Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG của Trại gà Nguyễn Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.76 MB, 62 trang )

NGUYỄN VĂN KHOA
***

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG
của Trại gà Nguyễn Khoa

Vĩnh Long, tháng 03 năm 2022


NGUYỄN VĂN KHOA
***

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG
của Trại gà Nguyễn Khoa

CHỦ CƠ SỞ

NGUYỄN VĂN KHOA

Vĩnh Long, tháng 03 năm 2022


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .........................................................................................v
Chƣơng I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .................................................................1


1. Tên chủ cơ sở:..........................................................................................................1
2. Tên cơ sở: ................................................................................................................1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở ...............................................2
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lƣợng phế
liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nƣớc
của cơ sở ......................................................................................................................2
Chƣơng II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƢỜNG ......................................................................................................5
1. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng quốc gia, quy
hoạch tỉnh, phân vùng môi trƣờng: .............................................................................5
2. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ đối với khả năng chịu tải của môi trƣờng: ...............5
Chƣơng III KẾT QUẢ HỒN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MƠI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ .........................................................................................6
1. Cơng trình, biện pháp thoát nƣớc mƣa, thu gom và xử lý nƣớc thải.......................6
2. Cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................................8
3. Cơng trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải rắn thơng thƣờng ..........................11
4. Cơng trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải nguy hại ........................................12
5. Cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ..............................................13
6. Phƣơng án phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trƣờng ..............................................13
7. Cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trƣờng khác (nếu có): .....................................14
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trƣờng: ...................................................................................14
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng,
phƣơng án bồi hoàn đa dạng sinh học: ......................................................................14
Chƣơng IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG ....15
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nƣớc thải .......................................................15
i


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ..........................................................16
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn .........................................................16
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
(nếu có): .....................................................................................................................17
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nƣớc ngồi làm
ngun liệu sản xuất (nếu có): ...................................................................................17
Chƣơng V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ ...........................18
1. Kết quả quan trắc môi trƣờng định kỳ đối với nƣớc thải ......................................18
2. Kết quả quan trắc môi trƣờng định kỳ đối với bụi, khí thải ..................................19
Chƣơng VI CHƢƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MƠI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ ............22
Chƣơng VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ ...........................................................................................................23
Chƣơng VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ................................................................ 24
PHỤ LỤC BÁO CÁO ...................................................................................................25

ii


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ viết tắt
NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

BTNMT


Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng

TT

Thơng tƣ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSXTT

Chất thải rắn sản xuất thơng thƣờng


PCCC

Phịng cháy chữa cháy

STT

Số thứ tự

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

iii


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nhu cầu sử dụng thuốc thú y, hóa chất của cơ sở ..............................................3
Bảng 2. Thơng số kỹ thuật của cơng trình xử lý nƣớc thải .............................................8
Bảng 3. Thơng số của cơng trình xử lý khí thải (bụi, mùi hôi) của cơ sở .....................10
Bảng 4: Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ơ nhiễm theo dịng
nƣớc thải ........................................................................................................................15
Bảng 5: Các thơng số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thơng số ơ nhiễm theo dịng
khí thải ...........................................................................................................................16
Bảng 6: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn .......................................................................17
Bảng 7: Kết quả quan trắc nƣớc thải của cơ sở .............................................................18
Bảng 8: Kết quả quan trắc khí thải (bụi, mùi hơi) của cơ sở .........................................19

iv



Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ quy trình ni gà thịt của cơ sở ................................................................2
Hình 2: Sơ đồ thu gom, thốt nƣớc sinh hoạt ..................................................................6
Hình 3: Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải chăn ni của cơ sở .........................................7
Hình 4: Quy trình xử lý bụi, mùi hơi sau quạt hút ..........................................................9

v


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép mơi trường

Chƣơng I
THƠNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Tên chủ cơ sở: Nguyễn Văn Khoa
- Địa chỉ văn phòng: ấp Mỹ Hịa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh
Long
- Ngƣời đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Nguyễn Văn Khoa
- Điện thoại: 0909 597 979
2. Tên cơ sở:
- Tên cơ sở: Trại gà Nguyễn Khoa
- Địa điểm cơ sở: ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng; các giấy phép môi trƣờng thành phần:
+ Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chủ
tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết của “Trại

gà Nguyễn Khoa”
+ Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 15 tháng 04 năm 2021 của Chủ
tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận, điều chỉnh thay đổi nội dung đề
án bảo vệ môi trƣờng chi tiết của “Trại gà Nguyễn Khoa” do ông Nguyễn Văn
Khoa làm Chủ cơ sở.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo cơng suất của cơ sở thuộc loại hình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trƣờng):
+ Công suất của cơ sở: 60.000 con gà thịt/đợt nuôi tƣơng đƣơng 300
đơn vị vật nuôi/đợt nuôi (bình qn mỗi đợt ni 45 ngày)
+ Đối chiếu quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 với nội dung trên: Trại gà Nguyễn Khoa thuộc
đối tƣợng phải cấp giấy phép môi trƣờng, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
Vĩnh Long.
+ Cơ sở thuộc nhóm II theo quy định tại STT 1 Mục I Phụ lục IV và STT
16 mục III phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ (Cở sở có cơng suất trung bình: từ 100 đến dƣới
1.000 đơn vị vật ni, khơng có yếu tố nhạy cảm về môi trƣờng)
1


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở: nuôi gà thịt gia cơng với 4 trại gà
thịt/đợt, bình qn mỗi đợt nuôi 45 ngày, mỗi năm nuôi 4 đợt. Hàng năm cung
cấp cho thị trƣờng khoảng 720 tấn gà thịt/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở: Quy trình chăn ni của cơ sở thể hiện
cụ thể qua sơ đồ sau
Gà con (1 ngày tuổi)


Nhập gà vào trại
Nhập
gà ni
đợt kế
tiếp

Chăm sóc và ni 45 ngày

Bụi, khí thải, tiếng
ồn, chất thải rắn
Bụi, khí thải, mùi hơi,
tiếng ồn, chất thải rắn

Xuất gà (trọng lƣợng 2,5-3 kg/con)

Bụi, khí thải, mùi hơi
tiếng ồn, chất thải rắn

Vệ sinh và sát trùng trại

Nƣớc thải, chất thải
rắn

Để trống trại tối thiểu 21 ngày

Hình 1: Sơ đồ quy trình nuôi gà thịt của cơ sở
3.3. Sản phẩm của cơ sở: Gà thịt, khoảng 720 tấn gà thịt/năm
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối
lƣợng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
cung cấp điện, nƣớc của cơ sở

a. Nhu cầu sử dụng phế liệu: không sử dụng phế liệu
b. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu:
- Gà con: 240.000 con/năm
- Thức ăn: thức ăn công nghiệp là nguyên liệu đƣợc cơ sở sử dụng chăn
nuôi gà thịt gia công, khoảng 1.440 tấn/năm tƣơng đƣơng 360 tấn/đợt 45 ngày.
- Trấu lót nền trại: 27 tấn/đợt tƣơng đƣơng 108 tấn/năm

2


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

c. Nhu cầu sử dụng hóa chất, thuốc thú y:
Bảng 1: Nhu cầu sử dụng thuốc thú y, hóa chất của cơ sở
STT

Tên thuốc thú y, hóa chất

Đơn vị tính

Số lƣợng

Thuốc phịng trị bệnh
1

Vitamin soluble

Kg/năm

5- 6


2

IB (H120)

Lít/năm

3-4

3

IBD

Lít/năm

5-6

Thuốc sát khuẩn, khử trùng
1

Formol

Lít/năm

60 - 70

2

Vơi bột


Tấn/năm

4-5

3

Thuốc diệt ruồi snip

Kg/năm

8-9

4

Chế phẩm sinh học

Lít/năm

240

5

Chlorine

Kg/năm

5

d. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: dầu DO cấp cho máy phát điện, khoảng
0,5 tấn/năm.

e. Nhu cầu sử dụng điện: 15.000 kWh/tháng, nguồn điện đƣợc cung cấp
chủ yếu từ lƣới điện quốc gia đảm bảo cho sản xuất, hoạt động của cơ sở.
f. Nhu cầu sử dụng nƣớc:
- Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân: Tổng số lao động là 12 ngƣời,
nhu cầu sử dụng 1,2 m3/ngày.
- Nước cấp cho hoạt động sản xuất:
Khối lƣợng nƣớc sử dụng cho sản xuất khoảng 29,1 m3/ngày. Trong đó:
+ Nƣớc cho gà uống: 14,4 m3/ngày
+ Nƣớc pha dung dịch khử mùi, bụi: 4,0 m3/ngày
+ Nƣớc cấp bổ sung cho hệ thống làm mát: 4,0 m3/ngày
+ Nƣớc phục vụ hệ thống xử lý mùi, bụi: 2,0 m3/ngày
3


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ Nƣớc vệ sinh hồ chứa nƣớc cấp, máng uống: 0,4 m3/ngày
+ Nƣớc vệ sinh trại sau khi xuất gà: 4,3 m3/ngày

4


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chƣơng II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƢỜNG
1. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trƣờng:
Cơ sở Trại gà Nguyễn Khoa đƣợc xây dựng trên phần đất có diện tích

17.750,4 m2 ở ấp Mỹ Hịa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Việc
thành lập cơ sở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phù hợp với chủ trƣơng
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tƣ đối với khả năng chịu tải của môi trƣờng:
Không thay đổi.

5


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chƣơng III
KẾT QUẢ HỒN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MƠI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Cơng trình, biện pháp thốt nƣớc mƣa, thu gom và xử lý nƣớc thải
1.1. Thu gom, thoát nƣớc mƣa: Nƣớc mƣa thu gom riêng với nƣớc thải
bằng rãnh bê tơng bố trí theo trại, thốt ra các ao vƣờn trong khuôn viên cơ sở.
1.2. Thu gom, thoát nƣớc thải:
- Nước thải sinh hoạt: Nƣớc thải sinh hoạt với lƣu lƣợng khoảng 1,2
m /ngày.đêm đƣợc thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn với thể tích bể 3m3,
sau đó ao vƣờn khn viên của cơ sở (không thải ra môi trƣờng).
3

Nƣớc thải sinh hoạt

Hầm tự hoại

Ao vƣờn

Hình 2: Sơ đồ thu gom, thốt nước sinh hoạt

- Nước thải sản xuất: Lƣợng nƣớc thải phát sinh tối đa khoảng 20 m3/đợt
nuôi (gồm vệ sinh thiết bị và nền/đợt nuôi/4 trại). Tuy nhiên 4 trại không vệ sinh
cùng lúc, mỗi ngày vệ sinh 1 trai nên lƣợng nƣớc phát sinh hàng ngày khoảng 5
m3/ngày.đêm. Lƣợng nƣớc này đƣợc thu gom chung với rãnh thu nƣớc mƣa bố
trí 2 bên trại nên các trại đƣợc vệ sinh vào ngày khơng có mƣa. Trƣớc khi vệ
sinh trại, sẽ đóng kín ống dẫn nƣớc từ rãnh thu gom nƣớc thải vào ao vƣờn, để
nƣớc thải chảy vào hệ thống xử lý nƣớc thải, đảm bảo không để nƣớc thải lẫn
nƣớc mƣa và khơng xả nƣớc thải, hay làm rị rỉ nƣớc thải ra ao vƣờn.
1.3. Xử lý nƣớc thải:
- Nƣớc thải sản xuất: nƣớc thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của cơ sở
đƣợc xử lý bằng hệ thống xử lý nƣớc thải có cơng suất 40 m3/ngày.đêm
* Hệ thống xử lý nƣớc thải:
- Số lƣợng: 01 hệ thống.
- Công suất: 40 m3/ngày.đêm (24 giờ).
- Công nghệ xử lý: Sinh - Hóa.
- Quy trình cơng nghệ xử lý nƣớc thải chăn nuôi của cơ sở nhƣ sau:

6


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nƣớc vệ sinh trại, thiết bị chăn nuôi

Ao sinh học 1

Ao sinh học 2

Chlorine


Bể khử trùng

Ao chứa nƣớc sau xử lý
(Tái sử dụng xử lý bụi, mùi hơi sau quạt hút)

Hình 3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chăn ni của cơ sở
Thuyết minh quy trình
Nƣớc thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nhƣ nƣớc vệ sinh nền trại, trang
thiết bị chăn nuôi đƣợc thu gom vào ao sinh học 1 có diện tích 20 m2 sâu 1,0 m
(thể tích khoảng 20 m3) xử lý bằng thủy sinh thực vật.
Nƣớc thải sau ao sinh học 1 đƣợc đƣa qua ao sinh học 2 có diện tích 20 m2
sâu 1,0 m (thể tích khoảng 20 m3) để tiếp tục xử lý bằng thủy sinh thực vật.
Thủy sinh thực vật đƣợc trồng trong các ao sinh học nhƣ lục bình, rau
mác... Rễ của các loài thực vật thủy sinh này sẽ giữ lại các chất hữu cơ, lơ lửng,
dinh dƣỡng... có trong nƣớc thải. Nhân viên dự án định kỳ thu gom bớt lục bình,
rau mác... hoặc nạo vét bùn đắp gốc cây. Chỉ cho lục bình, rau mác... phủ
khoảng 50% diện tích từng ao.
Nƣớc thải sau xử lý tại ao sinh học 2 sẽ đƣợc khử trùng bằng dung dịch
Chlorine, nồng độ 2 – 8 g/m3 nƣớc thải, tại bể khử trùng 3 ngăn (thể tích
khoảng 0,9 m3) trƣớc khi xả vào ao chứa nƣớc thải sau xử lý có diện tích 20m2
sâu 1,0 m (thê tích khoảng 20 m3) dùng xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút.
- Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nƣớc thải

7


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 2. Thơng số kỹ thuật của cơng trình xử lý nƣớc thải
STT


Tên cơng trình và
thiết bị chính

Số
lƣợng

Vật liệu

Kích thƣớc (m)
Dài

Rộng

Cao/sâu

Thể tích chứa
(m3)

1

Ao sinh học 1

1 ao

Ao đất

5

4


1

20

2

Ao sinh học 2

1 ao

Ao đất

5

4

1

20

3

Bể khử trùng 3
ngăn

1 bể

Bê tông


1,8

1

0,5

0,9

4

Ao chứa nƣớc thải
sau xử lý

1 ao

Ao đất

5

4

1

20

5

Thùng chứa dung
dịch Chlorine


1 cái

Nhựa

-

-

-

0,02

+ Hóa chất sử dụng trong xử lý nƣớc thải: Chlorine 1 kg/năm, bình quân sử
dụng khoảng 0,2 kg/đợt nuôi gà.
+ Nƣớc thải sau xử lý, trƣớc khi xả vào ao chứa nƣớc thải sau xử lý dùng
xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút, đạt quy chuẩn môi trƣờng Việt Nam hiện hành
(QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải chăn
nuôi, cột A, Kq=0,6 và Kf = 1,3).
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động, liên tục: Cơ sở không
thuộc đối tƣợng và không lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động,
liên tục.
2. Cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
a. Cơng trình thu gom khí thải trƣớc khi đƣợc xử lý: Bụi, mùi hôi phát
sinh trong trại chăn nuôi đƣợc quạt hút (bố trí phía sau trại) thu gom vào phịng
xử lý bụi, mùi hơi chung phía sau quạt hút. Khi bụi, mùi hơi vào phịng xử lý sẽ
di chuyển lên trên, sau đó thốt ra mơi trƣờng.
b. Cơng trình xử lý bụi, khí thải: Chủ cơ sở xây dựng 1 phịng xử lý bụi,
mùi hơi chung cho 4 trại gà, với diện tích 355 m2. Quy trình xử lý bụi, mùi hôi
sau quạt hút nhƣ sau:


8


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép mơi trường

Hình 4: Quy trình xử lý bụi, mùi hơi sau quạt hút
Thuyết minh quy trình
Chủ cơ sở xây dựng 1 phịng xử lý bụi, mùi hôi chung cho 4 trại gà, với
diện tích 355 m2. Phịng xử lý bụi, mùi hơi này có chiều dài bao bọc hết phía sau
4 trại gà (71 m), chiều rộng 5 m; cột bằng bê tông cốt thép và thép; vách tƣờng
phía dƣới cao 2,2 m, vách tơn phía trên vách tƣờng cao 2,0 m (tổng chiều cao
vách 4,2 m, cao hơn đỉnh quạt hút 2,3 m). Trong phịng xử lý chủ cơ sở bố trí 2
giàn phun nƣớc, giàn 1 cách nền trại khoảng 2 m, giàn 2 cách nền trại khoảng
3,2 m, dùng nƣớc bơm từ ao chứa nƣớc thải sau xử lý để xử lý bụi, mùi hôi. Khi
nuôi gà, sẽ cho giàn phun nƣớc cùng hoạt động, đảm bảo phun đều khắp diện
tích phịng xử lý bụi, mùi hơi.
Khi bụi, mùi hơi trong trại đƣợc quạt hút thu gom vào phòng xử lý bụi, mùi
hơi sẽ di chuyển lên trên, sau đó thốt ra mơi trƣờng. Trong q trình di chuyển
bụi, mùi hôi sẽ tiếp xúc với nƣớc phun dạng mƣa từ trên xuống, làm cho bụi và
mùi hơi trong dịng khí bị nƣớc hấp thụ rơi lại nền phòng xử lý bụi, mùi hôi.
Chủ dự án bơm nƣớc từ ao chứa nƣớc thải sau xử lý (có bổ sung thêm nƣớc
khi lƣợng nƣớc trong ao chứa không đủ để xử lý bụi, mùi hơi) phun mƣa trong
phịng xử lý bụi, mùi hơi sau quạt hút. Lƣợng nƣớc phun trong phịng xử lý bụi,
mùi hơi khoảng 24 m3/ngày (bình qn 1 m3/giờ tƣơng đƣơng 2,8 lít/m2/giờ),
tồn bộ phần nƣớc rơi lại nền phịng xử lý bụi, mùi hơi đƣợc thấm rút qua nền
đất, cát của phịng xử lý bụi, mùi hơi.
Khí thải (bụi, mùi hôi) sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) –
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ, trƣớc khi thải vào mơi trƣờng khơng khí xung quanh.
9



Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 3. Thơng số của cơng trình xử lý khí thải (bụi, mùi hơi) của cơ sở
Kích thƣớc (m)
Dài

Rộng

Cao

Diện
tích
(m2)

Cột bê tơng cốt thép,
vách tƣờng cao (2,2m),
vách tôn cao (2m)

49,6

5,7

4,2

283

40 cái


Quạt sắt, 1 – 1,5 HP/cái

-

-

-

-

2 giàn

Ống nhựa PVC

-

-

-

-

Tên cơng trình
STT
và thiết bị chính

Số
lƣợng

Thơng số ký thuật


1

Phịng xử lý bụi,
mùi hơi

1
phịng

2

Quạt hút

3

Giàn phun nƣớc

* Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục: Cơ sở không
thuộc đối tƣợng phải lắp đặt và chủ cơ sở không lắp đặt các thiết bị này.
c. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác:
- Giảm thiểu bụi, khí thải từ máy phát điện dự phịng: Định kỳ bảo trì, bảo
dƣỡng máy phát điện dự phịng
- Giảm thiểu bụi, mùi hơi và khí thải từ hoạt động nhập gà giống: Chủ cơ
sở yêu cầu nhân viên đơn vị thuê nuôi gà gia công tắt máy xe tải khi giao gà và
phân công nhân viên thu gom ngay phân gà rơi vãi trong ngày sau khi nhập
xong gà.
- Giảm thiểu bụi và khí thải giai đoạn nhập nguyên vật liệu: các nguyên vật
liệu đƣợc giao định kỳ trong suốt q trình ni (khoảng 4 đến 5 lần/tháng) nên
bụi và khí thải pháp sinh khơng đáng kể.
- Giảm thiểu bụi và mùi hôi do hoạt động lưu trữ nguyên vật liệu: Cơ sở sử

dụng thức ăn công nghiệp nuôi gà, không sử dụng thức ăn tự chế. Thức ăn đƣợc
lƣu trữ trong kho, quá trình lƣu trữ sẽ phát sinh khí thải có thành phần chủ yếu
H2S và NH3. Tuy nhiên, bao chứa thức ăn có lớp nilơng bảo vệ nên mùi hơi phát
sinh khơng đáng kể. Chủ dự án phân công nhân viên định kỳ vệ sinh kho và
kiểm tra tính an tồn của từng bao thức ăn lƣu trữ trong kho hạn chế thức ăn rơi
vãi, khi phân hủy sẽ phát sinh mùi hôi.
- Giảm thiểu bụi và mùi hôi do hoạt động xuất gà khỏi trại: thời gian xuất
gà khỏi cơ sở khoảng 2-3 ngày/trại. Do đó để giảm thiểu bụi, khí thải và mùi hôi
khi xuất gà, dự án áp dụng giải pháp sau:
+ Yêu cầu đơn vị thuê nuôi gia công đƣa xe tải đậu sát trại để đƣa gà lên
xe và tắt máy xe trong suốt thời gian bắt gà.
+ Giảm bớt quạt hút trong lúc bắt vật nuôi
10


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ Thu gom ngay phân gà rơi vãi trên đƣờng nội bộ ngay khi ngƣng xuất
+ Vận hành hệ thống phun nƣớc trong phịng xử lý bụi, mùi hơi suốt thời
gian xuất gà.
+ Không dỡ bạt phủ 2 bên hông trại khi thu gom phân.
- Giảm thiểu bụi và mùi hôi do hoạt động thu gom phân, vệ sinh trại và lưu
trữ phân chờ xuất bán:
+ Trong suốt thời gian thu gom phân và chất độn nền, chủ dự án sẽ tắt
bớt quạt hút và vận hành phòng xử lý bụi, mùi phía sau quạt hút để giảm thiểu ơ
nhiễm do bụi và mùi hôi.
+ Chủ dự án không lƣu chứa phân gà tại dự án mà xuất bán ngay sau khi
đƣợc thu gom vào bao chứa.
+ Phủ bạt kín xung quanh trại gà trong suốt quá trình thu gom phân gà,
nhằm hạn chế bụi và mùi hôi phát tán ra bên ngồi mơi trƣờng.

+ Vận hành hệ thống phun nƣớc trong phịng xử lý bụi, mùi hơi suốt thời
gian thu gom phân.
3. Cơng trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải rắn thơng thƣờng
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Số lƣợng
(kg/ngày)

STT

Nhóm CTRSH

1

Vỏ đồ hộp, bao bì,
chai nhựa, thủy tinh,...

4

2

Thức ăn thừa, vỏ trái
cây, rau quả

6

Biện pháp thu gom và xử lý
Hàng ngày cơ sở mang bỏ vào
thùng rác công cộng ở khu vực chợ
Thiện Mỹ và đƣợc Công ty TNHH
MTV Trƣơng Đức Huy thu gom

mỗi ngày

- Chất thải rắn sản xuất thơng thường
STT

Nhóm CTRSXTT

Số lƣợng
(kg/năm)

1

Phân và trấu độn nền

400.000

2

Bao bì chƣa thức ăn

3.300

Biện pháp thu gom và xử lý
Bán cho ngƣời dân làm phân bón
Dùng thu gom phân gà, trấu độn nền
và bán phế liệu
11


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép mơi trường


STT

Nhóm CTRSXTT

Số lƣợng
(kg/năm)

3

Xác gà chết không do
dịch bệnh

500

Thu gom nuôi thủy sản

4

Bao bì
bột,...)

30

Thu gom riêng, bán phế liệu

(chứa

vơi


Biện pháp thu gom và xử lý

4. Cơng trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải nguy hại
- Trong quá trình vận hành của cơ sở sẽ phát sinh tổng lƣợng CTNH
khoảng 48 kg/năm, với các loại CTNH phát sinh cụ thể nhƣ sau:
STT

Tên chất thải


CTNH

Số lƣợng
(kg/năm)

1

Bóng đèn huỳnh
quang thải

2

Các linh kiện
thiết bị điện từ
thải (bóng đèn
led thải)

16 01 13

20


3

Bao bì cứng thải
bằng nhựa (chai,
lọ chứa thuốc trị
bệnh cho gà)

18 01 03

12

4

Bao bì cứng thài
bằng vật liệu
khác (chai, lọ
thủy tinh chứa
thuốc trị bệnh
cho gà)

16 01 06

18 01 04

Tổng khối lƣợng CTNH

7

9


Biện pháp thu gom và xử lý
- Lƣu trữ trong kho lƣu chứa
chất thải nguy hại với diện
tích kho chứa CTNH khoảng
3 m2. Dán biển cảnh báo bên
ngoài kho
- Chất thải nguy hại của Cơ
sở đƣợc phân loại, lƣu trữ
trong các thùng chứa có dán
nhãn phân biệt theo từng loại
chất thải nguy hại (gồm tên,
mã số CTNH).
- Chủ cơ sở cập nhật khối
lƣợng CTNH phát sinh và
báo cáo quản lý CTNH định
kỳ hàng năm.
- Chủ cơ sở sẽ hợp đồng với
các cơng ty có tƣ cách pháp
nhân xử lý chất thải độc hại
để quản lý và xử lý khi có số
lƣợng CTNH lớn.

48
12


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Cơ sở không tiếp nhận thức ăn vào ban đêm (sau 18 giờ hôm trƣớc đến 5
giờ sáng hôm sau)
- Đặt máy phát điện dự phòng cách nhà dân lân cận trên 100 m.
- Định kỳ bảo dƣỡng, sửa chữa và thay mới những chi tiết bị mòn, bị hƣ
hỏng. Lắp đặt bộ hãm thanh cho từng máy phát điện.
6. Phƣơng án phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trƣờng
a. Phịng ngừa sự cố cháy, nổ
- Lắp đặt các trang thiết bị PCCC: tiêu lệnh PCCC, các bình CO2 chữa
cháy,… tại khu vực dễ cháy nhƣ kho chứa và khu vực sản xuất.
- Công nhân đƣợc tham gia tập huấn công tác PCCC và tổ chức diễn tập
theo định kỳ.
- Thiết lập nội quy an toàn sử dụng điện, sử dụng các thiết bị điện. Dây
điện đƣợc đi trong ống nhựa.
b. Đảm bảo an toàn lao động:
- Phổ biến nội quy an toàn lao động cho tất cả nhân viên và bắt buộc công
nhân thực hiện.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân nhƣ quần áo, khẩu trang, ủng,…
để công nhân sử dụng khi vào khu vực chăn nuôi làm việc.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách về chế độ bảo hiểm và tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho cơng nhân.
C. Biện pháp phịng chống dịch bệnh
- Thiết lập quy trình vệ sinh, tiêu độc hàng ngày và định kỳ:
+ Định kỳ phun thuốc diệt các động vật trung gian truyền bệnh nhƣ:
chuột, ruồi, muỗi xung quanh trại.
+ Sử dụng vôi bột pha thành dung dịch trong hố khử trùng để nhân viên,
khách hàng liên hệ khử trùng giầy dép, bánh xe trƣớc khi vào trại nhằm hạn chế
mầm bệnh từ chuồng trại khác vào trại.
+ Tẩy uế, khử trùng chuồng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày trƣớc khi
bắt đầu đợt nuôi mới để tiêu diệt mầm bệnh.
+ Tiêm ngừa cho gia cầm theo đúng lịch tiêm phòng.

13


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ Thƣờng xun tìm hiểu tình hình dịch bệnh có liên quan trên phƣơng
tiện thông tin đại chúng và các hộ chăn nuôi lân cận, đồng thời phối hợp chặt
chẽ với nhân viên của đơn vị thuê nuôi gà gia công để có biện pháp phịng
chống và điều trị bệnh thích hợp.
+ Xây dựng nội quy làm việc, ra vào trại để thực hiện.
- Khi có dịch bệnh xảy ra áp dụng các biện pháp sau:
+ Thông báo với tổ thú y xã, phịng nơng nghiệp huyện, Chi cục thú y và
đơn vị th ni gia cơng để có hƣớng giải quyết kịp thời.
+ Tăng cƣờng phun thuốc sát trùng, tiêm kháng sinh cho vật nuôi.
+ Không xuất bán gà để hạn chế mầm bệnh phát tán, lan rộng.
7. Cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trƣờng khác (nếu có):
Khơng có.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trƣờng:
Khơng có.
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phƣơng án cải tạo, phục hồi môi
trƣờng, phƣơng án bồi hồn đa dạng sinh học:
Cơ sở khơng thuộc đối tƣợng thực hiện phƣơng án cải tạo, phục hồi môi
trƣờng, phƣơng án bồi hoàn đa dạng sinh học.

14


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường


Chƣơng IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nƣớc thải
a. Nguồn phát sinh nƣớc thải:
- Nguồn số 01: Nƣớc thải sinh hoạt;
- Nguồn số 02: Nƣớc thải sản xuất (nƣớc vệ sinh nền trại và thiết bị chăn
nuôi)
b. Lƣu lƣợng xả nƣớc thải tối đa: 6,2 m3/ngày đêm (24 giờ).
c. Dòng nƣớc thải: 2 dòng nƣớc thải
- Dòng nƣớc thải sau hầm tự hoại đƣợc thoát ra ao vƣờn của chủ cơ sở
(khơng thốt ra mơi trƣờng)
- Dịng nƣớc thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nƣớc thải của cơ sở (tái sử
dụng, không xả nƣớc thải ra môi trƣờng)
d. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ơ nhiễm theo dịng
nƣớc thải: Nhƣ bảng sau:
Bảng 4: Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thơng số ơ
nhiễm theo dịng nƣớc thải

STT Các chất ô nhiễm

Đơn vị

Giới hạn cho phép theo
QCVN 62-MT:2016/BTNMT
(cột A)

1

pH


-

6–9

2

COD

mg/l

100

3

TSS

mg/l

50

4

Tổng Nitơ

mg/l

50

5


BOD5

mg/l

40

6

Tổng Coliform

MPN/100ml

3000

e. Vị trí, phƣơng thức xả nƣớc thải và nguồn tiếp nhận nƣớc thải:
- Nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại
+ Vị trí xả thải: sau ngăn lọc hầm tự hoại
15


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ Phƣơng thức xả thải: tự chảy
+ Nguồn tiếp nhận nƣớc thải: ao vƣờn của chủ cơ sở (khơng thốt ra mơi
trƣờng)
- Nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở
+ Vị trí xả thải: khơng xả thải ra môi trƣờng
+ Phƣơng thức xả thải: không xả thải
+ Nguồn tiếp nhận nƣớc thải: ao chứa nƣớc sau xử lý (tái sử dụng cho hệ
thống xử lý bụi, mùi hôi sau quạt hút, không xả thải ra môi trƣờng)

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
a. Nguồn phát sinh khí thải: Khí thải (bụi, mùi hôi) sau quạt hút của 4 trại

b. Lƣu lƣợng xả khí thải tối đa: 18.896 m3/giờ.
c. Dịng khí thải: 1 dịng khí thải sau xử lý đƣợc xả ra môi trƣờng.
d. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ơ nhiễm theo dịng khí
thải: Nhƣ bảng sau:
Bảng 5: Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thơng số ơ
nhiễm theo dịng khí thải

STT

Các chất ơ nhiễm

Đơn vị

Giới hạn cho phép theo
QCVN 19:2009/BTNMT
(cột B)

1

Hàm lƣợng bụi tổng

mg/Nm3

200

2


Hàm lƣợng NH3

mg/Nm3

50

3

Hàm lƣợng H2S

mg/Nm3

7,5

e. Vị trí, phƣơng thức xả khí thải:
- Vị trí xả thải: phía trên phịng xử lý bụi, mùi hơi sau quạt hút
- Phƣơng thức xả khí thải: phát tán tự nhiên theo hƣớng từ dƣới lên trên
- Nguồn tiếp nhận khí thải: mơi trƣờng khơng khí xung quanh
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn
- Nguồn phát sinh:
+ Từ hoạt động xuất nhập nguyên vật liệu và xuất gà
16


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ Từ hoạt động của máy phát điện dự phòng
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn:
Bảng 6: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
STT Tên thông số ô nhiễm


Giá trị giới hạn, dBA (Theo QCVN
26:2010/BTNMT, khu vực thông thƣờng)

1

Từ 6 giờ đến 21 giờ

70

2

Từ 21 giờ đến 6 giờ

55

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại (nếu có):
Khơng có.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nƣớc
ngồi làm ngun liệu sản xuất (nếu có):
Khơng có.

17


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chƣơng V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kết quả quan trắc môi trƣờng định kỳ đối với nƣớc thải
- Kết quả quan trắc: Đƣợc tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 7: Kết quả quan trắc nƣớc thải của cơ sở
Thông số ơ nhiễm
Giá trị trung bình theo
ngày (24 giờ) của các
kết quả đo đƣợc

Lƣu lƣợng
thải (m3/h)

pH

Tổng chất
rắn lơ lửng
(mg/l)

BOD5
(mg/l)

COD
(mg/l)

Tổng Nitơ
(mg/l)

Tổng Coliform
(MPN/100ml)

Sau xử lý


Sau xử lý

Sau xử lý

Sau xử lý

Sau xử lý

Sau xử lý

Ghi chú

23/03/2020

6,2

7,18

39

21

48

5,12

2.900

Mẫu đơn


25/05/2020

6,2

7,23

35

18

42

6,10

2.700

Mẫu đơn

18/09/2020

6,2

7,28

27

14

38


5,48

2.400

Mẫu đơn

23/03/2021

6,2

7,26

29

25

46

6,27

2.100

Mẫu đơn

09/02/2022

6,2

6,86


38

28

52

5,60

480

Mẫu tổ hợp

6–9

50

40

100

50

3.000

-

QCVN 62-MT:2016/BTNMT (cột A)

- Nhận xét: Kết quả thử nghiệm cho thấy, nồng độ các thông số trong nƣớc thải sau xử lý giảm đáng kể so với mẫu nƣớc

thải trƣớc xử lý. Nƣớc thải sau xử lý có chất lƣợng tốt và tất cả các thông số thử nghiệm đều đạt QCVN 26-MT:2016/BTNMT
(cột A)

18


×