Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa PICC và CISG trong pháp luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.04 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


TIỂU LUẬN MÔN:
PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA PICC VÀ CISG

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hồ Chí Minh, năm 2022
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................3
1. Tổng quan về Công ước Viên 1980 (CISG)..............................................3
1.1. Giới thiệu..............................................................................................3
1.2. Phạm vi điều chỉnh................................................................................4
2. Tổng quan về Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC).......5
2.1. Giới thiệu..............................................................................................5
2.2. Phạm vi điều chỉnh................................................................................6
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA PICC VÀ CISG – ÁP DỤNG PICC
ĐỂ BỔ SUNG, GIẢI THÍCH CHO CISG........................................................7
1. Sự khác biệt giữa PICC và CISG...........................................................7
2. Áp dụng PICC để bổ sung, giải thích cho CISG....................................8


KẾT LUẬN........................................................................................................11

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày một mở rộng, các quy tắc
điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với sự khác
biệt về phong tục, tập quán, pháp luật giữa các quốc gia, nhiều doanh nghiệp khi mở
rộng phạm vi phát triển ra nước ngoài gặp phải nhiều trở ngại, đặc biệt là những rào
cản về mặt pháp lý. Để giải quyết những mối lo ngại về sự khác biệt về hệ thống luật
pháp giữa các quốc gia, nhiều nguyên tắc và Điều ước, Công ước quốc tế đã ra đời
nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất, hài hòa những sự khác biệt của các hệ
thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Và hiện nay, hai nền tảng pháp lý được xem
là quan trọng và phát triển nhất là Bộ nguyên tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế
(PICC) và Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế
(CISG). Đây là những cơng cụ pháp luật được hình thành dựa trên nỗ lực của cộng
đồng quốc tế nhằm hài hịa và hiện đại hóa luật hợp đồng quốc tế. Song, qua thời gian
hình thành và phát triển, nhiều luật gia trên thế giới đã nhận thấy sự hài hịa, thống
nhất giữa chính PICC và CISG. Do đó, nội dung của bài báo cáo là để làm rõ hơn mối
quan hệ giữa PICC và CISG, đặc biệt là sự hỗ trợ của PICC trong việc giải thích, bổ
sung cho CISG.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Tổng quan về Công ước Viên 1980
1.1.

Giới thiệu

Công ước Viên 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (gọi tắt là CISG)
được soạn thảo và phát triển bởi Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế

(UNCITRAL)1 với mục tiêu hướng tới một nguồn luật chung trong tạo lập và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới. CISG cịn được gọi là Cơng
ước Viên vì nó được ký ban đầu tại Viên vào năm 1988.
Mục tiêu mà các nhà làm luật khi soạn thảo CISG là xây dựng một nền tảng pháp lý
thống nhất từ những nguyên tắc chung trong thương mại quốc tế, hướng đến sự hài
hòa giữa nhiều hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, là công cụ để giải quyết các
1 “Giới thiệu chung về Công ước Viên, Trung tâm WTO.
/>
3


tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế, củng cố hành lang pháp lý
cho các thương nhân khi tiến hành giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia.
CISG được nhìn nhận là một thành tựu to lớn của UNCITRAL, với 94 quốc gia
thành viên (tính đến năm 2020) đến từ “mọi khu vực địa lý, mọi giai đoạn phát triển
kinh tế và mọi hệ thống luật pháp, xã hội và kinh tế”, trong đó bao gồm hầu hết các
nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đức, Pháp... CISG được coi
là khung pháp lý đồng nhất, hiện đại về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và có sức
ảnh hưởng rộng nhất trên tồn thế giới hiện nay, gần ⅔ số lượng hợp đồng quốc tế
được điều chỉnh bởi CISG.
CISG là một cam kết quốc tế giữa các quốc gia. Thế nên, CISG có hiệu lực pháp lý
cao hơn luật quốc gia đối với bất kỳ giao dịch quốc tế nào giữa các quốc gia khi ký kết
tham gia Công ước. Điều này đồng nghĩa, so với luật của các quốc gia thành viên,
CISG được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi vì
tính ràng buộc này mà rất nhiều quốc gia đã tỏ ra e ngại khi ký kết CISG. Và để thu
hút các quốc gia tham gia hiệp ước, đã có một vài thỏa hiệp được xây dựng thông qua
các điều khoản về phạm vi áp dụng của CISG. Theo đó, dựa trên nguyên tắc tự do hợp
đồng, các quốc gia thành viên hồn tồn có quyền bảo lưu một phần hoặc toàn bộ các
điều khoản được quy định trong CISG.

1.2.

Phạm vi điều chỉnh

Đầu tiên, một điều kiện tiên quyết để một hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của
CISG thì hợp đồng đó phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tính chất quốc tế
được CISG định nghĩa là việc các bên tham gia trong hợp đồng phải có trụ sở kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau. Thơng thường, tính chất quốc tế được nhìn nhận là
sự chuyển dịch hàng hóa xun biên giới giữa các quốc gia, tuy nhiên, với CISG,
không quy định tiêu chí phải có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới mà xem xét
đến địa điểm kinh doanh của các bên, không lưu ý đến nơi giao kết hợp đồng, hay nơi
thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh của CISG tương đối hẹp, cụ thể,
hợp đồng phải là hợp đồng mua bán hàng hóa, khơng thể là các hợp đồng dịch vụ,

4


hoặc mua bán hàng hóa khơng vì mục đích thương mại, đấu giá,…. (theo Điều 2,
khoản 2 Điều 3 và Điều 5 CISG).
Tiếp đến, căn cứ theo khoản 1 Điều 1 của CISG về những trường hợp thuộc phạm
vi điều chỉnh của CISG, bao gồm:
“a.Khi các Quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước;
b.Khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một
Quốc gia thành viên Công ước.”2
Trong trường hợp nếu các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có trụ
sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, và các quốc gia này là thành viên của CISG
thì Cơng ước sẽ mặc nhiên điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trên. Bên cạnh đó,
vì CISG có hiệu lực pháp lý cao hơn so với luật quốc gia, nên ngay cả khi các bên
tham gia khơng có trụ sở kinh doanh tại quốc gia là thành viên của Cơng ước nhưng
có thỏa thuận áp dụng luật của quốc gia mà quốc gia này là thành viên của CISG thì

CISG vẫn được ưu tiên áp dụng. Mặt khác, CISG còn được áp dụng khi các quy tắc tư
pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia thành viên Công ước.
Công ước Viên, mặc dù là sự cam kết giữa các quốc gia, nhưng vẫn đề cao tính
pháp lý của sự thỏa thuận giữa người bán và người mua lên trên hết. Cụ thể, theo Điều
6 CISG, quy định rằng các bên có quyền loại trừ một phần hoặc tồn bộ các điều
khoản của Công ước, hoặc sửa đổi hiệu lực của bất kì điều khoản nào của Cơng ước.
Quyền loại trừ sự áp dụng của Công ước cho hợp đồng của các bên là một quyền được
thừa nhận trong Tư pháp quốc tế, thể hiện nguyên tắc tự do hợp đồng. Do đó, cho dù
các bên có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia là thành viên của Công ước thì vẫn có
quyền được loại trừ sự điều chỉnh của Công ước. Thông thường, việc lựa chọn loại trừ
áp dụng CISG là để các bên có thể thỏa thuận áp dụng luật quốc gia, bởi lẽ, mỗi bên
đều quen thuộc với luật bán hàng nội địa của riêng mình và mong muốn hợp đồng của
họ được điều chỉnh bởi luật nội địa. Có hai cách để loại trừ việc áp dụng CISG. Thứ
nhất, các bên có thể lựa chọn áp dụng luật của một nước không phải thành viên của
Cơng ước. Thứ hai, vì CISG có tính chất pháp lý vượt lên trên luật quốc gia nên vẫn
được ưu tiên áp dụng khi giải quyết tranh chấp, do đó, nếu không muốn chịu sự điều
2 Khoản 1 Điều 1 CISG

5


chỉnh của CISG, các bên cần quy định cụ thể về việc loại bỏ sự áp dụng của CISG,
chẳng hạn, hợp đồng cần ghi rõ “Luật của quốc gia sẽ được sử dụng là luật của hợp
đồng và Công ước Viên cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ không được áp
dụng”, nếu không CISG vẫn được áp dụng.
Mặt khác, trong trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng luật của nước là thành viên
của Công ước nhưng quốc gia này có bảo lưu một phần hoặc tồn bộ các điều khoản
của CISG thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà phạm vi áp dụng của CISG sẽ khác
nhau.


2. Tổng quan về Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC)
2.1. Giới thiệu
Bộ nguyên tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) do Viện Thống nhất Tư
pháp Quốc tế (UNIDROIT) soạn thảo và ban hành năm 1994, được sửa đổi và bổ sung
vào các năm 2004, 2010, 2016. Đây là văn bản tập hợp những nguyên tắc pháp lý cơ
bản phản ánh những khái niệm đã được công nhận ở phần lớn các hệ thống pháp luật
trên thế giới.
Khi soạn thảo PICC, mục đích của những nhà sáng lập không chỉ dừng lại ở việc
xây dựng một hệ thống hóa các nguyên tắc hợp đồng phổ biến ở đa số các quốc gia,
mà trên hết là để hướng tới một cách giải quyết công bằng chung, có nhiều tiện ích
nhất cho cộng đồng thương mại quốc tế, dù được nhìn dưới một góc độ của bất cứ hệ
thống luật pháp, kinh tế hay chính trị của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Mục đích
này được thể hiện khá rõ ở hai mặt hình thức và nội dung của PICC.
Về hình thức, phong cách soạn thảo của PICC giống với hệ thống Civil Law hơn là
Common Law. PICC sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn và dễ hiểu để những người không
phải là luật sư cũng có thể hiểu được và cố tình tránh thuật ngữ đặc biệt đối với bất kỳ
hệ thống pháp luật nhất định nào, do đó tạo ra một ngơn ngữ pháp lý được sử dụng và
hiểu thống nhất trên toàn thế giới.
Về nội dung, PICC bao gồm các nguyên tắc về hợp đồng được thừa nhận rộng rãi
trên thế giới, thể hiện sự hài hòa giữa nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Bên cạnh
6


đó, PICC được xây dựng với các điều khoản rất linh hoạt, xoay quanh nguyên tắc
thiện chí, trung thực và những tiêu chuẩn cư xử đúng mực.
Tóm lại, đây là một bộ ngun tắc mang tính mềm dẻo, khơng có tính ràng buộc, có
thể linh hoạt trong việc áp dụng, thể hiện sự hài hòa của nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau.
2.2.


Phạm vi điều chỉnh

Mục tiêu chính của các nguyên tắc PICC là thiết lập một khuôn thổ thống nhất cho
các hợp đồng thương mại quốc tế và đảm bảo rằng các hợp đồng thương mại quốc tế
này có tính thực tiễn, được giải thích và áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm
khuyến khích sự tuân thủ một cách thiện chí và cơng bằng trong các quan hệ hợp đồng
quốc tế.
PICC trình bày những quy định chung cho các hợp đồng thương mại quốc tế. Thế
nên, có thể hiểu rằng, PICC có thể áp dụng với tất cả các hợp đồng thương mại quốc
tế. Tuy nhiên, vì Bộ ngun tắc PICC khơng mang tính ràng buộc, thế nên, không phải
tất cả các hợp đồng thương mại quốc tế đều chịu sự điều chỉnh của PICC.
PICC áp dụng các quy tắc chung về thương mại quốc tế khi các bên đồng ý để hợp
đồng của họ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc đó. Điều này dựa trên nguyên tắc tự
do hợp đồng của PICC. Nguyên tắc tự do hợp đồng là một nguyên tắc cơ bản, quan
trọng trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. Theo đó, các bên có tồn quyền tự
do lựa chọn đối tác, lựa chọn nguồn luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng cũng như tự
do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, với PICC, các bên hồn tồn có
quyền tự do lựa chọn có áp dụng PICC như một nguồn luật chính để điều chỉnh hợp
đồng thương mại quốc tế của họ.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng PICC như một nguồn luật để bổ
sung, giải thích cho các điều khoản trong hợp đồng, các điều khoản của luật điều
chỉnh, các bên của hợp đồng có thể đưa bất kỳ văn bản hoặc điều khoản nào của PICC
vào hợp đồng. Các bên có thể chọn kết hợp một số hoặc tất cả các điều khoản của
PICC, sao cho nội dung các điều khoản PICC đó khơng trái với nội dung luật điều
chỉnh. Nếu ngược lại, việc áp dụng PICC có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
7


Các nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng khi các bên không chọn một luật cụ
thể để điều chỉnh hợp đồng của họ và có thể được sử dụng để giải thích hoặc bổ sung

các văn bản luật quốc tế chung khác và tương tự như vậy trong việc giải thích hoặc bổ
sung luật quốc gia. Bên cạnh đó, Hội đồng Trọng tài có thể áp dụng PICC trong
trường hợp các bên không lựa chọn được luật áp dụng hoặc Trọng tài lựa chọn áp
dụng PICC để giải thích, bổ sung các điều khoản chưa rõ ràng của luật điều chỉnh hợp
đồng.
Các nguyên tắc trong PICC ngày càng được Hội đồng Trọng tài nhắc đến nhiều hơn
khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, với tư cách là một cơng cụ khơng
mang tính ràng buộc của “luật mềm”, PICC có thể đóng nhiều vai trị khác nhau, tùy
vào từng trường hợp, nếu PICC được sử dụng như “những quy tắc của luật” để điều
chỉnh quan hệ hợp đồng, có được kết hợp với các điều khoản của hợp đồng được điều
chỉnh bởi nội luật hoặc điều ước quốc tế mà các bên thỏa thuận áp dụng. Hoặc PICC
cũng có thể đóng vai trị như một phương tiện để giải thích, bổ sung cho nguồn luật
đang điều chỉnh hợp đồng. Bên cạnh đó, ngồi được thỏa thuận rõ ràng hoặc ngầm
hiểu giữa các bên trong hợp đồng, PICC cịn có thể được Hội đồng Trọng tài đưa vào
để điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA PICC VÀ CISG – ÁP DỤNG PICC ĐỂ BỔ
SUNG, GIẢI THÍCH CHO CISG
1. Sự khác biệt giữa PICC và CISG
PICC và CISG đều là những nền tảng pháp lý được xây dựng dựa trên nỗ lực của
cộng đồng quốc tế nhằm hài hịa và hiện đại hóa luật thương mại quốc tế. Cả PICC và
CISG đều đề cập đến các hợp đồng quốc tế. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt trong việc
định nghĩa về tính quốc tế giữa chúng. Tính quốc tế của các hợp đồng theo CISG được
xác định theo một tiêu chí tương đối chủ quan, tùy thuộc vào việc các bên có địa điểm
kinh doanh tại các quốc gia khác nhau. Ngược lại, PICC khơng đề cập đến định nghĩa
về tính quốc tế. Một trong số những nhà soạn thảo PICC đã lập luận rằng, việc PICC
khơng quy định cụ thể về tính quốc tế là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, xuất phát từ bản chất
khơng mang tính ràng buộc, là một nguồn luật mềm, được áp dụng khi các bên có sự

8



thỏa thuận trong hợp đồng do đó, nếu quy định cụ thể về tính quốc tế sẽ gây cản trở
các bên khi thỏa thuận áp dụng PICC.
Ngoài ra, trong số các hợp đồng được coi là quốc tế, sự khác biệt đáng kể đầu tiên
giữa CISG và PICC đề cập đến phạm vi áp dụng cơ bản của chúng. Như đã trình bày
ở trên, phạm vi áp dụng của CISG chỉ giới hạn trong các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Cịn với PICC, phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, không chỉ bao gồm hợp
đồng mua bán hàng hóa mà cịn bao gồm bất kỳ loại hợp đồng thương mại quốc tế
nào.
Về cơ bản, PICC không cấu thành luật, không phải là một văn bản pháp luật do
không được ký kết bởi Chính phủ, PICC chỉ là văn bản tập hợp những nguyên tắc
pháp lý cơ bản phản ánh những khái niệm đã được công nhận ở phần lớn các hệ thống
pháp luật trên thế giới. Nhưng với CISG, đây là một văn bản pháp luật chính thức,
được thông qua và ký kết bởi các nước thành viên , là một phần của luật quốc gia và
có giá trị pháp lý cao hơn so với luật quốc gia.
Ngày nay, các nguyên tắc trong PICC được nhiều luật gia nhìn nhận là một “ cơng
cụ hài hịa pháp luật khơng mang tính ràng buộc”, là một nguồn "luật mềm" bởi vì
chúng khơng liên quan đến Chính phủ, khơng phải là cơng cụ ràng buộc và do đó, việc
chấp nhận các nguyên tắc này phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận của các bên khi
soạn thảo và ký kết hợp đồng. PICC được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng thương
mại quốc tế trong khi phạm vi áp dụng của CISG chỉ giới hạn trong các hợp đồng
thương mại quốc tế mua bán hàng hóa. Sự khác biệt quan trọng giữa PICC và CISG là
sự ràng buộc trong việc áp dụng, CISG có thể được coi là một công cụ ràng buộc quan
trọng trong lĩnh vực luật thương mại xuyên quốc gia và có hiệu lực pháp lý cao hơn so
với luật quốc gia, trong khi PICC không phải là điều khoản bắt buộc, không gắn liền
với luật quốc gia. Mặt khác, CISG có khá nhiều vấn đề pháp lý chưa được quy định,
khi đó luật quốc gia thành viên sẽ là luật áp dụng bổ sung cho những vấn đề CISG
khơng điều chỉnh. Cịn với PICC, các bên hồn tồn có thể thỏa thuận áp dụng PICC
là nguồn luật chính để điều chỉnh hợp đồng hoặc một nguồn luật bổ sung, giải thích
cho luật điều chỉnh hợp đồng.


9


2. Áp dụng PICC để bổ sung, giải thích cho CISG
Không thể phủ nhận, CISG là một nền tảng pháp luật tương đối thành cơng. Theo
một thống kê, có ít nhất 3000 vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trong đó tịa án và trọng tài áp dụng CISG để giải quyết. Tuy nhiên, bên cạnh sự thành
công, các luật gia thế giới cho rằng hiện nay CISG đang có nhiều lỗ hổng pháp lý.
Theo đó, vì theo đuổi sự hài hịa giữa các hệ thống luật trên thế giới, rất nhiều vấn đề
pháp lý không được CISG quy định hoặc có quy định nhưng khơng cụ thể. Và để giải
quyết vấn đề trên tại khoản 2 Điều 7 của CISG quy định rằng:

“Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà
khơng quy định thẳng trong Cơng ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo
các nguyên tắc chung mà từ đó Cơng ước được hình thành hoặc nếu
khơng có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy
phạm của tư pháp quốc tế.”3

Chẳng hạn, về các vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại, trong trường
hợp một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có dấu hiệu bị vi phạm, cần các biện
pháp khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, CISG chỉ quy định một khung pháp lý cơ bản về
bồi thường thiệt hại, theo đó, về phạm vi thiệt hại được đền bù, CISG chỉ quy định là
“những thiệt hại không vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán hoặc
bắt buộc phải dự đoán được…”, trong khi đó, PICC lại có những quy định cụ thể về
vấn đề trên, cụ thể, tại Điều 7.4.2 quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, bao gồm cả
những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ
(những thương tổn về thể chất, tinh thần). CISG khơng có quy định cụ thể về loại thiệt
hại này. Bên cạnh đó, tại Điều 5 của Cơng ước cịn quy định loại trừ việc áp dụng
Công ước cho những thiệt hại do người chết hoặc bị thương.

Hay về đơn vị tiền tệ để xác định chi phí bồi thường thiệt hại, CISG khơng có điều
khoản quy định về đồng tiền dùng để xác định chi phí trên, tuy nhiên, trong PICC có
điều 7.4.12 quy định về đồng tiền thanh toán thiệt hại như sau:
3 Khoản 2 Điều 7 CISG

10


“Thiệt hại được tính bằng đồng tiền quy định trong điều khoản về nghĩa
vụ thanh toán, hoặc bằng đồng tiền tại nơi thiệt hại phát sinh tùy theo
đồng tiền nào thích hợp nhất”. 4
Qua đó, có thể thấy, về các vấn đề xoay quanh đến vấn đề bồi thường thiệt hại,
CISG chỉ quy định khung pháp lý cơ bản để nhận định và giải quyết. Vấn đề về bồi
thường thiệt hại là một vấn đề pháp lý quan trọng, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích của một bên. Thế nên, việc Công ước không quy định một cách cụ
thể đã gây khó khăn nhất định đối với bên bị thiệt hại và cả Tòa án hay Trọng tài quốc
tế khi giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh. Do đó, đối với các vấn đề pháp lý mà
CISG chưa quy định cụ thể, dựa trên khoản 2 Điều 7 của Công ước, các bên và cả Tịa
án hay Trọng tài quốc tế có thể viện dẫn các nguyên tắc chung mà Công ước dựa trên
hoặc các quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế. Về cách giải quyết này, một trong
những nhà sáng lập Công ước giải thích như sau: “việc vi phạm hợp đồng có thể xảy
ra trong nhiều trường hợp, rất khó để xác định cụ thể tất cả các trường hợp, do đó,
khơng có luật nào có thể quy định chi tiết để đo lường thiệt hại trong tất cả các
trường hợp có thể xảy ra”5. Điều mà các điều khoản của CISG cố gắng thực hiện là
nêu các nguyên tắc cơ bản để khắc phục thiệt hại, cưỡng chế việc thực hiện bồi
thường khi vi phạm xảy ra.
Theo đánh giá của nhiều luật gia trên thế giới, việc CISG quy định một điều khoản
mở như vậy là để Cơng ước có thể tùy thời thích ứng với sự thay đổi của xã hội, bằng
việc áp dụng các nguyên tắc chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thế nhưng,
điều này cũng đồng thời gây trở ngại đối với chính các bên trong quan hệ hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế chịu sự điều chỉnh của CISG. Không những vậy, nếu có
tranh chấp xảy ra, với những điều khoản mở, những vấn đề mà Cơng ước cịn bỏ ngỏ,
chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể sẽ gây khó khăn cho chính Tịa án, Trọng tài
quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp. Trong nhiều trường hợp, để khắc phục những
lỗ hổng pháp lý của CISG, các thương nhân đồng thời áp dụng luật quốc gia để bổ
sung cho những quy định cịn mơ hồ, chưa rõ ràng của Cơng ước. Tuy nhiên, việc thỏa
thuận lựa chọn luật của quốc gia nào được áp dụng tương đối khó khăn, vì mỗi bên
4 Điều 7.4.12 PICC
5 John Y. Gotanda, (2007), “Using the Unidroit Principles to Fill Gaps in the CISG”, Villanova University
Charles Widger School of Law, pp.2

11


đều quen thuộc với hệ thống pháp luật của quốc gia mình, rất khó để đi đến quyết định
thống nhất.
Do đó, hiện nay, nhiều ý kiến từ các luật gia trên thế giới cho rằng PICC có thể
được xem là nền tảng pháp lý bổ sung hợp lý cho CISG, điều này tốt hơn nhiều so với
việc sử dụng luật quốc gia vì PICC là một cơng cụ pháp lý quốc tế được soạn thảo vì
lợi ích của thương mại quốc tế, khơng bị ảnh hưởng bởi các chính phủ và không gây
ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với hệ thống pháp luật quốc gia. Hơn nữa, qua sự so
sánh, đối chiếu về vài điều khoản liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, có thể
thấy, PICC bao gồm các điều khoản chi tiết hơn những văn bản được tìm thấy trong
các hiệp định quốc tế. Việc sử dụng PICC như một phương tiện giải thích và bổ sung
các công cụ luật thống nhất quốc tế là đặc biệt phù hợp với CISG. Mặc dù phạm vi áp
dụng khác nhau, nhưng cả hai đều giải quyết những vấn đề giống nhau, liên quan đến
quá trình hình thành, giải thích, thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, các điều khoản
trong PICC được xây dựng tương đối chi tiết và toàn diện hơn, cho nên trong nhiều
trường hợp, PICC có thể cung cấp các giải pháp khắc phục những điều khoản mơ hồ,
chưa rõ ràng hoặc những lỗ hổng pháp lý trong CISG. Do đó, các luật gia thế giới đa

phần cho rằng các nguyên tắc trong PICC đặc biệt phù hợp để lấp đầy những khoảng
trống trong CISG, bởi vì chúng đưa ra các nguyên tắc chung của hợp đồng thương mại
quốc tế và việc áp dụng các nguyên tắc này sẽ bổ sung thêm Điều 7.1 của CISG bằng
cách giúp thống nhất luật hợp đồng quốc tế.
Đã có rất nhiều trường hợp, khi đối diện với những lỗ hổng pháp lý của CISG,
nhiều Tòa án và Trọng tài quốc tế đã áp dụng PICC như một nguồn luật để bổ sung,
giải thích cho sự mơ hồ, thiếu rõ ràng hoặc những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ của
CISG. Điều này theo nhận định của tác giả là hồn tồn hợp lý, bởi lẽ, mục tiêu chính
của các nguyên tắc PICC là thiết lập một khuôn thổ thống nhất cho các hợp đồng
thương mại quốc tế và đảm bảo rằng các hợp đồng thương mại quốc tế này có tính
thực tiễn, được giải thích và áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm khuyến khích
sự tuân thủ một cách thiện chí và cơng bằng trong các quan hệ hợp đồng quốc tế, hoàn
toàn phù hợp với những yêu cầu của CISG về những nguyên tắc quốc tế được quy

12


định tại khoản 2 Điều 7. Do đó, PICC có thể được sử dụng để lấp đầy những khoảng
trống pháp lý trong CISG.
Không những vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận áp dụng PICC như một
nguồn luật bổ sung cho CISG, mối lo ngại về sự xung đột giữa hai văn bản trên về cơ
bản là không thể xảy ra. Bởi lẽ, với vị trí là một nguồn luật bổ sung, nếu những điều
khoản trong PICC trái với CISG thì CISG được ưu tiên áp dụng, PICC chỉ có thể giải
thích, bổ sung, làm rõ những vấn đề chưa được quy định cụ thể trong CISG. Do vậy,
việc kết hợp áp dụng PICC với các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG sẽ
đem đến cho các bên trong quan hệ hợp đồng rất nhiều lợi ích về mặt pháp lý.

13



KẾT LUẬN

Tính đến hiện tại, có thể kết luận rằng: PICC và CISG đều là những bộ quy tắc
thương mại quốc tế thành cơng với những đặc tính riêng biệt. Mặc dù có nhiều điểm
khác biệt, nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận mối quan hệ hài hòa giữa PICC và
CISG. PICC là một bộ nguyên tắc với các điều khoản rất cụ thể, chặt chẽ, trình bày rõ
ràng, khơng bao gồm các nguyên tắc mơ hồ hoặc hướng dẫn chung. Thế nên, trong
nhiều trường hợp, PICC có thể cung cấp các giải pháp hữu ích cho những mơ hồ hoặc
lỗ hổng của CISG, đồng thời, giải thích và bổ sung thêm các điều khoản của hợp đồng
thương mại quốc tế. Do vậy, với sự kết hợp của PICC và CISG, sẽ đồng thời tạo ra
hành lang pháp lý vững chắc cho các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, cũng
như giúp cơng tác giải quyết của Tịa án hay Trọng tài quốc tế trở nên dễ dàng hơn,
xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, thống nhất, hướng đến sự hài hòa giữa
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo điều kiện để thương mại quốc tế
ngày một phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brödermann, E. (2020). Bridge over Troubled Waters for International
Commercial Contracts--The UNIDROIT Principles 2016, An Overview from a
Long Time User. Tulane Journal of International & Comparative Law, 28(2),
224.
14


2. Bản dịch “Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(Cơng ước Viên 1980)”, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
/>3. John Y. Gotanda, (2007), “Using the Unidroit Principles to Fill Gaps in the
CISG”, Villanova University Charles Widger School of Law
/>article=1089&context=wps

4. Komarov, A. (2017). Contract interpretation and gap filling from the prospect

of

the

UNIDROIT

Principles.

Uniform

Law

Review,

22(1),

44.

/>5. Global Law Experts, (2020), “Applying Unidroit Principles to Regulate
International Commercial Contracts”
6. Lawpath, (2019), “CISG and UNIDROIT: What You Should Know About
Selling Overseas”
7. Lucia Carvalhal Sica, (2006), “Gap-filling in the CISG: May The Unidroit
Principles supplement the gaps in the CISG?”
8. Marta Requejo, (2016), “Applying UNIDROIT Principles in International
Arbitration: An exercise in conflict”, Conflict to Laws.net
9. Unidroit Principles 2016


15



×