Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 97 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Diễm My, cam đoan rằng:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là cơng trình của
riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Anh Hiền
Các số liệu, kết quả trình bày trong bài luận văn là trung thực và chính xác
trong phạm vi hiểu biết của tơi và đều có trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
nghiên cứu này.

Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Thị Diễm My


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Q Thầy Cơ cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè dành cho tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi muốn dành tới PGS. TS Nguyễn Anh Hiền,
đã dìu dắt và hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm luận văn. Sự chỉ bảo và định
hướng của thầy giúp tôi tự tin nghiên cứu những vấn đề mới và giải quyết bài tốn
một cách khoa học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tồn thể q thầy cơ Trường Đại học Sài Gịn, đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài
luận văn.


Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp Cao học Tài chính- Ngân
hàng Khóa 18.1 đã cùng tôi đi qua những tháng ngày miệt mài học tập, cùng chia sẻ
những niềm vui nỗi buồn, động viên tôi đi qua những khó khăn, để tơi vững bước
vượt qua những vất vả, quyết tâm hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Tác giả

Phạm Thị Diễm My


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết

Giải thích

tắt
BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

CBTT


Cơng bố thơng tin

CBTTTN

Công bố thông tin tự nguyện

CTĐC

Công ty đại chúng

CTNY

Công ty niêm yết

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

FEM

Mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model)

FGLS

Mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
khả thi (Feasible Generalized Least Squares)

HĐQT


Hội đồng quản trị

NHTM

Ngân hàng thương mại

OLS

Ordinary Least Squares (Bình phương nhỏ nhất)

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nước


VIF

Variance Inflation Factor (Nhân tố phóng đại phương sai)


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3

Bảng tổng hợp các mục thông tin tự nguyện công bố trong báo
cáo thường niên phân theo nhóm
Đo lường các biến độc lập
Tổng hợp mức độ CBTTTN của các NHTM đang niêm yết giai đoạn
2010- 2019
Thống kê mô tả mức độ CBTTTN
Sự phân bố mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM trong
giai đoạn 2010- 2019

Trang


34
36
43
44
44

4.4

Thống kê mô tả dữ liệu

46

4.5

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy

48

4.6

Hệ số VIF của các biến tác động mức độ CBTTTN của các NHTM

49

4.7

Kiểm định Hausman

50


4.8

Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

51

4.9

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

51

4.1

Kết quả hồi quy theo mơ hình FGLS

52

4.11

Tổng hợp kết quả hồi quy của bốn mơ hình Pooling, FEM, REM và
FGLS

53

4.12

Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS

54


4.13

Bảng đối chiếu kết quả nghiên cứu với các giả thuyết nghiên cứu

57


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1.

Mục tiêu chung .......................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.6. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................4

1.7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ..................................................................................................................5
2.1. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................5
2.1.1.

Vai trị của hệ thống thơng tin trên thị trường chứng khoán ..................5

2.1.2.

Những vấn đề cơ bản về cơng bố thơng tin trên Thị trường chứng

khốn .................................................................................................................5
2.1.2.1. Khái niệm.........................................................................................5
2.1.3.

Vai trị của cơng bố thơng tin trên Thị trường chứng khốn ..................6

2.1.3.1. Phân loại cơng bố thơng tin .............................................................6


vi

2.1.3.2. Yêu cầu chung về công bố thông tin ...............................................8
2.1.4.

Thông tin trên báo cáo thường niên ........................................................9

2.1.4.1. Yêu cầu chung về công bố thông tin trên Báo cáo thường niên ......9
2.1.4.2. Nội dung của Báo cáo thường niên ...............................................11

2.1.4.3. Công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên ................13
2.1.5.

Các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin ......................................................... 13

2.1.5.1. Lý thuyết đại diện (Principal – Agent Theory)..............................14
2.1.5.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) ..........................................16
2.1.5.3. Lý thuyết thơng tin bất cân xứng (Asymetric Information) ........16
2.1.5.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Propritary cost theory) ......................18
2.1.5.5. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)........................19
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan ...........................................................20
2.2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................20

2.2.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................22

2.2.3.

Vấn đề nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ..................................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................25
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................25
3.2. Mơ tả biến và xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...........................................26
3.2.1.

Biến độc lập ..........................................................................................26


3.2.2.

Biến Phụ thuộc ......................................................................................34

3.3. Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................35
3.4. Mẫu nghiên cứu, cách thu thập và xử lý số liệu ..........................................38
3.4.1.

Mẫu nghiên cứu ....................................................................................38

3.4.2.

Thu thập dữ liệu ....................................................................................39


vii

3.4.3.

Xử lý số liệu ..........................................................................................39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................42
4.1. Mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khố 42
4.2. Phân tích hồi quy .........................................................................................45
4.2.1.

Thống kê mơ tả dữ liệu .........................................................................45

4.2.2.


Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mơ hình .....................47

4.2.3.

Kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................49

4.2.4.

Kết quả hồi quy dữ liệu bảng ................................................................49

4.2.4.1. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi .........................50
4.2.4.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................51
4.2.4.3. Kết quả hồi quy ..............................................................................52
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo mơ hình FGLS ..........................................52
4.3.

Bàn luận kết quả nghiên cứu ...............................................................54

4.3.1.

Nhân tố tỷ lệ vốn nhà nước (VNN) ......................................................54

4.3.2.

Nhân tố quy mô HĐQT (HDQT) ..........................................................55

4.3.3.

Nhân tố tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành (TLDL) .....55


4.3.4.

Nhân tố quy mô NHTM (QM) ..............................................................55

4.3.5.

Nhân tố khả năng sinh lời (KNSL) .......................................................56

4.3.6.

Nhân tố thời gian hoạt động (TGHD) ...................................................56

4.3.7.

Nhân tố chất lượng của công ty kiểm toán (CLKT) .............................56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................59
5.1. Kết luận........................................................................................................59
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................59


viii

5.3. Những giới hạn của nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu trong tương lai .....61
5.3.1.

Những giới hạn của nghiên cứu ............................................................61

5.3.2.


Đề xuất nghiên cứu trong tương lai ......................................................61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................63
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .......................................................................................63
TÀI LIỆU TIẾNG ANH .......................................................................................64
PHỤ LỤC .............................................................................................................67


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Vấn đề công bố thông tin luôn là một vấn đề quan trọng được nhiều đối
tượng quan tâm như: nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các nhà nghiên cứu… Với
thời đại cơng nghệ hiện nay, có nhiều nguồn và nhiều cách để tiếp cận thông tin của
các NHTM nhưng báo cáo thường niên vẫn là kênh thông tin quan trọng chi phối
đến quyết định của nhà đầu tư, người gửi tiền và cả các doanh nghiệp vay vốn. Do
đó nhu cầu tìm hiểu về thơng tin cơng bố trên báo cáo thường niên của các NHTM
ngày càng tỏ ra cấp thiết và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, công bố thông tin bắt
buộc chủ yếu là các thông tin trong quá khứ, trong khi đó các nhà đầu tư ngày càng
hướng tới các thông tin về khả năng hoạt động trong tương lai vì thế cơng bố thơng
tin bắt buộc chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Chính vì vậy, các
NHTM khơng chỉ cơng bố các thông tin theo quy định của pháp luật mà cịn hướng
tới cơng bố các thơng tin tự nguyện nhằm minh bạch hóa thơng tin. Cơng bố thơng
tin minh bạch được xem là một cơ chế thúc đẩy các NHTM nâng cao ý thức và cải
thiện tình hình quản trị cơng ty, qua đó đáp ứng tốt hơn địi hỏi của các nhà đầu tư
và nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự thay đổi quy chế hướng dẫn CBTT của Nhà nước cũng đã
ảnh hưởng đến hành vi công bố thông tin của các Ngân hàng thương mại. Để đảm
bảo tính cụ thể, minh bạch thơng tin năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư
hướng dẫn về công bố thông tin (Thông tư 52/2012/TT-BTC, ngày 05/4/2012) thay
thế cho Thông tư 38/2007/TT-BTC, và đến năm 2015, Bộ tài chính đã ban hành
thơng tư 155/2015/TT-BTC về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Sự
thay đổi về quy chế CBTT cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi công bố thông
tin tự nguyện của các Ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khốn.
Ngồi ra, đánh giá mức độ cơng bố thông tin tự nguyện và xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện ở mỗi nghiên cứu có sự khác
nhau do địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mẫu nghiên cứu khác nhau.
Nên nghiên cứu thực nghiệm mỗi giai đoạn là cần thiết nhằm giải thích hiện tượng


2

và tiến triển về công bố thông tin tự nguyện trong mỗi giai đoạn, qua đó bổ sung
vào cơ sở lý thuyết về cơng bố thơng tin. Do đó, tác giả quyết định thực hiện luận
văn nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam” nhằm nhận
diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin
tự nguyện của các Ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết ở thời điểm hiện
tại.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
-


Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo
thường niên của các NHTM cổ phần tại Việt Nam và xem xét các nhân tố có ảnh
hưởng đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện.

-

Đề xuất một số số khuyến nghị nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện của
các ngân NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực nghiệm mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường
niên của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019;

-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các
NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán;

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán;

-

Đề xuất một số khuyến nghị nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện của các

NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu
hỏi sau:

-

Mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM Việt
Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hiện nay như thế nào?


3

-

Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo
cáo thường niên của các NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khốn?

-

Các giải pháp nào có thể nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện của các
NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán?

1.4.
-


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khốn.

-

Phạm vi nghiên cứu: phạm vi khơng gian nghiên cứu là chọn mẫu từ các NHTM
Việt Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Phạm vi thời gian nghiên
cứu là từ năm 2010 đến năm 2019.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá: Định
lượng và đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện; Định lượng và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thông tin của các NHTM Việt Nam
đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp
định lượng với cơng cụ phân tích thống kê mô tả, xây dựng hệ số tương quan giữa
các biến trong mơ hình, phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (Panel data) thông
qua kiểm định Pooling, Fixed Effects Model (FEM), Random Effects Model
(REM) và Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để đo lường các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM niêm yết
tại Việt Nam.
Cụ thể, định lượng và đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện của các
NHTM Việt Nam đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thơng qua các liệu
được thu thập từ báo cáo thường niên được cơng bố trên các website chun về tài
chính cafef.vn, vietstock.vn, cophieu68.vn… và website của các NHTM được
nghiên cứu bằng phương pháp tự đo lường.
Định lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng bằng cách dựa vào các lý thuyết

và các bằng chứng khoa học, các giả thuyết được xây dựng. Mơ hình hồi quy các


4

yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện được thiết lập để kiểm
định dữ liệu thu thập. Các kỹ phân tích như thống kê mơ tả, phân tích tương quan,
phân tích hồi quy đa biến được vận dụng để tìm kiếm bằng chứng về các yếu tố giải
thích mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện.
1.6.

Những đóng góp mới của đề tài
Ở các nghiên cứu trước, các tác giả thường nghiên cứu về mức độ cơng bố thơng
tin trên Thị trường chứng khốn nhưng đối tượng nghiên cứu hầu hết là các Doanh
nghiệp niêm yết trên HNX, HOSE hoặc UPCoM còn các NHTM rất hạn chế đề tài
thực hiện. Vì thế, trong luận văn này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM Việt Nam đang
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn. Theo đó, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
thơng tin hữu ích cho các Cơ quan quản lý nhà nước xem xét đánh giá tính hữu hiệu
của cơ chế quản lý CBTT thông qua ban hành quy chế CBTT. Kết quả nghiên cứu
cũng cung cấp tài liệu về CBTTTN của các NHTM trong một giai đoạn lịch sử nhất
định.

1.7.

Cấu trúc của luận văn
Bài luận văn được thiết kế bao gồm 5 chương, nội dung được trình bày theo thứ
tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
2.1.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Vai trò của hệ thống thơng tin trên thị trường chứng khốn
Hệ thống thơng tin TTCK được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể
người, giúp cho thị trường vận hành liên tục và thông suốt, đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý điều hành và các tổ chức nghiên cứu.
Hệ thống thông tin rất cần cho mọi đối tượng tham gia vào TTCK bao gồm:
-

Đối với nhà đầu tư: nguồn thông tin trên thị trường chứng khoán là cơ sở cho nhà
đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chứng khốn. Đồng thời, góp phần hạn chế đến mức
thấp nhất những rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.

-

Đối với nhà kinh doanh: hệ thống thông tin sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh
doanh, kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

-


Đối với cơ quan quản lý: hệ thống thông tin là cơ sở để điều hành và quản lý, đảm
bảo thị trường công bằng, công khai và hiệu quả, là cơ sở để hồn thiện quy trình,
quy chế.
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán
2.1.2.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Owusu- Ansah, S. (1998), công bố thông tin được định
nghĩa là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm
đảm bảo các cổ đơng và cơng chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công
bằng và đồng thời.
Công bố thông tin được thực hiện để phục vụ cho nhiều đối tượng như: Ủy
ban chứng khoán, cơ quan thuế, nhà đầu tư, tổ chứng tín dụng, ngân hàng, chủ
nợ,…Như vậy, thông tin được công bố kịp thời và đáng tin cậy sẽ giúp những người
sử dụng thông tin có thể đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của một doanh
nghiệp cũng như tiềm năng của doanh nghiệp đó trong tương lai. Thơng tin khơng
trung thực, khơng minh bạch, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động
của TTCK, đến các đối tượng sử dụng thông tin.


6

2.1.3. Vai trị của cơng bố thơng tin trên Thị trường chứng khốn
-

Việc cơng bố thơng tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ
hiệu quả các nguồn lực xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa các doanh
nghiệp và các đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi doanh nghiệp.

-


Những thơng tin được công bố sẽ giúp cho những cá nhân, tổ chức bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp hiểu về những hoạt động, chính sách, sự tuân thủ các quy định
do Nhà nước đưa ra và những mối quan hệ phát sinh với cộng đồng nơi doanh
nghiệp đang hoạt động.

-

Việc cơng bố thơng tin có hiệu quả sẽ thu hút vốn đầu tư, tạo dựng niềm tin và gia
tăng lợi ích cho các doanh nghiệp niêm yết. Ngược lại, việc công bố thông tin
không minh bạch, giấu giếm hay cố tính gian lận sẽ gây mất lịng tin từ nhà đầu tư,
phân bổ nguồn lực không hiệu quả, không những thiệt cho doanh nghiệp , cổ đông,
nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.

-

Việc công bố thông tin thường xuyên và được cập nhật sẽ thu hút được sự quan tâm
của các cổ đông doanh nghiệp và các cổ đông tiềm năng. Nếu thông tin đáng tin cậy
sẽ giúp các cổ đông, các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn. Các cá nhân, tổ
chức như: nhà đầu tư vốn, nhà xuất nhập khẩu, chủ sở hữu trái phiếu, các ngân
hàng, doanh nghiệp,... tất cả điều cần cập nhật thông tin hằng ngày để có thể hoạt
động, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

-

Việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cũng là cơ hội để tạo lập quan
hệ, gắn kết với cổ đông, các bên liên quan và thu được lợi từ các nhà đầu tư. Cịn
đối với các nhà đầu tư, đó là cơ hội để tiếp cận những thông tin phù hợp và đưa ra
những quyết định đầu tư.

-


Việc công bố thông tin trên TTCK là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước quản
lý, giám sát và đưa ra những chính sách phù hợp nhằm phát triển thị trường.
2.1.3.1.

Phân loại công bố thông tin

Theo sự tự nguyện hoặc không tự nguyện:
-

Công bố thông tin bắt buộc: là những thông tin công bố được thực hiện theo quy
định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này được trình bày
theo những quy định của Luật kinh doanh, Ủy ban chứng khoán, các cơ quan quản


7

lý về kế toán, GAAP (Generally Accepted Accounting Principle). Các công bố
thông tin được thể hiện trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo Luật Kế
Tốn.
-

Cơng bố thơng tin tự nguyện (hay thơng tin khơng bắt buộc): là ngồi những thơng
tin bắt buộc ở trên phải cơng bố thì để thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thơng
tin ở ngồi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ tùy theo ý thức và động cơ để
công bố thêm những thông tin tự nguyện. Việc công bố càng nhiều thông tin tự
nguyện sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, đặt được nhiều lợi ích, thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư. Các thông tin tự nguyện được cung cấp thêm trong
Thuyết minh báo cáo tài chính ngồi những thơng tin bắt buộc phải thể hiện.

Theo phạm vi khái quát:

-

Thông tin riêng lẻ theo từng nhóm chứng khốn.

-

Thơng tin ngành, nhóm ngành.

-

Thơng tin của Sở giao dịch chứng khốn hay cả quốc gia.
Theo thời điểm công bố:

-

Thông tin công bố định kỳ: các thông tin định kỳ thường là các báo cáo tài chính
thường niên, báo cáo tài chính năm, báo cáo tình hình quản trị doanh nghiệp. Việc
lập báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các quy định của Bộ tài chính về Chế độ kế
tóan doanh nghiệp, Luật kế tốn, các chuẩn mực kế tốn…

-

Thơng tin cơng bố bất thường: các thông tin bất thường cần phải cơng bố như tài
khoản ngân hàng bị đóng băng hoặc hoạt động trởi lại, tạm ngừng hoặc giải thể
doanh nghiệp.

-


Thông tin công bố theo yêu cầu: các thông tin được cơng bố theo u cầu cuả Ủy
ban chứng khốn Nhà nước, Sở giao dịch chứng khốn. Nội dung cơng bố thông tin
phải nêu rõ sự kiện được Ủy ban chứng khốn Nhà nước, Sở giao dịch chứng khốn
u cầu cơng bố; nguyên nhân và đánh giá của doanh nghiệp về tính xác thực của
sự kiện đó, giải pháp khắc phục (nếu có). (theo Thơng tư số 52/ 2012/ TT- BTC
ngày 5/4/2012).
Theo thời gian:


8

-

Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho tương lai.

-

Thông tin theo thời gian (phút, ngày,…)

-

Thông tin tổng hợp theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm)
Theo nguồn thông tin:

-

Thông tin trong nước và quốc tế.

-


Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: tổ chức niêm yết; doanh nghiệp
chứng khoán; cơ quan quản lý điều hành TTCK.

-

Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạn tín nhiệm.

-

Thơng tin từ cá phương tiện thơng tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng
Internet,…).
Theo thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:

-

Đối với thị trường sơ cấp: thường là những thông tin của các tổ chức lần đầu phát
hành chứng khoán lên thị trường chứng khoán. Ủy ban chứng khoán là nơi nhận hồ
sơ phát hành ‘theo luật và chịu trách nhiệm về hoạt động phát hành của tổ chức phát
hành.

-

Đối với thị trường thứ cấp: là những thông tin được công bố của các tổ chức niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Các tổ chức niêm yết có nhiệm vụ quan trọng là
cơng bố thơng tin kịp thời, chính xác vì những thơng tin này có ảnh hưởng đến giá
cả và khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khốn. Trách nhiệm cơng
bố thơng tin là yêu cầu quan trọng và là điều kiện bắt buộc khi tổ chức muốn được
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn.
2.1.3.2.


u cầu chung về cơng bố thơng tin

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01, các thơng tin và số liệu kế tốn cần
được trình bày trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh
được.
-

Tính trung thực: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản
chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

-

Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng
với thực tế, khơng bị xun tạc, khơng bị bóp méo.


9

-

Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót.

-

Kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế tốn phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

-


Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế tốn trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu đối với
người sử dụng.

-

Có thể so sánh: Các thơng tin và số liệu kế tốn giữa các kỳ kế toán trong một
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính tốn và
trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải trình trong phần
thuyết minh để người sử dụng có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế tốn, giữa các
doanh nghiệp hoặc giữa thơng tin thực hiện với thơng tin dự tốn, kế hoạch.
2.1.4. Thơng tin trên báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên là một tài liệu quan trọng, được các công ty cổ phần sử
dụng để báo cáo trước đại hội đồng cổ đông. Đây được xem như một cuốn sổ tay
ghi chép lại hành trình phát triển của doanh nghiệp và là một tài liệu quảng bá
thương hiệu cho doanh nghiệp.
Mục đích của báo cáo thường niên là nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một
cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
q khứ, hiện tại và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Trước
nhiều biến động trên thị trường trong vài năm trở lại đây, doanh nghiệp coi trọng
hơn vai trị của cổ đơng lớn nên tạo cơ hội để họ tiếp cận thông tin thuận lợi hơn và
báo cáo thường niên là một kênh tham khảo quan trọng.
2.1.4.1.

Yêu cầu chung về công bố thông tin trên Báo cáo thường niên

Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
V/v u cầu các cơng ty đại chúng phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin,
trong đó có Báo cáo thường niên.
Cơng ty đại chúng phải lập Báo cáo thường niên và công bố thông tin về Báo

cáo thường niên chậm nhất là hai mươi ngày sau khi cơng bố Báo cáo tài chính năm
được kiểm toán.


10

Thông tư quy định các doanh nghiệp đại chúng phải lập và công bố BCTN
định kỳ hằng năm. Trong nội dung hướng dẫn về lập BCTN các doanh nghiệp đại
chúng phải trình bày thơng tin về doanh nghiệp mình. Trong đó, ở mục hướng dẫn
phát triển các doanh nghiệp cần nêu rõ các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và
cộng đồng của mình. Tuy nhiên, các quy định chưa cụ thể, rõ rang. Việc công bố
thông tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty
đại chúng, phương tiện công bố thơng tin của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Sở
giao dịch Chứng khoán và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mười năm
tiếp theo tại trụ sở chính của cơng ty để nhà đầu tư tham khảo.
Thơng tin tài chính trong Báo cáo thường niên phải phù hợp với Báo cáo tài
chính năm được kiểm tốn.
Thơng tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/ 2015 của Bộ Tài chính đã có nhiều
quy định mang tính kế thừa Thơng tư số 52/2012/TT-BTC và có chỉnh sửa, bổ sung
để phù hợp với tình hình thực tế như:
Bên cạnh việc giữ nguyên quy định về thời gian CBTT về BCTC quý của
các cơng ty đại chúng (CTĐC), đối với CTNY có quy mô lớn là 20 ngày, kể từ ngày
kết thúc quý như trước đây, Thơng tư cịn bổ sung quy định cho phép trong trường
hợp các chủ thể này là công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC tổng hợp và
nếu khơng thể hồn thành việc BCTC q trong thời hạn trên thì Ủy ban Chứng
khốn Nhà nước (UBCKNN) sẽ xem xét gia hạn thời gian công bố về BCTC quý
khi có yêu cầu bằng văn bản, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc
quý (khoản b điểm 3 Điều 11).
Thông tư 155/2015/TT-BTC sử dụng khái niệm “người nội bộ” chặt chẽ và
bao quát hơn khái niệm “cổ đông nội bộ” trong Thông tư 52/2012/TT-BTC. việc sử

dụng “người nội bộ” trong Thông tư 155/2015/TT-BTC vừa mang tính bao quát
hơn các đối tượng phải CBTT và khơng phụ thuộc vào việc họ có phải là cổ đông
hay không, tránh trường hợp cổ đông là những người giữ các chức vụ quản lý quan
trọng trong công ty “lách luật” bằng cách không nắm giữ cổ phiếu, không là cổ
đơng thì khơng nằm trong danh mục phải CBTT. Đây là hướng đi đúng và có lợi
cho sự phát triển lành mạnh của TTCK, góp phần khắc phục các vướng mắc trong


11

thực tiễn áp dụng các quy định về CBTT của CTNY trên thị trường thời gian vừa
qua.
Thơng tư 155/2015/TT-BTC chính thức quy định nghĩa vụ của CTNY phải
CBTT định kỳ hàng năm về phát triển bền vững. Nghĩa vụ này được thể hiện tại
Mục 6, Phần II của Phụ lục 4 quy định về Báo cáo thường niên của CTNY. Nội
dung CBTT về phát triển bền vững bao gồm các vấn đề về môi trường và xã hội
như: quản lý nguồn nguyên vật liệu, vấn đề tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước,
việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với người lao động,
báo cáo liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan
đến hoạt động thị trường vốn xanh theo hướng dẫn của UBCKNN. Nghĩa vụ nêu
trên không áp dụng đối với các CTNY hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng. Việc quy định nghĩa vụ CBTT về phát triển bền vững của CTNY trong báo
cáo thường niên là phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế hội nhập cũng như những
thách thức về mơi trường đang đặt ra trên phạm vi tồn cầu địi hỏi khơng những
các Chính phủ mà cịn cả doanh nghiệp, đặc biệt là CTNY có nghĩa vụ phải tham
gia giải quyết.
Hủy bỏ thời hạn 72 giờ trong hoạt động CBTT bất thường của CTĐC và
CTNY và bổ sung quy định về nghĩa vụ CBTT về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài của CTĐC và CTNY. Những thay đổi này hồn tồn phù hợp với thơng lệ
quốc tế, hạn chế nguy cơ giao dịch nội gián và găm giữ thông tin, đồng thời cũng

phù hợp với quy định chặt chẽ và minh bạch hơn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Chứng khoán.
2.1.4.2.

Nội dung của Báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên được soạn thảo theo quy định tại Mẫu Báo cáo thường
niên ban hành kèm theo Thông tư số 52/2012/TTBTC ngày 05/04/2012 và Thông tư


12

155/2015/TT-BTC ngày 06/10/ 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nội dung cơ bản
bao gồm những thơng tin chính sau đây:
Thơng tin chung
-

Thơng tin khái qt

-

Q trình hình thành và phát triển

-

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh


-

Thông tin về mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

-

Định hướng phát triển

-

Các rủi ro (Có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đối với việc
thực hiện các mục tiêu
Tình hình hoạt động trong năm

-

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm

-

Tổ chức và nhân sự

-

Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

-

Tình hình tài chính


-

Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu
Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc

-

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

-

Tình hình tài chính

-

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

-

Kế hoạch phát triển trong tương lai

-

Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm tốn (nếu có)
Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty

-

Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty


-

Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty

-

Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị Quản trị công ty
Quản trị công ty

-

Hội đồng quản trị

-

Ban Kiểm soát


13

-

Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và
Ban kiểm sốt
Báo cáo tài chính

-

Ý kiến kiểm tốn


-

Báo cáo tài chính được kiểm toán bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài
chính theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm tốn.
2.1.4.3.

Cơng bố thơng tin tự nguyện trên báo cáo thường niên

Phần lớn các tài liệu về công bố tự nguyện trong kế tốn đều xem xét các mơ
hình kinh tế dựa trên việc tìm cách liên kết báo cáo tài chính với những hậu quả
kinh tế. Các nhà đầu tư, cổ đông và nợ chủ, về cơ bản đều muốn bảo vệ tiền của họ
trong một doanh nghiệp “tốt”. Tuy nhiên, liên kết đầu tư kinh doanh là một quá
trình phức tạp do sự bất cân xứng thông tin, nơi các nhà quản lý có nhiều thơng tin
hơn so với các chủ sở hữu. Các nhà quản lý sẽ tự nguyện công bố thông tin nhằm
đáp ứng nhu cầu khác nhau của các bên liên quan. Cơng ty có thể tự nguyện cơng
bố các thơng tin thêm về mơ hình và chính sách nội bộ về quản trị cơng ty như cơ
chế kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro, vai trị của cơng ty kiểm tốn độc lập bên
ngoài, bộ quy tắc đạo đức kinh doanh và các cam kết mang tính tự nguyện đối với
việc thực hiện các thông lệ quản trị công ty tốt. Công bố tự nguyện nhằm cung cấp
một cái nhìn rõ ràng cho các bên liên quan về việc kinh doanh bền vững, lâu dài và
giảm sự bất đối xứng thông tin và xung đột giữa nhà quản lý và các nhà đầu tư.
Đó là lý do vì sao mà việc nghiên cứu việc công bố thông tin tự nguyện trên
báo cáo thường niên đã và đang là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà
hoạch định chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp không chỉ ở các nước đã
phát triển mà còn cả ở các nước đang phát triển.
2.1.5. Các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin
Theo Meek và cộng sự (1995), công bố thông tin tự nguyện là việc bố thơng tin
trình bày các thơng tin vượt quá yêu cầu bắt buộc. Bao gồm thông tin kế tốn và các
thơng tin khác mà nhà quản lí cho là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Việc



14

này nhằm mục đích giảm bất cân xứng thơng tin giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư,
đồng thời cung cấp thơng tin nhằm giải thích u cầu của các bên liên quan khác
nhau. Vì vậy, cơng bố thơng tin tự nguyện chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết sau:
2.1.5.1.

Lý thuyết đại diện (Principal – Agent Theory)

Lý thuyết đại diện tập trung vào việc khái quát những vấn đề liên quan đến hợp
đồng đại diện. Lý thuyết đại diện đầu tiên do Ross (1973) đề xuất và sau này được
Jensen and Meckling (1976) phát triển thêm.
Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ
sở hữu vốn của công ty và một bên là người quản lý - người đại diện thực hiện các
quyết định của công ty. Nhiệm vụ của người quản lý là giám sát và đảm bảo khả
năng tồn tại và sinh lời của công ty. Mức lương là yếu tố trói buộc người quản lý
vào việc đưa công ty đến thành công. Người sở hữu cung cấp vốn cho công ty hoạt
động, phát triển và kỳ vọng sẽ nhận được những mức lợi tức nhất định từ công ty
trong tương lai. Người sở hữu là người chịu những ảnh hưởng trực tiếp nhất từ sự
thành công hay thất bại của công ty.
Tuy nhiên, khi mục tiêu của các chủ sở hữu và người quản lý không giống
nhau, chính sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm nảy sinh những
nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không ở mức tối ưu. Lý
thuyết đại diện khảng định rằng, trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý,
cả hai đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi ích của
mình thơng qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, cịn lợi ích của nhà quản lý thường
gắn với mức thu nhập nhận được.
Khi đó, sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ dẫn đến chi phí đại

diện. Một định nghĩa có thể sử dụng được về khái niệm này do Jensen and
Meckling (1976) đưa ra: “Chi phí đại diện bao gồm tổng các chi phí giám sát của
người ủy quyền, chi phí của việc ràng buộc người đại diện nhằm thực hiện các
nhiệm vụ tương thích với các mục tiêu hoạt động của người ủy quyền hay thực thể
kinh tế, và của các tổn thất cịn lại mà có thể quy cho sự chệch hướng trong các
quyết yếu tối ưu được thực hiện bởi người đại diện ngược lại với các quyết định mà
lẽ ra đã được người ủy quyền thực hiện nếu như họ có liên quan trực tiếp đến các


15

quyết định”. Như vậy, chi phí đại diện là tổng của chi phí giám sát, chi phí ràng
buộc và mất mát phụ trội.
Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm tốn và các chi phí
liên quan đến quá trình nhằm hạn chế những hành động sai lệch của người quản lý,
làm tổn hại đến người chủ sở hữu như chi phí ký kết hợp đồng bồi hồn, chi phí sa
thải đối với người đại diện,…
Chi phí ràng buộc là chi phí thiết lập và giữ vững hệ thống hoạt động đảm bảo
rằng người quản lý thực hiện các hành động nhất định theo hợp đồng ủy nhiệm vì
mục tiêu lợi nhuận tối đa cho cổ đông hoặc để chắc chắn rằng người chủ sở hữu sẽ
được bồi thường nếu người quản lý hành động không theo mục tiêu đã thỏa thuận.
Mất mát phụ trội có thể hiểu là sự mất mát tài sản mà người chủ sở hữu phải
gánh chịu do sự bất đồng lợi ích, do người quản lý chỉ nỗ lực trong một phạm vi
nhất định.
Để tối thiểu hóa chi phí đại diện, bên cạnh các giải pháp thông thường là tổ
chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ; những ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm của
các thành viên ban điều hành với mọi hoạt động của công ty trong các quy định
pháp luật, trong điều lệ công ty hay trong hợp đồng đại diện, cịn có giải pháp khác
là cung cấp các ưu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của hai bên.
Các hợp đồng đại diện với nhiều điều khoản khuyến khích được tạo ra nhằm

mục đích tập trung nỗ lực của người quản lý vào lợi ích của cổ đơng cũng là một
cách kiểm sốt chi phí đại diện. Phổ biến nhất là hợp đồng khuyến khích dưới dạng
cho phép người quản lý được quyền sở hữu cổ phần và quyền chọn cổ phiếu. Khi đó
chi phí đại diện sẽ được tối thiểu hóa do lợi ích của hai bên được cân bằng.
Như vậy, khi doanh nghiệp có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý
sẽ dẫn đến các mâu thuẫn lợi ích do người quản lý điều hành tài sản của người khác
nên không thể hy vọng là họ sẽ thực hiện việc điều hành với một sự chú ý như với
tài sản của chính mình. Vì vậy, để kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp, các chủ
sở hữu phải thơng qua q trình giám sát và các báo cáo. Lúc này, công bố thông tin
được xem là một công cụ để giảm chi phí đại diện vì làm giảm thơng tin bất cân
xứng chủ sở hữu và nhà quản lý.


16

2.1.5.2.

Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)

Lý thuyết tín hiệu được ra đời vào đầu những năm 1970, dựa trên hai đóng
góp nghiên cứu chính: Arrow (1972) và Spence (1973). Lý thuyết tín hiệu chỉ ra
rằng việc cơng bố thơng tin tự nguyện là một phương tiện cho các tổ chức để phân
biệt mình với người khác về tính hiệu suất và chất lượng. Việc sử dụng hiệu suất
cao và kiểm toán viên lớn được coi là yếu tố thúc đẩy cho các loại hình cơng bố
thơng tin . Vì vậy, bằng cách kiểm tra xem có mối quan hệ giữa các loại hình kiểm
tốn viên và hiệu suất cơng ty (bao gồm lợi nhuận và địn bẩy tài chính) và mức độ
cơng bố thơng tin của cơng ty.
Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các cơng ty có hiệu suất cao hơn sử dụng
thơng tin tài chính như một cơng cụ để truyền tín hiệu đến thị trường. Ross (1977)
cho rằng, tỷ số nợ có thể được coi như là một cách chỉ ra các công ty tốt từ cái xấu

là Nợ. Hơn nữa, theo Oyeler et al. (2003), các nhà quản lý của các cơng ty có lợi
nhuận cao làm tăng mức độ công bố thông tin của công ty, nhằm báo hiệu cho cổ
đông và công bố thông tin ra thị trường, qua đó nhằm tăng mức độ cạnh tranh cũng
như thu hút quan tâm của nhà đầu tư.
2.1.5.3.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymetric Information)

Lý thuyết về các thị trường với thông tin bất cân xứng (asymetric
information) đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và sống động trong
nghiên cứu kinh tế. Ngày nay, các mơ hình với thơng tin khơng hồn hảo (imperfect
information) là những công cụ không thể thiếu của các nhà kinh tế. Mơ hình này có
phạm vi ứng dụng rất rộng rãi. Nền tảng của lý thuyết này được thiết lập vào những
năm 1970 do công lao của ba nhà kinh tế: George Akerlof, Michael Spence và
Joseph Stiglitz – những người được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2001 nhờ
“những phân tích về các thị trường với thơng tin bất cân xứng”. Thơng tin bất cân
xứng có thể được hiểu theo nhiều hướng khác nhau, tuy nhiên cũng có những đặc
điểm như sau: (1) Có sự khác biệt về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch; (2)
Một trong hai bên có thơng tin chính xác hơn; (3) Có nhiều trở ngại trong việc
chuyển thơng tin giữa 2 bên. Trên TTCK, thông tin bất cân xứng làm cho nhà đầu
tư đối mặt với những cơ hội và rủi ro khác nhau trong việc đưa ra quyết định lựa


17

chọn. Nhưng, một môi trường đầu tư minh bạch là phải làm sao hạn chế sự khác
biệt này ? Các quy định pháp luật phải buộc các bên tham gia thị trường công khai
và minh bạch thông tin.
Cùng với lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng đóng vai trị
quan trọng và là vấn đề trung tâm của tài chính cơng ty và cơng bố thơng tin, nhằm

giảm thiểu thông tin bất cân xứng xảy ra cho nhà đầu tư. Thông tin bất cân xứng
xảy ra khi có một nhóm thành viên có thơng tin nhiều và tốt hơn nhóm khác. Xung
đột lợi ích giữa nhà quản lý và nhà đầu tư có thể dẫn đến phân bổ tối ưu các nguồn
lực trong công ty.
Trong hoạt động của TTCK, thông tin bất cân xứng xảy ra khi các bên tham
gia giao dịch cố tình che đậy các thơng tin liên quan, dẫn đến tình trạng lựa chọn
bất lợi. Khi đó, người mua (các nhà đầu tư) khơng có thơng tin xác thực, đầy đủ và
kịp thời, hay rơi vào tình trạng lựa chọn bất lợi. Họ thường trả giá thấp hoặc cao
hơn giá trị đích thực của chứng khốn. Do đó, những cơng ty có cổ phiếu tốt cũng
khơng cịn động lực để làm tăng giá trị của chứng khốn. Trên thị trường chỉ cịn lại
những chứng khốn chất lượng xấu, hay cịn gọi là những “trái chanh” bỏ đi, hàng
tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi cho cả hai bên. Hiện tượng lựa chọn bất lợi
đã cản trở các giao dịch phát triển theo chiều hướng hai bên cùng có lợi. Khi các
nhà quản lý của cơng ty hành động vì lợi ích ngắn hạn của mình, cố tình che đậy
hoặc trì hỗn việc cơng bố thơng tin ra bên ngồi, các nhà đầu tư sẽ chịu bất lợi.
Trong tình trạng thơng tin bất cân xứng, nhà đầu tư chỉ có thể trả một mức giá là
mức giá trung bình cho cả chứng khoán tốt và chứng khoán xấu. Như vậy, ở địa vị
những doanh nghiệp có mã chứng khốn tốt, họ sẽ khơng bao giờ chấp nhận mức
giá như vậy bởi vì họ cho rằng giá trị chứng khoán của họ là cao hơn. Nếu tình
trạng này thường xuyên xảy ra, nhà đầu tư rơi vào thế lựa chọn bất lợi. Trên thị
trường sẽ tồn tại những mã chứng khốn xấu, có giá trị thấp hơn giá mà các nhà
đầu tư sẽ sẵn sàng trả. Do đó, TTCK có nguy cơ sụp đổ.
Thông tin bất cân xứng được đánh giá cao hiện nay trong quá trình lập kế
hoạch ngân sách như: lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các mục tiêu kinh
doanh. Quá trình lập ngân sách với sự tham gia thông tin bất cân xứng, cũng liên


×