Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng mộtthời điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.9 KB, 16 trang )

Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

Mục lục
trang
A. Một số quy định chung về thừa kế..................................................................1

B. Tìm hiểu các vụ việc có tranh chấp về quyền sử dụng đất ở.........................2

I. TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT.............................................................................2

II. TÌNH HUỐNG THỨ HAI...............................................................................7

III. TÌNH HUỐNG THỨ BA...............................................................................11

IV. NHẬN XÉT CỦA NHÓM PHÁP LUẬT......................................................14
VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tài liệu tham khảo

1|Page


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

Đề bài: Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở
Yêu cầu:
- có địa chỉ rõ ràng


- tóm tắt sự kiện có tranh chấp
- những tranh chấp đó dã đc tòa án nào giải quyết chưa?
- Bình luận và đánh giá của nhóm về cách giải quyết của tòa
- Cách giải quyết của nhóm?
- nhận xét của nhóm về quy định PL hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất

Bài làm
A. Một số quy định chung về thừa kế
1. Người để lại di sản
Là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ
thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản có thể là
cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào (thành phần xã hội, mức độ năng lực
hành vi...)
2. Người thừa kế
Là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người
thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Người thừa kế theo di
chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước.
Người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 633 BLDS quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có
tài sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm
mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 18 BLDS.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu
không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ
hoặc phần lớn di sản. Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính
cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).
4. Di sản thừa kế
Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã

chết, quyền về tài sản của người đó.
5. Người quản lý di sản
Là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa
thuận cử ra để quản lý, trông coi di sản.

1| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

6. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một
thời điểm
Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau được coi là chết cùng một thời điểm
thì họ sẽ không được thừa kế của nhau. Di sản của mỗi người được chia cho những
người thừa kế của họ.
7. Những người không được hưởng di sản
Là những người đáng ra được hưởng thừa kế nhưng đã vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái
với thuần phong mĩ tục của nhân dân Việt Nam, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tính
mạng, sức khỏe của bố, mẹ, em, vợ, chồng...Những người như vậy không xứng
đáng được hưởng di sản thừa kế.
8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Đối với những người thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là mười năm kể từ thời
điểm mở thừa kế còn đối với các chủ nợ của người để lại di sản là ba năm kể từ thời
điểm mở thừa kế.

B. Tìm hiểu các vụ việc có tranh chấp về quyền sử dụng đất ở
I. TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT

1.Tóm tắt sự kiện có tranh chấp
Nguyên đơn: ông Nguyễn Viết Hà, sinh năm 1934 (ông Hà đã uỷ quyền cho
con là chị Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1974), chị Hồng và ông Hà đều trú tại thôn
Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1952, trú tại thôn Vân Trì, xã Minh
Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Nguyễn Viết Minh, sinh năm 1938.
2. Bà Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1945.
Đều trú tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
3. Anh Nguyễn Viết Bình, sinh năm 1956.
4. Anh Nguyễn Viết Năng, sinh năm 1964.
Đều trú tại thôn Trí Phú, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội.
5. Chị Nguyễn Thị Lựu, sinh năm 1955, trú tại xã Dư Hàng Kênh, huyện An
Hải, Hải Phòng.
6. Chị Nguyễn Thị Tĩnh, sinh năm 1960, trú tại thôn Đoàn Khê, xã Sơn Đà,
huyện Ba Vì, Hà Nội.

2| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

7. Chị Nguyễn Thị Tình, sinh năm 1962, trú tại thôn Trí Phú, xã Sơn Đà, huyện
Ba Vì, Hà Nội.
8. Chị Nguyễn Thị Phương, sinh năm 1974, trú tại thôn Trí Phú, xã Sơn Đà,
huyện Ba Vì, Hà Nội.
9. Chị Nguyễn Thị Phú, sinh năm 1971, trú tại thông Bằng Tạ, xã Cẩm Bình,

huyện Ba Vì, Hà Nội.
(Chị Lựu, chị Tĩnh, chị Tình, chị Phương, chị Phú uỷ quyền cho anh Bình)
10. Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh năm 1972.
11. Anh Nguyễn Viết Tiền, sinh năm 1974.
Đều trú tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
12. Chị Nguyễn Thị Hậu, sinh năm 1976, trú tại tập thể Vĩnh Hồ, quận Đống
Đa, Hà Nội.
(Chị Hậu và anh Tiền uỷ quyền cho bà Nguyễn Thị Thái và chị Nguyễn Thị Thu
Hiền).
13. Bà Nguyễn Thị Hẹo, sinh năm 1931, trí tại số 1, tổ 53, phường Dịch Vọng,
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
14. Chị Phạm Thị Kim Thanh, sinh năm 1959, trú tại số 1, tổ 53, phường Dịch
Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Sự kiện tranh chấp:
- Cụ Sâm và Cụ Liễn có 5 người con chung là ông Khả (chết vào tháng 4/1979,
có vợ là bà Lựu và 7 người con), ông Hà, ông Minh, bà Liên và ông Ky.
- Cụ Sâm chết tháng 9/1979, cụ Liễn chết năm 1999. Di sản của 2 cụ để lại gồm:
+ ½ ngôi nhà ba gian lợp ngói, sân gạch, bể nước trên diện tích 526m 2
đất tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (1/2 ngôi
nhà là phần đóng góp xây dựng của vợ chồng ông Ky và bà Thái). Di sản do bà
Thái (vợ ông Ky) quản lý, sử dụng.
+ ½ ao có diện tích 436m 2 tại xóm Cầu, thôn Vân Trì, xã Minh Khai,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Phần di sản này do ông Minh và bà Liên
quản lý, san lấp làm nhà và trồng cây.
- Trong quá trình quản lý, sử dụng nhà đất, vợ chồng ông Ky bà Thái phá 2 gian
bếp cũ, xây bếp mới, tôn nền sân gạch, xây thêm bể nước, lát nền đá hoa, xây
thêm ngôi nhà cấp 4. Năm 1994, bà Thái xây tường bao xung quanh thửa đất.
Năm 1999, bà Thái xây nhà mái bằng có diện tích 38m2.
- Năm 1994, anh Bình (con trai của ông Khả) bán cho bà Thái 192m 2 đất trong
khối di sản của 2 cụ với giá 8 triệu đồng. Năm 1998 và 2001, bà Thái bán cho bà

Hẹo và chị Thanh 303m2.
- Tại đơn khởi kiện ngày 16/11/2000, ông Hà khai rằng cụ Sâm có để lại di chúc
và xuất trình hai tài liệu để chứng minh (cả hai tài liệu đều không rõ ràng), theo
đó, di sản sẽ chia như sau: chia thửa đất 1 sào cho ông Minh và bà Liên, chia

3| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

thửa đất 1 sào 10 thước trên có ngôi nhà cấp 4 cho 3 người gồm anh Bình (8
thước), ông Hà (8 thước), ông Ky (9 thước). Do bà Thái không giao trả đất cho
ông nên ông yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật. Ông Minh và thừa kế của ông
Khả cũng công nhận lời khai của ông Hà và xin chia thừa kế theo pháp luật.
- Bà Thái không đồng ý chia thừa kế quyền sử dụng đất vì cho rằng mặc dù nhà
đất là của 2 cụ để lại nhưng 2 cụ không đứng tên chủ sử dụng thửa đất, bà không
công nhận di chúc do ông Hà xuất trình. Nếu phải chia thừa kế bà xin nhận toàn
bộ hiện vật.
- Bà Hẹo, chị Thanh yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất với bà Thái.
2. Những cơ quan đã giải quyết vụ tranh chấp
1. Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm đã giải quyết với bản án dân sự sơ thẩm số
09/DSST ngày 09/04/2001.
2. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết với bản án dân sự phúc
thẩm số 111/DSPT ngày 12/7/2001.
3. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc
thẩm số 111/DSPT ngày 12/7/2001 bằng Quyết định số 27/KNDS ngày 15/3/2002.
4. Việm kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Phó Chánh án

Tòa án nhân dân tối cao bằng Kết luận số 81/KL-VKSTC-KSXXDS ngày
24/5/2002.
5. Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết với Quyết định giám đốc
thẩm số 99/GĐT-DS ngày 18/6/2002. (Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 09/DSST
ngày 09/4/2001 của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm và bản án dân sự phúc thẩm số
111/DSPT ngày 12/7/2001 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, giao hồ sơ cho
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
6. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết vụ việc với bản án dân sự
sơ thẩm số 04/DSST ngày 19/2/2003.
7. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã giải quyết bằng bản án
dân sự phúc thẩm số 103/DSPT ngày 07/7/2003.
8. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc
thẩm số 103/DSPT ngày 07/7/2003 tại Quyết định số 64/QĐ-KNGĐT-DS ngày
05/7/2006.
3. Bình luận, đánh giá của nhóm về cách giải quyết của Tòa án
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định đúng thời
điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, những người được hưởng thừa kế, di sản của cụ
Sâm, cụ Liễn, xác định diện tích đất 90,09m 2 đất mà vợ chồng bà Thái, ông Ky lấn
chiếm, đồng thời trích công sức tôn tạo, bảo quản di sản cho vợ chồng ông Ky, bà

4| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

Thái bằng 30% giá trị di sản là có căn cứ đúng pháp luật. Hơn nữa, những vấn đề
nêu trên các đương sự không khiếu nại và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao cũng không kháng nghị nên không xem xét.

Sau khi cụ Sâm, cụ Liễn chết thì vợ chồng bà Thái, ông Ky quản lý sử
dụng toàn bộ nhà đất của 2 cụ, quá trình sử dụng khoảng từ năm 1970 đến năm
1994 vợ chồng bà Thái lấn chiếm 90,09m 2 đất công xung quanh thửa đất của hai cụ.
Khi vợ chồng bà Thái lấn chiếm đất công, chính quyền địa phương không có ý kiến
phản đối. Mặt khác, tại bản đồ địa chính năm 1986 và năm 1994, ông Ky (chồng bà
Thái) được đứng tên là chủ sử dụng toàn bộ thửa đất, bao gồm đất của các cụ và đất
lấn chiếm; năm 1994 bà Thái đã xây tường rào xung quanh thửa đất. Như vậy, mặc
dù có việc vợ chồng bà Thái, ông Ky lấn chiếm đất, nhưng phần lấn chiếm này xen
lẫn với diện tích đất là di sản của hai cụ và việc lấn chiếm xảy ra đã lây, nay không
thể xác định hoàn toàn chính xác đất lấn chiếm cụ thể ở chỗ nào; đồng thời đất lấn
chiếm phù hợp với quy hoạch khu dân cư và vợ chồng bà Thái được đứng tên chủ
sở dụng; do đó theo quy định của pháp luật đất đai thì diện tích đất lấn chiếm nêu
trên bà Thái được tiếp tục sử dụng. Vì vậy, không cần thiết phải xác định vị trí đất
mà vợ chồng bà Thái lấn chiếm như nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao đã nêu.
Về chia hiện vật: ông Hà đã có nhà ổn định ở vị trí khác trên diện tích
2
221m đất. Còn căn nhà cấp 4 trên diện tích 236,72m 2 gia đình bà Thái đã quản lý
sử dụng ổn định từ sau khi cụ Sâm, cụ Liễn chết, trong thực tế diện tích đất còn lại
trong khối di sản có thể chia được mà vẫn đảm bảo giá trị sử dụng. Hơn nữa, giá trị
kỷ phần mà Tòa án cấp sơ thẩm phân chia cho ông Hà lại lớn hơn 2 lần so với kỷ
phần mà ông Hà được hưởng (194.094.832 đồng/93.743.883,3 đồng) là không hợp
lý và không phù hợp với thực tế. Tòa án cấp phúc thẩm chia cho ông Hà 125,31m 2
(ở vị trí S3 của sơ đồ hiện trạng khu đất) có giá trị sử dụng 93.982.000 đồng là đã
lớn hơn giá trị kỷ phần của ông Hà được hưởng và không buộc ông Hà phải thanh
toán chênh lệch là có lý, có tình và có lợi cho ông Hà. Về ngõ đi chung: năm 2001,
bà Thái đã đổi cho dòng họ Nguyễn Đình 22,08m 2 đất để sử dụng ngõ đi chung và
theo sơ đồ hiện trạng thửa đất thì phần đất chia cho ông Hà (S3) có chiều mặt
đường ngõ chung là 8,7m nên ông Hà có thể mở lối đi về phía ngõ chung này. Vì
vậy, việc kháng nghị nêu cần chia cho ông Hà ngôi nhà để thờ cúng và phần đất

chia cho ông Hà không có lối đi là không chính xác, không phù hợp với thực tế.
Về việc xác định mốc giới đất chia cho anh Bình và anh Năng: phần
quyết định của bản án dân sự phúc thẩm đã chia cho anh Bình và anh Năng (đại
diện cho các thừa kế của ông Khả) 72,38m 2 đất (sau ngôi nhà ngói cổ) có chiều mặt
đường xã là 4,7m và chiều dài mặt đường xóm là 15.4m. Tại sơ đồ hiện trạng khu
đất thì thửa đất S1 có hai hướng giáp lối đi. Như vậy, có thể xác định là anh Bình,
anh Năng được chia phần đất ở phía Bắc của thửa S1. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm

5| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

giao phần đất cho anh Bình, anh Năng đã có ranh giới rõ ràng và đã được thi hành
xong, không có khiếu nại. Vì vậy, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao cho rằng phần đất giao cho anh Bình, anh Năng không có mốc giới là
không có cơ sở.
Về 22,08m2 đất bà Thái đổi cho dòng họ Nguyễn Đình: năm 2001,
bà Thái đã đổi 22,08m2 đất cho dòng họ Nguyễn Đình để đổi lấy ngõ đi chung,
nhưng các đương sự không có ý kiến phản đối và hiện nay dòng họ Nguyễn Đình
cũng không khiếu nại. Tòa án cấp phúc thẩm xác định 526m 2 đất là di sản của cụ
Sâm, cụ Liễn là đúng, đồng thời chia cho các thừa kế của ông Khả (do anh Bình và
anh Năng đại diện)72,38m2, chia cho ông Hà 125,31m2, phần còn lại bà Thái và các
con được chia. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm đã chia toàn bộ di sản của hai cụ
cho những người thừa kế, nhưng tại kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao lại cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm không chia 22,08m 2 đất nêu
trên là không đúng.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291 và khoản 1 ĐIều 297 Bộ luật

tố tụng dân sự, Quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị số 64/QĐ-KNGĐT-DS ngày 5/7/2006 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số
103/PTDS ngày 7/7/2003 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
2. Giữ nguyên bản án dân sự phúc thẩm số 103/PTDS ngày 7/7/2003 của Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
Lý do không chấp nhận kháng nghị: Quyết định của bán án phúc thẩm là đúng
pháp luật, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
4.Cách giải quyết vụ việc của nhóm
Nhóm đồng ý với các xác định thời điểm mở thừa kế (thời điểm mở
thừa kế lần thứ nhất vào tháng 9/1979 khi cụ Sâm chết; thời điểm mở thừa kế lần
hai là vào năm 1999 khi cụ Liễn chết), di sản thừa kế, những người được hưởng
thừa kế, di sản của 2 cụ, xác định diện tích đất 90,09 m 2 mà vợ chồng bà Thái, ông
Ky lấn chiếm, đồng thời trích công sức tôn tạo, bảo quản di sản cho vợ chồng ông
Ky, bà Thái bằng 30% giá trị di sản của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm.
Giải quyết vụ tranh chấp theo bản án Dân sự phúc thẩm số 103/PTDS
ngày 7-7-2003 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hà Nội

6| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

II. TÌNH HUỐNG THỨ HAI
1. Tóm tắt nội dung vụ việc
Hai cụ Nguyễn Phú Ngân và Vũ Thị Dượu sinh được năm người con là:
1. Bà Nguyễn Thị Bùi, sinh năm 1931

Địa chỉ: tổ 10 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
2. Bà Nguyễn Thị Thơm, sinh năm 1937
Địa chỉ: tổ 16 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
3. Bà Nguyễn Thị Ngọt, sinh năm 1938
Địa chỉ: 210 Trần Quý Cáp, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hòa.
4. Bà Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1941
Địa chỉ: tổ 16 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
5. Ông Nguyễn Phú Hồi đã mất năm 1997, có vợ là Đặng Thị Quất, sinh năm
1935 và có ba người con là anh Nguyễn Phú Quốc sinh năm 1967, anh
Nguyễn Phú Huy sinh năm 1976 và anh Nguyễn Phú Hương sinh năm 1969.
Năm 1947, cụ Vũ Thị Dượu mất. Năm 1953, cụ Ngân nhận một người con
nuôi đặt tên là Nguyễn Phú Định. Năm 1954, cụ Ngân lấy thêm một người vợ là
Nguyễn Thị Sách. Cụ Ngân và cụ Sách không có con chung. Ông Định vẫn sinh
sống cùng cụ Ngân, cụ Sách cả khi các chị và anh trai lớn lên rồi đi xây dựng gia
đình ở nơi khác.
Năm 1974 do nhà đất đang ở tại bãi giữa Trung Hà bị ngập lụt, gia đình cụ
Ngân lúc đó có ba nhân khẩu: cụ Ngân, cụ Sách, anh Định được ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm cho di chuyển vào Bắc Biên và được cấp 360
m2 đất cấp tại Bắc Biên, Ngọc Thụy làm nhà ở. Gia đình cụ Ngân đem toàn bộ
khung nhà cũ dựng trên đất được cấp và sinh sống tại đó. Đến năm 1977, cụ Ngân
ốm nặng và được người con trai cả là ông Nguyễn Phú Hồi đưa về chăm sóc và mất
tại nhà ông Hồi vào năm 1980. Nhà đất của cụ Ngân, cụ Sách được cụ Sách quản lý,
sử dụng suốt từ khi cụ Ngân mất đến khi cụ Sách mất năm 1998. Năm 1982, vợ
chồng ông Định đã dỡ nhà đất mà hai người sinh sống để xây dựng một nhà mới và
còn tận dụng một số vì kèo từ nhà cụ Ngân, cụ Sách đưa vào nhà mới.
Cụ Ngân, cụ Sách mất đi đều không để lại di chúc. Sau khi cụ Sách mất, vợ
chồng ông Định tiếp tục quản lý di sản của bố mẹ. Tháng 10/2005, ông Định có mời
năm chị em là bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên và bà Quất đến thống nhất chia
một phần tài sản đất ở của bố mẹ cho năm chị em. Cuộc họp đã thống nhất cho để

ông Định được sử dụng 240 m2 đất. Còn lại 120 m2 chia cho 5 chị em gái (có văn
bản). Nhưng khi Ủy ban nhân dân phường tiến hành đo đạc phân chia mốc giới thì
bà Chén vợ ông Định phản đối nên việc phân chia không thực hiện được.
7| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

Nay các bà: bà Bùi, bà Thơm bà Ngọt, bà Liên và bà Quất yêu cầu Tòa án
phân chia di sản của cụ Ngân và chia thừa kế phần di sản của cụ Sách cho các bà
theo quy định của pháp luật. Trước yêu cầu khởi kiện của các chị, ông Định đề nghị
tòa án căn cứ pháp luật giải quyết.
*Tranh chấp đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội giải quyết theo bản
án số 08/2007/DS-ST ngày 7/2/2007.
Tòa án đã xác định quan hệ huyết tộc, di sản còn lại và chia theo diện và hàng thừa
kế theo pháp luật.

Nội dung giải quyết:
 Về quan hệ huyết tộc.
Tòa án xác định thừa kế được mở vào ba thời điểm như sau:
+ Thừa kế lần 1 được mở vào năm 1947 khi cụ Dượu chết. Hàng thừa kế thứ nhất
của cụ Dượu gồm cụ Ngân, ông Hồi, bà Bùi, bà Ngọt, bà Liên, bà Thơm.
+ Thừa kế lần 2 được mở vào năm 1980 khi cụ Ngân chết. Hàng thừa kế thứ nhất
của cụ Ngân gồm cụ Sách, ông Hồi, bà Bùi, bà Ngọt, bà Liên, bà Thơm, ông Định.
+ Thừa kế lần thứ 3 được mở vào năm 1998 khi cụ Sách chết. Hàng thừa kế thứ nhất
của cụ gồm bà Bùi, bà Ngọt, bà Liên, bà Thơm, ông Định và những người thừa kế
thế vị của ông Hồi là anh Huy, anh Quốc, anh Hương.
 Về di sản.

Các đương sự đều thừa nhận sau khi cụ Dượu chết. Năm 1974, nhà đất trước
đây cụ Dượu và cụ Ngân sinh sống đã bị nước lụt cuốn trôi. Vì vậy, di sản chung
giữa cụ Dượu và cụ Ngân không còn.
Di sản giữa cụ Ngân, cụ Sách và ông Định là một mảnh đất có diện tích 360
m2 do HTX Bắc Cầu, xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm cấp cho gia đình cụ Ngân
năm 1974. Tuy nhiên, năm 1993, khi Ủy ban nhân dân xã Ngọc Thụy tiến hành đo
đạc trên thực tế diện tích đất đã thành 451m2. Việc lấn chiếm đất diễn ra trong thời
gian dài, nay đia phương không có chủ trương thu lại phần đất đã bị lấn chiếm, hơn
nữa phần đất này cũng không nằm trong quy hoạch của thành phố nên Hội đồng xét
xử đã xác định diện tích đất thực tế 451 m2 là tài sản chung của cụ Ngân, cụ Sách,
ông Định. Do vậy, mỗi người được quyền sử dụng 1/3 diện tích đất trên, tương ứng
với 150,3 m2.
Tại bản án số 08/2007/DS-ST ngày 7/2/2007, Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội đã ra quyết định xử như sau:
1/ Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế và phân chia tài sản chung thuộc sở hữu chung
của bà Nguyễn Thị Bùi, bà Nguyễn Thị Thơm, bà Nguyễn Thị Liên, bà Đặng Thị
Quất đối với di sản của cụ Nguyễn Thị Sách và tài sản của cụ Nguyễn Phú Ngân để
lại.

8| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

2/ Xác định di sản và tài sản của cụ Nguyễn Thị Sách và cụ Nguyễn Phú Ngân để
lại gồm có:
Diện tích 300,6 m2 đất (trong tổng số 451 m2) thuộc thửa đất số 44 tờ bản đồ
01-theo bản đồ đo vẽ năm 1993 tại tổ 10, thuộc Ủy ban nhân dân phương Ngọc

Thụy, quận Long Biên, Hà Nội có giá trị là 1.803.600.000 đồng.
3/ Thanh toán tài sản chung vợ chồng cụ Ngân cụ Sách mỗi cụ được hưởng ½ giá
trị tài sản là 901.800.000 đồng.
4/ Cụ Nguyễn Phú Ngân chết năm 1980 thời hiệu khởi kiện thừa kế đã hết từ ngày
10/3/2003. Phân chia tài sản của cụ cho các thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất
của cụ gồm: bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên, ông Định và các thừa kế chuyển
tiếp của ông Hồi là bà Quất, anh Quốc, anh Hương, anh Huy. Mỗi kỷ phần được
hưởng có giá trị tài sản là: 901.800.000 đồng : 6 = 150.300.000 đồng.
5/ Cụ Nguyễn Thị Sách chết năm 1998, thời điểm mở thừa kế năm 1998.
+ Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Sách gồm: bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên, ông
Định và các thừa kế thế vị của ông Hồi là anh Quốc, anh Hương, anh Huy. Mỗi
thừa kế được hưởng kỷ phần có trị giá là 901.800.000 đồng : 6 = 150.300.000
đồng.
+ Ghi nhận sự tự nguyện của bà Quất và ba con là anh Quốc, anh Hương, anh Huy
tính gộp chung kỷ phần giá trị được hưởng gộp chung vào một khối.
Tổng cộng bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên, ông Định, bà Quất và ba con
là anh Quốc, anh Hương, anh Huy mỗi người được hưởng giá trị khi phân chia tài
sản của cụ Ngân và kỷ phần thừa kế của cụ Sách có giá trị là 150.300.000 đồng +
150.300.000 đồng = 300.600.000 đồng.
6/ Chia hiện vật bằng hiện vật cụ thể như sau:
+ Ghi nhận sự tự nguyện của bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên, ông Định, bà Quất
cùng ba người con là anh Quốc, anh Hương, anh Huy yêu cầu chia hiện vật gộp vào
một khối.
Giao bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên, bà Quất cùng ba con là anh Quốc,
anh Hương, anh Huy được sử dụng phần đất phía bên tay trái đứng từ đường đi
chung nhìn vào (giáp nhà đất ông Tụng). Có chiều rộng giáp đường đi chung của
xóm 7,5m. Chiều rộng cuối thửa đất giáp ao công 4m. Có chiều dài giáp nhà đất
ông Tụng 25,6m (tính từ điểm giáp đường đi chung của xóm kéo sâu vào phía trong
đến hết thửa đất, giáp ao công). Có chiều dài giáp phần nhà đất ông Định 26,65m
(tính từ điểm tiếp giáp với đường đi chung của xóm kéo sâu vào phía trong đến hết

thửa đất, giáp ao công), có diện tích là 146,24 m2 = 877.440.000 đồng.
Bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên, bà Quất cùng các con được sở hữu và sử
dụng toàn bộ các công trình xây dựng và cây cối có trên diện tích 146, 24 m2 đất
được sử dụng (do vợ chồng ông Định bà Chén xây dựng phát triển), có trị giá tài
sản được hưởng là 606.660.000 đồng

9| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

Giao cho ông Định được sử dụng phần đất còn lại có diện tích 304,76m2
(phía giáp nhà ông Hưng), trên có nhà cấp 4 và các công trình do vợ chồng ông
Định xây dựng, phát triển, có trị giá đất là 1.828.560.000 đồng. Trong đó có trị giá
150,4m2 đất là phần tài sản của ông là 902.400.000 đồng. Có 300.600.000 đồng kỷ
phần tài sản ông được hưởng của cụ Ngân cụ Sách. Cộng lại là 1.203.000 đồng.
Ông Định phải thanh toán trả bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên và mẹ con
bà Quất số tiền chênh lệch tài sản được hưởng là 606.660.000 đồng (đã trừ
18.900.000 đồng tài sản do vợ chồng ông Định phát triển trên diện tích đất chia cho
5 thừa kế nêu trên).
Các bên cùng thỏa thuận xây ngăn giữa hai phần đất được chia. Nếu một bên
không xây và được sở hữu vật liệu xây dựng đó.
7/ Về án phí.
Bà Bùi, bà Thơm, bà Ngọt, bà Liên: mỗi bà phải chịu 1.600.000 đồng án phí
dân sự sơ thẩm. Được trừ vào 4.000.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp tại 4 biên lai
số 0615, 0616, 0617, 0619 ngày 26/4/2006 tại Thi hành án quận Long Biên, Hà Nội
(Mỗi bà còn phải chịu 600.000 đồng đóng án phí dân sự sơ thẩm).
Ông Định còn phải nộp 4.800.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.


2. Bình luận và đánh giá của nhóm của nhóm về cách giải quyết của Tòa
án.
Thứ nhất, theo ý kiến của nhóm là đồng ý với quyết định của Tòa Án về cách
phân chia như trên.
Bởi ông Ngân, Bà Dượu và Bà Sách chết đều không để lại di chúc, việc phân
chia tài sản thừa kế là phân chia theo pháp luật. Do đó, cần phải xác định được phần
tài sản hiện còn cũng như số tài sản bằng tiền mà người chết để lại. Tiếp theo là xác
định hàng và diện thừa kế rồi phân chia di sản.
Việc phân chia như trên cũng được gia đình đồng ý và làm theo.
Thứ hai, nhóm có ý kiến về phần đất của giữa cụ Ngân, cụ Sách và ông
Định, đây là phần đất mà trong sổ đỏ đứng tên chủ sở hữu là hộ gia đình của cụ
Ngân gồm có ba người là cụ Ngân, cụ Sách và ông Định vì vậy nó là tài sản chung
của ba người thế nên 1/3 mảnh đất đó là của ông Định và không phải là di sản của
cụ Sách và cụ Ngân.

III. TÌNH HUỐNG THỨ BA

10| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

1. Tóm tắt vụ việc và quyết định của tòa án
Tài sản là nhà đất tại xóm 3, Phú Xá, Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. từ
1994 là 41 cụm 6, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.
Cụ Phạm Văn Viết có vợ là Cụ Mủn. Hai cụ có bốn người con là Bà Phạm
Thị Hoan, Ông Phạm Văn Thuyết, Bà Phạm Thị Việt và Ông Phạm Tiêu Sơn.

Ngày 19/8/1995 bà Phạm Thị Việt khởi tố đề nghị tòa án yêu cầu chia di sản
thừa kế là nhà đất. Trong đó bao gồm:
+ 800 m2: gồm 40m2 nhà cổ, 1 bếp, 1 sân gạch 30m2 ; 1 bể nước 4m3 .
+ 1 ao chung 720m2 của năm anh em cụ Viết chia 5 phần. Cụ Viết được sử
dụng 360m2 .
- Sau khi cụ Viết mất năm 1963, bà Hảo và ông thuyết quản lí và sử dụng;
năm 1968 ông Thuyết mất, bà Hảo và con tiếp tục quản lí.
-

Quá trình sử dụng: anh Phấn, anh Đường và chị Chắt (con bà Hảo) có xây
dựng trên diện tích đất cụ Viết để lại với trị giá 2 tỷ đồng.

-

Năm 2004: bà Hảo bán một phần cho Đinh thị Thu Hương và Vợ chồng
Nguyễn Kim Loan 220m2 đất, có giấy tờ mua bán đủ thủ tục.

-

Năm 2002, bà Việt mất, ông Tý (chồng bà Việt và các con bà yêu cầu chia
820m2 đất thổ cư, còn phần đất ao không có yêu cầu chia.

Bị đơn trình bày
- 820m2 đất tại 41 cụm 6 Phú Thượng do bà Hảo quản lý từ 1963.
- 1978 bà Hảo làm thủ tục kê khai và đứng tên trên diện tích này.
- 2002 UBND quận Tây Hồ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở diện tích bằng 801m2, khi làm thủ tục không ai có ý
kiến gì.
- Vì vậy, nguyên đơn khởi kiện không có cơ sở vì:
+ Nguyên đơn không có giấy tờ khẳng định quyền sử dụng đất của ông Viễn

theo điều 50 Luật đất đai:
Khoản 1: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại
giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp
tiền sử dụng đất.
a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt
Nam;

11| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tái sản gắn
liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn xác nhận đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
e) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật
f) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ củ cấp cho người sử dụng
đất.
Khoản 2: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy

định tại khoản 1 điều này mà trên giấy đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về
việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiiện thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác
nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Khoản 5: Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết địn giải
quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật.
Có một trích lục bản đồ trích từ sổ mục kê năm 1960.
+ Diện tích đất mà nguyên đơn đòi chia đã được UBND quận Tây Hồ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên bà Hảo.
+ Từ 1963 đến nay bà Hảo đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Người có nghĩa vụ liên quan
Thái, Chiến, Hà không có ý kiến.
-

Đường, Phấn, Thân, Trường: đề nghị bác đơn.

Đinh Thu Hương và Nguyễn Kim Loan mua 194,8m 2 năm 2003 và
119,1m2 năm 2004. Việc mua bán được làm thủ tục ngày 27/5/2003.
Hội đồng xét xử nhận định

12| P a g e


Bài tập nhóm số 2


N08. TL3

Diện tích đất tại Phú Xá, Phú Thượng, Tây Hồ theo bản đồ sở mục kê lưu
giữu tại UBND xã thể hiện:
- 1960: bà Hảo là chủ sử dụng.
-

1975: bà Hảo là chủ sử dụng.

-

1986: 409m2 thuộc sự sở hữu của ông Phấn và 426m2 thuộc sự sở hữu của bà
Hảo.

-

1994: 1076m2 thuộc sự sở hữu của bà Hảo.

-

1998: bà Hảo kê khai 1010m2 .

-

5/10/2000: hồ sơ được thông qua hội đồng xét duyệt với diện tích 1010m2 .

-

31/12/2002: chủ sở hữu 1010m2 là bà Hảo trong đó có:


+ 801m2 đất ở được cấp giấy chứng nhận.
+ 178m2 đất vườn liền kề.
+ 31m2 đất không cấp giấy chứng nhận.
- Tài liệu do nguyên đơn cung cấp chỉ có một trích lục bản đồ 820m 2 đất thổ
cư chủ sử dụng là Phạm Văn Viết năm 1960 nhưng không được coi là giấy
chứng minh quyền sử dụng đất.
- Theo nghị quyết số 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004, mục II điểm 13 quy
định trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một
trong các loại giấy tờ được quy định tại tiểu mục 1.1 và 1.2 của mục này …
thì tòa án giải quyết theo các trường hợp được quy định tại khoản 1.3 mục II
nghị quyết này.
- Quá trình quản lí, sử dụng đất, từ 1963 cụ Viết mất, 1968 ông Thuyết mất, bà
Hảo đã quản lí, sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước.
- 1978: diện tích đất được kê khai theo tên bà Hảo.
- 31/12/2002: bà Hảo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
UBND quận Tây Hồ, không có cá nhân, tổ chức nào khiếu kiện về quyết
định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó; không có cơ quan nào bác
bỏ tính chất pháp lí của quyết định này.
Kết luận:
Căn cứ vào điều 34, 131, 245 bộ luật tố tụng dân sự; điều 50 luật đất đai;
điều 170, 674 bộ luật dân sự; nghị quyết số 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004 hướng
dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
điều 7 nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 quy định về mức nộp án phí hội đồng xét
xử bác đơn yêu cầu xin chia thừa kế của các đồng nguyên đơn; mức án phí xung
công quỹ nhà nước là 1 triệu đồng.

13| P a g e


Bi tp nhúm s 2


N08. TL3

2. Nhn xột ca nhúm v cỏch gii quyt ca Tũa n
Tũa ỏn ó x lớ hon ton chớnh xỏc theo quy nh ca phỏp lut hin hnh
v vic tranh chp tha k quyn s dng t v nhúm ng tỡnh vi cỏc nhn nh
v quyt nh ca tũa trong trng hp ny.

IV. NHN XẫT CA NHểM PHP LUT V THA K QUYN
S DNG T
Chế định quyền thừa kế là một trong những chế định pháp luật chiếm vị trí
quan trọng của luật dân sự Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về
trình tự, thủ tục chuyển dịch tài sản của ngời chết sang cho ngời thừa kế.
Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (năm 1995 và năm 2005) thì di
sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của ngời chết, phần tài sản của ngời chết trong
khối tài sản chung với ngời khác. Quyền sử dụng đất cũng đợc coi là di sản thừa kế
đặc biệt và đợc để lại thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất
đai. Sở dĩ việc thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử
dụng đất phải tuân theo pháp luật đất đai vì theo quy định của Hiến pháp năm 1992
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nớc thống nhất quản lý. Theo các quy định
pháp luật ban hành trớc năm 1992 (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986, Luật đất đai năm 1987...) thì đất đai thuộc quyền sở hữu
toàn dân, do đó quyền sử dụng đất đợc giao không phải là quyền sở hữu về tài sản
của công dân nên không thể trở thành di sản khi công dân chết.
Theo quy định của pháp luật thì một trong những căn cứ xác lập quyền sử
dụng đất của cá nhân là thông qua việc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua
thừa kế. Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của ngời chết
sang ngời còn sống (ngời thừa kế) theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì quyền thừa kế đợc xác định là
quyền chung của ngời sử dụng đất không phụ thuộc vào loại đất. Ngời sử dụng đất

đợc thực hiện quyền thừa kế khi có các điều kiện sau: Có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo
thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất thì ngời sử dụng đợc thực hiện quyền để thừa
kế và quyền hởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Và nghĩa vụ chung của ngời
đợc nhận thừa kế quyền sử dụng đất là phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất.
Riêng với các vấn đề về hình thức để lại thừa kế, trình tự thủ tục đăng ký
quyền sở hữu, thời hiệu thừa kế... đợc áp dụng thống nhất cho các loại đất theo pháp
luật dân sự và đất đai.
Một trong những vấn đề chủ yếu cần làm rõ khi xác lập quyền thừa kế là phải
xác định tài sản để lại thừa kế là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của ngời chết. Khi có
tranh chấp đối với di sản thừa kế thì việc xác định những ngời thuộc hàng thừa kế
theo pháp luật (đối với trờng hợp không có di chúc) là rất quan trọng.

14| P a g e


Bài tập nhóm số 2

N08. TL3

Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II,

Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

|




×