Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.71 KB, 24 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

TIỂU LUẬN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC, NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC
TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Ngành: Quản lý công

Họ và tên học viên: Lê Nguyễn Hiền Diệu
Mã số học viên: 911820060
Mã ngành: CH20QLC_HG9_2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hòa

TRÀ VINH, NĂM 2021
MỤC LỤC


2

I. ĐẶT VẤN ĐÊ.................................................................................................1
II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN.............................................................................3
2.1. Các khái niệm ..............................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số ....................................................................3
2.1.2. Khái niệm về quản trị Nhà nước...............................................................4
2.2. Thực trạng quản trị nhà nước trong chuyển đổi số hiện nay........................5
2.3. Đánh giá thực trạng......................................................................................10
2.4. Nguyên nhân ................................................................................................15
2.5. Đề xuất các giải pháp...................................................................................17
III. KẾT LUẬN .................................................................................................20


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................22

I. ĐẶT VẤN ĐÊ
Chuyển đổi số trong quản trị quốc gia hay nói cách khác là quản trị trong cơ
quan nhà nước đã và đang trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới.
Đối với Việt Nam, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng
đầu của Chính phủ trong cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0. Trên thực tế, Việt Nam
là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Chiến lược chuyển đổi
số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức chuyển đổi số song
hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Trong thời kỳ Cách mạng 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc
gia trên thế giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt
đầu dựa trên ứng dụng công nghệ số. Để thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi sang
kinh tế số, Nhà nước cũng phải đổi mới mơ hình và cách thức áp dụng công nghệ
số trong quản lý kinh tế.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động mạnh mẽ đến tồn cầu,
buộc Chính phủ, doanh nghiệp các nước trên thế giới phải đối mặt với những thách
2
2


3

thức lớn, đòi hỏi những sự thay đổi để phù hợp trước sự tiến bộ của công nghệ,
khoa học kỹ thuật.
Chuyển đổi số là tất yếu và vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã
hội như truyền thông đại chúng, y học, khoa học,…
Chuyển đổi số cũng đang làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân,

nhất là trong tình hình dịch Covid-19 bùng nổ, cán bộ làm việc tại nhà, sinh viên,
học sinh học online, các tổ chức hội họp đều trực tuyến nhằm tránh tiếp xúc, đảm
bảo giãn cách cộng đồng, song vẫn phải đảm bảo được hiệu quả ở mức có thể tối
đa.
Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xác định đây
là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để
thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm: “Ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm,
trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung
cấp dịch vụ cơng, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân
như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp...”. Nghị quyết đã xác định mục tiêu cụ
thể đến năm 2020“triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết
chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến
ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, năm
2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử
nhằm “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp
quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường
mạng”.
3
3


4

Do vậy, việc đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước trong

bối cảnh chuyển đổi số, tác động của chuyển đổi số đến cuộc sống và các ngành,
nghề kinh tế là hết sức cần thiết và quạn trọng phải thực hiện ngay trong xu thế
hiện nay.

4
4


5

II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nhưng đến khi cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) mới xuất hiện và
trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác
nhau về chuyển đổi số.
Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner, chuyển đổi
số là việc ứng dụng cơng nghệ trong thay đổi mơ hình kinh doanh của doanh
nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc
độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn.
Còn theo Microsoft, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp
giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Tuy nhiên, cũng có định nghĩa cho rằng, chuyển đổi số khơng chỉ ứng dụng
cơng nghệ trong thay đổi mơ hình kinh doanh, mà cịn tham gia vào tất cả các khía
cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện
(transformation) cách thức doanh nghiệp hoạt động, từ đó tăng hiệu quả hợp tác,
tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Do đó, có thể thấy, chuyển đổi số là thay đổi phương thức làm việc trong cuộc
sống, phương thức sản xuất với các cơng nghệ số, là sự tích hợp đầy đủ các công

nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một đơn vị, của một doanh nghiệp,
ứng dụng các công nghệ, nhằm thay đổi cách thức vận hành, mơ hình kinh doanh
và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của đơn vị, của doanh nghiệp, địi hỏi
doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, liên tục học hỏi theo cái mới, cái hiện đại và
phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công của sự đổi mới đem lại.
Đối với Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình thay đổi mơ hình cũ, mơ hình
truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới,
như: Big data, IoT, điện toán đám mây,…, nhằm thay đổi phương thức điều hành,
5
5


6

quy trình làm việc và văn hóa lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đối
với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi phong cách sống của chúng
ta.
2.1.2. Khái niệm về quản trị nhà nước
Quản trị là gì? Quản trị là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản trị đến
đối tượng quản trị thông qua các hoạt động: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
và sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản trị ngày nay đã phát triển ở mọi nơi trong hoạt động của con người. Nó
trở thành lĩnh vực hoạt động quan trọng không thể thiếu của các tổ chức con người,
xã hội và nhà nước. Từ thực tiễn hoạt động quản trị các lĩnh vực khác nhau của đời
sống kinh tế - xã hội và nhà nước, các nhà quản trị, các nhà khoa học đã tổng kết,
đúc rút được các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm và hệ thống hóa
thành một lĩnh vực khoa học gọi là khoa học quản trị hay quản trị học. Nếu quản trị
được quan niệm, được xác định là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản trị đến
đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức thì khoa học quản trị

nghiên cứu cách thức tác động của chủ thể quản trị đến các đối tượng quản trị sao
cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Quản trị nhà nước là gì? Dưới góc độ của khoa học quản trị “quản trị nhà
nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đến các quá
trình, quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân, thông qua các hoạt động:
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và
phục vụ đắc lực người dân”.

6
6


7

2.2. Thực trạng quản trị nhà nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện
nay
Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xác định đây
là động lực góp phần thúc đẩy cơng cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để
thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm: “Ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm,
trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý hành chính, cung
cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân
như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp...”. Nghị quyết đã xác định mục tiêu cụ
thể đến năm 2020“triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết
chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, năm
2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử
nhằm“Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp
quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường
mạng”.
Một trong những mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ
về Chính phủ điện tử là “đến hết năm 2017, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia
đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và chỉ số phát triển
Chính

phủ

điện

tử

(EDGI)

của

Liên

Hợp

quốc”.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được
những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng trong triển khai xây dựng Chính

phủ điện tử. Hành lang pháp lý trong ứng dụng cơng nghệ thơng tin, xây dựng
Chính phủ điện tử đã dần được thiết lập. Một số cơ sở dữ liệu mang tính chất nền
7
7


8

tảng thông tin như Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu
quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc
gia đang được xây dựng và đã có những cấu phần đi vào vận hành. Các cơ quan
nhà nước đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp
và người dân như: đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử,
bảo hiểm xã hội... Một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường
mạng. Tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào
vận hành, dần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức.
Chất lượng nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam cũng đã được quan tâm.
Việc thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian qua đã tạo nên những thay
đổi quan trọng, mang tính hệ thống hơn. Việt Nam đã có những hệ thống mang tính
quốc gia như hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp... Đối với hệ thống
quản lý văn bản - cốt lõi của Chính phủ điện tử, tính đến quý I/2017, đã có 26/30
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hồn thành kết nối liên thơng phần mềm quản lý văn bản với
Văn phịng Chính phủ, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống
nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được
trạng

thái

xử




văn

bản

giữa

các



quan.

Văn phịng Chính phủ về cơ bản hồn thiện liên thơng văn bản điện tử với
UBND thành phố Hồ Chí Minh, đây sẽ là mơ hình mẫu để mở rộng ra tồn quốc.
Tiếp theo, Văn phịng Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai, hồn thành liên thông với 7
bộ, ngành, địa phương là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Chính phủ,
các tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Long An, Đồng Nai.
Bên cạnh đó, đối với việc cơng khai tiến độ hồ sơ, 63/63 tỉnh, thành phố và
19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thơng tin điện tử
Chính phủ. Văn phịng Chính phủ cũng công khai việc xử lý văn bản của lãnh đạo
Văn

phịng

Chính

phủ,


lãnh

đạo

Chính

phủ.

Về cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến, trong tổng số 83 dịch vụ công trực
tuyến giao cho 20 bộ, ngành, đến nay, các bộ, ngành đã triển khai thực hiện 78/83
8
8


9

dịch vụ công trực tuyến; trong tổng số 44 dịch vụ công trực tuyến giao cho các địa
phương, đến nay có 32/63 địa phương đã triển khai thực hiện.
Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới:

-

Có thể nói chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu. Chuyển đổi số
đã thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo từ bộ máy chính quyền của nhiều
quốc gia cho đến các doanh nhân của các tập đoàn lớn và cả người quản lý của
những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu như trước đây, công nghệ chỉ dành cho các công ty lớn, tiềm lực mạnh
thì giờ đây những cơng ty nhỏ thậm chí là Startup đều có thể tiếp cận với công
nghệ hiện đại.


Ảnh 1: Chuyển đổi số mang lại những lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Microsoft, chuyển đổi số đã giúp tăng trưởng GDP từ
6% năm 2017 đến 25% năm 2019 và 60% năm 2021 tại khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.
9
9


10

Theo nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, năm 2025 chuyển đổi số sẽ tác
động GDP nước Mỹ 25%, Brazil là 35%, các nước Châu Âu là 36%.
Có thể thấy tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau tùy
vào sự phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mơ hình doanh nghiệp.
Hiện nay Châu Âu là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, thứ hai là
Mỹ và các nước Châu Á.
Cũng theo khảo sát của Microsoft tại Châu Á, 44% trong nhóm 615 doanh
nghiệp cho biết họ đã đo lường được mức độ thành công khi áp dụng chuyển đổi
số. Điều này cho thấy rằng chuyển đổi số là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp “sống
sót” trên thị trường.
- Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam đã xác định được tầm quan trọng của Chuyển đổi số
trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Mục tiêu được nêu rõ trong
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,
Việt Nam có kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số ở mỗi ngành tối thiểu
10%; năng suất lao động tăng tối thiểu mỗi năm 7%; thuộc nhóm top 50 quốc gia
dẫn đầu về cơng nghệ thơng tin. Thực tế các chương trình của Chính phủ đã tác
động đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, 64% các doanh nghiệp đã
được hưởng lợi từ các chương trình đó, 36% đã biết đến chương trình nhưng chưa

tham gia.

10
10


11

Ảnh 2: Chuyển đổi số được chính phủ Việt Nam ưu tiên hàng đầu.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ hơn vào trong cơng cuộc
số hóa bởi dịch covid lan rộng. Điều này đòi hỏi phải thực hiện việc giãn cách xã
hội, bắt buộc doanh nghiệp cần ứng dụng chuyển đổi số về quản lý, thanh toán
điện tử, marketing trực tuyến.
Trong việc quản lý nội bộ, các doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số tăng
19,5% so với thời điểm trước dịch Covid. Hệ thống họp trực tuyến, quản lý công
việc đã được 30% doanh nghiệp ứng dụng.
Khi khảo sát về hiệu quả chuyển đổi số với doanh nghiệp, có đến 98% doanh
nghiệp có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ giảm chi phí hơn
71%, giảm thủ tục rườm rà khơng đáng có chiếm 61,4%; nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ chiếm 45,3%.
Chuyển đổi số hiện nay ở nước ta diễn ra ở các lĩnh vực, các loại hình doanh
nghiệp với nhiều mức độ khác nhau.
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng sẽ triển khai các hệ sinh thái trên nền
tảng internet, cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua các app được cài đặt trên
điện thoại,…
Chuyển đổi số trong ngành vận tải với sự phát triển với dịch vụ gọi xe Grab,
Be, Fastgo được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ.
Và với các ngành khác cũng đều được chuyển đổi đảm bảo tiết kiệm chi phí,
tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất.
2.3. Đánh giá thực trạng

Mặc dù bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng vẫn cịn nhiều
thách thức, khó khăn trong lộ trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử để có
thể hồn thành được các nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết 36a, đạt được mục tiêu
cải cách toàn diện 3 nhóm chỉ số dịch vụ cơng trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thơng
và nguồn nhân lực (HCI). Nhìn chung việc triển khai Chính phủ điện tử chưa đạt
được như mong muốn của lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Chính phủ. Vị trí của Việt Nam
trong Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc vẫn ở
11
11


12

mức trung bình, theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp quốc, 2 năm qua, chúng ta
tăng 1 bậc, đang xếp thứ 88 trong tổng số 193 quốc gia và lãnh thổ được đánh giá.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ được xếp hạng khiêm tốn ở vị trí thứ 6. Kết
quả triển khai nhiều nhiệm vụ về Chính phủ điện tử còn rất chậm và nhiều nơi thực
hiện mang tính hình thức. Việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ
tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử rất
chậm so với tiến độ cần có; các hệ thống thơng tin dữ liệu cịn cục bộ, chưa có kết
nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin
chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thơng tin đã triển khai chưa
bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin, mức độ tin cậy của quốc gia trong giao dịch
điện tử thấp. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chạy theo số lượng trong
khi tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến cịn rất thấp; việc giải quyết thủ
tục hành chính và xử lý hồ sơ cơng việc cịn mang nặng tính thủ cơng, giấy tờ. Còn
những rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng tin gây khó khăn cho
các doanh nghiệp trong triển khai các dự án. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều
lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cịn chưa có đầy đủ thơng tin dữ liệu số
của các đối tượng mình quản lý.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương
trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia
có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà
cuộc cách mạng công nghệ mang lại và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.
Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên kết nối Internet, Việt Nam đã đặt
những “dấu chân” đầu tiên trên một miền khơng gian hồn tồn mới - khơng gian
mạng. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã đi được một hành trình dài trong cơng cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi tồn
diện từ khơng gian thực lên khơng gian số, cho phép đưa tồn bộ hoạt động lên
khơng gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ
cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Giống như khai phá những vùng đất
12
12


13

mới, không gian mạng được mở rộng sẽ tạo dư địa và mở ra không gian phát triển
mới cho đất nước.
Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mơ hình hoạt động,
kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của
quốc gia. Chuyển đổi số giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng - dạy truyền thống
hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học.
Chuyển đổi số y tế sẽ cho phép người dân, thông qua các nền tảng số tiếp cận với
dịch vụ y tế tốt nhất 24/7 từ những bác sĩ giỏi nhất, giải quyết vấn đề giảm tải cho
các cơ sở y tế. Cịn có rất nhiều ví dụ khác về các ngành, lĩnh vực có tiềm năng
chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là
cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh

hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mơ
hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thốt khỏi bẫy thu nhập trung
bình.
Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi chính phủ số, kinh tế số và xã
hội số quốc gia. Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi sang chính
quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa phương đó. Địa phương
chuyển đổi số thành cơng sẽ đóng góp vào thành cơng chung của chuyển đổi số
quốc gia. Do vậy, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của tồn
hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa
phương.
Chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của tồn dân. Chuyển đổi số chỉ thực sự
thành cơng khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà
chuyển đổi số mang lại. Chuyển đổi số mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là
phổ cập và cá nhân hố các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, …) tới
từng người dân để phục vụ người dân tốt hơn. Chuyển đổi số tạo ra cơ hội cho
người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một
cách cơng bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp “khơng ai bị bỏ lại phía sau”.
13
13


14

Năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Nhận
thức của toàn xã hội về chuyển đổi số được thay đổi đột biến. Năm 2021 và cả giai
đoạn 2021 - 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai cụ thể
theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê
dụt với tầm nhìn 10 năm sẽ thay đổi tồn diện đất nước, đặt ra các mục tiêu: Việt
Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp

30% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ
hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thơng minh, khơng ai bị bỏ lại phía
sau. Để đạt được mục tiêu đó, cần có quyết tâm và đột phá với cách làm mới, phù
hợp với bối cảnh và thực tiễn.
- Những thuận lợi cho phát triển và quản lý nhà nước trong bối cảnh chuyển
đổi

số



Việt

Nam.

Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong tốp
đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông
minh và sử dụng mạng xã hội. Chuyển đổi số, trong khi chưa cần đến một chiến
lược ở cấp quốc gia và hành động của Chính phủ, thì thực chất khu vực tư nhân và
người dân đã đi trước một bước. Mặt khác, ngành viễn thông công nghệ thông tin
đã tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả nước, sắp tới sẽ triển khai 5G, đây


một

nền

tảng

quan


trọng

của

nền

kinh

tế

số



Việt

Nam.

Nhưng bên cạnh khía cạnh tích cực đó, ở cấp độ quốc gia, những vấn đề
kinh tế - xã hội lớn của tiến trình số hóa đời sống đang ngày càng trở nên rõ hơn,
vượt ra khỏi khả năng giải quyết của khu vực tư và cần đến bàn tay hành động của
nhà nước. Và thực chất, khơng riêng gì Việt Nam, những vấn đề này cũng đã xuất
hiện ở các quốc gia khác và trở thành bài tốn chính sách chung ở cấp độ tồn cầu.
Để khơng bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi
để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển
quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có
những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do
14
14



15

việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những
thách thức của thời đại kinh tế số. Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm
“hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng
bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn
phịng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng
đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trị, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết
lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà
khơng

bảo

đảm

u

cầu.

- Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước trong bối cảnh chuyển đổi số ở
Việt

Nam.
+ Bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet của người dân. Vụ việc

Facebook, qua vụ bê bối Cambridge Analytica - khi dữ liệu cá nhân của khoảng 80
triệu tài khoản người dùng Mỹ bị khai thác trái phép bởi các bên thứ ba - là đỉnh

điểm khiến thế giới phải giật mình nhìn lại về việc thơng tin, dữ liệu cá nhân của
mình đang được các doanh nghiệp quản lý và khai thác như thế nào. Tại Việt Nam,
việc rò rỉ dữ liệu, mua bán và khai thác dữ liệu cá nhân cũng diễn ra phổ biến,
trong đó các vụ việc nổi cộm liên quan đến cả những doanh nghiệp lớn.
+ Vấn đề tin giả, thơng tin khơng chính xác và các phát ngơn cực đoan trên
môi trường mạng xã hội. “Ngồi lê đôi mách” là thứ văn hóa nghìn năm của con
người. Nhưng chụn nói xấu, chụn bịa đặt, trong mơi trường “lũy tre làng” khi
đưa lên mạng - vốn không biên giới, và tốc độ lan tỏa, chia sẻ nhanh như ánh sáng
- trở thành vấn nạn khơng chỉ tổn hại lợi ích từng cá nhân, cộng đồng mà cịn là
tồn

thể



hội.

Ở Việt Nam, không chỉ Đảng, Nhà nước, không chỉ lãnh đạo bị tấn công bởi
tin giả, thông tin gọi là “xấu, độc”, mỗi người dân, cộng đồng cũng đang hứng chịu
các vấn đề tương tự. Nhưng cân bằng như thế nào giữa phát triển kinh tế (mạng xã
hội là một nền tảng cho kinh doanh) và nhu cầu bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân,
và chia sẻ thông tin của người dùng; cân bằng thế nào giữa kiểm sốt “phát ngơn
15
15


16

cực đoan” và quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân là bài tốn
khơng


hề

dễ

giải



hiện

chưa



câu

trả

lời.

+ Vấn đề kinh tế, trong đó tập trung vào quản lý, đặc biệt là vấn đề thu thuế
thế nào với các hoạt động thương mại và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Internet là không biên giới, lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối khi ngồi ở đâu
doanh nghiệp cũng có thể làm việc, kinh doanh. Cản trở lưu thơng thông tin và dữ
liệu là cắt đường huyết mạch của kinh tế số. Nhưng thu thuế thế nào, đảm bảo
quyền lợi cho người lao động thế nào khi Grab, Netflix, Airbnb không ở Việt Nam
nhưng

lại


kinh

doanh



Việt

Nam?

Và cuối cùng, không phải là vấn đề của mọi quốc gia mà là vấn đề riêng của
Việt Nam: hệ thống xử lý tranh chấp cho các hoạt động kinh doanh, thương mại,
dân sự trên môi trường số. Hệ thống tư pháp vốn là điểm yếu cố hữu của Việt Nam
và càng là vấn đề khi bước vào kỷ nguyên số. Bởi tốc độ và mức độ ảnh hưởng của
tranh chấp nếu trong đời thực là 1 thì trên mơi trường số sẽ lũy thừa lên n lần.
Khơng có một hệ thống tư pháp tốt để giải quyết tranh chấp, để bảo vệ cơng
dân số thì coi chừng doanh nghiệp sẽ di cư sang một quốc gia có hệ thống tư pháp
tốt hơn. Doanh nghiệp số thì biên giới tài phán cứng khơng cịn ý nghĩa và đây
không phải là cảnh báo suông, việc startup Việt chuộng sang Singapo đăng ký
doanh

nghiệp



minh

chứng


sống

động.

Ngoài ra, một số tồn tại được chỉ ra như nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu
triển khai chậm, đặc biệt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dậm chân tại chỗ; dịch
vụ công trực tuyến thiết kế rời rạc, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung
tâm, dẫn đến số lượng hồ sơ trực tuyến rất thấp, thậm chí một số dịch vụ không
phát

sinh

hồ

sơ.

Dịch vụ lẫn lộn giữa giấy tờ và trực tuyến, gây phiền hà cho người dân và
công chức thực hiện. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin mỏng và có xu hướng
dịch chuyển sang khu vực tư. Bảo mật thấp. Có tình trạng cát cứ, khơng sẵn sàng
chia sẻ, liên thơng dữ liệu. Chưa có trách nhiệm giải trình của người đứng đầu...

16
16


17

2.4. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do nhiều cấp, nhiều ngành chưa xác
định rõ lộ trình và các nhiệm vụ cụ thể để triển khai, cịn thiếu gắn kết giữa ứng

dụng cơng nghệ thơng tin với cải cách thủ tục hành chính và đổi mới lề lối, phương
thức làm việc, nhất là trong quan hệ với người dân, doanh nghiệp; chưa phát huy
vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ
liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước cũng như quy định về cơ chế tích hợp,
chia sẻ dữ liệu cịn thiếu; thói quen cát cứ dữ liệu còn tồn tại ở nhiều cơ quan; việc
bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thơng tin của các cơ quan nhà nước cịn
chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu khung pháp lý đồng
bộ về xây dựng Chính phủ điện tử, thiếu quy định cụ thể về xác thực cá nhân, tổ
chức trong các giao dịch điện tử cũng như các quy định pháp lý về văn thư, lưu trữ
điện tử, giá trị pháp lý của văn bản điện tử trong giao dịch hành chính và thanh
tốn. Cơ chế bảo đảm thực thi nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử chưa đủ mạnh
cũng là nguyên nhân của việc thực hiện cịn thiếu hiệu quả và mang nặng tính hình
thức. Chúng ta cũng chưa phát huy tối đa sự tham gia của khu vực tư nhân trong
xây dựng Chính phủ điện tử và thiếu cơ chế tài chính và đầu tư phù hợp với đặc
thù dự án công nghệ thông tin.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, với việc ứng dụng công nghệ số, việc xử lý
thông tin chủ yếu do trí tuệ nhân tạo, nên nhiều thiết chế nhà nước trở nên thừa và
vì vậy ngay bản thân chức năng của nhà nước cũng có sự điều chỉnh, chuyển đổi từ
“người chèo lái thuyền”, sang “người hoa tiêu”. Trong môi trường số, quan hệ lao
động có sự thay đổi, các mơ hình kinh doanh mới xuất hiện, đi liền với đó mơ hình
kinh doanh cũ mất đi và rơbốt hóa nhiều vị trí việc làm, đặt ra thách thức trong bố
trí và đào tạo lao động, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Những thay đổi trong
hoạt động sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy và kéo theo những thay đổi trong lối
sống và giao tiếp. Bên cạnh các hình thức giao tiếp truyền thống, giao tiếp qua
email, mạng xã hội… ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu cho quản trị quốc gia đối
với các quan hệ xã hội trong môi trường ảo.
17
17



18

Ảnh 3: Việt Nam được định hướng trở thành “quốc gia số” vào năm 2030.
Chính vì vậy, việc tạo lập nền quản trị tốt, có chất lượng là rất cần thiết. Một
nền quản trị chất lượng tốt phải thỏa mãn các nguyên tắc cơ bản như:
Thứ nhất, tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan cơng quyền cũng như tính hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng các nguồn
lực công.
Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc thúc đẩy sự bình đẳng và sự tham gia của các
chủ thể, nhất là người dân vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý sự phát
triển bền vững xã hội.
Thứ ba, đó là nền quản trị dung nạp sự khác biệt về văn hóa, đưa văn hóa trở
thành mục tiêu, hệ điều tiết và là động lực của tăng trưởng.
Thứ tư, tôn trọng pháp quyền, thúc đẩy việc bảo vệ các quyền con người và
trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước.
2.5. Đề xuất các giải pháp
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội
số. Chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi cách thức sống,
phương thức làm việc và quản trị, thay đổi mơ hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ
mới, giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội theo phương thức mới. Chuyển đổi
số không chỉ là công nghệ số mà còn là thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen,
dám chấp nhận cái mới. Chính vì vậy, q trình này địi hỏi quản trị quốc gia phải
18
18


19

có bước chuyển kịp thời, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản nêu trên nhằm khai thác
hiệu quả các nguồn lực truyền thống và các nguồn lực mới do cuộc cách mạng

cơng nghiệp lần thứ tư đưa lại. Để góp phần chuyển đổi, nâng cao chất lượng, hiệu
quả quản trị quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số cần hệ thống các giải pháp đồng
bộ, trong đó trước mắt cần tập trung vào những giải pháp cơ bản như:
Một là, cần đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội về chuyển đổi số; hồn thiện thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng đồng
bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm
tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy
động và quản lý sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển về chuyển đổi số.
Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng
thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế
số, xã hội số, cụ thể:
- Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia. Hình thành hệ thống
trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và
thống nhất. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh
nghiệp. Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công.
- Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống
nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông để
triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp.
Hồn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các hệ thống thanh toán số.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Xây dựng và
triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về
Chiến lược an ninh mạng quốc gia.
- Nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp
ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Bảo đảm vững chắc an
ninh năng lượng quốc gia.
19
19



20
Ba là, đổi mới trong quản trị phát triển nguồn nhân lực, thực hiện theo lộ trình phổ
cập kỹ năng số; phát triển cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao theo chuẩn khu vực và
thế giới, trong đó ưu tiên nguồn lực phát triển các trường công nghệ.
- Rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo
theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với mơi
trường cơng nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu.
Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh
nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực cơng
nghệ thơng tin. Khuyến khích các mơ hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng
số.
- Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cơng
nghệ tham gia trực tiếp vào q trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho
nền kinh tế số. Xây dựng một số trung tâm giáo dục, đào tạo xuất sắc về cơng nghệ theo
hình thức hợp tác cơng - tư. Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút,
sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi cơng việc.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng
cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi cơng việc.
- Hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập
kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng
đồng.
Bốn là, tạo lập niềm tin vào tiến trình chuyển đổi số, hoạt động trên mơi trường số
thơng qua việc hình thành văn hóa số, bảo vệ các giá trị đạo đức căn bản và bảo đảm an
toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm:
- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng các bộ quy tắc

ứng xử, tạo lập niềm tin trong mơi trường số, hình thành văn hóa số gắn liền với bảo vệ
các giá trị đạo đức căn bản của nhân loại và văn hóa truyền thống của Việt Nam;

20
20


21
- Xây dựng cơ chế hợp tác, đối thoại để giải quyết các vấn đề phát sinh; cơ chế hợp
tác giữa Nhà nước và các hội, hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp trong xây dựng và
thực thi chính sách;
- Xây dựng và triển khai hệ thống xác định, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật
trên không gian mạng và kịp thời xử lý, gỡ bỏ. Yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp hạ tầng và nền tảng số có sứ mệnh bảo đảm thơng tin đáng tin cậy, an toàn, lành
mạnh, phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh
mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản;
- Xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá tín nhiệm số đối với hệ thống thông tin
của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến để đánh giá và cơng bố cơng
khai mức độ an tồn, tin cậy;
- Thúc đẩy hoạt động bảo hiểm rủi ro cho chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng và
giao dịch trên không gian mạng;
- Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng
cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, giúp bảo vệ
quyền lợi chính đáng của cả người sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trước
những rủi ro và khi xảy ra sự cố.
Năm là, xử lý hài hòa quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội trong quản trị quốc gia.
Qua đó khơng chỉ phát huy vai trò chủ thể nhà nước mà các chủ thể khác cũng phát huy
tích cực vai trị của mình trong tham gia quản trị quốc gia, nhất là sự tham gia của người
dân.
Sáu là, cần có những đột phá về quản lý phát triển công nghệ và phát triển thị

trường khoa học và cơng nghệ. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để
tư nhân tham gia phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó chuyển từ
nhập khẩu sang sáng tạo và làm chủ công nghệ nguồn, nhất là công nghệ thông tin, đưa
khoa học và công nghệ thực sự là động lực chính của tăng trưởng.

III. KẾT LUẬN
Trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ
của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng
thời, các cấp, các ngành và tồn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến
hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông
21
21


22

tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế
số. Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn,
làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất
nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phịng Chính phủ chủ trì soạn thảo
Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ
mục tiêu, vai trị, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát
hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà khơng bảo đảm u cầu.
Nếu có lộ trình và hướng đi đúng đắn, công nghệ “Make in Viet Nam” sẽ
vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP
quốc gia. Chuyển đổi số và “Make in Viet Nam” sẽ là con đường đúng đắn và bền
vững nhất để nâng tầm và đưa sản phẩm “Make in Viet Nam” tiếp cận với các thị
trường ngồi nước. Việt Nam làm chủ cơng nghệ, sáng tạo công nghệ, dựa trên
công nghệ mở, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tập trung giải quyết bài toán Việt Nam

và từ đó vươn ra thế giới.
Trong cơng cuộc chuyển đổi số, báo chí và truyền thơng đóng vai trị quan
trọng. Sứ mệnh của báo chí, truyền thơng là tăng cường công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chủ động, tích cực đấu
tranh phản bác thơng tin xấu độc, làm sạch không gian mạng; phản ánh trung thực
dịng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thời lan tỏa năng lượng
tích cực, xây dựng niềm tin xã hội và tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng
cường, thịnh vượng. Mỗi quốc gia muốn phát triển bứt phá vươn lên đều phải khơi
dậy được sức mạnh tinh thần dân tộc đó.
Với sự quyết tâm, đồng lịng, với sức mạnh truyền thống, văn hố và trí ṭ
Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng cơng cuộc đổi mới phương thức, nâng cao hiệu
quả quản trị nhà nước trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ đạt được các mục tiêu đặt
ra, góp phần đưa đất nước tiến lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để
phát triển một Việt Nam hùng cường, vững mạnh./.

22
22


23

23
23


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một


số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư;
[2] Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số

nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 20192020, định hướng đến 2025;
[3] Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt chương

trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
[4] Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ Thông

tin và Truyền thông phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi
số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.

24
24



×