Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh trong các nhân tố góp phần tạo nên tư tưởng hồ chí minh, nhân tố nào đóng vai trò quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.22 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
---------  ---------

BÀI THẢO LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI : Cơ sở hình thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh? Trong các nhân tố góp phần
tạo nên Tư Tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố nào đóng vai trị quyết định bản chất cách
mạng và khoa học của Tư Tưởng Hồ Chí Minh?

Lớp HP:

2255HCMI0111

Nhóm :

01

GVHD :

TS. Bùi Hồng Vạn

Hà Nội - Tháng 4 năm 2022
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 01

ST
T


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ Và Tên

Chức Vụ

Ngơ Thị An
Nguyễn Cơng Hồng Anh
Nguyễn Tâm Anh
Trần Phương Anh
Nguyễn Thị Minh Ánh
Dương Hoàng Đức
Đào Thị Duyên
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Bùi Hương Giang
Ma Thị Giang

Nhóm Trưởng
Thư Kí
Thành Viên
Thành Viên

Thành Viên
Thành Viên
Thành Viên
Thành Viên
Thành Viên
Thành Viên

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4
NỘI DUNG................................................................................................................................. 5
I. Cơ sở hình thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh..................................................5
1.1. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 5
1.2. Cơ sở lí luận........................................................................................................... 6
1.2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.............................................6
2


1.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh...............................................................................8

II. Nhân tố đóng vai trị quyết định bản chất cách mạng và khoa học của
Tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................9
2.1. Yếu tố đóng vai trò quyết định đối với bản chất cách mạng và khoa học của Tư
tưởng Hồ Chí Minh........................................................................................................ 9
2.2. Lí giải tại sao nói Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc, lí luận trực tiếp quyết định
tư tưởng Hồ Chí Minh:................................................................................................. 10

KẾT LUẬN................................................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................13

3



LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln là tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức
cho tất cả mọi người noi theo. Tư tưởng đạo đức ở Người là sự thấm nhuần giữa đạo đức
và thực hành đạo đức, giữa việc công và việc tư, giữa đạo đức đời thường và đạo đức
cách mạng. Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn, không chỉ khai thơng bế
tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo
dẫn đến thắng lợi các vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng Việt Nam ta.
Sau khi dành độc lập, nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới tuy nhiên vẫn
chưa đạt được những thành tựu xứng với tiềm năng sẵn có. Do đó Đảng, tồn dân cần
phải tiếp tục nghiên cứu và kiên định mục tiêu lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, nắm
vững quy luật độc lập dân tộc gắn liền dựng nước và giữ nước, thực hiện chính sách đối
ngoại hồ bình, tự chủ, hợp tác và phát triển, góp phần hình thành một trật tự mới cơng
bằng và bình đẳng…
Để có thể vận dụng đúng đắn Tư tưởng Hồ Chí Minh thì ta cần phải biết được cơ
sở hình thành TTHCM và các nhân tố nào sẽ đóng vai trị quyết định bản chất cách
mạng và khoa học của TTHCM. Do đó nhóm em chọn đều tài nghiên cứu “Cơ sở hình
thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh? Trong các nhân tố góp phần tạo nên Tư Tưởng Hồ Chí
Minh, nhân tố nào đóng vai trò quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Tư
Tưởng Hồ Chí Minh?” để làm rõ các vấn đề này.

4


NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
1.1. Cơ sở thực tiễn.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Chủ tịch HCM sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến

động. Thời kỳ này đất nước ta rơi vào tình trạng bất ổn về chính trị và giặc cỏ xâm lược:
- Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối ngoại, bảo thủ, phản động,...
không cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không
phát huy được thế mạnh của dân tộc, đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ
nghĩa thực dân phương Tây.
- Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), triều đình phong kiến đầu hàng. Việt
Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến,
trong xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là 2 mâu thuẫn cơ bản:

Toànthểdântộc ThựcdânPhápvà TồnVithệtểNdâmntộc
ViệtNam taysaiphongkiến (nơngdân)
Mâu thuẫn dân tộc

Địachủphongkiến

Mâu thuẫn giai cấp

- Các phong trào đấu tranh chống thực dân pháp theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản
đã liên tục nổ ra trong cả nước nhưng tất cả đều thất bại, như sự thất bại của phong
trào Cần Vương ( theo hệ tư tưởng phong kiến) và phong trào Đông Du, Đông Kinh
nghĩa thục ( hệ tư tưởng tư sản). Ý thức hệ tư tưởng phong kiến và tư sản thể hiện rõ
sự lỗi thời, bất lực trước nhiệm vụ lịch sử. Yêu cầu lịch sử cần phải có tư tưởng chỉ
đạo đúng đắn, phải có một con đường mới cho phong trào cứu nước giải phóng dân
tộc đã trở thành vấn đề cấp thiết.
 Nguyễn Tất Thành sinh ra lớn lên trong hồn cảnh lịch sử dân tộc khó khăn, bế tắc
nhất, điều đó đã thơi thúc Người ra đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân.
1.1.2. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các nước
đế quốc với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ngày càng phát triển gay gắt. Lúc này

5


không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong chính quốc mà đã mở rộng ra sự áp bức
với các dân tộc khác.
 Vì thế cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khơng chỉ cịn là hành động riêng lẻ nữa mà
trở thành cuộc đấu tranh chung của dân tộc thuộc địa chống đế quốc.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trở thành cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vơ sản
trên thế giới.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài
người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Năm 1919, Quốc tế Cộng sản ra đời trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong trào
cách mạng thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga ra khắp
thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở
nhiều nước.
 Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, CNXH trở thành hiện thực trên thế giới, đánh
dấu chuyển biến lớn của thời đại. Thời đại quá độ CNXH và giúp Hồ Chí Minh nhận
ra một chân lý của thời đại: “ Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc
bị áp bức và những người lao động trên Thế giới khỏi ách nô lệ”.
1.2. Cơ sở lí luận.
1.2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại vượt qua
mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển. Chính chủ nghĩa yêu nước là
nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước, cứu dân.
Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất

vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
1.2.2. Tinh hoa văn hố nhân loại

 Tinh hoa văn hóa phương Đơng:
+ Về Nho giáo: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước, từ rất sớm đã
chịu ảnh hưởng của Nho học từ người cha và nhiều nhà Nho yêu nước ở quê hương.
Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo như: Triết lý hành động, tư tưởng nhập
6


thế, hành đạo giúp đời, là khát vọng về một xã hội đại đồng, là hòa mục, hòa đồng làm
triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo, hiểu học và Người đã phê
phán loại bỏ những yếu tố tiêu cực và thủ cựu của nó.
Hồ Chí Minh phân tích: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của
Khổng Tử có nhiều điều khơng đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học.
"Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu thái được những điều hiểu biết quý
báu của các đời trước để lại”. Lênin dạy chúng ta như vậy" ( trích V.I. Lênin: Tồn tập,
Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1977, t.41, tr. 362.)
+ Đối với Phật giáo: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu
thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình
đẳng của con người và chân lý. Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của Đạo Phật
được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo để đồn kết đồng bào theo Đạo Phật, đồn kết
tồn dân vì nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
 Hồ Chí Minh chú trọng kế thừa, phát triển những tư tưởng nhân bản, đạo đức tích
cực trong Phật giáo vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện nay.
+ Đối với Lão giáo: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử,
khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hoà đồng với thiên nhiên, hơn nữa
phải biết bảo vệ môi trường sống. Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lịng tham muốn về
vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; hành động theo đạo lý với ý

nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội.
 Là nhà mácxít sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong
tư tưởng, văn hóa phương Đơng để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng
Việt Nam thời hiện đại.
 Tinh hoa văn hoá phương Tây
Cùng với tư tưởng triết học phương Đơng. Hồ Chí Minh cịn tiếp thu nền văn hóa dân
chủ và cách mạng của phương Tây. Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân
quyền, dân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu
độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay.
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những
trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Anh,
Pháp, Nga, Trung Quốc, v.v. bằng chính ngơn ngữ của các nước đó.

7


1.2.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời.
Ngay từ cuối nhưng năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Bây giờ
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”(trích: Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.289.26).
 Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết
được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản với tầm
vóc trí tuệ lớn như Lênin mong muốn: "Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi

biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân
loại đã tạo ra" ( trích Trương Niệm Thức: Hồ Chí Minh truyện, Nxb Tam Liên, Thượng
Hải, 6-1949 (bản Trung văn), (bản dịch tiếng Việt của Đặng Nghiêm Vạn, tr.41-42).
 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những
đã vận dụng sáng tạo, mà cịn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại mới.
1.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
1.3.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hồi bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh
lầm than, cơ cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Người có ý chí, nghị lực to
lớn, một mình dám đi ra nước ngoài khảo sát thực tế các nước đế quốc giàu có cũng như
các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ với hai bàn tay trắng.
Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê
phán, đổi mới và cách mạng; đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội loài người,
của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng, cụ thể của Việt Nam, đề xuất tư tưởng,
đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏi thực tiễn; có năng lực tổ chức biến tư
tưởng, đường lối thành hiện thực.
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cách mạng
Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh là người có năng
lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác và kỳ diệu để dẫn dắt
tồn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ thắng lợi vinh quang.
8


Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, Là người suốt
đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cách mạng
thế giới. Những phẩm chất cá nhân đó là một nhân tố quyết định những thành cơng sáng
tạo của Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn khơng vì cho sự nghiệp riêng
mình mà vì cả dân tộc Việt Nam và nhân loại.
1.3.2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.

Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động, công tác ở
khoảng 30 nước trên thế giới. Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân
và chế độ thực dân không chỉ qua tìm hiểu trên các loại tài liệu, sách, báo, radio mà còn
hiểu biết sâu sắc về chúng qua cuộc sống và hoạt động thực tiễn tại các cường quốc đế
quốc.
Người đặc biệt xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực dân; thấu
hiểu tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở
châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Người thấu hiểu về phong trào giải phóng dân
tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng đảng cộng sản, v,v,...
 Người đã hiện thực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động; đồng
thời tổng kết thực tiễn cách mạng, bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng.
Những phẩm chất cá nhân cùng những hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh
vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh.

II. Nhân tố đóng vai trị quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
2.1. Yếu tố đóng vai trị quyết định đối với bản chất cách mạng và khoa học của
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, và trở thành ngọn đuốc
soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản
chất khoa học và cách mạng của học thuyết này. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kết quả vận dụng
9



sáng tạo và phát triển đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, sự bổ sung vào kho tàng lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin mà hạt nhân lý luận là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nhờ có thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tiếp thu
và chuyển hố được những nhân tố tích cực, tiến bộ của truyền thống dân tộc và của
nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Khơng có chủ nghĩa Mác – Lênin thì
cũng khơng có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và có khả năng giải quyết
được những nhiệm vụ thực tiễn của cách mạng Việt Nam. (“Về những cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh - TS. Nguyễn Mạnh Tường).
Đến với chủ nghĩa Marx - Lenin từ địi hỏi của thực tiễn giải phóng dân tộc và con
người, từ nhu cầu chung của nhân loại về quyền dân tộc, quyền con người, Hồ Chí Minh
đã vận dụng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Marx - Lenin để nghiên
cứu thực tiễn Việt Nam và thế giới và tự tìm ra con đường của cách mạng Việt Nam. Vì
vậy, chủ nghĩa Marx - Lenin chính là một nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu có vai trị
quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là sự vận dụng chủ nghĩa Marx - Lenin trong hồn cảnh của Việt Nam.
2.2. Lí giải tại sao nói Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc, lí luận trực tiếp
quyết định tư tưởng Hồ Chí Minh:
Đầu tiên, chủ nghĩa Mác-Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan,
phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, của các đảng cộng sản và cơng nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức,
bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Thứ hai, Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối
với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con đưởng cách
mạng vơ sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách
mạng vơ sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc”, cả
hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách
mạng thế giới.

Thứ ba, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh
có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp
dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên
một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Thứ tư, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh ln khẳng định:
Chủ nghĩa Mác-Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất,
10


"muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin".
Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa
học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất của
tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Khơng thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngồi hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, hay
nói cách khác, khơng thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa
Mác - Lê-nin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng
là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là lịch sử mà cũng là lơ-gíc của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập
tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

11


KẾT LUẬN
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với
trí tuệ của dân tộc và trí tuệ thời đại. Chính sự vận động, phát triển của tư tưởng yêu
nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi bắt gặp chủ
nghĩa Mác – Lênin, đã hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư chất thơng minh, tư

duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những đức tính dễ
thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú
và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống
phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận
điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu
nghiên cứu của các nhà khoa học căn cứ vào các văn kiện của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dịch: Đặng Nghiêm Vạn. (6-1949). Trương Niệm Thức: Hồ Chí Minh truyện. (N. T. Liên, Ed.) Thượng Hải.
Nxb Chính trị Quốc Gia. (2011). Hồ Chí Minh: Tồn tập. Hà Nội.
NXB Chính trị Quốc gia sự thật. (2021). Bộ GD & ĐT: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc Đại học
không chuyên ngành Lý luận chính trị). Retrieved 3 15, 2022
Nxb Tiến bộ, M. x. (1977). V.I.Lênin: Toàn tập.
TS. Đại học Luật Hà Nội: Nguyễn Mạnh Tường. (2021, 7 9). Retrieved from Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt
Nam( Vietnam academy of social sciences): />
13



×