Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã sử dụng những học thuyết tiêu biểu nào về pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.56 KB, 8 trang )

Câu hỏi: Q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đã sử dụng những học thuyết tiêu biểu nào về pháp luật?
Trả lời:
1. Làm rõ các khái niệm
1.1. Khái niệm Xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn
các hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều chủ thể có vị trí,
chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp
cầm quyển thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức
pháp luật.
1.2. Khái niệm Học thuyết pháp luật
Học thuyết pháp luật với ý nghĩa là hệ thống các quan điểm, các phạm
trù, khái niệm, các nguyên tắc, các quy luật và mối liên hệ có tính phổ biến
giữa các hiện tượng nhà nước và pháp luật chỉ được hình thành và phát triển
trên cơ sở hoạt động có tính đặc thù là hoạt động nhận thức tư duy khoa học.
1.2.1. Khái niệm học thuyết pháp luật tự nhiên
Học thuyết pháp luật tự nhiên là hệ thống tư tưởng, chính trị và pháp
quyền về một hệ thống pháp luật lý tưởng, dường như xuất phát tử bản tính con
người, lấy lý trí con người làm nền tảng, không phụ thuộc vào nhà nước và các
điều kiện xã hội; là lý thuyết về các nguyên tắc và quyền con người được thể
hiện ở những quy tắc tiêu chuẩn về công bằng, bác ái, lẽ phải, lương tri, tôn
trọng nhân cách, phẩm giá và các quyền con người.
1.2.2. Khái niệm học thuyết pháp luật thực định
Pháp luật thực định là những quy định mang tính bắt buộc của nhà nước
và được nhà nước đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, có bản chất là mang ý
chí của nhà cầm quyền nên mang tính quyền lực và hiệu quả.
1.2.3. Khái niệm học thuyết pháp luật Mac – Lenin

1



Theo học thuyết Mac – Lenin, pháp luật ra đời cùng nguồn gốc với nhà
nước, do nhà nước đề ra, thực chất là ý chí của giai cấp thống trị để bảo vệ nhà
nước, bảo vệ giai cấp thống trị và quản lý xã hội.
2. Việc sử dụng những học thuyết tiêu biểu về pháp luật trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong bối cảnh nước ta có nhiều thay đổi, nhất là việc chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung khép kín sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở cửa hội nhập với quốc tế thì nhiều quan điểm
truyền thống của lý luận Mac – Lenin đã được xem xét lại để bổ sung, hoàn
thiện. Trong bối cảnh ấy thì khía cạnh giai cấp của pháp luật tuy tiếp tục được
khẳng định nhưng khía cạnh xã hội hay vai trò giá trị xã hội của pháp luật được
coi trọng hơn. Chính bởi vậy, đã mở đường cho các quan điểm pháp luật của
phương Tây với thái độ cởi mở và độ lượng hơn, dưới góc độ tiếp thu, thừa
nhận những điểm hợp lý của nó. Đây chính là cơ sở để vận dụng các học thuyết
pháp luật phù hợp với điều kiện pháp luật trong q trình xây dựng và hồn
thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam.
2.1. Sử dụng học thuyết pháp luật tự nhiên
Chỉ một vài năm sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới (1986),
tiến trình dân chủ hóa đã được triển khai cả về bề rộng và chiều sâu, tính cơng
khai, dân chủ, ý thức về pháp quyền, cơng lý, công bằng xã hội đã được xây
dựng và phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội. Với tư tưởng chủ đạo “lấy dân
làm gốc”, làm cho người dân thực sự làm chủ đất nước và yêu cầu nhà nước
phải quản lý toàn bộ đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Một số
quan điểm về nhà nước và pháp luật truyền thống đã được áp dụng trong nhiều
thập kỷ của thời kỳ kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp đã khơng cịn
thực sự phù hợp, từ đó đã tạo ra một “chiếc áo pháp lý” chật hẹp, gị bó, thiếu
tính linh hoạt và khơng còn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Có thể nói, đổi mới tư duy kinh tế đã
đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải khẩn trương, tích cực, quyết liệt và kiên trì
đổi mới tư duy pháp lý nhằm góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi


2


mới, xây dựng và phát triển đất nước. Trọng tâm của đổi mới tư duy pháp lý
trong thời kỳ đầu của giai đoạn đổi mới chính là yêu cầu nâng cao vai trò điều
chỉnh xã hội của pháp luật, pháp luật phải là một “phương tiện hùng mạnh” để
nhân dân thực hiện quyền làm chủ, là công cụ đấu tranh chống tiêu cực và bảo
vệ nền dân chủ XHCN.
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm xây dựng nhà
nước, xây dựng pháp luật và quản lý xã hội đã có, thực hiện đổi mới tư duy
pháp lý, Đảng ta đã mạnh dạn, sáng suốt lựa chọn và phát triển hệ thống lý luận
về Nhà nước pháp quyền XHCN. Đây là một mơ hình nhà nước được đánh giá
là phương thức tổ chức quyền lực hợp lý, có điều kiện phát huy đầy đủ tính ưu
việt của chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, có khả năng tạo mơi
trường và điều kiện cần thiết để người dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ
xã hội.
Trên con đường đổi mới tư duy pháp lý, từng bước nhận thức khoa học
về những nội dung đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN, học thuyết
pháp luật tự nhiên đã được nghiên cứu, giới thiệu, du nhập và từng bước khẳng
định vị thế của mình tại Việt Nam. Trong thực tế nghiên cứu và ứng dụng, pháp
luật tự nhiên đã được vận dụng như một học thuyết, một công cụ, một phương
pháp tiếp cận để các nhà nghiên cứu khoa học tại Việt Nam từng bước làm sáng
tỏ một số đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN, các lĩnh vực ứng
dụng của học thuyết pháp luật tự nhiên khá phong phú, cụ thể như sau:
- Về đổi mới tư duy lập pháp có: Lập pháp hướng tới pháp quyền của
Bùi Ngọc Sơn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1 năm 2005; Thế sự - Một góc
nhìn của TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Nxb. Tri thức năm 2007; Pháp luật được “đặt
ra” hay “tìm ra”? của TS. Huỳnh Văn Thới, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí
Minh,…

- Về cải cách và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN,
có: Chế ước quyền lực nhà nước của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Đà
Nẵng năm 2008; Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân - Lý
luận và thực tiễn của GS.VS. Nguyễn Duy Quý và PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn,

3


Nxb. Chính trị quốc gia năm 2010; Một số vấn đề về phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của GS.TS.
Trần Ngọc Đường, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2011,…
- Về bảo vệ và đảm bảo thực thi quyền con người, có: Quyền con người,
quyền cơng dân trong nhà nước pháp quyền XHCN của GS.TS. Trần Ngọc
Đường, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2011; Nhà nước pháp quyền trong việc
nâng đỡ, thực thi và bảo vệ quyền con người của Ths. Nguyễn Xuân Tùng, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật số 4 năm 2011,…
- Về đổi mới nhận thức về pháp luật trong nghiên cứu khoa học và đào
tạo cán bộ pháp luật, có: Quan niệm về pháp luật: Một vài suy nghĩ của
PGS.TS. Hồng Thị Kim Quế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tháng 6 năm
2006; Luật tự nhiên trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
Ths.Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Luật học số 3 năm 2010,…
Có thể nói, học thuyết pháp luật tự nhiên là một học thuyết chứa đựng
những giá trị nhân văn, nhân đạo, dân chủ, cơng bằng và pháp quyền sâu sắc,
có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử văn minh nhân loại nói chung và trong nền
khoa học pháp lý nói riêng. Đổi mới tư duy pháp lý và xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN tại Việt Nam đã tạo ra những tiền đề căn bản và quan trọng cho
việc nghiên cứu, giới thiệu, du nhập và ứng dụng học thuyết pháp luật tự nhiên
tại Việt Nam. Vai trò của pháp luật tự nhiên trong nghiên cứu và ứng dụng thời
gian qua là khá đa dạng, bước đầu đã góp phần làm sáng tỏ một số nội dung
đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN. Từ đó, các hoạt động nghiên cứu

khoa học và đào tạo pháp lý tại Việt Nam cũng đã có một cái nhìn thân thiện và
cởi mở hơn, từng bước nhìn nhận và tiếp thu những giá trị nhân văn của học
thuyết này. Bên cạnh đó, học thuyết pháp luật tự nhiên còn mở ra các khả năng
địi hỏi cải thiện, hồn thiện pháp luật thực định một cách khơng ngừng để
pháp luật ngày càng có tính nhân bản hơn.
2.2. Sử dụng học thuyết pháp luật thực định
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nếu như học thuyết pháp luật tự
nhiên có giá trị đặc biệt trong cơng đoạn soạn thảo để xây dựng pháp luật thì

4


học thuyết pháp luật thực định sẽ có giá trị rất hữu ích trong giai đoạn áp dụng
và thực thi pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng.
Pháp luật thực định là một hiện tượng mang tính lịch sử, xuất hiện khi
nhà nước ra đời. Pháp luật là những quy định mang tính bắt buộc của nhà nước
và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế. Đây là hoạt động theo ý chí của
con người và khơng mang tính thần thánh. Ở Việt Nam, việc áp dụng học
thuyết pháp luật thực định được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng và hồn
thiện hệ thống pháp luật thơng qua các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội
tại và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định
pháp luật, được thể hiện trong các hình thức pháp luật mà cơ bản là một hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, án lệ và tập quán pháp.
Hệ thống pháp luật thực định của Việt Nam được xem xét trên các
phương diện: Hình thức cấu trúc, nội dung và hình thức thể hiện, cụ thể:
- Xét về mặt hình thức cấu trúc: Hệ thống pháp luật là thể thống nhất các
ngành luật, trong đó mỗi ngành luật lại được coi là một hệ thống nhỏ hơn bao
gồm các chế định pháp luật và mỗi chế định lại bao gồm nhiều quy phạm pháp
luật.

- Xét về mặt nội dung: Hệ thống pháp luật là sự phản ánh các điều kiện
kinh tế – xã hội, truyền thống, lịch sử, phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lý
dân tộc trong một giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử.
- Xét về mặt hình thức thể hiện: Hệ thống pháp luật thực định được thể
hiện trong các hình thức pháp luật như tập quán pháp, án lệ, văn bản quy phạm
pháp luật mà chủ yếu là trong một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý cao thấp khác nhau, bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật.
2.3. Sử dụng học thuyết pháp luật Mac – Lenin
Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin cho rằng, cũng như nhà nước,
pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí
của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép

5


vào xã hội. Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi
xã hội từ xã hội khơng có giai cấp sang xã hội có giai cấp.
- Theo học thuyết pháp luật Mac – Lenin, pháp luật là công cụ quan
trọng nhất để nhà nước duy trì trật tự xã hội một cách hợp pháp theo ý chí mà
giai cấp thống trị muốn hướng đến. Tuy nhiên, trong xã hội dân chủ, pháp luật
không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội mà cịn là cơng cụ để quản lý
chính bản thân mình, cho nên C.Mác khẳng định: “Khơng một người nào, ngay
cả nhà lập pháp ưu tú nhất, cũng không được đặt cá nhân mình cao hơn luật
pháp do mình bảo vệ”. Theo đó, tính tối thượng của pháp luật khơng chỉ đối
với mọi người trong xã hội mà cịn tối thượng ngay bản thân đối với nhà nước với vai trò là người ban hành pháp luật.
Vận dụng quan điểm này, nước ta ln đề cao vai trị của "Nhà nước
pháp quyền XHCN" mà thượng tôn pháp luật là vấn đề tất yếu. Cụ thể, tại Điều
2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân". Đồng
thời, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Nhà nước được tổ chức và hoạt

động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật”. Với các quy định này, yêu cầu thượng tôn Hiến pháp và pháp luật đã
được Đảng và Nhà nước ta phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nhà nước phải
bảo đảm các nguyên tắc pháp quyền: Đó là một Nhà nước thực sự của dân, do
dân, vì dân; thừa nhận, tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân; tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tỉnh tối
cao của Hiến pháp; tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ chế quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; và do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Theo học thuyết pháp luật Mac – Lenin, trong bất cứ nhà nước nào, sự
“tùy tiện” của cơ quan nhà nước và người được nhà nước ủy quyền trong thực
thi cơng vụ đều có thể xảy ra, vì vậy để hạn chế sự tùy tiện đó, pháp luật phải là
“đại lượng chung” để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mọi chủ thể

6


trong xã hội, đặc biệt quyền tự do của con người. C.Mác đã chỉ rõ: “Dưới chế
độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì
con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới
những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy
định bởi pháp luật. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”.
Vận dụng quan điểm này cùng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bám
sát các chủ trương, quan điểm của Đảng về quyền con người qua các thời kỳ,
nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế
về quyền con người; hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về quyền con
người thống nhất, đồng bộ với hàng trăm đạo luật; chất lượng của các văn bản
pháp luật ngày càng được cải thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo
đảm, bảo vệ, thực thi quyền con người trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, Hiến pháp

năm 2013 trên cơ sở kế thừa, phát triển các bản Hiến pháp trước đó tiếp tục đề
cao việc thể chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước,
phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân
trong tình hình mới, tạo bước chuyển quan trọng trong nhận thức về xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN, về tư duy lập hiến, lập pháp theo hướng công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là trách
nhiệm của Nhà nước.
- Theo học thuyết pháp luật Mac – Lenin, pháp luật phải dựa trên cơ sở
kinh tế - xã hội hiện tại và xu thế vận động của kinh tế - xã hội trong tương lai
gần để “lường trước” các quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh, cho
nên C.Mác đã chỉ rõ: “xã hội không lấy pháp luật làm cơ sở. Ngược lại, pháp
luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu
cầu chung của xã hội do một phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh
ra mà không phải là do ý muốn tùy tiện của một cá nhân… Vì vậy, đảm bảo
bảo tính ổn định tương đối của pháp luật, trong quá trình xây dựng pháp luật,
nhà nước cần phải phân tích, đánh giá và dự báo chính xác xu thế vận động
kinh tế - xã hội và khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội
mới hoặc những quan hệ xã hội cũ đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới.

7


Vận dụng quan điểm này, trong những năm qua, Nhà nước ta đã xây
dựng và ban hành hệ thống pháp luật ngày càng lớn, chất lượng ngày càng
nâng cao, hoàn thiện một bước quan trọng hệ thống pháp luật về xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về các lĩnh vực văn
hóa, xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học, cơng nghệ, mơi trường, quốc
phịng, an ninh, đối ngoại… đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống pháp luật
đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Ðảng, cụ thể hóa các quy định mới của

Hiến pháp năm 2013, bám sát yêu cầu của cuộc sống và đáp ứng các tiêu chí
của hệ thống pháp luật về "tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh
bạch"; xử lý tốt những vấn đề phức tạp của thực tiễn. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý
đồng bộ cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước từ trung ương đến cơ sở; phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ
của nhân dân; thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, củng cố quốc
phòng, bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, giữ vững ổn
định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế sâu rộng./.

8



×