Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM XUÂN THÙY

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CHO CHI CỤC THỦY LỢI NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM XUÂN THÙY

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CHO CHI CỤC THỦY LỢI NINH BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI, NĂM 2018



TS. TRẦN VĂN TOẢN


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ luận văn với tên đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác
quản lý chất lượng các công trình xây dựng cho Chi cục Thủy lợi Ninh Bình” là sản phẩm của cá
nhân tác giả, do tác giả tự tìm tịi và nghiên cứu. Các số liệu, kết quả trong Luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu trước đây. Tất cả các trích
dẫn và tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc theo quy định.
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Thùy

3


LỜI CÁM ƠN
Luận văn với đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác quản lý chất lượng các cơng
trình thủy lợi cho Chi cục Thủy lợi Ninh Bình” là kết quả từ quá trình nỗ lực học tập và rèn luyện
của tác giả tại Trường Đại học Thủy lợi. Để hồn thành được q trình học tập tại Nhà Trường và luận
văn này là nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của gia đình, Nhà trường và bạn bè đồng nghiệp.
Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn gia đình và người thân đã ln ở bên động viên, khích
lệ và giúp đỡ để tác giả hồn thành chương trình học tập cao học tại Trường Đại học Thủy lợi.
Đồng thời, tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học
Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt kiến thức cho tác giả trong thời gian học tập tại
trường.
Hơn nữa, tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và lãnh đạo Chi Cục Thủy lợi Ninh Bình
đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và đặc biệt là thu thập, tìm hiểu tài
liệu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn
của mình tới thầy giáo TS. Trần Văn Toản đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên
cứu và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù luận văn đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng, đam mê bằng khả năng của bản thân, tuy nhiên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của q
thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp. Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố
gắng hồn thiện hơn trong q trình nghiên cứu và cơng tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD


:

Bộ xây dựng

DAĐT

:

Dự án đầu tư

DAXD

:

Dự án xây dựng

CLCT

:

Chất lượng cơng trình

CLCTXD

:

Chất lượng cơng trình xây dựng

CĐT


:

Chủ đầu tư

CTTL

:

Cơng trình thủy lợi

QLCL

:

Quản lý chất lượng

QLDA

:

Quản lý dự án

ĐTXD

:

Đầu tư xây dựng

CTXD


:

Cơng trình xây dựng

QLTC

:

Quản lý thi cơng

QH

:

Quốc hội

NĐ-CP

:

Nghị định chính phủ

NN&PTNT

:

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PCLB


:

Phịng chống lụt bão

HSMT

:

Hồ sơ mời thầu

HSYC

:

Hồ sơ u cầu

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

:

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TVGS


:

Tư vấn giám sát

UBND

:

Ủy ban nhân dân

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Ninh Bình nằm về phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, địa hình khá phức tạp bao gồm cả miền núi,
bán sơn địa, vùng lầy chiêm trũng và vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu Bắc
Bộ và khu Bốn. Mạng lưới sơng ngịi chằng chịt đan xen với chế độ thuỷ lực phức tạp góp phần hình
thành các tổ hợp của các dạng lũ lớn: lũ sông Hồng Long từ Hịa Bình đổ về, lũ nội địa sông Đáy, lũ
sông Hồng qua sông Đào (Nam Định) chuyển sang và nước biển dâng khi triều cường gặp bão lớn.
Trong thập niên vừa qua do hiện tượng El Nino cũng như những thời tiết ngày một cực đoan hơn,
không theo quy luật gây nên tình trạng hạn hán kéo dài, bão, lụt ngày một phức tạp. Mặt khác, tình
trạng phát triển các cảng bốc xếp hàng hóa, xe quá tải, tình trạng khai thác cát trên các dịng sơng của
địa phương có nhiều diễn biến phức tạp, dẫn đến dịng chảy của các con sơng có nhiều thay đổi, làm
ảnh hưởng trực tiếp đến các cơng trình đê, kè hộ bờ, gây sạt lở các tuyến đê: Năm 2012 sạt lở kè ngịi
Quyền đoạn từ K51 ÷ K53 đê hữu Đáy; năm 2013 sạt lở kè Chính Tâm đoạn từ K62 ÷ K63+150, kè
Yên Xuyên đoạn từ K30+00 ÷ K32+00 và kè Khánh Cơng đoạn từ K55+900 ÷ K57+150; năm 2015
sạt lờ kè Kim Đài đoạn từ K70+975 ÷ K71+298 đê hữu Đáy; năm 2016 sạt lở kè Chất Bình đoạn từ
K63+050 ÷ K63+340, kè Độc Bộ đoạn từ K41+150 ÷ K41+540 đê hữu Đáy và kè Xanh đoạn từ
K44+450 ÷ K44+790 đê hữu Đáy, kè tả Vạc đoạn từ K22+00 ÷ K27+800; tháng 10 năm 2017 là sạt lở

kè đê biển Bình Minh 3.
Để khắc phục được những sự cố trên cần có sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn, UBND tỉnh, do đó hệ thống đê, kè hộ bờ, kè lát mái bảo vệ đê của tỉnh ngày một
kiên cố. Từ thực tế sự cố các cơng trình đã xảy ra cho thấy một số cơng trình thi cơng chưa tn thủ
đúng quy trình và khơng bảo đảm chất lượng.
Mặt khác, các cơng trình thi cơng trong mơi trường nước, công tác giám sát, kiểm tra để bảo đảm phần
kết cấu dưới nước (rồng đá, rọ thép, đá rối,…) là khó khăn cần được quan tâm. Đặc biệt, lại thi công
trong thời gian ngắn, gấp rút, để khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai gây ra nên chủ yếu là chỉ định
thầu. Do đó, cơng tác nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính,
cũng như giúp CĐT nâng cao năng lực QLCL trong các khâu khảo sát thẩm định, thiết kế, giám sát
chất lượng và QLDA là cần thiết.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác QLCL các CTXD
cho Chi cục Thủy lợi Ninh Bình nhằm phát huy hiệu quả đầu tư là rất quan trọng và hết sức cần thiết
đối với Chi cục Thủy lợi Ninh Bình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng được công tác QLCL thi công các CTXD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
do Chi cục Thủy lợi quản lý. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực QLCL cho Chi
cục Thủy lợi Ninh Bình.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận

9


Đách tiếp cậncận và phưđích nghiên ccận và phương pháp nghiêsích nghcác cách ti cáchiên ccin v


Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến chất lượng xây dựng;




Tiếp cận các thể chế, pháp quy trong xây dựng;



Tiếp cận các cơng trình thực tế và phân tích, nghiên cứu các ấn phẩm đã
phát hành để giải đáp các mục tiêu đề ra của đề tài.

3.2. Các phương pháp nghiên cứu
Tác giương pháp nghiên cứuực tế và phân tích, nghiên c


Phương pháp thu thập, phân tích các quy định hiện hành và các thơng tin dự án cơng trình
thực tế;



Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu đã được cơng bố;



Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh các chỉ tiêu chất lượng so với các chuẩn chỉ tiêu
đánh giá chất lượng;



Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.


4. Kết quả đạt được


Đánh giá được thực trạng công tác QLCL xây dựng các CTXD của Chi cục Thủy lợi Ninh
Bình;



Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực QLCL xây dựng cho Chi cục Thủy lợi Ninh
Bình.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Tổng quan về cơng trình thủy lợi – Đê điều
1.1.1 Cơng trình thủy lợi [1]


CTTL là cơng trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm: đập, hồ chứa nước, cống, trạm
bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và cơng trình khác phục vụ quản lý,
khai thác thủy lợi.



Thủy lợi nội đồng bao gồm cơng trình: kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu
nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.




CTTL đầu mối là CTTL ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hịa, chuyển, phân
phối, cấp, điều tiết nước hoặc cơng trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thốt nước.



Hệ thống dẫn, chuyển nước bao gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu
máng dùng để dẫn, chuyển nước.

1.1.2 Cơng trình đê điều [2]
Đê là cơng trình ngăn nước lũ của sơng hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.

1.1.3



Đê điều là hệ thống cơng trình bao gồm: đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và cơng trình phụ
trợ;



Đê sơng là đê ngăn nước lũ của sơng;



Đê biển là đê ngăn nước biển;




Đê cửa sơng là đê chuyển tiếp giữa đê sơng với đê biển hoặc bờ biển;



Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt;



Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sơng của đê sơng;



Kè bảo vệ đê là CTXD nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê;



Cống qua đê là CTXD qua đê dùng để cấp nước, thốt nước hoặc kết hợp giao thơng thuỷ;



Cơng trình phụ trợ là cơng trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm cơng trình
tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp,
trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê,
kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ
huy phòng, chống lụt, bão; cơng trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê.

Đặc điểm cơng trình thủy lợi của nước ta [3].
11



CTTL có vai trị quan trọng đối với cơng tác thủy lợi trong việc cấp thoát nước phục vụ phát triển
nông lâm nghiệp và dân sinh kinh tế.
Theo số liệu thống kê đánh giá chưa đầy đủ, các CTTL đang được khai thác gồm: 5.656 hồ chứa;
8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống tưới tiêu các loại; 10.698 các cơng trình khác và trên
23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và cơng trình trên
kênh.
Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế nhưng trong q trình quản
lý vẫn cịn một số tồn tại:


ĐTXD khơng đồng bộ từ đầu mối đến kênh mương nội đồng;



Năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với năng lực thiết kế. Hiệu quả
phục vụ chưa cao, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và chưa đáp ứng được so
với yêu cầu của sản xuất và đời sống;



Nhiều cơ chế, chính sách quản lý khai thác hệ thống thủy lợi cịn bất cập, khơng đồng bộ,
nhất là cơ chế chính sách về tổ chức quản lý,cơ chế tài chính;



Tổ chức quản lý các hệ thống chưa đồng bộ và cụ thể, đặc biệt quản lý các hệ thống thủy
lợi nhỏ. Việc phân cấp tổ chức, quản lý ở nhiều địa phương cịn chưa rõ ràng;




Để ổn định và phát triển dân sinh kinh tế, trong những thập kỷ qua công tác phát triển thuỷ
lợi đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao. Phát triển thuỷ lợi đã nhằm mục tiêu bảo vệ,
khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm bảo vệ dân sinh, sản xuất và đáp ứng nhu
cầu nước cho phát triển tất cả các ngành kinh tế xã hội. Sự nghiệp phát triển thuỷ lợi đã
đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi
ngành kinh tế - xã hội trong thời gian qua và nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước,
đặc biệt là phát triển sản xuất lương thực;



Về Tưới tiêu, cấp thốt nước : Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập
loại lớn và vừa, hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10 m, hơn
5.000 cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8
triệu m3/h, hàng vạn CTTL vừa và nhỏ. Các hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho
3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho
0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nơng nghiệp. Diện tích
lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới khơng ngừng tăng lên qua từng thời
kì;



Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau:

a) Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ:
Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng, hàng trăm công trình thuỷ
điện, thuỷ lợi, 379 trạm bơm điện, hàng vạn cơng trình tiểu thuỷ nơng. Trong vùng có những cơng
trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện, chống lũ cho cả vùng trung và hạ du là Hồ
Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha và
cấp nước sinh hoạt cho hơn 30 vạn dân nông thôn, cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp ở các

tỉnh.

12


Phịng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sơng nhánh chính của hệ thống sơng Hồng-Thái Bình đều đã có
đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê hoàn chỉnh bảo vệ cho cả vùng trung du và
đồng bằng sơng Hồng, trong đó có 399 km đê sông, 194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km
đê biển + cửa sông.
b) Vùng Đồng bằng sơng Hồng:
Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1.700 trạm bơm điện
chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp I, II, III), 35 hồ chứa (dung
tích từ 0,5-230 triệu m3) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện tích tưới thiết kế khoảng 85.000 ha, kết
hợp cấp nước sinh hoạt.
Phòng chống thiên tai lũ lụt: Đã hình thành một hệ thống đê điều hồn chỉnh gồm: 2.700 km đê sơng,
1.118 cống dưới đê trung ương quản lý, 310 km đê biển + cửa sơng. Đê sơng được thiết kế chống lũ có
mực nước tương ứng +13,1m ở Hà Nội và +7,20 m tại Phả Lại. Riêng đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ
Hà Nội có mức nước thiết kế +13,4m.
c) Vùng Bắc Trung bộ:
Tưới tiêu, cấp nước: Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô Lương và Bái
Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn cơng trình hồ, đập, trạm bơm vừa và
nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực tưới 235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700
ha lúa hè-thu và 219.700 ha lúa mùa, cung cấp và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong
vùng.
Các hệ thống tiêu được thiết kế với hệ số tiêu 4,2-5,6 l/s.ha, có diện tích tiêu thiết kế 163.200 ha (tiêu
động lực 48.330 ha), thực tiêu được 132.880 ha (tiêu động lực được 35.210 ha).
Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các hệ thống sông Mã, sông Cả và ven biển đã có đê chống lũ và
ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh có 512 km đê sơng, 259 cống dưới đê
trung ương quản lý và 784 km đê biển + cửa sơng. Đê sơng Mã, sơng Cả có thể chống lũ chính vụ lớn
như lũ lịch sử (P » 2-2,5%) khơng bị tràn, đê các sông khác chỉ chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ

muộn (P » 10-20%) bảo vệ sản xuất vụ đông-xuân và hè-thu.
d) Vùng Duyên hải Nam Trung bộ:
Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 cơng trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập dâng, 32 hồ chứa 154 trạm
bơm, 683 cơng trình nhỏ. Tổng năng lực tưới thiết kế 181.930 ha, thực tưới được 106.440 ha.
Phòng tránh bão lũ: Các giải pháp phòng chống lũ chủ yếu là bố trí sản xuất tránh lũ chính vụ, mới có
một số hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ hè-thu. Riêng đê biển ở tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà
Nẵng có chiều dài 214 km.
e) Vùng Tây Ngun:
Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 cơng trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224 ha lúa Đông xuân và 87.148
ha cây cà phê. Trong đó, ở tỉnh Kon Tum có 150 cơng trình, tưới cho 4.900 ha lúa đơng-xn, 5.000ha
cà phê; tỉnh Gia Lai có 165 cơng trình, tưới cho 11.650 ha lúa đông xuân, 9.600 ha cà phê; tỉnh Đắc
Lắc có 476 cơng trình, tưới cho 9.864 ha lúa đơng-xn, 46.878 ha cà phê; Lâm Đồng có 180 cơng
trình, tưới 7.830 ha lúa đơng xn, 31.870 ha cà phê.
Cơng trình chống lũ chưa được đầu tư nhiều, mới có một vài tuyến đê nhỏ, bờ bao chống lũ sớm và lũ

13


tiểu mãn ở một số vùng nhỏ.
f)

Miền Đông Nam bộ:
Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Đã xây dựng được nhiều cơng trình lớn lợi dụng tổng hợp như: Trị An
trên sông Đồng Nai, Thác Mơ trên Sông Bé, Dầu Tiếng trên sơng Sài Gịn, Hàm Thuận - Đa Mi (cơng
suất 475 MW, điện lượng 1550 Gwh/năm); đập Nha Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông
Mây…cùng các công trình có quy mơ vừa khác có tổng cơng suất 1.188 MW, điện lượng trung bình
4,498 tỷ Kwh/năm. Cơng trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93.000 ha và chuyển sang
sơng Vàm Cỏ khoảng 10 m3/s. Ngồi ra cịn nhiều cơng trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục
ngàn hecta. Các hồ chứa đã điều tiết tăng lưu lượng kiệt ở hạ lưu, ranh giới mặn được đẩy lùi về hạ
lưu: sông Đồng Nai khoảng 18-20 km; sông Vàm Cỏ Đông 8-10 km.

Nước ngầm được khai thác chủ yếu cấp cho sinh hoạt, một số nơi được khai thác để tưới cho cây công
nghiệp, chủ yếu là cà phê. Tổng lượng nước ngầm khai thác ước tính khoảng 750.000 m3/ngày, trong
đó cấp cho sinh hoạt 700.000 m3/ngày (gồm các trạm bơm Hc Mơn ở TP. Hồ Chí Minh 20.600
m3/ngày và Hịa An, Suối Vàng, Sơng Dinh).
Phịng chống lũ: Hiện nay, cơng trình phịng chống lũ chủ yếu là các hồ chứa ở thượng lưu tham gia
chống lũ cho bản thân cơng trình và một phần giảm lũ cho hạ du. Ở hạ du chỉ có một vài tuyến đê nhỏ.

g) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Tưới tiêu, cấp nước: Đã cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp I tạo nguồn cách
nhau khoảng 5 km/kênh (có chiều rộng từ 8-40 m, cao trình đáy từ -2,0 ¸ -4,0 m); trên 6.000 km kênh
cấp II (khoảng 1-2 km có 1 kênh), đưa nước ngọt tưới sâu vào nội đồng và tăng cường khả năng tiêu
úng, xổ phèn cho đồng ruộng và 105 trạm bơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để
tưới tiêu với năng lực tưới thiết kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha).
Xây dựng khoảng 80 cống rộng từ 5 m trở lên trong đó có nhiều cống rộng từ 10-30 m, hàng trăm
cống có bề rộng 2-4 m và hàng vạn cống nhỏ để ngăn mặn, ngăn lũ, lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu. Lớn
nhất là cống đập Ba Lai có chiều rộng 84m.
Kiểm soát lũ: Xây dựng khoảng 23.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hè-thu., 450 km đê
biển, 1.290 km đê sông để ngăn mặn cho vùng ven biển và hơn 200 km đê bao cho các khu

rừng chàm tập trung để giữ nước mưa chống cháy rừng trong mùa khô.
1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Dự án ĐTXD nói chung và CTTL nói riêng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn
để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng các công CTTL mới, sửa chữa, cải tạo nhằm phát triển,
duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm xây dựng, dịch vụ... trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án ĐTXD CTTL,
dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi
ĐTXD hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD [4].
Dự án đầu tư có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:



Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư:

Dự án đầu tư có thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được

14


các mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một cơng trình cụ thể thực hiện
các hoạt động đầu tư.
Như vậy, để có được một dự án đầu tư, phải bỏ ra và huy động một lượng nguồn lực to lớn về kỹ thuật
vật chất – lao động – tài chính và quỹ thời gian. Phải bỏ ra, chi một lượng chi phí to lớn địi hỏi nhà
QLDA phải phân tích – tính toán – đánh giá – so sánh và lựa chọn để tìm ra một kết luận tối ưu.
Khơng tùy tiện, cảm tính. Có nghĩa là dự án phải được nhà quản trị tiến hành một cách có bài bản, có
cơ sở học luận và có khoa học.


Xét về mặt hình thức:

Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi
phí theo một kế hoạch đã đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương
lai.
Dự án đầu tư là tài liệu kinh tế – kỹ thuật về một kế hoạch tổng thể huy động nguồn lực đầu vào cho
mục tiêu đầu tư. Vì vậy, trong dự án đó, nội dung phải được trình bày một cách có hệ thống và chi tiết
theo một trình tự, logic và theo đúng quy định chung của hoạt động đầu tư. Cụ thể:
– Giải trình sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư;
– Xác định quy mô đầu tư và giải pháp đầu tư sẽ thực hiện;
– Tính tốn kinh tế và hiệu quả đầu tư của dự án;
– Xác định độ an tồn và tính khả thi của dự án.



Xét trên góc độ quản lý:

Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản
phẩm mới cho xã hội.
Do dự án đầu tư là tài liệu được xây dựng trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, được trải qua thẩm
định và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền nên hồ sơ dự án đầu tư mang tính pháp lý và trở thành
một cơng cụ quản lý quan trọng trong hoạt động thực hiện một dự án đầu tư.
Việc QLDA sẽ nằm trong khuôn khổ mà nội dung dự án đã thể hiện về yêu cầu sử dụng các nguồn lực,
về hướng tới mục tiêu dự án: sinh lợi của nhà doanh nghiệp, cho lợi ích kinh tế – xã hội của ngành,
vùng – địa phương.
Các kết quả của nghiên cứu được xác lập liên quan đến nguồn lực huy động cho dự án: kỹ thuật vật
chất – lao động – tài chính và quỹ thời gian. Tài liệu dự án chính là cơ sở, chỗ dựa cơ bản để tiến hành
các hoạt động quản lý nguồn lực


Xét trên góc độ kế hoạch hóa:

Dự án đầu tư là kế hoạch hóa chi tiết để thực hiện chương trình ĐTXD nhằm phát triển kinh tế xã hội
làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.


Xét trên góc độ phân công lao động xã hội:

Dự án đầu tư thể hiện sự phân cơng, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.

15





Xét về mặt nội dung:

Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt
được mục đích nhất định trong tương lai.
Dự án đầu tư là bộ hồ sơ xác lập nhu cầu về việc sử dụng nguồn lực đầu vào (nhân tài – vật lực) cho
mục tiêu đầu tư (sản phẩm – lợi nhuận và lợi ích kinh tế – xã hội khác). Trong đó, bao gồm các hoạt
động đặc trưng mà nhà quản trị phải tiến hành: phân tích, tính tốn, đánh giá, so sánh và lựa chọn.
Nội dung phải thể hiện 4 vấn đề cơ bản:
+ Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
+ Quy mô đầu tư và giải pháp thực hiện.
+ Tính tốn hiệu quả đầu tư.
+ Xác định độ an tồn và tính khả thi của dự án.
Thực hiện các nội dung này đòi hỏi các nhà quản trị phải làm việc nghiêm túc, cẩn trọng và khách
quan. Và nhờ có bản lĩnh đó, DAXD có được một nội dung cụ thể, toàn diện và sâu sắc, có căn cứ
khoa học về tồn bộ q trình sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu cho mục tiêu đầu tư.

1.2.1 Đặc điểm của dự án ĐTXD công trình thủy lợi
Dự án ĐTXD CTTL bao gồm hai nội dung: đầu tư và hoạt động xây dựng. Do đó, đặc điểm của một
dự án ĐTXD CTTL cũng gồm các vấn đề sau:
Kế hoạch: Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này phải
được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục tiêu cụ thể đã đạt được.
Tiền: Đó chính là sự bỏ vốn để xây dựng cơng trình. Nếu coi phần “Kế hoạch của dự án” là phần tinh
thần, thì “Tiền” được coi là phần vật chất có tính quyết định sự thành công của dự án.
Thời gian: Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với cơ hội của
dự án. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm.
Đất: Là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc biệt quý hiếm. Đất ngồi
giá trị về địa chất, cịn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, mơi trường, xã hội, ....Vì vậy, quy hoạch, khai
thác và sử dụng đất cho các DAXD có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực
hiện dự án ĐTXD.

Sản phẩm của DAXD (gồm: xây dựng mới; cải tạo, sửa chữa cơng trình cũ): là sản phẩm được tạo
thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên
mặt nước được xây dựng theo thiết kế.

1.2.2 Phân cấp cơng trình thủy lợi
Cấp CTTL được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền và yêu cầu kỹ thuật xây dựng
cơng trình, bao gồm CTTL cấp đặc biệt, CTTL cấp I, CTTL cấp II, CTTL cấp III và CTTL cấp IV, cụ
thể như Bảng 1.1 [5].

16


Bảng 1.1. Bảng phân cấp cơng trình thủy lợi
Tiêu chí
phân cấp

Loại cơng trình
1. Cơng trình cấp nước
(cho diện tích được tưới)
hoặc tiêu thốt (cho diện
tích tự nhiên khu tiêu)
2. Hồ chứa nước ứng với
mực nước dâng bình
thường
3. Cơng trình cấp nguồn
nước chưa xử lý cho các
ngành sử dụng nước khác

Đặc biệt


Diện tích
(nghìn ha)

Cấp l

Cấp cơng trình
Cấp II
Cấp III

Cấp IV

> 50

> 10 ÷ 50

> 2 ÷ 10

≤2

<3

Dung tích
(triệu m3)

> 1.000

> 200 ÷
1.000


> 20 ÷ 200

> 3 ÷ 20

Lưu lượng
(m3/s)

> 20

> 10 ÷ 20

> 2 ÷ 10

≤2

1.2.3 Phân cấp cơng trình đê điều [6]
Căn cứ vào số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; đặc điểm
lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ ngập sâu trung bình của các khu
dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết kế, mà xác định cấp đê như Bảng 1.2, Bảng 1.3
và Bảng 1.4.


Đối với đê sơng:

Bảng 1.2. Bảng phân cấp đê sơng theo diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt và số người được
bảo vệ
Diện tích bảo vệ khỏi
ngập lụt (ha)
Trên 150.000
150.000 đến trên 60.000

60.000 đến trên 15.000
15.000 đến 4.000
Dưới 4.000

Trên
1.000.000
I
I
I
I
-

Số dân được đê bảo vệ (người)
1.000.000 đến
500.000 đến
100.000 đến
trên 500.000
trên 100.000
trên 10.000
I
II
II
II
II
III
II
II
III
III
III

III
III
IV

Dưới 10.000
II
III
IV
V
V

Bảng 1.3. Bảng phân cấp đê sông theo lưu lưu lũ thiết kế
Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s)

Cấp đê

Trên 7.000
7.000 đến trên 3.500
3.500 đến 500
Dưới 500

I - II
II - III
III - IV
V

Bảng 1.4. Bảng phân cấp đê sông theo độ ngập sâu trung bình của khu dân cư so với
mực nước lũ
Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với
mực nước lũ thiết kế (m)

Trên 3m
Từ 2m đến 3m
Từ 1m đến 2m
Dưới 1m

17

Cấp đê
I - II
II - III
III - IV
V




Đối với đê biển và đê cửa sông:

Bảng 1.5. Bảng phân cấp đê biển và đê cửa sông theo diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt và
số người được bảo vệ
Diện tích bảo vệ
khỏi ngập lụt (ha)

Trên 200.000

Trên 100.000
100.000 đến trên
50.000
50.000 đến trên
10.000


I

Số dân được đê bảo vệ (người)
200.000 đến
100.000 đến
50.000 đến
trên 100.000
trên 50.000
10.000
I
II
III

Dưới 10.000
III

II

II

III

III

III

III

III


III

III

IV

10.000 đến 5.000

III

III

III

IV

V

Dưới 5.000

III

IV

IV

V

V


Bảng 1.6. Bảng phân cấp đê biển và đê cửa sông theo độ ngập sâu trung bình của khu
dân cư so với mực nước triều
Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với
mực nước triều thiết kế (m)
Trên 3m
Từ 2m đến 3m
Từ 1m đến 2m
Dưới 1m



Cấp đê
I - II
II - III
III - IV
V

Đối với đê bao, đê bối, đê chuyên dùng:

Bảng 1.7. Bảng phân cấp bao, đê bối, đê chuyên dùng
Loại đê
Đê bao, đê chuyên dùng
Đê bối

Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt
Thành phố, khu cơng nghiệp, quốc phịng, an ninh,
kinh tế - xã hội … quan trọng
Các trường hợp còn lại
Tất cả mọi trường hợp


Cấp đê
III - IV
IV - V
V

1.2.4 Các nguồn vốn ĐTXD cơng trình thủy lợi cơ bản
Hiện nay, nguồn thu từ các hoạt động thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi. Do đó, việc dành một
lượng vốn lớn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống thủy
lợi quốc gia là hoạt động cần thiết của các cấp, các ngành. Vì vậy, coi trọng hiệu quả sử dụng vốn là
vấn đề rất được quan tâm, đó cũng là hình thức tiết kiệm, tránh lãng phí, vì để có được nguồn vốn đầu
tư này địi hỏi sự cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân. Nhiều khi không đủ nguồn vốn đầu tư để
đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước thì ngồi việc Nhà nước ta phải huy động vốn trong dân,
trong các thành phần kinh tế, cịn phải vay vốn nước ngồi nhằm mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng
bền vững và bảo vệ thành quả lao động cũng như vật chất, kể cả tính mạng của nhân dân. Do vậy, việc
chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các dự án ĐTXD CTTL không chỉ ảnh hưởng đến việc tạo ra
cơ sở vật, chất kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển các mặt kinh tế xã hội tại mỗi vùng, mỗi địa phương
mà còn tác động lớn đến việc bố trí kế hoạch vốn trong từng thời kỳ phát triển của Nhà nước, Chính
phủ và các Bộ, ngành và Trung ương. Đã dùng vốn đi vay mà sử dụng không có hiệu quả thì sẽ làm
tăng gánh nặng cho các thế hệ sau trong việc trả nợ cũng như trong việc phát triển kinh tế của toàn xã
hội … Do đó, yêu cầu sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả là rất cần thiết.

18


Vốn ngân sách nhà nước dành cho ĐTXD cơ bản đôi khi tới thực tiễn phải thông qua rất nhiều thủ tục
hành chính làm kéo dài thời gian và tiêu cực làm thất thoát nguồn vốn của ngân sách nhà nước. Để
khắc phục các tình trạng trên, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh
vực ĐTXD cơ bản nói chung và đối với ngành thuỷ lợi nói riêng thì cần thực hiện một số cơng tác sau:
Thứ nhất: Rà sốt, kiểm tra phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản đã

hồn thành, trong đó phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn
thanh tốn. Trên cơ sở đó cần bố trí nguồn để thanh tốn dứt điểm đối với các cơng trình đã hồn
thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh tốn.
Thứ hai: Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng
đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng
dự án, bảo đảm tính hợp lý và hiệu quả, tránh dàn trải, phân tán vốn. Kiên quyết đình hỗn hoặc dãn
tiến độ đối với các cơng trình có quy mơ đầu tư lớn, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thấp. Giảm
mạnh các dự án nhóm C đi đơi với việc rà sốt, sắp xếp các cơng trình theo thứ tự ưu tiên thực hiện.
Đến giữa năm, nếu cơng trình nào khơng đủ điều kiện khởi cơng hoặc có khả năng khơng thực hiện
được khối lượng dự kiến kế hoạch thì kiên quyết điều chỉnh vốn cho các cơng trình khác đang thiếu
vốn.
Đối với các cơng trình sẽ hoàn thành trong năm, đề nghị các bộ, ngành, địa phương có sự kiểm tra chặt
chẽ các CĐT và các đơn vị thi công, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ dự án cơng trình đã được phê
duyệt, tập trung hoàn thành dứt điểm những dự án quan trọng đưa vào sử dụng trong năm, kiên quyết
khơng để tình trạng kéo dài thời gian thi công.
Thứ ba: Cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc phân giao kế
hoạch, triển khai thực hiện và nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, đồng thời cần cải
tiến quy trình cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tư theo hướng đơn giản về thủ tục, đáp ứng tiến độ
thi cơng cơng trình. Các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo các CĐT tập trung xây dựng các dự án có
chất lượng, thẩm định kỹ phương án tài chính, phương án trả nợ làm cơ sở quyết định đầu tư, khẩn
trương ký kết hợp đồng vay vốn với các tổ chức cho vay, chấm dứt tình trạng “vốn chờ dự án” như các
năm trước đây.
Thứ tư: Về kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước: Cần có sự phân khai rõ ràng mức vốn cụ thể và
giao nhiệm vụ sớm cho các đầu mối cho vay để kịp có các biện pháp huy động vốn và tiến hành ký
hợp đồng tín dụng, cho vay ngay từ những tháng đầu năm. Kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước
hàng năm phải được giao cùng một lúc với kế hoạch ĐTXD cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước. Đồng thời cần chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo nguồn vốn tín dụng thực hiện kế hoạch đầu tư
của nhà nước trong năm, tiến độ huy động vốn phải phù hợp với tiến độ cho vay đối với các dự án tín
dụng đầu tư .
Thứ năm: Cần đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây

dựng, cũng như các thủ tục về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư XDCB; có biện pháp hữu hiệu
chấm dứt tình trạng làm vượt kế hoạch vốn hàng năm. Cần có chế tài quy định về việc đảm bảo chất
lượng công tác phê duyệt dự án đầu tư; quan tâm ngay từ khâu lập các báo cáo tiền khả thi, các báo
cáo khả thi, thiết kế dự toán, thiết kế kỹ thuật đến phương án tổ chức thi công, phương án tài chính …
Thứ sáu: Thực hiện nghiêm cơng tác đấu thầu:


Cần thực hiện theo đúng quy chế đấu thầu từ đó lựa chọn các hình thức đấu thầu như: đấu
thầu rộng rãi, hạn chế hay chỉ định thầu để phù hợp với từng loại cơng trình. Trên cơ sở

19


phân loại lĩnh vực lĩnh vực, quy mô dự án mà quy định mức vốn tối thiểu đối với dự án
phải tổ chức đấu thầu. Đề nghị sớm ban hành Pháp lệnh đấu thầu. Trước mắt cần có biện
pháp giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, hạn chế tiêu cực và đấu thầu mang nặng tính
hình thức;


Cần làm tốt cơng tác lập dự tốn cơng trình, đảm bảo dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn
và định mức của Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng, lặp hoặc khơng sát với giá cả
của thị trường;



Cần có quy định khi thanh tốn cơng trình hồn thành phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên
giá trị dự tốn cơng trình (khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo vệ cơng
trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.

Thứ bảy: Về cơ chế chính sách:



Hồn thiện cơ chế chính sách về đầu tư: căn cứ vào điều kiện về xuất phát điểm của nền
kinh tế, thói quen, tập quán, nền văn hoá … của nước ta và xét đến q trình hội nhập,
tồn cầu hố, sự phát triển của thế giới về công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến … Huy
động các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia để xây dựng về cơ chế chính sách
đảm bảo cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng thực hiện đúng đường lối của Đảng và phù hợp
với quy luật phát triển;



Tiếp tục thực hiện việc phân cấp đầu tư đối với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;



Tiếp tục hồn chỉnh, bổ xung sửa đổi các loại định mức, đơn giá trong xây dựng. Đảm bảo
phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam phải tuân thủ tính khoa học tiên tiến của định
mức đơn giá;



Tiếp tục hồn chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế, hồn thiện quy trình về
thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự tốn;



Tiếp tục hồn chỉnh chế độ, quy trình nghiệp vụ về quản lý vốn đầu tư.

Thứ tám: Kiện tồn cơng tác tổ chức về QLDA:



Kiên quyết đưa ra khỏi Ban QLDA đối với những cán bộ không đúng ngành nghề khơng
có chun mơn;



Ưu tiên và chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ tiêu chuẩn theo quy định
của Nhà nước để thực hiện QLDA đầu tư;



Về hình thức QLDA phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với
điều kiện của dự án. Bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu ngành trong ban QLDA.

Thứ chín: Về đào tạo và khen thưởng:


Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên tổ chức
các lớp đào tạo cập nhật chế độ mới về các lĩnh vực có liên quan trong cơng tác quản lý
đầu tư và xây dựng;



Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong

20


công tác quản lý đầu tư và xây dựng.

Đi đôi với các biện pháp hành chính và kinh tế nói trên để nâng cao năng lực QLDA đầu tư các bộ
ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với các
đơn vị cá nhân tham gia công tác xây dựng cơ bản có nhận thức đúng về trách nhiệm để chủ động sáng
tạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

1.3 Thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi hiện nay
1.3.1

Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

QLCL CTXD là tập hợp các hoạt động đề ra các yêu cầu, quy định và thực hiện yêu cầu, quy định đó
bằng các biện pháp như kiểm sốt chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng sản phẩm xây
dựng. Hoạt động QLCL CTXD chủ yếu là công tác giám sát của CĐT và các chủ thể khác tham gia
tạo thành sản phẩm xây dựng là CTXD.
Nói cách khác, QLCL CTXD là tập hợp các hoạt động của cơ quan đơn vị, có chức năng quản lý thơng
qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện
đầu tư, kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác vận hành và sử dụng.

1.3.2 Thực trạng về công tác QLCL xây dựng cơng trình thủy lợi hiện nay
1.1.1.1 Trên thế giới [7]


Ở Trung Quốc:

Ở Trung Quốc bắt đầu thực hiện giám sát trong lĩnh vực xây dựng cơng trình từ những năm 1988. Vấn
đề QLCL cơng trình được quy định trong Luật xây dựng Trung Quốc. Phạm vi giám sát xây dựng các
hạng mục cơng trình của Trung Quốc rất rộng, thực hiện ở các giai đoạn, như: giai đoạn nghiên cứu
tính khả thi thời kỳ trước khi xây dựng, giai đoạn thiết kế cơng trình, thi cơng cơng trình và bảo hành
cơng trình - giám sát các CTXD, kiến trúc. Người phụ trách đơn vị giám sát và kỹ sư giám sát đều
không được kiêm nhiệm làm việc ở cơ quan nhà nước. Các đơn vị thiết kế và thi công, đơn vị chế tạo

thiết bị và cung cấp vật tư của cơng trình đều chịu sự giám sát.
Quy định chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công công trình phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn
Nhà nước. Nhà nước chứng nhận hệ thống chất lượng đối với đơn vị hoạt động xây dựng. Tổng thầu
phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng trước CĐT. Đơn vị khảo sát, thiết kế, thi công chịu trách
nhiệm về sản phẩm do mình thực hiện; chỉ được bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng sau khi đã
nghiệm thu. Quy định về bảo hành, duy tu cơng trình, thời gian bảo hành do Chính phủ quy định.
Đối với hai chủ thể quan trọng nhất là Chính quyền và các tổ chức cá nhân làm ra sản phẩm xây dựng,
quan điểm của Trung Quốc thể hiện rất rõ trong các quy định của Luật xây dựng là “Chính quyền
khơng phải là cầu thủ và cũng không là chỉ đạo viên của cuộc chơi. Chính quyền viết luật chơi, tạo sân
chơi và giám sát cuộc chơi”.


Ở Singapore:

Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án ĐTXD. Ngay từ giai đoạn lập dự
án, CĐT phải thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an toàn, phịng, chống cháy nổ, giao
thơng, mơi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dựng phê duyệt.

21


Singapore khơng có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chun nghiệp. Giám sát xây dựng cơng
trình là do một kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện. Họ nhận sự ủy quyền của CĐT, thực hiện
việc quản lý giám sát trong suốt q trình thi cơng xây dựng cơng trình. Theo quy định của Chính phủ
thì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đều bắt buộc phải thực hiện việc
giám sát. Do vậy, các CĐT phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát CTXD.
Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám sát. Họ nhất thiết phải là các
kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước
xác định. Chính phủ khơng cho phép các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đăng báo quảng
cáo có tính thương mại, cũng khơng cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào để môi

giới mời chào giao việc. Do đó, kỹ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh
nghiệm của các cá nhân để được các CĐT giao việc.


Ở Pháp:

Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh về quản lý
giám sát và kiểm tra chất lượng CTXD. Ngày nay, nước Pháp có hàng chục cơng ty kiểm tra chất
lượng cơng trình rất mạnh, đứng độc lập ngồi các tổ chức thi công xây dựng. Pháp luật của Cộng hịa
Pháp quy định các cơng trình có trên 300 người hoạt động, độ cao hơn 28 m, nhịp rộng hơn 40 m, kết
cấu cổng sân vườn ra trên 200 m và độ sâu của móng trên 30 m đều phải tiếp nhận việc kiểm tra giám
sát chất lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính phủ cơng
nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng cơng trình.
Ngồi ra, tư tưởng QLCL của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”. Do đó, để QLCL các CTXD, Pháp
yêu cầu bảo hiểm bắt buộc đối với các cơng trình này. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi
CTXD khơng có đánh giá về chất lượng của các công ty kiểm tra được công nhận. Họ đưa ra các công
việc và các giai đoạn bắt buộc phải kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra chất lượng kém.
Kinh phí chi cho kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành. Tất cả các chủ thể tham gia xây dựng cơng
trình bao gồm CĐT, thiết kế, thi cơng, kiểm tra chất lượng, sản xuất bán thành phẩm, tư vấn giám sát
đều phải mua bảo hiểm nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Chế độ bảo hiểm bắt buộc đã buộc các bên
tham gia phải nghiêm túc thực hiện quản lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình, lợi ích hợp
pháp của Nhà nước và của khách hàng.


Ở Mỹ:

QLCL CTXD theo quy định của pháp luật Mỹ rất đơn giản vì Mỹ dùng mơ hình 3 bên để QLCL
CTXD. Bên thứ nhất là các nhà thầu (thiết kế, thi công…) tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của
mình. Bên thứ hai là khách hàng giám sát và chấp nhận về chất lượng sản phẩm có phù hợp với tiêu
chuẩn các yêu cầu đặt hàng hay không. Bên thứ ba là một tổ chức tiến hành đánh giá độc lập nhằm

định lượng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cho việc bảo hiểm hoặc giải quyết tranh chấp. Giám
sát viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chun mơn, có bằng cấp chun ngành; chứng chỉ
do Chính phủ cấp; kinh nghiệm làm việc thực tế 03 năm trở lên; phải trong sạch về mặt đạo đức và
khơng đồng thời là cơng chức Chính phủ.

1.1.1.2 Thực trạng cơng tác QLCL xây dựng cơng trình thủy lợi của nước ta
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, chúng ta đã xây dựng được
nhiều cơng trình, đảm bảo chất lượng xây dựng. Bên cạnh những cơng trình đạt chất lượng cũng cịn
nhiều cơng trình chất lượng kém như: khơng đáp ứng được yêu cầu sử dụng, bị nứt, vỡ, lún sụt, thấm
dột, phải sửa chữa, thậm chí cả đổ sập,…, gây thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng con người.

22


Nguyên nhân dẫn đến các CTXD không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quản lý của nhà nước
trong hoạt động xây dựng còn nhiều bất cập và sự yếu kém trong công tác QLDA xây dựng ở nước ta
hiện nay. Cơng tác QLCL xun suốt trong q trình chuẩn bị, thực hiện, khai thác cơng trình.


Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Giai đoạn đầu của DAXD là ý tưởng của người có quyền lực trong cơ quan nhà nước, hoặc một cá
nhân, đồn thể, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng góp hoặc huy động vốn vì lợi ích cơng và lợi ích tư
đưa ra. Đây là vấn đề chủ quan nên có nhiều dự án đầu tư dàn trải, mục đích khơng rõ ràng, khơng
phát huy hiệu quả. Ý tưởng sai dẫn đến dự án treo như “Trạm bơm Đồng Én ở Ninh Bình đang cịn dở
dang ” (Hình 1.1).

Hình 1.1. Trạm bơm Đồng Én bỏ hoang do khơng có vốn để hồn thành



Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi:

Giai đoạn này cần phân tích sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mơ đầu tư, hình thức đầu tư, lựa chọn địa
điểm xây dựng, phân tích lựa chọn phương án, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư. Vai trò của Tư vấn là
rất quan trọng. Hiện nay, bên cạnh những đơn vị tư vấn chất lượng vẫn còn nhiều đơn vị tư vấn năng
lực còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới, tính cạnh tranh thấp, dẫn đến chất lượng tư vấn đầu cho CĐT
thấp, dẫn đến các nhà thầu và nhà đầu tư chịu rủi ro cao.
Đê biển Cà Mau với tổng mức đầu tư hơn 150 tỷ đồng, do Sở NN-PTNT tỉnh là đơn vị làm CĐT, giám
sát là Ban QLDA cơng trình NN-PTNT tỉnh Cà Mau bị sụt lún sau vài tháng đưa vào sử dụng.


Giai đoạn nghiên cứu khả thi:

Giai đoạn này cần phải kiểm tra lại những căn cứ, sự cần thiết đầu tư, hình thức đầu tư, hiệu quả đầu
tư, phương án địa điểm, phương án giải phóng mặt bằng, giải pháp xây dựng, khả năng tài chính, tổng
mức đầu tư, tiến độ dự án. Nhiều dự án CĐT chưa chú trọng đến tổng mức đầu tư, tổng tiến độ,
phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch vốn dẫn đến dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều
chỉnh.

23


Hình 1.2. Hình ảnh sự cố đê biển Cà Mau bị sụt lún nghiêm trọng
Dự án nhà máy Xi măng Phú Sơn giai đoạn I có vốn đầu tư theo thời giá tháng 8/2008 là 3.016 tỷ
đồng. Trong đó, Cơng ty cổ phần Phú Sơn tham gia 20% tổng số vốn; BIDV tham gia tài trợ 20% và
giữ vai trò làm đơn vị đại lý giải ngân, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Cộng hòa Séc (CEB) sẽ tham gia
tài trợ 60% tổng vốn đầu tư, bao gồm chi phí nhập khẩu thiết bị từ Cộng hòa Séc và một phần chi phí
trong nước (Hình 1.3).
Mới đây, ngày 11/9/2017, UBND tỉnh Ninh Bình đã có Văn bản số 600/UBND-VP4 thơng báo thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư và quỹ đất của dự án Nhà máy Xi măng Phú Sơn do không triển khai đúng kế

hoạch cam kết.
Tính từ năm 2009, sau khi tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng tường rào, khơng có gì thay đổi
thêm ở khu vực Dự án.
Thậm chí, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh
Ninh Bình, Cơng hàm số 721/2013 ngày 28/3/2013 của Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội về việc
điều chỉnh tiến độ dự án Xi măng Phú Sơn, đưa Dự án Xi măng Phú Sơn vào danh mục các dự án dự
kiến đầu tư giai đoạn 2012-2015 (tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011).

24


Hình 1.3. Dự án Nhà máy Xi măng Phú Sơn (Ninh Bình)
Nhưng sau đó, đã khơng có gì thay đổi, cho tới tận thời điểm hiện tại. Đã gần 10 năm nay, dự án này
“đắp chiếu”, bỏ hoang.


Giai đoạn thiết kế:

Giai đoạn này là giai đoạn đưa ý tưởng ban đầu của dự án thành hiện thực, cần chú trọng trong khâu
khảo sát, thiết kế. Nhiều đơn vị tư vấn không đủ năng lực vẫn nhận được hợp đồng dẫn đến các cơng
trình thiết kế mắc lỗi nghiêm trọng như: khảo sát không kỹ, thiếu số liệu thống kê, thiết kế thiếu kinh
nghiệm, không tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, không căn cứ vào quy hoạch đã được duyệt, làm
sai sót trong hồ sơ, thơng đồng với CĐT gây thất thốt, lãng phí tiền của nhà nước, khó khăn trong q
trình thi cơng và quyết tốn cơng trình.
Việc kiểm sốt thiết kế khơng tốt, dẫn đến lãng phí và khơng phát huy hiệu quả đầu tư của cơng trình,
ví dụ một tuyến kênh thủy lợi đang được xây dựng trên cánh đồng thuộc địa bàn thơn 1A có tổng số
vốn đầu tư gần một tỷ đồng nhưng không phát huy hiệu quả do một đoạn kênh nằm thấp hơn mặt
ruộng từ 0,5-0,8m, nước khơng thể tự chảy vào ruộng.



Giai đoạn đấu thầu:

Hành lang pháp lý về đấu thầu trong nước đã có sự điều chỉnh, bổ sung trong những năm gần đây, đã
dần tiệm cận được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo ra môi trường lành
mạnh, công khai, minh bạch, công bằng và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong đấu
thầu.

25


×