Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI tập lớn môn KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài VAI TRÒ của TÍCH lũy đối với VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.33 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: VAI TRỊ CỦA TÍCH LŨY ĐỐI VỚI VIỆT
NAM HIỆN NAY

Họ và tên SV: LÊ CÔNG SƠN
Lớp tín chỉ : 08
Mã SV
: 11194554
GVHD

: TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2020

1


Mục lục


Lời mở đầu………………………………………………………………..….3



1 Lý luận chung về tích lũy tư bản…………………………………………...4




1.1 Tích lũy tư bản……………………………………………………..…4
1.1.1 Giá trị thặng dư là nguồn gốc của tích lũy………………........4
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mơ tích lũy tư bản………..….5
1.2 Quy luật chung của tích lũy tư bản………………………………..….8
1.2.1 Q trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của
tư bản……………………………………………………………………..8
1.2.2 Q trình tích lũy tư bản là q trình tích tụ và tập trung tư
bản ngày càng tăng……………………………………………………….8
1.2.3 Q trình tích lũy tư bản là q trình bần cùng hóa giai cấp vơ
sản…………………………………………………………………….….9
1.3 Tích tụ tư bản và tập trung tư bản…………………………………...10
2 Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam………………………………………….…..11

2.1 Tại sao phải tích lũy vốn…………………………………………….11
2.2 Vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam…………………………………….12
2.3 Giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy ở Việt Nam……………….….13
2.3.1 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng 13
2.3.2 Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn……………………………13
2.3.3 Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút
vốn đầu tư nước ngoài……………………………………………………………...13
Kết Luận …………………………………………………………………..15
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….…...16

2


Lời nói đầu
Đất nước ta đang trong q trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ
trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính

trị, xã hội, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đó là những thành quả
rất đáng tự hào mà chúng ta có được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và sự vận dụng
sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện
Việt Nam. Chúng ta có xuất phát điểm thấp, tiềm lực kinh tế yếu nên ta đổi mới
với thực tế trình độ kĩ thuật thấp và năng suất lao động chưa cao.
Với mô hình kinh tế hiện đại, vốn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
tăng trưởng kinh tế. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến,
tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu. Cơ cấu sử dụng vốn có tác động
quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Để giữ được nhịp độ phát
triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, một trong những khó
khăn lớn đặt ra là phương thức huy động vốn. Nguồn vốn có thể được huy động
từ tích lũy trong nước và vốn vay nước ngồi.
Bài tiểu luận “Tích lũy tư bản và vận dụng lý luận về tích lũy tư bản vào
thực tiễn Việt Nam” dưới đây sẽ nêu lên những lý luận chung về tích lũy tư bản
và việc vận dụng lý luận đó vào thực tiễn ở nước ta, với nhận thức sâu sắc về
vai trị của việc tích lũy vốn phục vụ phát triển kinh tếđất nước.

3


1 Lý luận chung về tích lũy tư bản
1. 1 Tích lũy tư bản
1.1.1 Giá trị thặng dư là nguồn gốc của tích lũy
“Tích lũy là sự chinh phục thế giới của cải”
Xã hội không thể ngừng tiêu dùng nên khơng thể ngừng sản xuất. Do vậy bất
cứ q trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới khơng ngừng
của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất. Quá trình này là tất yếu
khách quan theo hai hình thức: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở

rộng. Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô
như cũ, đặc trưng cho nền sản xuất nhỏ. Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản
xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước, đặc trưng cho nền sản xuất lớn. Tái sản
xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển hình của chủ nghĩa tư bản mà
hình thái điển hình đó là tái sản xuất mở rộng. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà
tư bản không thể dùng hết giá tri thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng
một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước, gọi là tư bản
phụ thêm. “Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa hay sự
chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản”.(2) Như
vậy thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thăng dư trở
lại thành tư bản, hay là q trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
Ví dụ: Một tư bản với: 100, c/v=4/1, m’=100%
Năm thứ nhất có quy mơ sản xuất là 80c + 20v + 20m
Nếu tái sản xuất giản đơn, nhà tư bản sử dụng hết 20m cho tiêu dùng, thì quy
mơ năm 2 là: 80c + 20v +20m, không thay đổi.
Nếu nhà tư bản không sử dụng hết 20m cho tiêu dùng cá nhân,

4


mà phân thành 10m dùng để tích lũy và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân.
Phần 10m được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mơ sản xuất năm 2 sẽ là:
88c + 22v +22m (m’ vẫn như cũ). Như vậy vào năm 2, quy mô tư bản bất biến
và khả biến, giá trị thặng dư đều tăng lên.
Từ đó cho phép ta rút ra được những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của
chư nghĩa tư bản:
Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư
bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.Trong quá trình tái
sản xuất, lãi m cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động
của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người

cơng nhân.
Thứ hai, q trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng
hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản không những
chiếm đoạt một phần lao động của cơng nhân, mà cịn là người sở hữu hợp
pháp lao động khơng cơng đó. Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
sự lớn lên không ngừng của giá trị. Để thực hiện được điều đó các nhà tư bản
khơng ngừng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản
để bóc lột cơng nhân. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản
buộc phải khơng ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên, điều đó chỉ có
thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Do đó động cơ thúc
đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy luật kinh tế cơ bản của
chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mơ tích lũy tư bản
Quy mơ của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ
phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập. Nếu nhà tư bản
sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào việc tiêu dùngcá nhân nhiều thì khối
lượng giá trị thặng dư dành cho tích luỹ sẽ ít đi. Khi đó quy mơ của tích luỹ tư
bản của nhà tư bản đó sẽ giảm đi và ngược lại, việc tiêu dùng ít đi sẽ làm tăng
khối lượng tích luỹ, khi đó quy mơ tích luỹ sẽ tăng lên. Tích luỹ của chế độ
TBCN nhằm thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư: sản xuất mở rộng thì
chúng càng tăng cường bóc lột cơng nhân, thu được thêm nhiều giá trị thặng
5


dư. Khi đó nhà tư bản càng có vốn mở rộng thêm sản xuất, quy mơ bóc lột càng
tăng lên. Ngồi tiêu dùng xa phí của mình, nhà tư bản cịn phải đối phó với tình
trạng cạnh tranh gay gắt trong xã hội tư bản nên họ đều phải tăng thêm tích luỹ
để mở rộng sản xuất với quy mơ lớn hơn giành nhằm phần thắng cho mình trên
thương trường. Nếu tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó đã cho sẵn,
thì khi đó đại lượng của tư bản

tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định. Vì vậy những
nhân tố quyết định quy mơ của tích luỹ chính là những nhân tố quyết định quy
mô của khối lượng giá trị thặng dư.
Có 4 nhân tố quyết định quy mơ của khối lượng giá trị thặng dư
a) Trình độ bóc lột sức lao động
Mức độ bóc lột sức lao động được nâng cao bằng cách cắt xén vào tiền
công của công nhân. Như vậy công nhân không những bị nhà tư bản chiếm
đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt
xén một phần tiền công. Việc cắt xén tiền công giữ vai trị quan trọng trong q
trình tích luỹ tư bản. Một cách khác để nâng cao mức bóc lột nữa là tăng cường
độ lao động và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và kéo dài
ngày lao động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị
thặng dư tư bản hố, tức là làm tăng tích luỹ. Ảnh hưởng này còn thể hiện ởchỗ
số lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao
động và kéo dài ngày lao động khơng địi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách
tương ứng (khơng địi hỏi phải tăng thêm số lượng cơng nhân, tăng thêm máy
móc, thiết bị mà hầu như chỉ cần tăng thêm sự hao phí ngun liệu).
b) Trình độ năng suất lao động xã hội
Việc nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó
tăng thêm bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hoá. Song vấn đề ở đây là quy
mơ của tích luỹ khơng chỉđược quyết định bởi khối lượng giá trịthặng dư, mà
còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do khối lượng giá trị
thặng dưđó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động tăng sẽ làm
tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy mơ của tích
luỹ. Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá
6


khứ hơn, lao động quá khứđó lại tái hiện dưới hình thái cóích mới, chúng làm
chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy mơ của tư bản

tích luỹ càng lớn. Như vậy năng suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định
đến quy mơ của tích luỹ.
c) Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đều
hoạt động, tức là máy móc tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng
chúng chỉ hao mịn dần, do đó giá tri của chúng được chuyển dần từng phần
vào sản phẩm, vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động máy
móc vẫn có tác dụng khi cịn đủ giá trị. Do đó, nếu khơng kể đến phần giá trị
của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ
khơng cơng đó chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Lực lượng sản xuất xã hội
càng phát triển, máy móc càng hiện đại, phần giá trị của nó chuyển vào sản
phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử
dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng lớn. Do đó tư bản lợi dụng được những
thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều.
d) Quy mô của tư bản ứng trước
Với mức bóc lột khơng đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượng
cơng nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy mơ của tư bản ứng trước, nhất là bộ
phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mơ tích
luỹ cũng càng lớn. Đối với sự tích luỹ của cả xã hội thì quy mơ của tư bản ứng
trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng. C. Marx đã nói rằng tư bản ứng trước chỉ
là một giọt nước trong dịng sơng của sự tích luỹ mà thơi. Tích luỹ dưới chế độ
TBCN làm cho của cải của xã hội ngày càng tập trung vào tay giai cấp tư sản,
người cơng nhân càng bị bóc lột nặng nề, càng tăng thêm thấtnghiệp và nghèo
đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày thêm
sâu sắc hơn. Mặt khác tiêu dùng của người lao động bị hạn chế trong một phạm
vi rất nhỏ hẹp. Một phần lớn thu nhập quốc dân của xã hội TBCN là dùng vào
việc tiêu dùng không sản xuất và tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập
quốc dân dùng vào tích luỹ do đó tương đối ít so với khả năng và đòi hỏi của sự
7



phát triển khách quan của xã hội. Sự chênh lệch đó dẫn đến khủng hoảng kinh
tế sản xuất thừa cóđiều kiện phát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền
sản xuất của xã hội TBCN. Tuy nhiên thành quả kinh tế mà xã hội tư bản đạt
được lại vô cùng to lớn và cóý nghĩa lịch sử quan trọng trong sự phát triển của
xã hội loài người.
1. 2 Quy luật chung của tích lũy tư bản
1.2.1 Q trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Sản xuất bao giờ cùng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao
động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật. Cấu
tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu lao động và khối lượng tư
bản cần thiết để sử dụng các tư liệu đó. Cấu tạo kỹ thuật là cấu tạo hiện vật, nên
nó biểu hiện dưới hình thức: số lượng máy móc, ngun liệu, năng lượng do
công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó
tư bản phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao
động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo
giá trị thay đổi. C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để phản ánh
mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo
kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên
của tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi
theo hướng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên đó biển hiện ở chỗ: bộ phận tư bản
bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tương
đối và tăng tuyệt đối, cịn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm
xuống tương đối. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng
tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều kiện
để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động. Nó
địi hỏi việc sử dụng lao động mới được đào tạo với giá trị sức lao động cao

nhưng năng suất lao động tăng cao lại làm cho hàng hóa kỹ thuật hiện đại giảm
xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng người lao động có trình độ cao, lao động trí
tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả xã hội tiêu cực đối với toàn bộ
8


đội ngũ người lao động làm th.
1.2.2 Q trình tích lũy tư bản là q trình tích tụ và tập trung tư bản ngày
càng tăng.
Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư
bản chủ nghĩa. Tích tụ tư bản và việc tăng quy mơ của tư bản cá biệt bằng
cách tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích
lũy. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong
quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng cho tích tụ
tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản lớn
cá biệt. Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập
riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc
biến tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn. Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở
chỗ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích
tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hóa, cịn nguồn tập trung tư bản là hình
thành trong xã hội. Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản
xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có
quy mơ tư bản xã hội vẫn như cũ. Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư
bản và lao động, còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà
tư bản với nhau. Tập trung tư bản có vai trị rất lớn đối với sự phát triển sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ có sự tập trung tư bản mà tổ chức được một cách
rộng lớn lao động hợp tác, biến q trình sản xuất rời rạc, thủ cơng thành q
trình sản xuất theo quy mơ lớn, hiện đại. Tập trung tư bản không những dẫn
đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng

mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động
tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành địn bẩy mạnh
mẽ của tích lũy tư bản. Q trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do
đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được xã hội hóa, làm cho mâu
thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc.
1.2.3 Q trình tích lũy tư bản là q trình bần cùng hóa giai cấp vơ sản
Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng là một
9


xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do vậy, số cân
tương đối về sức lao động cũng có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên
nhân gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, hay cầu sức lao động giảm một cách
tương đối. Có ba hình thái nhân khẩu thừa: Nhân khẩu thừa lưu động,
nhân khẩu thừa tiềm tàng, nhân khẩu thừa ngừng trệ. Nạn thất nghiệp đã dẫn
giai cấp công nhân đến bần cùng hóa. Bần cùng hóa giai cấp cơng nhân là hậu
quả tất nhiên của q trình tích lũy tư bản. Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng:
bần cùng hóa tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối. Bần cùng hóa tuyệt đối của
cơng nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút. Sự giảm sút này không chỉ xảy ra
trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi tiêu dùng
cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí
sức lao động nhiều hơn.
1.3 Tích tụ tư bản và tư bản tập trung
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng
lên thơng qua q trình tích tụ và tập chung tư bản.
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mơ tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích tụ tư
bản. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu tái sản xuất trở mở rộng, của sự ứng
dụng khoa học kỹ thuật; mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư
trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng thực hiện

cho tích lũy tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn
hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những địn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư
bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết, sự tự nguyện hay sáp nhập các tư
bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản
tiền nhàn dỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có điểm giống nhau là đều làm tăng quy
mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có điểm khác nhau:

10


Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm
tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mơ của tư bản xã hội. Cịn
nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập
trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô
của tư bản xã hội.
Hai là, tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản
và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mơ
của tích tụ tư bản. Cịn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh
trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời nó cũng tác động đến mối quan
hệ giữa tư bản và lao động.
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư
bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh
gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều
kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư
bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ tư bản và tập trung tư bản làm cho
tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự
phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng

được xí nghiệp lớn sử dụng được kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại.
Như vậy, q trình tích lũy tư bản gắn với q trình tích tụ và tập trung tư
bản ngày càng tăng, do đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất
xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày
càng sâu sắc thêm.
2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam
2.1 Tại sao phải tích lũy vốn
Trong đường lối CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII của Đảng đề ra, vấn đề
tích luỹ vốn để tiến hành CNH, HĐH có tầm quan trọng đặc b iệt cả về phương
pháp, nhận thức chỉ đạo thực tiễn. Ai cũng biết rằng để CNH, HĐH cần phải có
vốn. Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất
phát rất thấp, trong khi đó tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lại phải cần
nhiều vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy đất nước và khu vực đã thoát
khỏi khủng hoảng, nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo, chậm phát triển thì
11


vấn đề tích lũy vốn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa tiên quyết
đối với tồn bộ q trình xây dựng, tại đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã
khẳng định: “luôn chủ trương tự lực cánh sinh xây dựng, phát triển kinh tế,
công nghiệp tích lũy vốn từ nội bộ kinh tế là chủ yếu”. Nhiều chuyên gia quốc
tế đã cho rằng Việt Nam muốn phát triển và đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì
phải nỗ lực huy động và tích lũy vốn trong nước, tăng cường có hiệu quả với
nguồn nước ngồi và đầu tư có hiệu quả cao. Nhưng đất nước ta đang đứng
trước một bài tốn vơ cùng nan giải đó là tình trạng thiếu vốn về mọi mặt (vốn
lao động, vốn tín dụng, vốn đầu tư phát triển) cần phải giải đáp của nền công
nghiệp: muốn phát huy tối đa nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo bồi
dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
thì phải đầu tư cho GDP đẩy nhanh ứng dụng khoa họ công nghệ vào sản xuất
cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng khơng thể thiếu vai trị của vốn. Theo Marx

“sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản, nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải
làm cho tư bản ngày càng tăng lên mãi và hẳn không thể nào tiếp tục làm cho
tư bản đó ngày một tăng lên được nếu khơng có một sự tích lũy ngày càng
nhiều thêm”.
2.2 Vấn đề tích tích lũy vốn ở Việt Nam
Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng còn thiếu thốn thì q trình tích
lũy vốn cịn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh
tế dẫn đến việc tổ chức doanh nghiệp khơng thể phát huy hết khả năng của
mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn khơng đạt được hiệu quả. Từ khi
chuyển đổi nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiệ rõ rệt, thu nhập
quốc dân tăng lên…tuy nhiên nó vẫn cịn q nhỏ bé so với nền kinh tế thế
giới. Một trong những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp. Thực tế
cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp,
nhiều hộ gia đình và khơng ít doanh nghiệp cịn đầu tư chưa hiệu quả, nguồn
vốn khơng được ln chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của nhà nước
tăng lên nhưng cịn dàn trải, lãng phí, thị trường vốn, tiền tệ chậm phát triển, lãi
suất tín dụng chưa phù hợp với việc đẩy mạnh q trình tích tụ và tập trung
12


vốn, vì thế cịn hạn chế đầu tư phát triển. Việc quản lý sử dụng vốn cịn phân
tán, khơng tập trung tối đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài vật lực để giải quyết
những cơng trình thiết yếu của nền kinh tế. Tuy nhiên sự phát triển nhanh
chóng của thị trường chứng khoán cho thấy đây là một kênh huy động vốn thật
sự hấp dẫn và rất đáng kể.
2.3 Giải pháp thúc đẩy q trình tích lũy ở Việt Nam
2.3.1 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.
Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm
sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác định

cho được quan hệ giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy và
tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiện
được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn định mà
cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu
cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải khuyến khích mọi
người khơng ngừng tiết kiêm, tích lũy.
2.3.2 Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ
từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho
các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh
nghiệp nhà nước, chính phủ khơng nên cấp vốn toàn bộ mà nên tiến hành cổ
phần hố doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng
vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hố mà tạo điều kiện cho các
chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của họ từ
đó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn. Việc đồng vốn có được sử dụng
hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì thế cần
phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao.
Đồng thời nhà nước cũng cần phải xem xét lại mơ hình tổ chức quản lý,
chúýđến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể phát huy
mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt nguồn
vốn FDI trong khu vực cũng như trên thếgiới thì việc thiết lập một cơ chế tổ
13


chức gọn nhẹ khơng chồng chéo có hiệu quả cũng tạo ra khả năng cạnh tranh
lớn.
2.3.3 Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư
nước ngồi.
Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽđóng vai trị quan trọng để

giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư
phát triển và cho phát triển cơng nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ, tích
tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý nghĩa
thực tiễn lớn lao. Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thơng qua các tổ
chức tín dụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệuquả tương
đối cao do có thể thu hút được vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân. Để thực hiện
được ngày càng tốt các nghiệp vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tựđổi
mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệm qua bưu
điện cải tiến các thủ tục đảm bảo an toàn bí mật vàổn định cho tiền gửi của
khách hàng, đồng thời chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãi suất nhằm
thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn dỗi trong dân. Đặc biệt là hệ thống ngân
hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ và tập
trung vốn được thuận tiện. Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn
trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản cơng cịn bỏ
phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta
tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Cần nghiên cứu lại các
quy định vềđất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà với các tổ chức thị trường
liên quan. Trong thời gian tới phải tìm cách để khai thác cao nhất hiệu quả
nhất nguồn vốn từ tài sản cơng. Đó là cơ sở vật chất trực tiếp sẵn có mà chúng
ta có thể huy động bằng cả hiện vật hoặc huy động bằng tiền trởthànhnguồn thu
trực tiếp của ngân sách Nhà nước là cơ sở ban đầu cần thiết để gọi vốn đầu tư
nước ngoài. Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút
vốn thông qua thị trường chứng khốn. Đây là hình thức tích tụ và tập trung
vốn rất có hiệu quảđang được các nước phát triển áp dụng. Chính thị trường
chứng khốn là một hình thức của thị trường vốn, và nếu thị trường chứng
14


khốn hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnhmẽ của nền
kinh tế. Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hồn cảnh hiện nay khi

nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai
trịđặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu
tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp cóý nghĩa vơ
cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế mà chúng ta
cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốn của các
nước phát triển.

Kết luận
Qua lý luận tích lũy tư bản, ta thấy rằng cùng với sự phát triển của xã hội, tích
lũy ngày càng đóng vai trị cần thiết. Nhờ tích lũy mà của cải xã hội không
ngừng tăng lên. Tuy nhiên trong từng giai đoạn lịch sử tích lũy lại mang những
bản chất khác nhau: dưới chủ nghĩa tư bản, tích lũy là phương tiện để giai cấp
tư sản bóc lột lao động làm thuê, tích lũy càng nhiều lao động làm thuê càng bị
bóc lột nặng nề gây mâu thuẫn đối kháng khơng thể giải quyết được, trong chủ
nghĩa xã hội, tích lũy là phương tiện làm tăng của cải, tích lũy càng cao thì đời
sống của nhân dân càng được cải thiện. Riêng đối với Việt Nam, để đạt những
thuận lợi cùng với việc vượt qua những thách thức trong công nghiệp hiện đại
hóa đất nước, trước hết phải có nguồn vốn dồi dào và quan trọng là việc sử
dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả.Sự phát triển bền vững và liên tục của
nền kinh tế cũng tạo áp lực, thách thức địi hỏi mỗi người dân, mỗi doanh
nghiệp…khơng chỉ biết làm giầu cho mình mà cịn phải làm giầu cho toàn xã
hội.Quy luật cạnh tranh đã bắt buộc bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải
không ngừng mở rộng vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Mà con đường
duy nhất là phải tích lũy ngày càng nhiều hơn để tái sản xuất mở rộng.
Mặt khác việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi sẽ có tác động rất lớn. Có như
vậy chúng ta mới từng bước thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, sớm đạt
mục tiêu dân giàu nước mạnh.

15



Tài liệu tham khảo
. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-lênin.
. />. Giáo trình triết học Mác-lê nin.

16



×