Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường phạm hùng(đoạn từ đường xuân thủy đến đường dương đình nghệ) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.83 MB, 28 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

bé x©y dùng

Tr­êng ®¹i häc kiÕn tróc hµ néi

TRÇN LéC

GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM HÙNG
(ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG XUÂN THỦY
ĐẾN ĐƯỜNG DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng - Vụ trưởng, Trưởng Văn phòng
thường trực Ban chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư xây dựng vùng Thủ đô - Bộ
Xây dựng; Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản Luận văn.
- Lãnh đạo và chuyên viên thuộc cơ quan Sở Quy hoạch, Kiến trúc Hà
Nội, trường Đại học Kiến Trúc đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tôi trong quá
trình khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu và khai thác các kết quả nghiên cứu
để tôi hoàn thành bản Luận văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên



TRẦN LỘC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi. Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực, khách quan, chính xác và chưa công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Học viên

TRẦN LỘC


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình vẽ
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn. ..................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI TRÊN THẾ

GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM HÙNG ............................ 6

1.1. Một số tuyến đường vành đai trên thế giới ....................................... 6
1.2. Một số tuyến đường vành đai tại Việt Nam...................................... 8
1.3. Khái quát về hệ thống đường vành đai của Hà Nội .......................... 9
1.4. Khái quát về tuyến đường Phạm Hùng .......................................... 15
1.5. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Phạm Hùng. .......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CẢI TẠO, CHỈNH TRANG KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM HÙNG ............. 32

2.1. Các xu hướng về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị ................. 32


2.2. Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Phạm Hùng. ..................................................................... 43
2.3. Các điều kiện tác động đến việc chỉnh trang không gian kiến trúc
cảnh quan tuyến đường Phạm Hùng. .................................................... 49
2.4. Các bài học kinh nghiệm trên Thế giới .......................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM HÙNG ............................................... 59

3.1. Quan điểm, nguyên tắc ...................................................................... 59
3.1.1. Quan điểm .................................................................................. 59
3.1.2. Nguyên tắc .................................................................................. 59
3.2. Các nhóm giải pháp chỉnh trang ........................................................ 61
3.2.1. Đối với tổng thể tuyến đường ..................................................... 61
3.2.2. Chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan các nút giao ........... 67
3.2.3. Giải pháp đối với khu vực công viên đô thị................................. 73
3.2.4. Giải pháp chỉnh trang đối với một số công trình hạ tầng kĩ thuật

trên tuyến đường................................................................................... 74
3.2.6. Giải pháp bổ sung không gian cho các hoạt động công cộng ...... 75
3.2.7. Giải pháp tăng cường các tuyến đi bộ ......................................... 77
3.2.8. Giải pháp chỉnh trang khu vực dân cư hiện có ............................ 78
3.2.9. Giải pháp di dời công trình trong một số ô đất, đảm bảo khoảng lùi
so với chỉ giới đường Phạm Hùng ........................................................ 78
3.2.10. Giải pháp tạo lập hệ thống cây xanh, hàng rào công trình ......... 78
3.2.11. Giải pháp xây dựng tường chắn âm cho cầu cạn ....................... 84
3.2.12. Đối với tiện ích đô thị và các nội dung khác ............................. 86
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 87

1. Kết luận ............................................................................................ 87
2. Kiến nghị .......................................................................................... 89



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1

Hệ thống đường vành đai ở Bắc Kinh - Nguồn Wikipedia

6

Hình 1.2

Hệ thống đường vành đai ở Tokyo - Nguồn Wikipedia

7

Hình 1.3


Đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Linh và đường

8

dẫn vào cầu Phú Mỹ - đường vành đai 2 Thành phố Hồ
Chí Minh
Hình 1.4

Đường Vành đai 3 - Hà Nội

Hình 1.5

Sơ đồ giao thông vùng Hà Nội - Nguồn Sở Quy hoạch

9
10

Kiến trúc Hà Nội
Hình 1.6

Hình ảnh một đoạn đường Vành đai 1

11

Hình 1.7

Đường Trường Chinh - một phần đường Vành đai 2

12


Hình 1.8

Đường Phạm Hùng - một phần đường Vành đai 3

14

Hình 1.9

Minh họa tuyến đường Vành đai 4

15

Hình 1.10 Vị trí tuyến đường Phạm Hùng trong Quy hoạch chung

16

xây dựng Thủ đô 2030-2050 - Nguồn Sở Quy hoạch Kiến
trúc Hà Nội
Hình 1.11 Tuyến đường Phạm Hùng năm 2002

17

Hình 1.12 Tuyến đường Phạm Hùng năm 2004

17

Hình 1.13 Tuyến đường Phạm Hùng năm 2008

18


Hình 1.14 Tuyến đường Phạm Hùng năm 2010

18

Hình 1.15 Tuyến đường Phạm Hùng năm 2012

19

Hình 1.16 Tuyến đường Phạm Hùng năm 2014

19

Hình 1.17 Một số công trình đóng góp tích cực cho tuyến đường

24

Hình 1.18 Một số công trình đóng góp hạn chế cho tuyến đường

25

Hình 1.19 Một số công trình ảnh hưởng không tốt cho tuyến đường

25

Hình 1.20 Sơ đồ phân tích mảng đặc rỗng trên tuyến đường

27



Hình 2.1

Điểm nút và mốc thụ cảm thẩm mỹ

32

Hình 2.2

Tuyến cảm thụ thẩm mỹ

33

Hình 2.3

Góc nhìn và vùng cảm thụ thẩm mỹ

35

Hình 2.4

Các loại hình không gian đi bộ

36-38

Hình 2.5

Sơ đồ tổng hợp không gian mở và không gian đi bộ

39-40


Hình 2.6

Hệ thống bến xe bus

41

Hình 2.7

Vị trí các bến xe bus trung chuyển

41

Hình 2.8

Phân bổ hệ thống bãi để xe công cộng

41

Hình 2.9

Một số cách bố cục cây xanh trong không gian mở

42

Hình 2.10 Tuyến đường Phạm Hùng trong Quy hoạch chung xây

43

dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 - Nguồn Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội

Hình 2.11 Trích Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm - Nguồn Sở Quy

44

hoạch Kiến trúc Hà Nội
Hình 2.12 Trích Quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy - Nguồn Sở Quy

46

hoạch Kiến trúc Hà Nội
Hình 2.13 Trích Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 - Nguồn Sở Quy

47

hoạch Kiến trúc Hà Nội
Hình 2.14 Hệ thống đường giao thông của Tokyo - Nguồn

58

ashui.com
Hình 3.1

Tổ chức mặt đứng hai bên tuyến đường

62

Hình 3.2

Không gian tổng thể hai bên tuyến đường Phạm Hùng


63

Hình 3.3

Mặt đứng hướng Đông, đoạn từ đường Xuân Thủy đến

64

đường Tôn Thất Thuyết
Hình 3.4

Mặt đứng hướng Đông, đoạn từ đường Tôn Thất Thuyết
đến đường vào Khu liên hợp thể thao Quốc gia

65


Hình 3.5

Mặt đứng hướng Tây, đoạn từ đường Xuân Thủy đến

66

đường Tôn Thất Thuyết
Hình 3.6

Tổ chức không gian trên tuyến đường Phạm Hùng

66


Hình 3.7

Mặt đứng hướng Tây, đoạn từ đường Tôn Thất Thuyết

66

đến đường vào Khu liên hợp thể thao Quốc gia
Hình 3.8

Nút giao Phạm Hùng - Xuân Thủy

67

Hình 3.9

Tổ chức không gian nút giao Phạm Hùng - Xuân Thủy

68

Hình 3.10 Không gian Đài tưởng niệm tại nút giao Phạm Hùng -

69

Xuân Thủy
Hình 3.11 Tổ chức không gian nút giao Phạm Hùng - Dương Đình

69

Nghệ
Hình 3.12 Mặt đứng hướng Đông, khu vực nút giao Phạm Hùng -


70

Dương Đình Nghệ
Hình 3.13 Không gian nút giao Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ

70

Hình 3.14 Nút giao Phạm Hùng-Tôn Thất Thuyết

71

Hình 3.15 Tổ chức không gian xung quanh khu vực công viên đô thị

71

Hình 3.16 Tổ chức không gian tại nút giao Phạm Hùng-lối vào Khu

72

liên hợp thể thao Quốc gia (công viên đô thị)
Hình 3.17 Tổ chức không gian Công viên đô thị

73

Hình 3.18 Tổ chức không gian Công viên đô thị

74

Hình 3.19 Minh họa không gian bố trí cây xanh gầm cầu cạn


76

Hình 3.20 Tổ chức không gian cây xanh trên tuyến đường Phạm

79

Hùng
Hình 3.21 Một số hình thức bố cục, phối kết cây xanh

81

Hình 3.22 Tổ chức không gian công viên cây xanh đô thị

83

Hình 3.23 Tổ chức không gian tổng thể tuyến đường

83


Hình 3.24 Vị trí bố trí tường chắn âm cầu cạn

85

Hình 3.25 Giải pháp tường chắn âm cầu cạn

85



1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Tuyến đường Phạm Hùng nằm ở phía Tây của Thủ đô, thuộc địa giới
hành chính của quận Nam Từ Liêm, là một đoạn của tuyến đường Vành đai 3
- một trong những tuyến đường Vành đai quan trọng của Thủ đô với các khu
đô thị mới nằm hai bên tuyến đường như: Khu đô thị mới Cầu Giấy, Khu đô
thị Sông Đà - Mỹ Đình, Khu đô thị Nam Trung Yên..), đặc biệt tại đây có một
số công trình cấp Quốc gia như Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Bảo tàng Hà
Nội...và công trình cao tầng và hiện đại nhất Hà Nội hiện nay - Keangnam
Landmark Tower (70 tầng). Tuyến đường bao gồm phần đường xe chạy trên
mặt đất và phần đường xe chạy trên cao
Tuy nhiên tại đây chưa có tổng thể chung về thiết kế đô thị nên chưa
phát huy được thế mạnh về vị trí và tính chất của tuyến đường.
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư dọc 2 bên tuyến đường chủ yếu được thực
hiện riêng lẻ và cục bộ trong từng ô đất nên chưa có tính kết nối và liên tục
giữa các công trình, còn thiếu các không gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng
(vườn hoa, công viên, cây xanh, ...) và các tiện ích đô thị (tượng đài, kiến trúc
nhỏ, vòi phun nước, ghế ngồi, mái che nhẹ), chưa có chiếu sáng cảnh quan
công trình và các khu vực tập trung đông người. Tuyến đường trên cao chưa
có giải pháp hạn chế tiếng ồn do các phương tiện cơ giới hoạt động, ảnh
hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc tại các công trình xây dựng hai bên
tuyến đường.
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu giải pháp chỉnh trang
không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Phạm Hùng để giải
quyết các vấn đề bất cập nêu trên.



2

Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan hai bên
tuyến đường đảm bảo định hướng lâu dài, mang tính phát triển bền vững, phù
hợp với tính chất là tuyến đường Vành đai của Thành phố trong thời kỳ phát
triển mới, góp phần hình thành diện mạo đô thị hiện đại của khu vực phía
Tây trung tâm Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Phạm Hùng (đoạn từ đường Xuân Thủy đến đường Dương Đình Nghệ);
Không gian cây xanh, vườn hoa, đường dạo; Hệ thống tiện ích đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Trục đường giao thông và các công trình xây
dựng, các dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền chấp thuận hai bên tuyến
đường Phạm Hùng (trong phạm vi cách Chỉ giới đường đỏ đường Phạm Hùng
từ 50m đến trọn vẹn ranh giới của dự án).
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế
+ Khảo sát thực địa
+ Lấy ý kiến và tư vấn chuyên gia
- Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp
+ Thu thập tài liệu về cải tạo, chỉnh trang, thiết kế đô thị qua sách báo,
tài liệu và các đề tài có liên quan trong và ngoài nước.
+ Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát và những tài liệu liên quan.
- Phương pháp tổng hợp: đề xuất các giải pháp, kết luận và kiến nghị.
- Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật
+ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành
+ Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được phê duyệt
+ Các văn bản khác có liên quan.



3

Nội dung nghiên cứu
- Quá trình hình thành và phát triển của tuyến đường qua các thời kì
phát triển của Thủ đô.
- Khảo sát các công trình trên tuyến đường (loại hình kiến trúc, vật liệu
công trình, khoảng lùi xây dựng...), các không gian trống.
- Thu thập thông tin về các dự án đầu tư đã triển khai trong khu vực và
các tài liệu, các kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết
quả khảo sát, điều tra trong khu vực tuyến đường Phạm Hùng và khu vực lân
cận.
- Đề xuất giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Đưa ra được những giải pháp cải tạo, chỉnh trang có cơ sở khoa học
và thực tiễn để chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Vành
đai Thủ đô.
- Là tài liệu tham khảo cho công tác thiết kế đô thị trên tuyến đường
Phạm Hùng nói riêng và tuyến đường Vành đai 3 của Thủ đô nói chung.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đưa ra được giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường có tính khả thi, có thể áp dụng cho toàn bộ tuyến đường Phạm
Hùng và tuyến đường Vành đai 3.
- Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Phạm Hùng trước tình hình mới.



4

Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn.
- Thiết kế đô thị: là thiết kế tổng thể môi trường hình thể trên các tầng lớp
khác nhau đối với đô thị, đó là một loại thiết kế có tính tổng hợp rất mạnh, là
xử lý tốt và hợp lý các loại không gian chủ yếu, không gian tượng trưng và
không gian mục đích, khiến cho chúng phát triển hài hòa và đạt được tính
nghệ thuật (19).
- Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh
quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công
trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị (16).
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ
thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô
thị... (16).
- Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian vật
thể của các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo
và tiện nghi đô thị... (16).
- Tuyến (Path): Trong đô thị, thành phần được gọi là lưu tuyến bao gồm
đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác. Con người quan nhận
biết lưu tuyến qua hình ảnh con đường giao thông hàng ngày. Những lưu
tuyến đó cấu thành mạng không gian đô thị. Trong hình ảnh đô thị, lưu tuyến
chiếm vai trò chủ đạo, các nhân tố khác đều phát triển men theo nó ( 42).
- Mảng (District): Trong đô thị, mỗi mảng tương đương với một khu vực có
hình thái và công năng sử dụng đồng nhất, cách biệt và không lặp lại ở những
khu vực khác. Mỗi khu vực có những đặc trưng riêng về văn hóa – xã hội
hoặc chức năng như khu hạt nhân lịch sử, khu công nghiệp khu ở… ( 35).
- Nút (Node): Là một giao điểm hoặc tập hợp các giao điểm của các lưu
tuyến. Nút thường dùng để chỉ những tiêu điểm quan trọng để con người nhận
biết đô thị. Tầm quan trọng của nút thể hiện ở chỗ: nút là nơi tập trung một số



5

công năng hoặc đặc trưng nhất định. Nút được gọi là các hạt nhân của hình
ảnh không gian đô thị (37).
- Cột mốc (Land mark): Là một điểm xác định, quy ước để nhận thức khung
cảnh xung quanh. Nó là hình ảnh đột xuất gây ấn tượng mạnh cho con người
trong đô thị (42).


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


87

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.

Kết luận

Xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang ngày một mạnh mẽ và

tác động vào mọi mặt của các đô thị Việt Nam, đặc biệt là các đô thị lớn có vị
trí quan trọng như Thủ đô Hà Nội. Để có thể hội nhập nhanh nhất, tiếp thu các
thành tựu khoa học, xã hội trên toàn thế giới mà không đánh mất đi giá trị đặc
trưng quý giá, Hà Nội cần đặt vấn đề xây dựng hình ảnh đặc trưng đô thị lên
hàng đầu trong mọi khía cạnh của sự phát triển. Thực hiện công tác thiết kế
đô thị nhằm tôn vinh, gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, quy hoạch,
kiến trúc, cảnh quan Hà Nội là việc làm cấp thiết.
Đối với mỗi khu vực trong thành phố việc phát triển hình ảnh đô thị đặc
trưng của khu vực đó càng cần thiết thực hiện hơn, vì mỗi khu vực sẽ góp
phần quan trọng vào hình ảnh đặc trưng và quá trình phát triển bền vững của
Hà Nội.
Tuyến đường Phạm Hùng là một trong 03 tuyến đường Vành đai của
Thủ đô đã đưa vào sử dụng, có đặc trưng nổi bật, kết nối toàn bộ khu vực Bắc
Sông Hồng và sân bay Nội Bài với trung tâm Thủ đô, góp phần quan trọng
vào hình ảnh đô thị đặc trưng chung của khu vực và của Thủ đô Hà Nội.
Tuyến đường Phạm Hùng xây dựng được hình ảnh ban đầu về quy
hoạch giao thông, không gian đô thị và các công trình có giá trị về kiến trúc,
nên đặc trưng về hình ảnh đô thị rất rõ nét. Các công trình quy mô, diện tích
lớn như tổ hợp các công trình chung cư cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ,
văn phòng với các điều kiện khí hậu, phong tục, nếp sống của người dân Hà
Nội trong thời kì đổi mới.
Các thông tin, các điều kiện và các đánh giá hiện trạng tuyến đường
Phạm Hùng cho thấy tuyến đang chịu tác động chung của phát triển, sức ép


88

dân số, kinh tế thị trường, tác động nhiều chiều của hội nhập quốc tế; đặc
trưng tuyến chịu những biến đổi tùy theo các mức độ khác nhau nhưng việc
chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến đường trở nên cấp thiết

hơn bao giờ hết.
Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình khẳng định hình ảnh đặc
trưng của tuyến đường Phạm Hùng là kết nối các không gian đô thị, các công
trình kiến trúc, các không gian trống mang trong mình các giá trị vốn có kết
hợp với việc cải tạo, bổ sung các không gian trống tạo nên tổng thể tuyến
đúng theo phong cách và bản sắc của tuyến. Nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất
trong việc phát triển lâu dài và bền vững hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến.
Những định hướng cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan
của tuyến đường Phạm Hùng
+ Các yếu tố tạo thành mang đặc trưng của tuyến phố có giá trị về văn
hóa, lịch sử kiến trúc, quy hoạch cảnh quan, là những hình ảnh đô thị đặc
trưng của tuyến.
+ Cải tạo và xây mới các không gian đô thị, các công trình ít giá trị
thẩm mỹ, giá trị văn hóa, kiến trúc, hoặc các công trình không phù hợp với
hình ảnh chung của tuyến (Trụ sở Đội cảnh sát giao thông số 6, Trụ sở Hội
người mù...).
+ Kết hợp hài hòa mọi không gian đô thị, mọi công trình và các thành
tố tuyến trong một tổng thể thống nhất mang đặc trưng vốn có của tuyến, tạo
nên hình ảnh đô thị đặc trưng nhất hấp dẫn nhất, phát triển bền vững nhất của
toàn tuyến đường Phạm Hùng.
Từ những kết quả nghiên cứu đối với tuyến đường Phạm Hùng, có thể
rút ra những vấn đề áp dụng đối với tuyến đường Vành đai 3 của Thủ đô.
+ Mỗi chi tiết, mỗi yếu tố, hay mỗi một công trình, một không gian đô
thị trên tuyến đều là thành phần quan trọng trong việc cùng kết hợp cải tạo


89

nên hình ảnh đô thị đặc trưng cho tuyến phố, cho khu vực. Mỗi công trình lại
thuộc sở hữu của những thành phần khác nhau, của những tập thể và cá nhân

cụ thể với thành phần và nhận thức khác nhau nên tác động của cộng đồng
vào toàn bộ quá trình bảo tồn và phát triển hình ảnh đô thị đặc trưng của
tuyến, của khu vực là rất lớn. Cần chia sẻ trách nhiệm, khuyến khích tham gia
thực hiên và tôn trọng ý kiến của người dân, quyết định của cộng đồng, của
mỗi người dân trong toàn bộ quá trình của công tác thiết kế đô thị.

2. Kiến nghị
Tuyến đường Phạm Hùng là một tuyến đường mới được hình thành sau
thời kỳ đổi mới đồng thời đóng vai trò là một thành tố quan trọng của tuyến
đường Vành đai 3 nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung, góp phần tạo
nên bộ khung cho đô thị. Do đó, để phát huy vai trò, vị thế của tuyến đường
nói riêng và cải thiện diện mạo cảnh quan đô thị cho khu vực phía Tây Thủ đô
Hà Nội nói chung cần có các chính sách phát triển đồng bộ và kết hợp, hỗ trợ
lẫn nhau cho tuyến đường, cụ thể:
- Đối với các cấp chính quyền:
+ Cần xây dựng Quy chế duy tu, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên
các kiến trúc đô thị, bao gồm cả cây xanh, các hạ tầng kỹ thuật khác như giao
thông, điện, nước.
+ Cần tổ chức giao thông hợp lý để khai thác giao thông công cộng, đặc
biệt là khu vực nút giao Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết (bến xe Mỹ Đình).
+ Xây dựng các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyến
khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế cho tuyến nghiên cứu và khu vực lân
cận.


90

+ Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến
trúc, thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo gìn giữ đặc trưng
và bản sắc của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong cả khu vực.

+ Các chính sách thu hút sự tham gia và quyết định của cộng đồng
trong toàn bộ quá trình thực hiện các công tác phát triển tuyến đường nhất là
công tác thiết kế đô thị và quản lý tuyến phố cần được thực hiện với sự phối
hợp của người dân.
+ Chính quyền cơ sở cấp phường là cơ quan quản lý thực hiện theo sự
hướng dẫn của cấp Quận và các quy định chung của thành phố. Thực hiện quy
hoạch theo đúng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch chi tiết Quận Cầu Giấy,
Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm, quy hoạch phân khu đô thị H2-2 và các
văn bản pháp lý khác có liên quan.
+ Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và sự giám sát của cộng đồng dân cư.
Công khai công tác thiết kế đô thị trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân cư.
- Đối với cộng đồng dân cư:
+ Nâng cao ý thức cộng đồng trong quá trình sử dụng các khu vực công
cộng, tạo nếp sống văn minh đô thị.
+ Tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chất lượng thiết kế
đô thị, các quy định, quy chế liên quan đến tuyến đường để công tác vận hành
được hiệu quả, phục vụ tốt hơn nữa cho chính các cư dân tại khu vực.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các quy định,
quy chế được cấp có thẩm quyền ban hành có liên quan đến khu vực tuyến
đường Phạm Hùng.


PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Hoàng Hải Anh, Lý thuyết quy hoạch đô thị theo phương đứng, Tạp chí Quy
hoạch xây dựng, số 18/2005
2. Nguyễn Việt Châu (1999), “Nhìn nhận về quy hoạch kiến trúc cảnh quan đường

phố”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 7/2004).
3. Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội (2004), Tập bản vẽ quy hoạch xây dựng
Hà Nội, (nội bộ).
4. Nguyễn Cao Lãnh (2005), Quy hoạch phát triển các business park – Mô hình tất
yếu cho đô thị hiện đại.)
5. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng Cao học Kiến trúc và Quy
hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. Đào Ngọc Nghiêm (2010), Quá trình phát triển của Hà Nội qua các thời kỳ
trong “Hà Nội thiên niên kỷ – Bài học từ quá trình đô thị hóa”.
8. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng dịch),
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
9. Ngô Huy Quỳnh, Quy hoạch cải tạo và xây dựng đô thị, NXB Văn hóa thông tin
(1997) trang 42-49.
10. Đỗ Xuân Sơn, Điểm nhấn đô thị Hà Nội, Bản tin hoạt động KHCN và Đào tạo
trường ĐHKT Hà Nội, số 14, tháng 3/2006.
11. Quy hoạch chung Hà Nội năm 1992, 1998.
12. Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
13. Quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy, Hà Nội,đã được UBND Thành phố Hà Nội
phê duyệt.
14. Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm, Hà Nội,đã được UBND Thành phố Hà Nội
phê duyệt.


15. Quy hoạch phân khu đô thị, H2-2 tỷ lệ 1/5000, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà
Nội tổ chức lập quy hoạch năm 2015

TÀI LIỆU WEB
16. www.ashui.com

17. />18. www.wikipedia.org


PHẦN V: PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê tầng cao, mật độ xây dựng và khoảng
lùi xây dựng công trình trên tuyến đường Phạm Hùng
Nguồn Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội

1,5

1

Hiện trạng khoảng
xây lùi so với lộ
giới đường Phạm
Hùng (m)
-

Đất nhà VH Phường Mai Dịch

20,2

1;2

-

Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền

38,3


1;2;9

20

Phòng y tế quận Cầu Giấy

37,9

2

15

Tổng công ty 18/4

51,5

1;9

9

Hyundai Thành Công

88,1

2

4

Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy


31,9

1;2

-

Trạm Kiểm dịch Y tế Quốc tế

45,3

1;5

-

Trung tâm Pháp Y Hà Nội

29,7

1

-

Đội Cảnh sát giao thông số 6

92,7

1;2

0


Hội người mù quận Cầu Giấy

90,9

1;3

0

Cục Hàng hải Việt Nam

32,2

1;2;6

15

Ban quản lý Dự án 2

42,3

2;5

19

Công ty MiWon

44,9

1;4


15

Công ty CP Đầu tư XD Ba Đình số 3

35,0

3 và 19

20

Công ty Môi trường Tứ Liên

24,4

1

15

Cục Đăng Kiểm Việt Nam

28,1

1;3;8

7

63,4

1;2;3;4


16

Bến xe Mỹ Đình

19,8

2;3

40

Công ty CP Vinafco (thép Việt Nga)

56,8

1;7

11

Chủ đầu tư
Tượng đài liệt sỹ P.Mai Dịch

Công ty Mai Trang (đang lập DA
mới)

MĐXD
(%)

Số tầng



Đất An ninh Quốc phòng
Công ty Simco
Công ty Dịch vụ Viễn Thông (GPC)
TCT Bưu chính Viễn Thông VN

Công ty Viễn thông Liên tỉnh

1;2;3;5;7;

42 (hàng rào đặc

9

bao quanh)

30,1

1;8

8

31,2

1;2;7

-

28,0

40,9


1; 5; 4 và
17

23

Tòa nhà Sông Đà

34,6 9; 4 và 27

Điểm Thông quan- Hải quan Bắc HN

41,4

1;2;4;5

-

TCT Bưu chính VN

20,5 7;8;9;11

0

Nhà hàng bia Erisson

67,7

1;2


1

Mecedes Ben

65,6

1;7

1,5

Toyota

66,6

1; 6

3

1,0

Hàng rào đặc bao
quanh
4

Nhà máy nước Mai Dịch
Nội thất Phố Xinh

Indochina
Chợ tạm Dịch Vọng


94,1
31,6
56,0

5 và
16;31;36
1

10

0


PHỤ LỤC 2: Bảng tổng hợp các hoạt động kinh tế- xã hội trên tuyến đường Phạm Hùng
Nguồn Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội
Hoạt động dịch vụ
T
T


hiệu
ô
đất

1

N1

2


N2

3

N3

4

N4

5

N5

6

N6

7

N7

Thương Nghỉ
Định hướng chức năng
mại, ngơi,
sử dụng theo quy hoạch
y tế, giải trí
văn
phòng
Đất XD công trình dịch

vụ công cộng; cơ quan;
xx
x
dịch vụ VP; ở; CX
Đất XD công trình cơ
xx
quan, dịch vụ VP
Đất XD công trình dịch
xx
x
vụ thương mại, VP, ở
Đất XD công trình cơ
xxx
x
quan, DV TM,VP; ở
Bến xe Mỹ Đình)
xx
Đất XD công trình dịch
vụ y tế, văn phòng
Đất CX sử dụng công
cộng -CX vườn hoa

xxx
xx

Thu hút lứa tuổi

Văn Thanh, Trung Người
hóa, thiếu niên có
giáo niên

tuổi
dục

x

x

x

x

Thời gian

Thu hút cộng
đồng dân cư
Ban Ban Ngày Trong
ngày đêm
lễ
khu Ngoài
vực khu
vực

x

x

x

x


xx

x

x

x

x

xx

xx

xx

xx

x

x

xx

x

x

x


x

xx

x

x

x

xx

x

xx

xx

x

x

x

xx

xx

xx


xx

xx

x

xx

xx

Hoạt
động
ngoài
trời

x

xx;
+


×