Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.14 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Với mục tiêu đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo ở bậc đại học,
hướng đào tạo lý luận ở nhà trường với thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước,
từ năm học 2002 – 2003 Đại học Kinh Tế Quốc Dân chủ trương khuyến khích
thực tập của sinh viên năm thứ tư chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thực tập
tổng và giai đoạn thực tập chuyên đề. Hưởng ứng chủ trương đúng đắn này của
nhà trường, chuyên ngành kinh tế và quản lý Tài nguyên Môi trường của khoa
Kinh tế - Quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị đã triển khai ngay từ đầu
năm học. Trong nội dung và chương trình thực tập tổng hợp tuần cuối được sử
dụng cho việc đi nghiên cứu thực tế ở Quảng Ninh nhằm mục đích :
- Củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức đã được học ở trường.
- Khi về trường tiếp tục tăng cường bổ sung các kiến thức cho các môn học
chuyên ngành đảm bảo tính hiệu quả của môn học như: Kinh tế vùng, Hạch toán
môi trường, Phân tích chi-phí lợi ích, Du lịch sinh thái,…
- Làm quen với việc thu thập số liệu, điều tra thực tế, xử lý số liệu,…
- Trên cơ sở viết báo cáo thu hoạch sinh viên có dịp vận dụng kiến thức đã học
để lý giải một số vấn đề cụ thể như: khai thác tài nguyên hiệu quả và hợp lý,cơ
chế quản lý môi trường của địa phương,….
Như thông lệ, năm nay Khoa tiếp tục tổ chức đợt thực tế tại Quảng Ninh
cho sinh viên lớp KT-QL Tài nguyên Môi trường 46. Dưới sự hướng dẫn tận
tình của các giáo viên (của khoa KT-QL Tài nguyên Môi trường & Đô thị), các
cán bộ của các cơ quan nơi đoàn đến tham quan và tìm hiểu; cùng với sự tìm
hiểu và ghi chép cẩm thận tôi đã hoàn thành đợt nghiên cứu thực địa này. Và kết
quả của đợt thực tế này, không chỉ là những thông tin, kiến thức trong bản báo
cáo thực địa dưới đây mà còn rất nhiều thông tin, kiến thức, kinh nghiệm khác
tôi đã thu thập được trong quá trình làm việc; bởi không thể đưa ra hết những
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kiến thức, thông tin, số liệu có được sau chuyến đi trong bản báo cáo này. Bản
báo cáo này tập trung vào vấn đề :


Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao
động,…) và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh. Theo bạn phát triển
kinh tế của Quảng Ninh trong thời gian qua đã phát huy được thế mạnh về
nguồn lực của địa phương như thế nào?
Trả lời cho vấn đề này bản báo cáo bao gồm các nội dung chính như sau:
I. Các nguồn lực của tỉnh Quảng Ninh
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
1.2. Điều kiện tự nhiên
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Đất đai
2.2. Rừng và Sinh vật
2.3. Khoáng sản
3. Dân cư và lao động
II. Hoạt động kinh tế - Mối quan hệ giữa các nguồn lực với hoạt động
kinh tế. Và việc phát huy thế mạnh các nguồn lực cho phát triển của
tỉnh Quảng Ninh
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. Các nguồn lực của tỉnh Quảng Ninh
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có
mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát
triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả
vùng Bắc Bộ. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 106 – 108
o
kinh độ đông,
20
o

40’21” vĩ độ bắc; Đông Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài khoảng
132,8 km, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía Tây
Nam giáp thành phố Hải Dương, phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và Hải Dương.
1.2. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa hình
Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và
ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần 3.000 km
2
,
chiếm 41%; vùng hải đảo 619 km
2
, khoảng 10,0%.
Chạy dọc vùng núi phía bắc là cánh cung bình phong Đông Triều – Bình
Liêu nối liền với dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), có độ cao trung bình trên
500m, trong đó có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m như Yên Tử (Uông Bí,
1.068 m), Am Vát (Hoành Bồ, 1.094 m), Cao Xiêm (Bình Liêu 1.330 m), Nam
Châu Lãnh (Hải Hà, 1.506 m). Từ cánh cung phía bắc, độ cao thấp dần về phía
nam rồi đổ ra biển hình thành hệ thống hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ
trên biển tạo nên cảnh quan non nước đa dạng.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung
bình trong năm từ 21 – 23
o
C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm
trung bình 82 – 85%. Do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh nhìn chung mát
mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt
động kinh tế khác.

Thuỷ văn
Do đặc điểm địa hình, các sông ở Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc,
có tính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của
thuỷ triều. Các sông này vừa mang tính chất của sông miền núi vừa mang tính
chất của sông ven biển.Các sông suối của Quảng Ninh chia thành 3 hệ thống
sông:
- Các sông đổ ra sông Bạch Đằng, bắt nguồn từ khu vực sườn Nam của vùng đồi
núi thuộc dãy Yên Tử như sông: Đá Bạc, Sinh, Uông, Kinh Thầy.
- Hệ thống sông đổ ra cửa Lục - Vịnh Hạ Long, từ vùng núi Hoành Bồ như
sông: Thác Cát, Diễn Vọng, Khe Hổ, Vũ Oai, Trới, Yên Lập,…
- Hệ thống sông Tiên Yên – Móng Cái gồm một số sông lớn của tỉnh như sông:
Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hà Cối,….
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Đất đai
Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất
nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có
thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn
quả.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đất đai của Quảng Ninh có đặc tính chung là giàu ôxit sắt, tầng mùn
mỏng, ít các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất
feralit vàng đỏ và feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi, núi thấp.
Ngoài ra còn có đất phù sa cổ (diện tích 40.105 ha), đất mặn ven biển (diện tích
50.900 ha), đất cát và cồn cát ven biển (diện tích 6.087 ha), và đất vùng đồi núi
đá vôi ở các đảo, quần đảo (diện tích 46.627 ha).
2.2. Rừng và Sinh vật
Rừng Quảng Ninh phân bố ở những nơi địa hình thấp, dễ khai thác, nhưng
do khí hậu lạnh và khô nên khả năng phục hồi chậm. Rừng ngyên sinh hầu như
không còn, chủ yếu là rừng thứ sinh. Độ che phủ rừng hiện nay là khoảng 30%.

Rừng để sản xuất , kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo)
với tổng trữ lượng 4,8 triệu m
3
không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản
hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chưa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các
vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân
dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phương.
Ở các đảo và quần đảo, rừng già còn được bảo tồn, như ở đảo Bà Mun có
rừng nguyên sinh chạy dài trên 20km, rộng 1,5km với hai tầng thực vật cao thấp.
Tầng nguyên sinh là các loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sến, táu,…Tầng thứ
sinh có nhiều cây thuốc quý như tam thất, hoàng đằng, gia bì,…
Động vật rừng có một số loài từ Trung Quốc sang như loài gậm nhấm, loài
ăn thịt, loài có guốc, loài linh trưởng,…Vùng ven biển có các loài động vật nước
mặn, nước lợ phong phú. Động vật trên cạn thì nghèo nàn, nhưng động vật dưới
nước thì lại rất phong phú. Quảng Ninh có trên 1.000 loài cá (730 loài đã được
định tên), các loại sò huyết, ngao, hến, bào ngư, hải sâm, mực, tôm he, tôm hùm,
……
5

×