Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ 1 BÀI THẢO LUẬN 5 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.73 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

MƠN HỌC LUẬT DÂN SỰ 1
BÀI THẢO LUẬN 5
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
GIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ

ST
T
1
2
3
4
5
6

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Lê Phương Khanh
Phạm Tú Linh
Trần Hà Linh
Trần Trang Ngọc Linh
Lương Gia Mẫn
Nguyền Hà My

2153401020112
2153401020136
2153401020139


2153401020142
2153401020152
2153401020159

1


I. Di sản thừa kế........................................................................................................ 3
1.1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời...................................................................................................... 5
1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài
sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản khơng? Vì sao.....................................? 5
1.3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người
quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.................................................................................................. 6
1.4. Trong Bản án số 08, Tịa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản khơng? Đoạn nào của bản án có câu
trả lời?........................................................................................................................ 7
1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08
về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...................... 7
1.6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn
N là bao nhiêu? Vì sao?............................................................................................ 8
1.7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia khơng? Vì sao?........................................................... 9
1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần
diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.............................................. 10
1.9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng
cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia
khơng? Vì sao?........................................................................................................ 10
1.10:Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết,di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích

đất là bao nhiêu?Vì sao?......................................................................................... 11
1.11:Việc tòa án xác nhận phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43.5 có
thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 khơng? Vì sao? 11
1.12: Việc tịa án quyết định “còn lại 43,5 được chia cho 5 kỷ phần cịn lại” có
thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của án lệ 16 khơng? Vì sao?..... 11
II. Quản lí di sản..................................................................................................... 12
2.1: Trong Bản án số 11, Tịa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục khơng, vì sao?................... 13
2.2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý
di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................................................... 14
2


2.3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di
sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời....................................... 14
2.4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tơn tạo, tu sửa lại di
sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................ 14
2.5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai)
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................... 15
2.6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý khơng có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. ....................................................................................................16
III. Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế...................................................................... 16
3.1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam....................... 16
3.2: Pháp luật nước ngồi có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không? 17
3.3 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết
định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?....................................... 17
3.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T có cơ sở văn bản nào khơng ? Có thuyết phục khơng? Vì sao?.............. 18

3.5 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản của cụ
T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được cơng bố có
cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng? Vì sao?................................... 19
3.6 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.................................... 19
IV. Tìm kiếm tài liệu................................................................................................ 20
V. Tài liệu tham khảo............................................................................................. 22

I.

3


I.
-

-

Di sản thừa kế
Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Yên
Nguyên đơn: ông Trần Văn Hoà
Bị đơn: anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương
Nội dung: Anh Nam và chị Hương là con đẻ của ông Hoà và bà Mai. Tổng
giá trị tài sản của 2 ông bà là 5.127.665.000đ. Tài sản các đương sự có tranh
chấp gồm: tiền cho thuê nhà và lán bán hàng từ tháng 3/2018 đến thời điểm
xét xử do ông Hồ quản lí, tiền cho th lán bán hàng năm 2017, 2018 do chị
ương quản lí. Tưqf các lập luận trong bán án, tổng giá trị tài sản chung của
ông Hoà và bà Mai là 6.151.614.500đ. Năm 2017, bà Mai chết không để lại
di chúc nên di sản của bà được chia theo pháp luật. Áp dụng các Điều 213,
612, 613, 614, 649, 650, 651, 660, 357, khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự và
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình, Tồ án quyết định chia cho ơng Hồ số

tài sản trị giá 4.207.001.000đ, diện tích đất 47,1m2; chia ch chịn Hương số
tiền thuê 30.000.000; buộc anh Nma thanh tốn chênh lệch về tài sảnt cho
ơng Hồ là 1.880.412.000đ.
Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL
Nguyên đơn: Phùng Thị H1
Bị đơn: Phùng Văn T
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Phùng Thị H3
Nội dung: ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G là bố mẹ ông Phùng Thị H1
(ngun đơn) có tài sản chung là 01 ngơi nhà cấp 4 cùng cơng trình phụ trên
diện tích đất 398m2. Năm 1984 ông Phùng Văn N chết không để lại di chúc
nên bà G và anh T quản lí và sử dụng nhà đất trên. Năm 1991 bà G chuyển
nhượng 131m2 đất cho ông Phùng Văn K để lo cho cuộc sống củ các con
(con bà G đều biết và khơng ai phản đối gì). Tồ ns sơ thẩm xác định di sản
là tổng diện tích 398m2 để chia nhưng Tồ án phúc thẩm khơng đưa phần
diện tích đất đã bán cho ông K vào khối tài sản để chia. Bà G muốn cho chị
H1 (con gái) 1 phần đất nhưng khơng chia được vì anh T giữ giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.. Năm 2010 bà G lập di chúc “để lại cho chị H1 diện
tích đất 90m2 và tồn bộ cây cối lâm lộc trên diện tích đất.” nhưng diện tích
đất 267m2 được xác định là tài sản chung của ông N và bà G nên bà G chỉ có
quyền quyết định ½ diện tích đó, ngồi ra ½ diện tichs đất củ ơng N đã hết
thời hiệu chia thừa kế, anh T không đồng ý chia nên không đủ điều kiện để

4


chia vậy nên diện tích đất này ai đang sử dụng, quản lí thì vẫn tiếp tục được
sử dụng, quản lí.
1.1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
-Căn cứ vào Điều 612 BLDS năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của

người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
-Hiện nay quan điểm cho rẳng di sản bao gồm tài sản của người chết để lại mà
không bao gồm nghĩa vụ tài sản được nhiều nhà khoa học đồng ý. Quan điểm
này được thể hiện trong BLDS năm 2015 Điều 612 và các Điều từ 659 đến 662
BLDS năm 2015 thì hiểu rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải
thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới phân chia.
1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản khơng? Vì sao?
-Căn cứ vào khoản 1 Điều 611 của BLDS: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết. Trường hợp Tịa án tuyên bố một người là đã chết thì thời
điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
-Ngoài ra, Điều 612 của BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
-Do câu hỏi không đề cập cụ thể nguyên nhân cũng như việc tài sản của người
quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế nên ta chia vấn đề này thành 2
trường hợp:
a. Tài sản bị thay thế vì nguyên nhân khách quan:
-Nguyên nhân khách quan là những tác động của tự nhiên mà con người khơng
thể đốn trước, lường trước được như hỏa hoạn, bão, lũ,...
-Tất nhiên thì các tài sản thừa kế đó sẽ bị hư hỏng do ảnh hưởng của nguyên
nhân khách quan. Lấy ví dụ: Bà M sống ở căn nhà gần vùng biển miền Trungnơi thường xảy ra bão, lũ lụt nên bà quyết định vào Sài Gòn mua thêm 1 căn nhà
khác. Đến khi bão kéo vào vùng đất duyên hải miền Trung thì nhà bà M bị sập
và bà M cũng không may thiệt mạng trong cơn bão đó. Vậy thì trước thời điểm
mở thừa kế, ngơi nhà trong Sài Gịn đã được bà M xây dựng thay thế ngôi nhà
bà đang sống ở miền Trung. Do đó ngơi nhà trong Sài Gịn sẽ được coi là di sản
do bà M để lại.
-Vậy tài sản bị thay thế bởi nguyên nhân khách quan được coi là di sản.
b. Tài sản bị thay thế bởi nguyên nhân chủ quan:
-Nguyên nhân chủ quan tức là các nguyên nhân có sự tham gia một phần nào đó
của con người.

5


-Do tác động của con người là một phạm vi khá rộng nên cần phải xét đến mục
đích của thừa kế đó là gì:
+Nếu sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay
thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp luật thừa
nhận. Lấy ví dụ Ông N sống tại căn nhà dưới quê nhưng ông dành dụm tiền mua
thêm căn nhà nhỏ trên thành phố để làm di sản cho đứa con cả đang làm việc
trên đó, cịn căn nhà ơng đang ở thì ông muốn để lại cho con út tiếp tục sinh
sống tại đây. Khi ơng N chết thì người con cả của ông N chỉ được nhận căn nhà
nhỏ trên thành phố, tức đó là tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa
kế bị thay thế bởi một tài sản mới. Việc làm đó của ơng N xuất phát từ cá nhân
ông muốn nên con cả nhận tài sản bị thay thế đó được pháp luật thừa nhận.
+Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt tồn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay
thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa
kế. Chẳng hạn ông B chết để lại căn nhà biệt thự cho 2 đứa con, nhưng sau đó
ơng C (con cả) có ý muốn chiếm đoạt tồn bộ căn biệt thự nên ơng C đã mua
một căn hộ cao cấp buộc ông D (con út) lấy đó làm tài sản thay thế. Trường hợp
này thì căn hộ cao cấp do ơng C mua để làm tài sản thay thế nhằm ý định chiếm
đoạt tồn bộ di sản thừa kế ban đầu sẽ khơng được coi là di sản.
1.3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-Để được coi là di sản thì quyền sử dụng đất của người quá cố cần phải được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
-Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất Đai: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để
Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và

quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Vậy thì người đứng tên trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được pháp luật công nhận là chủ sở hữu hợp
pháp.
-Bên cạnh đó, Nghị quyết 02/2004/NQ-HDTP có quy định: “Đối với đất do
người chết để lại (khơng phân biệt có tài sản hay khơng có tài sản gắn liền với
quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì
quyền sử dụng đất đó là di sản”. Rõ ràng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6


theo luật định là căn cứ xác thật quyền sử dụng đất của chủ sở hữu đó có là di
sản hay khơng. Vì đơn giản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng
thư pháp lý để nhà nước xác lập, cơng nhận và quản lí ai là chủ sở hữu hợp pháp
của thửa đất đó. Từ đó thì mới có căn cứ để phân chia thừa kế và để quyền sử
dụng đó trở thành di sản cho người thừa kế. Thế thì giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là giấy tờ thiết yếu để xác định việc quyền sử dụng đất có là di sản hay
khơng.
1.4. Trong Bản án số 08, Tịa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản khơng? Đoạn nào của bản
án có câu trả lời?
-Trong phần nhận định của Tòa án về tài sản các đương sự có tranh chấp có đề
cập: “Đối với diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất: Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng
không được coi là di sản thừa kế”. Do phần diện tích tăng 85,5m2 chưa có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nên Tịa án đã nhận định đó khơng phải là di sản
căn cứ vào nghị quyết số 02/2004/NQ-HDPT. Theo đó, Tịa án đã tạm giao cho
ơng Hịa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, diện tích đất tăng đó khơng được
xác định là di sản thừa kế và phân chia sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích

hợp pháp của các bên đương sự.
1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án 08 về diện tích đất chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lí.
-Thứ nhất, theo phần nhận định của Tịa án thì: diện tích 85,5m2 đó được hình
thành năm 1993 trong khi đó “...anh Nam sinh năm 1981, chị Hương sinh năm
1983, thời điểm đó thì cả anh Nam và chị Hương đều cịn nhỏ sống phụ thuộc
vào gia đình . Do đó, có đủ căn cứ để khẳng định tài sản nên trên là tài sản
chung của vợ chồng ơng Hịa, bà Mai”. Nhận định này của Tịa án là hồn tồn
đúng đắn vì căn cứ điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình: “Tài sản chung của vợ
chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp
pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng
7


cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Và phần
diện tích nên trên thỏa mãn các yêu tố của quy định trên nên giờ bà Mai đã chết
thì tất nhiên phần đất đó thuộc quyền sở hữu của ơng Hịa.
-Và ngơi nhà và lán bán hàng được làm và xây dựng lấn cả phần diện tích
85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, trừ phần đất
đã bị xây dựng thành nhà thì diện tích cịn lại được Tịa án giao cho ơng Hịa
quản lý, sử dụng nhưng ơng Hịa phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước. Hướng giải quyết này là hợp tình, hợp lý: vì phần đất
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tất yếu nó khơng thể trở
thành di sản để tiến hành phân chia di sản theo pháp luật mà phần diện tích
85,5m2 được giao lại cho ơng Hòa quản lý, sử dụng là phù hợp.

1.6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của
Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
- Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì diện tích 398m2 đất tọa lạc
tại khu phố L, phường M, thành phố N, Vĩnh Phúc có nguồn gốc là tài sản
chung vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G.
- Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2của thửa đất trên; phần diện tích đất cịn
lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2
- Diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong
thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông
Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền
định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ
chồng bà.
- Đối với 1/2 diện tích đất cịn lại trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ
chồng là 133,5m2 là phần di sản của ông Phùng Văn N để lại.

-

1.7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông
Phùng Văn K có được coi là di sản để chia khơng? Vì sao?
Theo Án lệ trên,phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
không được coi là di sản để chia.
Tại phần nhận định [2] của Tồ án có nêu:
Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2của thửa đất trên; phần diện tích đất còn
8


-


-

-

-

-

-

-

lại của thửa đất là 267,4m2.Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2,ơng Phùng Văn K cũng
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mua của bà Phùng Thị G.
Bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà
đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các
con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng khơng ai có ý kiến phản đối gì, các con
của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của
bà và các con.
Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng
Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ơng Phùng Văn K. Tịa
án cấp phúc thẩm khơng đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ơng
Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ.
Điều này cũng được quy định trong khoản 2 Điều 221 và Điều 223 BLDS
2015:
Khoản 2 Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu:Quyền sở hữu được xác
lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định

của Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp
luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.
CSPL: khoản 2 Điều 221 và Điều 223 BLDS 2015
1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan
đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K.
Theo em,hướng giải quyết của Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã
chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K là hợp lí.
Ngày 07-7-1984 ơng Phùng Văn N chết không để lại di chúc, bà Phùng Thị
G và anh Phùng Văn T quản lý và sử dụng nhà đất với diện tích 38m2 đất
thuộc tài sản chung của hai vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G.
Năm 1991,bà G chuyển nhượng cho ông K 131m2 đất và đến năm 1999 ông
được cấp quyền sử dụng đất,phần đất còn lại là 267,4m2 cũng được cấp
quyền sử dụng đất do bà G đứng tên.
Có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G biết việc bán đất và không ai
phản đối, theo khoản 2 Điều 221 và Điều 223 BLDS 2015 có căn cứ để xác
lập quyền sở hữu của ông K đối với 131m2 đất.
9


-

-

-

Vì vậy,Tồ án phúc thẩm khơng đưa diện tích đất bà G bán cho ông K vào
phần di sản của bà G là có căn cứ.

CSPL: khoản 2 Điều 221 và Điều 223 BLDS 2015
1.9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con
mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được
coi là di sản để chia khơng? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà
dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó khơng được coi là di
sản để chia.
Bà G có quyền định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung.
Nếu bà G tư ý bán 131m2 đất cho ông K mà không có sự đồng ý của các con
và sử dụng số tiền đó cho mục đích cá nhân, thì có thể xem là bà G đã bán
một phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng
(196m2). Số tiền thu được từ giao dịch trên không được sử dụng vì lợi ích
của các đồng thừa kế khác nên không thể xem như đã chia thừa kế ứng với
phần di sản này.

-

-

-

-

1.10:Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết,di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất là bao nhiêu?Vì sao?
Vì bà G đã bán phần đất 131m2 cho ơng K nên phần đất đó khơng được coi
là di sản.Phần đất còn lại là 267,4m2 là phần đất thuộc về tài sản chung của 2
vợ chồng.Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất cịn lại là
133,5m2.Đó là phần di sản của bà G sau khi chết.
1.11:Việc tòa án xác nhận phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là

43.5 có thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
khơng? Vì sao?
Hướng giải quyết của tịa là thuyết phục vì mảnh đất là tài sản cung của bà G
và ông N nên bà G chỉ có quyền định đoạt ½ mảnh đất đó. Bà G chết để lại
di chúc định đoạt 90 trong 133,5 cho chị Phùng Thị H. Tại thời điểm lập di
chúc, bà Phùng Thị G hoàn toàn minh mẫn khỏe mạnh, có người làm chứng
và di chúc đó đã được Ủy ban nhân dân phường M chứng thực (phù hợp với
quy định tại điều 630 BLDS 2015)
Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì Án lệ số 16/2017/AL: chỉ có nội
dung xoay quanh việc cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
10


-

1.12: Việc tòa án quyết định “còn lại 43,5 được chia cho 5 kỷ phần cịn
lại” có thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của án lệ 16
khơng? Vì sao?
Quyết định của tịa như vậy là chưa thuyết vì: theo như di chúc mà bà Phùng
Thị G để lại thì bà chỉ nhắc đến việc để lại 90 cho bà Phùng thị H, chứ khơng
nêu thêm gì thêm. Vậy nên, 43,5 còn lại sẽ được chia theo pháp luật teo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 điều 651 BLDS 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú

ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

-

Nếu như chia theo di sản thì bà Phùng Thị G có tất cả 6 người cịn là: Phùng
Thị N1, Phùng Thị N2, Phùng Thị H2, Phùng Văn T, Phùng Thị P, Phùng Thị
H1. Tất cả đều con sống vì thể 43,5 cịn lại sẽ được chia hết cho 6 người

-

Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì Án lệ số 16/2017/AL: chỉ có nội
dung xoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
Quản lí di sản.

II.
-

Tóm tắt Bán án số 11/2020/DS-PT Toà án nhân dân tỉnh Sơn La
Nguyên đơn: anh Phạm Tiến H
Bị đơn: anh Phạm Tiến N
11


-

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ơng Phạm Tiến T

Nội dung: ông T là anh ruột ông H, anh N là con ông T. Sau khi cha mẹ ông
H qua đời (không để lại di chúc) có để lại 1 ngơi nhà gỗ 04 gian lợp ngói
nằm trên diện tích đất 311m2. Sau đó khơng ai quản lí diện tích đất đó vì
những người con khác đã đi xây dựng gia đình riêng, chỉ cịn ơng H và ông T
đều hải đi chấp hành án. Nay ông H chấp hành án trở về muốn tu sửa ngơi
nhà thì bị anh N (con trai ông T) ngăn cản và xuất trình giấy uỷ quyền cho
anh N trơng coi ngơi nhà tới khi ông T chấp hành án trở về. Tại phiên toà xét
xử, căn cứ khoản 2 Điều 308, 309, khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự
2015, Toà án quyết định giao cho anh H quản lí dia sản thừa kế của cha mẹ
mình.

-

Tóm tắt Quyết định 147/2020/DS-GĐT của Toà án nhân dân cấp cao tại
TP Hồ Chí Minh.
Ngun đơn: ơng Trà Văn Đạm
Bị đơn: ơng Phạm Văn Sơn Nhỏ
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Lê Thị Chơi, bà Lê Thị Cẩm
Hồng, ông Phạm Văn Củ, bà Phạm Thị Út.
Nội dung: ông Đạm và ơng Nhỏ có thoả thuận cho ơng Đạm mở một lối đi từ
đất của ông Đạm qua đất của ông Ngót (cha ông Nhỏ) đến đường dall công
cộng 2m dài 21m. Tuy nhiên đây chỉ là ý kiến của cá nhân ơng Nhỏ chứ
khơng phải của cả gia đình ông, ông Nhỏ chỉ tự nguyện cho ông Đạm sử
dụng lối đi đến hết đời, khơng phải mãi mãi. Tồ án sơ thẩm chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của ông Đạm yêu cầu ông Nhỏ và những người cùng hàng
thừa kế với ông Nhỏ cho mở lối đi riêng và ông Đạm không phải đền bù giá
trị đất cho ông Nhỏ, bà Chơi nhưng phiên toà giám đốc thẩm lại cho rằng do
ông Đạm đã đầu tư mở lối riêng mà không phải đền bù giá trị đất là không
đúng, quyết định huỷ bản án phúc thẩm và giao hồ sơ xét xử lại.


-

-

2.1: Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di
sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục khơng, vì
sao?
Trong đoạn nhân định của tịa án: “Q trình giải quyết vụ án, ngồi ông
Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh
Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ơng bà H,
Liền, Nhi, Nhường, Hồi, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định
12


dựa trên cơ sở hồn tồn tự nguyện; khơng bị lừa dối, ép buộc; không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc
Tịa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù
hợp.”
-

-

-

-

Việc xác định của tòa án là thuyết phục bởi theo khoản 1 điều 616 bộ luật
dân sự 2015 quy định: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di
chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”. Ơng Đ và bà T chết
khơng để lại bất cứ di chúc nào. Nên theo điểm a khoản 1 điều 651 BLDS

2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con ni của người chết;” Đây là những người có quyền thứ
thừa kế tài sản kh ông Đ và bà T chết. Vì vậy, việc anh Phạm Tiến H được
quản lý tài sản là do các ông bà H, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài (những
ngừi thừa kế ở hàng 1) nhất trí giao cho

2.2: Trong Bản án số 11, ơng Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Trước khi đi chấp hành án ông Thiện là người quản lý di sản. Bởi theo khoản
2 điều 616 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp di chúc không chỉ
định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản
lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý
di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”.
Tại thời điểm bà T chết vào năm 2002, thì ông Thiện là người đang trực tiếp
sinh sống tại nhà và đất nên vẫn có quyền quản lý căn nhà cho đến thời điểm
ông chấp hành án

2.3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền
quản lý di sản có thuyết phục khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Việc Tòa an giao quyền quản lý di sản cho anh Tiến H là thuyết phục.
Theo khoản 1 điều 616 quy định: “Trường hợp di chúc không chỉ định người
quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì
người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho
đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản”
13


-

Ở đây, anh T được những người có quyền thừa kế giao lại di sản để quản lý.


2.4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tơn tạo, tu
sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-

Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản khơng có quyền tơn tạo, tu sửa
lại di sản như trong Bản án số 11.

-

Theo điểm b Khoản 1 Điều 617 BLDS 2015 quy định: “Bảo quản di sản; không
được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình
thức khác; nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản” và điểm
a Khoản 2 Điều 617 BLDS 2015 cũng quy định: ‘Bảo quản di sản; không được
bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức
khác”.

-

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 618 BLDS 2015 quy định quyền của người
quản lý di sản như sau:


Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616
của Bộ luật này có quyền sau đây:

-

Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến
di sản thừa kế;


-

Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

-

Được thanh tốn chi phí bảo quản di sản.


Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản
2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

-

Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di
sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

-

Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

-

Được thanh tốn chi phí bảo quản di sản.
14


o Qua đó, thấy rằng người quản lý di sản có nghĩa vụ bảo quản di sản và


chỉ được hưởng những quyền như hưởng thù lao theo thỏa thuận, được
thanh tốn chi phí bảo quản di sản, đại diện,.... chứ không nhắc đến
quyền được tôn tạo, tu sửa lại di sản.

2.5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho
con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-

Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản khơng có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản như trong Bản án số 11.

-

Theo Khoản 1 Điều 616 BLDS 2015 quy định: “Người quản lý di sản là người
được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”.
o Khi Ơng Đ bà T chết, khơng để lại di chúc; việc quản lý di sản của ơng

Thiện khơng có sự nhất trí bằng văn bản của những người thừa kế cịn
lại. Vì vậy, ơng Thiện khơng có quyền giao lại cho con trai Phạm Tiến N
trơng coi, sử dụng di sản của ông Đ bà T.
2.6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý khơng có quyền
tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục khơng?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-

Tòa xác định như vậy là thuyết phục.

-


Khi ơng Ngót chết, khơng để lại di chúc nhưng hiện do ông Nhỏ trực tiếp canh
tác quản lý sử dụng. Như vậy, ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của ông Nhỏ
để lại chứ khơng có quyền sử dụng đất hay quyền định đoạt. Ông Nhỏ mở lối đi
cho ông Đạm là hợp lý vì ơng Đạm khơng cịn lối đi nào khác. Tuy nhiên, ông
Nhỏ lại tự ý thỏa thuận với ông Đạm mà không thông qua ý kiến của các đồng
thừa kế khác cũng như bà Chơi là vi phạm điểm b Khoản 1 Điều 617 BLDS
2015: “Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp

15


hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa
kế đồng ý bằng văn bản”.

Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế

III.

Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL
Nguyên đơn: ông Vũ, bà Oanh, bà Dung
Bị đơn: ông Vân
Nội dung: nguyên đơn và bị đơn là con của cụ Phúc và cụ Thịnh. Vợ chồng cụ
có 2 ngơi nhà 2 tầng tại số 708. Năm 1999, cụ Phúc chết không để lại di chúc,
tài sản cụ để lại gồm: diện tích đất 102,3m2 và 2 căn nhà khác sau đó cụ Thịnh
chết năm 2007 với di chúc để lại phần tài sản của cụ cho ông Vân 1 nửa căn nhà
với diện tích 71m2 và 1 phần đất cụ hưởng của cụ Phúc . Nay phía nguyên đơn
đề nghị được chia phần di sản của cụ Phúc gồm: nhà và đất số 108. Tại phiên
toà sơ thẩm, Toà án xác nhận 102,3m2 là di sản của cụ Phúc và cụ Thịnh và bản
di chúc là hợp pháp nên giao cho ơng Vân được sử dụng tồn bộ nhà đất trên
ngược lại Toà án phúc thẩm chấp nhận yêu cầu phái nguyên đơn. Tại phiên toà

giám đốc thẩm, Toà án nhận định việc chia di sản của cụ Thịnh theo di chúc là
hợp pháp, chia di sản của cụ Phúc theo pháp luật là hợp pháp nhưng do một số
sai sót trong việc xác định và phân chia di sản nên Hội đồng thẩm phán quyết
định huỷ bản án và yêu cầu xét xử lại.


-

3.1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam
-

Theo Điều 623 BLDS 2015 thì hiện nay có 3 loại thời hiệu trong lĩnh vực thời
kế ở Việt Nam

-

+ Thời hiệu yêu cầu chia di sản: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở
thừa kế”.

-

+ Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa
kế của người khác: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế
16


của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm
mở thừa kế”.
-


+ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của người chết: “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
3.2: Pháp luật nước ngồi có áp đặt thời hiệu đối với u cầu chia di sản
khơng?

-

Pháp luật nước ngồi khơng áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản (tức nếu
quá thời hạn này thì u cầu chia di sản khơng được chấp nhận)

-

Nguồn: (baochinhphu.vn)

-

3.3 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972.
Đoạn văn của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời là
““Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp
dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối
với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4
Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong
trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa
kếvẫn còn theo quy định của pháp luật.” theo Điều 611 BLDS 2015 về Thời
điểm, địa điểm mở thừa kế:
 Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường

hợp Tịa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa
thừa kế là ngày xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
 Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di

-

sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm
mở thừa kế là nơi có tồn bộ di sản hoặc nơi có phần di sản lớn.
Như vậy, theo điều Điều 611 BLDS 2015 thời điểm mà người có tài sản chết
cũng chính là thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T.
17


-

-

-

3.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào khơng ? Có thuyết phục khơng? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm BLDS 2015 cho di sản của
cụ T có cơ sở văn bản dựa trên Khoản 1 Điều 623 BLDS về Thời hiệu thừa kế
đối với bất động sản:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di
sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có người
thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
– Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này;

– Di sản thuộc về Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại
điểm a khoản này.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác
bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

-

Việc áp dụng thời hiệu thừa kế trong Án lệ 26/2018/AL là hợp lý vì thời điểm
khởi kiện 02/11/2010 thì phải áp dụng điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 về
Điều khoản chuyển tiếp:

-

Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì
việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
..d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.”

-

-

-

3.5 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được công bố có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được

cơng bố chưa có cơ sở văn bản.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu
chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời
18


-

-

-

IV.

điểm mở thừa kế”. BLDS lấy thời hiệu 30 năm bắt đầu kể từ thời điểm mở thừa
kế và không hề đề cập đến thừa kế mở trước khi ban hành Pháp lệnh thừa kế
ngày 30/8/1990 thì có áp dụng thời điểm bắt đầu là kể từ thời điểm mở thừa kế
hay kể từ ngày công bố Pháp lệnh trên.
Tuy việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
cơng bố chưa có cơ sở văn bản nhưng nó thuyết phục. Nội dung Án lệ là sự kết
hợp giữa BLDS 2015 và khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990. Như vậy,
thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế từ ngày Pháp lệnh
thừa kế năm 1990 công bố ngày 10/9/1990. Với quy định trên thời hiệu chia di
sản thừa kế vẫn còn, được Tòa án kéo dài thêm nhằm mục đích bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người thừa kế.
3.6 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.
Án lệ số 26/2018/AL tồn tại một số điểm bất hợp lý như sau:
+ Viện dẫn điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015: “Thời hiệu được áp dụng
theo quy định của bộ luật này.” Nhưng khoản 1 Điều 688 được áp dụng đối với

“giao dịch dân sự”. Mà theo Điều 116 BLDS 2015 thì: “Giao dịch dân sự là hợp
đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trongvụ án tranh chấp “thừa kế tài sản và chia tài sản
chung” mà HĐTP đang xem xét không có “Giao dịch dân sự” nào cả. Vậy nên
viện dẫn điều này làm căn cứ pháp lý là bất hợp lý.
+ Viện dẫn tới khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, nhưng lại bỏ
quên Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của pháp lệnh thừa kế 1990, theo đó tại điểm b Điều 10 Nghị
quyết số 02 đã quy định rõ như sau:“Đối với những việc thừa kế đã mở trước
ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990, do đó:
– Sau ngày 10-9-2000, đương sự khơng có quyền khởi kiện để yêu cầu chia
di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của
người khác;
– Sau ngày 10-9-1993, đương sự khơng có quyền khởi kiện để yêu cầu
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh
tốn các chi phí từ di sản.”Nhưng HĐTP lại áp dụng Điều 623 BLDS
2015 để hồi tố lại quyền khởi kiện đối với các trường hợp mở thừa kế
trước ngày 10/09/1990 lại tạo ra sự bất công bằng trong xã hội.
Tìm kiếm tài liệu
19


-

-

-

THS.Huỳnh Anh. “Quyền tài sản và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
tín dụng bằng quyền tài sản”. Tạp chí nghiên cứu lập pháp,số 01 (449), tháng

01/2022,tr.18.
Đỗ Văn Đại. “Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với tài sản thừa kế mở trước khi
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực”,tạp chí Tồ án nhân dân, số 20/2021.
Lê Thị Hồng Hạnh,”Áp dụng quy định miễn án phí đối với người cao tuổi trong
vụ án chia tài sản”, Kiểm sát, Số 22/2018, tr. 12.
Hoàng Thị Thanh Hoa,”Kê biên, xử lí tài sản thuộc sở hữu chung của người
phải thi hành án – Một số vấn đề từ thực tiễn”, Dân chủ và pháp luật, Số
8/2018, tr. 14.
Vũ Thị Thanh Huyền,”Thảo thuận về tài sản chung của vợ chồng sau li hôn”,
Dân chủ và pháp luật, Số 9/2018, tr. 55.
Cao Đình Lành,”Thực thi pháp luật bồi thường về đất đai khi nhà nước thu hồi
đất ở”, Dân chủ và pháp luật, Số 5/2018, tr. 35.
Phùng Trung Lập,”Ranh giới và mốc ranh giới giữa các bất động sản”, Kiểm sát,
Số 21/2018, tr. 3.
Hồng Thị Loan,” Những vấn đề lí luận về di chúc và hiệu lực của di chúc”,
Luật học, Số 3/2018, tr. 31.
Phạm Văn Lưỡng,”Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia
đình”, Luật sư Việt Nam, Số 5/2018, tr. 29.
Tưởng Duy Lượng,”Quy định của Điều 623 BLDS năm 2015 về hưởng di sản
theo thời hiệu”, Nghiên cứu lập pháp, Số 13/2017, tr. 42.
Tưởng Duy Lượng, “Một số vấn đề về lãi suất thoả thuận trong hợp đồng cho
vay tài sản”, Tạp chí Kiểm sát, Số 02/2019, tr. 33-50.
Nguyễn Thị Nga,”Bất cập trong các quy định về chủ thể sử dụng đất của Luật
Đất đai năm 2013”, Nhà nước và pháp luật, Số 2/2018, tr. 68.
Trần Minh Ngọc,”Xác định áp dụng pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngồi theo pháp luật Việt Nam”, Luật học, Số 9/2018, tr. 59.
Trần Vang Phủ,”Xác định giá trị bồi thường đối với nhà, cơng trình xây dựng
khi nhà nước thu hồi đất”, Nhà nước và pháp luật, Số 2/2018, tr. 56.
Nguyễn Thanh Phúc,”Thời hiệu thừa kế theo quy định của BLDS năm 2015”,
Dân chủ và pháp luật, Số 2/2018, tr. 10.

Châu Thị Vân. “Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản khơng xác định
được chủ sở hữu” Tạp chí Khoa học Pháp Lý, số 01(113)/2018,tr.15.
Lê Văn Sua,”Tranh chấp tài sản thuộc về sở hữu chung của dòng họ: Điều kiện
thụ lý giải quyết đơn khởi kiện”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 1 + 2 tháng 1 +
2/2016, tr. 53 đến 56.
20


-

Đặng Phước Thông,”Quyền đối với tài sản trong BLDS năm 2015 và hồn thiện
pháp luật về đăng kí tài sản”, Luật học, Số 8/2018, tr. 74.
Nguyễn Thành Tới,”Cầm cố quyền sử dụng đất vướng mắc của Tòa án trong
việc giải quyết tranh chấp”, Tòa án Nhân dân, Số 15/2018, tr. 31.
Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm - Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngồi”, Tạp chí Khoa học Pháp Lý,Số
8/2017, tr. 34-40.

Các danh mục của các bài viết trên được tìm thấy tại:














Thư viện Đh Luật TP.HCM
Thư viện Đh Luật Hà Nội.
Tạp chí Tồ án nhân dân
Thư viện pháp luật
Tạp chí Luật học
Tạp chí Khoa học pháp lí
Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tạp chí Kiểm sát
Tạp chí nghiên cứu lập pháp
Tạp chí dân chủ và pháp luật
Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam

V.
1.
2.
3.
4.

Tài liệu tham khảo
Bộ luật dân sự 2015
Luật tố tụng dân sự 2015
Luật Đất đai 2013
Luật Phá sản 2014

21




×