ĐỀ TÀI 1:
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các cơ sở đó,
cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tủ
tưởng Hồ Chí Minh.
1
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu 3
B. Nội dung 4
I. Khái quát về tư tưởng hồ chí minh 4
1. Khái niệm tư tưởng 4
2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 4
II. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 4
1. Nhân tố khách quan 4
Bối cảnh xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh 5
a. Tình hình thế giới 5
b. Tình hình Việt Nam 6
Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 8
a. Giá trị truyền thống dân tộc 8
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại 10
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin 13
2. Nhân tố chủ quan 15
III. Nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí
Minh 15
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin 15
2. Con người Hồ Chí Minh 17
a. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh 17
b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn 18
C. Kết luận 20
Danh mục tài liệu tham khảo 21
A. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, thế giới đã có nhiều đổi thay to lớn. Nhân
loại đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của nền
kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ
Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị thời đại.
Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến những điểm tương đồng, mẫu số chung của
nhân loại dù trong thời kỳ giải giáp chế độ thực dân, giải phóng thuộc địa hay
trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng xã hội mới; dù trong thời kỳ "chiến
tranh lạnh" hay trong thế giới toàn cầu hóa. Rõ ràng là trong thế giới ngày nay, khó
tìm đâu ra một nhân vật đã "trở thành huyền thoại ngay khi còn sống", một con
người hội đủ khát vọng của các dân tộc dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo,
văn hóa khác nhau….
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn
cờ chói lọi lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến
đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc. Tư tưởng Hồ
Chí Minh là di sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng ta, của nhân dân ta. Chúng ta phải tiến hành cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả
trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội, khơi dậy và phát huy các giá trị đạo
đức, truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ
nạn xã hội.
3
Tuy nhiên để “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng ta cần biết
được cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
4
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Khái niệm tư tưởng.
Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “tư tưởng” không phải là ý
thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà có nghĩa là một hệ thống những
quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất
quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình
thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo
hiện thực.
2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dựa trên những định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các nhà khoa học đã dưa ra định nghĩa: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến
cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sang tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh
hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc; về chủ nghĩa vã
hội và con đường đi lên chú nghĩa xã hội; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về đại
đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì
dân; về văn hóa, đạo đức,v.v
II. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Nhân tố khách quan.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩm chủ quan, phản ánh tâm lý,
nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đổi với lãnh tụ kính yêu của mình. Tư tưởng
5
Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu
khách quan và sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng đặt ra từ đầu thế
kỷ XX đến nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những
điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Ngừơi đã sống và hoạt
đông. Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã nắm bắt chính xác xu hướng
phát triển của thời đại để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc mình.
Bối cảnh xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Tình hình thế giới.
Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã
bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Năm 1912, Hốp-xơn (người Anh) đã mô tả
tường tận đặc điểm kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Lênin dựa trên quan
điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc gắn
liền đặc điểm kinh tế là các nước lớn xâm chiếm thuộc địa và chia nhau xong đất
đai thế giới. Đây là đặc điểm liên quan trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh sau này. Theo Lênin, thế giới phân chia đa số (70%) các dân tộc bị áp
bức, số ít (30%) các dân tộc đi áp bức. Đặc điểm chung là diện tích và dân số các
thuộc địa lớn gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các nước chính quốc. Đây là
tư tưởng cơ bản của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ đạo cách mạng thế giới.
Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy thuyết
phục như: thuộc địa của Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số thuộc địa
Anh lớn gấp 8,5 lần dân số nước Anh.
Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, khi chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang độc quyền hình thành hệ thống thuộc địa làm
nảy sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nuớc thuộc địa và các nước Chủ
nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu
giành được thắng lợi. Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm
6
nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời
đại.
Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước Tư bản gây chiến tranh
chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 2 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc suy yếu, tạo
điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10 nổ ra và thành công, mở ra thời đại
mới, thời đại quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội, làm phát sinh
mâu thuẫn mới giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã hội.
Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới- thời đại
quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự xuất hiện của Quốc tế
Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại: CNXH > < CNTB. Quốc tế Cộng sản là
trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo cách mạng thế giới. Sự xuất hiện
chủ nghĩa Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
và tạo tiền đề bỏ qua CNTB lên CNXH ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằm
tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng Hồ
Chí Minh là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử của
cách mạng Việt Nam quy định.
b. Tình hình Việt Nam
• Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền
nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối
nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội
tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được
những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh
thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884)
được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc
7
địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu
thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm
cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến
chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước… lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân
mang ý thức hệ phong kiến nhưng đều không thành công: như Trương Định, Đồ
Chiểu, Thủ Khoa Huân. Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Tôn Thất Thuyết, Phan
Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn (Trung Bộ); Nguyễn
Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa Thám (Bắc Bộ).
Sang đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp CN, Tư
sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời, các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung Quốc của
Khang Hiểu Vi, La Khải Siêu (dưới hình thức Tân Thư, Tân Sinh) tác động vào
Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển dần sang xu hướng
dân chủ tư sản gắn với phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội của Phan
Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Duy Tân
của Phan Chu Trinh,… do các sĩ phu phong kiến lãnh đạo. Nhưng do bất cập với
xu thế lịch sử nên đều thất bại. Tình hình đen tối như không có đường ra.
Chính lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện Người đã sớm tìm ra nguyên nhân
thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân
tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường
cứu nước – con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. Sự
xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách
mạng Việt Nam.
• Quê hương và gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân
dân, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến,
có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc… Ông chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn
cho mọi cải cách về chính trị, xã hội của mình. Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách
8
sâu sắc tư tưởng thương dân của người cha. Sau này gặp trào lưu tư tưởng mới của
thời đại đã được nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của
Người “lấy dân làm gốc”. Bà Hoàng Thị Loan là một người phụ nữ Việt Nam giàu
lòng nhân hậu, chịu thương chịu khó. Các anh và chị của Người cũng tham gia các
hoạt động yêu nước chống Pháp, bị bắt, giam cầm và lưu đầy nhiều năm.
Bên cạnh đó Nghệ Tĩnh, nơi Người sinh ra cũng là mảnh đất giàu truyền thống
yêu nước, chống giặc ngoại xâm và cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi
tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm (Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng
Dung…); các lãnh tụ yêu nước cận đại (Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,…) và
biết bao con người ưu tú khác của dân tộc VN.
Hơn nữa ngay từ nhỏ Người đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc
lột đến cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Những năm ở
Huế, Người đã tận mắt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc
nhược của bọn quan lại Nam triều.
Tất cả những điều đó đã thôi thúc Người phải sớm ra đi tìm một con đường mới
để cứu dân, cứu nước. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc,… đã chuẩn bị
cho Người về nhiều mặt, nhưng sẽ không thể thành công nếu không đến được với
trào lưu mới của thời đại.
Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Giá trị truyền thống dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo
lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền
thống tốt đẹp, cao quý.
- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước. Từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền
thuyết đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,… đều đã phản ánh chân lý đó một cách hùng hồn. chủ
nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Mọi học
9
thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận,
khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó. Đó là chuẩn mực cao nhất, đứng
đầu bảng giá trị văn hóa và tinh thần Việt Nam .
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc nên bởi cuộc đấu tranh dựng nước
và giữ nước của nhân dân ta, của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo
lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam. Bởi vậy, ở mỗi người dân
Việt Nam gắn mình với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc thì chủ nghĩa yêu nước
ấy lại nhân sức mạnh của bản thân, biến thành một sức mạnh thúc đẩy mình vượt
qua mọi khó khăn, nguy hiểm, mọi thử thách gian nan. Chính từ thực tiễn, Hồ Chí
Minh đã đúc kết chân lý ấy: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của chủ nghĩa yêu nước mang
tính cộng đồng ấy, đã nhân sức mạnh của bản thân Nguyễn Ái Quốc để Người có
thể vượt lên mọi khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử
giao phó. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành động lực tư
tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời Hồ Chí
Minh – Nguyễn ái Quốc, là cơ sở dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp
thu lý luận cách mạng và khoa học đó, để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc,
hoài bão của các thế hệ cách mạng Việt Nam. “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế
thứ ba”. Và khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước
đúng đắn thì chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại được nâng lên một tầm cao mới:
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành
đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn. Truyền thống này cũng được hình thành
cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết
10
liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen sống gắn bó với
nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Bước sang thế kỷ XX, mặc
dù xã hội Việt Nam có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống này vẫn bền vững. Vì
vậy Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân
nghĩa, nhấn mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó, hợp tác với nhau để tạo nên sức
mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc
Việt Nam và là nguồn cội của sức mạnh dân tộc Việt: Đoàn kết gia đình, đoàn kết
cộng đồng và dòng họ, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, đoàn kết quốc gia dân
tộc,…
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan yêu đời. Tinh thần
lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, dân tộc mình,
tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của
truyền thống lạc quan đó.
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo
trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là một dân tộc ham học hỏi, cầu tiến
bộ, không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại, từ Nho,
Phật, Lão của phương Đông đến tư tưởng văn hóa hiện đại của phương Tây. Trên
cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến
những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị của riêng mình. Hồ
Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp
thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người
không ngừng làm giàu trí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chính
điều đó làm nên nét đặc sắc của Hồ Chí Minh, một con người tượng trưng cho sự
kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.
11
• Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo,
và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông.
- Trước hết nói về Nho giáo: Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là
khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một
xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống
hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực duy tâm, lạc
hậu, như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân,
trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng
của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
- Tiếp theo là về Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngay
khi Nho giáo trở thành quốc giáo, Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc trong
nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tín
ngưỡng đến phong tục tập quán, lối sống,… Bên cạnh những mặt tiêu cực vốn có
của một tôn giáo, Phật giáo cũng có rất nhiều ưu điểm như: tư tưởng vị tha, từ bi,
bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức,
trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác
chống lại mọi phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng. Cuối cùng
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước đã hình thành nên Thiền phái
Trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời sống mà gắn bó với nhân dân, đất
nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân
tộc. Có thể nói những mặt tích cực của Phật giáo đã đi vào đời sống tinh thần dân
tộc và nhân dân lao động. Và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phật giáo vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam.
Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái,
cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân….;là nếp sống có đạo
đức,trong sạch, giản dị,chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ,
12
chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng “nhất nhật bất
tác, nhất nhật bất thực”;là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với
các dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân chống kẻ thù dân
tộc.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn kế thừa nhiều tư tưởng của các nhà tư tưởng
phương Đông như: Lão tử, Mặc tử, Quản tử,… đặc biệt là tư tưởng Tam dân của
Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
Người viết : “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giê xu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác – Lênin có ưu
điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là
chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giê xu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có những điểm chung đó
sao? Họ đều muốn “Mưu hạnh phúc cho loài người, mưu lợi cho xã hội”. nếu hôm
nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định
chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm
người học trò nhỏ của các vị ây”
Là người mácxít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã khai thác những yếu tố
tích cực của tư tưởng văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng
nước ta.
• Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn nghiên
cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng
phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự
do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi
ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang
Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy
độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái.
13
Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso,
Montesquieu.
Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn
giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái. Hồ Chí
Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng
Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính
mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”
Tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí tuệ của
mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ
tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và
phát triển.
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác Lê Nin là đỉnh cao trí tuệ nhân loại bao gồm 3 bộ phận cấu
thành:
Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan, phương pháp biện chứng,
nhân sinh quan, khoa học, Cách Mạng, thấy được những quy luật vận động phát
triển của thế giới và xã hội loài người.
Kinh tế chính trị học vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn
với quá trình sản xuất, thấy được bản chất bốc lột của chủ nghĩa Tư bản đối với
CN, xóa bỏ bốc lột gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự
chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản.
Chủ Nghĩa xã hội KH vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con
đường, học thức, phương pháp của giai cấp CN, nhân dân lao động để thực hiện sự
chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cộng sản.
Như vậy, chủ nghĩa Mác Lê Nin với bản chất Cách mạng và khoa học của nó
giúp Người chuyển biến từ Chủ nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt
14
thành người cộng sản, chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấy vai trò của quần chúng nhân dân, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp CN, liên minh công nông trí thức và vai trò lãnh đạo của
đảng cộng sản trong cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, giải phóng con người, bảo đảm thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận tinh túy nhất của văn hóa nhân loại. Nó
mang tính khoa học sâu sắc và cách mạng triệt để. Chính thế giới quan và phương
pháp luận Mác-Lênin đã giúp Người tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
của mình mà tìm ra con đường cứu nước. Vì vậy mà Người từ người đi tìm đường
cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, những phạm trù cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận
Mác - Lênin.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là sự vận dụng sáng tạo mà còn là sự
phát triển chủ nghĩ Mác – Lênin, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Lý luận Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng và khoa học, Đảng ta lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho mọi hoạt động của Đảng.
Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh
tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình mà tìm ra con đường cứu
nước. ảnh hưởng sâu sắc và quyết định ấy đã thể hiện trong câu nói của Người:
“Chủ nghĩa Lênin là cái cẩm nang thần kỳ”, hoặc: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa
yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo
Quốc tế III. Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa
làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công
15
nhân thế giới”. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Và “Chính
do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với thực
tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”.
2. Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là người có đầu óc thông minh sáng suốt, năng lực tư duy độc
lập, sáng tạo, học vấn uyên bác, năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp
sâu sắc suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới.
- Có ý chí nghị lực kiên cường, những phẩm chất được tôi luyện đã quyết định
việc Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của
dân tộc, thời đại thành những tư tưởng đặc sắc độc đáo của mình.
- Có tấm lòng yêu nước, thương dân, thương yêu những con người cùng khổ vô
bờ bến, một chiến sĩ cộng sản quả cảm, nhiệt thành sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc,
nhân dân, dân tộc và nhân loại.
- Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức vốn trí thức đồ sộ
của nhân loại, tiếp thu kinh nghiệm, bề dày của phong trào cộng sản và chủ nghĩa
quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc. Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ
của Hồ Chí Minh đã giúp Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu được
các giá trị văn hoá nhân loại.
III. Nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ
Chí Minh.
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết
định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm
phong phú thêm CNMLN ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập,
tự do. “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”. Chủ nghĩa Mác-
16
Lênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết
tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hoá mà nhân
loại đã sáng tạo ra.
- Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu khoa
học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội mà
nhân loại đã đạt được; bằng thiên tài của trí tuệ cộng với sự lao động nghiêm túc,
vượt lên mọi trở ngại, khó khăn, những cám dỗ của vật chất và vòng cương toả hà
khắc của chế độ chính trị đương thời, các ông đã để lại cho nhân loại một di sản vô
cùng quý báu, một cơ sở lý luận khoa học để giải phóng con người, giải phóng xã
hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu,
chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các
dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi
đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt. Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách
mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính
mình.
- Học thuyết đó cũng đã chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội.
Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự
chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác
không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay
go quyết liệt. Từ đó, Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ
nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua
cuộc cách mạng xã hội.
- Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở
chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ
sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại.
17
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự phát triển, bao hàm cả sự phát triển
của chính học thuyết đó với tinh thần phê phán và tự phê phán. Bởi lẽ, có nhiều
vấn đề mà các ông chưa có điều kiện, thời gian nghiên cứu, làm sáng tỏ hoặc do
hạn chế của lịch sử nên những luận điểm của các ông cần phải điều chỉnh cho phù
hợp với thực tiễn. Các ông đòi hỏi những người cách mạng đời sau bổ sung và phát
triển làm cho học thuyết đó hoàn chỉnh.
Toàn bộ học thuyết Mác-Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện
chứng của nó, với bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo, chủ nghĩa Mác-
Lênin sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trên thế giới và là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng
và cách mạng Việt Nam.
Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện:
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng
Việt Nam thời Hiện đại.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ
nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất,
“muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa
Lênin”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”
2. Con người Hồ Chí Minh.
a. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm
hiểu biết của mình, hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những
thành công trong lĩnh vự hoạt động lý luận.
18
Người cũng đã khám phá ra các quy luật vận động xã hội… để khái quát thành
lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ
vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học
b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo là đặc trưng nổi bật, bao trùm nhất,
điển hình cho phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Đặc trưng này được thể hiện ngay
khi Người còn ngồi trên ghế nhà trường, cho đến khi lựa chọn con đường cứu
nước. Chính nét đặc sắc này đã làm cho phong cách tư duy của Người vừa mang
tính dân tộc, vừa có tính thời đại, vừa có giá trị phổ biến bền vững, vừa có tính độc
đáo rất riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người giàu trí tuệ mà còn là một người
có tình cảm, có ý chí, nghị lực phi thường. Ở Người, ý chí, tình cảm cách mạng và
tri thức khoa học thống nhất trong tư duy, trong hành động và trong quá trình vạch
ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Mọi suy nghĩ, sáng tạo của Người đều xuất phát từ thực tiễn đất nước và thời
đại. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn mà Người đưa ra những luận điểm đúng
đắn nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một vĩ nhân với một phong cách tư duy độc
lập tự chủ sang tạo gắn với thực tiễn là bởi vì Người “đã biết làm giàu vốn trí tuệ
của mình bằng những di sản quý báu của văn hóa nhân loại. người biết kế thừa các
học thuyết một cách có phê phán, chọn lọc, không bao giờ sao chép máy móc,
cũng không bao giờ phủ định một cách giản đơn, mà có sự phan tích sâu sắc để tìm
ra những yếu tố tích cực, làm giàu thêm vốn kiến thức và hành trang tư tưởng của
mình”. Đặc trưng này làm cho Người trở thành một nhà mác – xít với đầy đủ
những yếu tố khoa học và biện chứng.
Quan điểm thực tiễn của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong cách tiếp cận với
các học thuyết cách mạng. Hồ Chí Minh luôn coi các học thuyết chỉ là công cụ để
thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc và đem lại hoà bình, tự do, hạnh phúc cho
19
nhân dân. Trong Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin, Hồ Chủ Tịch viết:
"Tôi tham gia Ðảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy- (hồi đó tôi gọi
các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các
dân tộc bị áp bức Hồi ấy, trong các chi bộ của Ðảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi
nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc tế
thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin? Ðiều mà tôi muốn biết hơn
cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì
cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, tôi
đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí đã trả
lời: Ðó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa
cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo
Nhân đạo Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”
Quan điểm thực tiễn càng rõ trong hoạt động ngoại giao. Những ngày tháng
đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, để có thời gian củng cố lực lượng cho chính
quyền nhân dân còn non trẻ, đồng thời tranh thủ sự hậu thuẫn quốc tế, thêm bạn
bớt thù, Hồ Chủ tịch chủ trương đối thoại, hòa hoãn, nhưng kiên trì mục đích cuối
cùng là độc lập dân tộc. Nhận rõ những khó khăn do thái độ không thiện chí của
Pháp và cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu tăng lên giữa các cường quốc, Hồ Chủ Tịch
thậm chí từng có ý định từ chức để Bảo Đại thay mặt chính phủ thương thuyết
nhằm đạt được độc lập dân tộc. Chính nhờ đường lối khôn khéo này mà chúng ta
đã đấy được quân Tàu Tưởng ra không miền Bắc và đạt được thoả thuận với Pháp
tháng 3 năm 1946, trong đó Pháp "công nhận nước Cộng Hòa Việt Nam là một
Quốc Gia Tự Do, có Chính phủ, Quốc hội, Ngân khố, Quân đội, nằm trong khuôn
khổ Liên Bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp" và như vậy đã xác lập chính phủ
Hồ Chí Minh là "chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt Nam".
20
Hồ Chí Minh bàn nhiều đến đạo đức và vai trò của đạo đức trong dấu tranh
cách mạng. Người chỉ rõ: Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo
đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng
và đạo đức đời thường. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan
trọng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức sống mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân
dân, được nhân dân tiếp nhận. Cùng với tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh là một đóng góp có giá trị vào triết học về con người của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không
nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai
lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh
giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở
bên ngoài của Đảng. Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng
vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kỵ còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì
chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt
qua những năm tháng khó khăn đó.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện
khách quan và chủ quan, của truyền thống dân tộc và tinnh hoa văn hóa nhân loại.
cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc
sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã
21
trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. Chúng ta phải biết coi trọng, học tập và làm
theo tư tưởng Hồ Chí Minh như Đảng và Nhà nước đã phát động.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai. Nxb CTQG. H.1996, tập.9, tr. 314.
2. “Một lãnh tụ ở bước ngoặt lịch sử”, Báo Nhân dân số ra ngày 17-9-1969.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, (xuất bản lần thứ 2), Nxb CTQG, H.1995, tr.171.
4. Hồ Chí Minh: Sđd, tập l0, tr. 128.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Hồ Chí Minh, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin, Báo Nhân dân, số 2226,
ngày 22-4-1960; />7. />8. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, 2010.
9. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam www.cpv.org.vn
22