Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 10 TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.63 KB, 10 trang )

1

TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 10
TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG
Phần I. Mở đầu
1. Lí do lựa chọn biện pháp
Ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ra Nghị
quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thơng tin, kiến thức
khơng cịn là tài sản riêng của trường học, học sinh có thể tiếp cận nguồn thơng
tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú đa
chiều mà người học có thể nhận được đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là
cần phải đổi mới cách dạy và cách học. Phương pháp dạy học mới hiện nay lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đánh giá, nhận xét,
Đặc biệt phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh,
phù hợp với từng đặc điểm của học sinh và đem lại niềm vui, hứng thú học tập
của học sinh là rất cần thiết. Đổi mới giáo dục địi hỏi nhà trường khơng chỉ
trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà cịn phải bồi
dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy và kỹ năng thực hành
áp dụng, giúp học sinh liên hệ, vận dụng được những điều đã học vào thực tiễn
cuộc sống, tức là đào tạo những người lao động không những kiến thức mà có cả
kỹ năng thực hành.
Nếu như dạy học không quan tâm đến đặc điểm người học, giáo viên


truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thơng báo đồng loạt thì sẽ hạn
chế khả năng tiếp thu của người học, người học hoàn toàn thụ động trong việc
tiếp thu tri thức đồng thời cũng sẽ thụ động trước những khó khăn của cuộc
sống. Vì vậy cần có những phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu của tình
hình mới.
Với những lí do trên, tơi thấy rằng việc sử dụng phương pháp dự án theo
định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa Lí lớp 10 là hồn tồn phù
hợp nhằm giúp các em tích cực, chủ động hơn trong học tập, hình thành các
năng lực chung và riêng biệt cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn biện pháp: “Sử
dụng phương pháp dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho một
số bài Địa Lí 10 trường THPT Triệu Phong”.


2

Phần II. Nội dung
1. Thực trạng sử dụng phương pháp dự án theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trong bài dạy học Địa Lí 10 của giáo viên THPT hiện nay.
Bằng phương pháp phỏng vấn các thầy cô về tình hình sử dụng phương
pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong mơn Địa
Lí lớp 10 cho thấy: Đa số giáo viên quan niệm phương pháp dự án và hiểu phát
triển năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí 10 như sau:
Nhìn chung:
Thầy cơ cho rằng phương pháp dạy học dự án: là hình thức dạy học trong
đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng,
gắn kết với thực tiễn, kết hợp giữa lí thuyết với thực hành.
Một số thầy cơ lại hiểu phương pháp dạy học dự án: Là hình thức tổ chức
dạy học diễn ra trên thực tế, thường được sử dụng để ra bài tập về nhà, học sinh
thực hiện các nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Mỗi thầy cơ giáo đều có những suy nghĩ về phương pháp dự án theo cách

riêng đó chính là những ưu điểm giúp bài dạy của các thầy cô đa dạng hơn.
Đặc biệt trong phương pháp dự án không thể thiếu dạy học theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh. Theo khảo sát điều tra hiện nay các thầy
cô đã áp dụng dạy học Địa Lí theo hướng phát triển năng lực học sinh. Và các
thầy cô đều cho rằng: Năng lực học sinh là khả năng thực hiện thành công hoạt
động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, có thể sử
dụng để phân biệt các học sinh.
Về mức độ sử dụng phương pháp: Qua việc phỏng vấn, tham gia dự giờ tôi
giáo viên trong tổ tơi đã có số liệu như sau:
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng phương pháp dự án theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trong bài dạy học Địa Lí 10 của giáo viên THPT Triệu Phong
Mức độ sử dụng phương pháp dự án
Giáo Viên
Số
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thường
lượng
xuyên
giáo
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
viên
lượng
lượng
lượng
Tổ Địa Trường THPT 4

0
0%
1
25%
3
75%
Triệu Phong
Kết luận: Qua số liệu điều tra khảo sát đối với giáo viên ở trường tơi nhận
thấy: Giáo viên có sử dụng phương pháp dự án, có chú ý phát triển năng lực học
sinh. Các năng lực phát triển tùy thuộc vào nội dung bài dạy học Địa lí. Tuy
nhiên việc sử dụng phương pháp dự án và nâng cao năng lực cho học sinh trong
dạy học Địa lí 10 chỉ mới được sử dụng khiêm tốn và kết quả sử dụng phương
pháp chưa cao là do:
+ Để xây dựng một dự án trong bài dạy học địa lí mất nhiều thời gian.
+ Nhiều học sinh vẫn còn thụ động,khả năng tự học, tự nghiên cứu còn thấp.
+ Việc học tập theo phương pháp này tùy vào khả năng học tập của mỗi lớp.


3

2. Trình bày biện pháp
2.1. Sử dụng phương pháp dự án theo định hướng phát triển năng lực học
sinh trong dạy học Địa Lí 10 THPT.
Khái quát các giai đoạn thực hiện dự án
Muốn sử dụng phương pháp dự án theo định hướng phát triển năng lực học
sinh đạt hiệu quả cao thì chúng ta phải thực hiện qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực hiện dự án.
- Giai đoạn 2: Giúp học sinh hình thành dự án.
- Giai đoạn 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án.
- Giai đoạn 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết và đánh giá kết quả.

2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án
Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc dạy học dự án do
giáo viên thực hiện. Nhiệm vụ của giáo viên đó là:
- Xây dựng tiêu đề bài dạy dự án Địa lí 10:
Tiêu đề thường là tên của dự án, có thể trùng với tên của một bài, một
chương, một mục, chủ đề trong sách giáo khoa Địa Lí 10. Giáo viên có thể
“sáng tác” một tên mới gắn liền với những vấn đề ở cộng đồng, các hoạt động ở
địa phương, những vấn đề xã hội, hoặc các sự kiện thế giới hiện đang được quan
tâm.
- Xác định đối tượng học sinh thực hiện dự án
Giáo viên cần xem xét tình hình chung của lớp mình khi chuẩn bị thực hiện
một dự án và giáo viên cần xác định:
+ Số lượng học sinh để phân nhóm.
+ Năng lực nhận thức của học sinh đang ở mức độ nào ?
+ Khả năng và nhu cầu học tập theo phương pháp dự án.
- Xác định điều kiện dạy học dự án: Cơ sở vật chất: Phòng học, tivi, máy
tính, mạng internet có đảm bảo khơng ?
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng thực hiện dự án.
- Hình thành kế hoạch đánh giá: Bố cục, nội dung, hình thức, cách trình
bày.
 Bố cục (2 điểm): Tiêu đề rõ ràng, cấu trúc mạch lạc, logic.
 Nội dung (3 điểm): Trình bày đầy đủ, có trọng tâm, các hình ảnh, số
liệu phù hợp.
 Hình thức (2 điểm): Có thẩm mỹ, phơng, cỡ chữ hợp lí, hiệu ứng
đẹp.
 Cách trình bày (3 điểm): Tự tin, nói lưu lốt, cuốn hút, khơng phụ
thuộc vào phương tiện, thời gian hợp lí.
- Giáo viên phân nhóm học sinh và nội dung chuẩn bị cho các nhóm: Giáo viên
phân cơng nội dung cho các nhóm. u cầu các nhóm phân cơng nhóm trưởng, thư kí.
2.1.2. Giai đoạn giáo viên giúp học sinh hình thành dự án

Giai đoạn 2 rất cần thiết, vì có giai đoạn này mới đảm bảo tốt nguyên tắc
khi tổ chức dạy học dự án là: Toàn bộ ý tưởng, kế hoạch, sản phẩm đều do học
sinh xây dựng, giáo viên chỉ là người tổ chức, chỉ đạo để quá trình này thực hiện


4

đúng hướng và đạt được mục tiêu học tập. Những cơng việc cụ thể của giáo viên
giúp học sinh hình thành dự án là:
- Giáo viên kích thích học sinh đề xuất ý tưởng của các em về nội dung dự
án, tương ứng học sinh phải động não để đưa ra những ý tưởng dự án.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung dự án của nhóm, tương
ứng học sinh sẽ thảo luận để xây dựng nội dung thực hiện của nhóm.
2.1.3. Giai đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án
Ở giai đoạn này giáo viên hướng dẫn hướng dẫn học sinh triển khai theo
các bước sau:
Bước 1: Học sinh trên cơ sở chỉnh sửa của giáo viên, tiếp tục hoàn thiện kế
hoạch dự án của nhóm mình và phân cơng các thành viên trong nhóm thực hiện.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của học sinh thơng qua
nhóm trưởng, thường xuyên theo dõi nhắc nhở tiến độ thực hiện dự án của các
nhóm. Để tất cả các thành viên của nhóm đều nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ
được giao thì giáo viên u cầu nhóm trưởng theo dõi chặt chẽ và báo cáo kịp
thời để dễ dàng quản lí.
2.1.4. Giai đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết và đánh giá kết
quả dự án
Giáo viên và học sinh hồn thành những cơng việc sau để kết thúc dự án:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của dự án trong đó học
sinh trình bày sản phẩm với những cách thức đa dạng ví dụ như bài báo cáo trên
phần mềm powerpoint, video khảo sát thực tế, bài thuyết trình…
- Hướng dẫn học sinh đánh giá sản phẩm bao gồm tự đánh giá sản phẩm

của nhóm và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét, góp ý và cho điểm sản phẩm của học sinh .
Học sinh rút ra những kinh nghiệm về kết quả đạt được và chưa đạt được.
2.2. Thiết kế minh họa bài dạy học Địa lí 10 theo định hướng phát triển
năng lực học sinh qua phương pháp dự án
Khi dạy bài: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố sinh vật tại lớp 10B2 năm học 2019 - 2020 giáo viên có thể thực hiện phương
pháp dạy học dự án như sau:
Tiết PPCT: 21
Ngày soạn:…….....
BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, học sinh phải nắm được:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm sinh quyển. Xác định được giới hạn, vai trò của
sinh quyển.
- Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh
vật.
- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính
trên Trái Đất.


5

2. Kĩ năng
- Quan sát, tìm hiểu thực tế để thấy được tác động của các nhân tố tới sự
phát triển và phân bố sinh vật.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố các thảm thực vật
và các loại đất chính trên Trái Đất, giải thích ngun nhân của sự phân bố đó.
3. Thái độ

- Học sinh quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và
trên thế giới hiện nay.
- Học sinh tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loại động
vật, thực vật, bảo vệ đất.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử
dụng tranh ảnh, sơ đồ, video,…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu.
- Bộ câu hỏi để hỏi các nhóm.
2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK.
- Bài báo cáo đã hoàn thiện.
- Video trải nghiệm thực tế.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học theo dự án.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Tổ chức các hoạt động tham quan thực tế.
- Kĩ thuật dạy học: Động não, tranh luận, ủng hộ,...
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
GV cho HS chơi trị chơi nhỏ: Sắp xếp các lồi động vật đúng với nơi sinh
sống của chúng: GV kết luận, vào bài: Sự tồn tại và phát triển của sinh vật đã
làm nên sự khác biệt quan trọng nhất của Trái Đất chúng ta với các hành tinh
khác trong vũ trụ. Trong bài hộc hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về sinh quyển,
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái Đất.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật
* Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án (Thực hiện trong phần hướng dẫn
học sinh chuẩn bị bài mới)
- Giáo viên xây dựng tiêu đề dự án: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển và phân bố sinh vật; lựa chọn lớp 10B2 năm học 2019 - 2020 để thực
hiện phương pháp dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực.


6

- Giáo viên phân tích các điều kiện đã đảm bảo cho việc dạy học theo dự
án, xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho học sinh, hình thành kế hoạch đánh giá.
- Giáo viên phân chia các nhóm và nội dung cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến sự phát triển và
phân bố của sinh vật.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố đất đến sự phát triển và phân
bố của sinh vật.
+ Nhóm 3: Ảnh hưởng của nhân tố địa hình đến sự phát triển và phân bố
của sinh vật.
+ Nhóm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của sinh vật đến sự phát triển và phân
bố sinh vật.
+ Nhóm 5: Tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phát triển
và phân bố của sinh vật.
Giáo viên u cầu các nhóm phân cơng: Nhóm trưởng, thư kí.
* Giai đoạn giáo viên giúp học sinh hình thành dự án (Học sinh thực hiện ở
nhà – Giáo viên cung cấp bộ câu hỏi định hướng đã chuẩn bị cho học
sinh)
Sau khi các nhóm đã thảo luận đề xuất ý tưởng, đại diện nhóm trưởng sẽ
báo cáo với giáo viên về ý tưởng của nhóm mình.

- Nhóm 1: Các em đề xuất ý tưởng soạn bài báo cáo trên phần mềm
powerpoint về ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến sự phát triển và phân bố của
sinh vật.
- Nhóm 2: Đi khảo sát thực tế tìm hiểu tương ứng với các loại đất khác
nhau sẽ dẫn sự phát triển và phân bố của sinh vật khác nhau.
- Nhóm 3: Vẽ lát cắt địa hình để thấy được ảnh hưởng của địa hình tới sự
phát triển và phân bố của sinh vật.
- Nhóm 4: Đi khảo sát thực tế kết hợp làm bài báo cáo trên powerpoint về
ảnh hưởng của sinh vật tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Nhóm 5: Làm bài báo cáo về ảnh hưởng của nhân tố con người đến sự
phát triển và phân bố của sinh vật.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung dự án của nhóm, yêu cầu
các nhóm phải giải quyết được các câu hỏi sau:
- Nhóm 1:
+ Nhiệt độ, nước và độ ẩm khơng khí ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển và phân bố của sinh vật ?
+ Ở địa phương em thuộc kiểu khí hậu gì ? Có thể phát triển những loại
sinh vật nào để phù hợp với đặc điểm khí hậu đó ?
- Nhóm 2:
+ Khi khảo sát thực tế tương ứng với các loại đất trên địa bàn một số xã
huyện Triệu Phong sẽ phát triển các loại cây trồng tương ứng nào ?
+ Theo em cần thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ đất ?
- Nhóm 3:
+ Vẽ lát cắt địa hình thể hiện được càng lên cao khí hậu thay đổi sẽ hình
thành các loại đất và kiểu thảm thực vật khác nhau ?


7

+ Nước ta ¾ diện tích là đồi núi ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và

phân bố sinh vật ?
- Nhóm 4:
+ Thực vật, động động có ảnh hưởng qua lại như thế nào trong quá trình
phát triển ?
+ Ở địa phương em thảm thực vật và động vật có phong phú khơng ? Vì
sao ?
- Nhóm 5:
+ Con người đã có tác động tích cực và tiêu cực nào ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố của sinh vật ?
+ Nếu em là một nhà nông em sẽ làm gì để mở rộng phạm vi phân bố cây
trồng vật nuôi ở địa phương ?
+ Là một học sinh theo em cần có biện pháp gì để bảo vệ các loại sinh vật ?
* Giai đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án (Học sinh thực
hiện ở nhà)
Bước 1: Học sinh trên cơ sở chỉnh sửa của giáo viên, tiếp tục hoàn thiện kế
hoạch dự án của nhóm mình và phân cơng các thành viên trong nhóm thực hiện
các nội dung.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của học sinh thơng qua
nhóm trưởng, thường xun theo dõi nhắc nhở tiến độ thực hiện dự án của các
nhóm. Để tất cả các thành viên của nhóm đều nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ
được giao thì giáo viên u cầu nhóm trưởng theo dõi chặt chẽ và báo cáo kịp
thời để dễ dàng quản lí.
* Giai đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết và đánh giá kết quả dự
án
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của nhóm:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày các nội dung đã được
phân cơng:
Bước 2: Nhóm 1: Trình bày ảnh hưởng của nhân tố khí hậu tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi, nhóm 1 trả lời.

- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bước 3: Nhóm 2: Trình bày ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của
sinh vật.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi, nhóm 2 trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức, liên hệ Việt Nam: Đất ngập mặn thích
hợp trồng các loại cây ưa mặn: Sú, vẹt, đước; đất feralit phát triển cây công
nghiệp, đất phù sa ở các đồng bằng trồng lúa nước, đất cát phát triển cây công
nghiệp hàng năm, cây thực phẩm,…
Bước 4 : Nhóm 3: Trình bày ảnh hưởng của địa hình tới sự phát triển và phân
bố của sinh vật.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi, nhóm 4 trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức:


8

Bước 5: Nhóm 4: Trình bày ảnh hưởng của sinh vật tới sự phát triển và phân bố
của sinh vật.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức: Liên môn Sinh học về chuỗi thức ăn: Cỏ
 Bò  Người
Bước 6: Nhóm 5: Trình bày ảnh hưởng của nhân tố con người tới sự phát triển
và phân bố của sinh vật.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi, nhóm 5 trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bước 7: Giáo viên cho học sinh xem video về vụ vận chuyển trái phép 5 cá thể
động vật nguy cấp quý hiếm tê tê giava ở huyện Hướng Hóa - Quảng Trị hồi
tháng 10 và sự biến đổi khí hậu tác động đến sinh vật, đặt câu hỏi: Chúng ta cần
có những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật và hạn chế tác động của
biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học ? (Giáo dục mơi trường và tích hợp chống

biến đổi khí hậu).
Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tự đánh giá sản phẩm nhóm mình và đánh
giá đánh giá về sản phẩm của nhóm bạn.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét, góp ý cho các nhóm và cho điểm sản phẩm
của học sinh. Học sinh rút ra những kinh nghiệm về kết quả đạt được và chưa
đạt được.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
2. Đất
3. Địa hình
4. Sinh vật
5. Con người
3. Hoạt động luyện tập: Giáo yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: Tình huống: Trong một lần đi chơi cùng
bạn, em bắt gắp một nhóm người đang dùng phương tiện để chặt phá nhiều cây
dương và tràm thuộc rừng phòng hộ ven biển thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện
Triệu Phong (mà em biết đây là rừng phòng hộ ven biển). Vậy em sẽ xử lí như
thế nào ?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Hướng dẫn học bài cũ: Học sinh học bài cũ, làm bài tập trong SGK.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị bài mới : “Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất”:
+ Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ.
+ Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao.


9

Phần III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy

học
Để thấy được hiệu quả khi áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học tơi đã
chọn lớp 10B2 là lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp dự án theo định
hướng phát triển năng lực học sinh và lớp 10B4 là lớp đối chứng sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống làm bài kiểm tra theo cùng một đề, tổng hợp
kết quả điểm số hai lớp thực nghiệm và đối chứng cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp điểm kiểm tra 15 phút của hai lớp thực nghiệm và đối
chứng
Lớp
Số
Điểm kiểm tra
Điểm
HS
TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối
10B4 39
0 0 0 0 0 1 7 12 14 5 0 7,4
chứng
Thực
10B2 35
0 0 0 0 0 0 1 2 16 12 4 8,5
nghiệm
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất tỉ lệ học lực của học sinh các lớp thực
nghiệm và đối chứng
Lớp
Số
Điểm phân phối tần suất
HS Yếu, kém
Trung bình

Khá
Giỏi
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lượng (%) lượng (%) lượng lệ lượng lệ
(%)
(%)
Đối
10B4 39
0
0
1
2,6
19
48,7
19
48,7
chứng
Thực
10B2 35
0
0
0
0

3
8,6
32
91,4
nghiệm
Do đó, chúng ta có thể minh chứng được hiệu quả khác biệt khi sử dụng
phương pháp dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho dạy học
một số bài Địa Lí 10.
Từ đó, tơi nhận thấy ở lớp thực nghiệm các em có hứng thú học, tích cực tự
giác hơn trong học tâp, tiết học cũng sôi nổi hơn. Mặt khác, các em phát triển được
các năng lực chung và riêng biệt của mơn Địa Lí ở mức độ cao hơn. Học sinh biết
vận dụng lí thuyết vào trong thực tế giúp các em nhìn vào cuộc sống một cách tồn
diện hơn.
Ở lớp đối chứng, khơng sử dụng phương pháp dự án vì vậy ít phát huy
được tính tích cực, tự giác, có phát triển các năng lực của học sinh nhưng ở mức
độ thấp hơn so với lớp thực nghiệm. Mặt khác, tiết dạy học đảm bảo đầy đủ kiến
thức, giúp các em hiểu những nội dung cơ bản của bài học. Tuy nhiên kiến thức
ngoài thực tế các em vẫn còn lúng túng.


10

Phần IV. Kết luận
1. Ý nghĩa của biện pháp
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp dự án theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí 10 đã góp phần quan
trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng phương pháp dự án
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí 10 đã nâng
cao hiệu quả dạy học, học sinh phát huy được khả năng tự học, tích cực chủ
động hơn trong học tập. Mặt khác, phương pháp này còn giúp cho học sinh biết

vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, học sinh phát
triển được các năng lực ở mức độ cao hơn như: Năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực
tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh ảnh, video,… như vậy
phương pháp này phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục nước ta là chú trọng
phát triển người học về năng lực.
2. Kiến nghị, đề xuất
Đây là một trong những phương pháp dạy hoc theo hướng tích cực hiện
nay đang được đẩy mạnh thực hiện, để sử dụng phương pháp này có hiệu quả và
được ứng dụng rộng rãi hơn nữa, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau:
- Về phía giáo viên: Giáo viên cần đầu tư thời gian, trí tuệ để nghiên cứu
thêm về phương pháp này đồng thời cần mạnh dạn, khơng ngại khó, ngại khổ để
thực hiện rộng rãi hơn phương pháp này trong nhiều bài dạy, nhiều khối lớp.
- Về phía học sinh: Học sinh đóng vai trị trung tâm trong việc thực hiện
phương pháp nên cần tăng cường tự học, chủ động, tự giác, tích cực hơn khi
được giao nhiệm vụ, có như vậy mới đảm bảo thành cơng của phương pháp này.
- Về phía nhà trường: Đầu tư kinh phí và xây dựng kế hoạch cho giáo viên
tổ chức các hoạt động tham quan thực tế.



×