Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN tại VIỆN hàn lâm KHOA học xã hội VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ ĐÌNH HƯNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021

download by :


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ ĐÌNH HƯNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN BÙI NAM


HÀ NỘI, 2021

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc
sĩ Chính sách cơng về “Thực hiện Chính sách phát triển Cơng nghệ thông tin
tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” là hồn tồn trung thực và
khơng trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Trong công trình
nghiên cứu này khơng hề có bất kỳ sự sao chép nào mà khơng có trích dẫn
nguồn, tác giả.
Tơi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tơi xin
chịu tồn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2021
Học viên

Vũ Đình Hưng

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ THƠNG TIN ................... 10
1.1. Khái niệm về chính sách CNTT từ góc độ chính sách cơng.................... 10
1.2. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển CNTT ở các cơ quan
hành chính nhà nước ....................................................................................... 16
1.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển CNTT..................................... 17

1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển CNTT .......... 20
1.5. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển CNTT trong các
cơ quan hành chính nhà nước.......................................................................... 22
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CƠNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ........................................................................... 31
2.1. Đặc điểm tình hình chung của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. .. 31
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển CNTT tại Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam. ............................................................................. 35
2.3. Đánh gia chung về thực hiện chính sách phát triển CNTT tại Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ................................................................ 45
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................................. 49
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách phát triển CNTT tại Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay ........................................................................................... 49
3.2. Mục tiêu, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
phát triển CNTT tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. .................... 52

download by :


3.3. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
phát triển CNTT .............................................................................................. 56
3.4. Một số kiến nghị về thực hiện chính sách phát triển CNTT .................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70

download by :



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyễn nghĩa

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

CBCCVC

Công chức, Viên chức

3

KHXH

Khoa học xã hội

4

Viện Hàn lâm


Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

5

QLNN

Quản lý nhà nước

6

CCHC

Cải cách Hành chính

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Sự phân công trách nhiệm cho các đơn vị ......................................... 38

download by :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại với sự phát triển mạnh mẽ của
Cơng nghệ thơng tin (CNTT), khơng có lĩnh vực nào, khơng có nơi nào
khơng có mặt của CNTT. Việc số hóa tất cả các dữ liệu thơng tin, âm thanh,
hình ảnh để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyến tiếp cho

nhiều người tạo nên sự kết nối rộng lớn. CNTT được coi là công cụ chia sẻ,
kết nối giúp chúng ta dễ dàng chia sẻ các thông tin với nhau, chủ động trong
chia sẻ thông tin giúp thay đổi các phong tục cổ điển trong công việc hàng
ngày. Để phát triển CNTT trong một thời đại mới như hiện nay cần có sự đổi
mới trong phương thức tiếp cận CNTT, tạo sự cạnh tranh về CNTT giữa các
doanh nghiệp đưa CNTT vào hỗ trợ trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp
ứng khả năng tiếp cận về mọi mặt kinh tế-xã hội thực hiện thắng lợi hiện đại
hóa đất nước.
Việc Chính phủ đẩy mạnh Chính phủ điện tử là hình thức chuyển các hoạt
động quản lý Nhà nước thành điện tử hóa. Ngày nay điện tử hóa thủ tục càng
trở nên phổ biến. Để có thể kết nối giữa các cơ quan quản lý với đối tượng
quản lý, giúp cho quá trình đưa ra quyết định nhanh, kịp thời và chính xác,
tiết kiệm địi hỏi cần phải có một mạng thơng tin lớn, mạnh với có thể thực
hiện được việc trên. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT như hiện nay, Quốc
gia nào, dân tộc nào cũng cần phải nhanh chóng làm chủ được CNTT, sử
dụng CNTT trong mọi lĩnh vực để làm tăng lợi thế của mình. Với những áp
lực để làm chủ được công nghệ đã tạo ra sự thách thức lớn đối với các nước
đang trên đà phát triển như nước ta hiện nay đó là làm thế nào để đẩy mạnh
được CNTT trong phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy việc phát triển CNTT
trong các cơ quan nhà nước đang là một thách thức lớn để việc góp phần nâng
cao hiệu quả trong mọi lĩnh vực cơng việc.

1

download by :


Xác định được tầm quan trọng của CNTT trong thời kỳ đổi mới. Ngày
27/08/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt “Chương
trình quốc gia về ưng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai

đoạn 2011 – 2015“. Giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng
CNTT nhất ở Việt Nam, với quyết đinh trên hầu hết các bộ ngành đều được
đầu tư về lớn để nâng cao năng lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước.
Mới đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐTTg ngày 03/06/2020 về Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp cơng nghệ số Việt Nam có
năng lực đi ra tồn cầu, trong đó mục tiêu cơ bản đến năm 2025, phát triển
Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và phát triển xã hội số, thu
hẹp khoảng cách số.
Trong những năm qua, việc phát triển CNTT tại Viện Hàn lâm Khoa hoc
xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã đạt được một số kết quả tích cực như: Hệ
thống cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng cơ bản nhu cầu cơng việc của các phịng
chun mơn; đưa vào hoạt động hệ thống cổng thông tin điện tử cấp Viện lớn
tới các Viện nghiên cứu chuyên ngành đã đáp ứng nhu cầu cung thông tin, các
dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 phục vụ nhu cầu của các cán bộ nghiên
cứu trong việc tra cứu, thu thập tài liệu; hệ thống Quản lý văn bàn vả Điều
hành tác nghiệp, hệ thống thư điện tử được triển khai đã thay thế việc sử dụng
văn bàn giấy truyền thống...Tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế như:
- Về hạ tầng CNTT mới chỉ đáp ứng cơ bản để chạy các ứng dụng đã có
tại Viện Hàn lâm, tuy nhiên về mặt dung lượng và bảo mật an tồn thơng tin
cịn thiếu trong việc lưu trữ, đảm bảo an tồn thơng tin cho các hệ thống như:

2

download by :


chống hacker tấn công hệ thộng, các hệ thống lưu trữ thì thiếu tài nguyên để

vận hành, các đường truyền trong tịa nhà thì cịn hạn chế do các đường dẫy
đã được trang bị tư lâu và không được quy họach bài bản dẫn điến việc truy
cập các ứng dụng chậm và bị gián đoạn.
- Về các ứng dụng CNTT, mới chỉ đáp ứng được một phần trong quản lý
và điều hành, nhưng chưa kết nối chia sẻ được dữ liệu với nhau. Vì thế việc
tra cứu, tìm kiếm thơng tin cịn hạn chế khơng thuận tiện cho người dùng
trong Viện Hàn lâm trong việc tìm thơng tin để áp dụng cho cơng việc nghiên
cứu của mình.
- Trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ cơng chức, viên chức cịn hạn chế,
ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin, kỹ thuật khi vận hanh các ứng
dụng. Nhiều cán bộ cơng chức, viên chức chưa có kỹ năng ứng dụng CNTT,
đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành; chưa hình thành văn
hóa chia sẻ thơng tin, mức độ chun nghiệp, tính chun sâu, thói quen làm
việc theo nếp hành chính cũ chưa đáp ứng yêu cầu.
-

Nguồn nhân lực về CNTT trong các cơ quan nhà nước còn thiếu và yếu.

Lành đạo chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của CNTT trong hoạt
động chi đạo, điều hành, một số cơ quan đơn vị cịn mang tính hình thức,
chưa thực sự coi CNTT là phương tiện, giài pháp hữu hiệu. Nhất là trong thời
đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Vì vậy, để có nâng cao hiệu quả trong mọi lĩnh vực cơng việc thì việc
phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước nói chung và tại Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng là một vấn đề cấp bách hiện nay. Nên tôi
đã định hướng chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cơng
nghệ thơng tin tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ” làm luận văn của
mình.

3


download by :


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay việc phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước đang được
coi là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong quản
lý và điều hành đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế tồn cầu.
Đã có nhiều cơng trình khoa học của nhiều tác già nghiên cứu về phát
triển ứng CNTT trong các cơ quan nhà nước hiện nay, trong đó có thế kể đến
một số cơng trình tiêu biếu như sau:
a. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển CNTT
-

PGS.TS Võ Kim Sơn(2004), "Cải cách nền hành chính nhà nước một

quá trình rất yếu và liên tục", Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn sách đã làm rõ quan điểm rằng cải cách hành chính nhà nước là một bộ
phận quan trọng, bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triến kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước ta, khảng định cải cách hành chính vừa là tiền đề,
vừa là động lực để thúc đấy phát triến kinh tế- xã hội của đất nước, vì vậy cần
sự kiên trì, quyết tâm; qua đó xây dựng nhà nước ta thực sự là nhà nước xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- GS. TSKH Đào Trí Úc (2008), "Đánh giá kết quả cải cách hành chính
và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta", Nxb
Chính trị Quốc Gia. Cuốn sách đã khái quát những kết quả mà cài cách hành
chính đã đạt được trên các lĩnh vực, những hạn chế và giải pháp đẩy mạnh
cơng tác cải cách hành chính nhằm hướng tới một nền hành chính dân chủ.
thuận tiện, cơng khai và minh bạch hơn.
- PGS. TS Nguyễn Hữu Hải (2013), "Cơ sở lý luận về thực tiễn về hành

chính nhà nước", Nxb Chính trị Quốc Gia. Sách gồm 8 chương, tập trung
cung cấp những kiến thức cơ bản của khoa học hành chính nói chung và hành
chính nhà nước nói riêng, các khái niệm cơ bản, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của hành chính nhà nước, các lý thuyết, mơ hình hành chính nhà

4

download by :


nước, kiểm sốt bên ngồi và kiểm sốt nội bộ đối với hành chính nhà nước,
giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên tuy khơng trực tiếp nghiên cửu về ứng
dụng CNTT trong cải cách hành chính nhưng là cơ sở gợi mở những vấn đề có ý
nghĩa, bồ ích cho tác giả tiếp thu trong quá trình nghiên cứu làm luận văn.
b. Các cơng trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong QLNN
Vũ Tuấn Linh (2013), Quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT tại các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tinh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ Quàn lý
cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã đánh giá thực trạng, các
vấn đề tồn tại trong tác QLNN về ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên
môn trực thuộc UBND tinh, đồng thời đưa ra nhừng giải pháp nhằm tăng
cường công tác QLNN về ứng dụng CNTT, nối bật là xã hội hỏa đầu tư trong
lĩnh vực ứng dụng CNTT làm giảm gánh nặng đầu tư công.
-

Kae Xieng Tem (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quá ứng dụng công

nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính tại UBND Quận Thanh
Xuân", Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài đề xuất 6 giải pháp: Nâng cao
nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT; đấy mạnh CCHC đề ứng dụng CNTT

một cách hiệu quà; đổi mới mô hình tổ chức triến khai ứng dụng CNTT tại
UBND Quận Thanh Xuân; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ
chun mơn phẩm chất đạo đức, thường xun đào tạo và phát triến nguồn nhân
lực CNTT; tăng cường hiệu quà của việc ứng dụng CNTT; đầu tư xây dựng
đồng bộ cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT và nâng cao việc ứng dụng CNTT trong
UBND quận. Tuy nhiên còn một đề tài còn một số hạn chế như: chưa tập trung
giải quyết các tồn tại, yếu kém trong việc ứng dụng CNTT; việc xem CNTT là
trọng tâm dần đến các giải pháp khó sát với thực tế và thiếu tính khả thi bởi vì
CNTT chi là cơng cụ, tùy thuộc vào điện kiện thực tế mà chúng ta ứng dụng
CNTT như thế nào đế đạt được hiệu quả quản lý cao nhất.

5

download by :


-

Trần Tuấn Sơn (2014), ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng. Học viện Hành chính Quốc gia, Hà
Nội. Luận văn đã chia ra nhừng kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNTT
trong hoạt động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước huyện Mê Linh,
bên cạnh đó luận văn chi ra một số tồn tại hạn chế: Một số lãnh đạo các cơ
quan quản lý nhà nước huyện chưa thực sự quyết tâm ứng dụng CNTT trong
hoạt động hành chính của đơn vị; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
thường trực CNTT và các cơ quan tham mưu chưa thống nhất, cịn chồng
chéo; chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức trong Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

và ứng dụng CNTT.
Tác giả đề xuất một số giải pháp như: Hồn thiện các cơ chế chính sách;
đào tạo bồi dường nguồn nhân lực; đầu tư có trọng điềm đế tạo sự đột phá
trong ứng dụng CNTT...Các giải pháp đề tài đưa ra mang tính chất chung
chung chưa định lượng, chưa đưa ra những phầrn mềm ứng dụng cụ thế.
-

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đều đề cập đến một số nội dung

liên quan đến công tác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý và điều hành tại các cơ quan Nhà nước nói chung và Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển CNTT trong các cơ quan Nhà
nước, đánh giá thực trạng phát triển CNTT tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam giai đoạn từ 2012 – đến nay, chi ra những điểm đạt được và hạn
chế cần khắc phục. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
thực hiện chính sách phát triển CNTT tại các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là

6

download by :


cấp bộ từ thực tiễn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn
lam) trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển CNTT; làm rõ
quy trình, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính

sách phát triển CNTT tại cơ quan cấp bộ; đánh giá đúng tình hình thực hiện
chính sách phát triển CNTT tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đề
xuất các giải pháp khả thi nhằm hồn thiện cơng tác thực hiện chính sách phát
triển CNTT tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm)
trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là thực hiện chính sách phát triển CNTT tại cơ
quan cấp bộ từ thực tiễn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập chung nghiên
cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính
sách phát triển CNTT thơng qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà
nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy và
phát triển CNTT từ thực tiễn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Phạm
vi thời gian sẽ tập chung nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về thực hiện chính sach phát triển ứng dụng CNTT.
Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; nghiên cứu tình hình
thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành
từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp phát triển CNTT tại Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam trong thời gian tới.

7

download by :


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
- Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và

triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách cơng. Tiếp cận về qui
trình chính sách cơng, xây dựng, hoạch định và đánh giá có chủ thể tham gia
trong sự đánh giá đó. Về lý luận của chính sách được vận dụng triệt để từ thực
tiễn của chính sách cơng
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống để hoàn
thành luận văn
-

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: số liệu được thu thập từ các tài liệu

thứ cấp báo cáo của các cơ quan, đơn vị về việc phát triển CNTT trong hoạt
động điều hành quản lý.
-

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các số liệu sau khi đã được

thu thập và xử lý nhằm đưa ra các kết quả dựa trên những số liệu trong q
khứ, ngồi ra tác giả cịn so sánh việc phát triển CNTT trong các năm từ 2011
– đến nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn
Ý nghĩa lý luận:
-

Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện chính sách phát triển

CNTT của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, từ đó đề ra các giải
pháp khắc phục và đấy mạnh việc phát triển mà ở đây chú trọng đến ứng
dụng CNTT trong quản lý và điều hành được hiệu quả hơn.
-


Ý nghĩa thực tiễn:

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn
vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, giúp cho việc phát triển
CNTT trong các cơ quan nhà nước có hiệu quả. Luận văn còn đưa ra được

8

download by :


những giải pháp cơ bản giúp cho các đơn vị có thể lên kế hoạch, chương trình
để phát triển CNTT.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển
Cơng nghệ thơng tin.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển CNTT tại Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát
triển CNTT tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

9

download by :


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
1.1. Khái niệm về chính sách CNTT từ góc độ chính sách cơng
1.1.1. Khái niệm, CNTT và chính sách phát triển CNTT
a. Khái niệm CNTT và lịch sử phát triển
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm công nghệ thông tin
theo cách tiếp cận thông thường, công nghệ thông tin (tiếng Anh là
information Technology hay viết tắt là IT) là một nhóm ngành kỹ thuật sử
dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý,
truyền tải và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin
(CNTT) lần đầu được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết số 49/CP của
Chính phủ ngày 04/08/1993 như sau: “ Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ
yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Tại Việt Nam theo luật cơng nghệ thơng tin số 67/2006/QH11 thì thuật
ngữ công nghệ thông tin được định nghĩa như sau: “ Công nghệ thông tin là
tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản suất, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”; đây cũng là hướng
tiếp cận của tác giả về luận văn này.
b. Khái niệm chính sách và chính sách cơng
Thuật ngữ “chính sách”, “chính sách công” là những thuật ngữ được sử
dụng phổ biến trong khoa học chính sách cơng, trong khoa học chính trị và
trong ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Thuật ngữ “chính sách” cũng xuất hiện
khá phổ biến trong các văn kiện của Đảng, trong các văn bản pháp luật của

10

download by :



Nhà nước ta, trên mơi trường Internet, truyền hình, trong sách báo, và cả đời
sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên nói về định nghĩa và khái niệm thì đến nay
các nhà học thuật vẫn chưa đạt được sự thống nhất cho khái niệm này, mà
mỗi nhà học thuật tiếp cận và đưa ra các cách định nghĩa khác nhau tùy vào
góc độ tiếp cận khác nhau.
Theo William Jenkin, 1978 (nêu trong [8]), chính sách cơng là một tập
hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm
các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để
đạt các mục tiêu đó. Như vậy, chính sách công là tập hợp các biện pháp can
thiệp được thể chế hóa mà Nhà nước đưa ra nhằm đạt được mục tiêu quản lý
của mình
James Anderson, 2003 [15] cho rằng chính sách là chuỗi những hoạt
động mà chính quyền chọn làm hay khơng làm với tính tốn và chủ đích rõ
ràng, có tác động đến người dân; hoặc “Chính sách là một q trình hành
động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên
định trong việc giải quyết vấn đề
Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực
cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” Như vậy
có thể hiểu: “Chính sách là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau, được
lựa chọn và quyết định thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”.
Qua những khái niệm về chính sách cơng chúng ta có thể khái qt về
chính sách cơng như sau: “Chính sách cơng là tập hợp các quyết định do Nhà
nước ban hành nhằm can thiệp giải quyết các vấn đề về xã hội của một đất
nước. Tại Việt Nam thì chính sách cơng thường được gọi với khái niệm chính


11

download by :


sách của Nhà nước với một ý nghĩa gần giống với chính sách cơng mà hiện
giờ đang được sử dụng rộng rãi.
Các chủ thể của chính sách thường được phân biệt (cơ quan ban hành) và
đối tượng của chính sách (lĩnh vực chịu tác động). Một chính sách được ban
hành có thể bởi Nhà nước hay các cơ quan các cấp có thẩm quyền thuộc Nhà
nước ban hành. Theo đó các chính sách thường có các chính sách tương đồng
với vấn đề cần có chính sách như; chính sách đối ngoại, đối nội để phát triển
kinh tế xã hội…
c. Khái niệm chính sách phát triển CNTT
Theo các định nghĩa và các khái niệm “ chính sách phát triển CNTT”
theo tác giả là các hành động cụ thể của Nhà nước thể hiện bằng các văn bản
hành chính nhằm đưa ra các định hướng nhằm phát triển CNTT trong thời đại
mới, thời đại của cuộc cách mạng số.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển CNTT
Trong nền hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam, để hiểu về thuật
ngữ “hiện đại” được hiểu là tư duy, nhận thức, tinh thần, ở các nước Châu âu
vai trò của Nhà nước đều được đánh giá lại mỗi khi chuyển đổi mơ hình. Tại
thời điểm thế giới bị khủng hoảng về kinh tế, các mơ hình ứng dụng quản lý
cơng mới đã thay thế hành chính cơng cụ đi đôi với đổi mới sáng tạo và cải
cách bộ máy hành chính. Chính phủ đã nhận thức vai trị của mình trong việc
áp đặt về mặt quản lý sang phục vụ nhu cầu của người dân theo nguyện vọng
một cách dân chủ. Từ đó hình thành mơ hình quản trị nhà nước tốt hơn. Với
thời điểm CNTT đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay mơ hình quản trị Nhà
nước đang dần dần thay thế cho mơ hình quản lý Nhà nước và coi Nhà nước
là vai trò chủ thể, với mơ hình quản trị của Nhà nước đang tồn tại hai mối

quan hệ: quản trị xã hội là Nhà nước (chủ thể) đảm nhiệm quản trị, thiết chế
xã hội bằng các chính sách khác nhau đối với cơng dân. Chính vì vậy Nhà

12

download by :


nước phải có trách nhiệm trả lời, giải trình về chính sách đối với nhân dân và
xã hội khi thực hiện đó chính là sự cần thiết trong mơ hình chuyển đổi từ
quản lý sang quản trị. Do vậy, để phát triển thì nền hành chính phải được thay
đổi về mặt tư duy và từng bước hiện đại hóa mơ hình này.
Q trình hiện đại hóa hành chính ở Việt Nam ở cuối thế kỷ XX và đầu
thế kỷ XXI được thể hiện thông qua chiến lược cải cách hành chính với Nghị
quyết trung ương 8 khóa VII (1995).
Trong cơng cuộc đổi mới từng bước hiện đại hóa đã thực hiện cứng nhắc
và áp dụng một cách máy móc nên dẫn tới q trình cải cách hành chính của
nước ta đã không đạt được hiệu quả như mong đợi. Ngày 25 tháng 7 năm
2001 ban hành Quyết định 112/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005,
và được gọi tắt là Đề án 112, coi đó là ví dụ điển hình. Với việc đầu tư rất
nhiều về nguồn lực, kinh phí của Chính phủ cho đến nay việc vận hành nền
hành chính vẫn chưa có một kết quả như mọng đợi và không cải thiện được
bao nhiêu. Quản lý hành chính Nhà nước bằng CNTT ln có hai mặt. Nếu
khơng áp dụng CNTT một cách triệt để thì việc áp dụng CNTT để đổi mới
này chỉ dùng cho những mục đích tìm kiếm thơng tin và giải trí. Do đó, với
việc trang bị máy tính tại cơ quan từ Trung ương tới địa phương chỉ để dùng
và các hoạt động như trò chuyện trực tuyến, nghe nhạc, xem phim của bộ
phận cán bộ công chức, viên chức dẫn đến thực hiện không được thuận lợi
cho việc cải cách hành chính của một Quốc gia. Trong thời điểm hiện nay

việc gộp các cơ quan hành chính đang được đẩy mạnh nhưng trên thực tế
hình thức gộp này đang được thể hiện như một hình thức cơ học, chính vì thế
lượng cán bộ công chức, viên chức biên chế vẫn bị phình ra dẫn đến việc giao
các quyền hạn trong cơng tác quản lý bị chồng chéo lẫn nhau…Đó chính là
hệ quả của việc cải cách hành chính mà chưa nhận thức sâu sắc về cải cách

13

download by :


hành chính.
Vài Năm trở lại đây, Đảng và Chính phủ đã có những chỉ đạo, những
bước đi đúng đắn tìm những giải pháp để đưa nền hành chính Quốc gia trở
thành nền hành chính hiện đại, hiệu quả, để có thể tạo lên một xã hội phồn
vinh và dân chủ. Để thực hiện điều đó Đảng và Chính phủ đã đưa ra các văn
bản để chỉ đạo và định hướng. Nổi bật có thể nói đến như: Nghị quyết số
30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2011 về việc ban
hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 –
2020; Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 26/NQCP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2015 về việc ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế; hay như Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử.
Những trọng tâm chính trong chương trình cải cách hành chính để hiện
đại hóa nền hành chính đã nêu tại nghị Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng
11 năm 2011 được thể hiện với sau nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác quản lý điều hành và các hoạt động quảng

bá hình ảnh như tập chung phát triển, hồn thiện các hệ thống ứng dụng gồm
hệ thống văn bản và điều hành tác nghiệp, hệ thống cổng thông tin để đưa
vào cơng tác quản lý hành chính của Chính phủ trên mơi trường Internet.
Để cải cách nền hành chính nước ta diễn ra đúng theo lộ trình thì việc
ứng dụng CNTT được coi là một bước đột phá quan trọng để thực hiện cải
cách, đến năm 2022 phải đạt được 95% việc trao đổi thông tin giữa các cơ

14

download by :


quan Nhà nước về các văn bản, tài liệu. Các loại văn bản, tài liệu phải được
số hóa từ văn bản giấy sang văn bản điện tử để thuận tiện hơn cho việc tìm
kiếm và tra cứu dữ liệu trong tượng lai, thúc đẩy các cán bộ công chức, viên
chức trong việc sử dụng ứng dụng CNTT trong cơ quan như; thư điện tử công
vụ (mail); văn bản điều hành và tác nghiệp; các dịch vụ công của Nhà nước
và các Bộ ngành khi Nhà nước chuyển hết sang giao giao dịch điện tử thông
qua mạng Internet ở cấp độ 3, 4 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ
người dân và doanh nghiệp.
- Thứ hai, đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong xử lý các công việc

tại tất cả các cơ quan hành chính của Nhà nước, liên thông và chia sẻ dữ liệu
giữa các cơ quan với nhau tạo đà cho việc chuyển đổi số Quốc gia tại các cơ
quan hành chính Nhà nước, các cơ quan cần tuyền truyền và có kế hoạch đào
tạo để nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT tại đơn vị mình giúp thích ứng
nhanh trong thời đại phát triển CNTT như hiện nay.
- Thứ ba, Dịch vụ hành chính công cần phải được cập nhật về các danh


mục được triển khai tại các cơ quan thuộc Nhà nước trên các hệ thống như
cổng thơng tin, trên truyền hình..theo đề án Chính phủ điện tử. Hệ thống dịch
vụ cơng của các cơ quan Nhà nước phải được thống nhất về văn bản, biểu
mẫu trong mọi giao dịch đối với các dịch vụ có trên hệ thống và phải được
phân chia rõ ràng nhằm đơn giản hóa mọi thao tác, qui trình, thủ tục cho từng
đối tượng như dịch vụ cho người dân, dịch vụ cho các cơ quan Nhà nươc, tổ
chức và đến tới từng cá nhân sử dụng dịch vụ hành chính cơng.
- Thứ tư, Các cơ quan Nhà nước cần thống nhất các qui trình quản lý

chất lượng khi triển khai đề án Chính phủ điện tử tại cơ quan thuộc Nhà
nước, từ đó có thể đánh giá, tìm ra các thiếu sót trong các khâu khi triển khai
để tổng hợp các khâu vấp phải liên quan đến ứng dụng CNTT tại các cơ quan
Nhà nước, giúp cho hoàn thiện các hệ thống ứng dụng CNTT ngày một tốt

15

download by :


hơn trong vận hành và sử dụng.
Với việc các cơ quan Nhà nước triển khai ứng dụng CNTT trong cải
cách hành chính nhằm hiện đại hóa hệ thống quản lý nhằm từng bước tiến tới
xây dựng Chính phủ điện tử hoàn chỉnh tại các cơ quan, Bộ và ngang bộ, thực
hiện đưa vào sử dụng mạnh mẽ hệ thống dịch vụ công mức độ 3,4 để thực
hiện được việc hiện đại hóa cần có tinh thân học hỏi, đề cao tính chuyên
nghiệp, minh bạch trong tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua việc ứng
dung CNTT mà ở đây nổi lên điển hình như: hê thống về lấy số tự động ở các
đơn vị sử dụng dịch vụ công, hệ thống cấp số chờ giao dịch kho bạc, được
sắp sếp một cách rất khoa học theo nguyên tắc của một hệ thống “ ai đến

trước lấy số trước, đến sau lấy số sau để thực hiện các dịch vụ cần theo thứ
tự”. Cùng với việc áp dụng CNTT mạnh mẽ ở các cơ quan đã làm rút thời
ngắn thời gian xử lý cơng viêc, minh bạch hóa qui trình ra quyết định khi sử
dụng dịch vụ hành chính cơng, cùng với đó các hệ thống dịch vụ cơng hành
chính đã hỗ trợ rất nhiều cho các ban quản lý, nâng cao tính hiệu quả trong
khâu quản lý, hỗ trợ cho q trình cải cách hành chính của nhà nước, tạo
được bước đi vững cho q trình xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt hơn ở
các cơ quan, Bộ ban ngành đang từng bước đẩy mạnh xây dựng các dịch vụ
cơng hành chính một cửa giúp cho việc trương tác giữa người dân với cán bộ
công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, việc để
tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc tại các cơ
quan nhà nước thì việc đưa ứng dụng CNTT vào để thực hiện nhiệm vụ đó là
giải pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước
1.2. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển CNTT ở các cơ
quan hành chính nhà nước
Chính sách phát triển CNTT được hiểu là tập hợp các quyết định có tính
liên kết trong các chính sách được ban hành nhằm lựa chọn các giải pháp và

16

download by :


mục tiêu để thực hiện một chính sách cụ thể góp phần giải quyết các vẫn đề
đã được nêu trong mục tiêu đó, Do đó, chủ thể tham gia trong thực hiện chính
sách phát triển CNTT gơm các chủ thể sau:
Chủ thể thực hiện chính sách: Bộ Khoa học và cơng nghệ, các cơ quan
Bộ và ngang bộ thuộc Chính phủ là các cơ quan tổ chức các hoạt động để
thực hiện nội dung của chính sách phát triển CNTT. Cụ thể ở luận văn này
chủ thể thực hiện chính sách này là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Chủ thể phối hợp thực hiện chính sách: là các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện chính sách phát triển CNTT. cụ
thể là các nội dung thực hiện chính sách phát triển CNTT và những nội dung
trong chính sách đều có sự phối hợp của các cơ quan đơn vị liên quan đến
chính sách gồm: Bộ Thơng tin và truyền thơng; Bộ Khoa học và công nghệ,
các cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ mà ở đây luận văn này trực tiếp là
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đơn vị thuộc và trực thuộc
Viện Hàn lâm. Để thực hiện chính sách phát triển CNTT cần có sự vào cuộc
của tất cả các cơ quan đơn vị nói chung trong cơng tác phối hợp, cần nhịp
nhàng trong phối hớp và phân công công việc trong các cơ quan, đơn vị cụ thể
để đảm bảo thực hiện chính sách có tính khả thi cao và đạt được các mục tiêu
mà chính sách đã đưa ra.
1.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển CNTT
 Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách phát triển
CNTT
Với việc thực hiện chính sách phát triển CNTT là một bước phức tạp và
phải thực hiện trong một thời gian dài, do đó địi hỏi cần phải có kiến thức,
hiểu biết về chuyên môn CNTT, ký năng, thái độ của cán bộ cơng chức, viên
chức ở cơ quan chủ trì thực hiện chính sách trong việc xây dựng kế hoach để
thực hiện chính sách đó. Kế hoạch thực hiện chính sách là công cụ quan trọng

17

download by :


giúp cho các cơ quan nhà nước triển khai thực thi chính sách vào thực tiễn
một cách chủ động. Để xây dựng một kế hoạch cần các bước cụ thể sau: Xây
dựng kế hoạch tổ chúc điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn lực, vật chất;
kế hoạch đôn đốc; kiểm tra thực hiện; dự kiến xây dựng các quy định. Qua đó

ta thấy nếu xây dựng kế hoach thực hiện chính sách tỉ mỉ và chính xác bao
nhiêu thì quá trình thực hiện sẽ đạt được kết quả cao và thuận lơi.
 Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển CNTT
Việc thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển CNTT
có một ý nghĩa rất quan trọng với các cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp
trong việc thưc hiện chính sách. Nếu cơng tác phổ biến tuyên truyền mà thực
hiện tốt sẽ giúp cho các đơn vị, các công chưc, viên chức trong đơn vị sẽ nắm rõ
hơn mục đích, yêu cầu, tính khả thi của chính sách phát triển CNTT. Để Cơng
tác tuyên truyền và phổ biến thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao sẽ địi
hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức phải am hiểu mục tiêu, nôi dung,
nhiệm vụ, yêu cầu của chính sách phát triển CNTT. Trên cơ sở tình hình
thực tiễn ở lĩnh vực, từng ngành để có sự lựa chọn các kỹ năng, biện pháp
phổ biến, tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tế đơn vị.
 Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách phát triển CNTT
Chính sách phát triển CNTT liên quan đến nhiều cơ quan đơn vị
trong việc thực hiện chính sách gồm có cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện
chính sách, cơ quan thụ hưởng chính sách. Vì vậy để thực hiện được chính
sách phát triển CNTT một cách tối ưu và hiệu quả cần có sự phối hợp và phân
công trong thực hiện giữa cơ quan quản lý và các đơn vị và đội ngũ cán bộ
chuyên trách về CNTT. Do vậy, để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách
phát triển CNTT phải có sự phối hợp, phân cơng chặt chẽ, khăng khít giữa các tổ
chức, cơ quan và cơng chức, viên chức.
 Duy trì thực hiện chính sách phát triển CNTT

18

download by :



×