Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ KHẢO CỔ HỌC ÓC EO VÀ PHÙ NAM ĐỀ TÀI MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VỚI CÁC QUỐC GIA CÙNG THỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA

CHUN ĐỀ: KHẢO CỔ HỌC ĨC EO VÀ PHÙ NAM
ĐỀ TÀI:
MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VỚI CÁC QUỐC
GIA CÙNG THỜI
CBGV: Th.s Hà Thị Kim Chi
SVTH:
Họ và tên
1. Quách Võ Hoàng Quyên

MSSV
1356040066

2. Hoàng Tuấn Cường
3. Nguyễn Huỳnh Tấn Hiệp
4. Nguyễn Thế Xuân

1256040011
1356040149
1356040243

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................. 3


CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC LẬP
MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM.................................4
1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................4
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... . 4
CHƯƠNG 2: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI CÁC QUỐC GIA CÙNG THỜI........................................................ 6
2.1. Mối quan hệ ngoại giao.......................................................................... 6
2.1.1. Phù Nam - Ấn Độ................................................................................ 6
2.1.2. Phù Nam - Trung Quốc........................................................................8
2.1.3. Phù Nam - Lâm Ấp..............................................................................9
2.1.4. Phù Nam - La Mã, Ba Tư....................................................................10
2.2. Mối quan hệ bang giao...........................................................................10
CHƯƠNG 3: SỰ SUY VONG CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
THÔNG QUA CÁC MỐI QUAN HỆ........................................................14
KẾT LUẬN..................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................19


3

LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ đầu công nguyên, ở vùng đất Nam Bộ Việt Nam đã tồn tại một
quốc gia cổ đại hùng mạnh, được biết đến như là một trung tâm thương mại
lớn nhất của Đông Nam Á cổ đại. Đó là vương quốc Phù Nam. Trong thời kì
cường thịnh, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng, chi phối toàn bộ vùng vịnh
Thái Lan và kiểm soát con đường giao thương huyết mạch từ Nam Đông
Dương sang Ấn Độ qua eo Kra. Trong đó, Ĩc Eo được xem là “bộ phận
duyên hải của vương quốc cổ Ấn Độ hóa Phù Nam”, là cảng thị đại diện cho
Phù Nam tiếp xúc với bên ngoài, là đầu mối của đường mậu dịch hàng hải
quốc tế trên “con đường hồ tiêu”, “con đường tơ lụa”, là một trung tâm bn

bán hàng hóa lớn bậc nhất của Đơng Nam Á.
Trong q trình tồn tại của mình từ thế kỉ I - VII, Phù Nam đã gây dựng
nên một đế chế hùng mạnh mà ngày nay chúng ta có thể so sánh như là một
“đế quốc”. Thông qua nhiều con đường như quân sự, kinh tế, thương mại,
chính trị... Mà Phù Nam đã tạo cho mình một mối quan hệ rất rộng rãi với
các quốc gia cùng thời như Trung Quốc, Ấn Độ, Lâm Ấp (miền trung Việt
Nam), Chân Lạp...
Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ của vương quốc Phù Nam với
các quốc gia cùng thời, chúng ta sẽ hiểu được “diễn trình hình thành, phát
triển và suy vong” của một quốc gia cổ đại được xem là lớn mạnh nhất khu
vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đồng thời, mở rộng mối quan hệ của vương
quốc Phù Nam với văn hóa Ĩc Eo, tạo thêm cứ liệu trong việc khẳng định
văn hóa Ĩc Eo chính là nền tảng vật chất cho sự ra đời của vương quốc Phù
Nam. Từ đó, xác lập cơ sở pháp lý về chủ quyền quốc gia đối với vùng đất
Nam Bộ trong tiến trình phát triển của lịch sử và góp phần vào việc củng cố
ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cịn lại tại vùng đất Nam
Bộ.


4

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC LẬP
MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
1.1. Vị trí địa lý
Sử liệu Trung Hoa ghi rằng: “Vương quốc Phù Nam ở về phía Nam ấp
phong Nhật Nam (JENAN) trong một cái vịnh lớn hướng Tây đại dương.
Phù Nam cách xa Nhật Nam hơn 3000 lý về phía Tây Nam xứ Lâm Ấp
(LINYI). Thủ đô cách bờ biển 500 lý. Trong nước có một con sơng lớn chảy
từ hướng Tây Bắc về hướng Đông đổ ra biển. Lãnh thổ này rộng hơn 3000
lý [2:11-12]1. Như vậy, Phù Nam nằm ở khu vực hạ lưu và châu thổ sơng

Cửu Long. Có 2 mặt Đơng Nam đều giáp biển, là vị trí trung chuyển cho các
tuyến đường biển. Từ đầu công nguyên do nhu cầu trao đổi và buôn bán con
đường mậu dịch trên biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men
theo ven biển Trung Hoa qua biển Chăm Pa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi
đổ bộ qua eo Kra hay còn gọi là Takola và con đường ven biển qua các nước
Nam Á đến Tây Á và từ đó nối với Địa Trung Hải đã được hình thành và
Phù Nam nằm trên vị trí cực kỳ thuận lợi trên hải trình Đơng – Tây này.
Phù Nam ở phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan là một vịnh lớn, kín gió rất
thuận lợi cho tàu bè neo đậu, tránh bão, là nơi dừng chân cho một chuyến
hành trình dài để mua lương thực, nước ngọt và trao đổi các vật phẩm khác...
Đây là điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế thương mại trên biển của
Phù Nam phát triển mạnh. Phù Nam nằm ở vị trí là con đường trung chuyển
bắt buộc từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương nằm trên con đường
hương liệu phương Đông. Tạo điều kiện thuận lợi cho Phù Nam giao lưu
buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian này.
Phù Nam có vị trí địa lý nằm cách xa Trung Hoa nên không bị ảnh
hưởng quá nhiều bởi sự cai trị và bị Trung Hoa gây chiến tranh liên tục. Đây
là điều kiện thuận lợi để Phù Nam có được hịa bình và phát triển kinh tế
thương mại trên biển và thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các nước trong
khu vực.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển về kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp của Phù Nam
cũng là một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế thương mại của Phù Nam
phát triển mạnh mẽ. Ở Phù Nam nền kinh tế thủ công nghiệp đã khá phát
triển như: Kỹ nghệ sản xuất đồ gốm, nghề luyện kim và chế tác các đồ trang
sức đều rất tinh vi. Tạo ra các loại hàng hóa phong phú để trao đổi, bn bán
với thương nhân nước ngồi. Đặc biệt, ở Phù Nam nghề đóng tàu ra đời sớm
do nhu cầu mở rộng buôn bán, mở rộng lãnh thổ của cư dân Phù Nam và kỹ
1


Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr.11-12.


5

thuật này ngày càng phát triển “Thời kỳ này Phù Nam đã đóng được những
con tàu lớn, có thể vượt biển đi xa”. Kỹ thuật đóng tàu và sửa chữa tàu
thuyền phát triển tạo điều kiện cho cư dân Phù Nam có thể bn bán xa bờ
và thương nhân nước ngồi n tâm khi đến bn bán tại đây.
Cư dân của Phù Nam là sự kết hợp giữa hai bộ phận người Môn Cổ và
người Nam Đảo. Trong khi người Mơn Cổ giỏi chinh chiến và tổ chức xã hội
thì người Nam Đảo lại giỏi buôn bán và cư dân Phù Nam có một bộ phận
chun làm nghề bn bán. Tề Thư viết “Người Phù Nam khôn quỷ, mưu
lược, nhưng tốt bụng và thật thà, họ chuyên nghề buôn bán” [6;18]2. Cư dân
Nam Đảo giỏi đi biển họ thông thạo đường thủy ngồi thuyền đi buôn bán
xa.. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế thương mại của Phù Nam.
Từ đầu công nguyên do nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hóa và tìm thêm
những nguồn hương liệu q hiếm của các thương nhân nên con đường mậu
dịch trên biển đã được hình thành. Nối liền từ Ấn Độ Dương với Thái Bình
Dương, từ Trung Quốc sang Ấn Độ nên Phù Nam đã nằm trong vị trí vơ
cùng quan trọng trong hải trình dài đó. Hơn nữa, trong những thế kỷ đầu
cơng ngun đến thế kỷ VI kỹ thuật đóng tàu lớn chưa phát triển. Các
thương nhân chủ yếu vẫn đi bằng thuyền nhỏ kinh nghiệm đi biển chưa
nhiều nên họ buộc phải đi men theo bờ biển từ Trung Hoa qua biển Champa,
Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi mới đổ bộ qua eo Kra và con đường ven biển
qua các nước Nam Á đến Tây Á và nối với Địa Trung Hải. Chính vì vậy mà
Phù Nam trở thành vị trí trung chuyển bắt buộc của các hải trình biển. Đây là
điều kiện khách quan vơ cùng thuận lợi khiến thương mại Phù Nam phát
triển rực rỡ và Phù Nam trở thành một đế quốc hùng mạnh từ thế kỷ III đến

giữa thế kỷ VI.
Chính vì những điều kiện thuận lợi trên mà Phù Nam đã thiết lập nên
mối quan hệ rộng rãi với nhiều nước. Đồng thời, cũng từ đó mà mở rộng
lãnh thổ, phạm vi ảnh hưởng của mình ra bên ngồi. Dựa vào tài liệu thư tịch
cổ, có thể xác định khơng gian của Vương quốc Phù Nam bao gồm lãnh thổ
rộng lớn: Về phía đơng đã kiểm sốt cả vùng đất Nam Trung Bộ (giáp
Chămpa). Về phía Tây Bắc đến trung lưu sơng Mê Kơng. Về phía Tây đến
phần lớn thung lũng sơng Mênam (Thái Lan) và cao ngun Cịrạt. Về phía
Nam đến các nước ngồi hải đảo thuộc phần đất phía Bắc bán đảo Malaysia
ngày nay.

2

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 18.


6

CHƯƠNG 2: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI CÁC QUỐC GIA CÙNG THỜI
2.1. MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO
Từ đầu công nguyên đến thế kỉ V, con đường mậu dịch trên biển nối liền
Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men theo ven biển từ Trung Hoa qua
ven biển Chămpa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi chuyển bộ qua eo Kra gọi
là Takola và tiếp tục con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và
từ đó nối với Địa Trung Hải. Vương quốc Phù Nam nằm trên con đường
thuận lợi của hải trình nối từ Đông - Tây này nên dễ dàng thiết lập mối quan
hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và thế giới mà cảng thị Óc Eo Ba Thê chính là trung tâm mậu dịch quốc tế của Phù Nam và cả Đông Nam
Á lục địa. Trung tâm này không những là nơi giao dịch, mua bán giữa Phù

Nam với nước ngồi mà cịn là nơi dừng chân để lấy nước và mua sắm
lương thực, thực phẩm của các con thuyền trên hải trình thương mại quốc tế.
Đây là một trong những địa điểm quan trọng góp phần làm sáng tỏ mối quan
hệ của vương quốc Phù Nam với các quốc gia cùng thời.
2.1.1. Phù Nam - Ấn Độ
Đối với Ấn Độ, mối quan hệ chủ yếu của Phù Nam là giao lưu văn hóa
và thương mại. Người Ấn Độ đến Phù Nam để truyền đạo và giao lưu bn
bán, thậm chí dừng chân ở lại để lập nghiệp, cưới vợ sinh con đẻ cháu ở đây.
Trong quá trình cộng cư ấy, người Ấn Độ mang theo cả nền văn hóa lớn của
mình vào vùng đất này để văn hóa Ấn Độ từ từ thấm sâu vào vương quốc
Phù Nam.
Về phương diện chính trị, theo thư tịch và bia ký, ngay từ thời lập
quốc, ở vùng đất Nam Bộ Việt Nam sang đến Biển Hồ (tức Campuchia) có 7
liên minh bộ tộc của cư dân bản địa và một số thị tộc, bộ lạc sống lẻ tẻ ở
miền núi. Đứng đầu liên minh bộ tộc là một nữ chúa mà các sách sử Trung
Quốc đều gọi là Liễu Diệp. Khoảng thế kỉ thứ I, người Ấn Độ mà sử Trung
Quốc gọi là Hỗn Điền đem quân đội theo đường biển tấn công vào Vương
quốc của Liễu Diệp, lấy Liễu Diệp làm vợ, thay vợ làm vua đất này. Dần
dần, Hỗn Điền chinh phục các thị tộc và bộ lạc khác, lập ra nước Phù Nam.
Theo Lương thư: "Liễu Diệp tuổi trẻ, khoẻ mạnh như con trai…Người của
Liễu Diệp đông, thấy thuyền đến thì muốn bắt giữ. Hỗn Điền giương cung
bắn, tên xuyên qua bên mạn thuyền, đến theo những kẻ hầu. Liễu Diệp sợ
hãi xin hàng. Hỗn Điền lấy Liễu Diệp làm vợ rồi cai trị nước Phù


7

Nam"[6:22]3. Hỗn Điền cai trị nước Phù Nam, ông không bằng lòng khi thấy
lối trang phục của vợ nên đã lấy vải xếp lại và tròng từ cổ xuống để che thân
cho vợ. Ngoài việc dạy phụ nữ mặc y phục, ơng cịn đem pháp luật, chữ viết

và tơn giáo Ấn Độ truyền vào Phù Nam, “Nhà vua người Ấn Độ đặt quyền
cai trị nước này (Phù Nam) và chữ viết sanskrit được đào tạo và sử dụng”
[11:254]4. Đánh dấu bước chân xâm nhập chính trị của Ấn Độ vào Phù Nam.
Do đó, khơng thể nói rằng khơng có sự ảnh hưởng của Ấn Độ vào nền chính
trị của Phù Nam khi bản thân người khai sinh và đứng đầu quốc gia này có
nguồn gốc là người Ấn [9:490]5.
Phù Nam liệt truyện của Khang Thái viết: "Khi xưa, dưới triều Phạm
Chiên có một người nước Đàm Dương tên là Gia Tường Lê từ Ấn Độ, đi
từng chặng đường đã đến mua bán ở Phù Nam. Người ấy kể với vua Phạm
Chiên về những tập quán, vẻ huy hoàng và sự trù phú của Ấn Độ. Phạm
Chiên đã cử sứ giả sang thông hiếu vớ Ấn Độ…Quốc vương Ấn Độ cho
người đưa phái bộ đi thăm thú trong nước, và khi họ ra về, ông đã gửi tặng
vua Phù Nam bốn con ngựa của xứ Nguyệt Chi…" [13:75]6. Như vậy, Phạm
Chiên có lẽ là vị vua đầu tiên đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với
vương triều Ấn “Cu-sa-na” ở lưu vực sông Hằng.
Năm 357, Thiên Trúc Chiêu Đàn là người Ấn Độ đã chiếm ngôi của vua
Phù Nam. Đây là giai đoạn loạn lạc vì theo Tấn thư, năm 357, "Trúc Chiêu
Đàn tự xưng làm vua". Tuy nhiên, thời kì này cũng đánh dấu bước chuyển
quan trọng của Vương quốc Phù Nam. Những chinh phục của vương triều
Gupta đã thúc đẩy đợt thiên di của người Ấn Độ về các vùng đất phía Đơng
Vịnh Bengan, các vùng hải đảo, nội địa Đông Nam Á. Những người này du
nhập tiếng Phạn vào Chămpa, Borneo và Giava. Cũng trong bối cảnh đó,
Phù Nam lại tiếp thu thêm đợt ảnh hưởng trực tiếp của văn hố Ấn Độ.
Về tín ngưỡng - tơn giáo, Người Phù Nam đã chịu ảnh hưởng của Ấn
Độ giáo và Phật giáo một cách sâu sắc trong tư tưởng và có phần tuyệt đối
hóa. Xét về mặt tơn giáo, hầu như tất cả các thần linh Ấn Độ giáo, các biến
tướng của họ và các hình tượng của Phật giáo đều được tìm thấy ở các di chỉ
Ĩc Eo thuộc vương quốc Phù Nam. Sau các cuộc khai quật, người ta đã phát
hiện nhiều tượng phật bằng đá, gỗ, đồng có niên đại từ thế kỉ II - VII mang
theo phong cách Ấn Độ đầy vẻ chịu đựng sự khắc khổ trên nét mặt theo hình

thức tu luyện khổ hạnh của Phật giáo cổ đại tại các di chỉ Ĩc Eo như Gị
Tháp (Đồng Tháp), Ĩc Eo (An Giang), Hịn Sóc (Kiên Giang), Đức Hịa
3

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, Sđd, tr. 22.
Thái Văn Chải (1992), Lịch sử cổ văn tự Phù Nam - Khơme - Chăm, Tiếng Việt và các Ngơn ngữ Dân tộc
phía Nam, tr. 254.
5
Nguyễn Thị Lệ Hằng, Ảnh Hưởng của văn hóa Ấn Độ vào vương quốc Phù Nam, in trong Kỷ yếu hội
thảo Óc Eo nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích, An Giang, 2009, tr. 490.
6
Võ Sĩ Khải (1978), Khảo cổ học và văn minh Phù Nam, Tạp Chí Khảo cổ học số 25/1978, tr. 75.
4


8

(Long An)... Trong đó di tích Gị Thành (Tiền Giang) được xem là trung tâm
tôn giáo và cư trú của cư dân Phù Nam. Trong đợt khai quật của Malleret
vào năm 1944 ở Ĩc Eo đã tìm thấy nhiều hiện vật có nguồn gốc Ấn Độ như
một đầu tượng Phật bằng đồng kiểu Gandhara (thuộc Trường phái Bắc Ấn
vào thế kỉ I); nhiều chiếc nhẫn vàng chạm nổi hình bị thần Nandin; Ngọc
chạm chim hình phụ nữ tế Thần Lửa hoặc dâng hoa, chứng tỏ đạo Bà La
môn thờ thần Siva đã truyền bá ở Phù Nam [2:33] 7. Ngoài ra cịn tìm thấy
các tượng thần Visnu ở Gị Bảy Liếp, Gò Sao (Long An),...
Về chữ viết, tại di chỉ Ĩc Eo tìm thấy Ấn có khắc chữ Phạn và chữ
Brami (ở vào thế kỉ 2, thế kỉ 5). Bản văn chữ Phạn ở Gị tháp có những đoạn
viết “Nhà vua đã cưới một người đàn bà đẹp..., sinh đứa con trai tên
Gunavarman...”. Điều này cho thấy chữ Phạn đã xuất hiện ở Phù Nam vào
thời lập quốc và trở thành văn tự chính thức của triểu đình và xuất hiện đều

khắp tại các đền thờ của cư dân Phù Nam [9:492]8.
Về thương mại, Ấn Độ sản xuất kim cương, hạt chuỗi, củ nghệ... đổi thổ
sản nước Phù Nam và Giao Châu. Ngược lại, Phù Nam dùng những sản
phẩm đặc thù của Đông Nam Á lục địa như các loại hương loại, trầm...để
trao đổi với Ấn Độ.
Như vậy, dựa vào thư tịch cổ và kết quả khảo cổ học đã cho thấy rằng từ
ngay trong sự ra đời của Vương quốc Phù Nam đã có sự ảnh hưởng, giao lưu
kinh tế- văn hóa với Ấn Độ. Sau này trong quá trình phát triển, Phù Nam
tiếp tục tiếp nhận những yếu tố văn hoá của Ấn Độ, khiến cho nền văn hoá
của quốc gia này mang đậm phong cách văn hoá Ấn. Tuy nhiên, bên cạnh
đó, Phù Nam là quốc gia thuộc Đơng Nam Á, có nguồn gốc và bản sắc riêng,
là văn hoá bản địa, văn hoá Ấn chỉ tiếp thêm sức mạnh vào sự phát triển tự
thân của nền văn hố của Vương quốc này mà thơi.
2.1.2. Phù Nam - Trung Quốc
Trong mối quan hệ với Trung Quốc, Phù Nam vừa thần phục và triều
cống; vừa có quan hệ thương mại, giao lưu buôn bán và đặc biệt là giao lưu
văn hoá.
Từ thế kỉ III - V, sử liệu Trung Quốc thường nhắc đến Phù Nam như một
chặng đường bắt buộc giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 243, dưới thời Tam
quốc, Phạm Chiên là vua Phù Nam đầu tiên thông hiếu với Trung Hoa, đã
phái sứ giả qua triều đình nhà Đơng Ngơ. Khoảng năm 245 – 250, dưới thời
Tơn Quyền, triều đình nhà Đơng Ngơ lại phái Khang Thái và Chu Ứng đi sứ
Phù Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử sử bộ qua viếng thăm Phù
7

Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr. 33.
Nguyễn Thị Lệ Hằng, Ảnh Hưởng của văn hóa Ấn Độ vào vương quốc Phù Nam, in trong Kỷ yếu hội
thảo Óc Eo nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích, An Giang, 2009, tr. 492.
8



9

Nam [13:75]9. Sau đó, hoạt động ngoại giao giữa Phù Nam và Trung Hoa
diễn ra thường xuyên và đều đặn. Năm 357, vua Thiên Trúc Chiên Đàn sai
sứ sang Đông Tấn cống voi [8:233] 10. Năm 503, vua Phù Nam lại sai sứ sang
cống tượng phật và lễ vật, được vua Lương phong vinh hiệu “An Nam tướng
quân Phù Nam vương”. Năm 535 – 545, triều đình nhà Lương cử một phái
bộ đến Phù Nam xin nhà vua cho sưu tầm kinh Phật và thỉnh cầu các cao
tăng qua giảng dạy Phật pháp ở Trung Quốc. Nhân việc này, vua Phù Nam
cũng phái hoà thượng Ấn Độ là Paramartha đang hành đạo ở Phù Nam mang
theo 240 bộ kinh sách đến triều đình Trung Hoa. Về sau, các vua Phù Nam
vẫn nhiều lần triều cống triều đình Trung Hoa. Tuy nhiên, đến thời Trinh
Quán nhà Đường (627 - 650) thì vẫn cịn sai sứ sang cống nhưng khơng cịn
chép rõ vua Phù Nam [12:234]11.
Về hiện vật khảo cổ được tìm thấy ở các di tích của văn hóa Ĩc Eo có
nguồn gốc Trung Hoa như mảnh gương đồng Đơng Hán (25 - 220) và tượng
Phật nhỏ bằng đồng thời nhà Ngụy (386-557) ở Óc Eo (An Giang) [2:33] 12
cũng chứng tỏ sự giao lưu giữa Phù Nam và Trung Quốc.
2.1.3. Phù Nam - Lâm Ấp
Trên đất liền thì Phù Nam cũng có mối quan hệ rất thân thiết đối với
Lâm Ấp. Trong một tờ biểu vua Phù Nam dâng nhà Tiền Tống (năm 484) có
nói: "Lâm Ấp và Phù Nam vốn cương giới liền nhau, thân thiện…". Nơi giáp
ranh hẳn là vùng sơng Đồng Nai, nơi in đậm dấu tích văn hố Đồng Nai cổ
và văn hố Ĩc Eo gắn với Phù Nam; liền kề vùng Phan Thiết – Bình Thuận,
nơi phát hiện được trong tầng văn hoá khảo cổ mấy mảnh gốm Chăm, gốm
Trung Hoa, thời Lục Triều và Tuỳ (thế kỷ V – VI), một số mảnh gốm và vịi
ấm Ĩc Eo, một số pho tượng đồng nhỏ, trong đó có 2 pho tượng Phật đứng
(Budhapad) nhỏ, cao, 0m24 và 0m195, rất có thể nằm trong nhóm tượng
thuộc phong cách Phù Nam, niện đại thế kỷ IV – V.

Như thế, hai vùng đất liền kề, chắc chắn có mối quan hệ giao lưu văn
hoá, kinh tế “thân thiện”, nhưng Đồng Nai đã nằm trong sự phát triển của
Phù Nam và Bình Thuận cũng nằm trong sự phát triển của Chămpa, gắn kết
với vương quốc Champa từ thời vưa Bhavavaman, thế kỷ IV.
Theo thư tịch cổ kể lại, ông vua – đại tướng Phù Nam đi chinh phục có
tên (Phạm) Sư Man, lại thấy ở Võ Cạnh, gần Nha Trang – Khánh Hoà phát
9

Võ Sĩ Khải (1978), Khảo cổ học và văn minh Phù Nam, Tạp Chí Khảo cổ học số 25/1978, tr. 75.
Lương thư, Q48, dẫn theo Phan Huy Lê (2004), Qua di tích văn hóa Ĩc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện
nước Phù Nam, in trong Văn hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù Nam., Nxb. Thế giới, tr. 233.
11
Tùy thư, Q.82; Tân Đường thư Q.222; Thái Bình hồn vũ ký, Q176, dẫn theo Phan Huy Lê, Qua di tích
văn hóa Ĩc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam, in trong Văn hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù
Nam., tr. 234.
12
Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr. 33.
10


10

hiện được tấm bia, gọi là bia Võ Cạnh, trong đó nói đến một triều vua tên
gọi là Sri Mara (đã trị vì ở đây?) nên L.Finot (1928) cho rằng Sri Mara là
phiên âm của Sư Man. Ông này đã chinh phục và cai trị đến Nha Trang,
miền Nam Trung Bộ Việt Nam [6:46]13.
Nhưng thực ra, Lâm Ấp – Chămpa có vẻ mạnh hơn và thiện chiến hơn,
thường uy hiếp, lấn chiếm Phù Nam nhiều hơn. Cho nên, vua Phù Nam
nhiều lần phàn nàn với triều đình Trung Hoa và đến năm 484 lại cử
Nagasena đi sứ nhà Tiền Tống dâng biểu nói “Lâm Ấp và Phù Nam vốn

cương giới gần nhau, thân thiện...nay muốn vĩnh viễn tách khỏi thiên
triều...kính mong đem quân tướng đi đánh dẹp... hay cho một ít quân giúp
thần, nhờ uy của thiên triều mà dẹp tên giặc mọn, trừng phạt điều ác...”
[6:46]14. Như vậy, hẳn là khơng có việc Phù Nam xâm chiếm cai quản Nam
Champa, tức Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
2.1.4. Phù Nam - La Mã, Ba Tư
Trong các di tích văn hóa Ĩc Eo tìm thấy nhiều hiện vật có nguồn từ
vùng Địa Trung Hải (La Mã), Trung Á (Ba Tư) như hai huy chương vàng
chạm nổi hình vua Antoninus (138-161) và M.Aurelius (161-180), một đồng
tiền vàng chạm hình Marc Aurele; một loại ngọc chạm hình chuột kéo xe có
gà ngồi trên, hoặc thủy tinh có chạm lộng một cách hoa tình; nhiều cổ vật
bằng đồng, thiếc, kẽm do các nước Địa Trung Hải sáng chế [2:33] 15. Một đèn
đồng Ba Tư, một phù điêu nhỏ có sắc thái Ba Tư mang ý nghĩa tơn giáo và
một hình tượng Xa-xa-nít (226 - 652 dương lịch) tìm thấy ở Ĩc Eo, cho ta
những yếu tố về những ảnh hưởng xa xăm của tín ngưỡng Ba Tư [13:73] 16.
Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học phát hiện ra nhiều “đồng tiền Phù Nam”
ở Nền Chùa (Kiên Giang), Đá Nổi (An Giang), Gò Hàng (Long An), đúc
hình voi, hình mặt người mũi cao (giống người châu Âu). Tất cả những tiền
này đều có kiểu cách Địa Trung Hải, có sự phong phú về số lượng, phạm vi
phân bố và hình dáng.
Như vậy, trong thời kì Phù Nam kiểm sốt con đường thương mại trên
biển từ Đơng - Tây, nằm ở vị trí là con đường trung chuyển bắt buộc từ Ấn
Độ Dương sang Thái Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phù Nam
giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực, kể cả với những nước nằm ở
bên kia đại dương, cụ thể là vùng Địa trung Hải, Trung Á.
2.2. MỐI QUAN HỆ BANG GIAO
13

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 46.
Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 46.

15
Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr. 33.
16
Võ Sĩ Khải (1978), Khảo cổ học và văn minh Phù Nam, Tạp Chí Khảo cổ học số 25/1978, tr. 73.
14


11

Bộ sử Lương thư có chép lại: Trong 10 đời vua đầu của Phù Nam, đến
đời vua thứ 5 là Phạm Sư Man (225 – 230) đã mạnh, Phù Nam đem quân
chinh phạt các nước lân bang, bắt phải thần phục “đóng tàu to vượt biển lớn,
tiến đánh Khuất Đơ Côn, Cửu Trĩ, Điển Tôn, cả bọn hơn 10 nước” [6:49]17 ở
phía Tây, gần Ấn Độ. Nhưng những nước mà Lương Thư coi là thuộc quốc
của Phù Nam, được kể tên chỉ có 4 nước là Đốn Tốn, Khuất Đơ Cơn (hiện
chưa rõ), Cửu Trĩ (có lẽ cũng là Đầu Câu Lợi/Takola) và Điển Tơn. Đến Tùy
Thư, thì thêm hai nước là Xích Thổ và Chân Lạp. Trong hơn 10 nước chư
hầu của Phù Nam thì chỉ điểm qua một vài nước đã cơ bản được xác định.
Nước đầu tiên mà Phù Nam chinh phục là Chân Lạp. Chân Lạp là bộ
lạc Môn Cổ, sinh sống ở hạ lưu Sê Mun và trung lưu sơng Mê Kơng.Trong
q trình sinh sống, họ tự lập thành quốc gia, gọi theo tên vua là Bhavapura,
mà người Trung Hoa gọi tên là Chân Lạp. Sử ký nhà Tùy ghi lại: “Nước
Chân Lạp ở về hướng Tây Nam Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù
Nam” [2:90]18. Đến năm 550, khi Phù Nam suy yếu và Chân Lạp mạnh lên
đã xâm lược và thôn tính Phù Nam. Người Chân Lạp đã thừa hưởng và tiếp
thu nền văn hóa Phù Nam trên các lĩnh vực thủy lợi, tôn giáo và nghệ thuật,
đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Như vậy, mối
quan hệ giữa Phù Nam - Chân Lạp là mối quan hệ thuần phục trong thời kì
đầu phát triển của vương quốc Phù Nam nhưng cũng từ mối quan hệ này mà
Phù Nam bị diệt vong.

Trong thời gian tồn tại của minh, Phù Nam quan tâm nhiều hơn đến các
nước ở vùng biển phía Tây, vì các nước này có vị trí chiến lược quan trọng.
Từ đó thiết lập nên mối quan hệ bang giao, thuần phục với các nước chư
hầu.
Thứ nhất, nước Đốn Tốn (Điển Tơn) là cửa ngõ phía Tây của Phù Nam.
Sách Lương thư tả "cách Phù Nam hơn 3000 lí về phía Nam, ở trên biển cao
lởm chởm, đất rộng khơng q 1000 lí…hình vịng cung, chạy dài ra biển
hơn nghìn lí" trên đảo Malaca, "thủ đơ cách biển 10 lí (khoảng 20 km), có 5
vua, thần thuộc Phù Nam"[2:12]19. Như thế, chắc rằng Đốn Tốn nằm trên hạ
lưu sơng Chao Praya và phần phía Bắc bán đảo Malaya, đại để từ
Chanthabun vòng qua Pra Pathom và Pongtuk xuống phía Nam, đến
Chumpon và eo Kra. Đây là nơi chắn ngang đường biển từ Ấn Độ tới biển
Đông, nơi họp chợ thế giới. Do là nơi quan trọng như vậy nên Phù Nam đã
sớm nắm quyền chi phối, cai quản.
Dựa trên các cuộc khai quật khảo cổ ở lưu vực sông Mê Nam, hạ lưu
17

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 49.
18
Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr. 90.
19
Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr.12.


12

sơng Chao Praya đã phát hiện ra nhiều dấu tích của nước Đốn Tốn như 5
đồng tiền cổ ở Sankhaburi (Thái Lan) có khắc chữ Sanskrit: “Đức vua tơn
q của nước Dvaravati thiêng liêng”, ở U Thong đã phát hiện trong tầng

văn hóa một bình hương bằng đất nung đựng, đầy 16 đồng tiền rất giống tiền
Phù Nam, ở phía bắc bán đảo Malaya (chaiya, Ta Kua Pa, Surat Thani...)
phát hiện ra nhiều pho tượng visnu thuộc trường phái Phù Nam và có niên
đại Phù Nam [6:54]20.
Đó là những gì thuộc về nước Đốn Tốn, phụ thuộc Phù Nam, chịu ảnh
hưởng văn hố Phù Nam, cửa ngõ phía tây của Phù Nam, cùng với Phù Nam
tham gia vào công việc buôn bán Đông - Tây từ rất sớm. Mặt khác, khi Phù
Nam vừa bị suy vong, Đốn Tốn lấy lại quyền tự chủ, vươn lên lập nước, tự
gọi tên nước – một cái tên ít nhiều đã được gọi khơng chính thức từ trước là
Dvaravati – một từ gốc sanskrit có nghĩa là cửa ngõ.
Thứ hai là nước Xích Thổ, dựa vào ghi chép của Tùy Thư “xích thổ là
một loại riêng của Phù Nam, trong vùng biển Nam Hải...”, “do đất ở kinh đô
màu đỏ mà nước gọi là Xích Thổ; nước giáp Ba La Thích ở phía Đơng, Bà
La Sa ở phía Tây, Kha La Đán ở phái Nam và biển lớn ở phía Bắc, đất rộng
vài nghìn lí…", "Thường Tuấn giơng buồm đi trong hai tuần…thả neo (nghỉ)
ở đảo đối diện Lâm ấp, rồi đi tiếp về phương Nam, đến gần núi sư tử thì thấy
những hịn núi (đứng) thành chuỗi dài. Hai ba ngày sau, họ bắt đầu nhìn thấy
dãy núi ở nước Lang Nha Tu; họ men theo phía Nam đến đảo Kê Lung
(Lồng Gà) thuộc nước Xích Thổ…hơn một tháng sau thì vào kinh
đơ…"[6:62]21. Với những ghi chép trên, rõ ràng là Xích Thổ khơng thể nằm
trong đất liền được. Có thể nước Xích Thổ nằm ở miền nam bán đảo Malaya
- nơi sớm biết khai thác thiếc và ngày nay cũng vẫn là nơi có trữ lượng và
khai thác thiếc lớn nhất thế giới. Do đó, Phù Nam chắc đã được ưu tiên thu
mua thiếc, trở thành nơi duy nhất sớm xuất hiện kỹ nghệ chế tác đồ thiếc,
như L.Malleret đã phát hiện trong di chỉ khảo cổ học. Ở Kataha (Malaysia)
đã phát hiện một cột đá, tạc hình stupa, có khắc chữ, nói về việc một người
chủ thuyền ở vùng “Đất đỏ” đã thực hiện thắng lợi một cuộc viễn du; ở
Songkhala (Singapo) có truyện dân gian về một ơng vua trị vì đất nước thịnh
vượng, đóng đơ ở “Đất đỏ” [6:63]22. Như thế, nước Xích thổ (Đất đỏ) là có
thật, nằm trên eo đất hẹp nhất của bán đảo Malaya. Nước Xích Thổ quy phục

được 5 nước và tất cả đều thần phục Phù Nam. Sự thần phục này không đơn
giản chỉ vì Phù Nam có sức mạnh qn sự vượt trội mà vì nó là “cửa hiệu”
của của con đường buôn bán Đông - Tây.
Ngày nay, người ta biết khá chắc rằng các nước này nằm gọn trên đảo
20

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 54.
Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 62.
22
Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 63.
21


13

Malaya, gồm cả vùng Chao Praya được gọi là Xích Thổ và Đốn Tốn. Đây là
những nước nằm án ngữ trên đường bn bán Đơng – Tây, do đó, Phù Nam
đã chinh phục và chiếm lấy.
Tiếp đến là 2 nước nhỏ: Bàn Bàn và Lang Nha Tu, dường như tồn tại
cùng thời với Đốn Tốn, đã được Lương thư nhắc đến nhân sự kiện Kiều Trần
Như (Kaundinya II) đến Bàn Bàn để đi tiếp sang Phù Nam, thư tịch còn cho
biến Đốn Tốn cịn giáp với Bàn Bàn ở phía Nam, còn Lang Nha Tu lại giáp
với Bàn Bàn ở phía Bắc, như vậy, Bàn Bàn ở giữa. Hai nước nhỏ nằm trên
khúc eo bán đảo là Bàn Bàn và Lang Nha Tu có lẽ đã trở thành trạm “trung
chuyển quốc tế” mà chính Phù Nam cũng cần nên vẫn giữ được quyền tự
chủ, nhỏ bé mà vẫn đứng riêng, vẫn có đồn ngoại giao riêng của Bàn Bàn
đến Trung Hoa 12 lần vào các năm 516, 527. 530, 532, 534, 536, 540, 541,
551, 671, 584 (Lương thư) và còn tiếp dưới thời Tuỳ, Đường; Cịn Lang Nha
Tu cũng có vào các năm 515, 523, 568...và còn khá lâu về sau [6:64]23
Tóm lại, đến đây có thể hình dung trên bán đảo Malaya có 2 nhóm

nước:
Nhóm 5 nước do Đốn Tốn đứng đầu, chế ngự tất cả, rồi tất cả thần phục
Phù Nam trừ Bàn Bàn ở phía Nam, vẫn có thể đứng riêng do vị trí trung
chuyển quốc tế của nó, bao gồm vùng hạ lưu Mê Nam, nơi có các di chỉ
khảo cổ học U Thong, Chansen, Ban Don Ta Phet, Lop Buri và miền Bắc
bán đảo Malaya gồm chaiya, Takua Pa, Viêng Sa đến T’rang. Phụ thuộc Phù
Nam nhưng cùng với Phù Nam, nằm trong quỹ đạo của con đường giao lưu
kinh tế và văn hóa thể giới [6:51]24.
Nhóm do Xích Thổ đứng đầu bao gồm các quốc gia miền Nam bán đảo,
ở Kataha, Selinsing, Trenganu...
Giữa bán đảo, trên vùng eo hẹp, có 2 nước là Bàn Bàn và Lang Nha Tu,
tuy nhỏ nhưng lại chiếm vị trí then chốt.
Hai nước mới sau này là Đà Hồn và Đọa La Bát Để. Cựu Đường thư
chép “Đời Trinh Qn nhà Đường 627 – 649), Phù Nam khơng cịn thấy cử
xứ sang cống (do vừa bị suy vong), nhưng lại thấy nói đến hai nước mới, là
Đà Hồn (T’o Yuan) và T’o Lo Po Ti (Đoạ La Bát Để): Đà Hồn ở phía đơng
Đoạ La Bát Để, cịn Đoạ La Bát Để giáp Bàn Bàn ở phía Nam. Đốn rằng
Đà Hồn sau thuộc Chân Lạp, cịn Đoạ La Bát Để chính là Dvaravati (Đốn
Tốn).
Vùng hạ lưu Mê Nam cùng với Bắc bán đảo Malaya địa bàn của nước
Đốn Tốn, phụ thuôc Phù Nam, nằm trên đường mậu dịch Đông Tây, nên đã
cùng với Phù Nam, tham gia vào công việc buôn bán Đông Tây từ rất sớm
23
24

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 64.
Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 51.


14


[6:61]25. Sau khi chiếm được các nước trên đây, lãnh thổ của Phù Nam được
mở rộng, Phù Nam có điều kiện phát triển mậu dịch hàng hải, nắm được con
đường giao lưu huyết mạch mậu dịch giữa Ấn Độ Dương với Biển Đông và
sớm trở thành một trong những trung tâm buôn bán lớn ở Đông Nam Á thời
cổ đại.
Để đảm bảo quyền tôn chủ, chắc là Phù Nam đã kiểm sốt chặt chẽ các
nước phụ thuộc, khơng cho quyền tự do kinh doanh và quyền độc lập trong
quan hệ ngoại giao mà phải qua Phù Nam. Các quốc gia này đã được định
vị, trình bày bên trên và chỉ được thư tịch Trung Hoa biết đến, nói đến sau
khi Phù Nam suy vong. Triều đình Trung Hoa chỉ biết đến có Phù Nam và
các nước phụ thuộc “một bọn hơn 10 nước”. Sau đời Trinh Quán nhà Đường
(627 – 649), mới thấy lần đầu tiên nói đến sự xuất hiện của một số quốc gia
mới: Chân Lạp, Xích Thổ, Đà Hoàn, Đoạ La Bát Để (Dvaravati) thay thế
cho Đốn Tốn. Cho nên, Phù Nam không chỉ là một vương quốc mà trong
giai đoạn phát triển (thế kỷ III – VI), nó thực sự trở thành một đế quốc cổ đại
hùng mạnh bậc nhất ở Đông Nam Á.
Lý giải về việc Phù Nam có thể chinh phục và buộc nhiều nước thần
phục mình, các nhà nghiên cứu cho rằng: Một là, do quân đội Phù Nam
mạnh; Hai là, do vị trí chiến lược quan trọng của Phù Nam và ưu thế về
kinh tế của Phù Nam so với các nước láng giềng bấy giờ. Trong hai
nguyên nhân này, có lẽ nguyên nhân thứ hai là quan trọng hơn.
Ngoài ra, nhờ những tài nguyên phong phú về nội địa và nhờ ở vị trí
trung gian trên con đường hàng hải Ấn Độ - Trung Quốc, Phù Nam đã có
quan hệ giao lưu, buôn bán khá sớm với các nước trong khu vực và mở rộng
giao lưu với bên ngoài như với các nước Đông Nam Á, với Địa Trung Hải và
Trung Á. Cảng thị Óc eo đã trở thành đầu mối quan hệ thương mại Đông –
Tây, sản vật Đông – Tây đã có mặt ở đây cả những mặt hàng quý hiếm chỉ
giành cho người quyền quý như: Gương đồng, tiền vàng, nhẫn ngọc...trong
các di chỉ khảo cổ học được tìm thấy ngồi sản phẩm bản địa cịn tìm thấy

được sản phẩm ngoại nhập gồm các nguồn khác nhau, trong đó có 3 loại
chính là La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ. Những hiện vật được tìm thấy này
chứng minh và xác định thời kỳ thịnh vượng của nền thương mại Phù Nam
và sự giao thương của Phù Nam với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai,
La mã, Trung Đơng.
CHƯƠNG 3: SỰ SUY VONG CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
THƠNG QUA CÁC MỐI QUAN HỆ
Phù Nam tồn tại từ thế kỷ thứ I đến khoảng nửa đầu thế kỷ VII, Phù Nam
25

Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, sđd, tr. 61.


15

là một quốc gia rất phát triển về kinh tế, đặc biệt là thương mại với cảng thị
Óc Eo. Nhưng đến thế kỷ thứ V thì vương quốc này suy yếu rồi diệt vong
vào khoảng thế kỷ thứ VII, vậy nguyên nhân suy vong là do đâu?
Về vấn đề này thì các học giả có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có
5 quan điểm chính:
* Dựa theo Bài Phế đô của vương quốc Phù Nam, đã đăng trên báo Tuổi Trẻ
[19]26 nêu ba giả thuyết:
Thứ nhất: do thiên tai (một trận hồng thủy). Nhưng theo nhiều nhà khoa học thế giới
thì kỷ tan rã băng hà cuối cùng cách đây ít ra cũng đã 8.000 năm. Những trận động đất
hay những cơn sóng thần cục bộ như xảy ra ở Nam Á vừa rồi khó có khả năng xóa được
cả một vương quốc như Phù Nam.
Thứ hai: do đại dịch bệnh. Nhưng qua các cuộc khai quật, thì thấy những bộ hài cốt
cổ, khơng có dấu hiệu bị nhiễm dịch bệnh và đều được táng đàng hoàng trong mộ.
Thứ ba: do những cuộc ngoại xâm tàn sát. Và nghi vấn ngoại ban ấy chính là người
Java (Mã Lai). Nhưng thư tịch cổ không thấy ghi như thế và cũng chưa tìm được chứng

cứ để xác định...

* Quan điểm của giáo sư Lương Ninh: sự suy vong của Phù Nam là do
sự chuyển đổi con đường mậu dịch Đông - Tây (từ Ấn Độ đến bán đảo
Malaya, quá cảnh ở Óc Eo rồi đi tiếp, vòng qua mũi Cà Mau đến biển Đơng
và đến Trung Hoa, chuyển sang đi vịng qua phía nam bán đảo Malaya,
thằng đến eo biển Sunda và đến biển Đông, gần hơn, dễ đi hơn do khơng cần
q cảnh) chính điều này góp phần làm giảm vị thế trung tâm thương mại
của Phù Nam, làm cho Phù Nam suy yếu [7:43]27. Đồng thời, cũng chính do
sự bất ổn trong triều chính của Phù Nam vào thế kỉ thứ VI. Nhưng
khơng thể vì thế mà Phù Nam tự biến mất một cách nhanh chóng như vậy
được mà hẳn là cịn có sự tác động khác, vậy tác động chính ở đây là gì?
Nhà khảo cổ học L.Malleret phát hiện thấy dấu vết của sự tàn phá đột ngột ở
di chỉ Ĩc Eo, điều đó chứng tỏ có chiến tranh xảy ra gây tàn phá đột ngột,
nhưng ai có thể tiêu diệt được Phù Nam trong giai đoạn này? Lật lại các thư
tịch cổ thì Lương thư coi thuộc quốc của Phù Nam là 4 nước Đốn Tốn,
Khuất Đô Côn, Kim Lân, Cửu Chỉ; đến Tùy Thư kể thêm 2 nước là Xích
Thổ và Chân Lạp [7:31]28. Trong số những mối quan hệ thuộc quốc này nổi
lên là Chân Lạp, đây là một quốc gia thần phục Phù Nam từ thế kỷ thứ III,
ban đầu đây chỉ là một bộ lạc người Môn cổ ở hạ lưu sông Sê Mun. Cuối thế
kỷ thứ V, họ đã có bia chữ Sanskrit và có lẽ đây cũng là thời gian họ bắt đầu
lập nước; đến nửa đầu thế kỷ thứ VI, họ vươn lên chinh phục các bộ lạc Môn
cổ sống gân, trên lưu vực Sê Mun [5:180]29, đây cũng là giai đoạn Phù Nam
bắt đầu suy yếu vì vậy Chân lạp đã tấn công chinh phục và thay thế Phù
26

/>Lương Ninh (chủ biên) (2008),Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, tr. 43.
28
Lương Ninh (chủ biên) (2008),Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, tr. 31.
29

Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa, NXB Văn Hóa Thơng Tin - 2005, tr. 180.
27


16

Nam.
Về việc này Tân đường thư, sử nhà Đường ( 618 - 626 ) chép : “Vua Phù
Nam) cai trị ở thành Đặc Mục, bỗng chốc bị Chân Lạp xâm chiếm...”
[5:182]30 hay Tùy Thư kể: “Chân Lạp nguyên trước là thuộc quốc của Phù
Nam, họ vua là Sát Lợi (Ksatrya ?), tên là Chất Đa Tư Na (Chitrasena ?) đã
dần làm cho nước trở nên cường thịnh... bèn chiếm luôn cả Phù Nam”
[5:181]31. Căn cứ năm 627, sứ giả Phù Nam cịn đến tiến cống nhà Đường, nên có thể
suy ra nước Phù Nam bị tiêu diệt phải sau năm này. Đặc biệt theo văn khắc của Robang
Romeas viết năm 598, ca ngợi chiến công của vương triều đầu tiên gồm ba vua:
Bhavavarman I (550–600), Mahendravarman (600–616), Isanavarman I (616–635), theo
văn bia thì vua thứ nhất mở đầu vương triều nhưng chính vua Mahendravarman
(Chitrasena ) mới là vua bắt đầu tấn công Phù Nam. Vua Phù Nam bỏ kinh đô
Vyadhapura, ở gần preyveng, chạy về phương Nam [4:61] 32 và sử nhà Đường thời Trịnh
Quán (627 - 649) cũng nói rằng Chân Lạp đã chiếm lấy đất đai và xâm lược Phù Nam
[2:24]33.
Có thể kết luận rằng Phù Nam tuy bị Chân Lạp xâm lược vào năm 550 nhưng vẫn
còn chống giữ đến năm 627. Trong khoảng thời gian ấy có 4 vị quốc vương nối tiếp trị vì
và tìm cách khôi phục đất nước. Theo những tài liệu bia kí cịn lại có thể thấy rằng, vào
thế kỷ thứ 8 tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên
là Aninditapura, do một người thuộc dòng dõi vua Phù Nam tên là Baladitya trị vì. Và khi
Phù Nam tan rã là lúc nhiều vương quốc nhỏ ở Đông Nam Á nổi lên thay thế vai trò đế
quốc hàng hải của vương quốc này, mà nổi bật là vương quốc Srivijaya ở đảo Sumatra và
vương quốc Sailendra ở đảo Java, thuộc Indonesia ngày nay. Từ cuối thế kỷ 8, vương
quốc Sailendra hùng mạnh đã xâm chiếm toàn bộ Thủy Chân Lạp đồng thời đưa Lục

Chân Lạp vào vị trí chư hầu của mình, tới đầu thế kỷ 9, Sailendra suy yếu mới từ bỏ vùng
đất Thủy Chân Lạp.
* Theo nhóm tác giả sách Lịch sử Campuchia: Nền văn minh Phù

Nam chỉ được nảy nở ở một số đô thị lớn tập trung dân cư, cịn ở các vùng
nơng thơn rộng lớn thì cuộc sống ở đây khơng có ai quan tâm đến. Cơng tác
thủy nông không được coi trọng nữa, khiến cho những vụ lũ lụt của sông Mê
Kông gây những tai họa khủng khiếp cho các cánh đồng ruộng trũng. Ngoài
ra, việc Ruđravacman lên ngôi bất hợp pháp khiến xuất hiện nhiều nhóm
phái chống đối, ly khai cát cứ thành những vùng độc lập.
* Theo quan điểm của Võ Sĩ Khải: Những chuyển biến trong cơ cấu cư
dân (Phù Nam), sự không thích ứng với những điều kiện chính trị, kinh tế và
văn hóa dưới thời lệ thuộc Chân Lạp, tình trạng chiến tranh triền miên giữa
Chân Lạp (trong đó có Phù Nam) trên địa bàn Nam Trung Bộ và Đông Nam
30

Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa, NXB Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, tr.
182.
31
Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa, sđd, tr. 181.
32
Lương Ninh (1995), Văn Hóa Ĩc Eo và văn hóa Phù Nam, 90 năm nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt
Nam, Hà Nội, tr. 61.
33
Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam, tr. 24.


17

Bộ và những ảnh hưởng của các cuộc tấn công của đế quốc Nguyên Mông

vào các nước Đông Nam Á vào thế kỷ 13.
* Theo quan điểm của giáo sư Phan Huy Lê [10:26]34: Phù Nam suy
vong là do cơ chế quản lý và vận hành của vương quốc Phù Nam có sự suy
yếu, bối cảnh mậu dịch khu vực thay đổi và ảnh hưởng của biển tiến
Holocen IV khi mà mực nước biển dâng lên cao nhất từ 0.5->1m trong 30
năm (635 - 665 SCN) [3:77]35.
* Theo quan điểm của PGS. Huỳnh Lứa [1:348-351]36: Với một trình
độ phát triển khá cao về kinh tế, xã hội, văn hóa thì vương quốc Phù Nam
sớm trở thành một đế quốc trong vùng. Nhiều đời vua Phù Nam đã tiến hành
các cuộc chinh chiến quy mô lớn nhằm chinh phục các nước xung quanh.
Tuy nhiên, Phù Nam không phải là một đế quốc đã được tổ chức chặt chẽ,
thống nhất dưới một bộ máy cai trị có quyền lực mạnh mẽ, mà chỉ là một tập
hợp lỏng lẻo những tiểu quốc với tư cách nước chư hầu. Mối quan hệ giữa
chính quốc Phù Nam với các tiểu quốc chư hầu hết sức lỏng lẻo và chỉ được
duy trì bằng sức mạnh quân sự chinh phục và đàn áp, đi đôi với việc cướp
bóc của cải và bắt người về làm nơ lệ. Việc Phù Nam hay đi đánh phá để
cướp bóc các nước láng giềng đã làm hao tổn nhân, tài, vật lực của vương
quốc khiến vương quốc ngày càng suy yếu. Từ đó dẫn đến sự diệt vong của
vương quốc Phù Nam trong thế kỷ thứ VII.
Từ những giả thuyết trên thì vương quốc Phù Nam suy vong có lẽ bắt
nguồn từ 3 ngun nhân chính là ảnh hưởng của mơi trường tự nhiên, sự
suy yếu của nền kinh tế với sự thay đổi con đường thương mại quốc tế
và sự tấn cơng của nước Chân Lạp. Chính nền Kinh tế thương mại đã tạo
nên tiềm lực kinh tế để Phù Nam trở thành đế quốc nhưng đồng thời sự suy
vong của kinh tế thương mại cũng là nguyên nhân khiến đế quốc Phù Nam
suy vong. Sự di chuyển hoạt động thương mại từ thương cảng Óc Eo ven bờ
biển Tây Nam cổ xuống khu vực Malacca và Sumatra (Inđônêxia) khiến cho
kinh tế thương mại suy giảm dần từ đó vương quốc Phù Nam cũng mất đi
tiềm lực kinh tế quan trọng nhất nên Phù Nam đã suy yếu và bị Chân Lạp
thơn tính.

KẾT LUẬN
Từ thế kỉ I - VII, Phù Nam nổi lên như là một quốc gia cổ đại hùng mạnh
bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đế chế Phù Nam khi đã phát triển mạnh đã
khống chế và kiểm sốt tồn bộ con đường bn bán qua bán đảo Mã Lai,
34

Phan Huy Lê (2007), Lịch sử và văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận, Nxb. Giáo dục, tr. 26.
Liêu Kim Sanh, Hải xâm hải thoái xưa ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Nam Bộ, Văn hóa Óc Eo và các
văn hóa cổ ở đồng bằng Cửu Long, Sở Văn hóa và Thơng tin An Giang xuất bản, tr. 74-85.
36
PGS. Huỳnh Lứa (2008), Về những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và diệt vong của vương quốc Phù
Nam, In trong Văn Hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện
văn hóa Ĩc Eo (1944-2004), Nxb. Thế Giới, tr. 348 - 351.
35


18

bao gồm lưu vực sông Mê Kong, sông Mê Nam và bán đảo Mã Lai.
Các hiện vật tìm được tại di chỉ khảo cổ Óc Eo chứng tỏ vào thời kì này,
Vương quốc Phù Nam đã có một nền văn hóa phát triển cao. Do điều kiện tự
nhiên thuận lợi lại nằm trên con đường thương mại quốc tế từ Đông sang
Tây, Vương quốc Phù Nam đã sớm phát huy được thế mạnh của mình trong
việc cung cấp các mặt hàng cần thiết cho các thương nhân từ khắp nơi trên
thế giới tụ hợp về đây. Phù Nam đã trở thành nơi giao lưu và gặp gỡ giữa
văn hóa Đơng - Tây.
Đồng thời, dựa vào vị trí thuận lợi cũng như nền tàng kinh tế - xã hội
phát triển mà Phù Nam đã xác lập cho mình một mối quan hệ rộng rãi với
nhiều quốc gia cùng thời bằng nhiều con đường khác nhau. Thông qua giao
lưu, trao đổi buôn bán dựa trên nền thương nghiệp biển phát triển mà Phù

Nam dễ dàng thiết lập mối quan hệ với các nước lớn như Ấn Độ, Trung Hoa,
La Mã... Mặt khác, dựa trên tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh mà Phù
Nam đã thuần phục được nhiều quốc gia trong khu vực như Đốn Tốn, Xích
Thổ, Chân Lạp... Từ đó, mở rộng lãnh thổ, phạm vi ảnh hưởng của mình đến
tận bán đảo Mã Lai.
Chính những yếu tố thuận lợi này đã giúp Phù Nam có điều kiện tiếp thu
có chọn lọc những thành tựu văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, kết
hợp hài hòa với văn hóa bản địa để hình thành nền văn hóa cho riêng mình.
Q trình này đã giúp cho văn hóa Phù Nam tỏ rạng trong khu vực và trên
thế giới. Phù Nam xứng đáng trở thành “nơi hội tụ và giao lưu văn hóa của
các quốc gia trên thế giới”. Tuy nhiên, cũng chính từ sự suy yếu của nền
kinh tế thương mại cũng là nguyên nhân khiến đế quốc Phù Nam suy vong
mà trong mối quan hệ với các quốc gia thuần phục, Phù Nam đã tỏ ra yếu
thế và bị Chân Lạp thơn tính.
Tóm lại, thơng qua mối quan hệ của vương quốc Phù Nam với các quốc
gia cùng thời đã chứng tỏ rằng Phù Nam thật sự là một đế quốc hùng mạnh
bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời cổ đại. Tuy Vương quốc Phù Nam đã
suy tàn nhưng giá trị và những thành tựu văn hóa vẫn còn lưu giữ tại vùng
đất Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Sách, giáo trình:
1. PGS. Huỳnh Lứa (2008), Về những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và
diệt vong của vương quốc Phù Nam, In trong Văn Hóa Ĩc Eo và vương


19

quốc Phù Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa
Ĩc Eo (1944-2004), Nxb. Thế Giới, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Lê Hương, Nguyên Nhiêu (19?), Sử Liệu Phù Nam.
3. Liêu Kim Sanh, Hải xâm hải thoái xưa ảnh hưởng đến vùng đồng bằng
Nam Bộ, Văn hóa Ĩc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng Cửu Long, Sở
Văn hóa và Thơng tin An Giang xuất bản.
4. Lương Ninh (1995), Văn Hóa Ĩc Eo và văn hóa Phù Nam, 90 năm
nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
5. Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa, NXB Văn
Hóa Thơng Tin .
6. Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lương Ninh (chủ biên) (2008),Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
8. Lương thư, Q48, dẫn theo Phan Huy Lê (2004), Qua di tích văn hóa Ĩc
Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam, in trong Văn hóa Ĩc Eo
và vương quốc Phù Nam., Nxb. Thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2009), Ảnh Hưởng của văn hóa Ấn Độ vào vương
quốc Phù Nam, in trong Kỷ yếu hội thảo Óc Eo nhận thức và giải pháp
bảo tồn, phát huy giá trị di tích, An Giang
10. Phan Huy Lê (2007), Lịch sử và văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận,
Nxb. Giáo dục.
11. Thái Văn Chải (1992), Lịch sử cổ văn tự Phù Nam - Khơme - Chăm,
Tiếng Việt và các Ngơn ngữ Dân tộc phía Nam.
12. Tùy thư, Q.82; Tân Đường thư Q.222; Thái Bình hoàn vũ ký, Q176, dẫn
theo Phan Huy Lê, Qua di tích văn hóa Ĩc Eo và thư tịch cổ thử nhận
diện nước Phù Nam, in trong Văn hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù Nam.


20

13. Võ Sĩ Khải (1978), Khảo cổ học và văn minh Phù Nam, Tạp Chí Khảo

cổ học số 25/1978.
 Trang Website:
14. />15. />16. />%E1%BB%91c-phu-nam/
17. />ArticleID=96300&ChannelID=319
18. />19. />ArticleID=96300&ChannelID=319.



×