểu đầu vào. Từ những năm 1970, các sản phẩm hữu cơ đã được
bán rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và các tiêu chuẩn sản xuất được thực thi
theo pháp luật để mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Có rất nhiều định nghĩa về NNHC. Đơn giản nhất thì đó là hệ thống sản
xuất dựa vào các quá trình sinh thái, như tái chế chất thải, phân hữu cơ (như
phân chuồng, phân xanh) và các loại thuốc trừ sâu tự nhiên (ví dụ các lồi
động vật săn mồi) thay cho các đầu vào tổng hợp như phân hoá học và thuốc
trừ sâu. Việc sử dụng kháng sinh và các sản phẩm khác liên quan đến sức
khoẻ để chữa bệnh cho vật nuôi, cũng như để tăng năng suất bị hạn chế hoặc
khơng được phép (Ví dụ ở Mỹ, kháng sinh không được phép sử dụng trong
các sản phẩm vật nuôi được dán nhãn hữu cơ).
Các định nghĩa khác về NNHC cụ thể hơn nhiều. Ủy ban Tiêu chuẩn
thực phẩm Codex của FAO/WHO (1999) định nghĩa: "NNHC là một hệ thống
quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường gìn giữ sự bền vững
của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm đa dạng sinh học, chu trình sinh học và
hoạt động sinh học của đất. Nó nhấn mạnh việc sử dụng các thực tiễn quản lý
thay vì sử dụng các đầu vào phi nơng nghiệp, có tính đến các điều kiện của
địa phương. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng, nếu có thể, các
phương pháp nông học, sinh học và cơ học, ngược lại với việc sử dụng các


13

yếu tố đầu vào tổng hợp, để hoàn thành bất kỳ chức năng cụ thể nào trong
hệ thống".

Liên đoàn quốc tế các phong trào NNHC (International Federation of
Organic Agriculture Movements - IFOAM) cho rằng: “NNHC là một hệ
thống sản xuất để duy trì sức khoẻ của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa
vào q trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi với điều kiện
địa phương chứ không phải sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất
lợi. NNHC kết hợp truyền thống, sự đổi mới và khoa học để có lợi cho môi
trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả
các bên tham gia”. Do vậy, một hệ thống sản xuất hữu cơ được thiết kế để:
• Tăng cường sự đa dạng sinh học trong tồn bộ hệ thống;
• Tăng hoạt tính sinh học của đất;
• Duy trì độ màu mỡ lâu dài của đất;
• Tái chế chất thải thực vật và động vật để trả lại chất dinh dưỡng cho
đất, do đó, giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài ngun khơng thể tái tạo;
• Dựa vào các nguồn tài nguyên tái tạo trong các hệ thống nông nghiệp
được tổ chức ở địa phương;
• Thúc đẩy việc sử dụng bền vững đất, nước và khơng khí cũng như giảm
thiểu tất cả các dạng ơ nhiễm có thể phát sinh từ các hoạt động nơng nghiệp;
• Xử lý sản phẩm nơng nghiệp với sự nhấn mạnh vào các phương pháp
chế biến thận trọng để duy trì các phẩm chất quan trọng của sản phẩm hữu cơ
ở mọi giai đoạn;
• Có thể áp dụng trên bất kỳ trang trại hiện hữu nào thơng qua giai đoạn
chuyển đổi, khoảng thời gian thích hợp được xác định bởi các yếu tố cụ thể
của địa phương như lịch sử đất đai, loại cây trồng và vật nuôi được sản xuất.
Triết lý hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên; mối quan tâm đối với
các hệ thực vật và động thực vật địa phương như các mục tiêu cho canh tác
hữu cơ thường ít được người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách hiểu


14


rõ. NNHC khơng có nghĩa là trở lại với các phương pháp truyền thống. Nhiều
phương pháp canh tác được sử dụng trong q khứ đến nay vẫn cịn hữu ích.
NNHC tận dụng tốt nhất những phương pháp này và kết hợp chúng với kiến
thức khoa học hiện đại.
Những người sản xuất NNHC khơng phó mặc trang trại của họ cho thiên
nhiên. Họ sử dụng tất cả các kiến thức, kỹ thuật và vật liệu có sẵn để tương
tác với thiên nhiên. Bằng cách này, người sản xuất tạo ra sự cân bằng giữa
thiên nhiên và nông nghiệp, nơi cây trồng và động vật có thể tăng trưởng và
phát triển.
Để trở thành một người sản xuất hữu cơ thành công, người nông dân
không được xem côn trùng như một loại sâu bệnh, các loại cây mọc tự nhiên
như cỏ dại và giải pháp cho mọi vấn đề là phun hoá chất nhân tạo. NNHC
khơng nhằm vào mục đích diệt trừ tất cả các loại sâu bệnh và cỏ dại, mà là giữ
chúng ở mức chấp nhận được và tận dụng tối đa những lợi ích chúng có thể
mang lại.
Trên một nơng trại hữu cơ, mỗi kỹ thuật thường không được sử dụng
riêng lẻ. Nông dân sẽ sử dụng đồng thời một loạt các phương pháp hữu cơ để
chúng cùng có tác dụng nhằm mang lại lợi ích tối đa. Ví dụ, việc sử dụng
phân xanh và canh tác thận trọng kết hợp với việc kiểm soát tốt hơn cỏ dại sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn so với việc chỉ sử dụng các kỹ thuật này riêng lẻ.
Theo IFOAM, NNHC nên được định hướng theo bốn nguyên tắc:
• Nguyên tắc về sức khoẻ: NNHC duy trì sự bền vững và tăng cường
sức khỏe của đất, động thực vật, con người và hành tinh như một thể thống
nhất và không thể tách rời;
• Nguyên tắc về hệ sinh thái: NNHC dựa vào sức sống và chu kỳ của hệ
sinh thái, nó hoạt động, mô phỏng và giúp cải thiện hệ sinh thái;


×