Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên

Đặng Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Thủy Lợi,
khoa Hóa và Mơi trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Hồng Hoa
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Sau đó, tơi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại Trung tâm
quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham
gia nghiên cứu và sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn.
Đồng thời cho tôi gửi lời cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng
lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này cịn những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những đóng góp quý
báu của quý thầy cô và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn diện hơn
trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2022

Học viên

Đặng Thu Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ................................ viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
4.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................2
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ..........................................7
1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề .......................................................................................7
1.1.1. Khái niệm làng nghề .............................................................................................. 7
1.1.2. Tiêu chí cơng nhận và phân loại làng nghề ...........................................................7
1.1.3. Tác động ảnh hưởng của các làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

.......................................................................................................................................10
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Bắc Giang ....................................14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 14
1.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .....................................................................................19
1.3. Tổng quan về các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang...23
1.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội của các làng nghề chế biến thực phẩm ......................23
1.3.2. Vai trò của các làng nghề chế biến thực phẩm trong phát triển kinh tế - xã hội ở
thành phố Bắc Giang .....................................................................................................34
1.3.3. Những tồn tại, khó khăn trong sự phát triển của các làng nghề chế biến thực
phẩm ở thành phố Bắc Giang ........................................................................................35
1.4. Kết luận Chương 1..................................................................................................37

iii


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG......................... 38
2.1. Quy trình sản xuất của các làng nghề chế biến thực phẩm .................................... 38
2.1.1. Quy trình sản xuất mỳ gạo tại làng nghề Phú Mỹ (làng Mé), phường Dĩnh Kế . 38
2.1.2. Quy trình sản xuất bún tại làng nghề bún Đa Mai .............................................. 40
2.1.3. Quy trình sản xuất bánh đa tại làng nghề bánh đa Kế ......................................... 43
2.2. Nguồn phát sinh chất thải tại các làng nghề chế biến thực phẩm .......................... 45
2.2.1. Làng nghề mỳ gạo ............................................................................................... 45
2.2.2. Làng nghề bún Đa Mai ........................................................................................ 45
2.2.3. Làng nghề bánh đa Kế ......................................................................................... 47
2.3. Hiện trạng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm .................................... 48
2.3.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí tại các làng nghề ............................................ 48
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước mặt tại các làng nghề ............................................. 49
2.3.3. Hiện trạng môi trường nước dưới đất tại các làng nghề ..................................... 53
2.3.4. Hiện trạng môi trường nước thải tại các làng nghề ............................................. 55

2.3.5. Hiện trạng môi trường đất tại các làng nghề ....................................................... 59
2.3.6. Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải tại các làng nghề ....................................... 61
2.3.7. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các làng nghề ................................. 64
2.4. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề......................................................... 65
2.4.1. Tác động của ô nhiễm đến môi trường sống và sức khỏe con người.................. 65
2.4.2. Tác động đến phát triển kinh tế và cảnh quan sinh thái ...................................... 66
2.5. Kết luận Chương 2. ................................................................................................ 67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG
NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG .. 68
3.1. Giải pháp về quản lý............................................................................................... 69
3.1.1. Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng .......... 69
3.1.2. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với các làng nghề chế biến thực phẩm ........................................................ 69
3.1.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý môi trường cấp xã, phường. ....................... 71
3.1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi luật bảo vệ môi
trường đối với làng nghề chế biến thực phẩm. .............................................................. 72

iv


3.2. Giải pháp về quy hoạch .......................................................................................... 73
3.2.1. Quy hoạch phân tán ............................................................................................. 73
3.2.2. Quy hoạch tập trung ............................................................................................ 74
3.3. Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................................. 75
3.3.1. Đối với làng nghề mỳ gạo và làng nghề bánh đa kế ...........................................75
3.3.2. Đối với làng nghề bún Đa Mai ............................................................................79
3.4. Kết luận Chương 3..................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................86
1. Kết luận......................................................................................................................86
2. Kiến nghị ...................................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 88
PHỤ LỤC ......................................................................................................................89

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ thành phố Bắc Giang ........................................................................... 15
Hình 1.2. Sơ đồ lưu vực sơng thương chảy qua thành phố Bắc Giang ......................... 18
Hình 1.3. Bản đồ vị trí phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang .................................... 24
Hình 1.4. Bản đồ vị trí phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang ................................... 28
Hình 2.1. Quy trình sản xuất mỳ tại TDP Phú Mỹ (làng Mé), phường Dĩnh Kế .......... 38
Hình 2.2. Hoạt động phơi mỳ tại làng nghề .................................................................. 39
Hình 2.3. Quy trình sản xuất bún Đa Mai ..................................................................... 40
Hình 2.4. Một số hình ảnh về quy trình và sản phẩm của làng nghề bún Đa Mai ....... 42
Hình 2.5. Quy trình sản xuất bánh đa tổ dân phố Giáp Sau, phường Dĩnh Kế ............. 43
Hình 2.6. Cơng đoạn phơi bánh .................................................................................... 44
Hình 2.7. Cơng đoạn quạt bánh bằng than hoa ............................................................. 44
Hình 2.8. Cống xả nước thải của TDP Hịa Sơn, phường Đa Mai ................................ 62
Hình 2.9. Ngòi Đa Mai tiếp nhận nước thải của TDP Hịa Sơn, phường Đa Mai ....... 62
Hình 2.10. Ao chùa tiếp nhận nước thải của HTX bún bánh sạch Thắng Thủy .......... 63
Hình 2.11. Kênh N1 tiếp nhận nước thải của TDP Mai Sẫu, Mai Đình ...................... 63
Hình 3.1. Bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải sản xuất ........................... 77
Hình 3.2. Bể lắng 3 ngăn có vật liệu lọc ....................................................................... 78
Hình 3.3. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải làng nghề bún Đa Mai .............................. 82

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa và số giờ nắng ................................ 16
Bảng 1.2. Mực nước sông Thương qua các năm ........................................................... 19
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả quan trắc hiện trạng môi trường khơng khí xung quanh 49
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt .....................50
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước dưới đất tại các
làng nghề........................................................................................................................54
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước thải tại các làng
nghề ............................................................................................................................... 56
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất tại các làng nghề...60
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nước thải sau bể biogas tại 03 hộ gia đình thuộc tổ 52,
phường Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên ............................................................... 80

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ Y Tế

CCN

Cụm công nghiệp

GTSX


Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

NSS

Nông sản sạch

PTBV

Phát triển bền vững

QCCP

Quy chuẩn cho phép


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

STT

Số thứ tự

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDP

Tổ dân phố

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm được
sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải
thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn. Tỉnh Bắc Giang
nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, được coi là một trong những cái nôi của
các làng nghề truyền thống. Đa số các làng nghề ở Bắc Giang trải qua lịch sử phát
triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo
thống kê đến tháng 5 năm 2019, tỉnh Bắc Giang có hơn 400 làng có nghề, trong đó có
39 làng nghề được cơng nhận ở nhiều lĩnh vực như: Gốm sứ, mây tre đan, giấy dó, nấu
rượu, sản xuất mỳ gạo [9]… Các làng nghề truyền thống của địa phương nằm gần như
khắp các huyện, dọc theo sông Cầu.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống của Bắc Giang có chất lượng, tạo dựng được
thương hiệu, vị trí vững chắc khắp thị trường cả nước. Trong đó phải kể đến những sản
phẩm nức danh như: Gốm Thổ Hà, mỳ Chũ, bánh đa Kế, rượu làng Vân, nuôi tằm
ươm tơ Phú Giã… Với lợi thế lâu đời, sản phẩm nổi tiếng các làng nghề truyền thống
của Bắc Giang còn trở thành điểm đến du lịch đối với du khách.
Thành phố Bắc Giang có 6 làng nghề được công nhận Theo Quyết định số 170/QĐUBND ngày 02 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó có 03 làng
nghề thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm được công nhận là: làng nghề bún Đa Mai,
phường Đa Mai; làng nghề mỳ gạo thôn Mé, xã Dĩnh Kế (nay là TDP Phú Mỹ, phường
Dĩnh Kế) và làng nghề bánh đa Kế thôn Sau, xã Dĩnh Kế (nay là tổ dân phố Giáp Sau,
phường Dĩnh Kế). Các làng nghề đều được hình thành từ rất lâu thu hút lực lượng lớn
lao động tham gia.
Trong 6 làng nghề được cơng nhận trên địa bàn thành phố Bắc Giang thì ba làng nghề
chế biến thực phẩm đều nằm xen kẽ trong các khu dân cư tiềm ẩn nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Các làng nghề này đều chưa
có hệ thống xử lý nước thải; nước thải chưa được thu gom, xử lý thải trực tiếp ra môi


1


trường gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu vực xung quanh. Đồng thời, chất thải
rắn phát sinh từ hoạt động của các làng nghề chưa được thu gom, xử lý triệt để cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cộng đồng.
Đánh giá tầm quan trọng của các làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội, phát triển
bền vững nhằm đưa ra cái nhìn tổng qt về hiện trạng mơi trường, đồng thời trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề chế biến
thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường ba làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề chế biến thực
phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Ba làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang.
2. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất, sinh hoạt có khả năng gây ô nhiễm môi
trường tại ba làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang (làng
nghề bún Đa Mai, làng nghề bánh đa Kế và làng nghề mì gạo làng Mé).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận hệ thống: Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước,
khơng khí và các nguồn thải chính gây ơ nhiễm môi trường các làng nghề chế biến
thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp,
hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa
bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

2


- Cách tiếp cận kế thừa: Kế thừa, thu thập, xử lý và phân tích các số liệu dân sinh,
kinh tế, mơi trường có liên quan của khu vực nghiên cứu để bổ sung tài liệu viết luận
văn đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên
địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các số liệu quan trắc chất
lượng môi trường,... của khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập thông tin về các làng nghề được
công nhận; thông tin về điều kiện tự nhiên, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
nguồn thải... của các làng nghề chế biến thực phẩm từ các nguồn khác nhau, thực hiện
điều tra thực tế (nếu cần).
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
+ Phương pháp điều tra nhanh nông thôn:
Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thơng tin chưa có tài liệu thống
kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Dự kiến điều
tra tất cả các hộ làm nghề trong làng nghề để thu thập các thông tin liên quan đến hoạt
động sản xuất và vấn đề môi trường của làng nghề như: tên làng nghề, địa chỉ; nghề
được công nhận; số hộ làm nghề, số nhân khẩu làm nghề, tỷ lệ lao động làm nghề; quy
mô hoạt động/sản xuất, mức độ ơ nhiễm (nếu có); lưu lượng nước thải, lượng chất thải
phát sinh; bệnh nghề nghiệp (nếu có); thủ tục mơi trường của làng nghề…
Sau khi phỏng vấn cần tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu
được và sử dụng kết quả theo mục đích sử dụng.
+ Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng
qt và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những
tài liệu, số liệu đã thu thập được từ đó xử lý tốt hơn trong các bước tổng hợp và phân
tích. Tác giả đã tiến hành quan sát, nghiên cứu đặc điểm địa hình, sự phân bố của


3


sông, hồ, ao, các nguồn gây ô nhiễm ở khu vực nghiên cứu; hiện trạng hệ thống thoát
nước mưa, nước thải của làng nghề và các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường.
Từ đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ơ nhiễm của tồn vùng.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu
+ Lấy mẫu hiện trường
Thực hiện lấy mẫu, phân tích 09 mẫu khơng khí xung quanh, 09 mẫu nước mặt, 06
mẫu nước dưới đất, 08 mẫu nước thải và 06 mẫu đất tại 3 làng nghề CBTP trên địa bàn
thành phố Bắc Giang. Quy trình lấy mẫu, bảo quản mẫu được tuân thủ theo các tiêu
chuẩn quy định.
* Phương pháp lấy mẫu:
+ Nước mặt: TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-6:2018; TCVN 5994:1995; TCVN
6663-3:2016..
+Nước thải: TCVN 6663-1:2011; TCVN 5999:1995; TCVN 6663-3:2016.
+ Khơng khí xung quanh: Thực hiện đo trực tiếp đối với nhiệt độ; các thông số khác sử
dụng dung dịch hấp thụ phù hợp theo từng phương pháp phân tích.
+ Đất: TCVN 7538-2:2005
+ Nước dưới đất: TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-11:2011; TCVN 6663-3:2016
* Thiết bị lấy mẫu:
Các thiết bị lấy mẫu đều đã được hiệu chuẩn đảm bảo quy định.
+ Thiết bị lấy mẫu nước Alpha loại thẳng đứng.
+ Máy pH/ EC/TDS/Nhiệt độ: HI 9813 – 5, hãng sản xuất: Hanna
+ Thiết bị đo pH/EC/TDC/DO/Nhiệt độ: HI 98194, hãng sản xuất: Hanna
+ Thiết bị định vị vệ tinh GPS cầm tay GPS 76, GPS 78, xuất xứ Mỹ.
+ Máy đo các chỉ tiêu vi khí hậu: Kestrel 3000, hãng sản xuất: Mỹ

4



+ Máy hấp thụ lấy mẫu khí: SKC 224- PCXR8, SKC 224- PCXR4 hãng sản xuất: Mỹ
+ Máy lấy mẫu bụi: Staplex, hãng sản xuất Mỹ
+ Máy đo tiếng ồn: CR- 306 và Linerlaser
+ Máy đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển PCE-THB 40
- Đo và phân tích mẫu
Mẫu sau khi lấy được tiến hành đo, phân tích tại hiện trường và trong phịng thí
nghiệm Vilas số 395 - Vimcerts 096 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi
trường Bắc Giang.
- Nước mặt:
+ Thông số đo tại hiện trường: pH, Oxy hịa tan (DO)
+ Thơng số phân tích trong phịng thí nghiệm:Chất rắn lơ lửng (SS), Nhu cầu oxy sinh
hóa (BOD5), Nhu cầu oxy hóa học (COD), Amoni (NH4+ tính theo N), Nitrit (NO2- tính
theo N), Nitrat (NO3- tính theo N), Photphat (PO43- tính theo P), Clorua (Cl-), Sắt (Fe),
đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn), Asen (As), Coliform, Tổng dầu mỡ.
- Nước dưới đất:
+ Thông số đo tại hiện trường: pH
+ Thơng số phân tích trong phịng thí nghiệm: Độ cứng (tính theo CaCO3), Amoni
(NH4+ tính theo N), Nitrit (NO2- tính theo N), Nitrat (NO3¬ tính theo N), Photphat
(PO43- tính theo P), Clorua (Cl-), Sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn), Tổng
Phenol, Xianua (CN-), Coliform
- Nước thải:
+ Thông số đo tại hiện trường:Nhiệt độ, pH.
+ Thông số phân tích trong phịng thí nghiệm: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Nhu cầu
oxy sinh hóa (BOD5), Nhu cầu oxy hóa học (COD), Amoni (NH4+ tính theo N), Tổng

5



Nito, Tổng Photpho, Clorua (Cl-), Sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn), Asen
(As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Dầu mỡ ĐTV, Coliform.
- Khơng khí xung quanh:
+ Thơng số đo tại hiện trường: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, tiếng ồn.
+ Thơng số phân tích trong phịng thí nghiệm: Bụi lơ lửng tổng số, SO2, NO2, CO.
* Thiết bị đo, phân tích: Các thiết bị đo và phân tích mẫu đều được hiệu chuẩn/kiểm
định theo đúng quy định: Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UVD 3500, hãng sản xuất:
Labomed/Mỹ; Máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, NOVAA 350, hãng sản xuất
Đức; Máy đo BOD 6 chỗ, hãng sản xuất Đức; Cân điện tử chính xác 0,1mg, hãng SX:
Mỹ; Cân phân tích chính xác 0,0001mg, hãng SX: Mỹ; BOX cấy vi sinh vô trùng
AVC- 2AX, hãng sản xuất Singapore;Bộ lọc cặn SS cho mẫu Advatec, hãng sản xuất
Nhật; Máy khuấy từ gia nhiệt; Hệ thống chưng cất đạm tự động;Hệ thống sắc ký ion
Agilent 1260;Máy cất quay chân không và hệ thống chưng cất chân không; và một số
thiết bị khác trong phịng thí nghiệm.
- Phương pháp phân tích xử lý, số liệu: Sử dụng các công cụ phần mềm như Word,
Excel... để phân tích tổng hợp kết quả, vẽ đồ thị biểu diễn tương quan, đánh giá hiện
trạng mơi trường theo các chỉ tiêu phân tích.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các cơng trình – bài báo nghiên
cứu đã cơng bố và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương.
Chương 1. Tổng quan các vấn đề làng nghề
Chương 2. Đánh giá hiện trạng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa
bàn thành phố bắc giang
Chương 3. Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm
trên địa bàn thành phố bắc giang

6



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một bộ phận của kinh tế nông thôn. Sự phát triển của làng nghề trong
những năm gần đây đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân làng nghề. Hiện nay đã có
những cơng trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các nhà sử học, kinh tế, văn
hóa với những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, khái niệm làng nghề được tạo bởi
hai chủ thể là làng và nghề.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn...hoặc các
điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động ngành nghề phi nông
nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng
như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng [2].
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được hình thành
từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
1.1.2. Tiêu chí cơng nhận và phân loại làng nghề
1.1.2.1. Tiêu chí cơng nhận làng nghề
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của
Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn đã đưa ra những tiêu chí công nhận
nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
- Nghề truyền thống
+ Là nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

7


+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

- Làng nghề
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, Làng nghề được cơng nhận phải đạt 3
tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị
cơng nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Làng nghề truyền thống: Là làng đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền
thống được công nhận.
1.1.2.2. Phân loại làng nghề
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có tới 2017 làng nghề, riêng đồng
bằng sơng Hồng có khoảng 800 làng nghề [2]. Sản phẩm và phương thức sản xuất của
các làng nghề khá phong phú với hàng trăm loại ngành nghề khác nhau. Dựa trên các
tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng [2] như sau:
- Phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm:
+ Làng nghề thủ công: Làm ra các mặt hàng sử dụng thường nhật như dao, kéo, mây
tre đan gia dụng, chiếu… Đặc điểm của các làng nghề này là sản xuất thủ công bằng
tay và các cơng cụ đơn giản. Do chi phí thấp nên loại hình này khá phổ biến.
+ Làng nghề thủ cơng mỹ nghệ: Làm ra các mặt hàng có giá trị văn hóa và trang trí như
đồ mỹ nghệ chạm khảm, chạm khắc tượng gỗ, đá, các đồ mỹ nghệ bằng bạc, dệt thảm…
+ Làng nghề công nghiệp: Sản xuất các hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm như
sản xuất giấy, dệt, may mặc, gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại, thuộc da…
+ Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Chế biến các loại nông sản như xay xát, sản
xuất miến dong, bún, bánh, sản xuất bia, nấu rượu, giết mổ vật nuôi, chế biến hoa quả…

8


+ Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên liệu: sản xuất vật liệu xây dựng như gạch,
ngói, vơi, cát…

+ Làng nghề buôn bán và dịch vụ: Thực hiện bán buôn, bán lẻ và cung cấp dịch vụ.
- Phân loại theo số lượng làng nghề
+ Làng một nghề là làng ngồi nghề nơng ra chỉ có thêm một nghề phi nông nghiệp
xuất hiện, tồn tại và chiếm ưu thế tuyệt đối.
+ Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trọng các nghề chiếm
ưu thế gần như tương đương nhau. Loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện và có
xu hướng phát triển mạnh.
- Phân loại theo thời gian làm nghề
+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời với những sản
phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
+ Làng nghề mới hình thành là do yêu cầu phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời
sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phương (chủ yếu là giải
quyết vấn đề lao động). Các làng nghề mới hình thành này do cịn hạn chế về các
điều kiện sản xuất nên sản phẩm của làng nghề thường có chất lượng thấp hoặc ở
các cơng đoạn thô.
- Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: Trong những năm gần đây,
sự phát triển “nóng” của các làng nghề đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ở
nhiều làng nghề trong cả nước. Căn cứ theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm có thể phân
ra các nhóm làng [2] nghề sau:
+ Làng nghề ơ nhiễm nặng là làng nghề có ít nhất một thơng số mơi trường đặc trưng
cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn 5 lần 7 TCCP.
+ Làng nghề ơ nhiễm trung bình là làng nghề có ít nhất một thơng số mơi trường đặc
trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn từ 2-5 lần TCCP.

9


+ Làng nghề ơ nhiễm nhẹ là làng nghề có các thơng số mơi trường đặc trưng cho loại
hình làng nghề được xem xét trong dịng thải khơng q 2 lần TCCP.
Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm nhằm đánh giá đặc trưng và

quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Cách phân loại này địi
hỏi phải có đầy đủ các số liệu về mơi trường đất, nước, khơng khí tại các làng nghề
mới đảm bảo độ chính xác.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể
lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề,
cách phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì
thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về
nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau,
và vì vậy có những tác động khác nhau đối với môi trường.
1.1.3. Tác động ảnh hưởng của các làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng
Khơng thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà các làng nghề đã và đang đem lại, góp
phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nơng dân. Tuy nhiên, trong q trình phát
triển một số làng nghề đã bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là hệ lụy về ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
1.1.3.1. Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường
Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia vừa được Bộ TN&MT cơng bố vào
giữa tháng 11/2021, cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề
được cơng nhận. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các làng nghề
hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý
chất thải rắn (CTR) cũng như hệ thống xử lý nước thải (XLNT).
Báo cáo công tác BVMT của Bộ NNPT&NT năm 2020 cũng chỉ rõ, có 16,1% làng nghề
có hệ thống XLNT tập trung đạt yêu cầu về BVMT; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom
CTR cơng nghiệp chỉ đạt 20,9%. Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ

10


thống kênh, rạch chung, tác động xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường. Nhiều làng

nghề có lưu lượng nước thải lớn, xả ra các kênh, mương vốn làm nhiệm vụ tiêu thốt
nước mưa, dẫn đến nước thải khơng lưu thơng, gây ơ nhiễm mơi trường trầm trọng.
Cùng với đó, nguồn thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí tại các làng nghề phát sinh
chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hóa chất trong dây chuyền cơng
nghệ sản xuất. Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim
loại, nhựa. Q trình tái chế và gia cơng, xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt
sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lị rèn…đã làm phát sinh bụi và các khí thải
như SO2, NO2 , hơi axit và kiềm. Điển hình là làng nghề tái chế nhựa Trung Văn (Hà
Nội), làng nghề đúc đồng Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh), làng nghề tái chế nhơm Bình n
(tỉnh Nam Định)…
Đáng chú ý, trong số 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, khu vực miền Bắc có số
lượng lớn nhất với 34 làng nghề (chiếm 72,3%), khu vực miền Trung có 11 làng nghề
(chiếm 23,4%) và khu vực miền Nam có 2 làng nghề (chiếm 4,3%); trong đó, các làng
nghề như: chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, quá
trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và CTR gây ô nhiễm mùi cũng đã tạo
nên các khí ơ nhiễm như SO2, NO2, H2S, NH3; làng nghề ươm tơ, dệt, nhuộm vải và
thuộc da thường bị ơ nhiễm bởi các khí SO2, NO2; làng nghề thủ công mỹ nghệ thường
bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ q trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm.
Nguyên nhân là do đặc thù sản xuất, khu vực làng nghề chỉ quan tâm, chú trọng đầu tư
vào phát triển sản xuất, nhiều nơi chưa quan tâm thỏa đáng tới vấn đề bảo vệ môi
trường và bảo hộ lao động. Nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hạn
chế, thiết bị công nghệ chế biến thô sơ, số cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng dây
chuyền sản xuất hiện đại cịn ít. Thêm vào đó, hầu hết các hộ làm nghề trên cùng diện
tích sinh sống của gia đình, xen kẽ trong khu dân cư nên mặt bằng hạn chế, dẫn đến
việc phân khu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, việc thực hiện các
biện pháp xử lý chất thải ra môi trường cịn gặp rất nhiều khó khăn…
So với giai đoạn 2011 - 2015 công tác BVMT tại các làng nghề giai đoạn 2016 - 2020
có nhiều chuyển biến. Tại các làng nghề, một số mơ hình xử lý chất thải đã được triển

11



khai, bước đầu đã hạn chế được ô nhiễm môi trường như: làng nghề bánh tráng Mỹ
Lồng, tỉnh Bến Tre; làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo xã Tân Phú Đông,
thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; làng nghề sản xuất gạch thủ công xã An Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp...
Nhiều làng nghề áp dụng công nghệ, công đoạn sản xuất tiên tiến nhằm hạn chế phát
thải chất thải ra môi trường như: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội; làng nghề
bánh đa Kế, thành phố Bắc Giang; làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang…
Ðể khắc phục những bất cập về môi trường, nhiều địa phương cũng đã tập trung đẩy
mạnh cơng tác tun truyền phổ biến chính sách, pháp luật mơi trường; hồn thiện
chính sách pháp luật bảo vệ môi trường; ban hành nhiều đề án, dự án phát triển và bảo
vệ môi trường làng nghề; kết hợp đầu tư phát triển với thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm về quy định bảo vệ môi trường làng nghề, bước đầu đạt được một số kết quả
nhưng chưa được như kỳ vọng.
Bởi vậy, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề một cách bền vững ln là
bài tốn khó với các nhà chun mơn, các cấp quản lý. Từ thực tế trên cho thấy, cần
đưa ra giải pháp để có thể cân bằng được 2 yếu tố phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường làng nghề.
Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 577/QĐ-TTg phê duyệt Đề án BVMT làng nghề đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030. Đề án đã xác định danh mục và mục tiêu xử lý triệt để ô
nhiễm môi trường tại 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng trên cả nước.
Cùng với đó, Luật BVMT năm 2020 mới được ban hành đã quy định rõ hơn trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và cơ sở sản xuất trong công tác BVMT làng nghề
nhằm theo dõi, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng mơi trường tại
làng nghề; đặc biệt tích hợp nội dung về công tác BVMT nông thôn thành một điều
khoản riêng (Điều 58), trong đó, lấy chất lượng môi trường nông thôn là nền tảng, là
mục tiêu để bảo vệ.


12


1.1.3.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề của Bộ TN&MT cho
thấy ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động
và sinh sống tại chính làng nghề đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những
năm gần đây:
- Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: các bệnh thường gặp chủ yếu tập trung vào
bệnh đường hơ hấp, tiêu hóa, thần kinh. Riêng ở các làng nghề thuộc da, các bệnh mắc
phải là thuộc da, tiêu hóa, hơ hấp.
- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: bệnh đặc trưng của người dân
và người lao động tại nhóm làng nghề này gồm bệnh về hơ hấp, tiêu hóa, bệnh phụ
khoa và các bệnh về mắt.
- Làng nghề tái chế phế liệu: các bệnh thường gặp là bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da,
thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người mắc ung thư tương đối cao.
- Làng nghề thủ công, mỹ nghệ, thêu ren: bệnh về đường hô hấp và bệnh ngồi da là
những bệnh đặc trưng tại nhóm làng nghề này
- Làng nghề chế biến thực phẩm thì yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phổ biến tại các
làng nghề này là bức xạ nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc, nước thải và
chất thải rắn. Đặc biệt lượng lớn nước thải của các làng nghề này chứa hàm lượng lớn
chất hữu cơ mật độ vi khuẩn Cloliform cao gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước,
mơi trường đất. Chính vì vậy, các bệnh phổ biến tại nhóm làng nghề này là bệnh ngồi
da và viêm niêm mạc. Theo kết quả điều tra, các bệnh ngồi da chủ yếu bao gồm bệnh
viêm quanh móng, nấm kẽ, nấm móng, dày sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm
nang lơng… Ngồi ra một số bệnh về tiêu hóa, hơ hấp chiếm tỷ lệ thấp hơn. Thống kê
tình hình bệnh tật tại một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm tính trên tổng
số người đến khám chữa bệnh tại địa phương [3]:
+ Làng nghề chế biến lương thực xã Dương Liễu, Hà Tây trước đây: Bệnh hay gặp

nhất là loét chân tay, chiếm 19,7%. Ngoài ra có các vấn đề về tiêu hóa 1,62% (chủ yếu
rối loạn tiêu hóa, đau bụng), hơ hấp (9,43%), mắt (0,86%). Bệnh mãn tính thường gặp

13


là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 4,28% (chủ yếu là loét dạ dày tá tràng, sau đó đến
bệnh đại tràng) [3].
+ Làng nghề chế biến thực phẩm Tân Hòa, Hà Tây trước đây: Tỷ lệ người dân mắc
bệnh ngoài da chiếm 30%[3]..
+ Làng nghề chế biến rượu Vân Hà, Bắc Giang: Một số bệnh thường gặp gồm có bệnh
ngồi da 68,5%; bệnh đường ruột 58,8%; bệnh đường hô hấp 44,4%[3].
+ Làng bún Phú Đô, Hà Nội: Khoảng 50% mắc các chứng bệnh do nghề nghiệp và chủ
yếu là do bỏng nước. Bên cạnh đó cịn có các bệnh về mắt (12%), hô hấp (15%), tai
mũi họng (45%), phụ khoa (20%), thần kinh (5%), tiêu hóa (8%)[3].
+ Làng nghề giết mổ Phúc Lâm, Bắc Giang: Vào khoảng tháng 2-3 hàng năm sau mùa
lụt, thường xuất hiện những đợt sốt xuất huyết cùng các bệnh như đau mắt hột, mắt đỏ,
viêm đường ruột, phụ khoa. Đặc biệt viêm đường hô hấp ở trẻ em xảy ra thường
xuyên. Từ năm 2003 đến năm 2005 cả thơn có 19 ca tử vong, trong đó có tới 13 trường
hợp mắc bệnh hiểm nghèo chủ yếu là ung thư phổi, bệnh về máu [3].
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Bắc Giang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang,
nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ
Đông, với tổng diện tích sau khi mở rộng là 66,77 km2 với các vị trí tiếp giáp như sau:
-

Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương, thuộc


huyện Lạng Giang.
-

Phía Đơng giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang, xã Hương Gián

thuộc huyện Yên Dũng.
-

Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hồng huyện Yên Dũng

-

Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, thuộc huyện Việt Yên
14


Hình 1.1. Sơ đồ thành phố Bắc Giang
Trung tâm thành phố Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội 50km, cách cửa khẩu Hữu Nghị
Quan với Trung Quốc 110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km; cách cảng biển Hải
Phòng, Quảng Ninh 130 km tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế liên
vùng, giao lưu kinh tế với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc và
các tỉnh thành trong cả nước. Đây cũng là nơi tập trung, tiếp nhận các nguồn nước đổ
thải từ các khu vực miền núi về đồng bằng và đổ ra biển.
1.2.1.2. Địa hình địa mạo
Thành phố Bắc Giang có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00 - 80). Độ cao trung bình
so với mặt nước biển từ 8 - 10 mét, nhiều khu vực trong thị xã có địa hình thấp hơn so
với mực nước sơng Thương vào mùa mưa lũ. Ao, hồ trên địa bàn thị xã khá nhiều
nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, hẹp, nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung
cấp nước hạn chế [13].
15



1.2.1.3. Điều kiện về khí hậu
Do nằm ở vị trí đệm giữa khu vực núi Đông Bắc và đồng bằng sơng Hồng nên đặc
trưng khí hậu thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khơ từ tháng 11 - 3. Nhiệt độ trung bình năm dao
động từ 24oC - 25oC. Độ ẩm trung bình từ 80 - 81%. Tổng lượng mưa trung bình hàng
năm khoảng 1.400 mm - 1.730 mm.
a. Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, lượng mưa và số giờ nắng
Các yếu tố khí tượng có liên quan và ảnh hưởng đến q trình phát tán chất ơ nhiễm
nước, khơng khí và đất. Q trình lan truyền, phát tán và chuyển hóa các chất ơ nhiễm
ngồi mơi trường phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu của khu vực có nguồn gây ơ
nhiễm. Thành phố Bắc Giang mang những đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, một năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đơng lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xn
và mùa thu khí hậu ơn hồ.
Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và số giờ nắng trung bình tại thành phố Bắc Giang các
tháng trong năm 2019 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, lượng mưa và số giờ nắng
Thơng số
Bình qn năm
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12

Nhiệt độ
Độ ẩm
Lượng mưa
Số giờ nắng
0
( C)
(%)
(mm)
(giờ)
25
80
100,21
1.203
17,7
83
25,2
35
21,6
84
32,8
82
21,9
84
47,3
49
26,7
85

226,5
106
27,5
82
107,6
104
30,3
80
163,9
148
30,3
80
138,8
173
29,1
81
264,1
166
28
77
112,5
22
25,7
79
62,1
168
22,4
76
15,1
14

18,3
73
6,6
136
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2019]
16


Theo bảng thống kê nhận thấy biên độ nhiệt độ giữa hai mùa dao động khá nhiều.
Nhiệt độ trung bình cao nhất tập trung vào tháng 6 và tháng 7, thấp nhất là tháng 12 và
tháng 1 [8].
Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, độ ẩm cao hơn vào những tháng đầu năm. Độ ẩm
tương đối trung bình các năm khơng có sự biến động lớn.
- Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm
hơn 70% lượng mưa của cả năm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn
cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đơng Bắc.
Số giờ nắng thay đổi theo tháng. Các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 5 đến tháng
10; tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 3.
e. Chế độ gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí
quyển. Vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha
lỗng với khơng khí sạch càng lớn. Ngược lại, khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì
chất ơ nhiễm sẽ tập trung tại khu vực gần nguồn thải.
Tốc độ gió và hướng gió khu vực nói chung ổn định theo mùa trong năm. Chế độ gió cơ
bản chịu ảnh hưởng của gió Đơng Nam (mùa hè) tần suất 30 - 35% và gió Đơng Bắc
(mùa đơng) với tần suất 15%. Gió Đơng Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau với tốc độ trung bình 2,4m/s, gió Đơng Nam chủ yếu xuất hiện từ
tháng 4 đến tháng 9, tốc độ trung bình 2,6m/s, tốc độ trung bình năm 2,5m/s [8].
Điều kiện khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng mơi

trường của khu vực đó. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm tác động đến tốc độ của các q
trình phân hủy sinh học. Mơi trường nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thích hợp cho
các lồi sinh vật phát triển, tạo ra các nguồn gây ô nhiễm.

17


×