Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bản chất pháp lý của hòa giải thành và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.02 KB, 12 trang )

BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA HÒA GIẢI THÀNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỊA GIẢI THÀNH
Thân Văn Tài
Nguyễn Thị Phi Yến
TÓM TẮT: Trên cơ sở phân tích, làm rõ bản chất pháp lý của hịa giải thành là
hợp đồng điều đình (dàn xếp), tác giả phân tích chỉ rõ một số quy định của pháp luật
Việt Nam chưa tiếp cận đúng đắn bản chất đó. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị
hoàn thiện một số quy định về vấn đề này.
Từ khóa: Hịa giải thành, hợp đồng điều đình, bản chất pháp lý.
1. Đặt vấn đề
Hòa giải, theo cách gọi của luật thực định Việt Nam, là một phương thức giải
quyết tranh chấp nói chung, trong đó có tranh chấp về dân sự, cũng như tranh chấp về
kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, nếu chỉ cách tiếp cận hòa giải dựa trên mục đích
mà khơng nghiên cứu, làm rõ bản chất pháp lý của hịa giải, có thể sẽ dẫn đến nhiều
khía cạnh pháp lý liên quan đến hịa giải sẽ không được giải quyết một cách thấu đáo.
Chẳng hạn, thỏa thuận hòa giải của các bên tranh chấp cần đạt những điều kiện nào để
có giá trị pháp lý; sau khi các bên tranh chấp hòa giải thành nhưng một bên khơng
thực hiện cam kết hịa giải, thì bên cịn lại có quyền tự mình buộc bên kia thực hiện
đúng cam kết hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ cam kết
hay không; thời điểm hịa giải thành có hiệu lực là thời điểm nào,…
Hiện nay, bản chất pháp lý của hòa giải thành chưa được quan tâm nghiên cứu
tương xứng với tầm quan trọng và phổ biến của nó. Do vậy, từ việc phân tích làm rõ



ThS., GV Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Địa học Huế; Email:
ThS, GV Khoa Luật hành chính, Trường Đại học Luật, Địa học Huế; Email:



80




bản chất pháp lý của hòa giải thành, bài viết đánh giá các quy định hiện hành về hòa
giải thành ở Việt Nam hiện nay.
2. Bản chất pháp lý của hịa giải thành
Trong tranh chấp pháp lý nói chung, hay một loại tranh chấp cụ thể nào đó, ln
chứa đựng đặc điểm là sự xung đột lợi ích giữa các bên. Do vậy, Khi hòa giải được
coi là phương thức để giải quyết tranh chấp, thì mục tiêu của hịa giải là nhằm để các
bên dàn xếp với nhau về các phương thức hóa giải những xung đột đó. Nói cách khác,
một trong những thuộc tính khơng thể thiếu, đó là mang mục đích dàn xếp giữa các
bên về việc giải quyết những xung đột đã phát sinh và đang hiện hữu giữa các bên.
Khơng những vậy, hịa giải, dù đối với loại tranh chấp nào và được tổ chức bởi
chủ thể nào, thì một ngun tắc rất khơng thể thiếu, đó là được hình thành trên cơ sở
tự thỏa thuận, tự nguyện định đoạt của các bên và không thể bị tác động, chi phối bởi
quyền lực công. Chủ thể hòa giải chỉ đảm nhiệm vai trò khơi gợi các phương thức, hỗ
trợ các bên những kiến thức pháp lý nhất định, để sự lựa chọn của các bên khơng vi
phạm những gì mà luật cấm cũng như khơng vi phạm đạo đức xã hội. Việc lựa chọn
những phương thức giải quyết xung đột lợi ích phải được thực hiện bởi ý chí đích
thực của các bên tham gia hịa giải.
Khi đạt được sự thống nhất ý chí của các bên trong hịa giải, thì những nội dung
hịa giải đó phải được các bên tơn trọng và thực hiện. Bởi lẽ, khi các bên đã cùng thỏa
thuận dàn xếp phương thức giải quyết xung đột lợi ích, thì đó là cơ sở để các bên tìm
kiếm các giải pháp khác nhau nhằm thực hiện phương thức đã được dàn xếp. Do vậy,
nó bắt buộc bên cịn lại phải tơn trọng và tuân thủ những dàn xếp đã thỏa thuận, nếu
không sẽ gây ra những thiệt hại, bất lợi đáng kể cho bên còn lại. Hệ quả pháp lý của
hòa giải thành buộc phải được thiết lập theo hướng đó để bảo đảm rằng, mỗi bên
không thể gây thiệt hại cho bên kia một cách khơng chính đáng. Nếu hịa giải thành
khơng có khả năng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên, thì
mục tiêu và ý nghĩa của hịa giải khơng cịn, ngược lại, có thể trở thành cơng cụ để
thực hiện những mục đích thiếu thiện chí của bên này đối với bên kia.

81


Như vậy, có thể thấy, bản chất pháp lý của hòa giải thành là sự thỏa thuận của
các bên, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để giải quyết
một tranh chấp đã xảy ra, hoặc có khả năng xảy ra. Nói cách khác, hịa giải thành là
một hợp đồng điều đình, hay cịn gọi là hợp đồng dàn xếp.
Pháp luật nhiều nước trên thế giới, cũng như một số luật cổ Việt Nam cũng đã có
định nghĩa chính thức khẳng định bản chất pháp lý của hòa giải thành. Ở một số nước,
việc xác định bản chất pháp lý của hịa giải thành khơng còn là một vấn đề gây tranh
cãi. Hơn nữa, hòa giải thành đã được ghi nhận là một loại hợp đồng hữu danh (có tên
và được điều chỉnh bằng một chế định pháp lý cụ thể).
Theo Điều 2044, Bộ luật Dân sự của Pháp: một hợp đồng theo đó các bên chấm
dứt một vụ tranh chấp hoặc phòng ngừa một vụ tranh chấp sắp xảy ra, được gọi là hợp
đồng dàn xếp. Không chỉ vậy, hợp đồng này theo quy định của Bộ Luật này, phải lập
thành văn bản mới có hiệu lực1.
Theo Luật Điều đình dân sự của Nhật Bản năm 1951, sửa đổi năm 1974, 1999 và
2011, quá trình các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp để hóa giải, giải quyết xung
đột, tranh chấp xảy ra được gọi là q trình “điều đình”, và hịa giải thành, tức khi các
bên hịa giải đạt được thỏa thuận, đó chính là hợp đồng điều đình đã được xác lập.
Nếu việc điều đình được thực hiện bởi Ủy ban điều đình mà Thẩm phán cũng là thành
viên thì biên bản điều đình có hiệu lực giống như bản án và được cưỡng chế thi hành
án2.
Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931, cũng như Bộ Luật Dân sự năm 1972 của
Chính quyền Sài gịn đã giành hẳn một chương riêng (Chương X) với tựa đề “nói về
sự điều đình”, nằm trong “Nói về vài sự khế ước” (tương tự như phần các hợp đồng
thông dụng của Bộ Luật Dân sự hiện nay của nước ta).

1


Dẫn theo Bộ Luật Dân sự Pháp, bản dịch của tập thể tác giả Nhà pháp luật Việt Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1999, Tr315.
2
Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam, Liên minh châu Âu, Chương trình phát triển LHQ, Báo cáo đánh giá mơ hình thí
điểm về hịa giải, đối thoại tại Tòa án Việt Nam, 2020, tr147.

82


Trong 9 Điều của Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931, cũng như trong 15 Điều
của Bộ Luật Dân sự năm 1972 của Chính quyền Sài gịn được thiết kế điều chỉnh trực
tiếp đến điều đình, điều đặc biệt nhất, là đã khẳng định rõ về bản chất pháp lý của
điều đình là một hợp đồng: “Điều đình là khế ước do hai bên thỏa thuận và nhường
nhịn lẫn nhau, để giải quyết cho xong việc kiện đã xảy ra, hay để tránh cho khỏi sinh
ra việc kiện” (Điều 1300 Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931); “Điều đình là một khế
ước, theo đó các đương sự nhường nhịn lẫn nhau để chấm dứt một vụ tranh chấp đã
phát sinh hay để phòng ngừa một vụ tranh chấp có thể xảy đến” (Điều 1306 Bộ Luật
Dân sự năm 1972 của Chính quyền Sài gịn).
Bên cạnh đó, hai đạo luật nêu ở đoạn văn trên đều khẳng định, hợp đồng điều
đình có hiệu lực chung thẩm đối với các bên và khơng có giá trị đối kháng đối với bên
thứ ba. Điều 1305 Điều 1306 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931 quy định: “Đối với
hai bên thì điều đình có như việc án đã xử chung thẩm, không thể viện cơ sai luật hay
viện cớ thiệt hại mà phản đối được”; “việc điều đình của một người không ràng buộc
với một người quan hệ khác và những người ấy không thể viện dụng được”. Bộ Luật
Dân sự năm 1972 của Chính quyền Sài gịn cũng có những điểm tương tự. Điều 1312
và 1312 của đạo luật này khẳng định rõ: “sự điều đình với một đương sự này khơng
có hiệu lực đối với những đương sự khác, và những đương sự này cũng không nại
được sự điều đình”; “giữa các người đã điều đình với nhau, sự điều đình có uy lực
quyết tụng của một án văn chung thẩm; khơng bên nào có thể viện lẽ thiệt thòi hay
lầm lẫn về pháp lý để khiếu tố nữa”3.

3. Một số suy nghĩ về pháp luật hòa giải thành ở Việt Nam hiện nay
[1] Hịa giải thành có bản chất là một hợp đồng, cụ thể là hợp đồng dàn xếp, hay
có thể gọi cách khác là hợp đồng điều đình, do đó, một u cầu đặt ra, đó là nền tảng
điều chỉnh về hòa giải thành phải là các quy định của Luật hợp đồng. Nói cách khác,
Tham
khảo
thêm
Bộ
Luật
Dân
sự
Bắc
kỳ
năm
1931,
tại:
/>nkD1a-vY4Zcd0Daz8LJGzejlDnvJHkcGmiQ0QHp63Q và Bộ Luật Dân sự năm 1972 của Chính quyền sài gòn tại:
/>3

83


dù hịa giải thành đó được tiến hành ngồi tịa án hay tại tòa án, dù đơn thuần chỉ do
các bên tự tổ chức hay có sự hỗ trợ, giúp đỡ của chủ thể thứ ba, thì bản chất khơng
thay đổi, vẫn là một hợp đồng.
Chính vì hịa giải thành là một hợp đồng cụ thể, nên có thể có những đặc trưng
riêng nhất định do với một loại hợp đồng khác. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý liên
quan đến hợp đồng dàn xếp hay hợp đồng điều đỉnh phải nằm trong các nguyên tắc
chung về hợp đồng, do Luật hợp đồng điều chỉnh.
Như vậy, với tính chấp chịu ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật Châu Âu lục

địa (civil law), hệ thống pháp luật Việt Nam cần có những quy tắc điều chỉnh về hòa
giải thành tại văn bản mang tính nền tảng chung cho các lĩnh vực luật tư, là Bộ luật
Dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự Việt Nam qua nhiều thời kỳ đều không có quy
phạm nào sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dàn xếp”. Dường như, quy tắc gần gũi nhất
của Bộ Luật Dân sự năm 2015 (cũng như các Bộ luật Dân sự trước đó), là quy tắc
định nghĩa về hợp đồng. Theo đó, “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”4. Với quy định này, có thể
thấy, hịa giải thành có nội hàm là một hợp đồng cụ thể, vì hịa giải thành thực chất là
sự thỏa thuận của các bên tranh chấp về việc giải quyết tranh chấp đã phát sinh nên sự
thỏa thuận đó xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, nếu chỉ
dừng lại như vậy, thật khó để khẳng định, Bộ luật Dân sự coi hòa giải thành là một
hợp đồng.
Trong phần các hợp đồng thông dụng, khi đưa ra danh sách các hợp đồng thông
dụng, các nhà làm luật cũng không cho rằng, hợp đồng dàn xếp hay hợp đồng điều
đình là một loại hợp đồng thơng dụng, mặc dù, trong cuộc sống hịa giải, hay q
trình xác lập hợp đồng dàn xếp (điều đình) diễn ra hết sức phổ biến5. Chính vì vậy,
một vấn đề đặt ra mà theo tác giả, sẽ là lỗ hổng pháp lý rất khó để khắc phục. Đó là
Điều 385 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Chương XVI chỉ quy định các loại hợp đồng thông dụng gồm: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản,
hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài
sản, hợp đồng về quyền sử dụng đất, hợp đồng hợp tác, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công,
hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng ủy quyền.
4
5

84


trường hợp các bên trong hòa giải đã thỏa thuận được với nhau về giải pháp để giải
quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp, nhưng một trong các bên sau đó khơng thực

hiện cam kết, bên cịn lại có quyền khởi kiện tòa án theo cơ chế tranh chấp hợp đồng
(dàn xếp, điều đình) hay khơng, và Bộ Luật Dân sự hiện hành do khơng khẳng định rõ
hịa giải thành có là hợp đồng hay khơng nên câu hỏi vừa nêu cũng còn tranh cãi.
Theo tác giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác (sẽ phân tích cụ thể ở
các đoạn văn sau), khi một bên hịa giải thành khơng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết
trong q trình hịa giải, thì bên cịn lại hồn tồn có quyền áp dụng các biện pháp
buộc thực hiện hợp đồng, trong đó có quyền khởi kiện tịa án theo cơ chế tranh chấp
hợp đồng. Việc Bộ luật Dân sự hiện hành không quy định hợp đồng dàn xếp hay hợp
đồng điều đình trong phần các hợp đồng thơng dụng, khơng có nghĩa phủ định bản
chất hịa giải thành là hợp đồng. Do đó, chủ thể, cũng như tịa án cần viện dẫn các quy
định chung về hợp đồng để áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp đó (các quy
định chung về hợp đồng cịn có chức năng điều chỉnh các loại hợp đồng không thông
dụng).
[2] Đối với hòa giải thành trong một lĩnh vực cụ thể là tranh chấp đất đai tại Ủy
ban nhân dân cấp xã, Luật Đất đai năm 2013 cũng chỉ giảnh một điều luật duy nhất
(Điều 202) để quy định, và do đó, bản chất của hịa giải cũng chưa được thể hiện rõ.
Việc điều chỉnh về hòa giải thành trong tranh chấp đất đai rất khiêm tốn về nội dung
của Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Theo đó, hiệu lực của
hịa giải thành đã được Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đất đai năm quy định:
“Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh
chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên
bản hịa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội

85


đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa
giải thành hoặc không thành”6.
Với quy định này, theo tác giả, pháp luật đất đai dường như chỉ tiếp cận hòa giải

thành ở độ là một phương thức giải quyết tranh chấp đất đai mà chưa tiếp cận ở góc
độ coi hòa giải thành là một hợp đồng. Bởi lẽ, sau khi các bên đã đạt được thỏa thuận,
nhưng một bên vẫn có quyền thay đổi, chống lại sự thỏa thuận đó trong thời hạn 10
ngày. Với nguyên tắc chung của hợp đồng, quy định trên là chưa thực sự phù hợp khi
cho phép mỗi bên được quyền bội ước đối với bên kia mà không cần dựa trên bất cứ
căn cứ nào của luật hợp đồng. Với quy định như vậy, chúng ta thấy có những đặc
điểm giống nhất định so với quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, khi quy định về
quyền của đương sự được “kháng cáo” bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, hòa giải thành, với
bản chất là một hợp đồng được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh
chấp, hoàn toàn khác với bản án sơ thẩm, vốn do quyền lực công của nhà nước ấn
định nên được xét xử 2 cấp. Việc cho phép một bên có quyền thay đổi trong thời hạn
10 ngày có thể gây thiệt hại đáng kể cho bên cịn lại.
Chẳng hạn, A đào móng để xây nhà thì B ngăn cản vì cho rằng móng nhà đã lấn
sang đất của B với diện tích 20 mét vng. Theo quy định, các bên buộc phải hịa giải
tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Tịa án hoặc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân). Tại buổi hòa giải, các bên đều thống nhất phương án
rằng, phần đất tranh chấp sẽ thuộc về quyền sử dụng của A, tuy nhiên A phải có trách
nhiệm chi trả cho B số tiền 50 triệu đồng vì từ trước đến nay B đã có cơng chở đất ở
ngồi cánh đồng về đổ ở diện tích đất này để trồng chuối. Ngay khi thỏa thuận xong,
A đã tiến hành chi trả tiền cho B, và cho nhân cơng tiếp tục xây móng và xây nhà như
diện tích đất đã thỏa thuận. Tuy nhiên, khi đang xây nhà thì B lại nghe hàng xóm xúi
dục nên đã ra Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hủy bỏ nội dung hòa giải thành và đòi
A đập nhà trả lại đất cho mình. Với trường hợp này, chúng ta sẽ thấy được những
thiệt hại mà A phải gánh chịu là rất lớn.
6

Khoản 3 Điều 188 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đất đai.

86



Kể cả khi hịa giải thành và các bên khơng có u cầu thay đổi trong thời hạn 10
ngày, thì hịa giải thành vẫn chưa đương nhiên có hiệu lực và được tơn trọng, mà cần
có sự cơng nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy
vào chủ thể tranh chấp. Cụ thể, Cụ thể, “đối với trường hợp hòa giải thành mà có
thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi
biên bản hịa giải đến Phịng Tài ngun và Mơi trường đối với trường hợp tranh
chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài
nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phịng Tài ngun và Mơi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường trình Ủy ban
nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất”7.
Với quy định trên, hòa giải thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong tranh chấp
đất đai cần sự công nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh mới có hiệu
lực nếu việc hịa giải thành thay đổi ranh giới thửa đất. Quy định này một lần nữa cho
thấy sự bất hợp lý của pháp luật hiện hành về hịa giải thành nói chung và hịa giải
thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong tranh chấp đất đai nói riêng. Bởi lẽ, ở góc độ
lý luận, như đã nêu, hịa giải thành có bản chất là hợp đồng dàn xếp, hợp đồng điều
đình, nên có giá trị như bản án phúc thẩm, khơng có quyền thay phản đối vì mọi lý do.
Tuy nhiên, ở đây, pháp luật lại quy định cơ quan hành chính có quyền quyết định
cộng nhận hòa giải thành để tạo ra giá trị pháp lý cho hợp đồng dàn xếp, hợp đồng
điều đình. Ở góc độ khác, kể cả khi xem xét vấn đề trong bối cảnh đặc thù, với sở hữu
toàn dân về đất đai ở Việt Nam, trong đó các cơ quan hành chính đóng vai trị thực
hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đất đai, có thể có những quyền nhất định trong
bảo đảm trật tự quản lý đất đai. Tuy nhiên, cơng nhận hịa giải thành và quản lý ranh
giới thửa đất có sự khác nhau nhất định. Nói cách khác, vẫn có thể thừa nhận hiệu lực
của hịa giải thành mà khơng cần tách thửa. Nói khác nữa, vẫn có thể có quy tắc thừa
7


Khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.

87


nhận hiệu lực của hịa giải thành mà khơng cần một thủ tục công nhận của Ủy ban
nhân dân cấp huyện và tỉnh.
Bên cạnh đó, quy định vừa nêu có sự xung đột, mâu thuẫn nhất định với quy
định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 về công nhận kết quả hịa giải thành ngồi
tịa án. Cụ thể, theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu cơng nhận kết quả hịa
giải thành ngồi tịa án là việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân và bộ
luật này không loại trừ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác8. Do đó, theo theo
văn bản này, tất cả các trường hợp hòa giải thành ngồi tịa án, nếu một trong các bên
có u cầu, tịa án xem xét cơng nhận kết quả hịa giải thành9.
Như vậy, để được thi hành theo pháp luật thi hành án dân sự, hòa giải thành tại
Ủy ban dân dân cấp xã đối với tranh chấp đất đai cần phải có sự cơng nhận của cơ
quan nào? Nếu kết quả hòa giải thành được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cơng
nhận, dẫn tới việc hiện trạng ranh giới thửa đất sẽ được cập nhật vào hồ sơ địa chính
cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp, cùng với
tranh chấp đất, các bên có tranh chấp tài sản gắn liền với đất, và sau khi cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, một bên không tuân thủ cam kết đối với tài sản gắn
liền với đất trong hịa giải thành, thì việc cơng nhận của Ủy ban nhân dân có là cơ sở
để cưỡng chế thi hành đối với tài sản gắn liền với đất theo quy định về thi hành án dân
sự hay khơng? Hơn nữa, liệu có trái với nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự nói
chung và pháp luật hợp đồng nói riêng: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải
được chủ thể khác tôn trọng10”.
[4] Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm 2020 cũng tồn tại những hạn chế nhất
định, trong việc không tiếp cận đúng ngun tắc coi hịa giải thành có hiệu lực quyết
tụng mà có xu hướng cho các bên cũng như viện kiểm sát nhân dân có quyền đề nghị,

kiến nghị xem xét quyết định công nhận kết quả hòa giải thành. Cụ thể, Luật này quy
Khoản 7 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Điều 419 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
10
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.
8
9

88


định: “Quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét
lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng
nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy
định tại Điều 33 của Luật này”11. Như vậy, các bên hòa giải, đối thoại thành không
buộc phải tuân thủ kết quả hòa giải, đối thoại ngay sau khi đạt được thỏa thuận. Kết
quả hịa giải thành, đối thoại thành vẫn có thể bị xem xét lại theo cơ chế đề nghị
không chỉ của các bên mà còn theo cơ chế kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân. Theo
chúng tôi, không thể cho phép một trong các bên đưa ra đề nghị hủy bỏ kết quả hòa
giải thành như điều luật ở trên. Bên cạnh đó, chúng ta rất khó lý giải tại sao Viện
Kiểm sát nhân dân lại có quyền kiến nghị xem xét lại một hợp đồng mà cơ quan này
khơng phải là chủ thể, hay người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan đến hợp đồng
dàn xếp, hay hợp đồng điều đình đó. Thiết nghĩ, việc cơng nhân hòa giải thành theo
quy định của Luật này đang được quan niệm như thủ tục giải quyết một vụ án dân sự
hơn là việc tiếp cận, xem xét kết quả hòa giải thành là một hợp đồng giữa các bên
tranh chấp.
Bên cạnh đó, luật này quy định về điều kiện hòa giải, đối thoại thành cũng chưa
thực sự hợp lý. Cụ thể như sau:
Một là, không ghi nhận năng lực pháp luật là một trong những điều kiện để cơng

nhận hịa giải, đối thoại thành. Hịa giải, đối thoại thành có bản chất là một hợp đồng
dàn xếp, nên trước hết, chủ thể hòa giải thành, đối thoại thành phải có năng lực pháp
luật dân sự. Nếu thiếu điều kiện này, hòa giải thành hay đối thoại thành sẽ khơng có
giá trị pháp lý theo đúng nghĩa là một thỏa thuận. Chẳng hạn, trong tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất giữa A và B, trong đó A là người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
B là cá nhân trong nước. Các bên đồng ý hòa giải rằng, phần di sản 300 mét vuông đất
do cha của A và B để lại sẽ được chia cho A 100 mét vuông, B sẽ được thừa kế 200

11

Khoản 1 Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân năm 2020.

89


mét vng do B đã có cơng sức ni dưỡng cha và bảo quản di sản. Sự thỏa thuận này
có thể công nhận không?
Ở đây cần lưu ý rằng, không tồn tại một quy phạm Luật nào cấm Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế quyền sử dụng đất nên không thể viện dẫn lý
do thỏa thuận này vi phạm điều cấm của Luật. Tuy nhiên, hoàn tồn có thể thấy rằng,
nếu cơng nhận thỏa thuận này sẽ đi ngược lại tinh thần của điểm đ khoản 1 Điều 179
Luật Đất đai năm 2013: “Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư
ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được
nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1
Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.
Hai là, rất khó lý giải rằng, tại sao Khoản 3 Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại
Tòa án năm 2020 lại quy định rằng, “không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác” là một trong những điều kiện để cơng nhận kết quả hịa giải
thành. Đây là sự hành chính hóa quan hệ hợp đồng, và vi phạm nguyên tắc tự định
đoạt của chủ thể trong quan hệ dân sự. Cần lưu ý rằng, trong quan hệ dân sự, nếu chủ

thể có quyền khơng u cầu thì tịa án không được giải quyết.
4. Một số kiến nghị
Các công trình nghiên cứu về bản chất pháp lý của hịa giải thành hiện nay chưa
nhiều. Do đó, bản chất pháp lý của hòa giải thành vẫn chưa được quan tâm ở góc độ
nhận thức. Chính vì vậy, trong q trình soạn thảo giữa Bộ Luật dân sự năm 2015 và
các luật khác như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2012, Luật Hòa
giải, đối thoại tại tòa án năm 2020 vẫn chưa tiếp cận thống nhất việc coi hịa giải
thành có bản chất là một hợp đồng. Do vậy, trước hết phải nhận thức đúng đắn bản
chất của hòa giải thành là một loại hợp đồng. Từ đó, nhiệm vụ quan trọng nhất điều
chỉnh về hòa giải thành phải thuộc về Bộ luật dân sư, chứ không phải ở các luật khác
như hiện nay.
Ở phương diện lập pháp, cần có một mục riêng trong Bộ luật dân sự quy định về
hợp đồng dàn xếp hay hợp đồng điều đình, nhằm trước hết đưa loại hợp đồng này
90


thành hợp đồng hữu danh, đồng thời, điều chỉnh những khía cạnh pháp lý cơ bản của
hợp đồng này, như: hình thức bắt buộc của hợp đồng để có hiệu lực, thời điểm có hiệu
lực,… Các luật về hịa giải chỉ nên quy định về trình tự, thủ tục tiến hành để đạt được
hòa giải (hợp đồng).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931;
2. Bộ Luật Dân sự năm 1972 của Chính quyền Sài Gịn;
3. Bộ Luật Dân sự năm 2015;
4. Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đất đai.
5. Luật Đất đai năm 2013;
6. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
7. Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân năm 2020;
8. Nhà pháp luật Việt Pháp (dịch) (1999), Bộ Luật Dân sự Pháp, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội;

9. Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam, Liên minh châu Âu, Chương trình phát
triển LHQ (2020), Báo cáo đánh giá mơ hình thí điểm về hịa giải, đối thoại tại Tòa án
Việt Nam;

91



×