Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận quản trị chất lượng GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.76 KB, 8 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Lớp: Thạc sĩ QLGD
ĐỀ BÀI:
Phân tích đầu vào và bối cảnh có ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở
giáo dục bạn đang cơng tác. Có dẫn chứng cụ thể.
BÀI LÀM:
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng
giáo dục. Từ quan niệm “Chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”, có thể hiểu
“Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục”. “Chất lượng giáo
dục mầm non là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non”; “Chất lượng cơ
sở giáo dục mầm non là mức độ đáp ứng của cơ sở giáo dục mầm non đối với
các yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non được quy định theo Luật Giáo dục”
Ở đây, mục tiêu giáo dục được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả triết lý giáo
dục, định hướng, mục đích của cả hệ thống giáo dục và sứ mạng, các nhiệm
vụ cụ thể của cơ sở giáo dục. Nó thể hiện những địi hỏi của xã hội đối với con
người - nguồn nhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo.
Để bảo đảm chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, mỗi nhà
trường cần quản lý tốt chất lượng “Đầu vào”, quản lý tốt quá trình hoạt động
giáo dục, quản lý tốt chất lượng “Đầu ra” và luôn chú ý đến sự tác động của yếu
tố bối cảnh cụ thể.
Sau đây em xin phân tích đầu vào và bối cảnh có ảnh hưởng đến chất
lượng trường Mầm non Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nơi em
đang cơng tác:
1. Đầu vào có ảnh hưởng đến chất lượng trường mầm non Nguyệt Đức:
Đầu vào hay còn gọi là các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục là các
yếu tố nguồn lực tác động và phục vụ cho hoạt động dạy - học như cơ chế chính
1


sách; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trẻ; chương trình giáo dục; nguồn tài


chính, các nguồn thu; cơ sở vật chất, kỹ thuật, học liệu, trang thiết bị... Những
yếu tố đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Về Cơ chế chính sách:
Tại Điều 23, Luật Giáo dục (2019): “Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Như vậy,
xã hội đã đặt ra những yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
và đòi hỏi ngành giáo dục phải đáp ứng được mục tiêu đó. Một trường chỉ được
cơng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mà trường đó đáp ứng được các yêu cầu
của xã hội và các mục tiêu theo quy định. Để bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ, mỗi nhà trường cần quản lý tốt chất lượng “Đầu vào”,
quản lý tốt quá trình hoạt động giáo dục, quản lý tốt chất lượng “Đầu ra” và luôn
chú ý đến sự tác động của yếu tố bối cảnh cụ thể.
Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành đã
kịp thời có những chỉ đạo sát sao, đảm bảo sát thực, khả thi. Về hoạt động
chuyên môn, ngay từ đầu năm học, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào
tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã điều chỉnh các mục tiêu, nội dung giáo
dục phù hợp với bối cảnh thực tế từng đơn vị và chỉ đạo triển khai thực hiện
hiệu quả các nội dung đã đề ra.
Ngành cũng khuyến khích các nhà trường triển khai các chủ đề với các
nội dung linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển đầy đủ các lĩnh
vực theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện chương trình giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, nhiều trường học đã triển khai thực hiện xây dựng
môi trường giáo dục trong và ngồi lớp học mang tính mở, đáp ứng nhu cầu vui
chơi trải nghiệm cho trẻ. Trẻ đến trường được bảo đảm an toàn cả về thể chất và
tinh thần, khơng có hiện tượng bạo hành trẻ, tai nạn, thương tích, dịch bệnh,
ngộ độc xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non.
* Cơ sở vật chất:
2



Nhà trường hiện có 2 khu, khn viên chật hẹp, khơng có các phịng chức
năng như văn phịng, phịng âm nhạc, phịng Kismat... Các phịng học chật hẹp,
khơng đúng quy cách, chỉ một số phịng có cơng trình vệ sinh khép kín và đã
xuống cấp nghiêm trọng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường còn nghèo nàn, thiếu về số
lượng và kém về chất lượng. Không đảm bảo, khơng đủ quy mơ về diện tích
theo quy định. Do nhà trường có 2 khu, đều được xây dựng đã lâu năm, các hạng
mục cơng trình đều xuống cấp, nền nhà các phịng lớp đều bong chóc, cơng trình
vệ sinh trật hẹp, khơng phù hợp. Chưa có các phịng chức năng riêng như văn
phịng, phịng âm nhạc, hội trường... Có 4 lớp học hiện đang mượn nhờ của khu
nghĩa trang của xã đã bị xuống cấp, dột nát không đáp ứng các hoạt động giáo
dục; sân chơi cho trẻ hoạt động q hẹp... Số lượng phịng học q ít chưa đáp
ứng được nhu cầu ra lớp của trẻ trên địa bàn. Hệ thống bếp ăn tạm bợ, không đạt
tiêu chuẩn bếp ăn một chiều. Đồ dùng đồ chơi của nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 3-4
tuổi; 4-5 tuổi còn thiếu nhiều danh mục, đồ dùng trang bị cho bán trú cịn thiếu
và chưa hiện đại. Khơng đáp ứng đủ u cầu dạy và học, phục vụ sinh hoạt vui
chơi cho trẻ.
* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Giáo viên mầm non là người trực tiếp thực hiện các ý tưởng của chương
trình giáo dục, khích lệ cho trẻ hoạt động nhằm đạt các mục tiêu giáo dục, đóng
vai trị quan trọng trong việc thiết kế các giờ học, tạo ra nguồn thông tin phản
hồi cho lãnh đạo cơ sở giáo dục và các cơ quan chỉ đạo cấp trên, là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo, giáo viên luôn luôn được đánh giá là thành tố, là
động lực quan trọng hàng đầu của quá trình dạy học. Do vậy chất lượng giáo
viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Theo quan
niệm “Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục”, chất lượng
giáo viên phải được thể hiện ở sự đáp ứng được những xu hướng đổi thay và
thách thức mà ngành giáo dục đã đặt ra.


3


Trường mầm non Nguyệt Đức có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên u
nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất
nghề nghiệp.
Cùng tâm niệm và khát khao được “truyền cảm hứng cho trẻ thơ một
niềm đam mê học tập”, cũng như khơi dậy tối đa tiềm năng của các bé, đội ngũ
giáo viên, cán bộ nhân viên của trường luôn nghiên cứu, tìm tịi, phát triển và
đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc - ni dưỡng - giáo dục để
khơng phụ lịng tin u mà các bậc phụ huynh đã gửi gắm.
* Phương pháp và chương trình giáo dục:
Phương pháp giáo dục của Trường mầm non Nguyệt Đức là “lấy trẻ làm
trung tâm, tôn trọng sự khác biệt và khả năng thiên bẩm của trẻ” nhằm hướng
đến mục tiêu cho trẻ “Độc lập, tự tin, sáng tạo, chủ động, hợp tác, ham học
hỏi và giàu lòng nhân ái”.
Nội dung giáo dục của nhà trường được xây dựng bảo đảm phù hợp với sự
phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo
dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính
trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên;
yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp;
ham hiểu biết, thích đi học. Chủ yếu là thơng qua việc tổ chức các hoạt động vui
chơi để giúp trẻ em phát triển tồn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên,
khích lệ.
Trường mầm non Nguyệt Đức thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm
non hiện hành, giúp trẻ phát triển các lĩnh vực, gồm:
- Thể chất: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt, nói đủ câu, truyền đạt để
người khác hiểu.
- Nhận thức: Khả năng nhận thức tốt, có thể tìm hiểu và học hỏi khi gặp

vấn đề mới.
- Tình cảm - xã hội: Biết quan tâm, yêu thương mọi người xung quanh, có
khả năng giao tiếp và hoạt động theo nhóm.
4


- Thẩm mỹ: Biết đánh giá cái đẹp, cái chưa đẹp. Biết yêu và tôn vinh cái
đẹp trong cuộc sống.
Chương trình giáo dục bổ trợ được kết hợp hài hịa với chương trình giáo
dục mầm non quốc gia, bao gồm:
- Ngoại ngữ: Bên cạnh việc hoàn thiện khả năng phát triển ngơn ngữ mẹ
đẻ, Trường mầm non Nguyệt Đức cịn hướng dẫn cho trẻ làm quen với Tiếng
Anh thông qua môi trường học tập, vui chơi bằng phương pháp giảng dạy lôi
cuốn, hấp dẫn được thực hiện bởi các giáo viên yêu trẻ, tâm huyết với nghề.
- Nghệ thuật: Với mong muốn mở ra cơ hội mới cho tất cả những bé yêu
thích nghệ thuật, Trường mầm non Nguyệt Đức là nơi khơi nguồn và bồi dưỡng
những tiềm năng nghệ thuật giúp cho bé trở nên tự tin để thỏa sức phát triển
năng khiếu của mình thơng qua các chương trình Triển lãm nghệ thuật.
- Kỹ năng sống: Hình thành các kỹ năng để các bé luôn độc lập, tự chủ
ứng phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Tham gia hoạt động ngoại khóa: Giúp các bé hào hứng, tự do khám phá,
hịa nhập với thế giới xung quanh. Từ đó, các bé được rèn kỹ năng tổ chức, hợp
tác và chia sẻ, xây dựng lòng can đảm, sự tự tin và tinh thần đồng đội.
* Tôn trọng và thu hút cộng đồng tham gia tích cực.
Hiện nay, nhận thức của người dân về bậc học mầm non nên tỷ lệ đến
trường của trẻ tăng cao hơn trước, nhà nước quan tâm đến vấn đề phổ cập
GDMN có nghĩa là tất cả trẻ ở lứa tuổi mầm non bao gồm Nhà trẻ, Mẫu giáo
đều được đến trường lớp.
Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong cơng tác
chăm sóc, giáo dục trẻ trở thành việc làm thường xuyên. Vào đầu năm học, nhà

trường phối hợp với phụ huynh lựa chọn mục tiêu giáo dục trên cơ sở các mục
tiêu của độ tuổi.
Trên cơ sở lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh và học sinh, giáo viên xây
dựng phiếu đánh giá trẻ thông qua từng mục tiêu của kế hoạch giáo dục trình
chun mơn nhà trường trước tháng 9 hàng năm và gửi phiếu cho từng phụ
huynh từ đầu năm học. Sau khi thực hiện xong chủ đề, cuối học kỳ, giáo viên
5


chủ động phối hợp với phụ huynh đánh giá trẻ đạt hay chưa đạt từng mục tiêu để
theo dõi nhằm phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường của
trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội
dung và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ... Điều đó đã làm thay đổi suy
nghĩ, nhận thức của phụ huynh về cơng tác chăm sóc trẻ, từ đó khơng chỉ nâng
cao hiệu quả việc chăm sóc trẻ trên lớp mà cịn phối hợp để giáo dục, chăm sóc
trẻ ở nhà”.
Phụ huynh và xã hội ngày càng mong muốn con em mình được phát triển
bắt kịp với trẻ em thế giới. Điều đó địi hỏi nhà trường phải xây dựng được mơi
trường giáo dục với chương trình học tập hiện đại tiên tiến, đội ngũ giáo viên
chuyên nghiệp. Giáo viên mầm non cần cập nhập những đổi mới trong giảng
dạy để tạo ra một môi trường tốt nhất cho trẻ. Không chỉ đơn thuần là trông và
dạy trẻ như trước đây, hiện nay mỗi giáo viên đều phải trau dồi kiến thức để trở
thành một người nghệ sĩ thực thụ. Kỹ năng sư phạm tốt để trẻ để trẻ có thể thoải
mái chia sẻ cách nghĩ của mình, để trẻ coi giáo viên là một người bạn thực sự.
2. Bối cảnh có ảnh hưởng đến chất lượng trường mầm non Nguyệt Đức:
Bối cảnh là mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội, văn hố, tơn giáo, khoa
học - cơng nghệ, văn hóa địa phương; các đặc điểm của nhà trường (mơi trường
sư phạm) nơi diễn ra hoạt động giáo dục và các xu thế của thời đại,... Các yếu tố
này có thể tạo thuận lợi, hoặc gây khó khăn cho hoạt động dạy - học và để quản
lý hiệu quả hoạt động dạy học chúng ta cần lưu ý tới các yếu tố này. Cần xem

xét bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hố, tơn giáo, khoa học - cơng nghệ,...
của địa phương; cần có biện pháp nắm bắt khả năng tham gia giáo dục của cha
mẹ trẻ, cộng đồng với thái độ cụ thể như thế nào,...
Tại Điều 23, Luật Giáo dục (2019): “Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Như vậy,
xã hội đã đặt ra những yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
và đòi hỏi ngành giáo dục phải đáp ứng được mục tiêu đó. Một trường chỉ được
cơng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mà trường đó đáp ứng được các yêu cầu
6


của xã hội và các mục tiêu theo quy định. Để bảo đảm chất lượng ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ, mỗi nhà trường cần quản lý tốt chất lượng “Đầu vào”,
quản lý tốt quá trình hoạt động giáo dục, quản lý tốt chất lượng “Đầu ra” và luôn
chú ý đến sự tác động của yếu tố bối cảnh cụ thể.
Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành đã
kịp thời có những chỉ đạo sát sao, đảm bảo sát thực, khả thi. Về hoạt động
chuyên môn, ngay từ đầu năm học, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào
tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã điều chỉnh các mục tiêu, nội dung giáo
dục phù hợp với bối cảnh thực tế từng đơn vị và chỉ đạo triển khai thực hiện
hiệu quả các nội dung đã đề ra. Ngành cũng khuyến khích các nhà trường triển
khai các chủ đề với các nội dung linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhằm giúp trẻ phát
triển đầy đủ các lĩnh vực theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Thực
hiện chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhiều trường học đã triển khai
thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trong và ngồi lớp học mang tính mở,
đáp ứng nhu cầu vui chơi trải nghiệm cho trẻ. Trẻ đến trường được bảo đảm an
tồn cả về thể chất và tinh thần, khơng có hiện tượng bạo hành trẻ, tai nạn,
thương tích, dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Trường mầm non Nguyệt Đức là trường công lập nằm trên địa bàn xã

Nguyệt Đức. Là một xã thuần nơng, có điều kiện về tình hình chính trị, xã hội
ổn định, điều kiện kinh tế, đời sống nhận dân cịn khá khó khăn. Tuy nhiên
người dân địa phương có truyền thống hiếu học, vì vậy giáo dục tại địa phương
luôn được đặt “là quốc sách hàng đầu”. Trong điều kiện thực trạng về kinh tế
cịn khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương và nhân đân đầu tư
kinh phí cho giáo dục, trong đó trường mầm non Nguyệt Đức đang được xây
dựng tập trung tại 1 điểm theo thiết kế trường đạt chuẩn quốc gia tại trung tâm
của xã trên khu đất có diện tích 2,53 ha dự kiến đưa vào hoạt động vào đầu năm
học 2022-2023.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường còn nghèo nàn, thiếu về số
lượng và kém về chất lượng. Không đảm bảo, không đủ quy mô về diện tích
theo quy định. Do nhà trường có 2 khu, đều được xây dựng đã lâu năm, các hạng
7


mục cơng trình đều xuống cấp, nền nhà các phịng lớp đều bong chóc, cơng trình
vệ sinh trật hẹp, khơng phù hợp. Chưa có các phịng chức năng riêng như văn
phịng, phịng âm nhạc, hội trường... Có 4 lớp học hiện đang mượn nhờ của khu
nghĩa trang của xã đã bị xuống cấp, dột nát không đáp ứng các hoạt động giáo
dục; sân chơi cho trẻ hoạt động quá hẹp... Số lượng phịng học q ít chưa đáp
ứng được nhu cầu ra lớp của trẻ trên địa bàn. Đồ dùng đồ chơi của nhóm trẻ và
lớp mẫu giáo 3-4 tuổi; 4-5 tuổi còn thiếu nhiều danh mục, đồ dùng trang bị cho
bán trú còn thiếu và chưa hiện đại.
Số trẻ trong địa bàn đơng, số phịng học chưa đáp ứng được, từ đó sĩ số
từng lớp đơng so với quy định của Điều lệ, gây áp lực cho Ban giám hiệu nhà
trường và giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục.
Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương chưa
đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm đồ dùng, đồ chơi, cũng như việc bố trí vốn xây
dựng cơ sở vật chất chưa đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục; tỷ lệ giáo viên/lớp ở nhà

trường còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Tất cả đang là rào cản cho việc phát
triển cũng như chất lượng của nhà trường.
Cùng với đó, chất lượng giáo viên hiện nay khơng chỉ được giới hạn ở
việc dạy được các môn học trong nhà trường mà còn phải đảm nhiệm được sứ
mệnh của một nhà giáo dục: xây dựng tính cách, thái độ tích cực và tạo dựng các
giá trị cho trẻ và thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục khác. Sự tự tin, cách ứng
xử và hiểu biết của bé về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng môi trường giáo dục và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên, bé và gia
đình.

8



×