Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.87 KB, 16 trang )

skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thảo Linh

Lớp

: PEC 1008 1

Mã sinh viên
Giảng viên

20050123
: TS. Phạm Thị Linh

Hà Nội – Tháng 7/2021


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.


3

Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiện

của các tác động này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Ví dụ minh
họa cụ thể
1.1. Về mặt tích cực

4

1.1.1. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

4

1.1.2. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

5

1.1.3. Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực.

6

1.1.4. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.

6

1.2. Về mặt tiêu cực

2.


4

7

1.2.1. Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.

7

1.2.2. Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

7

1.2.3. Cạnh tranh khơng lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội.

7

Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc

hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
ở Việt Nam
2.1. Đổi mới và hồn thiện thể chế

7
8

2.1.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

8

2.1.1. Đối với doanh nghiệp FDI.


9

2.2. Tiềm lực khoa học và công nghệ

9

2.3. Phát triển nguồn nhân lực và tư duy.

10

2.4. Trình độ văn minh xã hội.

10

2.5. Mơi trường và quan hệ quốc tế

11

2.6. Mơ hình cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản.

11

KẾT LUẬN

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14



skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích những tác động của cạnh tranh lên nền kinh tế thị trường có ý nghĩa to lớn
trong việc đưa nền kinh tế phát triển hơn đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã mang đến những cơ hội mới cũng như thách thức cho các nước đang
phát triển. Các nước này có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với thị trường và công
nghệ giúp cải thiện năng suất, mức sống và cũng đặt ra những thách thức mới chẳng hạn
như bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các quốc gia, sự biến động của thị trường tài chính
và cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn.
Trước tình hình đó việc phát triển từ nền sản xuất, xã hội lạc hậu sang xu hướng
hiện đại hơn của của Việt Nam trở thành vấn đề hết sức cấp bách khi quá trình hội nhập
của nước ta đang bước vào giai đoạn có tính bước ngoặt. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết
vấn đề đưa nền sản xuất và xã hội nước ta hiện đại hơn là điều được quan tâm số một
trong giai đoạn hiện nay.
Trong khn khổ của bài, em chỉ có thể đề cập đến một số vấn đề mà chưa thể đi
sâu vào phân tích các khía cạnh khác được. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa
từ cơ để hồn thiện bài hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

1. Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và biểu hiện
của các tác động này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Ví dụ minh
họa cụ thể.
Trong nền kinh tế, quan niệm về cạnh tranh sẽ khác nhau ở mỗi thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên, có thể hiểu đầy đủ cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh

tế ganh đua nhau nhằm có được những lợi thế về sản xuất và tiêu dùng và từ đó thu được
lợi ích lớn nhất.
Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi
tham gia thị trường với mục đích chính là tối đa hóa lợi ích, đối với chủ thể sản xuất kinh
doanh là lợi nhuận cịn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng. Ngoài ra, các chủ thể
phải cạnh tranh để tránh bị đào thải khỏi nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh cũng như các
quy luật kinh tế - xã hội khác chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong điều kiện nhất định
vì thế cạnh tranh chỉ phát huy khi hình thành mơi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh diễn ra lại càng mạnh mẽ
hơn,
gay gắt hơn. Cạnh tranh có cả tác động tích cực và vừa tiêu cực lên nền kinh tế thị trường.
1.1. Về mặt tích cực
1.1.1. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh phải luôn đổi mới khoa
học công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tạo ra những lợi thế mới như công
nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới. Việc xây dựng nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy
chuyển đổi chất lượng, chuyển đổi hiệu quả đều không thể tách rời sự hỗ trợ của đổi mới
khoa học và công nghệ nhờ đó trình độ, kiến thức cũng như kỹ năng của người lao động
được nâng cao và kết quả là lực lượng sản xuất phát triển hơn.
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt
Nam đã có những bước tiến đáng kể. Công cụ lao động giản đơn đã được thay thế bằng
máy móc thiết bị hiện đại và những thay đổi to lớn của công cụ sản xuất đã làm cho năng
suất lao động tăng lên đáng kể và số lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều với chất
lượng ngày càng cao. Nhờ đó sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân
tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được chun mơn hóa


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
cao.



skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Trong các doanh nghiệp dệt may, để chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp này
liên tục phải đổi mới, cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm và trang bị kỹ năng
chuyên môn cho đội ngũ nhân lực. Những động thái này giúp cho không chỉ lĩnh vực
may mặc ngày càng phát triển hơn, nhiều mẫu sản phẩm với chất lượng cao liên tục được
sản xuất mà còn giúp lực lượng sản xuất ngày càng tiến bộ.
1.1.2. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường là có nhiều dạng sở hữu,
thành phần kinh tế khác nhau cùng hoạt động sản xuất kinh doanh và đều bình đẳng trước
pháp luật. Vì thế, xung đột về lợi ích là điều khơng thể tránh khỏi và để có được điều kiện
sản xuất thuận lợi cũng như lợi nhuận cao nhất, các chủ thể kinh tế ngồi hợp tác thì phải
cạnh tranh, từ đó các chủ thể trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn với thị trường, các
chính sách kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị
trường. Qua đó nền kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện.

Khi kinh tế Việt Nam ở thời kỳ bao cấp, các yếu tố thị trường ở nước ta chưa được
hoàn thiện, hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn cồng kềnh, sản xuất kém hiệu quả. Tuy
nhiên, sau khi chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với sự
cạnh tranh từ phía doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả là doanh


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

nghiệp nhà nước phải nhanh chóng gia tăng hiệu quả sản xuất, giải phóng sức ép bù lỗ
của ngân sách nhà nước. Do vậy, chính sự cạnh tranh làm cho các chủ thể kinh tế phải
chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp, thị trường hồn thiện và phát triển hơn.
1.1.3. Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực.
Việc phân bố các nguồn lực như vốn, tài nguyên, lao động, công nghệ vào nền kinh

tế thị trường được thực hiện dựa trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các chủ thể. Nhờ vào
nguyên tắc này, việc phân bố các nguồn lực ở Việt Nam được tối ưu hóa và nền kinh tế
khắc phục được các nhược điểm của sự phân tán, kém hiệu quả và trùng lặp, đồng thời
giải quyết được các vấn đề về hệ thống quản lý và kết quả của sự cạnh tranh này là nguồn
lực được phân bố một cách linh hoạt.
Trong năm 2019, cạnh tranh lãi suất trong thị trường ngân hàng diễn ra khá gay gắt
trong suốt quý III. Tại thời điểm này, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn
dài lên cao thông qua công cụ tiền gửi thông thường và phát hành sản phẩm chứng chỉ
tiền gửi dài hạn để thu hút nguồn vốn. Nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được ngân hàng huy động
và khai thác từ đó tăng thêm giá trị cho xã hội.
1.1.4. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của các doanh nghiệp sản xuất là do người
tiêu dùng quyết định vì thế để chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận cao nhất các doanh
nghiệp phải cạnh tranh với nhau. Do đó, các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nước ta liên
tục tìm mọi cách để tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt với
giá thành hợp lý phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Để mở rộng thị trường, các công ty du lịch phải đa dạng hóa các dịch vụ cho từng
tầng lớp khách hàng, nâng cao cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm
du lịch độc đáo, tích cực đầu tư và áp dụng các cơng nghệ du lịch tiên tiến đặc biệt khi
dịch Covid - 19 diễn ra vẫn còn phức tạp và ngành du lịch là một trong những ngành chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất. Kết quả của sự cạnh tranh này là người tiêu dùng sẽ được hưởng
lợi và được sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau với chất lượng tốt và phù hợp với
nhu cầu.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

1.2. Về mặt tiêu cực
1.2.1. Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
Các chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây tổn hại mơi

trường kinh doanh thậm chí xói mịn đạo đức xã hội. Khi đó, nhà nước phải can thiệp vào
nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chính sách và cơ chế phù hợp.
Cơng ty CP Tập đồn Asanzo có hành vi để ngồi sổ sách kế tốn, sử dụng bất hợp
pháp hóa đơn để trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng được cơ quan thuế phát
hiện thơng qua việc kiểm tra hóa đơn chứng từ và xác minh tài khoản ngân hàng. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh và xã hội.
1.2.2. Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Để dành ưu thế trong cạnh tranh, có thể chủ thể chiếm giữ nguồn lực mà khơng phát
huy vai trị nguồn lực đó trong sản xuất, kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra
hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho xã hội, thậm chí cịn có các hành vi ép giá đối thủ, khơng
cho đối thủ có đủ điều kiện để sản xuất. Những hành vi này làm nguồn lực xã hội bị lãng
phí khi khơng được sử dụng hiệu quả.
Điển hình cho việc lãng phí nguồn lực xã hội là việc đầu cơ tích trữ khẩu trang đầu
mùa dịch Covid - 19 của một số nhà thuốc. Hành vi tiêu cực này gây lãng phí nguồn lực,
ảnh hưởng tới sức khỏe con người và lợi ích xã hội.
1.2.3. Cạnh tranh khơng lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội.
Cạnh tranh không lành mạnh đã làm cho phúc lợi xã hội bị tổn thất bởi khi các
nguồn lực bị lãng phí, khơng được sử dụng hiệu quả thì xã hội có ít lựa chọn hơn để thỏa
mãn nhu cầu.
Trước nhu cầu ngày càng tăng của xã hội nhưng nguồn cung không đáp ứng được,
các doanh nghiệp đã có hành vi cung cấp thơng tin khơng chính xác ở thị trường rau sạch.
Những hành vi này khiến cho xã hội có ít cơ hội hơn trong việc lựa chọn nguồn thực
phẩm.
2. Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố ở Việt Nam.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những
biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội.1 Thơng qua đó, các lĩnh
vực trong nền kinh tế được trang bị những kỹ thuật công nghệ hiện đại từ đó tạo ra nhiều
của cải vật chất để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người.
Bên cạnh đó, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa mang đến cho nước ta những thách thức không hề nhỏ do trình độ phát triển kinh tế,
trình độ phát triển khoa học công nghệ, hệ thống thị trường ở nước ta cịn nhỏ, vận hành
chưa thật thơng suốt. Đứng trước thách thức đó, Việt Nam phải tận dụng những thành tựu
khoa học, cơng nghệ mới có thể phát triển bởi khi khơng tận dụng cơ hội này có thể nước
ta sẽ càng ngày tụt hậu xa hơn.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế môi trường cạnh tranh giữa các nước trên thế
giới sẽ trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Điều tất yếu là Việt Nam cần tạo lập điều kiện cần
thiết trên tất cả mọi mặt của xã hội để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
2.1.

Đổi mới và hoàn

thiện thể chế.
2.1.1. Đối

với

doanh


nghiệp tư nhân trong nước.
Việt Nam cần xây dựng,
hồn thiện chính sách thuế để xây
dựng môi trường cạnh tranh công
bằng cho doanh nghiệp tư nhân
trong nước, tạo điều kiện khởi
nghiệp, giải quyết những khó khăn
cho các doanh nghiệp này trong
quá trình phát triển và qua đó đổi
mới sáng tạo, liên kết với quốc tế.

1

Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin 2019, tr.153.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân trong nước đóng góp thuế lớn nhất vào ngân sách
quốc gia nhưng họ lại không nhận được các ưu đãi như doanh nghiệp FDI. Dẫn tới, khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế và có ít điều kiện để hội nhập quốc
tế. Thêm vào đó, doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn cịn gặp nhiều khó khăn khi đối
diện với hệ lụy của đại dịch Covid – 19. Qua thống kê cho thấy, số doanh nghiệp gặp khó
khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động chưa có chiều hướng suy giảm.
2.1.1. Đối với doanh nghiệp FDI.
Tiếp tục hồn thiện chính sách nhằm đảm bảo sự bình đẳng, tiếp cận dễ dàng các
yếu tố sản xuất với chi phí hợp lý đặc biệt chú trọng vào doanh nghiệp đầu tư dài hạn.
Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chính xác để cập nhật tình hình kịp
thời, hiệu quả tránh các nguy cơ bất ổn kinh tế.

Đầu tư từ nước ngoài đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của
Việt Nam vì thế cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các
nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn. Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, các quốc gia muốn có
lợi thế cạnh tranh làm chủ những công nghệ hiện đại nhất là điều cần thiết. Muốn vậy,
Việt Nam cần hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngồi có cơng nghệ cao, có năng
lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị cho kinh tế đất nước. Ngồi ra, chính sách thuế
không phải là vấn đề nhà đầu tư quan tâm nhất khi quyết định đầu tư mà cần có hệ thống
chính sách hồn chỉnh để tạo ra mơi trường đầu tư hiện đại, công bằng.
2.2. Tiềm lực khoa học và cơng nghệ.
Khoa học và cơng nghệ đóng vai trị quyết định trong lợi thế cạnh tranh và tốc độ
phát triển kinh tế của các nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là nước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế kém phát triển nên cơng nghệ, khoa học nước
ta vẫn cịn yếu. Do cơng nghệ và khoa học không ngừng được đổi mới thay thế, các nước
có nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra sản phẩm dựa trên công nghệ mới nhất và có xu hướng
đưa cơng nghệ lạc hậu sang các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn như Việt Nam
với mục đích nâng cao lợi thế cạnh tranh và có thể tận dụng cơng nghệ cũ.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Trước tình hình đó, Việt Nam cần ban hành quy định rõ ràng về việc chuyển giao
công nghệ từ nước ngồi và tích cực nghiên cứu để nắm bắt các công nghệ cao cùng
những thành tựu mới nhất của công nghệ khoa học.
2.3. Phát triển nguồn nhân lực và tư duy.
Cải thiện hệ thống giáo dục trong nước, đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp với
thực tiễn, kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu và xây dựng chính sách thu hút nhân tài.
Bên cạnh đó, chủ động đón đầu thị trường lao động, xu hướng nhu cầu nguồn nhân lực
tương lai và mỗi người dân phải chủ động học hỏi, khơng ngừng tích lũy tri thức, hoàn
thiện bản thân.

Muốn đưa nền sản xuất, xã hội tiến bộ thì đầu tư vào cơng nghệ, kỹ thuật là chưa đủ
mà cần đầu tư phát triển năng lực người sử dụng những cơng nghệ tiên tiến đó. Nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải có trình độ khoa học – kỹ
thuật cao, là người có đức, có tài, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa cũng như thành
thạo về kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là giai cấp công nhân. Để làm được điều đó, chúng
ta cần đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đồng bộ tuy nhiên
việc xây dựng nguồn nhân lực phải tiến hành với tốc độ và quy mô phù hợp đáp ứng yêu
cầu từng giai đoạn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngồi ra, việc phân bố
và sử dụng nguồn nhân lực đó cũng cần được quan tâm để phát huy khả năng, trình độ và
tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Hơn nữa, tư duy là nền tảng của những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về sự phát
triển. Khi đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội là thay đổi lớn trong quan điểm,
đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, đổi mới tư duy là khởi đầu cho
quá trình phát triển mới. Bối cảnh quốc tế mới và những đòi hỏi của đất nước đặt ra yêu
cầu phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và hoàn thiện tư duy mỗi người.
2.4. Trình độ văn minh xã hội.
Một xã hội văn minh khơng phải hình thành một cách nhanh chóng, mà đó là sự
hình thành lâu đời, từ quá trình này đến q trình khác, con người ln ln phải cố gắng
phấn đấu, tích lũy vốn tri thức cho bản thân, một trật tự xã hội được cải thiện, tiến bộ,
khơng cịn lạc hậu. Khi sống trong một xã hội văn minh, mỗi người dân sẽ ngày càng
được cải thiện


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

và nâng cao bản thân mình nhiều hơn và họ được nâng cao cả về tri thức lẫn văn hóa,
những văn hóa dân tộc tiến bộ, họ tiếp thu và ngày càng phát huy một cách mạnh mẽ.
Xã hội là tế bào lớn, cá nhân sống trong đó chỉ là những hạt nhân, chính vì vậy để
xây dựng một tế bào lớn, mỗi cá nhân đóng vai trò là hạt nhân phải là những hạt nhân
gương mẫu, đúng đắn và có thái độ sống tích cực để có thể rèn luyện chính bản thân

mình một cách tồn diện và sâu sắc nhất. Không chỉ nhà nước mà mỗi người dân đều
phải cố gắng tu dưỡng và rèn luyện bản thân mỗi ngày để từ đó có những thái độ sống
đúng đắn, góp phần làm nên một xã hội văn minh và hiện đại hơn.
2.5. Môi trường và quan hệ quốc tế.
Để có thể mở rộng quan hệ quốc tế một cách hiệu quả, nước ta cần tiếp tục xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và đường lối hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể.
Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia. Do đó, việc mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế là điều tất yếu.
Thông qua việc này Việt Nam có thể thu hút các nguồn vốn từ nước ngồi, tiếp cận khoa
học cơng nghệ hiện đại hơn. Trong hội nhập, khởi đầu bằng việc gia nhập ASEAN, Việt
Nam đã gia nhập các tổ chức quốc tế lớn hơn như ASEM (1996), APEC (1998), và WTO
(2006), ... Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, nước đã từng bước mở rộng hội nhập trong các
lĩnh vực khác và thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững.
2.6. Mơ hình cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Việt Nam nên tham khảo và học tập mơ hình phát triển kinh tế - xã hội
của các nước phát triển.
Trước đó, Nhật Bản cũng là một nước tự cung, tự cấp với nền sản xuất kém phát
triển và các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu để phát triển nơng nghiệp thậm chí
cịn khó khăn hơn Việt Nam. Kinh nghiệm của Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam
những bài học vô cùng quý báu.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Mơ hình cơng nghiệp hóa của Nhật Bản
Thực hiện mục tiêu thứ nhất
● Ban hành luật, thực thi chính sách
khuyến khích và bảo vệ nơng nghiệp
● Lấy nơng nghiệp làm chính


Thực hiện mục tiêu thứ hai
● Khai thác tối đa các nguồn lực từ
bên ngồi (khơng chỉ nhập khẩu để
sử dụng mà còn nhập khẩu sáng
chế)
● Cải thiện cơng nghệ để thích nghi

Nhật Bản ngày nay là nước xếp thứ hai
Châu Á và đứng thứ ba thế giới về phát
triển kinh tế.

Tuy nhiên, chúng ta đang thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một bối
cảnh mới: tồn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ và
kinh tế tri thức, nên việc học tập kinh nghiệm các nước không đơn giản. Việc học tập
kinh nghiệm là cần thiết để tránh việc phải mò mẫm, đi đường vòng mất nhiều thời gian.
Nhưng nếu học hỏi mà thiếu sáng tạo, áp dụng kinh nghiệm các nước một cách máy móc,
ngun xi, khơng biến đổi để phù hợp với đất nước thì thời gian cơng nghiệp hóa sẽ cịn
kéo dài hơn, thậm chí thất bại.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

KẾT LUẬN
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những tăng trưởng đáng kể, nhiều
doanh nghiệp đã vươn lên cạnh tranh với hàng nhập ngoại và thị trường xuất khẩu, cho
phép người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những hàng hóa và dịch vụ tốt hơn và
nhờ đó thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng. Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa mang đến hệ thống sản xuất hiện đại với những máy móc, trang
thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại hơn và những công nghệ
mới này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất phân phối và đưa đến cho xã hội

những dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phù hợp. Điều đó tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc
gia, nhất là các nước đang phát triển.
Xây dựng nền sản xuất, xã hội tiến bộ, việc nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước
và có đường lối lãnh đạo phù hợp là điều có ý nghĩa quyết định. Tất cả những vấn đề này
đòi hỏi phải có vai trị của nhà nước. Nhà nước khơng chỉ đóng vai trị quản lý để bảo vệ
quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm cơng khai, minh
bạch, cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là thúc đẩy phát
triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, bao trùm. Việt Nam cần tiếp tục
đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật, áp dụng một cách hiệu quả những điều kiện trên,
tích cực học hỏi các nước phát triển và ứng dụng sáng tạo phù hợp với đất nước. Khi kết
hợp giữa người dân và sự quản lý đúng đắn của nhà nước, nền kinh tế - xã hội nước ta sẽ
từng bước hiện đại hơn.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Đông (2020), “Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí cơng thương.
2. Lê Quốc Lý, “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn – Vấn đề
và giải pháp”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
3. Phạm Ngọc Dũng, “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn từ lý
luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
4. Chen Hongsu (2020), [Thúc đẩy động lực phát triển mới với sự đổi mới công nghệ],
Kinh tế hàng ngày.
5. Phan Đức Hiếu và Nguyễn Thị Luyến (2018), “Vietnam’s competition policy:
current problems and proposed solutions”, Vietnam law and legal forum magazine.
6. Vũ Thị Thu Hương (2020), “Cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại
và vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 3/2020.
7. Lê Xuân Trường (2019), “Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam”, Tạp chí Tài chính.
8. Vũ Văn Phúc (2015), “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”, Tạp chí cộng sản.
9. Trần Văn Thiện (2019), “Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong
bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0”, Tạp chí cơng thương.
10. Tổng cục Thống kê, />11.“Xu hướng phát triển khoa học cơng nghệ tồn cầu và những vấn đề đặt ra với
Việt

Nam”,

truy

cập

09/07/2021

từ

/>12.“Một số kinh nghiệm rút ra từ mơ hình cơng nghiệp hóa của các nước Đơng Á”,
truy cập 09/07/2021 từ />13. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lenin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.



×