nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 5
Những đặc điểm cơ bản của các
trờng phái lí luận chính trong
khoa học luật hình sự trên thế giới
TS. Lê Cảm *
rong giai đoạn hiện nay, khi nghiên
cứu những vấn đề của khoa học luật
hình sự, chúng ta cần phải lu ý rằng,
mặc dù việc soi sáng những đặc điểm cơ
bản của các trờng phái lí luận chính
trong khoa học luật hình sự trên thế giới
là vấn đề rất cần thiết nhằm làm phong
phú và sâu sắc hơn kiến thức cũng nh sự
hiểu biết của các nhà luật học nớc ta về
các trờng phái đó (từ sự xuất hiện, ngời
đại diện cho luận điểm cơ bản của từng
trờng phái tơng ứng đợc nghiên cứu)
nhng trong sách báo pháp lí Việt Nam
vẫn cha hề có công trình nghiên cứu nào
trong lĩnh vực luật hình sự đề cập vấn đề
đ nêu. Đó chính là ý nghĩa khoa học -
nhận thức quan trọng luận chứng cho tính
cấp thiết của đề tài đợc nghiên cứu trong
bài báo này của chúng tôi.
1. Các trờng phái lí luận chính
trong khoa học luật hình sự trên thế
giới
1.1. Mặc dù là ngành luật cổ điển nhất
vì đ xuất hiện ngay từ thời Cổ đại và
sớm hơn tất cả các ngành luật trong hệ
thống pháp luật đang tồn tại trên thế giới
nhng trong thời đại xa xa ấy của x hội
loài ngời, luật hình sự cha hề phát triển
với tính chất là ngành khoa học nh ngày
nay. Vì các công trình nghiên cứu lí luận
đầu tiên trong lĩnh vực luật hình sự chỉ
đợc nhân loại biết đến cùng sự ra đời
của khoa luật tại các trờng đại học tổng
hợp của La M (Italia ngày nay). Ngay từ
thời Trung cổ, các công trình khoa học
luật hình sự nổi tiếng nhất thế giới đ
đợc soạn thảo tại chính đất nớc này
(thế kỉ XIII - XVI). Hơn nữa, Italia là nhà
nớc duy nhất trên thế giới mà ở đó, ngay
từ thế kỉ XIX, chỉ trong năm 1865, đ có
đến 4 bộ luật đợc thông qua: Bộ luật dân
sự, Bộ luật thơng mại, Bộ luật tố tụng
dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự
(1)
. Có lẽ
chính vì ở đất nớc có hệ thống pháp luật
phát triển mạnh mẽ và toàn diện nh vậy
nên những tác phẩm của các nhà khoa
học luật hình sự Italia đ ảnh hởng đáng
kể không chỉ đến sự xuất hiện của khoa
học luật hình sự nói riêng mà còn đến sự
hình thành và phát triển của pháp luật
châu Âu nói chung.
1.2. Cùng với thời gian, trong các
trờng phái khoa học luật hình sự tại các
nớc châu Âu đ dần dần xuất hiện các
công trình nghiên cứu riêng: Hà Lan (thế
kỉ XVI), Đức (thế kỉ XVII), Pháp (thế kỉ
XVIII), Nga (thế kỉ XIX) Về cơ bản,
trong giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX,
những t tởng và quan điểm khác nhau
đợc trình bày trong các công trình
nghiên cứu về luật hình sự đ góp phần
hình thành nên các trờng phái lí luận
riêng biệt trong khoa học luật hình sự.
1.3. Nh vậy, chúng ta có thể đa ra
định nghĩa của khái niệm "trờng phái lí
luận trong khoa học luật hình sự" là hệ
thống những t tởng và những quan
T
TT
T
* Khoa luật
Trờng đại học KHXH & NV
Đại học quốc gia Hà Nội
nghiên cứu - trao đổi
6 - tạp chí luật học
điểm về tội phạm, về nguyên nhân của
tình trạng phạm tội, về hình phạt cũng
nh về các chế định pháp lí hình sự khác
đợc hình thành và phát triển một cách
đồng bộ và chặt chẽ nh là xu hớng học
thuật của những luận điểm luật hình sự
riêng biệt, rõ rệt và đợc thừa nhận chung
ở mức độ nhất định.
Hiện nay, khi bàn về số lợng các
trờng phái lí luận luật hình sự chính trên
thế giới, giữa các nhà khoa học luật hình
sự còn tồn tại 2 ý kiến khác nhau. Một là,
chỉ có 3 trờng phái chính: Cổ điển, x
hội học và nhân chủng học. Hai là, ngoài
3 trờng phái chính đ nêu còn có trờng
phái chính nữa là khai sáng - nhân đạo.
Nghiên cứu bản chất của các trờng phái
lí luận luật hình sự này, chúng tôi
nghiêng về ý kiến thứ hai (có bốn trờng
phái chính) mà dới đây chúng ta sẽ lần
lợt xem xét.
2. Trờng phái khai sáng - nhân
đạo trong khoa học luật hình sự
2.1. Việc nghiên cứu những luận điểm
khoa học về luật hình sự của trờng phái
khai sáng - nhân đạo cho phép nêu lên
những đặc điểm cơ bản nh sau:
+ Xuất hiện vào thế kỉ XVIII (sớm
hơn cả so với 3 trờng phái còn lại),
trờng phái khai sáng - nhân đạo với
những t tởng tiến bộ về luật hình sự đ
đợc nhân loại biết đến bằng một loạt các
công trình khoa học pháp lí nổi tiếng của
những ngời đại diện xuất sắc nhất trong
trào lu khai sáng ở châu Âu giai đoạn
này mà tiêu biểu là: a) ở Pháp: Những lá
th vịnh Perxíc (1721) và Tinh thần pháp
luật (1784) của S. Montesquieu
(2)
; Đề
cơng lập pháp hình sự (1773) của G.P.
Marát
(3)
; Những bình luận cho cuốn sách
về tội phạm và hình phạt (1766) và Phần
thởng vì sự công minh và nhân đạo
(1777) của Volte
(4)
. b) ở Italia: Về tội
phạm và hình phạt (1764) của Tr.
Beccaria
(5)
.
+ Là bộ phận cấu thành rất quan trọng
trong cơng lĩnh t tởng của Cách mạng
t sản Pháp vĩ đại, với Tuyên ngôn về các
quyền của con ngời và của công dân
(1789) có ý nghĩa thời đại và lịch sử toàn
thế giới, nội dung chủ yếu của những
luận điểm của trờng phái khai sáng -
nhân đạo chính là những quan điểm tiến
bộ về luật hình sự đ đợc trình bày trong
các công trình khoa học pháp lí nổi tiếng
đ nêu của 4 nhà khai sáng lỗi lạc trên
đây. Trờng phái khai sáng - nhân đạo
phê phán bản chất đàn áp d man của luật
hình sự phong kiến nói riêng cũng nh
toàn bộ nền "t pháp" hình sự tàn bạo và
bất công của nhà nớc phong kiến chuyên
chế, độc tài và vô pháp luật nói chung;
luận chứng cho những nền tảng t tởng
của một loạt các nguyên tắc luật hình sự
quan trọng nh nhân đạo, pháp chế, công
minh, không tránh khỏi trách nhiệm cũng
nh việc đảm bảo kĩ thuật lập pháp, sự
bình đẳng, chân lí khách quan, các quyền
và tự do của con ngời trong luật hình
sự
+ Những quan điểm cơ bản về luật
hình sự của S. Montesquieu (1689 - 1755)
là:
- Luật hình sự cần đợc xây dựng theo
nguyên tắc hành vi nh là nguyên tắc
quan trọng nhất, có nghĩa chỉ truy cứu
trách nhiệm hình sự một ngời vì đ thực
hiện hành vi bên ngoài mà không đợc
truy cứu vì những lời nói hay những ý
nghĩ, khi ngời đó cha thực hiện hành vi
cụ thể nào;
- Phải hạn chế giới hạn của hành vi bị
xử phạt về mặt hình sự (nhất là trong lĩnh
vực tự do tín ngỡng);
- Hình phạt đợc tòa án quyết định
nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 7
đối với ngời phạm tội phải tơng xứng
với tội phạm mà ngời đó thực hiện và do
đó, luật hình sự cần quy định chính xác
tội phạm để thẩm phán không thể né
tránh đợc lời văn của điều luật
+ Những quan điểm cơ bản về luật
hình sự của Volte (1694 - 1778) là:
- Hoàn thiện pháp luật hình sự phải
gắn liền với việc ngăn ngừa tình trạng
phạm tội;
- Pháp luật hình sự không nên quy
định hình phạt tử hình, phải đảm bảo sự
tơng xứng giữa tội phạm và hình phạt,
giữa tính nghiêm trọng của tội phạm và
tính nghiêm khắc của hình phạt;
- Việc truy bức của nhà thờ đạo tin
lành đối với những ngời khác quan điểm
về tín ngỡng tôn giáo chính là sự truy
bức d man nhất và nó trái với lí trí của
nhân loại, vì nếu tòa án pháp đình của
Thiên chúa giáo đ kết án tử hình hàng
trăm nghìn "phù thủy" do họ tởng tợng
ra cũng nh vô số những ngời bị coi là
"tà đạo" bị giết hại bằng các vụ tàn sát
của các tòa án này thì sẽ đến lúc trên thế
giới chỉ còn có những tên đao phủ và
những nạn nhân ở xung quanh các vị
quan tòa và khán giả
+ Những quan điểm cơ bản của G.P.
Marát (1743 - 1793) là:
- Đạo luật hình sự phải đợc công bố
công khai cho mọi ngời biết, phải công
minh, sáng suốt và dễ hiểu, không sợ sự
chính xác nào hay sự đơn giản nào là thừa,
các đạo luật ấy không nên tạo ra ấn tợng
tùy tiện, khó hiểu và không xác định về tội
phạm và hình phạt, vấn đề quan trọng là
làm sao cho mỗi ngời có thể hoàn toàn
hiểu đợc chúng và biết rằng anh ta sẽ bị gì
nếu nh vi phạm chúng;
- Đạo luật hình sự chỉ nên cấm những
điều gì có hại cho x hội, vì bất kì sự
thích thú nào của nhà làm luật về số
lợng các điều cấm về hình sự hay sự
cấm đoán hành vi nào mà không hại cho
những ngời xung quanh thì đều có thể
dẫn đến sự phủ nhận của chính đạo luật
ấy;
- Căn cứ vào nội dung của từng đạo
luật không nhất thiết phải chấp hành một
cách tuyệt đối mà trái lại có thể đợc vi
phạm các đạo luật không công minh, nhất
là các đạo luật của chế độ độc tài cần
phải bị lật đổ; nếu vì sự vi phạm nh thế
mà chính quyền nào trừng phạt thì đó là
chính quyền bạo ngợc, thẩm phán kết án
tử hình là kẻ giết ngời đê tiện
+ Những quan điểm cơ bản về luật
hình sự của Tr. Beccaria (1783 - 1794) là:
- Cần phân công rõ ràng chức năng
của hai quyền lập pháp và t pháp, tức là
việc quy định trong luật hành vi nào là tội
phạm và hình phạt đối với hành vi đó ra
sao, phải và chỉ là thẩm quyền của nhà
làm luật còn việc phán xét xem một
ngời có phạm tội hay không và nếu
phạm tội thì sẽ tơng xứng với loại và
mức hình phạt cụ thể nào là thẩm quyền
của tòa án. Tòa án không thể quy định
hình phạt và đồng thời cũng không đợc
quyết định hình phạt ngoài phạm vi mà
luật đ quy định;
- Luật hình sự chỉ có thể trừng phạt
với hành vi chứ không đợc trừng phạt
với ý định hoặc những lời phát ngôn của
mọi ngời vì thớc đo duy nhất và thực sự
của tội phạm chính là thiệt hại xảy ra đối
với lợi ích của x hội;
- Cần phải xây dựng thang chung và
chính xác của các tội phạm và hình phạt
để đảm bảo sự bình đẳng của hình phạt
đối với tất cả công dân cũng nh sự phù
hợp giữa tội phạm đợc thực hiện và hình
phạt;
- Thang của tội phạm chính là sự phân
loại chúng theo mức độ nghiêm trọng; tác
nghiên cứu - trao đổi
8 - tạp chí luật học
dụng của hình phạt không phải nằm trong
sự tàn bạo mà là trong sự không thể tránh
khỏi nó một khi đ có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm;
- Mục đích của hình phạt không phải
là làm con ngời khiếp sợ mà là ngăn
ngừa bị cáo phạm tội lại và kìm giữ
những ngời khác tránh khỏi việc phạm
tội;
- Dới con mắt của mọi ngời, hình
phạt tử hình chỉ là biểu hiện của sự tàn
bạo vì chức năng ngăn ngừa của hình phạt
ấy chỉ có tính chất tởng tợng, nó làm
cho lối sống của con ngời ta trở nên chai
sạn hơn, tàn nhẫn hơn và suy cho cùng là
thúc đẩy việc thực hiện tội phạm mới
2.2. Những quan điểm tiến bộ về luật
hình sự của trờng phái khai sáng - nhân
đạo đợc xem xét trên đây, nhất là tác
phẩm Về tội phạm và hình phạt của Tr.
Beccaria là di sản pháp lí quý báu chung
của toàn thể nhân loại - những nền tảng t
tởng đầu tiên của một số nguyên tắc
đợc thừa nhận chung của luật hình sự
quốc tế hiện đại (nh pháp chế - "nullum
crimen, nulla poena sine lege", nhân đạo,
bình đẳng trớc luật hình sự) vì cho đến
nay, mặc dù đ qua 200 năm nhng
chúng vẫn còn giữ nguyên giá trị về khoa
học cũng nh tính cấp bách về thực tiễn
và đặc biệt là có ảnh hởng đáng kể đối
với việc tiếp tục phát triển luật hình sự
trong nhà nớc pháp quyền ngày nay. Bởi
vậy, nhận xét sau đây của nhà khoa học
luật hình sự nổi tiếng của Liên Xô cũ -
giáo s, tiến sĩ F.M. Resetnhikôv về tác
phẩm trên của Tr. Beccaria có thể dùng
làm kết luận chung về toàn bộ trờng
phái khai sáng - nhân đạo trong luật hình
sự: "Lịch sử của luật hình sự và t pháp
và có lẽ là của các khoa học pháp lí khác
không có công trình nào có thể bằng đợc
tác phẩm này về sức mạnh và chiều dài
của sự tác động đối với những ngời cùng
thời và các thế hệ sau này "
(6)
. Thiết
nghĩ, sẽ không có kết luận nào xác đáng
và đảm bảo sức thuyết phục hơn.
3. Trờng phái cổ điển trong khoa
học luật hình sự
3.1. Việc nghiên cứu những luận điểm
luật hình sự của trờng phái cổ điển cho
phép nêu lên những đặc điểm cơ bản sau:
+ Ra đời ở Đức vào cuối thế kỉ XVIII
sau thắng lợi của Cách mạng t sản Pháp
1789. Từ đầu thế kỉ XIX lan rộng ra cả
châu Âu, trờng phái cổ điển trong luật
hình sự đ phát triển mạnh mẽ (đặc biệt
là từ nửa cuối thế kỉ XIX) cùng với tên
tuổi của các nhà lí luận lớn ở một số nớc
nh ở Đức: A. Phoiơbắc, F. Hêghen,
Stiubel, Binhđin, Kliôstin, List ; ở Bỉ:
Prins; ở Anh - Blecston; ở Pháp: Môlinher,
Garrô, Ortôlan và Rossi; ở Nga: N.X.
Taganxev, Kalmkôp, Nheliuđôv, N.Đ.
Xergâyevxki
+ Trờng phái cổ điển đợc coi là
trờng phái lí luận đầu tiên hoàn chỉnh
nhất trong khoa học luật hình sự mà
những đóng góp của nó vào sự phát triển
luật hình sự thế giới là rất quan trọng. Vì
những ngời đại diện xuất sắc nhất của
trờng phái cổ điển, đặc biệt là F. Hêghen
(1770 - 1830)
(7)
và A. Phoiơbắc (1775 -
1833)
(8)
đ kế thừa, phát triển di sản tinh
thần - pháp lí tiến bộ về luật hình sự của
trờng phái khai sáng - nhân đạo đồng
thời nâng nó lên ở tầm cao hơn để xây
dựng thành hệ thống lí luận các nguyên
tắc, chế định và các đảm bảo hiến định
của pháp chế trong lĩnh vực luật hình sự
với những t tởng và quan điểm riêng có
tính chất học thuật mà nội dung chủ yếu
nh sau:
- Nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi: Bản chất của con
ngời không phải là trong ý muốn hoặc ý
nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 9
định mà là trong hoạt động của họ nên
con ngời chỉ có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực
hiện chứ không phải phải về âm mu
hoặc ý định phạm tội (đây chính là nền
tảng t tởng mà sau này C. Mác đ phát
triển và xây dựng thành luận điểm nổi
tiếng của nguyên tắc trách nhiệm pháp lí
trên cơ sở hành vi); chỉ nên truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với hậu quả của hành
vi mà không nên căn cứ vào lỗi của ngời
gây ra hậu quả đó.
- Nguyên tắc nhân đạo: Tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự
của ngời trong khi thực hiện hành vi
phải là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự. Đối với ngời này không đợc áp
dụng hình phạt mà phải thay thế hình
phạt bằng điều trị y khoa. Tình thế cấp
thiết (ví dụ: Ngời đang sắp chết vì đói
mà lấy thực phẩm của ngời khác để tự
cứu sống mình) là tình tiết loại trừ trách
nhiệm hình sự.
- Nguyên tắc pháp chế (nulla poena
sine lege - không có hình phạt nếu không
có luật quy định; nulla poena sine crimen
- không có hình phạt nếu không có tội
phạm và nulla crimen sine poena legali -
không có tội phạm, không có hình phạt
quy định trong luật): Cần xây dựng chế
tài xác định trong luật hình sự để hạn chế
sự tùy tiện của tòa án; việc trấn áp về mặt
hình sự cần phù hợp một cách chặt chẽ
với các đòi hỏi pháp luật còn pháp luật
phải xác định dứt khoát và rõ ràng giới
hạn các hành vi bị coi là tội phạm cũng
nh hình phạt có thể đợc áp dụng đối
với việc thực hiện tội phạm.
- Nguyên tắc cá thể hóa và phân hóa
trách nhiệm hình sự: Cần phân biệt ý định
độc ác (cố ý) với sự không thận trọng (vô
ý) nh là 2 hình thức lỗi chủ yếu; phải
giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự
trên cơ sở các tiêu chí khách quan bên
ngoài (ví dụ: Mức độ trách nhiệm đối với
phạm tội cha đạt phải ít nghiêm khắc
hơn đối với tội phạm hoàn thành, khi
quyết định hình phạt đối với hành vi của
ngời xúi giục và giúp sức phải tính đến
vai trò của họ trong việc thực hiện tội
phạm).
- Nguyên tắc công minh: Tính chất
nghiêm trọng của hình phạt cần phải đợc
xác định bằng tính chất nghiêm trọng của
hành vi (về khách quan) chứ không phải
bằng ý định phạm tội của ngời có lỗi (về
chủ quan).
Theo những đại diện của trờng phái
cổ điển thì trong thợng tầng kiến trúc
của x hội bao giờ pháp luật cũng là tối
thợng, đứng trên nhà nớc và do vậy, để
loại trừ sự tùy tiện từ phía nhà nớc thì
không chỉ có công dân mà cơ quan nhà
nớc và quan chức của bộ máy nhà nớc
đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật.
Dự thảo Bộ luật hình sự Bavarxki năm
1813 (ngời soạn thảo là A. Phoiơbắc) đ
trở thành mẫu cho Bộ luật hình sự Phổ
năm 1861 và sau đó là Bộ luật hình sự
Đức năm 1871 (Bộ luật hình sự Đức hiện
hành), Bộ luật hình sự Tây Ban Nha (biên
soạn vào các năm 1848 và 1880), Bộ luật
hình sự Italia năm 1889 cũng nh Bộ luật
hình sự Pháp năm 1810 chính là các mô
hình pháp lí đợc xây dựng trên cơ sở lí
luận luật hình sự của trờng phái khai
sáng - nhân đạo.
Từ thế kỉ XIX, những quan điểm của
các nhà hình sự học ở Nga, nhất là giáo
s của hai trờng Đại học tổng hợp
Maxcơva và Xanh Pêtécbua, đ chịu ảnh
hởng lớn của trờng phái cổ điển. Chính
điều này lí giải phần nào cho sự xuất hiện
của khoa học luật hình sự Nga mà lịch sử
của nó đợc bắt đầu bằng việc dịch sách
báo pháp lí châu Âu (chủ yếu là của Đức
nghiên cứu - trao đổi
10 - tạp chí luật học
và Pháp) trong giai đoạn cầm quyền của
Nữ hoàng Êkhaterina II.
3.2. Về sau này (từ giữa thế kỉ XIX -
đầu thế kỉ XX), ngay trong trờng phái cổ
điển đ xuất hiện trờng phái (xu hớng)
"cổ điển mới" mà nội dung chủ yếu của
nó là đa ra những luận điểm mới nhằm
làm giảm nhẹ việc trấn áp về mặt hình sự
nh: Phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân
ngời phạm tội (bệnh tâm thần, độ tuổi)
để đảm bảo việc cá thể hóa hình phạt;
thừa nhận một số tình tiết làm giảm nhẹ
lỗi Đại diện nổi tiếng của trờng phái
cổ điển mới ở Nga là giáo s N.X.
Taganxev - ngời soạn thảo một trong
những giáo trình luật hình sự xuất sắc
nhất trong sách báo pháp lí châu Âu.
4. Trờng phái xã hội học trong
khoa học luật hình sự
4.1. Việc nghiên cứu những luận điểm
luật hình sự của trờng phái x hội học
cho phép nêu lên những đặc điểm cơ bản
nh sau:
+ Xuất hiện vào những năm 80 của
thế kỉ XIX, những đại diện của trờng
phái x hội học trong khoa học luật hình
sự bao gồm một số nhà lí luận hình sự
học và x hội học đầu đàn của các nớc
châu Âu nh F. List
(9)
, Maier và Vagr
(Đức), G. Tard, Bognher và A. Lakassan
(Pháp), G. Vamel (Hà Lan), A. Prins (Bỉ),
I.Ia. Fôinhitxki (Nga). Sau đó, trờng
phái này đ lan rộng sang cả Nhật Bản và
Mĩ từ đầu thế kỉ XX. Năm 1881, một
trong các xuất bản phẩm có uy tín hơn cả
trong lĩnh vực luật hình sự và luật so sánh
của châu Âu là Tạp chí khoa học luật
hình sự đại cơng do List sáng lập đ ra
số đầu tiên.
+ Nội dung quan trọng nhất của
trờng phái x hội học là luận thuyết về
các yếu tố của tình trạng phạm tội mà
những luận điểm cơ bản của thuyết này
coi tình trạng phạm tội là hiện tợng x
hội vĩnh cửu còn tội phạm là kết quả của
sự tác động qua lại của ba nhóm yếu tố:
Các yếu tố cá nhân (sinh học) nh tuổi
tác, giới tính, trình độ văn hóa, hoàn cảnh
gia đình, các đặc điểm tâm - sinh lí; các
yếu tố x hội nh môi trờng sống (thành
phố, nông thôn), nghề nghiệp, sắc tộc, tôn
giáo, điều kiện về nhà ở, tình trạng
nghiện ngập, nghèo khổ, thất nghiệp, mi
dâm; các yếu tố vật lí nh khí hậu, thời
tiết, các mùa trong năm
+ Xuất phát từ luận thuyết nêu trên,
trờng phái x hội học đ đa ra những
luận điểm khác nhau về hệ thống các biện
pháp ngăn ngừa tình trạng phạm tội nh:
Thành lập thị trờng lao động, thúc đẩy
việc di dân, bảo trợ trẻ em lang thang,
chăm sóc ngời già cả, ngời bị bệnh tật
hay tàn phế, các địa phơng phải có trách
nhiệm quan tâm đến ngời nghèo khổ
(Prins); tác động đến môi trờng thúc đẩy
bằng các biện pháp phòng ngừa có tính
chất x hội nh đấu tranh với tình trạng
nghèo khổ, nghiện ngập, bệnh x hội
(Lakassan); một số nhà x hội học khác
còn đề nghị thay thế hình phạt bằng các
biện pháp nhằm ngăn ngừa một số loại tội
phạm (tổ chức công việc công cộng trong
thời kì đói kém hoặc mùa đông giá lạnh
để hạn chế tội trộm cắp, tổ chức đúng đắn
hợp lí việc mi dâm để chống tội phạm về
tình dục ).
- Ngoài ra, trờng phái x hội học còn
đa ra các kiến giải nhân đạo nhằm làm
cho việc trấn áp về hình sự đạt đợc sự
mềm dẻo, có hiệu quả và "tiết kiệm hình
phạt" nh: Thành lập tòa án chuyên xét
xử vụ án của ngời cha thành niên; áp
dụng một cách rộng ri chế định án treo
và chế định tha miễn trớc thời hạn có
điều kiện; không xử phạt tù ngắn hạn để
loại trừ ảnh hởng có hại của các nhà tù
nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 11
đối với những ngời bị kết án. Nói chung,
trờng phái x hội học đ có những thành
tựu quan trọng trong việc nghiên cứu lí
luận về căn cứ x hội của luật hình sự,
mục đích của hình phạt, nhân thân ngời
phạm tội cũng nh các nguyên nhân của
tình trạng phạm tội và soạn thảo các biện
pháp để ngăn ngừa nó.
+ Cùng với luận điểm tiến bộ khác
nhau trên đây, các phơng pháp thống kê
và x hội học của trờng phái x hội học
trong việc nghiên cứu ba hiện tợng x
hội (ngời phạm tội, tội phạm và tình
trạng phạm tội) chính là công cụ khoa
học hữu hiệu trong tay các nhà khoa học -
luật gia và đáng đợc đánh giá cao. Vì,
nếu không ứng dụng các phơng pháp
này thì khoa học luật hình sự sẽ trở thành
vô vị, giáo điều và cũng không thể có
ngành tội phạm học.
4.2. Bên cạnh các trào lu trên đây, từ
giữa thế kỉ XX, ngay trong trờng phái x
hội học đ hình thành trào lu t tởng
mới với 2 luận thuyết chủ yếu sau:
+ Thuyết về tình trạng nguy hiểm của
nhân thân (đại diện là F. List và A.
Gramachiaka), với nội dung cơ bản là:
Luật hình sự với các khái niệm truyền
thống của nó (tội phạm, hình phạt, lỗi,
chủ thể của tội phạm, tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự) là không
cần thiết mà cần thay thể bằng khái niệm
tình trạng nguy hiểm của nhân thân vì
trong x hội bao giờ cũng có những loại
ngời bị coi là nguy hiểm đối với x hội
do nhân thân của họ (lối sống, đặc điểm
tâm lí hay sinh lí) bị ảnh hởng bởi các
yếu tố khác nhau của tình trạng phạm tội
(mặc dù sự nguy hiểm đối với x hội của
họ có thể không liên quan gì đến việc
thực hiện tội phạm cụ thể nào cả). Do đó,
để bảo vệ mình, x hội cần cố gắng phát
hiện ra họ trớc khi họ thực hiện sự xâm
hại đến các lợi ích của x hội và vô hiệu
hóa họ bằng cách áp dụng đối với họ các
biện pháp an ninh (điều trị và ngăn ngừa)
mà không nhất thiết là họ đ hoặc cha
phạm tội cụ thể nào cả. Vì thế, căn cứ và
giới hạn của trách nhiệm hình sự cần phải
đợc xác định bằng chính nhân thân của
ngời đ hoặc sẽ phạm tội chứ không
phải bằng tính chất hay sự nghiêm trọng
của hành vi phạm tội
Nh vậy, sự thật khách quan không
thể phủ nhận là việc thay thế hình phạt
bằng các biện pháp an ninh đ cự tuyệt
nguyên tắc trách nhiệm do lỗi cũng nh
một loạt các nguyên tắc và chế định
truyền thống của luật hình sự và do đó
thuyết về tình trạng nguy hiểm của nhân
thân đ không nhận đợc sự ủng hộ của
đa số nhà khoa học và thực tiễn vì tính
phản động và phi khoa học của nó.
+ Thuyết về tự vệ x hội mới (do nhà
luật học ngời Pháp Mark Ansel
(10)
đề
xớng) có nội dung cơ bản là: Vẫn cần
thiết giữ nguyên luật hình sự với các khái
niệm, nguyên tắc và chế định truyền
thống của nó. Tuy nhiên, cần phải nhân
đạo hóa các hình phạt bằng cách thực
hiện việc điều trị và giáo dục ngời phạm
tội. Mục đích chính trong việc tác động
đối với ngời phạm tội là x hội hóa họ -
trả họ về cuộc sống bình thờng, tạo ra
các điều kiện và khả năng để họ không vi
phạm pháp luật hình sự nữa. Do đó, cần
phải cá thể hóa tối đa các đặc điểm nhân
thân của ngời phạm tội và tăng cờng
vai trò của thẩm phán trong việc lựa chọn
các biện pháp tác động cụ thể
4.3. Tóm lại, do sự đa dạng và phức
tạp của những t tởng và quan điểm
khác nhau về luật hình sự đ đợc hình
thành trong trờng phái x hội học nên
trong từng giai đoạn phát triển lịch sử
khác nhau, trờng phái này đều có các u
nghiên cứu - trao đổi
12 - tạp chí luật học
điểm và nhợc điểm nhất định của nó. Vì
vậy, khoa học luật hình sự không thể đa
ra nhận xét thống nhất về toàn bộ trờng
phái x hội học nói chung.
5. Trờng phái nhân chủng học
trong khoa học luật hình sự
5.1. Việc nghiên cứu những luận điểm
luật hình sự của trờng phái nhân chủng
học cho phép nên lên những đặc điểm cơ
bản sau:
+ Xuất hiện ở Italia vào những năm
70 - 80 của thế kỉ XIX, những đại diện
của trờng phái nhân chủng học bên cạnh
ngời sáng lập là bác sĩ, nhà tâm thần học
Treraze Lombrozo (1835 - 1909) có thẩm
phán tòa phúc thẩm R.Garofalô, giáo s
luật hình sự E.Ferri cũng nh Firetti và
Marro (Italia), Deberre và Labon (Pháp),
Bedenhikt và Kuren (Đức). Những t
tởng đầu tiên của trờng phái nhân
chủng học đ đợc trình bày trong các
công trình nghiên cứu nh Con ngời tội
phạm trong mối tơng quan với nhân
chủng học, luật học và nhà tù học (1876)
của Lomborzo, X hội học hình sự (1881)
của Ferri (đợc xuất bản dới tên gọi
Những triển vọng mới của luật hình sự và
tố tụng) và Tội phạm học (1885) của
Garofalô. Lombrozo và đồng nghiệp của
ông đ cho ra đời Tạp chí lu trữ tâm thần
học hình sự và nhân chủng học hình sự
(từ năm 1880) và họ đ tổ chức các hội
nghị quốc tế về nhân chủng học hình sự ở
châu Âu (trong thời kì từ năm 1885 -
1991)
(11)
.
+ Dựa trên nền tảng triết học của chủ
nghĩa duy vật tầm thờng đồng thời căn
cứ vào các quan sát về những phạm nhân
và so sánh các số liệu nhân chủng học
của họ với những ngời khác (ngời lính,
sinh viên ), Lombrozo và những ngời
theo trờng phái nhân chủng học đ
khẳng định rằng: Tình trạng phạm tội là
hiện tợng sinh học tồn tại vĩnh cửu và
không thay đổi trong x hội loài ngời
cũng nh trong thế giới động vật và thực
vật. Chính các yếu tố tự nhiên - sinh học
(chứ không phải môi trờng x hội) đ có
ảnh hởng quyết định đối với xử sự có
tính chất tội phạm của nhân thân. Trong
x hội có loại ngời đặc biệt khác với
công dân bình thờng do bản chất của họ
ngay từ lúc mới sinh ra đ là những kẻ
phạm tội và không thể cải tạo đợc.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết loại
ngời này bằng các dấu hiệu nhân chủng
học đặc trng mà chỉ riêng ở họ mới có
(ví dụ: ở những kẻ sát nhân - dáng ngời
to cao, răng dài, môi mỏng, mũi diều
hâu ; ở kẻ trộm cắp - đôi mắt thờng
không đứng yên tại chỗ mà hay đảo qua
lại và ít có râu quai nón; ở kẻ phạm tội
tình dục - môi dày, tóc dài ).
- Từ thuyết trên đây về tình trạng
phạm tội và con ngời tội phạm, trờng
phái nhân chủng học đ đa ra những
luận điểm cơ bản nh: Cần cách li vĩnh
viễn khỏi x hội những ngời "ngay từ
lúc sinh ra đ là những kẻ phạm tội" bằng
cách đa đi biệt xứ đến nơi khổ sai hoặc
ra đảo xa xôi không có ngời ở. Để ngăn
ngừa tội phạm về tình dục, cần phải tiêm
thuốc hạn chế hoặc loại bỏ khả năng
phạm tội của những kẻ này cũng nh của
những ngời bị coi là tâm thần về tình
dục. Cần thay thế tòa án với thành phần là
các luật gia bằng ủy ban các giám định
viên với thành phần là các bác sĩ, nhà tâm
thần học và các nhà tâm thần học xác
định xem ở chủ thể nào có đặc điểm nhân
chủng học của con ngời tội phạm thì
quyết định việc áp dụng các biện pháp an
ninh đối với họ. Việc thực hiện tội phạm
của chủ thể không phải là căn cứ duy nhất
để truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ là
lí do để nghiên cứu kĩ về tình trạng nguy
hiểm nhân thân xem nguyên nhân có phải
nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 13
chủ thể là con ngời tội phạm từ lúc mới
sinh ra không hay do nguyên nhân khác
+ Bằng những luận điểm cơ bản trên,
trờng phái nhân chủng học đ phủ nhận
các khái niệm, nguyên tắc và các chế
định truyền thống của luật hình sự (khái
niệm cấu thành tội phạm; sự cần thiết
phải phân hóa tội phạm và dấu hiệu định
khung tăng nặng của chúng mà chỉ cần
phân loại những ngời phạm tội trong bộ
luật hình sự căn cứ vào tình trạng nguy
hiểm của nhân thân họ; tình trạng không
có năng lực trách nhiệm hình sự nh là
tiền đề cần thiết của trách nhiệm hình sự,
nguyên tắc pháp chế (nullum crimen,
nulla poena sine lege), nguyên tắc lỗi,
nguyên tắc công minh, chế định về các
giai đoạn thực hiện tội phạm, chế định
đồng phạm ).
+ Ngoài một số u điểm nhất định
không thể phủ nhận (nh việc chú trọng
nghiên cứu các nguyên nhân của tình
trạng phạm tội của trờng phái nhân
chủng học đ dẫn đến sự xuất hiện ngành
khoa học mới, độc lập và có quan hệ mật
thiết với ngành luật hình sự - ngành tội
phạm học, cần phải tính đến các đặc điểm
y - sinh học, phân tích các thuộc tính và
trạng thái về tâm lí của ngời phạm tội
khi giải quyết vấn đề trách nhiệm hình
sự), nói chung, nội dung chủ yếu trong
những luận điểm cơ bản nêu trên của
trờng phái nhân chủng học đ cho chúng
ta thấy rõ bản chất phản động của nó mà
cùng với các thuyết phân biệt chủng tộc
khác đ đợc các tập đoàn phản động của
Mútxôlini và Hítle sử dụng rộng ri ở
Itali và Đức để ngụy biện cho các cuộc
tàn sát và đàn áp hàng loạt những ngời
vô tội chỉ vì các lí do sắc tộc hoặc trái
quan điểm về chính trị trong thời kì cầm
quyền của bọn phát xít những năm 30 -
40 của thế kỉ XX.
5.2. Hiện nay, trên nền tảng của
trờng phái nhân chủng học, trong khoa
học luật hình sự của một số nớc đ xuất
hiện một số luận thuyết sinh học - tâm lí
về các nguyên nhân của tình trạng phạm
tội mà ngời ta thờng gọi là các thuyết
"lombrozo mới". Nội dung chủ yếu của
các thuyết này thể hiện rõ bản chất phi
khoa học (ví dụ: Các gen của tính chất tội
phạm có ở một số loại ngời nhất định
trong x hội, chúng mang đặc tính di
truyền và có thể ảnh hởng đến nhiều thế
hệ kế tiếp nhau)./.
(1).Xem: F.M. Resetnhikôp, Hệ thống pháp luật của
các nhà nớc trên thế giới. Sách tra cứu. Nxb. Sách
pháp lí, M.1993, tr.105 (tiếng Nga).
(2).Xem: S. Montesquieu, Các tác phẩm chọn lọc.
Nxb. Sách chính trị quốc gia, M.1955 (tiếng Nga).
(3).Xem: G.P. Marát, Đề cơng lập pháp hình sự.
Nxb. Pháp lí quốc gia, M.1951 (tiếng Nga).
(4).Xem: Volte, Các tác phẩm chọn lọc về luật hình sự và
tố tụng. Nxb. Pháp lí quốc gia, M.1956 (tiếng Nga).
(5).Xem: Tr. Beccaria, Về tội phạm và hình phạt.
(dịch từ tiếng Italia và hiệu đính của giáo s M.M.
Ixaev). Nxb. Pháp lí quốc gia, M.1939 (tiếng Nga).
(6).Xem: F.M. Restnhikôv, Beccaria - từ lịch sử t
tởng chính trị và pháp luật. Nxb. Sách pháp lí,
M.1987, tr.5 (tiếng Nga)
(7).Xem: A.A. Piônkôvxki, Học thuyết của Hêghen về
nhà nớc và pháp luật và lí luận luật hình sự. Nxb.
Sách pháp lí quốc gia, M.1963 (tiếng Nga); Nxb.
PAIMX M.1993 (tiếng Nga).
(8).Xem: A. Phoiơbắc, Luật hình sự. Xanh Pêtécbua,
1810 (tiếng Nga).
(9).Xem: F. List, Tội phạm là một hiện tợng x hội
bệnh lí. Xanh Pêtécbua, 1990 (tiếng Nga); Sách giáo
khoa luật hình sự. Phần chung. M.1903 (tiếng Nga);
V.V. Przevanxki, Giáo s F. List và những quan điểm
cơ bản của ông về tội phạm và hình phạt. Xanh
Pêtécbua, 1905 (tiếng Nga).
(10).Xem: M. Ansel, Sự tự vệ x hội mới (phong trào
nhân đạo trong chính sách hình sự). Dịch từ tiếng
Pháp. Nxb. Sách pháp lí, M.1970 (tiếng Nga).
(11).Xem: F.M.Resetnhikôv, Luật hình sự của các
nớc t sản. Quyển thứ II - Trờng phái cổ điển và xu
hớng nhân chủng học - x hội học. Nxb. Trờng đại
học tổng hợp hữu nghị giữa các dân tộc, M.1966
(tiếng Nga).