Bài tập lớn học kỳ môn luật Dân sự
LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng dân sự là cơ sở quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của
chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cụ thể đó. Việc giao kết hợp đồng dân
sự phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
dân sự giữa các bên với nhau, được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi
để các bên thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời hạn chế vi phạm và giúp cơ
quan, tổ chức giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác khi có
tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp
đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm
của hợp đồng dân sự; Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự và các nguyên tắc
giao kết hợp đồng dân sự trên cơ sở lý luận và quy định của pháp luật Việt
Nam.
Bài viết cũng tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề: Đề nghị giao kết
hợp đồng dân sự; Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự; Địa điểm,
thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực của hợp đồng dân sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam cũng như so sánh với pháp luật của các
nước và quốc tế có liên quan.
Đồng thời, xác định trách nhiệm trong quá trình giao kết hợp đồng
dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam như: Trách nhiệm dân sự của
bên đề nghị giao kết hợp đồng dân sự; Trách nhiệm dân sự của bên được đề
nghị giao kết hợp đồng dân sự (bên chấp nhận đề nghị giao kết); Trách
nhiệm dân sự của các chủ thể khác trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự
và phân tích, chỉ ra một số đặc điểm khác biệt trong giao kết hợp đồng trong
một số trường hợp đặc biệt như: Giao kết hợp đồng dân sự theo mẫu; Giao
kết hợp đồng dân sự với hình thức bằng hành vi cụ thể; Giao kết hợp đồng
Vũ Tuấn Anh MSSV 340507 Đề Số 10
1
Bài tập lớn học kỳ môn luật Dân sự
dân sự bằng phương tiện điện tử; Giao kết hợp đồng dân sự qua hoạt động
của các tổ chức trung gian; Giao kết hợp đồng mua bán sau khi dùng thử so
với việc giao kết hợp đồng dân sự thông thường.
Cuối cùng, bài nêu ra một số hạn chế, bất cập, chưa thống nhất
trong quy định của pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình tổ chức thực hiện giao kết hợp đồng dân sự trên thực tế; Đồng
thời
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự
Trong đời sống xã hội, con người với tư cách là một thực thể xã
hội của mình luôn luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Thông qua
các mối quan hệ quan hệ xã hội con người tự khẳng định mình và khẳng
định sự tồn tại của xã hội loài người. Con người muốn tồn tại và phát
triển cần phải cần có những bảo đảm về vật chất phục vụ cho chính
những yêu cầu của mình, Một cá nhân trong một cộng đồng xã hội không
thẻ tự tạo ra được toàn bộ của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu phong phú
và đa dạng của bản thân. Nhu cầu của mỗi cá nhân chỉ được thỏa mãn
đầy đủ thong qua một chuỗi những quan hệ xã hội có tính chất trao đổi.
Trong xã hội nói chung và trong giao lưu dân sự nói riêng việc
chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản giữa chủ thể này và chủ thể
khác nhằm đáp ừng nhu cầu của nhau có vai trò quan trong. Việc chuyển
giao tài sản và quyền sở hữu tài sản không phải do tự nhiên được hình
thành mà phải thong qua bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên ( giữa người
có tài sản và người được chuyển giao tài sản). Nếu chỉ có một bên thể
Vũ Tuấn Anh MSSV 340507 Đề Số 10
2
Bài tập lớn học kỳ môn luật Dân sự
hiện ý chí của chính mình mà không được bên kia chấp nhận, nghĩa là
không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí, thì không thể tạo thành một
quan hệ trao đổi. Nghĩa là việc chuyển giao tài sản hoặc phải làm một
việc nào đó cũng sẽ không được thực hiện.
Điều 394 BLDS đã quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”. Như vậy Hợp đồng là một loại quan hệ pháp luật dân sự hình thành
trên cơ sở sự thỏa thuận thống nhất ý trí của các bên tham gia trong quan
hệ đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau. Từ sự thỏa thuận thống nhất ý
chí các bên đã thiết lập quyền và nghĩa vụ tương ứng để đạt được mục
đích mà các bên mong muốn đạt tới. Đây cũng chính là một trong những
đặc điểm đó phân biệt với quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định
không phải hình thành do ý chí của các bên tham gia quan hệ. So với quy
định tại điều 394 BLDS, pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 đã liệt kê
những quan hệ cụ thể như: mua bán, tặng cho, thuê, vay. Điều 1 pháp
lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận
giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
các bên trong mua bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hoặc không
làm một việc, dịch vụ hoặc thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc bên
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dung.”
Như vậy bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự là việc tự do, tự
nguyện cam kết thỏa thuận của các bên, mọi cam kết thỏa thuận hợp pháp
đó có hiệu lực bắt buộc với các bên. Nếu các bên không tự mình thực
hiện đúng các điều khoản về nội dung mà mình đã cam kết thỏa thuận thì
sẽ cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.
II. Giao kết hợp đồng dân sự
Vũ Tuấn Anh MSSV 340507 Đề Số 10
3
Bài tập lớn học kỳ môn luật Dân sự
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí của mình theo
những nguyên tắc nhất định để qua đó xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự.
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự, quyền tự do thỏa thuận,
cam kết của các chủ thể phù hợp với các quy định của pháp luật trong việc
xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm. trong giao lưu
dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện. không bên nào được áp đặt, cấm đoán,
cưỡng ép, đe dọa , ngăn cản bên nào và phải luôn tôn trọng đạo đức. truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo
nguyên tắc sau đây:
1.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái
pháp luật và đạo đức xã hội.
Tự do giao kết hợp đồng thể hiện ở sự tự do ý chí của các chủ thể khi
đàm phán, ký kết hợp đồng . Theo đó, việc giao kết hợp đồng giữa các chủ
thể đó với nhau phải do chính các chủ thể đó quyết định, bất kì cá nhân hay
tổ chức nào hay nhà nước cũng không được can thiệp một cách trái pháp luật
vào quá trình đó. Các bên có quyền quyết định tham gia hay không tham gia,
có quyền thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng xuất phát từ lợi ích
của bất kì ai dù đó là nhà nước, của người thứ ba, của xã hội hay chính của
chính mình. Bởi việc kí kết và thực hiện hợp đồng khong phải không chỉ là
quan hệ đến lợi ích của những chủ thể tham gia kí kết hợp đồng, mà nó còn
ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hợi, của cộng đồng thuần phong mỹ tục
của xã hội. Vì vậy mặc dù các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhưng
pháp luật cũng yêu cầu những hành vi của họ không được trái pháp luật và
đạo đức xã hội. Nghĩa là các bên không được giao kết hợp đồng mà đối
tượng của nó là tài sản bị pháp luật cấm giao dịch. Đối với tài sản pháp luật
Vũ Tuấn Anh MSSV 340507 Đề Số 10
4
Bài tập lớn học kỳ môn luật Dân sự
cho phép giao dịch nhưng phải có điều kiện nhất định thì phải tuân thủ
những điều kiện đó. Hợp đồng giao kết phải có mục đích, nội dung không
trái với đạo đức xã hội. Đối với những hợp đồng trái với những chuẩn mực
ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng
thừa nhận và tôn trọng, đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, gây thiệt hại
cho lợi ích hợp pháp của người khác ,v.v… đều bị coi là trái đạo đức xã hội.
Những hợp đồng có nội dung như vậy, theo quy định tại điều 127 Bộ Luật
Dân sự đều vô hiệu.
1.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực
và ngay thẳng
Tự nguyện là sự thể hiện thống nhất giữa ý chí và hành động của các
chủ thể khi giao kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là ý chí được biểu lộ ra
bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể, là ý chí thực sự của bên
giao kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là ý chí được biểu lộ ra bên ngoài
bằng lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể, là ý chí thực sự của bên giao kết hợp
đồng. Tự nguyện ở đây còn biểu hiện ở chỗ các chủ thể hoàn toàn tự quyết
định tham gia hay không tham gia vào giao dịch dân sự. Họ có quyền lựa
chọn nội dung, hình thức của hợp đồng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, trừ
trường hợp nội dung và hình thức do pháp luật quy định bắt buộc phải tuân
theo khi giao kết hợp đồng. Mọi lý do dẫn đến biể lộ ý trí ra bên ngoài cho
người khác nhận biết không đúng với ý trí thực của họ đều coi là không
hoàn toàn tự nguyện.
Bình đẳng nghĩa là các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng
đều có nghĩa vụ pháp lý như nhau mà không bên nào được lấy lí do khác biệt
về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế , tín ngưỡng tôn
giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với bên kia.
Điều này rất có ý nghĩa trong giao kết hợp đồng bởi một khi giữa các bên
Vũ Tuấn Anh MSSV 340507 Đề Số 10
5
Bài tập lớn học kỳ môn luật Dân sự
tham gia giao kết hợp đồng không có sự bình đẳng ở địa vị pháp lý thì sự tự
nguyện giao kết hợp đồng cũng dễ bị vi phạm.
Thiện chí, trung thực, ngay thẳng, hợp tác là việc các bên tham gia
hợp đồng không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của
mình, mà còn tôn trọng, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ
tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không bên nào
được lừa dối bên nào, không được lợi dụng lòng tin của người khác để trực
lợi, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ.
2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên bày tỏ ý chí của mình
muốn giao kết hợp đồng với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề
nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó. Thao quy định tại khoản 2
điều 390 Bộ luật Dân sự, “ trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có
nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ
ban trong thời hạn chờ bên được được đề nghị trả lời thì phải bồi thường
thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có phát
sinh thiệt hại”. Quy định này không nêu rõ về nội dung đề nghị giao kết hợp
đồng quy định tại điều 398 Bộ luật Dân sự 1995. Tuy nhiên, chúng ta có thể
hình dung được rằng đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu ra trong đề nghị
giao kết hợp đồng những nội dung chủ yếu của hợp đồng như: đối tượng, giá
cả, phương thức thanh toán,v..v.. những nội dung đề nghị giao kết hợp đồng
phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao
kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về những nội dung đã đề nghị và không
được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý.
Vũ Tuấn Anh MSSV 340507 Đề Số 10
6