Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Báo cáo "Một số ý kiến về sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.29 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
30 - tạp chí luật học

Một số ý kiến về sửa đổi
pháp lệnh hợp đồng kinh tế

ThS. Nguyễn Thị Khế *
1. Trong nền kinh tế thị trờng, sản
phẩm làm ra là để trao đổi, mua bán, do
đó hợp đồng kinh tế có vai trò hết sức
quan trọng. Nó là hình thức pháp lí của
mối quan hệ kinh tế, quan hệ hàng hóa-
tiền tệ giữa các chủ thể kinh doanh. Hợp
đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trờng
không còn là công cụ của Nhà nớc trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nh
trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
và bao cấp nữa mà là công cụ của chính
các chủ thể kinh doanh để họ trao đổi
hàng hóa, thực hiện dịch vụ nhằm mục
đích kinh doanh. Hợp đồng kinh tế trở về
với bản chất của hợp đồng - sự thỏa thuận
của các bên trong việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng và không trái
pháp luật.
2. Để phát huy vai trò của hợp đồng
kinh tế trong nền kinh tế thị trờng, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên


trong quan hệ hợp đồng kinh tế, bảo vệ
lợi ích của ngời tiêu dùng cần phải có sự
can thiệp đúng mức của Nhà nớc vào
các quan hệ hợp đồng kinh tế thông qua
hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ,
đặc biệt là pháp luật kinh tế phù hợp với
quy luật phát triển và đòi hỏi khách quan
của nền kinh tế thị trờng theo định
hớng XHCN ở nớc ta.
Trớc mắt, cần phải sửa đổi ngay
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và những văn
bản hớng dẫn thi hành pháp lệnh này.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đợc ban
hành vào thời kì đầu của công cuộc đổi
mới (25/9/1989) khi mà cơ cấu của nền
kinh hàng hóa của chúng ta còn cha
định hình, tri thức của chúng ta về nền
kinh tế thị trờng còn thiếu, t duy pháp
lí về nền kinh tế thị trờng còn bị hạn
chế. Do đó, trong Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế còn có những quy định mang "dấu
ấn" của cơ chế cũ và đến nay đ bộc lộ
những điểm yếu, nhiều quy định không
còn phù hợp, không đáp ứng đợc yêu
cầu của thực tiễn sống động của nền kinh
tế thị trờng. Nhiều vấn đề quy định còn
quá sơ sài, mâu thuẫn. Yêu cầu đặt ra là
phải nghiên cứu một cách nghiêm túc
nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc
sửa đổi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Pháp

lệnh hợp đồng kinh tế mới phải là văn bản
kế thừa đợc những quy định thích hợp
của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiện hành
cũng nh của những văn bản pháp luật
khác về hợp đồng kinh tế nh tiếp tục
khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng,
đảm bảo quyền chủ động của các chủ thể
kinh doanh trong việc thỏa thuận nội
dung của hợp đồng nhng không đợc
trái với pháp luật. Bên cạnh đó, cần sửa
đổi các quy định không còn phù hợp với
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
của nớc ta hiện nay nh quy định về chủ
thể hợp đồng kinh tế, quy định về hình
thức của hợp đồng và cần bổ sung những
quy định mới nh các quy định về sự hình
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 31

thành của hợp đồng, thời điểm hình thành
của hợp đồng, quy định về chuyển quyền
sở hữu và về việc gánh chịu rủi ro đối với
hàng hóa trong quan hệ hợp đồng kinh tế.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế mới phải
phản ánh đợc cơ chế quản lí kinh tế mới
của Nhà nớc. Đó là cơ chế quản lí của

Nhà nớc bằng pháp luật, chính sách và
các công cụ khác đối với nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần theo định hớng
XHCN. Có nh vậy mới điều chỉnh đợc
một cách tốt nhất quan hệ hợp đồng kinh
tế trong cơ chế kinh tế mới, tăng cờng
vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền
kinh tế thị trờng.
3. Bộ luật dân sự nớc ta đ đợc ban
hành và có hiệu lực pháp luật. Đây là điều
kiện thuận lợi đối với việc sửa đổi bổ
sung Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiện
nay. Việc sửa đổi bổ sung Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế cần dựa trên những quy định
về hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ cần quy
định những vấn đề đặc trng của quan hệ
hợp đồng kinh tế. Còn những vấn đề
chung về hợp đồng mà Bộ luật dân sự đ
quy định thì không phải quy định lại mà
chỉ cần có điều khoản chỉ dẫn sang Bộ
luật dân sự.
4. Trớc hết phải xác định rõ phạm vi
điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế. Những hợp đồng nào là hợp đồng kinh
tế và thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế. Hiện nay, chúng ta
đ có Bộ luật dân sự điều chỉnh quan hệ
tài sản trong giao lu dân sự, Luật thơng
mại điều chỉnh quan hệ tài sản trong hoạt

động thơng mại giữa các thơng gia
hoặc một bên là thơng gia. Vậy còn
quan hệ tài sản nào Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế cần phải điều chỉnh. Vấn đề này
cần làm sáng tỏ để khỏi có những quy
định chồng chéo với các quy định của Bộ
luật dân sự và Luật thơng mại hoặc bỏ
sót những quan hệ tài sản cần phải đợc
điều chỉnh. Để xác định đợc phạm vi
điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế cần xác định đợc đối tợng điều chỉnh
của nó. Đó là quan hệ giữa các chủ thể
kinh doanh nào? Các nhà khoa học pháp
lí nớc ta hiện nay đều cho rằng hợp đồng
kinh tế là hợp đồng đợc kí kết giữa các
chủ thể kinh doanh nhằm mục đích kinh
doanh. Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế cũng đ định nghĩa hợp đồng kinh tế
thể hiện đợc quan điểm này nhng định
nghĩa còn dài dòng mà vẫn không đủ,
cha mang tính khái quát. Thực ra, Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế không nhất thiết
phải định nghĩa hợp đồng kinh tế. Điều
quan trọng là phải xác định rõ nó điều
chỉnh quan hệ nào và giữa các chủ thể
nào. Theo chúng tôi, Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế mới sẽ phải điều chỉnh tất cả các
quan hệ hợp đồng có mục đích kinh
doanh giữa các chủ thể kinh doanh trừ
quan hệ hợp đồng giữa các thơng gia đ

đợc Luật thơng mại điều chỉnh. Chủ
thể kinh doanh là doanh nghiệp và cá
nhân có đăng kí kinh doanh.
Hợp đồng đợc kí kết giữa các chủ
thể kinh doanh nhằm phục vụ hoạt động
kinh doanh đều phải coi là hợp đồng kinh
tế không phụ thuộc vào yếu tố một trong
các bên có t cách pháp nhân hay không.
Vì dù không có t cách pháp nhân thì
doanh nghiệp t nhân và cá nhân kinh
doanh vẫn là chủ thể kinh doanh. Đ là
chủ thể kinh doanh thì họ phải là chủ thể
kí kết hợp đồng kinh tế và là chủ thể của
hợp đồng kinh tế.
Thật là không logic khi hợp đồng
đợc kí kết giữa 2 cá nhân có đăng kí
kinh doanh hay giữa 2 doanh nghiệp t


nghiên cứu - trao đổi
32 - tạp chí luật học

nhân lại không đợc coi là hợp đồng kinh
tế (theo Điều 2 Pháp lệnh hiện hành)
trong khi chúng ta vẫn cho rằng hợp đồng
kinh tế là hợp đồng có mục đích kinh
doanh để phân biệt với hợp đồng dân sự.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiện hành chỉ
công nhận một hợp đồng là hợp đồng
kinh tế nếu hợp đồng đó có mục đích

kinh doanh và có ít nhất một bên tham
gia là pháp nhân. Điều này đ làm cho
phạm vi của hợp đồng kinh tế bị thu hẹp
lại. Một số hợp đồng kinh tế bị loại ra
khỏi phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế kéo theo đó là những
tranh chấp từ những hợp đồng ấy cũng bị
loại ra ngoài thẩm quyền giải quyết của
tòa kinh tế.
Quy định nh vậy về chủ thể của hợp
đồng kinh tế là không phù hợp với nền
kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trờng, mọi thành
phần kinh tế, mọi chủ thể kinh doanh đều
bình đẳng trớc pháp luật không phụ
thuộc vào quy mô và hình thức tổ chức,
do đó mà mọi quan hệ kinh doanh đều
phải chịu sự điều chỉnh của một chế độ
pháp lí thống nhất.
Một vấn đề liên quan đến chủ thể kí
kết hợp đồng kinh tế là đại diện kí kết
hợp đồng kinh tế. ở đây muốn nói ai là
ngời có thẩm quyền kí kết hợp đồng
kinh tế cho pháp nhân.
Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và
Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế thì ngời kí kết hợp đồng
kinh tế cho pháp nhân là đại diện hợp
pháp của pháp nhân (Điều 9 Pháp lệnh

hợp đồng kinh tế). Đại diện hợp pháp của
pháp nhân là ngời đợc bổ nhiệm hay
đợc bầu vào chức vụ đứng đầu pháp
nhân đó và đơng giữ chức vụ đó (khoản
2 Điều 5 Nghị định số 17/HĐBT).
Đại diện hợp pháp của pháp nhân có
thể ủy quyền bằng văn bản cho ngời
khác thay mình kí kết hợp đồng kinh tế.
Nh vậy, chỉ có đại diện hợp pháp của
pháp nhân hoặc ngời đợc đại diện hợp
pháp của pháp nhân ủy quyền mới có
thẩm quyền kí kết hợp đồng kinh tế cho
pháp nhân. Quy định nh vậy là hoàn
toàn đúng. Vấn đề cần bàn ở đây là khái
niệm "đại diện hợp pháp của pháp nhân".
Theo Điều 5 Nghị định số 17/HĐBT nếu
chỉ có ngời đứng đầu của pháp nhân mới
đợc xem là đại diện hợp pháp của pháp
nhân thì ngời đợc ngời đứng đầu của
pháp nhân đó ủy quyền kí kết hợp đồng
kinh tế cho pháp nhân không phải là đại
diện hợp pháp hay sao? Nếu không phải
là đại diện hợp pháp của pháp nhân thì
làm sao có thể kí kết hợp đồng cho pháp
nhân đợc.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của
một số tác giả cho rằng khái niệm "đại
diện hợp pháp" ở đây dùng cha chính
xác
(1)

. Cụ thể hơn theo chúng tôi là cha
đủ. Đại diện hợp pháp của pháp nhân
chính là ngời có quyền thực hiện hành vi
nhân danh pháp nhân. Hợp đồng kinh tế
do ngời đợc ủy quyền kí kết đúng với
nội dung ủy quyền làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ cho pháp nhân. Trong quan
hệ này ngời đợc ủy quyền là đại diện
hợp pháp của pháp nhân. Do vậy, nên quy
định là: Ngời có thẩm quyền kí kết hợp
đồng kinh tế cho pháp nhân là đại diện
theo pháp luật của pháp nhân hay đại diện
theo sự ủy quyền. Đại diện theo pháp luật
của pháp nhân chính là ngời đứng đầu
của pháp nhân (hay còn gọi là đại diện
đơng nhiên, đại diện chính thức). Đại


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 33

diện theo sự ủy quyền là ngời đợc
ngời đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Đại diện hợp pháp sẽ bao gồm cả đại diện
theo pháp luật và đại diện theo sự ủy
quyền. Nhng đại diện theo pháp luật
khác đại diện theo sự ủy quyền ở chỗ đại
diện theo pháp luật của pháp nhân có
quyền đại diện cho pháp nhân trong mọi
quan hệ liên quan đến pháp nhân còn đại

diện theo sự ủy quyền thì chỉ đợc đại
diện cho pháp nhân trong những việc
đợc ủy quyền. Hiểu nh vậy theo chúng
tôi sẽ chính xác và đầy đủ hơn. Do vậy,
không nên quy định đại diện hợp pháp chỉ
là ngời đứng đầu của pháp nhân nh
hiện nay.
Vấn đề tiếp theo cần bàn là các
nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế. Điều
3 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiện hành
quy định: "Hợp đồng kinh tế đợc kí kết
theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi,
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp
chịu trách nhiệm tài sản và không trái
pháp luật". Nguyên tắc tự nguyện bình
đẳng không trái pháp luật thì không cần
phải bàn. Còn nguyên tắc trực tiếp chịu
trách nhiệm tài sản và nguyên tắc cùng có
lợi theo chúng tôi cần phải xem xét lại.
Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm
tài sản đợc hiểu là các bên tham gia
quan hệ hợp đồng phải tự mình gánh vác
trách nhiệm về tài sản gồm phạt hợp đồng
và bồi thờng thiệt hại khi có hành vi vi
phạm hợp đồng
(2)
. Nh vậy, trách nhiệm
về tài sản của các bên chỉ xảy ra khi đ có
hợp đồng và khi hợp đồng bị vi phạm.
Vậy thì đây có phải là nguyên tắc kí kết

hợp đồng nữa hay không? Kí kết hợp
đồng là quá trình đàm phán giữa các bên
để thống nhất với nhau về các điều khoản
của hợp đồng, thiết lập quan hệ hợp đồng.
Sau khi kí kết hợp đồng, các bên phải
thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
quan hệ hợp đồng. Nếu không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
thì sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản. Do
đó, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản
không phải là nguyên tắc kí kết hợp đồng
mà là hậu quả pháp lí của việc không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ hợp đồng. Có lẽ không có
luật pháp nớc nào quy định trực tiếp
chịu trách nhiệm tài sản là nguyên tắc kí
kết hợp đồng dù đó là hợp đồng gì đi nữa.
Còn một nguyên tắc nữa mà Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế cũng ghi nhận cần phải
bàn đến là nguyên tắc "cùng có lợi". Đ
gọi là nguyên tắc kí kết hợp đồng thì nếu
các bên không tuân thủ hợp đồng do các
bên kí kết sẽ bị vô hiệu. Chẳng hạn, một
bên không phải là tự nguyện mà là bị ép
buộc, bị lừa dối nên đ kí hợp đồng hoặc
những điều khoản do các bên thỏa thuận
trái với pháp luật, trái với đạo đức x hội
thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Còn trờng
hợp hai bên tự nguyện thỏa thuận với
nhau, những điều khoản đó cũng không

trái pháp luật nhng một bên có lợi, một
bên không có lợi thì hợp đồng có bị vô
hiệu không? Liệu bên không có lợi có
quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu không? Rõ ràng là không. Do
vậy, không nên quy định "cùng có lợi" là
nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế. Có lợi
hay không là do họ tự quyết định, không
ai bắt buộc họ kí kết hợp đồng khi họ
thấy không có lợi. Còn trong trờng hợp
họ thiếu kiến thức mà không có lợi trong
việc kí kết hợp đồng nào đó thì đây
không phải là lỗi của bên cùng kí kết.
Bên không có lợi không thể yêu cầu tòa
án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đợc.
Bộ luật dân sự nớc ta cũng chỉ quy
Mấy vấn
đề về
vậy, việc ban hành luật cạnh tranh là
cha cần thiết. Hai là, cho rằng cần sớm
ban hành luật v
chờ đợi khi các hậu quả của nó xảy ra
mới tìm cách giải quyết. Mặt khác, cần
phải có luật cạnh tranh thì mới bảo vệ
đợc quyền tự do cạnh tranh.
Đúng là nền kinh tế thị trờng ở
nớc ta mới hình thành nhng điều đó
không có nghĩa là
và cha có cạnh tranh không lành
mạnh. Ngày nay, bất kì nền kinh tế thị

trờng nào (đặc biệt là nền kinh tế thị


nghiên cứu - trao đổi
34 - tạp chí luật học

định 2 nguyên tắc kí kết hợp đồng tại
Điều 395 là:
"1. Tự do giao kết hợp đồng nhng
không đợc trái pháp luật, đạo đức x
hội.
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,
hợp tác, trung thực và ngay thẳng".
Việc kí kết hợp đồng kinh tế cũng
phải triệt để tuân theo những nguyên tắc
đó.
Chúng tôi cho rằng có thể xác định lại
các nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế
theo hớng đó hoặc có thể không cần
thiết phải quy định nữa mà áp dụng các
nguyên tắc kí kết hợp đồng dân sự. Pháp
luật về hợp đồng kinh tế không nhất thiết
phải có những quy định về các nguyên tắc
kí kết hợp đồng khi Bộ luật dân sự đ quy
định và các nhà làm luật không tìm ra
nguyên tắc nào đặc trng cho việc kí kết
hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của việc kí
kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị
trờng. Không nên quy định các nguyên
tắc kí kết hợp đồng kinh tế khác với các

nguyên tắc kí kết hợp đồng dân sự một
cách miễn cỡng, gợng ép, không cần
thiết làm cho các quy định đó trở thành
hình thức, giáo điều./.

(1).Xem: Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu Nghị, Trần Hữu
Huỳnh - Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết tranh
chấp hợp đồng kinh tế của nớc ta hiện nay. Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr.25.
(2).Xem: Khoa luật - Trờng đại học khoa học x hội
và nhân văn, Giáo trình luật kinh tế. Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, 1997, tr.428.

×