Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

LUYỆN THI VĂN LỚP 10 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.82 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THCS THÔNG TÂY HỘI ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 3
TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm có 4 câu)
  
Câu 1 VĂN (1 điểm) Hãy nêu hai đặc điểm tiêu biểu nhân vật Phương Định trong
truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Câu 2 TIẾNG VIỆT (1 điểm)
Câu 3: NLXH (3 điểm)
Ở một số trường học danh tiếng, học sinh được chào đón bằng một câu châm ngôn :
“Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước
và đồng loại của bạn”.
Viết bài văn không quá 2 mặt giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về câu châm
ngôn trên.
Câu 4 NLVH (5 điểm)
Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.( )
(Nói với con – Y Phương, sách Ngữ văn lớp 9, tập hai, tr.72 NXB Giáo dục - 2005)


HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu 1 (1 điểm) HS có thể nêu hai trong các đặc điểm sau (Mỗi đặc điểm được 0,5 điểm)
- Hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan yêu đời
- Gan dạ, dũng cảm, bất chấp gian khổ hiểm nguy
- Có tinh thần yêu thương đồng đội
- Giàu lòng yêu nước, có tinh thần trách nhiệm với công việc
Câu 2 (1 điểm)
- HS điền đúng câu có chứa hàm ý đạt 0,5 điểm
- Giải được hàm ý của thầy giáo đạt 0,5 điểm
Câu 3: (3 điểm)
1.Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận : giải thích, chứng
minh, phân tích, tổng hợp.
- Nêu được những ý kiến của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu đúng,
diễn đạt trong sáng và có sức thuyết phục.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Thí sinh được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai luận điểm theo nhiều
cách khác nhau, miễn là phù hợp. Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng:
* Luận điểm 1: Giải thích vấn đề:
- Vào trường học là lớn lên trong sự thông thái : vì đó là nơi học sinh được học tập, được
rèn luyện để tăng trí tuệ, kiến thức và khả năng ứng xử của mình
- Ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn: nghĩa là vận dụng kiến thức đã
được học để phục vụ đất nước, xã hội, nhân dân
* Luận điểm 2: Khẳng định, đánh giá vấn đề:
- Nếu một con người không có kiến thức, không có sự hiểu biết thì không thể phục vụ và
cống hiến. Vì vậy, có tài năng sẽ phục vụ xã hội một cách hiệu quả hơn.
- Con người phải nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân và xã hội : “Ngày nay học
tâp, ngày mai giúp đời”.
- Khi được giáo dục thành tài, thì con người cần cống hiến cho xã hội .
- Điều ấy được biểu hiện bằng những hành động cụ thể, nhận thức trong hiện tại (học tập)

và tương lai (cống hiến).
- Bất kì một đất nước nào cũng cần đến nhân tài. Có những con người như thế thì đất
nước mới phát triển tốt đẹp, bền vững.
* Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề
- Tất cả mọi người, khi ngồi vào ghế nhà trường đều phải quyết tâm học tập và rèn luyện
để trở thành người toàn đức, toàn tài. Từ đó, đem tài năng mà phục vụ tốt hơn cho đất
nước, cho đồng loại của mình.
- Đây cũng chính là trách nhiệm của tất cả mọi học sinh hiện nay - những thế hệ tương lai
của đất nước.
- Cần phê phán thái độ học tập thiếu nghiêm túc, không có ý thức rèn luyện phấn đấu
hoặc có tài năng mà không phục vụ cho xã hội một cách tích cực.
Câu 4 (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận về một đoạn thơ đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ
văn cấp THCS; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức về bài thơ Nói với con của Y Phương đã được giới
thiệu trong chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở, thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
* Giới thiệu:
- Nói với con là bài thơ đặc sắc của Y Phương. Tác phẩm đã thể hiện tình cảm gia
đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc
mình.
- Đoạn thơ là phần mở đầu của bài thơ Nói với con của Y Phương. Khổ thơ là lời
người cha nói với với con về cội nguồn sinh dưỡng: con lớn lên trong tình thương yêu,
nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, nên thơ của quê hương.
* Nội dung cụ thể của đoạn thơ:
- Cội nguồn của mỗi con người đều bắt đầu bằng không gian êm đềm của gia
đình, Ở đó, con cứ lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong

chờ của cha mẹ.
+ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt ngập tràn tình yêu thương và âm thanh
tiếng nói cười của con thơ đã tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt. Hơn thế, người đọc còn
cảm nhận được trong hình ảnh thơ một khung cảnh cụ thể với ánh mắt trìu mến, vòng tay
âu yếm của cha mẹ, bước chân chập chững của con thơ.
+ Trong khung cảnh tươi vui đầm ấm ấy, ta thấy rõ tình yêu thương của cha mẹ
dành cho con: từng bước đi, từng tiếng nói của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng
vui đón nhận.
- Trong lời tâm tình với con, người cha đã cho con biết: Con được trưởng thành
trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
+ Con lớn lên trong cuộc sống lao động cần cù, tươi vui của người đồng mình
được gợi lên qua những hình ảnh đẹp: Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát - các
thao tác làm nên dụng cụ lao động đánh bắt cá; xây dựng ngôi nhà bằng những bàn tay
khéo léo ấy đã tạo nên một không gian đẹp cho cuộc sống lạc quan.
Chú ý: các động từ cài, ken vừa diễn tả động tác vô cùng khéo léo của người đồng
mình, vừa phác họa một cuộc sống lao động gắn bó hòa quyện niềm vui.
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che chở,
nuôi dưỡng con người về cả tâm hồn và lối sống.
Chú ý:
+ Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho người đồng mình;
+ Nói Con đường cho những tấm lòng nghĩa là nhà thơ đã khẳng định môi trường
sống của quê hương đã nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn con trẻ.
Như thế, người cha muốn con hiểu quê hương mình là vùng đất giàu truyền thống
văn hóa và trọng nghĩa tình.
- Người cha còn nhắc với con về kỉ niệm ngày cưới của cha mẹ để mong con luôn
nhớ:
+ Mình sinh ra và lớn lên trong tình yêu và hạnh phúc của cha mẹ;
+ Tình yêu của cha mẹ, nghĩa tình của quê hương sẽ ôm ấp và nâng đỡ con trọn
đời.
* Về nghệ thuật:

HS biết khai thác một số các phương tiện nghệ thuật đặc sắc được Y Phương thể
hiện trong đoạn thơ:
- Giọng điệu thiết tha trìu mến, các lời gọi thường mang ngữ điệu cảm thán.
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất
thơ; cách dùng từ ngữ giản dị, chân chất theo phong cách người dân tộc.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên: các dòng thơ tự do như những lời nói trong
sinh hoạt thường ngày, hết sức tự nhiên; như lời tự sự, lời nhắn nhủ phù hợp, gần gũi và
dễ hiểu đối với người đọc.
- Một số các phép tu từ như: phép điệp, đối xứng,… được tác giả dùng rất thành
công trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
Đánh giá:
Đoạn thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ ca của Y Phương. Tâm hồn người
miền núi nói riêng và tâm hồn người Việt nói chung được biểu hiện thật trong sáng, chân
thực và đầy sức mạnh. Những chân lí đơn sơ về giá trị con người được tái tạo trong một
thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đầy cảm xúc.
ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 3
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm có 4 câu)
Câu 1: Văn (1đ)
a. Chép nguyên văn câu thơ cuối khổ một và khổ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của
Viễn Phương.
b. Nổi bật ở mỗi câu thơ vừa chép là hình ảnh “cây tre”. Hình ảnh đó gợi cho em suy
nghĩ gì?
Câu 2: Tiếng Việt (1đ)
Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ, gạch chân khởi ngữ đó.
Bà khoẻ hắn rồi nhưng bà vẫn chưa ăn uống được.
Câu 3: Nghị luận xã hội (3đ)
Trong môi trường học đường hiện nay có hiện tượng một số học sinh ít tập trung,
chú ý trong việc học. Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên

khoảng một trang giấy thi.
Câu 4: Nghị luận văn học (5đ)
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trờ
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng…
(…)Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…
Thanh Hải
( Sách Ngữ Văn 9,Tập II, trang 55)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
BÀI LÀM
Câu 1:
a. Câu thơ cuối, khổ một:
“Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
- Câu thơ cuối, khổ cuối:
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
b. Hình ảnh “hàng tre”(hoặc cây tre) trong bài thơ gợi lên hình ảnh con người và
dân tộc Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp: kiên cường, bất khuất trước khó
khăn; một lòng son sắc thuỷ chung với đất nước, quê hương và Bác Hồ kính yêu.
Câu 2:

Bà khoẻ hắn rồi nhưng bà vẫn chưa ăn uống được.
 Khoẻ thì bà khoẻ hẳn rồi nhưng ăn uống thì bà chưa ăn uống được.
Câu 3:
Học tập là con đường ngắn nhất dẫn ta đến con thuyền đầy tri thức và có tri thức
con người ta mới có thể thay đổi tương lai của chính bản thân mình. Vâng, chính vì thế
mà việc học đã trở nên hết sức quan trọng với mọi người nói chung và với học sinh nói
riêng. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh hiện nay lại không coi trọng việc học, xem
việc học chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” và chính vì những suy nghĩ tiêu cực đó đã làm cho
nhiều bạn học sinh mất phương hướng, không tìm ra con đường học tập đúng đắn cho
chính bản thân mình. Các bạn không tập trung chú ý trong giờ học dẫn đến học tập sa sút,
thành tích tuột dốc. Có nhiều nguyên nhân làm cho các bạn học sinh lơ là trong việc học.
Có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như về vấn đề gia đình hay cuộc
sống khó khăn mà các bạn ấy phải bươn chải hằng ngày,… Hay xuất phát từ những
nguyên nhân chủ quan do chính bản thân học sinh tự tạo ra. Trong giờ học, các bạn còn
nói chuyện riêng quá nhiều, còn sử dụng điện thoại di động để chơi game hay các bạn
ngồi học môn này lại ngồi làm bài hay học bài môn khác. Nhưng có lẽ nguyên nhân lớn
nhất là do các bạn thiếu hứng thú, chán nản trong các tiết học. Và hậu quả thì lại hết sức
nghiêm trọng. Thiếu tập trung trong học tập đã làm cho không ít bạn học sinh học hành
sa sút, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc học vẹt, học đối phó, làm cho thầy cô phiền lòng và
cha mẹ của các bạn cũng chẳng thể nào vui được, các bạn không có tâm lí thoải mái khi
đến trường. Để hạn chế tình trạng học sinh thiếu tập trung trong việc học, nhà trường nên
tạo điều kiện cho các tiết học trở nên sinh động, thú vị hơn để học sinh không bị nhàm
chán trong giờ học cũng như nhà trường nên phối hợp với gia đình quan tâm, quản lí chặt
chẽ hơn khi con em mình có biểu hiện lơ là trong học tập. Nếu so sánh học sinh ngày
trước với học sinh thời nay, ta có thể thấy được nhiều điểm khác biệt. Chắc chắn học sinh
thời nay mạnh dạn hơn trong giao tiếp nhờ tính tự tin, khỏe mạnh hơn về mặt thể chất
nhờ độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vốn tri thức thì có chiều rộng hiểu biết trên
nhiều lĩnh vực hơn nhờ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, kiến thức
rộng mà nông; cơ thể cường tráng trong một trái tim băng giá; mạnh dạn giao tiếp mà lại
thiểu văn hóa và kĩ năng thì thật đáng buồn, đáng hỗ thẹn. Chính vì thế mà chúng ta phải

luôn không ngừng phấn đấu, không ngừng học tập, tiếp thu kiến thức và trau dồi đạo đức
để chuẩn bị hành trang vững bước vào đời
Câu 4:
" Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến "
Niềm vui trong bài hát cứ tự nhiên lăn vào lòng người đọc người nghe rồi vỡ òa ra
trong cái niềm vui xuân của cuộc sống. Xuân đẹp, đầy sức sống. Xuân thổi hồn vào thơ.
Hôm qua, hôm nay và ngày mai lại có những hồn thơ xuân cho cuộc đời, cho con người.
Thanh Hải cũng góp một hồn xuân nho nhỏ vào trong cái kho xuân bất tận ấy.
Thanh Hải là nhà thơ miền Trung, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mĩ. Thơ là tiếng nói thiết tha yêu cuộc sống thiên nhiên đất nước và
con người. Ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài thơ
“Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang nằm trên giường bệnh,
nhưng bài thơ lại tràn đầy sức sống, như một bài ca thể hiên tình yêu thiên nhiên đất nước
bước vào mùa xuân và khát vọng sống cao đẹp được cống hiến cho cuộc đời của nhà thơ.
Bài thơ mở ra bằng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Đó là cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Cảm nhận đầu tiên của mỗi
người đó là một mùa xuân có kích cỡ, một mùa xuân nho nhỏ, xinh xinh trong cái khung
trời bao la. Đó là một nét độc đáo, một cái mới lạ trong thơ Thanh Hải. Không như các
nhà thơ khác, xuân thường lan rộng, mênh mông đến bất tận:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Thì nay, xuân trong thơ Thanh Hải là một dòng sông trong xanh, một bông hoa lục
bình tím biếc, một cánh chim nhỏ bé, khiêm nhường, một bầu trời xanh cao lồng lộng.
Đây là cả một bức tranh với những nét chấm phá có sự phối hợp giữa hình hài và màu
sắc, màu sắc tuy nhỏ mà đậm đà, quyến rũ. Cái sắc tím biếc ánh lên trên cái màu xanh,

một cánh chim hào hứng vút lên khúc nhạc xuân. Tất cả gợi lên một sức sống mãnh liệt,
căng tràn, một khung cảnh mùa xuân thật thanh khiết, giản dị và giàu màu sắc, giàu sức
sống. Lời thơ bay bổng nhẹ nhàng, cũng chính là cảm xúc say sưa ngây ngất chiêm
ngưỡng của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân. Âm thanh quen thuộc của tiếng chim
chiền chiện bỗng ngân vang vút cao. Tiếng hót vang ấy rót sự sống tràn đầy vào bức
tranh vui tươi sống động ngày xuân. Nhà thơ thốt lên “ Ơi…chi mà…” thật tha thiết nhỏ
nhẹ như nâng niu từng tiếng chim, như muốn chuyện trò cùng chú chim đang say cảnh,
đề hồn thơ thêm mở rộng. Phải chăng chất nhạc và chất thơ đã hòa quyện vào từng câu
chữ mà cất lên khúc giao hưởng tươi vui, rạo rực của mùa xuân, hòa cùng giọng hót vang
trời của cánh chim? Đề rồi:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Có chút gì đó trong veo, lấp lánh đọng lại trên bàn tay "tôi"- một cảm nhận rất cá thể,
chủ thể. Giọt long lanh ấy là giọt sương mai rỏ đầu cành như giọt sữa hay chính là giọt
âm thanh xuân trong trẻo, mát mẻ mà độc đáo vô cùng. Nghệ thuật tu từ ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác đã được nhà thơ vận dụng một cách tài tình, linh hoạt. Tiếng chim hót mà hóa
giọt âm thanh long lanh để mắt thấy và đôi tay đón hứng. Âm thanh vô hình mà hóa
thành vật thể hữu hình. Cái tuyệt diệu hơn cả là trong cái âm thanh hữu hình ấy còn mang
cả cái màu sắc long lanh. Cái long lanh ấy là nắng xuân nghiêng mình chăng? Hay cái
long lanh của con người, của cuộc sống. Long lanh - thật lấp lánh sắc thơ mà vẫn dịu
ngọt, đằm thắm sắc đời. Long lanh khiến nhà thơ nâng niu, giữ gìn. Chỉ động tác “hứng”
cũng đủ diễn tả cảm xúc ngất ngây!.
Giọt xuân rơi xuống, đọng lại trong lòng bàn tay và trong lòng người, để người ta
thấy yêu thêm cuộc sống này - một thứ tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Nhà thơ đã cảm
nhận xuân bằng tất cả các giác quan của cơ thể. Đó là thị giác, khứu giác, thính giác, xúc
giác và cả cảm giác. Bức tranh xuân độc đáo với những nét xuân xinh xắn, hương xuân
ngòn ngọt; sắc xuân tinh tế, dịu dàng; sức xuân căng tràn, tươi mát. Đó là cảm xúc về
thiên nhiên đất trời mùa xuân của một thi sĩ trước lúc đi về với cõi vĩnh hằng. Đặc biệt,
cảm nhận xuân ấy không phải ở chính mùa xuân mà tất cả là cái cảm xúc trong cái buốt
lạnh đến tê tái của mùa đông cuối cùng của cuộc đời. Thế mới thấy được tâm hồn tha

thiết với cuộc sống, một tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên trào dâng trong lòng của
một hồn thơ đất Việt.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của
cuộc sống, của nhân dân và đất nước. Xuân thiên nhiên đã hoà vào đời sống với người
làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mùa xuân đến với người lao động xây dựng đất nước. Và
mùa xuân từ đôi bàn tay của họ đã đến với cuộc sống. Ta có thể dễ dàng thấy được một
không khí khẩn trương, hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mới thật mạnh mẽ. Cả nước
đi lên rộn ràng giữa mùa xuân tươi đẹp. Âm vang giục giã của câu thơ là tiếng nói ngợi
ca đầy tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam trong khí thế mới.
Hình tượng đất nước rạng rỡ giữa mùa xuân là hình ảnh nổi bật nhất trong bài thơ.
Hình ảnh thật đẹp của đất nước với 4000 năm vất vả và gian lao suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước hào hùng để có ngày hôm nay. Dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé mà
anh hùng, đầy bản lĩnh, tự tin và lạc quan vững bước về phía trước bất chấp thử thách
khó khăn trở ngại.
Đối với nhà thơ, đó cũng chính là niềm hạnh phúc và lòng tự hào, lạc quan, tin yêu
đối với đất nước, dân tộc. Mạch thơ ấy rất giàu chất suy tưởng và làm say đắm lòng
người.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao
và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và
bộc bạch tâm niệm thiết tha của một người con xứ Huế, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời
với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:
“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”
Lời thơ nhẹ nhàng tha thiết và rất đỗi chân thành. Từ cái “tôi” giữa mùa xuân đất
nước ở khổ thơ đầu nhà thơ đã say sưa hòa vào cái “ta” chung của toàn dân tộc. Ông đã
suy nghĩ về mình về trách nhiệm đóng góp của mình trong mùa xuân của đời. Nếu ở khổ
thơ đầu mùa xuân thiên nhiên được báo hiệu bằng hình ảnh một bông hoa đang nở rộ,
bằng âm thanh thánh thót của con chim chiền chiện thì giờ đây nhà thơ cũng muốn làm

con chim hót, một cành hoa để góp phần làm nên mùa xuân cho đời. Nếu trong khổ thơ
trước đó nhà thơ đã gợi ra mùa xuân của thiên nhiên đất nước, dân tộc thì ở đây nhà thơ
đã liên hệ đến mình nghĩ về mình trong nhưng ngày cuối đời, khát khao được cống hiến
cho cuộc sống cho đất nước, cho cách mạng. Trong cái lớn lao của đất trời vào xuân, Tổ
quốc vào xuân, Thanh Hải chỉ xin góp phần làm một tiếng chim trong giọng hót của
muôn chim để âm thanh mùa xuân thêm rộn rã tưng bừng, mang đến niềm vui cho mọi
người; làm một cành hoa trong hương sắc của muôn hoa góp thêm vẻ thắm tươi rực rỡ
cho đời Mà đặc biệt, tác giả muốn làm một nốt trầm trong bản hòa tấu muôn lời muôn
điệu của cuộc sống. Thanh Hải chỉ muốn làm một nốt trầm không vút cao, không âm ĩ,
một nốt phụ trong bè phụ của giàn hợp xướng làm nền cho bè vút lên. Nhưng là một nốt
trầm nghe xao xuyến lòng người cho đời thêm sinh động, đáng yêu. Nhà thơ dùng những
hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện đươc sống có ích để cống hiến cái
tinh túy cao đẹp nhất của chính mình cho cuộc đời. Từ ”một” đặt trước cành hoa, nốt
trầm thể hiện sự khiêm tốn của nhà thơ không làm được một vườn hoa thì hãy làm một
bông hoa bé nhỏ, không làm một giàn hợp xướng thì hãy làm một nốt trầm xao xuyến.
Chỉ xin làm một bông hoa, một tiếng chim, một nốt trầm để tô điểm làm đẹp làm vui cho
cuộc sống. Ước nguyện hóa thân ấy của nhà thơ không cao xa, vĩ đại mà gần gũi thân
thương, đẹp và đáng yêu biết mấy. Bởi khát vọng sống có ích, có ý nghĩa và vô cùng
khiêm tốn là khát vọng hiến dâng tật đẹp. Điệp ngữ “ta làm”, “ta nhập” như một lời tự
nhủ cùng với nhịp thơ sôi nổi thiết tha đã thể hiện một cách gợi cảm mạnh mẽ cái khát
vọng cháy bỏng của nhà thơ tự nguyện góp cái xuân riêng của mình vào cái xuân chung
của đất nước, quê hương. Bài thơ này cũng chính là mùa xuân cuối cùng mà nhà thơ gửi
lại cho đời. Người đọc xao xuyến, xúc động khi bắt gặp ước nguyện sống đẹp, hữu ích
của nhà thơ, dẫu lúc này ông đang nằm trên giường bệnh. Tình yêu quê hương đất nước
của ông vẫn trào dâng khiến ta nể phục. Chỉ qua hai khổ thơ, ta cũng có thể cảm nhận
được tình yêu quê hương, nước thiết tha của ông.
Không những vậy, khát vọng cống hiến ấy rất khiêm tốn thầm lặng không ngừng
nghỉ. Khiêm tốn ở chỗ tất cả ước nguyện của nhà thơ đọng lại và lắng xuống như một lời
thì thầm.
“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời”
Hình ảnh thơ ở đây lặp lại nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ" là một điểm sáng thẩm mỹ
của bài thơ. Mùa xuân là một khái niệm về thời gian vậy mà nhà thơ đã cụ thể hóa thành
hình khối nhỏ. Không phải là một mùa xuân xanh, một mùa xuân hồng mà đó là mùa
xuân nho nhỏ. Chính với khát vọng làm một tiếng chim hót, một cành hoa xinh, một nốt
trầm, Thanh Hải đã tạo được một mùa xuân nho nhỏ đề hòa mình với một mùa xuân lớn
lao của đất nước. Nó dâng hạnh phúc sự sống cho đời. Nhà thơ muốn gởi gắm qua hình
ảnh mùa xuân nho nhỏ cái khát vọng thật nhỏ bé và vô cùng cao đẹp. Ước nguyện được
làm một mùa xuân nghĩa là muốn sống đẹp, sống với sức xuân tươi trẻ của mình, dẫu chỉ
là xuân nho nhỏ trong cái mùa xuân rộng lớn của đất nước. Nhưng trong đó là khát vọng
khiêm tốn đáng yêu của một người thiết tha muốn cống hiến cho Tổ quốc và ý thức rất rõ
cái hữu hạn của cá nhân mỗi người truớc cái vô hạn cái rộng lớn của cuộc đời.
Điều đáng quý là cái “mùa xuân” mà nhà thơ muốn cống hiến đó không chút ồn ào,
phô trương mà chỉ âm thầm lặng lẽ như một dòng sông, tháng ngày lặng lẽ trôi, bồi đắp
phù sa cho ruộng đồng màu mỡ, cây trái xanh tươi. Từ láy gợi tả, gợi cảm “lặng lẽ” của
đông từ “dâng” cho thấy thái độ cống hiến trân trọng mà thầm lặng khiêm tốn đáng yêu,
đáng quý của nhà thơ. Thái độ cống hiến thầm lặng đó gợi ta nhớ đến sự hi sinh dâng
hiến lặng lẽ tuổi xuân và hạnh phúc cá nhân làm cho ta liên tưởng đến con người ngày
đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước như anh thanh nhiên, ông kĩ sư vườn rau , anh cán
bộ nghiên cứu về sét bên dưới cái giá băng thâm thùng mây tuyết ở “ Lặng Lẽ Sa Pa”.
Điểm nổi bật đặc biệt ở đây là Thanh Hải dẫu chỉ mong được đóng góp cho đời một
“Mùa xuân nho nhỏ” một cách âm thầm lặng lẽ nhưng lại miệt mài không dứt hay nói
cách khác là không ngừng nghỉ dù khi tuổi trẻ đầu xanh hay tuổi già tóc bạc.
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Điệp ngữ “dù” như mang ý nhấn mạnh đã thể hiện thành công khát vọng cống hiến
một cách trọn vẹn bất chấp tất cả thách thức của thời gian, tuổi già, bệnh tật và không
dừng lại ở thời điểm nào. Khi tuổi hai mươi tràn đầy nhựa sống hay lúc tóc đã pha sương
và đã qua đi tuổi xuân của đời mình. Dù sức sống đã cạn kiệt qua bao tháng năm thăng
trầm của đời người nhưng nhà thơ cũng xin cống hiến những gì thật đẹp bằng tất cả sức

lực và sự nhiệt tình, coi đó là niềm vui là lẽ sống ở đời. Khát vọng ấy đã trở thành một
tâm nguyện bất diệt, thể hiện tình yêu thiết tha đối với quê hương đất nước, cuộc đời; sâu
xa hơn đó là ý thức trách nhiệm với đời, với xã hội, với đất nước.
Có thế nói, tấm lòng và nguyện ước của nhà thơ chính là tư tưởng, là nhân sinh
quan mà ai cũng ước mong được sống với sự cống hiến nhiều hơn. Đó cũng là quan niệm
và lẽ sống mà Tố Hữu đã từng khẳng định qua Một khúc ca xuân.
“Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Nhà thơ cách mạng đó đã có chung một suy nghĩ thật đẹp, thật cao quý: Những gì
mà mình nhận của đời là vô cùng lớn lao nên sống là phải đóng góp dựng xây cuộc đời.
Đoạn thơ là một tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc
điệu vui tươi tha thiết càng làm ta thấy tình yêu nước thiết tha sâu đậm tràn ngập khắp cả
bài thơ.
Đoạn thơ cuối bài như là niềm vui của nhà thơ trước đất trời, trước quê hương. Ta
xin hát lời hát ca ngợi quê hương đất nước, mùa xuân, con người Việt Nam bằng những
làn điệu của quê hương xứ Huế, với câu hát dân ca truyền thống. Đất nước, quê hương
mãi rạng rỡ và ấm áp trong tâm hồn nhà thơ, mãi mãi là tình yêu của nhà thơ
“Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, nhưng nó lại là
sự cống hiến hết sức lớn lao của nhà thơ dành cho cuộc đời, giúp cho những ai đi tìm ý
nghĩa đích thực của cuộc sống. Bài thơ giàu nhạc điệu, khi nhẹ nhàng tha thiết, lúc bay
bổng sâu lắng, có lúc lại mạnh mẽ, khẳng khái. Cả bài thơ là bài ca về mùa xuân, về đất
nước, về cuộc đời. Các điệp từ, điệp khúc được láy lại làm nổi bật tâm nguyện chân
thành, cao đẹp của nhà thơ. Thanh Hải giúp ta hiểu hơn về tình yêu quê hương, đất nước,
hiểu hơn về lẽ sống cao đep của đời. Lẽ sống giờ đây là của thời đại, của chúng ta, của
mọi người như tâm niệm của nhà thơ Tố Hữu “Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng
mình.”
( BÀI LÀM CỦA EM DƯƠNG TRIỀU ANH- LỚP 9/1 TRƯỜNG THCS
THÔNG TÂY HỘI, GÒ VẤP)

×