Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài thảo luận
:
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỈ GIÁ VỚI CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO vào năm 2006 . Từ đó cho
đến này , Việt Nam đang dần gỡ bỏ những rào cản Thương Mại để phù hợp với nền kinh tế hội
nhập và đảm bảo những mục tiêu Kinh tế vĩ mô của chính phủ. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù
kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ
có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng
thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Vì thế làm sao để có được
cơ chế và chính sách hợp lí để điều hành tỷ giá là điều hết sức quan trọng . Đặc biệt , cơ chế và
những chính sách này là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp lên cán cân thương mại Việt
Nam . Trong những năm gần đây , nhờ có sự đổi mới tích cực để trở nên linh hoạt và theo sát
hơn với tình hình kinh tế trong nước và ngoài nước , nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều
thành công đáng khích lệ nhất là những tác động tích cực của tỷ giá lên cán cân thương mại . Tuy
nhiên , bên cạnh những thành công đạt được , Việt Nam vẫn còn đang gặp khó khăn tong cạnh
tranh thương mại cũng như phải đối mặt với căn bệnh “ nhập siêu” vốn đã gây rất nhiều tranh cãi
. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của căn bệnh này phần lớn phụ thuộc vào việc điểu chỉnh tỷ
giá chưa thực sự hợp lí .Bài thảo luận này đi sâu vào việc phân tích những tác động của tỷ giá
hối đoái tác động lên cán cân thương mại ; phản ánh cơ chế , chính sách điều hàng tỷ giá của Việt
Nam trong . Qua đó đưa ra một vài những giải pháp góp ý liên quan nhằm cải thiện và phát triển
nền kinh tế đất nước .
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 1
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Bài thảo luận được chia thành các nội dung chính như sau :
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VỚI CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỈ
GIÁ ĐỐI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .
CHƯƠNG 3 : NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM .
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 2
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Chương I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VỚI
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.
1. Tỷ giá hối đoái
1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành
phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của
nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ các nước, các quốc
gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái.
Theo quan điểm kinh tế học , tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia
này được biểu diễn qua số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian
và không gian cụ thể .
Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan
giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập
khẩu hàng hóa, đầu tư, giao dịch tài chính quốc tế… Hoặc tỷ giá là giá cả của
một đồng tiền được biểu thị bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác.
Bảng 1.1 Tỷ giá của một số ngoại tệ ngày 28/03/2010
Mã NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Bán tiền mặt
USD US DOLLAR 19,050.00 19,100.00
EUR EURO 25,122.90 25,198.50
JPY JAPANESE YEN 201.41 207.48
( Theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank)
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so
sánh giá cả của các hàng hóa và dịch sản xuất trên các nước khác nhau . Giá cả hàng xuất
khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết được tỷ giá hối
đoái giữa đồng tiền hai nước . "Khi đồng tiền của một nước mất giá , người nước ngoài
nhận ra rằng , giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi , và người dân trong nước nhận thấy
hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại : người nước ngoài sẽ
phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này , và người dân sẽ phải trả ít hơn cho hàng
hóa của nước ngoài” . Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết
chính sách khuyến khích xuât khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước .
Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ nó là
mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới . Chính điều này sẽ sẽ tạo
điều kiện cho việc duy trì , mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 3
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
quốc tế , giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới
ngày càng mạnh mẽ hơn .
1.2. Những nhân tố tác động lên tỉ giá
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ
là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ
giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông
thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá
hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức
tỷ giá giảm. ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không
có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Ta có thể hình dung cơ chế hình thành tỷ giá được hiểu
thị rừ khi cú sự khỏc nhau về cung và cầu ngoại tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại
tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó
có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá
ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người
không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị
trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua
đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng.
Chúng ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi. Có rất nhiều nhân tố
tác động gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế khác nhau.
• Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cấn cân thương mại của một
nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền
kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công
việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá
dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ
tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các
nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị
trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của
hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá
hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu
của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư
thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội
tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 4
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
• Đầu tư ra nước ngoài, cú ảnh hưởng tới tủ giỏ hối đoỏi cư dân trong nước dùng
tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành
lập các doang nghiệp ) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu ). Những
nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ.
Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối
đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ
chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra
nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một
nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ
hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm
trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu
hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất.
Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có
môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ,
nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và
sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
• Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua
đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt
hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên
thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang
dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá
hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu
hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối
đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng
tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên
thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm
giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái
tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ
phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ
lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá
hối đoái tăng.
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 5
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
• Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái
đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức
kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt
động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào
tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ
vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái
sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay
trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các
chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ
và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.
Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ
mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. Việc
tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể. Các nhân tố trên
không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến tỷ giá
hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng.
1.3. Chế độ tỉ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỉ giá hối đoái trong đó giá trị của một
đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ , hay với
một thước đo giá trị khác nhau , như vàng chẳng hạn . Khi giá trị tham khảo tăng
hoặc giảm , thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm . Đồng tiền sử dụng
chế độ tỉ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định . Trong cơ chế tỉ giá hối đoái cố
định , chính phủ , bằng các chính sách tài chính tiền tệ sẽ cố hay neo tỷ giá lại ở một
giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường tránh những biến động bất ngờ gây khó
khăn cho nền kinh tế hay để hộ trợ một quan điểm phát triển nào đó chẳng hạn định
giá thấp để hộ trợ chính sách phát triển hướng về xuất khẩu .
Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương phải đủ mạnh để có
thể can thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá . Một số ý kiến của các chuyên gia
cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc đồng tiền thể hiện giá trị thị trường
thực và làm méo mó các tín hiệu và thông tin để thị trường điều chỉnh đúng hướng .
Cơ chế này không khuyến khích doanh nghiệp tự hào bảo vệ mình trước những rủi ro
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 6
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
độ nhạy cảm giao dịch đối với tỉ giá do không có bất ổn tỷ giá , từ đó làm trì trệ sự
phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến động giá
trị tiền tệ . Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc
gia này sang quốc gia khác.
- Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ
giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ . Theo
cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lí rủi ro giao
động tỷ giá .
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi , tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ , chính phủ
không can thiệp vào thị trường ngoại hối . Trong cơ chế này , khi tỷ giá hối đoái tăng
thì đồng thời nội tệ giảm giá và ngược lại . Đồng tiền của quốc gia có lạn phát cao
hơn sẽ giảm giá . Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng
trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia Thương mại
quốc tế.
- Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi
và cố định . Trong thực tế có rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do
quá bất ổn .
Trong cơ chế thả nổi có quản lý , ngân hàng trung ương sẽ công bố một mức tỷ giá
nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo từng thay đổi trong cán cân thanh toán , dự
trữ ngoại hối quốc gia , sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức .
Ngoài ra , tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của ngân hàng trung ương
nhằm phục vụ cho các mục tiêu của đã được định trước . Ví dụ : Mục tiêu hộ trợ xuất
khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát Ở đây , tỷ giá được điều tiết theo
quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt quá giới hạn được cho phép , có khả
năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế , chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối
và các chính sách kinh tế khác để can thiệp .
2. Cán cân thương mại
2.1. Khái niệm cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu
và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc
năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức
chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 7
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch
đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng
dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại . Tuy
nhiên , lưu ý các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng , thặng dư/thâm hụt
thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn trong cách xây dựng bằng biểu
cán cân thanh toán quốc tế bởi nó bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ .
2.2. Các trạng thái của cán cân thương mại
- Thặng dư cán cân thương mại là khi các khoản thu từ xuất khẩu lớn hơn các khoản
chi cho nhập khẩu . Trạng tháu này thường được coi là có lợi cho nền kinh tế vì nền
kinh tế nội địa nhận được thanh toán ròng từ nước ngoài , đãn đến sự gia tăng của
tổng thu nhập đặc biệt là tiêu dùng , tiết kiệm , đầu tư và doanh thu thuế
- Thâm hụt cán cân thương mại xảy ra khi giá trị nhập khẩu của nền kinh tế vượt
qua giá trị xuất khẩu hay xuất khẩu ròng âm. Đây thường được coi là trạng thái không
có lợi vì nó có nghĩa là nên kinh tế nội địa phải thanh toán ròng cho khu vực nước
ngoài , đãn tới sự suy giảm tổng thu nhập và các thước đo khác trong nền kinh tế .
- Cân bằng cán cân thương mại là trạng thái của cán cân thương mại khi gía trị xuất
khẩu bằng nhập khẩu .
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
- Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP): Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm
phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa .Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản
ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài.Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu
có xu hướng tăng. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu
biên (MPZ). MPZ là phần của GDP tăng thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.
- Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn.
Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên
(MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.
Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị
trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 8
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
- Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất
khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản
lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người
ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
- Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá
tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá
của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn
trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ
giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn
đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất
khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ: Một đôi
giày thể thao có giá 150.000VND và một đôi giày tương đương của Trung quốc có giá 60
CNY ( Nhân dân tệ ) . Với tỉ giá hối đoái là 2.000VND = 1CNY thì đôi giày của Trung quốc
được bán với giá 120.000VND trong khi giày của Việt Nam là 150.000VND . Khi đó nhập
khẩu giày từ Trung Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn . Nhưng khi tiền VN mất giá , tỷ giá là
2.800VND=1CTY thì giày của Trung quốc lại có giá là 168.000VND kém lợi thế cạnh tranh
so với giày Việt Nam .
2.4. Vai trò của cán cân thương mại
- Thứ nhất , cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền
tệ của một quốc gia , cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội thệ so
với đồng ngoại tế .
- Thứ hai , cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
của một quốc gia.
- Thứ ba , tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai,
do đó có ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là ảnh hưởng quan trọng nhất của
cán cân thương mại đến nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có thể đưa ra các chính
sách để điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thứ tư cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế : X-M
= (S – I) + (T – G). Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia
chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm ít hơn đầu tư và ngược lại.
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 9
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại với nền kinh tế nên các nhà kinh tế và
quản lý luôn tìm các dự báo những cơ hội cũng như thạc thức để có thể đề ra những giải
pháp thiết thực cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong thời gian tới , từ đó điều tiết vĩ mô
một cách tốt nhất.
3. Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại
Tỷ giá hối đoái là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hóa
ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế . Sự thay đổi trong cán cân thương
mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế
vĩ mô
Như chúng ta đã biết tổng cầu trong điều kiện nền kinh tế mở bằng :
AD = C +I + G + NX
Vậy khi NX tăng tổng cầu sẽ tăng lên và sản lương cân bằng cũng sẽ tăng lên và ngược
lại . Như vậy , sự thay đổi tỉ giá hối đoái danh nghĩa và tỉ giá hối đoái thực tế sẽ tác động
đến cân bằng cán cân thương mại ( hay xuất khẩu ròng ) , do đó tác động đến sản lượng,
việc làm, giá cả.
Mở rộng tác động của tỉ giá hối đoái với cán cân thanh toán . Ở đây có mối quan hệ giữa
lãi xuất và tỉ giá hối đoái. Khi lã suất tăng lên , dồng tiền nội địa trở nên có giá trị hơn , tỉ
giá hối đoái của đồng tiền nội địa do đó cũng tăng lên trong điều kiện tư bản vận động
một các tự do , tư bản nước ngoài sẽ tràn vào thị thường trong nước , giả định cán cân
thương mại là cân bằng thì cán cân thanh toán sẽ thâm hụt .
Như vậy , tỉ giá hối đoái là một biến số rất quan trọng , tác động đến sự cân bằng của cán
cân thương mại và cán cân thanh toán , do đó tác động đến sản lượng , việc làm , cũng
như cân bằng của nền kinh tế nói chung . Chính vì vậy , một số nước trên thế giới vẫn
còn duy trì chế động tỉ giá hối đoái cố định , còn phần lớn các nước theo đuổi chính sách
tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí nhằm giữ cho tyt giá hối đoái chỉ biến động trong một
phạm vi nhất định , để ổn định và phát triển kinh tế .
Chương II : THỰC TRẠNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Thực trạng và nhận định về tỷ giá hối đoái ở nước ta
Tiếp tục những bước quản lý từ 1999, sang năm 2000, ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn
duy trì mức biên độ dao động được phép trong khoảng 1%. Tuy nhiên đến tháng 3/2008 ,
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nên nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 10
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
hưởng, tỷ giá bán ra niêm yết tại các ngân hàng thương mại luôn ở mức trần. Đến tháng
3/2008 nhà nước quyết định tăng biên độ giao động được phép từ 1% lên 3% . Tuy nhiên
động thái này của chính phủ chỉ giúp thị trường ngoại tệ tại các ngân hàng bớt căng
thẳng. Đến tháng 3/2009 , thêm một lần nữa biên độ giao động lại được điều chỉnh tăng
thêm 2% lên mức 5% kèm theo đó , tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng được điều
chỉnh tăng 3,4% . Điều này làm cho nhập siêu của Viêt Nam tăng cao trong năm 2007-
2008 dẫn đến như cầu ngoại tệ cho nhâp khẩu căng thẳng. Thêm vào đó , để giải quyết
vấn đề ngoại tệ trước mắt cho nhập khẩu đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vay bằng ngoại
tê để bán lại cho Ngân hàng lấy VND để thu mua hàng hóa trong nước , khi các khe ước
này vay đến hạn trả nợ sẽ tạo sức ép lên thị trường ngoại tệ.
Trong 5 năm từ 2001 đến 2005 , khi Việt Nam chưa là thành viên chính thức của WTO ,
tỷ giá VND được duy trì ở mức tương đối ổn định , theo đó kim ngạch xuất khẩu cũng
được duy trì ở mức tăng đều tuy nhiên cán cân thương mại vẫn bị thâm hụt từ 4 đến 5 tỷ
USD. Mức thâm hut này phản ánh đúng nhu cầu và phù hợp với thực trạng phát triển nền
kinh tế ở nước ta . Tuy nhiên , sau năm 2005 , đặc biệt là năm 2006 và bước sang 2007 ,
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam ngày càng nhảy vọt . Điều này được lý giải là do mở
cửa nền kinh tế , hàng năm nhập khẩu ồ ạt vào nước ta trong khi hàng xuất khẩu vẫn chưa
tìm được ra bước nhảy . Thâm hụt cán cân thương mại ở mức kỉ lục , tăng 195,42% so
với năm 2006 . Tình hình này làm cho lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị giảm sút
nghiêm trọng . Sang năm 2009, chính phủ 2 lần điều chỉnh tỉ giá liên ngân hàng và đến
cuối năm 2010. Đồng VND bị giảm gia liên tục 8,3% năm 2009 và 7,3% năm 2010.
Như vậy từ khi Việt Nam gia nhập WTO , nền kinh tế nước ta nói chung và tình hình
nhập khẩu của nước ta nói riêng có những bước chuyển hướng quan trọng . Tỷ giá hối
đoái thể hiện vai trò là một trong những công cụ cần thiết để Việt Nam hoàn thành chỉ
tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể . Tuy nhiên , do những khó khăn về cơ
cấu xuất nhập khẩu cũng như lượng dư trữ ngoại tệ của Việt Nam rất hạn chế nên trong
thời gian qua , chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ở định
kinh tế vĩ mô . Đảm bảo mục tiêu tăng trường GDP , góp phần hạn chế lạm phát chứ chưa
đảm nhận vai trò là một công cụ xuất nhập khẩu.
Tỉ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của một quốc gia.
Diễn biến của TGHĐ giữa USD và EUR , giữ USD với JPY cũng như sự biến động tỷ giá
giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy tỷ giá hối đoái luôn là vấn đề thời sự rất
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 11
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chi tác động đến xuất nhập khẩu , cán cân thương
mại , nợ quốc giá , thu hút đầu tư trực tiếp gián tiếp , mà còn cảnh hưởng không nhỏ đến
niềm tin của dân chúng.
Khi TGHĐ biến động theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
thực hiện nhiều giải pháp nhứ : nới rộng biên độ , hạ biên độ , đồng thời với việc điều
chỉnh tăng tỉ giá liên ngân hàng lên hơn 2% và giữ nguyên biên độ . Với những giải pháp
này thị trường ngoại tệ ,thị trường vàng đã từng bước được bình ổn, tỷ giá chính thức so
với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp , từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn
trong xã hội.
Trong thời gian tới , TGHĐ biến động theo hướng nào là điều không dễ dự đoán. Sự biến
động của tỷ giá sẽ khó lường , bỏi nhiều nhân tố tác động như : nhập siêu lớn trong trung
hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao(trên dưới 6%/GDP) ; giá vàng trong nước và thế
giới luôn tăng mạnh ( do khủng hoảng chi tiêu công lại một số quốc gia Châu Âu , Châu
Mỹ ) ; nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riếng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao
do khách hàng vay vốn đến hạn trả ngân hàng ; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của
các nhà đầu tư nước ngoài ; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh , khó có khả năng
ngăn chặn , nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao ; do thực hiện chính sách đồng tiền
mạnh hay yêu của một số quốc gia trong khu vực như vậy sẽ có nhiều vấn đề đặt ra với
tỉ giá hối đoái
2. Thực trạng và nhận định về cán cân Thương mại ở nước ta
Hiệp định Việt-Mỹ được ký kết vào năm 2000 và có hiệu lục vào cuối năm 2001 tạo nên
sư gia tăng đáng kể giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam so với giai đoạn trước đó . Tuy
nhiên ,tốc độ tăng trưởng cũng không ổn định. Sau 4 năm gia nhập tổ chức WTO hoạt
động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng
có nhiều thuận lơi .
Năm 2007 , kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bỏi nhwuxng biến động lớn về giá
hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,4 tỷ USD tăng 21,25% so với năm 2006 và
vượt 15,5% so với kế hoạch . Mặc dù đã là thành viên chính thức của WTO nhưng xuất
khẩu trong những tháng đầu năm chưa đạt được mức tăng trưởng tương xứng so với tiềm
năng và cơ hội mang lại. Trong những năm gần đây, diễn biến xuất nhập khẩu của Việt
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 12
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Nam chịu tác động quá nhanh và mạnh mẽ từ việc gia nhập WTO. Mặc dù kim ngạch
xuất khẩu có mức tăng trướng khá nhanh nhưng vẫn không thể bì kịp với tốc độ tăng
trường nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ , đã làm hàng hóa nước
ngoài tràn vào Việt Nam trong khi để tăng tốc độ xuất khẩu không phải là việc đơn giản
mà đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Sự gia tăng nhập khẩu tác nhân của nhiều nguyên
nhân khác như nhu cầu của kinh tế Chính hoàn cành này đã đẩy cán cân Thương mại
Việt Nam vào tình tế ngày càng thâm hụt , lên tới 13,67% so với GDP vào năm 2008.
Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 2007 đến nay là thâm hụt, đặc biệt từ
năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giời , mức thâm hụt đặt mức
kỷ lục 10,79 tỷ USD chiếm 11,9% GDP . Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân
vãng lai là tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại. Nguyên nhân của việt thâm hụt
cán cân thương Mại không phải do xuất khẩu giảm mà do nhập khẩu tăng quá nhanh kỷ
lục là năm 2011 với 97,4 tỷ USD. Tương tự , kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh
chóng nhưng nhìn chung cho mấy năm gần đây thì kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội
hơn dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt.
Về mặt xuất khẩu , cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn dựa
chủ yếu vào các sản phẩm thô . Mặc dù xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế có giảm đi,
xuất khẩu nhóm hàng chế biến tăng lên nhưng tạo ra giá trị tăng có giá trị thấp và tỉ trọng
thấp so với các nước láng giềng . Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều
vào một nhóm nhỏ quốc gia gồm EU , ASEAN , NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC, MỸ .
Đến năm 2011 , mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào 5 thị trường lớn trên đã tăng 71,03% . Việc tập trung vào
một số thị trường làm xuất khẩu của Việt Nam rất dễ bị rủi ro khi có biến động bất lợi từ
các thị trường này. Trong những tháng cuối của năm 2008 và đầu năm 2009 , xuất khẩu
Việt Nam đã trải qua một thời khi lao đao khi các nước và khu vực trên thu hẹp nhập
khẩu do khủng hoảng tài chính và duy thoái kinh tế .
Chương III : NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 13
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
1. Những kinh ngiệm được rút ra trong thời gian qua
- Cần có phản ứng chính sách linh hoạt về tỷ giá trong những tình huống
cụ thể và cần có định hướng rõ ràng về tỷ giá trong dài hạn làm căn cứ cho các
điều chỉnh ngắn hạn. Do đó, cần có cơ chế giám sát và theo dõi chặt chẽ sự biến
động của tỷ giá cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để nhận dạng
xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái đặc biệt giữa các đồng tiền đại diện cho
các trung tâm kinh tế lớn và toàn cầu như đồng đô la, đồng EUR …
- Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách.
Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả
trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi
chính sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có
thay đổi trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không
có hiệu quả. Trong sự phối hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, việc điều
chỉnh theo hướng thay đổi tỷ giá không mang tính chất cứng nhắc mà được xem
như là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.
- Phải duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với c hiến lược phát
triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. Một chính sách tỷ giá hối đoái
được coi là phù hợp bao gồm:
18
+ Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong
việc phá giá tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá
hối đoái. Nhờ sự nhạy bén của các công cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung
Quốc đã đạt được sự ổn định giá cả trong nước và cân bằng tài chính tiền tệ với
bên ngoài.
+ Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc
duy trì tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự phá giá hợp lý CNY đã tạo ra sự
phát triển tối ưu cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để
giảm bớt tác động ngược chiều. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường
xuyên, liên tục đảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ
giá. Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt
nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng
dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
+ Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ
mạnh. Tỷ giá cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ để tránh được
cú sốc trong nền kinh tế. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm
1997 cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng là trong
giai đoạn đó, các nước trong khu vực về cơ bản thực hiện chủ trương ổn định tỷ
giá so với USD. Ngoài ra, cần thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ
trước những tác động bên ngoài. Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho
thấy chính sự hoang mang của các nhà đầu tư đã dẫn đến sự rút vốn ồ ạt, gây nên
sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở các nước này.
2. Chính sách đi ều hành tỷ giá hướng tới cải thiện cán cân thương mại
Việt Nam trong thời gian tới
Chính sách tỷ giá cần đặt trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 14
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Nam, từ chính sách tài khóa, tiền tệ đến các tác động từ bên ngoài. Chính phủ cần
phối hợp đồng bộ các chính sách giá c ả, tiền tệ và tài khóa, tập trung cho dự báo
kinh tế, ph ản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.
Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh
của hàng hóa, hay bất c ứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá
thích hợp và một môi trường thuận lợi đ ể tỷ giá v ận động theo các quy luật kinh
tế để nó có thể phản ánh tín hiệu của thị trường. Vì v ậy, việc lựa chọn và hoàn
thiện cơ chế tỷ giá và có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối
là công việc chính phủ nên triển khai sớm.
Thứ nhất, v ấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá thích hợp không có một công
thức chung cho tất c ả các quốc gia. Xét trong điều kiện Việt Nam là nước có thu
nhập thấp, thị trường kém phát triển, và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
tài chính toàn c ầu v ẫn còn lớn nên thả nổi hoàn toàn tỷ giá là không thực tế. Tuy
nhiên, tỷ giá quá cố định, hay neo chặt vào USD có thể kết thúc bằng một cuộc
khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997). Vì v ậy, ở đâu đó giữ cố
định hay thả nổi v ẫn là lựa chọn hợp lý cho cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Cho nên,
v ấn đề cần đánh giá là giữa nồng độ th ả nổi và can thiệp cái nào đang trội hơn và
trong tương lai thì nên tăng tỷ trọng của cái nào.
Thứ hai, d o sự bất ổn ngày càng cao của thị trường tài chính, cho nên đ ối
v ới việc thực thi chính sách tỷ giá có thể NHNN sẽ nghiên v ề mục tiêu ổn định
giá cả hơn so v ới mục tiêu duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh c ủa hàng hóa.
Suy cho cùng, cơ chế tỷ giá chỉ thành công nếu nó góp phần tạo ra nền tảng kinh
tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cần thiết cho kinh tế phát triển chứ không nhất thiết chỉ
nhằm vào mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa
quốc nội.
Thứ ba, trong điều kiện cơ chế th ị trường chưa phát triển đầy đủ, th ả nổi
hoàn toàn tỷ giá, để giá cả tiền tệ do thị trường tự điều tiết, thật sự là một nhân tố
gây bất ổn rất lớn cho nền kinh tế.
T ại Việt Nam, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng
còn rất sơ khai. Vì lẽ đó, NHNN Việt Nam phải “tạo” ra một thị trường tiền tệ và
mang một trách nhiệm nặng nề trong việc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá. Tuy nhiên,
cũng đã đến lúc NHNN nên gi ảm bớt dần vi ệc ki ểm soát và thả nổi tỷ giá
thêm để nó vận hành ngày càng theo sát thị trƣờng. Bởi vì những nguyên
nhân sau:
- Cố đị nh tỷ giá làm tăng nguy cơ khủng hoảng ti ền tệ. Ổn định tỷ giá
không phải lúc nào cũng đ ồng nghĩa v ới ổn định kinh tế. Đồng nội tệ bị “ ổn
định” quá lâu, trong khi lạm phát trong nước tăng cao hơn đã làm cho ti ền đồng
ngày càng bị định giá cao, tỷ giá không phản ánh các quan điểm của thị trường.
Đến một lúc nào đó, nó có thể bị tấn công toàn diện bởi ho ạt đ ộng đầu cơ. Cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á cho một bài học kinh nghiệm quý giá v ề việc cố
định tỷ giá.
- Thả nổi thêm tỷ giá chính là để cho thị trường tham gia vào quá tình hình
thành tỷ giá mục tiêu, và cái neo “quản lý của NHNN” v ới sợi dây buộc dài hơn
giúp cho tỷ giá linh hoạt giao đ ộng nhiều hơn nhưng không thể chệch khỏi quá
xa tỷ giá trung tâm.
- Quản lý tỷ giá là nhằm bình ổn tỷ giá, tạo ra không gian rộng rãi hơn
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 15
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
cho tỷ giá có dịp thể hiện đúng bản chất và ho ạt đ ộng theo các quy luật kinh tế
v ốn có của nó và không can thiệp quá sâu vào các quy luật v ận động của thị
trường. NHNN nên tăng nồng độ thả nổi (chứ không phải là thả nổi hoàn toàn),
để th ị trường tham gia vào quá trình xác đ ịnh tỷ giá cân bằng.
- Vi ệc tăng nồng độ thả nổi tỷ giá nhằm tăng hi ệu l ực của chính sách tỷ
giá ti ền tệ. Tình hình kinh t ế thế giới đã có nhiều thay đổi so v ới trước đây, xu
hướng liên kết giữa các nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các tổ chức như khu v ực
mậu dịch tự do ASEAN, liên minh Châu Âu EU (v ới 27 nước thành viên từ năm
2007), tổ chức thương mại thế giới WTO… Và Việt Nam hiện tại là thành viên
của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn chắc chắn phải tuân thủ các quy định và
thông lệ quốc tế như giảm thuế quan, tự do thương mại, đ ầu tư… Nói chung,
kinh tế Việt Nam có đ ộ mở khá rộng nên việc kiểm soát v ốn rất là khó khăn.
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, đ ể cho chính sách tiền tệ độc lập hơn và dồn sức
cho kiểm soát lạm phát thì NHNN cần thả nổi hơn nữa tỷ giá hối đoái. T ỷ giá
linh ho ạt hơn s ẽ giảm bớt áp lực của NHNN trong v ấn đề đối phó v ới dòng v ốn
chảy vào hay chảy ra, giảm bớt nguy cơ xung đột chính sách theo ki ểu bộ ba bất
khả thi.
Tuy nhiên, vi ệc gi ảm giá ti ền đồng phải nên ti ến hành từ từ, phù hợp
trong từng giai đoạn cụ thể. Nó sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu đôi chút, bằng cách
làm giá các s ản phẩm xuất khẩu rẻ hơn. Động thái tích cực này sẽ giúp cải thiện
cán cân thương mại trong thời gian ngắn.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng Việt Nam cũng là một nước nhập khẩu rất
nhiều hàng hóa, đặc biệt các s ản phẩm hóa dầu, thép, nhựa, máy móc và giá c ủa
những hàng hóa này cũng sẽ giâ tăng, nhập khẩu của Việt Nam cũng s ẽ tăng
thêm. Vì v ậy, giải quyết v ấn đề mất cân đ ối cán cân thương mại có thể là v ấn đề
dài hạn, mất nhiều năm mới thực hiện được. Biên độ và tỷ giá tham chi ếu quan
trọng nhƣng không phải là yếu tố quyết đị nh hàng đầu trong đi ều hành tỷ
giá. Quan trọng nhất là phƣơng thức đi ều hành. Nhưng cách điều hành chính
sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước từ xưa đến nay hơi bảo thủ, c ứng nhắc.
Tóm lại, linh ho ạt tỷ giá nhằm giảm bớt sự xuất hiện của NHNN trên thị
trường, hạn chế sự can thiệp gây méo mó các chức năng cơ bản của thị trường,
giảm nguy cơ gây khủng hoảng tiền tệ.
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 16
Đề tài : Phân tích mối quan hệ giữa tỉ giá với cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Kinh tế vĩ mô – Nhóm 10 Trang 17