Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý TRONG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.39 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP NGỒI TỊA ÁN
(Học phần Tư vấn cơ bản/ Kỳ thi chính)

ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý
TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO VÀ KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Họ và tên: .................................................
Sinh ngày: ................................................
SBD:

Lớp cao học:

Khóa: LS23

tại: TP. HCM

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2021
i


HỌC VIỆN TƯ PHÁP


CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP NGỒI TỊA ÁN
(Học phần Tư vấn cơ bản/ Kỳ thi chính)

ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý
TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO VÀ KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2021
ii


MỤC LỤC
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA..........................2
VÀ VAI TRỊ CỦA LUẬT SƯ..................................................................................2

Thứ ba, vấn đề giá cả, phương thức và thời gian thanh toán: Về vấn đề hàng
hoàn toàn đều do các bên tự thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng (phù
hợp với quy định pháp luật). Tuy nhiên, nếu chỉ ghi chung chung mà khơng
rõ ràng về cấu thành giá thì sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp như khi có thêm các
chi phí trong quá trình giao dịch như bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi. …...5
Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa luật sư cần làm rõ được
các giá bán thể hiện trên hợp đồng đã bao gồm các chi phí phát sinh (như
chi phí giao hàng, bảo hiểm, thuế …….) hay chưa.......................................5
Đồng thời, hợp đồng cũng cần có các quy định cụ thể về phương thức và

thời gian thanh tốn để đảm bảo hai bên sẽ có thể xác định thời điểm thanh
tốn và hồn thành nghĩa vụ thanh toán một cách đầy đủ, đúng hạn. Quy
định này còn là cơ sở để xác định nghĩa vụ thanh toán khoản tiền phạt trả
chậm trong trường hợp vi phạm....................................................................5
Thứ bảy, vấn đề về bảo hành hàng hóa: Đây cũng là một điều khoản quan
trọng luật sư cần xem xét và làm rõ để hạn chế các rủi ro về hàng hóa. Cần
phải nêu rõ thời hạn bảo hành, phạm vi bảo hành, hoặc thực hiện bảo hành
theo quy định của pháp luật đối với một số đối tượng hợp đồng đặc biệt
như là cơng trình, nhà ở xây dựng. Như vậy, luật sư cần nắm rõ quy định
pháp luật và lường trước để đưa râ điều khoản phù hợp...............................7
KẾT LUẬN...................................................................................................................8
Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa là một vấn đề mà các bên chủ
thể quan tâm trong quá trình giao dịch hợp tác. Với vai trò là một luật sư, chúng ta
cần phải cẩn trọng trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa sao cho có lợi và kiểm sốt tối ưu tổng thể
rủi ro pháp lý cho khách hàng. Xem xét các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là
điều rất quan trọng......................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................9

iii


iv


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các hoạt động
mua bán trao đổi hàng hóa ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
cho các bên tham gia. Vì vậy, để đảm bảo an tồn về kinh tế và cùng vì lợi ích chung
hợp tác kinh doanh mà các bên phải soạn thảo và ký kết các điều khoản hợp đồng mua

bán hàng hóa.
Trong đó, hợp đồng là thỏa thuận giữa hai bên mua và bán, tuy nhiên trong
nhiều trường hợp cụ thể, vẫn xảy ra các rủi ro tranh chấp hợp đồng vì hợp đồng không
quy định cụ thể, hợp đồng thiếu chặt chẽ, rõ ràng hay do các mâu thuẫn khơng đáng có
dẫn đến làm vô hiệu hợp đồng… làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh của các bên.
Chính vì vậy, để tránh gặp những rủi ro tranh chấp trong ký kết hợp động mua bán
hàng hóa mà các luật sư - là người đại diện nắm rõ các kiến thức pháp luật cho các
doanh nghiệp (hay cho khách hàng của mình) cần phải trang bị những kiến thức pháp
luật cần thiết để có thể hồn thành nhiệm vụ, vai trị chun mơn luật sư của mình.
Chính vì vậy, đề tài này nhằm trình bày và phân tích một số vấn đề luật sư cần
lưu ý trong quá trình khi soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Để từ đó có
thể tránh, hạn chế được các rủi ro xảy ra làm phát sinh tranh chấp trong mua bán, giúp
việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên đạt hiệu quả cao nhất.

1


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
VÀ VAI TRỊ CỦA LUẬT SƯ
1.1.

Khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa có sự điều chỉnh của Bộ luật dân
sự 2015 và Luật thương mại 2005 như sau:
Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015: "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận
tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán".
Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: "Mua bán hàng hoá là hoạt động

thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên
bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận".
Như vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng mua bán hàng hóa là văn bản thể hiện sự thỏa
thuận giữa người mua và người bán, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho
người mua và nhận tiền thanh tốn, cịn người mua mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và
thanh tốn tiền hàng cho người bán.
1.2.

Đặc điểm, kết cấu cơ bản của một Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa là:
-

Là hợp đồng ưng thuận – quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau
giao kết hợp đồng.

-

Có tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì
sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa
thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

-

Là hợp đồng song vụ – mỗi bên trong hợp đồng đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ
đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện
nghĩa vụ đối với mình.

-


Về mặt hình thức: hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình
thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy
nhiên, một số trường hợp nhất định bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng
dưới hình thức văn bản như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .

Kết cấu cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hóa:

- Về chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các
chủ thể chủ yếu là cá nhân hoặc tổ chức.
2


- Về mặt nội dung: Là phần rất quan trọng của hợp đồng thể hiện các thỏa thuận
mà các bên đã thỏa thuận để tiến tới ký hợp đồng mua bán. Tùy vào từng
trường hợp vụ thể mà có cách soạn thảo hợp đồng khác nhau. Nhưng nhìn
chung trên hợp đồng cần thể hiện các nội dung như: đối tượng mua bán, chất
lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.
1.3. Vai trò của luật sư trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa
Thực tế cho thấy, việc giao dịch mua bán trên thị trường càng ngày càng đa
dạng và phức tạp. Để việc kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp với các quy
định pháp luật và tối ưu quyền lợi của các chủ thể. Mà các chủ thể cần có sự tư vấn, hỗ
trợ của các luật sư trong việc đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng là cực kì quan
trọng.
Luật sư sẽ là người hỗ trợ khách hàng đi tới ký kết hợp đồng thành công. Bằng
việc nghiên cứu hồ sơ từ các hồ sơ khách hàng cung cấp; luật sư sẽ đánh giá tư cách
pháp lý của hai bên từ đó đưa ra được những điều khoản thỏa thuận tối ưu nhất cho
khách hàng của mình.
Luật sư thực hiện việc đàm phán với bên còn lại thay mặt khách hàng của mình.

Nhờ vào chun mơn pháp lý của mình, am hiểu các quy định pháp luật mà luật sư
giúp hai bên thương lượng có hiệu quả hơn, đồng thời dự kiến được những rủi ro pháp
lý liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cho khách hàng của mình.
Luật sư là người thực hiện soạn thảo, rà sốt tính pháp lý và giúp việc ký kết
hợp đồng mua bán hàng hóa được thành công.

3


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO
VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.1. Các vấn đề luật sư cần lưu ý trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa
Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, luật sư cần lưu ý một số vấn đề
chính sau để tránh, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra sau:
-

Thứ nhất, vấn đề về chủ thể ký kết hợp đồng: Chủ thể hợp đồng có thể là cá
nhân hoặc tổ chức.
Đối với chủ thể là cá nhân, thì phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
và năng lực pháp luật để tham gia vào quan hệ mua bán theo quy định của pháp
luật. Đối với chủ thể là doanh nghiệp thì cần phải lưu ý người ký kết hợp đồng
của pháp nhân đó phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật,
điều lệ công ty, luật sư cần xem xét kỹ người đó có thẩm quyền ký kết hay
không. Thực trạng cho thấy nhiều trường hợp hợp đồng bị vơ hiệu vì người ký
khơng có thẩm quyền ký (không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc
người ký không được ủy quyền) hay do mgười ký vượt quá phạm vi được ủy
quyền. Hay như việc cần phải xác định được địa chỉ kinh doanh, trụ sở của hai
bên ký kết chính xác để đưa lên hợp đồng.

Vì vậy, luật sư có thể u cần đưa ra các giấy tờ để kiểm tra xác minh chủ thể,
người có thẩm quyền ký kết hợp đồng như Giấy phép đăng ký kinh doanh, cung
cấp văn bản ủy quyền nếu không phải người đại diện theo pháp luật, kiểm tra
phạm vi, thời hạn được ủy quyền của người được ủy quyền … luật sư có thể
xác nhận đưa vào hợp đồng các thơng tin về chủ thể có tính xác thực và một
cách đầy đủ. Để tránh bị vô hiệu Hợp đồng vì điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều
đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng mua báng hàng hóa.

-

Thứ hai, vấn đề đối tượng của hợp đồng: Tranh chấp hàng hóa thường xảy ra
khi hai bên ký kết không quy định cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm, tranh
chấp hoặc một bên có thể sẽ lợi dụng sơ hở để khơng thực hiện nghĩa vụ và dẫn
đến tranh chấp, cố tình kéo dài….
Vì vậy, luật sư cần làm rõ các vấn đề liên quan sau về hàng hóa: cần có sự mơ
tả một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về đối tượng của hợp đồng (đối
tượng ở đây là hàng hóa). Cần thể hiện tối thiểu các thơng tin như: Số lượng,
trọng lượng, chủng loại, quy cách, yêu cầu bảo quản, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy
chuẩn áp dụng, đơn vị tính….Hoặc nếu cần thiết đối với những loại hàng hóa
4


đặc biệt, thì hợp đồng mua bán có thể tách riêng một phụ lục để mô tả quy định
chi tiết về hàng hóa đó.
Việc mơ tả rõ các thơng tin về đối tượng của hợp đồng còn là cơ sở để xác định
chất lượng hàng hóa sau khi giao hàng, vấn đề tranh chấp khi bảo quản và cũng
như là cơ sở để việc giải quyết tranh chấp (nếu xảy ra) do bên thứ ba (trọng tài,
Tòa án) giải quyết được nhanh chóng, cơng bằng.
-


Thứ ba, vấn đề giá cả, phương thức và thời gian thanh toán: Về vấn đề hàng
hoàn toàn đều do các bên tự thỏa thuận và ghi nhận trong h ợp đ ồng (phù
hợp với quy định pháp luật). Tuy nhiên, nếu chỉ ghi chung chung mà khơng
rõ ràng về cấu thành giá thì sẽ rất dễ xảy ra tranh ch ấp nh ư khi có thêm
các chi phí trong q trình giao dịch như bốc dỡ, vận chuy ển lưu kho bãi.

Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa luật sư cần làm rõ được các
giá bán thể hiện trên hợp đồng đã bao gồm các chi phí phát sinh (như chi phí
giao hàng, bảo hiểm, thuế …….) hay chưa
Đồng thời, hợp đồng cũng cần có các quy định cụ thể về phương thức và
thời gian thanh toán để đảm bảo hai bên sẽ có thể xác định th ời đi ểm
thanh tốn và hồn thành nghĩa vụ thanh tốn một cách đầy đủ, đúng h ạn.
Quy định này còn là cơ sở để xác định nghĩa vụ thanh toán khoản ti ền ph ạt
trả chậm trong trường hợp vi phạm.

-

Thứ tư, các vấn đề về điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại: Luật
sư cần lưu ý các quy định của pháp luật để tránh bị vô hiệu như:
Điều 301 Luật Thương mại quy định về quyền thoả thuận về mức phạt vi phạm
của các bên bị hạn chế: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc
tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng
nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Do vậy, các
bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại
để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thoả thuận
mức phạt lớn hơn (ví dụ 12%) thì phần vượt quá (4%) được coi là vi phạm điều
cấm của pháp luật và bị vô hiệu. 1
Điều 302 Luật Thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi
thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm”.


1

Theo Điều 41 NĐ 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2010 riêng đối với hợp đồng xây dựng mức phạt tối
đa là 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

5


Điều 303 Luật Thương mại: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường hợp
đồng thương mại như sau: Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế
xảy ra, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Điều 476 Bộ luật dân sự quy định: nếu chậm thanh tốn các bên có thể thỏa
thuận mức phạt nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản.
-

Thứ năm, quy định về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng: Là một quy
định có giá trị rất quan trọng trong việc soạn thảo hợp đồng. Bởi vì điều khoản
này giúp cho các bên lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm nếu vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng khi điều kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế các tranh chấp xảy ra về nguyên bất
khả kháng cũng rất nhiều và khó giải quyết.
Tại Điều 161 Bộ luật dân sự có quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy
ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trong
trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự
kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 302 BLDS). Đồng thời,
tại Điều 294 Luật Thương mại thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách
nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Như vậy, luật sư khi soạn thảo hợp đồng cần có thỏa thuận quy định rõ ràng về
các trường hợp bất khả kháng cụ thể như: do thiên tai (lũ, lụt, hỏa hoạn, động
đất, sóng thần..), do hiện tượng xã hội (chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình
cơng, cấm vận, thay đổi của chính phủ)…

-

Thứ sáu, vấn đề về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu: Chuyển giao quyền
sở hữu là nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa Khi soạn thảo,
luật sư phải quan tâm và lưu ý bởi nó sẽ còn ảnh hưởng đến nghĩa vụ, trách
nhiệm của các bên đối với hàng hóa.
Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định về thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu thì thời điểm chuyển giao xác định theo thõa thuận của các
Nhưng nếu hợp đồng không quy định cụ thể, thì thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu đối với hàng hóa sẽ là thời điểm tài sản được chuyển giao, tức là thời
điểm mà bên mua hoặc đại diện hợp pháp của bên mua nhận được tài sản từ bên
bán theo quy định của pháp luật. 2

2

Điều 238 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về “Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người
khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy
định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ
thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao”.

6


-


Thứ bảy, vấn đề về bảo hành hàng hóa: Đây cũng là một điều khoản quan
trọng luật sư cần xem xét và làm rõ để hạn chế các r ủi ro về hàng hóa.
Cần phải nêu rõ thời hạn bảo hành, phạm vi bảo hành, hoặc thực hiện
bảo hành theo quy định của pháp luật đối với một số đối tượng h ợp đ ồng
đặc biệt như là cơng trình, nhà ở xây dựng. Như vậy, luật sư cần nắm rõ
quy định pháp luật và lường trước để đưa râ điều khoản phù hợp.

-

Thứ tám, vấn đề về điều khoản giải quyết tranh chấp: Đây là một điều khoản
quan trọng để khắc phục rủi ro và định hướng giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu
có) được hiệu quả, nhanh chóng, cơng bằng và có lợi ích cho phía khách hàng
của mình nhất.
Khi các bên chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thỏa thuận
phải nêu đích danh một tổ chức Trọng tại cụ thể. Cần cụ thể rõ ràng về cơ quan
giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc tịa án, nếu có sự tham gia của một bên là
nước ngồi thì các bên có thể chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc
lựa chọn một tổ chức trọng tài của nước ngoài để giải quyết), các vấn đề liên
quan như địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ (trọng tài sử dụng), chọn
trọng tài viên..v..v.. Như vậy, đây là điều khoản nên được quy định rõ từ đầu
trong hợp đồng mua bán để tránh tranh chấp cơ quan giải quyết, kéo đài thời
gian, bất lợi cho phía mình nếu xảy ra tranh chấp ngồi ý muốn.

-

Cuối cùng, là việc thực hiện ký kết hợp đồng. Trước khi ký kết luật sư cần đọc
kỹ lại hợp đồng lần cuối, xem xét các từ ngữ, câu văn để đảm bảo về nội dung
và hình thức để thể hiện tính chun nghiệp, lẫn chun mơn và niềm tin của
khách hàng cũng như việc ký kết hợp đồng đạt hiệu quả cao nhất.


2.2. Một số kỹ năng của luật sư sử dụng trong quá trình soạn thảo và ký kết
hợp đồng mua bán hàng hố đạt hiệu quả
Để có một hợp đồng mua bán hàng hóa rõ ràng, chặt chẽ, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực
hiện, đảm bảo được quyền lợi cho các bên, hạn chế tranh chấp và giảm thiểu rủi ro
trong thương mại. Với vai trò là luật sư cho các bên, luật sư cần phải thận trọng, hiểu
biết pháp luật và có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong việc soạn thảo, ký đàm phán
để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vận dụng kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng đàm phán và kỹ năng viết để soạn thảo
các điều khoản thích hợp vào hợp đồng mua bán hàng hóa cho khách hàng.

Điều 161 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện
theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật khơng có quy định thì thực hiện theo thỏa
thuận của các bên; trường hợp luật khơng quy định và các bên khơng có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền
sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là
thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản”.

7


KẾT LUẬN
Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa là một vấn đề mà các bên
chủ thể quan tâm trong quá trình giao dịch hợp tác. Với vai trò là một luật sư, chúng ta
cần phải cẩn trọng trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa sao cho có lợi và kiểm sốt tối ưu tổng thể rủi
ro pháp lý cho khách hàng. Xem xét các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là điều rất
quan trọng.

8



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015 - Luật số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày
24/11/2015.
2. Luật Thương mại năm 2005 – Luật số 36/2005/QH11 do Quốc hội ban hành
ngày 14/06/2005.

9



×