Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.24 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN BÍCH NGỌC



TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH
CỦA BA NHÀ VĂN TRẺ
(Trên cứ liệu ba tác phẩm MÀU RỪNG RUỘNG của Đỗ Tiến Thụy,
BÊN DÒNG SẦU DIỆN của Nguyễn Đình Tú, BIỂN XANH MÀU LÁ
của Nguyễn Xuân Thủy)



Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
Mã số: 60.22.01.20




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú








HÀ NỘI, 2013

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và ngƣời thân đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự kính trọng sâu sắc đối với
PGS.TS Nguyễn Thanh Tú - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt qua
trình hoàn thành luận văn này. Thầy đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
những vấn đề vô cùng bổ ích và luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi học tập
và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học,
khoa Ngữ Văn và Phòng Sau đại học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn



Nguyễn Bích Ngọc








LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và do bản thân khai thác và do sự chỉ bảo tận tình của ngƣời
hƣớng dẫn, không sao chép bất kì tài liệu nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn


Nguyễn Bích Ngọc
















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƢƠNG 1: NHÀ VĂN, TIỂU THUYẾT VÀ CHIẾN TRANH 9
1.1.Những vấn đề chung về tiểu thuyết 9
1.2. Các thế hệ nhà văn viết tiểu thuyết về đề tài chiến tranh 13
1.2.1. Từ 1975 đến 1986 13
1.2.2.Từ 1986 đến nay 14
1.3.Tiểu thuyết trong việc miêu tả chiến tranh 16
CHƢƠNG 2: BA TIỂU THUYẾT – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG 19
2.1.Hiện thực chiến tranh 19
2.1.1.Cuộc sống chiến tranh trong thời đánh Pháp 19
2.1.2.Cuộc sống thời hậu chiến 22
2.1.3.Cuộc sống nơi đảo xa 24
2.2.Thân phận con ngƣời 28
2.2.1.Con ngƣời là nạn nhân của chiến tranh 28
2.2.2.Con ngƣời – những tính cách phức tạp, những số phận
trái ngang 30
2.2.3. Con ngƣời làm chủ cuộc sống 38
CHƢƠNG 3: BA TIỂU THUYẾT- NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN

NGHỆ THUẬT 42
3.1.Các mô hình không gian cơ bản 42
3.1.1. Không gian chiến trƣờng 42
3.1.2.Không gian hiện thực đời thƣờng 46
3.1.3.Không gian lãng mạn đầy chất thơ 51
3.1.4. Không gian tâm linh, huyền thoại 56
3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật 57
3.2.1. Nhân vật ngƣời lính – hình tƣợng trung tâm 58
3.2.1.1.Ngƣời lính với những suy tƣ, trăn trở 59
3.2.1.2.Ngƣời lính đối mặt với những bi kịch cuộc sống 62
3.2.1.3.Ngƣời lính trong đời thƣờng 67
3.2.2. Nhân vật ngƣời nông dân 72
3.2.3. Nhân vật ngƣời phụ nữ 75
3.2.4. Nhân vật thanh niên 79
3.3.Ngôn ngữ và giọng điệu đặc trƣng 80
3.3.1. Ngôn ngữ thông tục 82
3.3.2.Ngôn ngữ giàu cảm xúc đƣợc cá thể hóa 86
3.3.3.Một giọng điệu mới: cảm thƣơng 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Chúng tôi chọn tiểu thuyết là thẻ loại để nghiên cứu vì: “Tiểu thuyết là
tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không
gian và thời gian”(Từ điển thuật ngữ văn học). Theo M.Bakhtin, “tiểu thuyết
là thể loại duy nhất đang sinh thành và chƣa hoàn kết”. Do thƣờng xuyên tiếp
xúc với “cái hiện tại chƣa hoàn thành”, nên tiểu thuyết, bên cạnh việc không

ngừng mở rộng sức chứa, củng cố các đặc điểm thi pháp của thể loại…, còn
kịp thời bao quát, chuyển tải những vấn đề lớn lao của hiện thực đời sống, do
vậy nó còn cập nhật những vấn đề mang ý nghĩa thời sự.
- Tiểu thuyết là thể loại văn chƣơng duy nhất luôn biến chuyển, do đó
phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân
hiện thực. Có thể coi đây là thể loại lực lƣỡng mà nhanh nhạy trong việc tái
hiện những vấn đề lớn lao của hiện thực đời sống.
- Chiến tranh nhìn từ góc độ nhân tính tự nhiên là một hiện tƣợng bất
thƣờng, bởi trƣớc nay nó luôn đem lại cho cả hai bên tham chiến sự thù hận
và những mất mát, đau thƣơng. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ của dân tộc ta đã đi qua nhiều năm nhƣng nỗi đau trong lòng ngƣời vẫn
âm ỉ khôn nguôi và cho đến hôm nay, chiến tranh vẫn đang có nguy cơ hiện
hữu, có thể nó sẽ xảy ra ở một hoàn cảnh khác, không gian khác và có thể
khác cả về tính chất. Vì vậy, chiến tranh vẫn luôn là một trong những đề tài
hấp dẫn để nhiều cây bút trong trong và ngoài quân đội suy ngẫm, khám phá,
tái hiện và sáng tạo. Không chỉ có những cây bút, những nhà văn trong thời
chiến mới có thể viết và hiểu về thời chiến mà còn có cả những cây bút trẻ
sống trong thời kì hòa bình vẫn có thể viết về chiến tranh, tái hiện lại chiến
tranh một cách chân thực và sâu sắc.

2
- Các cuộc vận động sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng diễn ra 5 năm
một lần đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhất là ở thể loại tiểu
thuyết, đặc biệt là đợt tổng kết năm 2009. Góp phần vào dòng chảy của văn
học viết về đề tài chiến tranh, có thể kể đến các tiểu thuyết: Màu rừng ruộng
(Đỗ Tiến Thụy), Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú), Biển xanh màu lá
(Nguyễn Xuân Thủy). Đây là ba tác phẩm cung cấp thêm những cái nhìn,
tiếng nói, có thể chƣa phải là mới mẻ nhƣng đáng trân trọng về hai cuộc chiến
tranh đã qua và công cuộc bảo vệ đất nƣớc hôm nay. Những tác phẩm này
giúp chúng ta phần nào thấy đƣợc sự vận động của văn học Việt Nam hôm

nay nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng.
- Chiến tranh và ngƣời lính vẫn là đề tài có sức hút mạnh mẽ trong sáng
tác của các nhà văn quân đội. Đã có ít nhiều công trình, bài viết đề cập đến
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh những năm gần đây nhƣng chƣa có công trình
nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống tiểu thuyết của các nhà văn
mặc áo lính nhƣng chƣa từng cầm súng trực tiếp đánh giặc. Bởi vậy, lựa chọn
đề tài Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ, ngƣời viết muốn
phần nào đƣa ra cái nhìn khái quát, hệ thống về tiểu thuyết đề tài chiến tranh
những năm gần đây, đặc biệt là đi sâu vào những tiểu thuyết của ba nhà văn
trẻ này.
2. Lịch sử vấn đề
- Đã có một số bài viết mang tính giới thiệu về văn học chiến tranh và
các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, cụ thể về ba tác phẩm Màu rừng
ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy, Bên
dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú của các tác giả Nguyễn Thanh Tú (Bên
dòng Sầu Diện – cách tiếp cận chiến tranh của các nhà viết trẻ), Đoàn Minh
Tâm (Tiểu thuyết của các cây bút trẻ, đọc và cảm nhận)… trên các báo, tạp
chí… nhƣ Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ trẻ. Gần đây, có một số công trình

3
bƣớc đầu nghiên cứu sâu hơn về mảng sáng tác này, chẳng hạn, Ngô Thị Hải
Vân với Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 – Nhìn từ
nhân vật (Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Hà Nội 2011).
Luận văn này đã cho chúng ta thấy hệ thống nhân vật của các tiểu
thuyết đƣợc quan tâm một cách riêng rẽ, có đánh giá một cách hệ thống về
phƣơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong từng tác phẩm. Lê Thị Hạnh
trong Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 – 2009 về đề tài chiến
tranh (Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 2011) đã phần nào nhận
diện và cắt nghĩa những đổi mới về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Việt Nam về đề tài chiến tranh, dĩ nhiên, có đề cập đến ba tiểu thuyết trên.

Ngoài ra có thể kể đến các bài viết mang tính gợi ý nhƣ Cách tiếp cận
chiến tranh của người viết trẻ, eVan, 2011 nhìn ở góc độ giọng điệu cho rằng
Bên dòng Sầu Diện đã góp phần làm mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến
tranh bằng chất giọng cảm thƣơng, điều mà trƣớc đó ít xuất hiện. Bài Đề tài
chiến tranh: Món nợ dài cuả các nhà văn, Phạm Thành Chung, Văn hóa Thể
thao, Công An Nhân dân, 2008 cho thấy, để có những trang viết vừa hay vừa
chân xác về hai cuộc chiến tranh thần thánh mà dân tộc ta đã trải qua, đòi hỏi
các nhà văn Việt Nam phải hội tụ trong mình nhiều yếu tố: Không chỉ là tài
năng, mà còn phải có thêm một cách nhìn minh triết
Trong một bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Đình Tú cho biết, Bên dòng
Sầu Diện đƣợc in ở NXB Quân đội Nhân dân, khi anh biết nó đƣợc in thì sách
đã xuất xuống đơn vị, không thể nào mua thêm đƣợc ngoài 10 cuốn sách biếu
của tác giả. Vì thế sách không có mặt ngoài thị trƣờng, và đƣơng nhiên, báo
chí cũng nhƣ rất nhiều bạn đọc yêu quý văn Nguyễn Đình Tú không hề biết
đến cuốn tiểu thuyết này của anh. Bạn đọc có thể đặt ra câu hỏi vì đây là cuốn
tiểu thuyết viết về một đề tài quá nghiêm túc - chiến tranh - mà nó bị bạn đọc
thờ ơ nên không thể có mặt ngoài thị trƣờng?

4
Tiểu thuyết này đƣợc viết theo bút pháp truyền thống quen thuộc mà
ngay cách chia phần, phần 1- Những tháng ngày xa; phần 2- Những ngày
tháng chưa xa; phần 3- Hiện hữu, đã nói lên một kết cấu hiền lành tuân theo
trật tự thời gian. Trong các phần lại đƣợc chia thành các chƣơng rõ ràng, mỗi
chƣơng đƣợc triển khai theo một chủ đề, rành mạch.
Trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,
Trần Tố Loan nhận xét: “Ở Bên dòng Sầu Diện, trƣờng nhìn của nhà văn đặt
vào thị trấn An Lạc - thị trấn Nét Mặt Buồn nằm lọt thỏm giữa núi Cô Hồn và
dòng Sầu Diện, trong đó, có những không gian nhỏ hơn nhƣ Xóm Đáy, xóm
Khơ me, phố Phủ Từ… Trong không gian ám ảnh và có tên gọi gắn với huyền
thoại tự tạo ấy, nhà văn kể câu chuyện về cuộc đời nhân vật Minh Việt từ khi

ra đời đến lúc già cả. Và theo bƣớc chân hành quân của Minh Việt, không
gian mở rộng tận Sài Gòn nhƣng không thật ấn tƣợng”.
Về điểm nhìn thời gian, trục thời gian trong các tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Tú thƣờng là hiện tại-quá khứ hoàn thành-quá khứ-hiện tại
tiếp diễn. Bên dòng Sầu Diện mở đầu bằng sự chào đời của Minh Việt, tiếp đó
là câu chuyện về những ngày đã xa của Nguyên Bình, Mến…; những tháng
ngày chƣa xa của Việt, bè bạn, ngƣời thân rồi trở về hiện tại. Trong hồi ức
của bố Việt, có câu chuyện về tuổi học trò, ngày đầu tham gia cách mạng, gặp
lại ngƣời bạn học Tuấn Thành, cuộc gặp gỡ với Mến-mẹ của Minh
Việt…Tiếp đó, Minh Việt kể lại những chặng đƣờng, những bƣớc ngoặt lớn
của đời mình cho đến giây phút anh đứng ở núi Cô Hồn nhìn về An Lạc, nghĩ
đến quá khứ.
Trong bài viết Sắc màu nhân gian trong tiểu thuyết “Màu rừng ruộng”.
Bùi Công Thuấn phân tích: “Cảm giác khó chịu về mặt ngôn ngữ đầy ứ lên,
ngán ngẩm. Rừng và Ruộng là hai không gian khác nhau. Tiếng Việt chƣa hề
có sự ghép đôi nhƣ thế bao giờ. Chỉ có những từ nhƣ “ruộng đồng, ruộng đất,

5
ruộng nƣơng, ruộng bậc thang…” hay “rừng hoang, rừng rú, rừng xanh núi
đỏ, rừng nguyên sinh…”. Có thể cách đặt tên và màu sắc của Màu rừng
ruộng làm giảm sự chú ý của ngƣời đọc khi họ tiếp cận với nhiều cuốn sách
khác chăng?
Sau cái cảm giác ngán ngẩm lúc đầu, tôi thử nhập thân vào câu chữ
của Màu rừng ruộng. Và tôi kinh ngạc về sự cuốn hút của ngòi bút Đỗ Tiến
Thụy. Màu rừng ruộng là cuốn tiểu thuyết hấp dẫn. Hấp dẫn và thú vị đến
những dòng cuối.
Đỗ Tiến Thụy dẫn ta theo chân nhân vật Vinh, ngƣời làng Bùi, 17 tuổi
thi rớt đại học, chẳng biết làm gì, đành đi chăn nghé cho hợp tác xã. Và ngay
cả việc chăn nghé, Vinh cũng trở thành “gã mục đồng lạc lõng”. Ngƣời cha
bảo, “Hỏng, anh cƣỡi con nghé cũng không nổi thì làm ăn gì đƣợc nữa!”. Rồi

Vinh sang làm ở lò gạch. Chán nản, anh đổi sang tổ bảo vệ, không xong. Anh
lại trở về xin ông Ét học cày. Anh bị ông ta từ chối. Ngƣời cha đau đớn bảo
“Con ơi! Làm trai phải hùng tâm tráng chí núi rộng sông dài, chứ bằng lòng ở
nhà nhƣ thế khác nào kiếp ếch, có ềnh oang cho lắm cũng chỉ vang động đƣợc
đáy ao làng”. Vinh lại đi thi và rớt đại học lần nữa. Nỗi tủi nhục chồng chất.
Ngƣời tình âm thầm của Vinh là chị Miền (hơn Vinh 10 tuổi) bị ép duyên lấy
ông Ét làm Vinh đau đớn tuyệt vọng, anh tình nguyện đi khám tuyển bộ đội.
Đoàn quân của anh trở lại chiến trƣờng xƣa ở Tây Nguyên để tìm hài cốt đồng
đội trên núi Saman, tìm hài cốt phi công Mỹ. Ở đây Vinh chứng kiến bao
nhiêu sự việc của ngƣời lùn Rơ Mâm làng Sập. Khi tìm đƣợc mộ hài cốt
những ngƣời lính đặc công năm xƣa bị Mỹ sát hại, Vinh lại trúng mìn chết ở
tuổi hai mƣơi. Trƣớc khi nhắm mắt, Vinh nói với anh Tấn - ngƣời đội trƣởng
đội quy tập K20 - ƣớc vọng đƣợc chôn ở Khu Rừng Say”. Đây là bài phân
tích khá sâu, có chính kiến rõ ràng về một tác phẩm cụ thể.

6
Gần đây trong bài Tiểu thuyết sử thi và sự đổi mới thi pháp - báo Quân
đội nhân dân tác giả Nguyễn Thanh Tú viết: “Từ góc nhìn đời tƣ cho thấy,
tiểu thuyết hôm nay quan tâm đến việc xây dựng hình tƣợng ngƣời lính nhƣ
những số phận cá nhân hơn là với hình tƣợng của một ngƣời anh hùng. Con
ngƣời không chỉ là nhân chứng cho các biến cố lịch sử mà chính các biến cố
ấy trở thành phƣơng tiện để các nhà văn khám phá bản chất, số phận nhân
vật”. Điều này đúng với tiểu thuyết Màu rừng ruộng, có Vinh - nhân vật
chính trong Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, ra trận là một sự chạy trốn.
Anh chạy trốn khỏi nỗi buồn, nỗi xót xa khi ngƣời con gái anh thƣơng mến đi
lấy chồng. Mà lại là lấy một ông chồng già đã có 8 đứa con. Đám cƣới diễn ra
khi bà vợ cả vừa mất, còn đắp chiếu để đấy: “Vâng, tôi muốn đi khỏi cái làng
Bùi tin hin ngột ngạt. Trong mọi con đƣờng ra đi không con đƣờng nào danh
dự bằng con đƣờng đi lính”. Vinh đã nghĩ nhƣ thế.
Bài viết “Ngƣời lính đảo trong Biển xanh màu lá của Hƣơng Nhài in

trên mục Văn hóa - Nghệ thuật - báo Làng Việt nhận xét: “Nhà văn Nguyễn
Xuân Thủy đã viết cuốn sách mang tên Biển xanh màu lá nhằm giới thiệu với
độc giả cả nƣớc những nét đẹp về Trƣờng Sa. Chúng ta sẽ tìm thấy những số
phận, cuộc đời của những ngƣời chiến sỹ, cán bộ, quân dân đang sinh sống,
làm việc, bảo vệ vùng đất thiêng liêng Trƣờng Sa, Hoàng Sa. Những cuộc
sống có thực của các chiến sỹ trên đảo mang nét tự nhiên, mộc mạc, vui buồn
với biết bao kỉ niệm là những mảnh ghép cuộc sống đẹp về ngƣời lính đƣợc
nhà văn ghi chép viết lại trong tâm trạng đầy cảm xúc.
Tác phẩm là những phác họa rõ nét về ngƣời lính vùng đảo, mang
thông điệp: Hãy hƣớng về những ngƣời lính đảo và làm đẹp thêm hình ảnh
của họ bằng những việc làm có ý nghĩa”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “Tiểu thuyết Biển xanh màu lá viết
về số phận của cán bộ, chiến sĩ, quân dân đang sinh sống, làm việc và bảo vệ

7
vùng đất thiêng Trƣờng Sa, Hoàng Sa. Chúng ta gọi những con ngƣời bình dị,
quả cảm ấy bằng cái tên chung: quân dân. Bởi ngoài những ngƣời lính biển,
còn có cả những ngƣời dân đảo”.
Nhƣ vậy có thể nói, chƣa có bài viết hay công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống về ba tiểu thuyết của ba nhà văn trẻ mà chúng tôi đã nêu trên.
Đây vừa là cơ hội, vừa là khó khăn cho chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu
các vấn đề đặc sắc của các tiểu thuyết này từ hai phƣơng diện cơ bản là nội
dung và hình thức biểu hiện.
3. Mục đích nghiên cứu
Triển khai luận văn, chúng tôi hƣớng tới mục đích:
- Tìm hiểu cái nhìn, quan niệm của các nhà tiểu thuyết trẻ viết về chiến
tranh hôm nay (chúng tôi quan niệm các nhà văn trẻ là những ngƣời ở độ tuổi
dƣới bốn mƣơi), qua đó, chỉ ra sự khác biệt giữa hai thế hệ sáng tác về cùng
một đề tài.
- Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ba tiểu

thuyết, cắt nghĩa thành công của các tác giả về đề tài này, chỉ ra và lý giải mối
quan hệ giữa vốn sống thực tế và đối tƣợng phản ánh (các nhà văn này chƣa
hề trực tiếp cầm súng đánh trận).
Trên cơ sở đó, góp phần chỉ ra sự vận động về mặt thể loại của tiểu
thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh từ sau 1975, nhấn mạnh hơn ở giai
đoạn từ 2004 - nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng: Ba tiểu thuyết của ba nhà văn trẻ
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Ba cuốn tiểu thuyết: Màu rừng ruộng, Bên dòng Sầu Diện, Biển xanh
màu lá.
- Một số các tác phẩm khác viết về đề tài chiến tranh gần gũi với đề tài.

8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: hệ thống những chi tiết, nhân vật theo
các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ các nhận định đƣa ra. Trên cơ sở đó chúng
tôi tiến hành phân tích, đánh giá để có cái nhìn bao quát những vấn đề của tác
phẩm, đồng thời đƣa ra những ý kiến chủ quan của ngƣời viết.
- Phƣơng pháp so sánh: chúng tôi cũng tiến hành so sánh thể loại tiểu
thuyết với các thể loại văn học khác trong cùng một thời kì, so sánh tiểu
thuyết viết về đề tài chiến tranh trƣớc đổi mới và sau đổi mới, đối chiếu về
mặt nội dung và hình thức thể hiện để từ đó thấy đƣợc ý đồ sáng tác cùng tƣ
tƣởng của nhà văn.
- Vận dụng hƣớng nghiên cứu thi pháp học, phong cách học.
6. Đóng góp của luận văn:
- Đóng góp về mặt lí luận: Trên cơ sở phân tích giá trị nội dung và nghệ
thuật của ba tác phẩm trên luận văn góp phần chỉ ra sự vận động về mặt thể
loại của tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh sau 1975 đặc biệt là
giai đoạn từ 2004 đến nay.

- Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp thêm
tƣ liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại đặc biệt là
thể loại tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc triển khai trong ba
chƣơng:
Chƣơng 1: Nhà văn, tiểu thuyết và chiến tranh.
Chƣơng 2: Ba tiểu thuyết – nhìn từ phƣơng diện nội dung.
Chƣơng 3: Ba tiểu thuyết – nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật.
Cuối cùng là Thƣ mục Tài liệu tham khảo.





9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHÀ VĂN, TIỂU THUYẾT VÀ CHIẾN TRANH

1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết
Ở phƣơng Tây, tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự,
thƣờng là thể loại anh hùng ca, đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố
và tình huống phi thƣờng. Về nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu, mà
tiêu biểu là V.Biêlinski đã rất có lý khi cho rằng tiểu thuyết hình thành khi
vận mệnh con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý
thức" và "đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của
anh hùng ca Hy Lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết.
Thế kỷ 20 tiểu thuyết phƣơng Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch
nhau về nhiều mặt, bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết hiện thực với
khuynh hƣớng hiện thực phê phán hoặc khuynh hƣớng hiện thực xã hội chủ

nghĩa, hƣớng sáng tác mới của M. Proust, J. Joyce, F. Kafka lại cho thấy một
loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trƣớc kia bị biến
đổi: độc thoại nội tâm bao trùm tác phẩm nhƣ một thủ pháp của tiểu thuyết
dòng ý thức; sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, các
mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện ngƣời kể
chuyện không toàn năng khi trong lời kể có cả cái biết và cái không biết, cái
khách quan lẫn chủ quan. Các vấn đề về "ngôi" và "thời" của lời trần thuật và
các "điểm nhìn" trần thuật trở thành chìa khóa cho việc đọc tiểu thuyết theo
khuynh hƣớng phức điệu, đa thanh. Bên cạnh đó, các trào lƣu tƣ tƣởng đƣơng
thời nhƣ hiện tƣợng học, thuyết phi lý, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, hậu
hiện đại, phê bình nữ quyền, hậu thực dân cũng góp phần tạo ra những dạng
thức nhƣ phản tiểu thuyết, tiểu thuyết mới, hoặc làm nảy sinh tƣ tƣởng về
nhân vật biến mất, hoặc tiểu thuyết cáo chung v.v

10
Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn
xuôi trung đại nhƣ Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo,
Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả thế kỷ 14-16 đã đặt những nền móng sơ
khai cho tƣ duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố truyền
thuyết, thần thoại, cổ tích đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thƣờng.
Thế kỷ 18 cho thấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm nhƣ Thượng kinh
ký sự (ký) của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút (tùy bút) của Phạm Đình Hổ và
đặc biệt là Hoàng Lê nhất thống chí, tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu
thuyết, là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc
sắc. Hoàng Lê nhất thống chí tái hiện một cách sống động bức tranh xã hội
rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chƣơng hồi tƣơng tự tiểu
thuyết thời Minh-Thanh tại Trung Hoa. Yếu tố đời tƣ và mạch tự sự trong các
truyện Nôm khuyết danh và hữu danh đƣơng thời nhƣ Hoa tiên, Nhị độ mai,
Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa và Truyện Kiều cũng ít nhiều góp
phần thúc đẩy sự phát triển của thể loại.

Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ 20 văn học Việt Nam mới
xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng phong trào
Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bƣớc tiến vƣợt
bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hƣớng sáng tác: những cây bút nổi tiếng
của Tự Lực văn đoàn, những ngƣời đã thúc đẩy sự hình thành thể loại nhƣ Nhất
Linh, Khái Hƣng, Thạch Lam và những nhà văn hiện thực phê phán nhƣ Ngô
Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng.
Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ
các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy Tƣởng,
Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên
Ngọc). Ít nhiều tiểu thuyết sử thi Việt Nam có thành tựu với đề tài hoành
tráng và dung lƣợng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ bờ của Nguyễn Đình

11
Thi, Sóng Ngầm của Nguyên Hồng. Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam
sang trang mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh,…
có nội dung sâu sắc hơn về thân phận con ngƣời và có dấu hiệu manh nha hệ
hình văn chƣơng hậu hiện đại về mặt nghệ thuật biểu hiện.
Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ
đề hoặc theo sở trƣờng của ngƣời viết. Thậm chí ngƣời ta còn cho rằng, về
nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì nó là
"sử thi của thời đại chúng ta", tức là sử thi của cái hiện tại, cái đang hàng
ngày hàng giờ đổi thay, bởi vì điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa
với cái thực tại dang dở "chƣa xong xuôi", cái thực tại đang thành hình, cái
thực tại luôn bị đánh giá lại, tƣ duy lại. Tuy thƣờng gặp những kết cấu chƣơng
hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến v.v.
tiểu thuyết vẫn không chịu đƣợc những chế định chặt chẽ, nó không có quy
phạm cố định và ngƣời viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có
để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau.
Giống nhƣ các hình thái tự sự khác nhƣ truyện ngắn, truyện vừa, tiểu

thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông
thƣờng ở tác phẩm xuất hiện ngƣời kể chuyện nhƣ một nhân vật trung gian có
nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của
yếu tố này là ƣớc lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể
chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể
thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xƣng "tôi", cũng có thể là
một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn
trần thuật. Hiện nay, một trong những xu hƣớng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là
việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian
hoặc nhân vật xƣng "tôi" đƣợc "san sẻ" cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.

12
Đặc trƣng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn
và sinh động đời sống theo hƣớng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một
thể loại lớn tiêu biểu cho phƣơng thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát
lớn về chiều rộng của không gian cũng nhƣ chiều dài của thời gian, cho phép
nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.
Ở phƣơng diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không
những chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà
còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời
gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá
nhân nhân vật cái ác, cái bi bên cạnh cái hài v.v
Ở phƣơng diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng
hợp. Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách
nghệ thuật của các thể loại văn học khác nhƣ thơ (những rung động tinh tế),
kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của
những loại hình ngoại biên nhƣ hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu
khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn hiện
thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác nhƣ tâm lý học, phân tâm
học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tƣởng

khác.v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng
hợp này của thể loại, nhƣ Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể
loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Roman
Roland với tiểu thuyết-giao hƣởng v.v.
Riêng với tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh ở nƣớc ta, có cả những
tác giả sống trong thời chiến viết về chiến tranh và có cả những tác giả sống
trong thời bình cũng viết về chiến tranh. Tất cả đều muốn có cái nhìn riêng
về đề tài chiến tranh sau 1975, đặc biệt là những tiểu thuyết gần đây nhƣ:
Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân

13
Thủy và Bên dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú mà chúng tôi sẽ đề cập đến
ở các phần sau.
1.2. Các thế hệ nhà văn viết tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
1.2.1. Từ 1975 đến 1986
Từ 1945-1975 là một giai đoạn lịch sử ghi dấu những biến đổi vô cùng
lớn của dân tộc. Hiện thực chiến tranh cách mạng, có thể nói là sôi động, hào
hùng và hoành tráng nhất trong lịch sử chiến tranh vệ quốc và có thể nói chƣa
bao giờ tinh thần cộng đồng dân tộc lại khơi dậy trong mỗi con ngƣời Việt
Nam mạnh mẽ đến nhƣ vậy… Những đặc điểm lịch sử này chính là nguyên
nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến hƣớng đặt bút của các nhà văn – nhà tiểu thuyết.
Tiểu thuyết ở giai đoạn này chủ yếu là ca ngợi, cổ vũ sự tự tôn của dân
tộc, lòng yêu nƣớc của con ngƣời Việt Nam. Bên cạnh đó tiểu thuyết phản ánh
cuộc sống mới, con ngƣời mới, xây dựng hình mẫu con ngƣời Việt Nam mới.
Từ 1975-1986 một loạt các tiểu thuyết nhƣ: Vùng trời của Hữu Mai,
Những tầm cao của Hồ Phƣơng, Dòng sông phẳng lặng của Tô Nhuận Vĩ.
Đội ngũ đông đảo các nhà văn đã cho ra đời những tiểu thuyết khá ấn tƣợng:
Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn
Minh Châu); Năm 75 họ đã sống như thế (Nguyễn Tri Huân); Đất miền Đông
(Nam Hà); Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh); Nắng đồng bằng (Chu Lai);

Người lính mặc thường phục (Mai Ngữ); Sao đổi ngôi (Chu Văn)…
Trong bài viết: Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của các
nhà văn cầm súng (VNQĐ, 4/1995), Tôn Phƣơng Lan đã có sự khái quát về
hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết thời kì 30 năm kháng chiến chống
thục dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lƣợc cũng nhƣ do cần đổi mới ở thời kì sau
1975: “Viết về đề tài chiến tranh, về chủ nghĩa anh hùng, hình tƣợng anh bộ
đội trong các sáng tác văn xuôi của thời kì chống Mĩ đã hiện ra với vẻ đẹp
lộng lẫy mang tính chất sử thi. Chúng ta đã tiến hành chống xâm lƣợc của một

14
siêu cƣờng quốc. Nếu không có phẩm chất tốt đẹp kia thì chúng ta không thể
làm nên chiến thắng. song dù là cuộc sống trong chiến tranh thì cuộc sống đố
vẫn có những quy luật nhất định-quy luật của cuộc đời. Những mặt trái của
con ngƣời, của đời sống chiến tranh chƣa đƣợc đề cập đã trở thành những hạn
chế. Đó là lí do khiến cho sau 1975, văn xuôi viết về chiến tranh cũng vẫn do
những nhà văn mặc áo lính đảm nhận đã nhanh chóng tìm sự hòa nhập chung
vào sự đổi mới của văn học và ngƣời chiến sĩ viết văn lại bƣớc vào một sự thử
thách mới của bản lĩnh nghè nghiệp. họ sẽ nhìn chiến tranh trong thời bình
nhƣ thế nào để vẻ đẹp lộng lẫy của chiến tranh hòa với vẻ đẹp của sự giản dị,
đời thường.
1.2.2. Từ 1986 đến nay
Đây là thời kì văn học đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc. Giai đoạn
này các thể loại phát triển vô cùng phong phú và đề tài chiến tranh không còn
giữ vị trí độc tôn nhƣng hình tƣợng ngƣời lính vẫn là hình tƣợng phổ biến
trong văn học.
Văn học giai đoạn này gắn liền với nhu cầu “nói thẳng, nói thật” trong
quá trình đổi mới tƣ duy và về cơ bản tả thực trong tiểu thuyết sau 1986 khác
với tả thực theo quan niệm truyền thống.
Sau 1986 thì điều kiện đã cho phép chúng ta nhìn thẳng vào bản chất
khốc liệt của chiến tranh để miêu tả, khám phá, phát hiện và sáng tạo (Ăn mày

dĩ vãng - Chu Lai; Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh; Đất trắng và Mây cuối
chân trời - Nguyễn Trọng Oánh ). Ở ngày hôm nay, tiểu thuyết về đề tài
chiến tranh còn vận dụng cả cách kể bi kịch hóa trần thuật, kể về cuộc chiến
bằng cái nhìn bi kịch. Nhà văn miêu tả chi tiết những cái chết bi thƣơng: “Lửa
cháy, đạn nổ, đạn vạch đƣờng rừng rực, chói lòa, nhằng nhịt trƣớc mặt.
Những ngƣời chạy, ngƣời ngã vật xuống, máu xối ruột lòi, những mảnh thi
thể cả ta cả địch văng lên trong ánh lửa” (Những bức tường lửa). Có những

15
cái chết cháy vì bom na pan đã biến những ngƣời lính (Thoan, Đại) từ những
thanh niên đẹp, cƣờng tráng thành “những cục đen sì nham nhở nằm trên mặt
đất”: “Đại có vẻ còn nhiều da thịt hơn nhƣng vì thế mà trông nó lại càng đáng
sợ. Bộ răng của nó trắng nhởn, chìa ra, hai cái hốc mắt bây giờ chỉ còn là hai
cái hốc thô lố, một dòng nƣớc sền sệt đen từ đó rỉ ra nhƣ nƣớc mắt” (Những
bức tường lửa). Các nhà tiểu thuyết đã để cho nhân vật - ngƣời trong cuộc suy
nghĩ về chiến tranh: “Chiến tranh dài quá! Hy sinh mất mát nhiều quá!” (Lâm
trong Khúc bi tráng cuối cùng), “bom đạn mù trời, cuộc đời đo bằng gang
tấc” (Toản trong Thượng Đức) Sự ác liệt tàn bạo của chiến tranh làm cho
con ngƣời sống trái với lẽ tự nhiên, nó cƣớp đi những khao khát bản năng
bình thƣờng nhất, giản dị, đơn sơ nhất. Một mảnh đối thoại sau tƣởng nhƣ vô
tình nhƣng lại tố cáo mạnh mẽ sự khủng khiếp của chiến tranh.
Về cảm hứng, bên cạnh cảm hứng sử thi của tiểu thuyết viết về chiến
tranh nói chung và tiểu thuyết trong giai đoạn này nói riêng mang thêm cảm
hứng nhân bản và cảm hứng bi kịch. Nếu trƣớc đây, với cảm hứng sử thi, văn
học chủ yếu quan tâm đến con ngƣời tƣ cách xã hội, với tƣ cách là động lực
cách mạng, thì giờ đây, trong sự đổi mới của quan niệm hiện thực và quan
niệm về con ngƣời, tiểu thuyết đặt con ngƣời trong mối quan hệ với cái
thƣờng ngày, lấy cá nhân con ngƣời làm chất liệu soi ngắm mọi giá trị.
Tiểu thuyết ở giai đoạn này, con ngƣời ở cả hai phía ta và địch đều đƣợc
khám phá và thể hiện khá toàn diện. Họ đƣợc soi ngắm ở cả hai phía, ánh

sáng và bóng tối, sự cao cả và sự thấp hèn, cả phần mạnh mẽ và yếu đuối…
Soi ngắm ở nhiều góc độ nhƣ thế nên con ngƣời đƣợc trả về với bản chất đích
thực của nó. Ngay cả những con ngƣời dũng cảm, kiên cƣờng, mƣu trí cũng
có những giây phút mềm lòng trƣớc sự khốc liệt của chiến tranh, thậm chí
hoài nghi chiến tranh.


16
Nếu trƣớc 1986, tiểu thuyết vẫn chủ yếu nhìn con ngƣời cá nhân ở góc
độ xã hội, thì sau 1986 tính toàn diện về con ngƣời đã đƣợc bộc lộ và thể hiện
trong tác phẩm. Đó là cá tính nhiều mặt, nhiều dáng vẻ của con ngƣời ở tƣ
cách cá nhân, cá thể. Khuynh hƣớng ca ngợi phẩm chất những con ngƣời giàu
truyền thống đấu tranh cách mạng, con ngƣời mang đậm phẩm chất tâm hồn
Việt, dần nhƣờng chỗ cho sự nhìn nhận con ngƣời dƣới góc độ đời tƣ mang
tính chất “phi sử thi hóa” (Trần Đình Sử).
Sau 1986, con ngƣời không chỉ đƣợc mổ xẻ ở vấn đề đạo đức nhân cách
trong mối quan hệ với sự kiện lịch sử mà còn đƣợc nhìn dƣới nhiều góc độ, ở
cả con ngƣời tự nhiên, con ngƣời xã hội, con ngƣời tâm linh. Qua mỗi đề tài,
chủ đề về con ngƣời, nhà văn đã phát huy cái đa diện, đa tầng vừa gai góc
trần trụi, vừa thẳng thắn chân thành, vừa băn khoăn suy tƣ, vừa hoài nghi tự
vấn, vừa lo lắng hoang mang trƣớc “phần nhân tính dƣ thừa chƣa đƣợc thể
hiện” (M. Bakhtin) của con ngƣời. Đó cũng là một hành trình nghệ thuật khó
khăn đòi hỏi các nhà tiểu thuyết phải luôn tự đổi mới thể loại.
Có thể nói rằng, tiểu thuyết Việt Nam còn đang ở trong giai đoạn vận
động, phát triển, hƣớng về phía trƣớc. Chúng ta có quyền đặt một niềm tin:
mỗi tiểu thuyết là một cách đào sâu hơn về cõi ngƣời, cõi đời để đạt đƣợc một
tầm sâu cho nhận thức về cõi nhân sinh.
1.3. Tiểu thuyết trong việc miêu tả chiến tranh
Tiểu thuyết là một thể loại văn học phù hợp với nhiều đề tài trong đó có
đề tài chiến tranh. Có thể nói, trong sự phát triển 50 năm của văn học hiện đại

Việt Nam, mảng văn học về đề tài chiến tranh với nhiều thể loại: thơ ca,
truyện ngắn, truyện vừa, kịch, kí, tiểu thuyết chiếm vị trí rất quan trọng cả về
số lƣợng lẫn chất lƣợng. Tiểu thuyết dƣờng nhƣ đã phát huy đƣợc lợi thế về
dung lƣợng khi tiếp cận mảng hiện thực trải dàn trên một không gian rộng lớn

17
kéo dài từ Bắc tới Nam, từ cao nguyên tới đồng bằng, gắn với khoảng thời
gian 40 năm chiến tranh.
Cảm hứng sử thi luôn gắn liền với tiểu thuyết viết về chiến tranh đƣợc
hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề
lớn lao quyết định vận mệnh chung.
Cảm hứng sử thi hào sảng đã tạo ra những nhân vật đậm chất lý tƣởng,
tỏa chiếu ánh sáng lý tƣởng soi rọi, hƣớng bạn đọc đi về phía cái cao cả, cái
anh hùng. Trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh, nhân vật ngƣời anh hùng
và ngƣời lính luôn là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhân vật anh hùng sử
thi luôn hiện diện song hành cùng sức mạnh thể chất và tài năng, phẩm chất
đạo đức, là ngƣời anh hùng toàn thiện toàn mỹ và trở thành “khuôn vàng thƣớc
ngọc” về vẻ đẹp vật chất và sức mạnh đạo đức của con ngƣời thời đại. Tiểu
thuyết sử thi thƣờng có một kết cấu hoành tráng với nhiều kiểu kết cấu khác
nhau: kết cấu chƣơng hồi, kết cấu tâm lí, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến;
với đầy dủ toàn bộ những yếu tố, thành phần đƣợc sắp xếp, gắn kết với nhau;
với sự logic giữa nội dung và hình thức Tất cả đều hƣớng đến sự hoàn thiện
cho thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng.
Bên cạnh cảm hứng sử thi, tiểu thuyết hôm nay còn có cả cảm hứng bi kịch,
cảm hứng thế sự_đời tƣ, cảm hứng diễu nhại. Nhƣng trong cái dàn nhạc đa âm
sắc ấy, giọng điệu sử thi vẫn là giọng điệu chủ âm. Dƣới đây chúng tôi xin sơ
lƣợc giới thiệu ba tiểu thuyết mà chúng tôi lấy đó làm đối tƣợng nghiên cứu.
Tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy không hẳn là một tiểu
thuyết hoàn toàn viết về chiến tranh, nhƣng tác giả đã cố gắng mang lại cho
cuốn sách phảng phất hào khí lịch sử chiến đấu của dân tộc trong quá khứ là

cuộc kháng chiến chống Mỹ. Qua cuộc đời của Vinh, mảng vỡ của những ký
ức, buồn, đẹp lẫn lộn hay mảnh vỡ của những giấc mơ tuổi trẻ, sự tàn khốc
của chiến tranh hiện lên rõ nét. Điểm lôi cuốn nhất ở quyển tiểu thuyết đầu

18
tay của Đỗ Tiến Thụy chính là sự miêu tả chân thực, sống động, đủ mang đến
cho độc giả nhiều cảm xúc: Hân hoan, xao xuyến trƣớc vẻ đẹp của tình yêu,
của ruộng đồng. Xúc động trƣớc sự chân thành và những giấc mơ phiêu bồng
của tuổi trẻ chƣa thành hiện thực.
Biển xanh màu lá là một nhan đề khá biểu cảm và … lạ. Biển, bản thân
nó đã biểu trƣng cho một màu sắc riêng, một vẻ đẹp riêng … Đây là một thực
tế ở Trƣờng Sa đƣợc tác giả Nguyễn Xuân Thủy tái hiện lại qua câu chuyện
của mình. Ở Trƣờng Sa có rất nhiều vùng biển nƣớc màu xanh lá cây, do độ
sâu và nền san hô trắng phía đáy đƣợc ánh nắng phản chiếu tạo nên màu sắc
kỳ lạ, nhìn rất quyến rũ. Nhƣng Biển xanh màu lá cũng còn có ý nghĩa khác,
đó là biển trong mắt ngƣời trẻ, cách nhìn của ngƣời trẻ, của lính trẻ về cuộc
sống, về lý tƣởng, về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Cảm hứng bi kịch trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện đƣợc thể hiện rõ
nét qua sự oanh liệt của những ngƣời lính tham gia chiến tranh và cả những
đau thƣơng mà những ngƣời lính phải gánh chịu sau chiến tranh. Nguyễn
Đình Tú đã đặt các nhân vật phát triển trong một thời gian mang tầm sử thi,
trong không gian đặc tả với cái nhìn về ngƣời lính hiện ra từ nhiều chiều khiến
ngƣời đọc cảm nhận rõ nét về chiến tranh và những gì còn lại sau chiến tranh.
Tiểu kết:
Nhìn chung tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và ngƣời lính đã bộc lộ
đƣợc những ƣu thế của mình trên văn đàn và đã có những cố gắng, bứt phá,
dịch chuyển trên con đƣờng đổi mới để đáp ứng những nhu cầu của bạn đọc.
Các nhà văn đã chú ý miêu tả nhiều và sâu hơn đến tâm lí nhân vật, vào
cái thế giới bên trong của mỗi con ngƣời. Có thể nói rằng các tiểu thuyết viết
về đề tài chiến tranh và các nhà văn hầu nhƣ đã xác định đƣợc thiên chức của

mình trong việc phản ánh đời sống, đƣa văn học trở về đúng với đặc trƣng cơ
bản của nó, và văn học ngày càng trở nên đời hơn, ngƣời hơn.

19
CHƢƠNG 2
BA TIỂU THUYẾT – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1. Hiện thực chiến tranh
Nguyễn Minh Châu trong bài “Viết về chiến tranh” cũng khẳng định:
“Hình nhƣ trong ý niệm sâu xa của con ngƣời Việt Nam chúng ta hiện thực
của văn học đôi khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện
thực mọi ngƣời đang hy vọng, đang ƣớc mơ…”. Nhƣ vậy hiện thực trong tiểu
thuyết chiến tranh là gì? Liệu có phải là sự tàn khốc mà nó để lại trong mỗi
con ngƣờii chúng ta dù là có tham gia chiến tranh hay không
Chiến tranh dù là ở đâu thì nó luôn luôn diễn ra khốc liệt với bao hiện
thực đau thƣơng của con ngƣời trong chiến tranh. Đó là cuộc chiến không cân
sức giữa con ngƣời và vũ khí hiện đại của bọn đế quốc, những khổ đau, mất
mát, hy sinh gian khổ mà con ngƣời phải chịu trên chiến trƣờng…và day dứt
âm thầm hơn là bi kịch số phận của họ khi chiến tranh kết thúc. Tất cả là
những điều các tác giả viết về đề tài chiến tranh muốn viết, muốn hiểu đƣợc nó.
2.1.1. Cuộc sống chiến tranh trong thời đánh Pháp
Cùng một đề tài chiến tranh nhƣng mỗi nhà văn lại có cách viết riêng.
Ngƣời thì viết về sự tàn khốc, sự hủy diệt của chiến tranh, ngƣời thì viết về sự
ác liệt, dữ dội của những chiến dịch…
Vấn đề đầu tiên có thể nói đến đó là cuộc sống trang chiến tranh thời
đánh Pháp. Trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện của tác giả Nguyễn Đình Tú
cuộc sống trong chiến tranh đƣợc tác giả miêu tả vô cùng khốc liệt: “Bỗng
“đoàng…đoàng…ù….chéo”. Súng từ trong nhà Lúa Vàng khạc ra lửa chiu
chíu. Anh Hồng đang đi bỗng nhảy dựng lên, giật giật mấy cái, hai tay chới
với như cố rút súng ra lại vừa như muốn bám víu vào một cái gì đó. Chân anh

vừa như muốn bước lại vừa như cố trụ lại cho vững. Chiếc mũ vải trên đầu

20
anh bị hất bay đi. Đầu anh Hồng lúc này như một quả dưa nứt, máu trộn với
một thứ dịch như cháo loãng ứa ra ” [36, tr. 21]. Sự hy sinh của nhân vật
Hồng là một sự bất ngờ và tạo cho ta cảm giác sợ hãi đến rợn ngƣời. Nếu nói
nơi đâu tàn khốc và đau thƣơng nhiều nhất thì đó là trong chiến tranh.
Còn với những trận đánh và những tình huống bất ngờ của nó: “1 giờ 55
phút trận đánh bắt đầu . Tiếng bộc phá nổ ở phía kho xăng cùng với vệt sáng
hắt lên nèn trời là tín hiệu cho các mũi tiến công đồng loạt khai hỏa.
Trung đội trưởng Nguyên Bình khi tiến quân vào đền Bà Sùng không ngờ
tới khả năng đội Ngự lâm quân công giáo có thể vượt dải đầm ruộng chỉ
trong vài phút bằng ca nô do người Pháp trang bị. Khu đầm này thông ra với
sông Sầu Diện….lực lượng trinh sát cảu bộ đội An Lạc không tính đến chiếc
ca nô vẫn nằm như một con sư tử ngủ trên mặt đầm sâu nhà thờ…lực lượng
phục kích bị vây hãm. Trung đội của Nguyên Bình bị đánh tạt sườn, đành
chững lại, không phát triển, thọc sâu được nữa, phải mất gần 1 tiếng sau mới
tạm đẩy lui được lực lượng dân binh của Cha Phăng. Mục tiêu Bà Sùng đành
phải bỏ ngỏ, đến khi tổ chức tấn công tiếp thì trời đã gần sang…Nguyên Bình
lệnh cho toàn trung đội rút lui, anh cùng một tổ ở lại vừa chặn địch vừa rút
sau. Rút ra tới giữa thị trấn thì Nguyên Bình trúng đạn….Thiết giáp của Pháp
đang nghễu nghện bò đi bò lại trên con đường dẫn ra bến đò Lãng Tiên. Phía
kho xăng và kho vũ khí tiếp tục dội lên những quầng lửa đỏ cùng những tiếng
nổ lúc rời rạc, lúc liên hồi…Cuộc tập kích đã thành công, đúng như kế
hoạch” [36, tr. 54-56].
Tuy là thành công nhƣng sau mỗi trận chiến là những vết thƣơng cả về
thể xác lẫn tâm hồn của con ngƣời đều bị một nỗi ám ảnh ghê sợ đó là sự
khốc liệt của chiến tranh.
Cái điều cơ bản nhất mà tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện của tác giả
Nguyễn Đình Tú hƣớng tới là nói về số phận của con ngƣời. Hầu nhƣ các

×