Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần chế tạo bơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.97 KB, 77 trang )

Chuyên đề tốt nghiệ

LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều
kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà
quản lý các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát
triển sản xuất.
Trong q trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp ln coi nguyên vật liệu
trong đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị
trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử
dụng sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp khơng hề tính
đến các nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh
hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này
đang diễn ra đối với tất cả các nước có nền cơng nghiệp phát triển và các nước có
nền cơng nghiệp chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện
lao động và hạnh phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về mơi trường
cũng bị lãng qn. Điều này địi hỏi tổ chức Cơng đồn, các nhà chính trị - xã hội,
các phong trào phi chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân
bằng giữa việc làm, tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người
lao động.
Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện,
được nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều
kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao
động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm .................” để từ đó có lời khuyên,
góp ý tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người
sử dụng lao động hài lòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức lao động tại Công ty
- Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố : ánh


sáng, tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, hơi khí độc
- Tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là
người lao động trực tiếp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp sau :

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
- Phương pháp hồi cứu số liệu về điều kiện lao động tại các phân xưởng sản
xuất, thống kê báo cáo về tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn 82 người lao
động trực tiếp tại phân xưởng Đúc.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu :
- Quá trình hình thành và phát triển, tình hình sản xuất, đặc điểm bộ máy tổ
chức quản lý của Cơng ty, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố điều kiện lao động được tiến hành theo
phương pháp hồi cứu thu thập số liệu của phòng Quản lý chất lượng năm 2009
 Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
 Các yếu tố vi khí hậu : nhiêt độ, độ ẩm, tốc độ gió
 Các chỉ số về bụi
 Các chỉ số về hơi khí độc
- Đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó nội dung
chính được chia làm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp

Chương II : Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần
chế tạo Bơm Hải Dương
Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong
Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Mai; các cán bộ phịng Quản lý chất lượng, phịng Kế
tốn – tài vụ và đặc biệt là phòng Tổ chức Lao động đã tạo điều kiện thuận lợi để
chuyên đề này được hồn thành.
Vì khoảng thời gian thực tập tại Cơng ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
chỉ kéo dài 15 tuần, nên những nhận định về điều kiện lao động và các biện pháp cải
thiện điều kiện lao động có thể cịn nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ

Chương I
Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong
doanh nghiệp
1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về điều kiện lao động
Lao động tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con
người. Khơng những thế lao động cịn là điều kiện cần thiết để con người khỏe
mạnh. Tuy nhiên, lao động phải dựa trên cơ sở có khoa học có nghĩa là trong q
trình lao động, cơ thể phải thích ứng với tốt nhất với mơi trường xung quanh cũng

như điều kiện lao động.
Khái niệm điều kiện lao động đã được nói đến nhiều trong các cơng trình
khoa học trong và ngoài nước với nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng đều thống
nhất ở khái niệm : “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi
trường làm việc bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động
lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động,
sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện
tại cũng như về lâu dài.”
1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và bộ mơn Tổ chức lao
động khoa học nói riêng, điều kiện lao động trong thực tế hiện nay rất phong phú và
đa dạng. Người ta phân các nhân tố của điều kiện lao động thành 5 nhóm là : nhóm
điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phịng bệnh của mơi trường,
nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều
kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động gồm các yếu tố :
 Sự căng thẳng về thể lực
 Sự căng thẳng về thần kinh
 Nhịp độ lao động
 Tư thế lao động
 Tính đơn điệu của lao động
1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phịng bệnh của mơi trường

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ

Điều kiện để đảm bảo thường xuyên sức khỏe và khả năng làm việc của con
người ở mức độ cao là sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất với các quy luật về vệ
sinh phòng bệnh của mơi trường gồm :
 Vi khí hậu
 Tiếng ồn, rung động, siêu âm
 Mơi trường khơng khí
 Tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion hóa và chiếu sáng
 Sự tiếp xúc với dầu mỡ, hóa chất độc
 Phục vụ vệ sinh và sinh hoạt
Nhóm điều kiện vệ sinh phịng bệnh của môi trường là nhân tố quan trọng để
nâng cao nâng suất lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động
Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động có tác dụng lớn đối với tâm lý người
lao động. Thẩm mỹ của lao động tạo nên sự yên tâm và phấn khởi cho người lao
động. Trang thiết bị thuận tiện sử dụng và có hình dáng, bố trí đẹp, nhà xưởng, cảnh
quan xung quanh phù hợp với quá trình sản xuất sẽ có tác dụng làm tăng chất lượng
của sản phẩm làm ra, giảm bớt phế phẩm, tăng năng suất lao động. Nhóm điều kiện
thẩm mỹ của lao động bao gồm các yếu tố :
 Bố trí khơng gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ
 Sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu của thẩm mỹ
 Một số nhân tố khác của thẩm mỹ : âm nhạc, trang trí, cảnh quan mơi trường
1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì con người ln muốn
nhận được nhiều thứ từ cơng việc chứ khơng phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn
thấy, họ muốn thỏa mãn các nhu cầu được quan hệ với những người khác để có thể
thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác, họ muốn được tơn
trọng, được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện
thực hoặc đạt được các thành tích mới. Vì vậy, các nhà quản lý cần cải thiện nhóm
điều kiện tâm lý xã hội gồm :
 Bầu khơng khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen

thưởng và kỷ luật
 Điều kiện để thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy sáng
kiến
1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi gồm các yếu tố :
 Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
 Độ dài thời gian nghỉ, hình thức nghỉ
1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Mục đích của cải thiện điều kiện lao động là đạt kết quả lao động đồng thời
đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, phát triển tồn diện người lao động
và góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động, giúp doanh nghiệp
phát triển.
Với mục đích đó, có nhiều lý do để nói rằng cải thiện điều kiện lao động là
quan trọng và cần được quan tâm trong doanh nghiệp. Trong đó có ba lý do chủ yếu
là :
Thứ nhất, cải thiện điều kiện lao động đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây
dựng doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có
đứng vững trong sự phát triển của kinh tế hay khơng một phần quan trọng là có con
người khỏe mạnh hay không. Nhiệm vụ của cải thiện điều kiện lao động là nhằm
bảo vệ sức khỏe,an toàn cho người lao động. Khi điều kiện lao động tốt có nghĩa là
con người được đảm bảo về mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và ln đáp ứng u cầu của
cơng việc, nói cách khác là đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ hai, cải thiện điều kiện lao động tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp bởi vì một trong những phương
pháp cải thiện điều kiện lao động là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo
một mơi trường làm việc an tồn cho người lao động. Mặt khác, cải thiện điều kiện
lao động cịn là tạo mơi trường làm việc lành mạnh giúp người lao động có thể tác
động đến chính cơng việc của họ, đến các kỹ năng quản lý, các khả năng phát triển
và học hỏi trong công việc của từng người nên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp
áp dụng phương thức quản lý mới.
Thứ ba, cải thiện điều kiện lao động là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiêp. Cải thiện điều kiện lao động nhằm tạo ra một nơi
làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động giúp người lao động có được
trạng thái tối ưu để làm việc, từ đó làm tăng năng suất lao động nên tiết kiệm được
lao động sống trên một đơn vị sản phẩm giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh và tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Hơn nữa, cải thiện điều kiện lao
động cũng là tạo thương hiệu cho doanh nghiệp giúp thu hút được nhiều lao động
giỏi đến với doanh nghiệp.
Từ những lý do trên có thể thấy được vai trò quan trọng của cải thiện điều
kiện lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thường xuyên

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
quan tâm và đưa ra thảo luận tại các cuộc trao đổi khi xây dựng chương trình, chiến
lược phát triển của doanh nghiệp.
2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động
2.1. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát là phương pháp dùng phương tiện kỹ thuật đo lường
để ghi chép, theo dõi về hiện trạng các yếu tố điều kiện lao động, tương ứng với nó

là ghi chép các mức đọ tác động lên trạng thái cơ thể con người trong quá trình làm
việc.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép đánh giá chính xác về điều kiện lao
động, biết được ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện lao động lên trạng thái sức khỏe
của người lao động, biết được nguyên nhân gây ra các điều kiện không tốt đối với
người lao động, biết được mức độ ảnh hưởng của điều kiện lao động – mức độ nặng
nhọc của lao động. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian và chi
phí.
Mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động là mức độ ảnh hưởng của tổng thể
các yếu tố thuộc môi trường làm việc lên trạng thái, chức năng cơ thể của con người
và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tái sản xuất của người lao động.
Tùy thuộc vào tình hình phát triển của mỗi quốc gia, mức độ nặng nhọc của
điều kiện lao động ở mỗi quốc gia gồm nhiều loại khác nhau. Ở Việt Nam, Viện
Khoa học lao động và các vấn đề xã hội của Bộ Lao động đã chia mức độ nặng
nhọc của điều kiện lao động thành 6 loại sau :
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động nhẹ nhàng thoải
mái, những công việc loại này thường có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm
việc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao
động và mức tiêu chuẩn sinh lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể của người
lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 3 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động tương đối
không thuận lợi hoặc có một số yếu tố tiêu chuẩn vượt mức cho phép ở mức không
đáng kể, khả năng làm việc của người lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi
tâm sinh lý trong quá trình lao động được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của
người lao động cũng như trước mắt không bị ảnh hưởng đáng kể.


Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 4 là công việc mà dưới tác động của những yếu tố điều kiện
không thuận lợi (độc hại và nguy hiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng của
trạng thái tiền bệnh lý và tới hạn của những người thực sự khỏe mạnh, khả năng làm
việc của người lao động bị ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định và sức khỏe giảm
sút. Những cơng việc này khơng thích hợp với những người kém sức khỏe hoặc
mắc bệnh.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 5 là những trường hợp khi người lao động làm việc trong những
điều kiện rất không thuận lợi, xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần, cường độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng
thẳng,… Phản ứng đặc trưng của cơ thể ít nhiều chuyển sang trạng thái bệnh lý sau
lao động, cần có thời gian dài để phục hồi các chức năng bị rối loạn do lao động
sinh ra. Ở những công việc này tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp cao.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 6 khi lao động được tiến hành trong những điều kiện lao động rất
nặng nhọc, độc hại, các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao
ở xấp xỉ ngưỡng chịu đựng tối đa cho phép của cơ thể, thời gian làm việc quá dài. Ở
những công việc loại này sẽ làm phản ứng đặc trưng của trạng thái chức năng cơ thể
chuyển sang trạng thái bệnh lý, mất đi khả năng bảo vệ và đền bù.
2.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp đánh giá điều kiện lao động dựa theo báo cáo định kỳ về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe của người lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan

đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài
làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình
thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được chia thành 3 loại : tai nạn
lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, ngồi con số tuyệt đối thống kê được,
người ta còn xác định tần suất tai nạn lao động :
KTNLĐ = n/N * 1000
Trong đó : n : số trường hợp bị tai nạn lao động trong doanh nghiệp
N : tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị : phần nghìn (%0).

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
- Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề
nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh ra bệnh là do tác hại
thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là do
sự suy yếu dần về sức khỏe gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của
các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
Đánh giá tình hình mắc bệnh nghề nghiệp người ta dùng chỉ tiêu tần suất
mắc bệnh nghề nghiệp :
KBNN = m/N * 1000
Trong đó : m : số người mắc bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp
N: tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị : phần nghìn (%0).
Thơng qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có

thể đánh giá tình hình tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp
cao hay thấp, giảm hay tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp đang đề ra chiến dịch
“K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến không xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh trong sản xuất
3.1. Chiếu sáng trong sản xuất
3.1.1. Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất
Trong sản xuất, ánh sáng là một yếu tố quan trọng, không những ảnh hưởng
đến sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm.
Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện tử, trong đó, ánh sáng tự nhiên
là ánh sáng ban ngày do mặt trời chiếu sáng thích hợp và có tác dụng tốt đối với
sinh lý con người, ánh sáng nhân tạo được phát ra từ hệ thống đèn chiếu sáng nhân
tạo. Chiếu sáng hiệu quả tại nơi làm việc phải đảm bảo kết hợp chiếu sáng tự nhiên
và chiếu sáng nhân tạo.
Thị lực mắt người lao động bị phụ thuộc rất nhiều vào độ chiếu sáng trong
sản xuất. Độ chiếu sáng đạt tới mức quy định thì thị lực của mắt phát huy được
năng lực làm việc cao nhất và độ ổn định của thị lực mắt càng bền. Thành phần
quang phổ của nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. Ánh sáng màu
vàng, màu da cam giúp cho mắt làm việc tốt hơn. Trong thực tế sản xuất, ánh sáng
được bố trí đầy đủ, màu sắc của ánh sáng thích hợp thì năng suất lao động tăng từ
20 – 30%. Nếu khơng đảm bảo điều ấy sẽ làm cho mắt chóng mệt mỏi, dẫn đến cận
thị làm giảm khả năng lao động và có thể dẫn đến tai nạn lao động.
3.1.2. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ

Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều
tiết nhiều dẫn đến mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây căng thẳng và
khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém. Đó là nguyên nhân
làm tăng mức phế phẩm trong sản xuất và làm giảm năng suất lao động. Người lao
động trẻ tuổi nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận
thị. Ngoài ra do ánh sáng quá thiếu, sự phân biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm
sai các động tác và do đó sẽ xảy ra tai nạn lao động.
Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng khơng hợp lý sẽ dẫn
đến tình trạng lóa mắt tức là tình trạng mắt bị chói q là nhức mắt và do đó cũng
làm giảm thị lực của người lao động. Tác hại do chiếu sáng quá chói hoặc bố trí
khơng hợp lý cũng dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng tai nạn lao động.
.
Tiêu chuẩn chiếu sáng
Sự tương
phản giữa
vật và nền

Đặc điểm
của nền

Nhỏ
Nhỏ trung
bình
Lớn trung
bình
Lớn

Tối
Tối trung
bình

Sáng trung
bình
Sáng

Độ rọi nhỏ nhất (lux)
Dùng đèn huỳnh quang
Dùng đèn sợi đốt
Chiếu sáng Chiếu sáng Chiếu sáng Chiếu sáng
hỗn hợp
chung
hỗn hợp
chung
1500
500
750
200
1000
400
500
200
750

300

400

150

500


200

300

100

3.2. Tiếng ồn
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là một nhân tố phổ biến của điều kiện
lao động. Tùy theo đặc điểm sản xuất của từng ngành, tiếng ồn phát ra ở mức độ
khác nhau. Chống lại tiếng ồn ngày nay khơng cịn là một vấn đề lý luận mà đã trở
thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất.
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con người những cảm
giác khó chịu.
3.2.1. Phân loại tiếng ồn
Tiếng ồn trong sản xuất được chia thành nhiều loại nhưng có 2 cách phân
loại chủ yếu :
• Theo đặc tính của nguồn ồn : căn cứ vào nguồn gốc phát ra tiếng ồn ta có
thể chia thành các loại :
- Tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy.
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
- Tiếng ồn do va chạm như q trình rèn, dập, tán.
- Tiếng ồn khí động do hơi chuyển động với vận tốc cao : tiếng động cơ phản
lực, tiếng máy nén hút khí,…
- Tiếng nổ hoặc xung động khi động cơ đốt trong hoặc diesel làm việc.
• Theo tần số âm thanh : căn cứ vào sức nghe của tai người có các loại :

- Hạ âm có tần số < 20Hz, tai người khơng nghe thấy.
- Âm tai người nghe được có tần số 20Hz – 16KHz.
- Siêu âm có tần số > 20KHz, tai người khơng nghe thấy.
Ngồi ra người ta có thể phân loại tiếng ồn theo dải tần số, cách lan truyền
nguồn ồn, theo phổ,…
3.2.2. Tác hại của tiếng ồn
Nếu làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu sẽ làm cho cơ quan thính giác bị
mệt mỏi. Lúc đầu chức năng thính giác vẫn thích nghi tốt để làm việc. Nhưng nếu
tiếng ồn liên tục làm cho ngưỡng nghe tăng lên, cảm giác nghe dần dần bị sút kém
và trở nên kém thích nghi. Thính giác bị mệt mỏi lâu ngày không phục hồi sẽ là
nguyên nhân dẫn đến điếc nghề nghiệp.
Đối với toàn thân, làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều cơ thể dần bị mệt
mỏi, ăn uống sút kém và khơng ngủ được. Tình trạng đó kéo dài dẫn đến bệnh suy
nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, dẫn đến giảm sút khả năng lao động của
người lao động, làm tăng phế phẩm, tai nạn lao động.
Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép
Dải tần
số (Hz)
Mức âm
(dBA)

63

125

250

500

1000


2000

4000

8000

103

96

91

88

85

83

81

80

3.3. Rung động trong sản xuất
Trong lao động sản xuất, các thiết bị máy móc, dây chuyền cơng nghệ
thường phát sinh cả tiếng ồn và rung động.
Rung động là những dao động cơ học của thiết bị hay các bộ phận của nó
xung quanh vị trí cân bằng.
• Rung tồn thân
Thương tật do rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc

trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền,… Chấn động làm co hệ
thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tùy theo đặc tính chấn động tạo
ra thay đổi ở từng vừng, từng bộ phận trên cơ thể người.
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
• Chấn động từng bộ phận
Rung ở từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ như stress cục bộ xuất hiện ở tay,
ngón tay khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng
bợt tay, mất cảm giác, ngồi ra cịn gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp
xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương,
hệ tuần hoàn nội tiết.
Tiêu chuẩn cho phép rung toàn thân
Tần số (Hz)
1
2
4
8
16
31,5
63
125
250

Vận tốc rung (cm/s)
Rung đứng
Rung ngang

12,6
5
7,1
3,5
2,5
3,2
1,3
3,2
1,1
3,2
1,1
3,2
1,1
3,2
1,1
3,2
1,1
3,2

3.4. Vi khí hậu trong sản xuất
Vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả
năng làm việc và sức khỏe của người lao động. Vi khí hậu được hiểu là khí hậu
trong giới hạn mơi trường sản xuất. Vi khí hậu là tình trạng vật lý của khơng khí bao
gồm các yếu tố về nhiệt độ khơng khí, độ ẩm, bức xạ nhiệt và luồng khơng khí
trong phạm vi mơi trường sản xuất của Doanh nghiệp.
Những yếu tố của vi khí hậu trong sản xuất tác động trực tiếp đến cơ thể
người lao động gây ảnh hưởng đên sức khỏe nên làm giảm khả năng lao động của
người lao động.
3.4.1. Những yếu tố của vi khí hậu
• Nhiệt độ

Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo
trong quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau,
theo thời gian trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độ thể hiện sự
hấp thụ nhiệt của khơng khí và các vật thể xung quanh con người.
Trong sản xuất có các nguồn sinh nhiệt chủ yếu sau :
- Nhiệt độ do cơ năng máy móc hoạt động sinh ra
- Các lị đun, nồi hơi
- Hơi nóng từ các ống dẫn vật đựng, khe hở lị cao
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
- Ánh sáng mặt trời, hệ thống chiếu sáng nhân tạo
- Cơ thể công nhân tỏa ra khi làm việc
• Độ ẩm
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong 1m³ khơng khí. Nếu độ ẩm khơng khí cao,
hơi nước trong khơng khí khi bão hịa sẽ đơng lại thành sương mù, nếu gặp lạnh sẽ
bị đọng lại thành từng giọt rơi xuống. Đây là yếu tố thường kết hợp với nhiệt độ tạo
nên cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu đối với cơ thể con người.
• Bức xạ nhiệt
Nhiệt là một dạng động năng luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có
nhiệt độ thấp, sự truyền nhiệt được tiến hành đến khi nhiệt độ của các vật cân bằng
mới thơi.
Có ba hình thức truyền nhiệt là : dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong
môi trường lao động, bức xạ nhiệt xuất hiện từ các vật dụng nóng, lị nấu chảy kim
loại,… Đây là yếu tố có hại rất nguy hiểm.
• Luồng khơng khí
Luồng khơng khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của khơng khí tình bằng

m/giây. Luồng khơng khí có tốc độ đều cũng như luồng khơng khí mà tốc độ và
phương hướng thay đổi nhanh chóng đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản
xuất.
3.4.2. Tác hại của vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh
• Tác hại của vi khí hậu nóng
Khi làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì các hệ thống của cơ thể như:
hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hơ hấp,… đều phải tăng cường hoạt động
để chống nóng, đảm bảo cho cơ thể giữ được một nhiệt độ thích hợp. Làm việc
trong điều kiện vi khí hậu nóng thì hiệu suất của lao động trí óc giảm rõ rệt. Đối với
lao động chân tay thì tốc độ phản xạ và sự chú ý giảm sút, sự phối hợp cử động kém
chính xác nên dễ xảy ra tai nạn lao động, năng suất lao động thấp, cơ thể mệt mỏi.
Nếu vi khí hậu nóng, độ ẩm khơng khí cao, cường độ bức xạ nhiệt lớn thì người lao
động có thể bị say nóng, say nắng, chống, ngất,…,nếu khơng được cấp cứu kịp
thời có thể gây tử vong.
• Tác hại của vi khí hậu lạnh
Trong mơi trường lao động có vi khí hậu lạnh do tác động của thời tiết hay
do tác động của công nghệ sẽ tác động xấu đến người lao động. Khi thân nhiệt giảm
cơ thể tự điều chỉnh để tăng thân nhiệt bằng phản ứng sinh hóa, hoạt động tim mạch
tăng lên, xuất hiện hiện tượng rét run. Nếu thân nhiệt tiếp tục giảm gây thiếu ôxi, co
thắt huyết quản, hoạt động tim mạch yếu dần, mệt mỏi, buồn ngủ, co thắt mạch gây
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, mất cảm
giác sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên,…làm năng suất
kém, phế phẩm tăng, dễ bị tai nạn lao động.


Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép
Thời
gian
(mùa)

Loại lao
động

Mùa
lạnh

Nhẹ
Trung bình
Nặng
Nhẹ
Trung bình
Nặng

Mùa
nóng

Nhiệt độ khơng
khí (độ C)
Tối đa

Tối
thiểu
20
18
16
34
32
30

Độ ẩm
khơng
khí
(%)
≤ 80

≤ 80

Tốc độ
Cường độ bức xạ nhiệt
khơng
(W/m²)
khí
(m/s)
0,2
35 – khi tiếp xúc trên 50%
0,4
diện tích cơ thể con người
70 – khi tiếp xúc trên 25%
1,5
diện tích cơ thể con người

100 – khi tiếp xúc dưới
25% diện tích cơ thể con
người

3.5. Bụi
Bụi là những phần tử nhỏ chất rắn nằm lơ lửng trong khơng khí trong một
thời gian nhất định. Bụi khơng những gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như bám
vào máy móc, thiết bị làm cho chúng bị chóng mòn, bụi bám vào các ổ trục làm
tăng ma sát, bám vào các mạch của động cơ gây hiện tượng đoản mạch, làm cháy
động cơ. Về mặt kinh tế, bụi làm hỏng sản phẩm. Nhưng chủ yếu bụi gây tác hại lớn
đối với sức khỏe người lao động, làm giảm năng suất của người lao động.
3.5.1. Phân loại bụi
Có những cách phân loại bụi chủ yếu sau :
• Theo tính chất nguồn gốc : tùy theo loại bụi phát sinh từ loại vật liệu nào,
chất liệu nào được đặt tên theo loại bụi đó.
- Bụi hữu cơ : bụi gạo, bụi bơng, bụi gỗ,…
- Bụi vơ cơ : bụi khống chất, bụi kim loại sắt.
- Bụi có cấu trúc phức tạp : bụi của nhựa nhân tạo, chất dẻo,…
• Theo kích thước :
- Bụi thơng thường : có nhìn thấy, dễ lắng xuống, khơng vào được phế nang.
Bụi này có kích thước ≥ 10µm.
- Bụi hơ hấp : là loại bụi phát sinh nhiều nhất trong sản xuất, đi sâu vào phế
nang và giữ lại ở phổi. Bụi có kích thước ≤ 5µm.
Ngồi ra cịn có các cách phân loại bụi như : theo tính chất xâm nhập vào
đường hơ hấp, theo tác hại, độ phân tán, độ hòa tan,…
3.5.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48



Chuyên đề tốt nghiệ
Bụi gây nên tổn thương, suy giảm chức năng đường hô hấp, gây biến chứng
lao phổi, suy phổi, tâm phế mãn, viêm phổi,… do xơ hóa hoặc giãn phổi. Các bệnh
bụi phổi rất nguy hiểm do tác hậu gây ung thư và tiếp tục tiến triển kể cả sau khi
khơng hít thêm bụi và có thể dẫn đến tử vong. Bụi gây các tác hại về đường hơ hấp
như : viêm mũi, họng, khí phế quản; viêm phù thũng, viêm lt lịng khí phế quản;
viêm lt thủng vách mũi; viêm mũi, viêm phế quản dạng hen, gây ung thư,...
Bụi bám vào da và niêm mạc gây ra viêm các bộ phận này, gây dị ứng, kích
thích da và nhiễm trùng.
Bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác
mạc. Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm sây sát hoặc thủng giác
mạc làm giảm thị lực mắt của người lao động. Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây ra
bỏng ở mắt.
Bụi vào miệng gây ra viêm lợi và gây bệnh sâu răng. Bụi có thể gây ra sây
sát niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc gây những rối loạn tiêu hóa.
Nếu bị nhiễm các bụi độc như hóa chất, thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân, thạch
tín,... khi vào cơ thể, bụi được hịa tan vào máu và gây nhiễm độc cho tồn cơ thể.
Tiêu chuẩn cho phép về bụi
Hàm lượng
Silic (%)
100
>50 – 100
>20 – 50
>5 – 20
1–5
<1

Nồng độ bụi toàn phần (mg/m³)

Lấy theo ca
Lấy theo thời
điểm
0,3
0,5
1,
2,
2,
4,
4,
8,
6,
12,
8,
16,

Nồng độ bụi (5µmg/m³)
Lấy theo ca
Lấy theo thời
điểm
0,1
0,3
0,5
1,
1,
2,
2,
4,
3,
6,

4,
8,

3.6. Hố chất độc
Hóa chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể với một lượng rất nhỏ
cũng gây nên những rối loạn các chức phận sinh lý bình thường của cơ thể.
Trong sản xuất, chất độc tồn tại dưới các dạng đặc, lỏng, khí và hơi. Tính
chất, mức độ tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là hàm
lượng, thời gian tác động, trạng thái của tổ chức hấp thụ chất độc và tình trạng
chung của tồn bộ cơ thể.
3.6.1. Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể người

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chun đề tốt nghiệ
- Đường hơ hấp : khi hít thở các háo chất độc dưới dạng khí, hơi hay bụi vào
đường hơ hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hơ hấp trên và phế quản. Sau đó
chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu thơng trong máu.
- Hấp thụ qua da : hóa chất dính trên da có thể có các phản ứng sau : phản
ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát; xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức
protein gây cảm ứng da; xâm nhập qua da vào máu. Khi da bị tổn thương do các vết
xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ
tăng lên.
- Đường tiêu hóa : do bất cẩn để chất độc dính trên mơi, miệng rồi vơ tình
nuốt phải hoặc ăn uống, hút thuốc lá những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm
nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa.
3.6.2. Tác hại của hóa chất độc

Trong trường hợp nhiễm độc cấp tính chất độc có thể làm biến đổi tính chất
của chất huyết sắc tố và do đó làm trở ngại chức năng vận chuyển O 2 và CO2 của
máu hoặc chất độc có thể làm tan huyết gây ra bệnh vàng da thiếu máu.
Hoá chất độc gây ra viêm da; kích thích niêm mạc đường hơ hấp gây ra ho,
hắt hơi,…; làm viêm dây thần kinh, các hội chứng về tinh thần như : tinh thần sa
sút, hưng phấn tinh thần, bệnh tinh thần phân lập,…; hóa chất độc làm cho viêm
đường tiết niệu, đặc biệt rất dễ viêm thận, viêm bàng quang, một số hóa chất độc
cịn gây ra ung thư bàng quang.

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
Tiêu chuẩn cho phép về một số hóa chất độc trong khơng khí tại cơ sở sản xuất
Tên hóa chất

Anhydrit cacbonic
Oxyt cacbon
Anhydrit sunfuro
Focmandhyt
Nitrit kim loại

Cơng thức

CO2
CO
SO2
HCHC

NO2

Dạng
Hơi khí và
khí dung
+
+
+
+
+

Bụi

+

Nồng độ
cho phép
(mg/l)
0,1%0
0,030
0,020
0,005
0,001

4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Qua kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm của Trung tâm Sức khỏe lao động
– Môi trường cho thấy, điều kiện lao động trong các doanh nghiệp hiện nay rất đáng
lo ngại, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân nằm
ngồi các khu cơng nghiệp. Khoảng 50 – 60 % doanh nghiệp khơng có cơ sở riêng,
họ phải thuê hoặc sử dụng ngay nhà mình làm cơ sở sản xuất, trong khi sản xuất

không ổn định, ngại đầu tư sửa chữa nâng cấp. Công nghệ sản xuất của các doanh
nghiệp còn khá lạc hậu, năng suất thấp. Theo kết quả khảo sát của Sở Khoa học và
Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh thì trong số 429/830 doanh nghiệp đang hoạt
động tại 12 khu công nghiệp chỉ có 3/429 doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ tiên
tiến, số doanh nghiệp có trình độ lạc hậu chiếm đa số tới 51%. Bên cạnh đó tình
hình vệ sinh kém chiếm tỷ lệ rất cao, trên 30%, vệ sinh trung bình khoảng 25% và
khoảng 70% doanh nghiệp ngồi các khu cơng nghiệp khơng có hệ thống xử lý
nước thải, hệ thống ống khói khơng đảm bảo, các cơng trình vệ sinh, cơng trình
phúc lợi khơng đảm bảo u cầu; điều kiện vệ sinh nhà xưởng, bảo hộ lao động
không đảm bảo; thiếu cán bộ theo dõi sức khỏe và an tồn lao động, nếu doanh
nghiệp nào có kiến thức thì cịn hạn chế.
Nhìn chung, điều kiện lao động ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong
các khu công nghiệp thì có khá hơn nhiều so với các doanh nghiệp nằm ngồi khu
cơng nghiệp, 100% các doanh nghiệp đều xây dựng ống khói tương đối đạt tiêu
chuẩn, có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp riêng theo từng doanh nghiệp, sau
đó được thải ra hệ thống xử lý nước chung của từng khu, cụm công nghiệp; hàng
năm đều cải tạo, nâng cấp và trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ cho người
lao động,… Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra cho thấy vẫn còn khoảng 15% doanh
nghiệp lớn có tình hình vệ sinh kém.
Vừa qua, các ngành chức năng cũng đã tiến hành đo đạc môi trường lao động
ở 110 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa cho thấy : số mẫu
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép còn chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ô nhiễm
môi trường do bụi, tiếng ồn, chiếm 5,14 – 16,72%; hơi khí độc có số mẫu vượt tiêu
chuẩn cho phép chiếm 20,63%, có doanh nghiệp hơi khí độc vượt quá 10 lần so với

tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Kết quả kiểm tra môi trường lao động theo ngành nghề cho thấy : về nhiệt
độ, ngành gốm sứ chiếm tỷ lệ cao nhất (36,6% không đạt tiêu chuẩn cho phép), tiếp
theo là ngành gỗ 34,1%, ngành giày da 21,4%. Chỉ tiêu về ánh sáng : ngành gỗ
chiếm 9,44% không đạt tiêu chuẩn cho phép, rồi đến ngành gốm và ngành may
mặc. Ô nhiễm do tiếng ồn, cao nhất là nhành cơ khí sắt thép, tiếp theo là ngành gỗ
và ngành gốm sứ từ 18,85 – 28,93%. Cịn về ơ nhiễm do bụi thì ngành xây dựng là
ơ nhiễm cao nhất 24,40%, sau đó là ngành gốm sứ và gỗ 7,10% hay ơ nhiễm về khí
độc thì ngành gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (36,54%), sau đó là ngành giày da,…
Tất cả các điều kiện lao động nêu trên sẽ tăng nguy cơ tai nạn lao động và
nguy cơ tiềm tàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là gây nguy cơ mắc
các bệnh nghề nghiệp cao, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động.
5. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đặt ra vấn đề cải thiện điều kiện lao động,
nâng cao hiệu quả cơng tác an tồn - vệ sinh lao động, bảo vệ tốt hơn sức khoẻ và
tính mạng của người lao động trong các quá trình lao động xã hội. Đồng thời, đảm
bảo lợi ích hài hồ giữa người sử dụng lao động, người lao động, Nhà nước và xã
hội, tạo môi trường sinh sống thuận lợi của dân cư. Để đạt được mục tiêu này, các
doanh nghiệp cần chú trọng vào một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động sau :
5.1. Biện pháp về mặt kỹ thuật
Cơ giới hóa, tự động q trình lao động như sử dụng các phương tiện điều
khiển từ xa ở nơi làm việc có thể thay thế được với mục đích là tách người lao động
ra khỏi mơi trường làm việc độc hại từ đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
thực hiện công việc.
Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao nhằm hạn chế những tác động xấu
của công nghệ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Sử dụng cơng nghệ - máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Đối với một số ngành (điện tử, viễn thông, hàng không, chế tạo
máy, sản xuất bằng công nghệ sử học, vật liệu mới...), cần đi thẳng vào công nghệ
hiện đại khơng những để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức và giá trị gia
tăng lớn mà cịn có vai trị thúc đẩy tạo ra các chỗ làm việc có điều kiện lao động an

tồn, thuận lợi. Mặt khác, loại bỏ nhập khẩu công nghệ - máy móc thiết bị lạc hậu,
hết khấu hao, khơng đảm bảo an tồn - vệ sinh lao động và kiểm sốt hiệu quả nhập

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chun đề tốt nghiệ
khẩu cơng nghệ - máy móc thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn- vệ sinh lao động.
Tăng cường áp dụng biện pháp tổ chức nơi làm việc khoa học, phù hợp với
u cầu cơng việc đặt ra như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và tính đột
xuất đảm bảo sản xuất được liên tục, hạn chế tối đa vật cản trong quá trình lao động.
Dùng thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu báo hiệu nguy hiểm.
Áp dụng khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động để cải thiện các yếu tố điều
kiện lao động, phòng chống cháy nổ, trang bị hệ thống, kỹ thuật vệ sinh lao động,
hệ thống tín hiệu, báo động của doanh nghiệp, trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân...
5.2. Biện pháp giáo dục
Định kỳ tuyên truyền, hướng dẫn với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả,
để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao
động và người lao động. Trong đó có các hình thức như: phổ biến, huấn huyện và
cấp chứng chỉ; tổng kết, khen thưởng; hội thảo trợ giúp hoạt động nghiên cứu, ứng
dụng chuyển kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; chuyển giao công nghệ sạch, công
nghệ không ô nhiễm; thay thế và sử dụng nguyên nhiên - vật liệu, năng lượng
không làm phát sinh các yếu tố ô nhiễm môi trường lao động; trợ giúp nghiên cứu,
sản xuất, phân phối, chuyển giao công nghệ sản xuất phương tiện bảo vệ cá nhân
phù hợp với điều kiện lao động của từng ngành; nâng cao năng lực của doanh
nghiệp trong quản lý, kiểm sốt an tồn- vệ sinh lao động.

5.3. Biện pháp hành chính
Xây dựng quy chế, quy chuẩn về an toàn lao động và bảo hộ lao động, bổ
sung và hồn chỉnh những điều cịn thiếu hoặc khơng phù hợp.
Tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn lao động và bảo hộ lao động ( theo
tháng, quý, 6 tháng hoặc 1 năm ).
Thanh tra về an toàn lao động và bảo hộ lao động phải nghiêm minh hơn
trong việc kiểm tra an toàn lao động và bảo hộ lao động.
Nâng cao năng lực tổ chức Cơng đồn trong Công ty nhằm bảo vệ người lao
động, đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động.
Hợp tác với cơ quan quản lý lao động địa phương.
5.4. Biện pháp về mặt kinh tế
Sử dụng hợp lý, nghiêm túc các hình thức thưởng phạt để khuyến khích,
động viên cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác cải thiện điều kiện lao động và có
tính chất răn đe để ngăn chặn các trường hợp vi phạm an toàn và bảo hộ lao động.
6. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp là một trong những điều
kiện quyết định để một doanh nghiệp tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Sự cần thiết
đó được thể hiện trên ba mặt kinh tế, xã hội, tâm sinh lý.
Về mặt kinh tế, cải thiện điều kiện lao động cho phép nâng cao năng suất lao
động và tăng cường hiệu quả sản xuất do người lao động có sức khỏe, tâm lý ổn
định sẽ sử dụng tối đa cơng suất máy móc làm giảm thời gian khấu hao hữu hình và
vơ hình. Khi điều kiện lao động tốt còn giảm được thời gian ngừng việc, nghỉ việc
do người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị chấn

thương giúp doanh nghiệp giảm tải được chi phí sản xuất. Mặt khác, điều kiện lao
động xấu có thể khiến người lao động gây ra sự cố tai nạn có thể gây hỏng nhà
xưởng, máy móc thiết bị, sản phẩm, bán sản phẩm,…khiến cho sản xuất bị gián
đoạn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Về mặt xã hội, cải thiện điều kiện lao động giúp doanh nghiệp giảm sức ép
trong công việc, tăng cường an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất, loại trừ yếu
tố mơi trường có hại trong sản xuất, tạo điều kiện tăng sức khỏe cho người lao
động, giảm tải rủi ro đáng tiếc. Hơn nữa, cải thiện điều kiện lao động còn là bộ mặt
của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, ảnh hưởng
tới uy tín và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Về mặt tâm sinh lý, tạo điều kiện lao động thuận lợi giúp người lao động
phát triển tồn diện về sức khỏe, trí tuệ, nhân cách lao động, duy trì khả năng làm
việc và về lâu dài là cho ra đời thế hệ lao động kế cận khỏe mạnh, thơng minh.
Tóm lại,cải thiện điều kiện lao động rất cần thiết trong doanh nghiệp và là
một trong những yêu cầu khách quan của sản xuất và của bất cứ nền sản xuất nào.

Chương II
Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty
phần chế tạo Bơm Hải Dương
1. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
1.1. Khái lược về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương được chuyển đổi từ doanh nghiệp
Nhà nước theo Quyết định số 3065/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp về việc xác định giá trị Công ty chế tạo bơm Hải Dương thuộc Tổng
Công ty Máy và Thiết bị Cơng nghiệp để cổ phần hóa và Quyết định số
07/2004/QĐ-BCN ngày 12/01/2004 về việc chuyển Công ty chế tạo bơm Hải
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48



Chuyên đề tốt nghiệ
Dương thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương và Giấy phép đăng ký kinh
doanh lần hai số 0403000144 ngày 31/12/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải
Dương cấp, theo đó:
- Vốn điều lệ:
17.143.300.000 đồng
- Cơ cấu vốn điều lệ:
+ Tỷ lệ cổ phần Nhà nước
51%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Cơng ty
49%
- Cơng ty có trụ sở tại Số 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Dương,
Tỉnh Hải Dương.
- Cơng ty có một chi nhánh hoạt động phụ thuộc tại Số 9C – Quốc lộ 22 - P
Trung Mỹ Tây – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 41130116896 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 14/12/2004.
Ngày 28/7/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch cổ phiếu số
13/TTGDHN-ĐKGD của Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khốn Hà Nội,
Cơng ty chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thơng tại Trung tâm Giao dịch
chứng khốn Hà Nội kể từ ngày 28/7/2006 với mã chứng khoán: CTB.
Ngày 29/7/2006 Công ty được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký lưu ký chứng
khoán số 06/2006/GCNCP-TTLK do Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán
thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48



Chuyên đề tốt nghiệ
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1960, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là
một trong những doanh nghiệp công nghiệp nặng đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa. Từ đó đến nay, Cơng ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với
nhiều thăng trầm cùng đất nước.
- Giai đoạn 1960 - 1975:
Sau khi hịa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị
114/TTg ngày 24/5/1960 về việc tiếp nhận các tập đồn sản xuất miền Nam vào
quốc doanh. Bộ Cơng nghiệp nặng lúc bấy giờ đã tiếp nhận và hợp nhất hai tập
đồn cơ khí Tiền Giang và Hậu Giang ở Hà Nội thành Nhà máy cơ khí Đống Đa Hà
Nội vào ngày 01/8/1960, với trên 40 cán bộ công nhân viên chuyên sửa chữa ô tô và
sản xuất các mặt hàng cơ khí đơn giản như ê-tơ nguội, quạt lị rèn, kìm, búa,… rồi
tiến đến những máy bơm cỡ nhỏ mang ký hiệu BN8K. Đây chính là tiền thân của
Cơng ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương ngày nay. Cũng từ đó ngày 01/8 hàng năm
được lấy làm ngày kỉ niệm thành lập Công ty.
Cuối năm 1961, Bộ điều động trên 100 công nhân kỹ thuật của hai trường Kỹ
thuật dệt Nam Định và trường công nhân kỹ thuật Hải Phịng lập đội thanh niên
xung kích và Ban xây dựng cơ bản về tiếp nhận sở rượu Hải Dương trên quốc lộ 5
để đầu năm 1962, Nhà máy được chuyển về đây với diện tích 2,8 ha, lúc này Nhà
máy vẫn mang tên Nhà máy cơ khí Đống Đa. Đầu năm 1963, do yêu cầu tưới tiêu
để phát triển nông nghiệp, Bộ giao cho Nhà máy nhiệm vụ chế tạo máy bơm và Nhà
máy được đổi tên là Nhà máy chế tạo bơm. Thời kỳ này, với chưa đầy một chục
Đảng viên và 140 cán bộ công nhân viên, Nhà máy mới chỉ chế tạo được một số
máy bơm nơng nghiệp cỡ nhỏ kiểu BN8, 8K, cịn chủ yếu là chế tạo các loại công
cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và chế tạo đá mài (lúc này Nhà máy
vẫn còn một phân xưởng chế tạo đá mài).
Hịa trong khí thế miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ lấy xây
dựng Chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, với phong trào thi đua “Ba nhất” trong công

nghiệp, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã vừa sản xuất, vừa xây dựng, cải tạo nhà
xưởng cũ, xây dựng mới xưởng cơ khí và nhà làm việc, nhiều sản phẩm của Nhà
máy đã về với bà con nơng dân các tỉnh miền Bắc, góp phần làm nên những mùa
vàng bội thu. Cuối năm 1966, do nhu cầu phát triển công nghiệp của đất nước, phân
xưởng đá mài được tách ra thành Nhà máy Đá mài (nay là Công ty cổ phần Đá mài
Hải Dương).
Bị thất bại liên tiếp trên các mặt trận ở miền Nam, năm 1964 giặc Mỹ ồ ạt
tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều cán bộ công nhân viên Nhà máy đã

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
rời tay búa lên đường ra trận, Nhà máy cũng đã phải hai lần sơ tán về các vùng nông
thôn thuộc huyện Tứ Kỳ. Trong lúc phương tiện vận chuyển thiếu, chủ yếu là dùng
sức người, nhưng với ý chí kiên cường khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì miền Nam
ruột thịt, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, cán bộ công nhân viên Nhà máy
đã vận chuyển an toàn hàng trăm tấn vật tư, máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, kịp thời
sản xuất hoàn thành kế hoạch Bộ giao hàng năm. Sản xuất trong điều kiện ngày
đêm máy bay Mỹ luôn rình rập ném bom đã biết bao khó khăn, lại gặp hai trận lụt
lớn vào các năm 1968 và 1971, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho sản xuất, song
cán bộ công nhân viên Nhà máy đã bảo vệ an tồn được máy móc, giữ vững sản
xuất, góp phần cùng cả nước bảo vệ vững chắc miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và hết
lòng chi viện cho miền Nam.
Trong thời kỳ này, công nghệ kỹ thuật của sản phẩm của Nhà máy được cải
tiến từ loại máy bơm có lưu lượng từ 182 m³/h lên 400 m³/h (1969), và từ chỗ chạy
bằng Diesel đến chạy bằng động cơ điện, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao
hiệu suất sử dụng.

Với những đóng góp vào sự nghiệp chung của cả nước, thời kỳ này Nhà máy
đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III (1963) và
nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Giai đoạn 1975 – 1990:
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, Nhà máy bước vào thời kỳ phát
triển mới. Số lượng cán bộ cơng nhân viên đơng thêm, có năm lên đến 1200 người,
sản phẩm cũng đa dạng hơn, gồm nhiều loại máy bơm, chủ yếu là bơm nông
nghiệp, các loại van, quạt và tuốc-bin cỡ nhỏ. Năm 1975, Nhà máy vinh dự được
Nhà nước giao thực hiện cơng trình KT75 góp phần cùng nhân dân cả nước xây
dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Năm 1976, chiếc bơm 8000m³/h đầu
tiên được chế tạo thành công lắp tại trạm My Động – Hải Hưng đánh dấu bước tiến
mới về khoa học kỹ thuật của Nhà máy. Từ đó chủng loại sản phẩm ngày càng tăng
lên, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, góp phần tích cực vào cơng cuộc
hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế đất nước. Hàng năm Nhà máy đều
hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
Tháng 2/1985 Nhà máy được Bộ Công nghiệp nặng cấp bổ sung 2,8 triệu đồng
vốn lưu động để tạo điều kiện cho Nhà máy thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đến thời gian này do những bất cập của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập
trung, Nhà máy gặp nhiều khó khăn như: lao động đơng, cơng ăn việc làm thiếu,
tiêu thụ kém,… Ngồi những sản phẩm chính là máy bơm, van, quạt, Nhà máy phải
mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh phụ như sản xuất gạch, chế tạo một số mặt

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
hàng cơ khí nhở như bơm xe đạp, xe đạp trẻ em, máy tẽ ngô,…, mở một số dịch vụ
khác song vẫn cịn nhiều khó khăn; nhiều lao động phải nghỉ việc theo chế độ 176

hoặc bươn chải sang các hoạt động khác. Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất
của Nhà máy.
Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, và đặc biệt là từ khi có Quyết
định Số 21/HĐBT ban hành ngày 14/11/1987 về việc trao quyền tự chủ về kinh
doanh, tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo và cán bộ công
nhân viên Nhà máy đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, khắc phục mọi khó khăn, phát
động nhiều phong trào thi đua, khai thác sức mạnh tập thể, từng bước ổn định và
phát triển sản xuất, đưa Nhà máy vượt qua gian khó, tiếp tục phát triển.
Thời kỳ này Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng hai Huân
chương lao động hạng III (năm 1977 và 1982), một Huân chương lao động hạng II
(năm 1984).
- Giai đoạn 1990 – 2003:
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7, 8, 9 nhiều cơ
chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã tạo thuận lợi để Nhà máy chủ động,
sáng tạo tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác quốc tế. Nhà máy đã đầu tư
một số thiết bị mới như lò nấu thép trung tần, máy phân tích nhanh, áp dụng và cải
tiến cơng nghệ làm khn, công nghệ nấu luyện kim loại và công nghệ gia cơng cơ
khí. Sản phẩm giai đoạn này của Nhà máy khơng chỉ có bơm nơng nghiệp, Nhà máy đã
nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại bơm công nghiệp phục vụ cho ngành khai thác
mỏ, các ngành sản xuất đường, giấy, chế tạo phân hóa học, bơm nước mặn và bơm cột
áp cao cho vùng trung du, miền núi. Các loại van áp lực cao đến 16 kg/cm2, các loại quạt
lưu lượng lớn đến 40000m3/h và nhiều loại sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương
hàng ngoại nhập.
Từ chỗ trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, cơ sở vật chất quá xuống cấp, thiếu thốn
nghiêm trọng, đến nay Nhà máy đã tự đầu tư một số máy móc quan trọng, chủ yếu
để nâng cao năng lực sản xuất, điều tiết cân đối các nguồn vốn, tạo đủ vốn cho sản
xuất kinh doanh. Cụ thể, Nhà máy đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500 lao động
với mức thu nhập ngày càng được cải thiện; tốc độ tăng trưởng trên dưới 15%,
trong mỗi năm các chỉ tiêu kinh tế đều tăng từ 4,5 – 5 lần so với những năm đầu
bước sang cơ chế quản lý mới. Sản xuất ổn định và phát triển, doanh thu ngày càng

tăng; đến năm 1993 doanh thu đã đạt trên 10 tỷ đồng và năm 2002 đạt trên 30 tỷ
đồng. Công ty đã dần từng bước mở rộng thị trường, đã trúng thầu và thực hiện
nhiều gói thầu quốc tế, bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước trong khu
vực và thế giới.

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


Chuyên đề tốt nghiệ
Tháng 10/1996, sản phẩm của Nhà máy giành giải thưởng bạc chất lượng vàng
Việt Nam; đến năm 1998, giành giải “Huy chương vàng bạn của nhà nông”.
Đến ngày 24/02/1997, theo quyết định của Công ty Máy và thiết bị công
nghiệp – Bộ Công nghiệp, Nhà máy chế tạo bơm Hải Dương được đổi tên thành
Công ty chế tạo bơm Hải Dương, có địa chỉ tại 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh – Thành
phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.
Năm 1999, Cơng ty được Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành cơ
khí Việt Nam. Cùng năm, sản phẩm của Công ty đạt nhiều giải thưởng tạo các hội
chợ hàng công nghiệp, hàng phục vụ nông nghiệp, giải bạc chất lượng vàng Việt
Nam.
Năm 2000, Công ty đạt giải Bông lúa vàng Việt Nam. Ngày 23/4 cùng năm,
Công ty được hãng BVC cấp chứng chỉ ISO 9001, 9002 cho sản phẩm bơm và van
công nghiệp của Công ty. Trong năm này, Nhà máy cũng bắt đầu áp dụng Hệ thống
quản lý môi trường ISO 14000 với những cam kết bảo vệ môi trường, xử lý chất
thải theo tiêu chuẩn quốc tế.
Với những đóng góp cho sự phát triển của đất nước cùng những thành công
của Công ty, thời kỳ này Công ty đã được Nhà nước trao tặng hai Huân chương lao
động hạng III vào các năm 1977 và 1982, hai Huân chương lao động hạng II vào
các năm 1984 và 1990, một Huân chương lao động hạng Nhất năm 1995 và một

Huân chương Độc lập hạng III năm 2000.
- Giai đoạn 2003 đến nay:
Tháng 6 năm 2003 là dấu mốc bắt đầu thời kỳ bước vào giai đoạn phát triển
mới của Công ty – giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa doanh nghiệp. Tiến hành cổ phần
hóa, Cơng ty gặp biết bao khó khăn: người lao động dôi dư, hàng tỷ đồng đầu tư dở
dang, số dư công nợ phải trả cán bộ công nhân viên lên tới hàng chục tỷ đồng, giá
vật tư lên cao, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm,…. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất kinh doanh, tổ chức mới thay đổi, song Công ty vẫn quyết tâm thực hiện
chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ và chất
lượng công việc cổ phần hóa, Đảng bộ, Ban lãnh đạo Cơng ty đã tập trung chỉ đạo
lập kế hoạch, phân công phân nhiệm rõ ràng, làm tốt công tác tuyên truyền pháp
luật, phát huy dân chủ để cán bộ công nhân viên hiểu và tích cực ủng hộ. Do đó, các
bước cổ phần hóa đã được thực hiện đúng pháp luật, có chất lượng cao, đạt yêu cầu
về thời gian. Đến tháng 01/2004, Cơng ty chính thức trở thành Cơng ty cổ phần chế
tạo bơm Hải Dương và đi vào hoạt động theo Quyết định Số 07/2004/QĐ – BCN
ngày 12/11/2004 của Bộ Công nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh số
0403000144.

Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026

Lớp: QTNL 48


×