Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một s...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu.......................................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................ ...4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở
trường Trung học phổ thông Lê Lợi..................................................................6
-Về phía giáo viên..............................................................................................6
-Về phía học sinh...............................................................................................6
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng.......................................................................6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................8
-Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy
trong chương trình Địa lí 10...............................................................................8
- Các giải pháp và tổ chức thực hiện...................................................................9
-Những ví dụ cụ thể...........................................................................................10
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào liên hệ thực tiễn
trong giảng dạy Địa lí 10..................................................................................16
- Hiệu quả thực tiễn...........................................................................................16
- Khảo nghiệm tính khả thi................................................................................17
- Tác dụng của sáng kiến đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của
bản thân, của đồng nghiệp.................................................................................17
3. Kết luận, kiến nghị......................................................................................18
3.1. Kết luận......................................................................................................18
3.2. Kiến nghị, đề xuất......................................................................................28
Tài liệu tham khảo.............................................................................................20

1


SangKienKinhNghiem.net


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
"Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ
Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thơng
Lê Lợi"
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Khi làm một việc nào đó, muốn đạt được kết quả tốt cần phải có sự đam mê,
hứng thú. Khi tiếp thu một kiến thức mới, một vấn đề mới đòi hỏi con người
phải hội đủ các yếu tố khả năng bẩm sinh của mỗi cá nhân đến các yếu tố tác
động từ bên ngoài. Nếu sự tác động từ bên ngoài tốt tạo ra mức độ kích thích
nhận thức của con người sẽ phát sinh những thái độ tích cực, dẫn đến kết quả đạt
được sẽ cao hơn.
Một trong những vấn đề chi phối kết quả giáo dục là thái độ học tập của học
sinh. Điều này không những phụ thuộc vào năng lực nhận thức, động cơ học tập,
sự quyết tâm, ý thức tự giác,... của người học mà còn phụ thuộc vào mơi trường
học tập, người tổ chức q trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú
trong học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng
dạy và học. Nhìn chung, người học có hứng thú học tập hay khơng phụ thuộc rất
nhiều vào mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học.
Trong những năm gần đây chủ trương đổi mới trong dạy học nói chung và
dạy học mơn Địa lí nói riêng với phương châm lấy học sinh làm trung tâm nhằm
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đặc biệt
hiện nay Bộ giáo dục đã và đang đổi mới chương trình dạy học theo xu hướng
dạy học tích hợp, các mơn học có thể dạy học tích hợp liên mơn. Những nội
dung kiến thức liên quan giữa hai hay nhiều mơn học giáo viên có thể vận dụng
để học sinh hứng thú, hiểu rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu.
Đối với mơn Địa lí lớp 10, có rất nhiều nội dung học có liên quan tới các

mơn học, lĩnh vực khác như Văn, Lí, Hóa,…mà giáo viên có thể vận dụng vào
bài dạy nhằm tạo hứng thú, u thích mơn học cho học sinh và phát huy tính
sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sinh động và tổng
hợp, từ đó các em hiểu bài hơn cũng như làm tăng tính liên hệ thực tế của học
sinh.
Trong một số năm trở lại đây, ở trường trung học phổ thông Lê Lợi, do nhiều
nguyên nhân, một số em ít quan tâm tới mơn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn
học phụ, hoặc không phải là môn học các em chọn để thi đại học và hai năm trở
lại đây là thi trung học phổ thông quốc gia. Đa số các em từ khối 10 đã chọn các
môn khối A, B, D hoặc là A1 để xét tuyển đại học, hầu như rất ít học sinh chọn
khối C. Điều đó có thể thấy học sinh ít có hứng thú học tập, ngại trau dồi kiến
thức về Địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng nên chỉ tiếp thu được lượng kiến
thức rất ít, khơng hiểu được bản chất, vì thế nên dễ quên. Kết quả là là điểm
kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
Như đã đề cập tới ở trên, khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh
hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; Và khi nắm bắt được vấn đề nghĩa là hiểu được

2
SangKienKinhNghiem.net


bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập
cho học sinh trong dạy học Địa lí, như sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức tham
quan dã ngoại, tổ chức các chương trình ngoại khóa, tổ chức các trị chơi Địa
lí,... riêng đối với bản thân tơi trong q trình dạy học địa lí lớp 10, đã áp dụng
một trong các biện pháp không kém phần hữu hiệu để tạo hứng thú học tập cho
học sinh đó là: vận dụng ca dao, tục ngữ sao cho phù hợp với nội dung bài học
để giảng dạy cũng tạo được sự mới lạ và thích thú đối với học sinh. Bởi vì, bản
thân ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên
khi nghe học sinh sẽ dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng

ghép, liên kết với kiến thức Địa lí thì trong q trình tư duy học sinh sẽ có sự
gắn kết các kiến thức với ngơn ngữ của ca dao, tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu
và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học.
Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao lồng ghép trong nội dung bài giảng
bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo
niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí ở lớp 10.
Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trung học phổ thông đề cập đến vấn
đề tạo hứng thú học tập địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, mơ hình,...tuy nhiên
vẫn cịn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí,
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì những lí do trên tơi đã mạnh
dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: "Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc
lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí
10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi" để ghi lại công việc mà bản thân đã
thực hiện trong q trình giảng dạy Địa lí lớp 10 trường trung học phổ thông Lê
Lợi, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh
và hiệu quả của giờ học Địa lí được nâng lên rõ rệt.
1.2. Mục đích nghiên cứu
-Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí là
hợp lí, có hiệu quả.
-Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ
do giáo viên cung cấp và gợi mở.
- Giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức các môn học, các lĩnh vực với nhau.
-Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao, tục ngữ Việt Nam.
-Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học một số bài Địa lí 10
(những bài có liên quan mà bản thân giáo viên biết), ý nghĩa Địa lí của ca dao,
tục ngữ đó.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các câu ca dao trong dạy học những
phần, nội dung có liên quan tới bài học Địa lí mà bản thân biết. Khơng đi sâu

tìm hiểu nghiên cứu tất cả những câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến địa lí
khác (như ca dao, tục ngữ về địa danh,...).
Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất "Sử dụng ca dao, tục ngữ để tạo hứng thú
học tập cho học sinh". Ngồi ra, khơng đề cập tới các phương tiện tạo hứng thú

3
SangKienKinhNghiem.net


học tập khác.
-Giới hạn về khách thể khảo sát:
Giáo viên giảng dạy mơn Địa lí lớp 10.
Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10A7 trường trung học phổ thông Lê Lợi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu tài liệu, lí thuyết có liên quan với
đề tài như nghiên cứu quy trình dạy học để tạo hứng thú trong học tập Địa lí,
nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa,...
-Phương pháp thử nghiệm: Soạn giáo án theo hướng của sáng kiến đưa ra và áp
dụng vào thực tế giảng dạy.
-Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, thông tin: sử dụng phiếu thu thập ý kiến
học sinh, thu thập các thông tin trực tiếp bằng cách dùng một số câu hỏi đặt ra
để tìm hiểu mức độ hứng thú học tập mơn Địa lí, soạn mẫu điều tra đưa đến học
sinh lớp được nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về hứng thú học tập của các
em.
-Phương pháp đo lường: kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số và tìm hiểu nhận
thức-thái độ-hành vi của học sinh đối với việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy
học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh)
- Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí 10 (những bài
có liên quan mà bản thân đã biết), ý nghĩa địa lí của ca dao, tục ngữ đề cập trong
bài.

- Thơng qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy chương trình Địa lí lớp 10 qua các
năm học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tạo hứng thú học tập cho học sinh là như thế nào?
Các nhà nghiên cứu tâm lí học đưa ra nhiều khái niệm, luận điểm về tạo hứng
thú trong học tập cho học sinh khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Thị Minh Đức
cho rằng: "Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó,
vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng đem lại cho cá nhân đó một
sự hấp dẫn trong q trình hoạt động".
Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗi
con người. Con người sống cảm thấy hạnh phúc khi có hứng thú, cơng việc,
hoạt động nào có hứng thú làm thì sẽ được thực hiện một cách dễ dàng và có kết
quả cao hơn. Hứng thú chỉ được hình thành và phát triển khi con người ta hoạt
động trong khơng khí thoải mái, tự nguyện. Đối với học sinh, sự hứng thú biểu
hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê trong học tập. Trong bất cứ
lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động
học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Ngược
lại, nếu khơng có hứng thú thì hiệu quả học tập sẽ khơng cao, thậm chí xuất hiện
cảm xúc tiêu cực: chán học, khơng muốn học, sợ học,...
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
nghị quyết Trung ương khóa VII (1-1993), được cụ thể hóa trong các chỉ thị

4
SangKienKinhNghiem.net


của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999).
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với đặc

điểm từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh"
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên giáo viên cần vận dụng
các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh, để từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào quá trình giảng dạy sẽ tạo hứng thú
cho học sinh trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức. Bởi lẽ: "Ca dao là
thi ca truyền miệng, là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu,
theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, năm chữ mơ tả về phong
tục tập qn, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học được người
xưa đúc rút" [1]. Cịn tục ngữ là "Câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu
hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi
khác"[2]. Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi
mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét, giải thích của
nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu.
Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các ngun tắc giáo dục, đây
là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người
giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy
học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội
dung kiến thức đã căn cứ vào các ngun tắc giáo dục (mơn Địa lí). Việc sử
dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều
đảm bảo các nguyên tắc tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học,
tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư
duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với
phần kiến thức mới.
Nội dung, chương trình Địa lí 10 rất phù hợp lồng ghép ca dao, tục ngữ
để minh hoạ, khai thác tìm ra tri thức, liên hệ thực tiễn. Bởi vì: Địa lí 10
trang bị cho học sinh những kiến thức địa lí đại cương: các khái niệm, lượng
kiến thức phong phú về tự nhiên, dân cư-xã hội, kinh tế và mối quan hệ giữa

chúng. Trang bị cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống. Học
sinh làm quen với cách tìm hiểu, giải thích các mối quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng địa lí, giúp học sinh nhận thức được vai trò của tự nhiên với sản xuất, đời
sống, mối quan hệ giữa tự nhiên với sản xuất, đời sống từ đó có những quan
điểm nhận thức khoa học. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca
dao, tục ngữ đã được ông cha ta đúc rút để lại những kinh nghiệm thực tế: các
mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên với con người, thiên
nhiên với sản xuất, các quy luật của thời tiết, khí hậu, các quy luật tự
nhiên,...Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở
thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học Địa lí. Tận dụng điều

5
SangKienKinhNghiem.net


này, giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình, giúp bài học trở nên sáng tạo,
mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khơ khan như nhiều người thường nhận
xét.
Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành (vốn là kĩ năng còn yếu của học sinh
khi học mơn Địa lí) thì việc khai thác ý nghĩa địa lí của những câu ca dao, tục
ngữ giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng
tự nhiên của cuộc sống bên ngoài.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở
trường Trung học phổ thông Lê Lợi.
-Về phía giáo viên:
Đội ngũ giáo viên được đào tạo đạt và vượt chuẩn, có năng lực, nhiệt tình trong
giảng dạy, nắm được các phương pháp giảng dạy, quan tâm tới việc phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh, có ý thức học hỏi đồng nghiệp và tự học để
nâng cao trình độ, dự giờ để rút kinh nghiệm, soạn giáo án mẫu,...Đặc biệt, giáo
viên đã chú trọng đến đặc trưng của bộ môn là sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy

học khi lên lớp.
-Về phía học sinh:
Trong những năm gần đây, việc học Địa lí đã có đủ phương tiện để phục vụ cho
việc học tập như bản đồ, át lat Địa lí, sách tham khảo, tranh ảnh, sơ đồ,...
Học sinh đã làm quen với cách học mới, tích cực, chủ động hơn trong việc phát
hiện kiến thức, có ý thức trong làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Qua kiểm tra và
chấm vở bài tập của học sinh cho thấy nhiều em đã đầu tư thời gian vào làm bài,
soạn bài đầy đủ, có chất lượng, chịu khó tìm tịi kiến thức thực tế khi giáo viên
yêu cầu.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: một số em cịn lười học, thiếu tính tích cực,
chủ động trong học tập. Một số khơng chịu khó làm bài tập, chuẩn bị bài trước
khi đến lớp, thậm chí cịn mượn vở bài tập của bạn để chép lại một cách thụ
động. Trên lớp mất tập trung, không tham gia xây dựng bài, khơng có hứng thú
học tập. Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ mơn Địa lí
thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 55%. Trong số đó
có những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát
huy được khả năng của bản thân. Số học sinh giỏi Địa lí cịn ít. Các bài giảng,
tài liệu mơn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình
học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh cịn gặp nhiều khó khăn.
Hạnh kiểm của học sinh cũng phản ánh tình hình học tập của các em, các em
hạnh kiểm tốt thường ngoan, chăm học và từ đó có kết quả học tập tốt, có sự
đam mê trong học tập. Ngược lại những học sinh có hạnh kiểm chưa tốt thường
có ý thức học tập kém, có tư tưởng chán học, kết quả học tập khơng cao, địi hỏi
giáo viên cần quan tâm hơn về tâm lí học sinh và đầu tư bài giảng để luôn tạo
được mới lạ, lôi cuốn, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng:
- Mơn Địa lí là mơn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã
hội). Đồng thời không phải là môn học các em chọn để thi nên học sinh chưa

6

SangKienKinhNghiem.net


thật sự chú ý.
- Học sinh chưa nhận thức đúng, khơng có hứng thú, chưa có phương pháp học
tập thích hợp.
Khi khảo sát về tầm quan trọng của tạo hứng thú và vận dụng ca dao, tục
ngữ trong học tập mơn Địa lí có quan trọng, có cần thiết hay khơng thì tơi đã thu
lại kết quả như sau:
- Đối với giáo viên:
Câu hỏi: Trong dạy học Địa lí tại trường thầy, cơ có sử dụng ca dao, tục ngữ có
nội dung liên quan đến bài học khơng?
a. Khơng sử dụng.
b. Có sử dụng nhưng thỉnh thoảng.
c. Sử dụng thường xuyên.
Kết quả: có 25,0% lựa chọn đáp án a, 75,0% lựa chọn đáp án b, 0% lựa chọn đáp
án c.
Câu hỏi: Khi sử dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học thầy, cô cho biết thái độ của
học sinh như thế nào?
a. Phần lớn các em đều hứng thú hơn với mơn học.
b. Chỉ một số ít học sinh hứng thú hơn với bài học.
c. Tất cả học sinh không hưởng ứng.
Kết quả: đáp án a có 33,3% lựa chọn, đáp án b có 66,7% lựa chọn, đáp án c có
0% lựa chọn.
Câu hỏi: Khi vận dụng ca dao, tục ngữ lồng ghép vào bài dạy thầy, cơ thấy có
hiệu quả hơn trong việc tiếp thu của các em không?
a. Không hiệu quả.
b. Chỉ hiệu quả đối với một số em.
c. Hiệu quả với đa phần học sinh.
Kết quả: đáp án a có 0% lựa chọ, đáp án b có 66,7% lựa chọn, đáp án c có

33,3% lựa chọn.
Câu hỏi: Theo thầy, cô nếu vận dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học thì vận dụng
vào lúc nào của tiết học?
a. Mở bài.
b. Dạy bài mới(tư liệu minh hoạ, nguồn tri thức)
c. Củng cố, tổng kết.
d. Kiểm tra.
e. Tất cả các phương án trên.
Kết quả: tất cả đều chọn đáp án e.
- Đối với học sinh:
Khi khảo sát về tầm quan trọng của hứng thú trong học tập các môn nói chung
và mơn Địa lí nói riêng có quan trọng, có cần thiết hay khơng? Thì 100% số em
được khảo sát trả lời là rất cần thiết.
Khi hỏi học sinh: Nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học
sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học? thì thu được kết quả:
Bảng tổng hợp ý kiến của học sinh về nhân tố quan trọng tạo nên hứng thú trong

7
SangKienKinhNghiem.net


học tập

Ý kiến của học sinh về nhân tố quan trọng tạo Tỉ lệ
nên hứng thú trong học tập
(%)
Người dạy
91,2
Người học
8.8

Tổng số
100
Như vậy, đa số các em cho rằng việc hình thành hứng thú học tập Địa lí cho học
sinh là yêu cầu quan trọng của giáo viên. Khi các em có nhận thức đúng thì các
em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú,
lơi cuốn. Chính vì thế trong q trình dạy học Địa lí lớp 10, tơi đã sử dụng một
số phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Sau đây tôi đưa ra
một số giải pháp, cách làm của bản thân trong quá trình vận dụng ca dao, tục
ngữ Việt Nam vào giảng dạy Địa lí để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
-Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy
trong chương trình Địa lí 10.
Do sự phong phú về nội dung của ca dao, tục ngữ như đã nêu ở trên, nên khi dạy
học Địa lí lớp 10 có thể sử dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ. Ở phần nội dung
này, tôi xin liệt kê và đưa ra một số câu ca dao, tục ngữ được ứng dụng trong
một số bài thuộc chương trình Địa lí 10 chương trình cơ bản.
Bài học
Câu cao dao, tục ngữ có thể vận dụng để
giảng dạy:
Các câu ca dao, tục ngữ dưới đây( sử dụng
trong sáng kiến kinh nghiệm này) được trích
dẫn từ cuốn:
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam.
Tác giả: Nguyễn Tam Phù Sa và Ngô Thanh
Loan (sưu tầm và giới thiệu).
Nhà xuất bản Thanh Niên 2008.
Hệ quả chuyển động xung " Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
quanh Mặt Trời của Trái Đất
Ngày tháng mười chưa cười đã tối".
"Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng

ba rét nàng Bân".
Tác động của ngoại lực đến "Nước chảy đá mịn".
địa hình bề mặt Trái Đất
"Mưa dầm thấm lâu"
Sự phân bố khí áp. Một số loại "Tháng bảy kiến đàn
gió chính
Đại hàn hồng thủy".
"Trường Sơn đơng nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mùa".
Ngưng đọng hơi nước trong
"Én bay thấp mưa ngập bờ ao
khí quyển. Mưa
Én bay cao mưa rào lại tạnh".
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm".
8
SangKienKinhNghiem.net


Sinh quyển. Sự phát triển và
phân bố của sinh vật.
Vai trò đặc điểm các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phân bố và
phát triển nơng nghiệp

Địa lí ngành trồng trọt

"Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão".
"Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa".
"Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có mưa rào rất to"
"Đất nào, cây nấy"
"Tấc đất tấc vàng".
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
"Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân".
"Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa".
" Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà..."
"Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau".
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên".
"Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi"

Vai trị, đặc điểm. Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố ngành giao thông vận
tải
- Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Giải pháp:
Do đặc điểm nội dung, chương trình Địa lí lớp 10 trang bị cho học sinh những
kiến thức chung, kiến thức đại cương nhất về Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế-xã
hội nên giáo viên có thể sử dụng các câu ca dao, tục ngữ trên để ứng dụng vào
dạy học Địa lí bằng nhiều cách:
+ Sử dụng ca dao, tục ngữ để giới thiệu bài.
+ Sử dụng câu ca dao, tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến
thức.
+ Sử dụng ca dao, tục ngữ để khắc sâu kiến thức.
+ Sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Tổ chức thực hiện:

Bước 1:
Giáo viên tự nghiên cứu, tìm kiến thức trên sách, báo,...tham khảo qua giáo viên
môn Ngữ văn, đưa ra thảo luận trước tổ bộ môn.
Bước 2:
Yêu cầu học sinh về nhà tìm tịi, nghiên cứu, chọn lọc trước những câu ca dao,
tục ngữ có liên quan đến bài học sắp tới.
Bước 3:
Đối với giáo viên:
+ Lựa chọn những câu ca dao, tục ngữ phù hợp với bài học và thời điểm vận
dụng.
+ Giáo viên lồng ghép các câu ca dao tục ngữ để học sinh phân tích, giải thích.
Soạn bài, lựa chọn vị trí kiến thức có thể vận dụng, đưa ra cách vận dụng phù
9
SangKienKinhNghiem.net


hợp.
+ Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở với một hệ thống các câu
hỏi đồng tâm, giải quyết các câu hỏi chính: Câu ca dao, tục ngữ nói về hiện
tượng, vấn đề gì? Có liên quan như thế nào tới bài học? lấy vì dụ thực tế để
minh hoạ từ đó rút ra kiến thức cho bài học.
Đối với học sinh:
+ Cần học bài và trả lời bài bằng việc sử dụng những câu cac dao, tục ngữ đã
được giáo viên cung cấp.
+ Để giảm việc giáo viên cung cấp kiến thức một chiều thì có thể gợi ý cho học
sinh, yêu cầu các em chuẩn bị bài mới bằng việc tìm hiểu các câu ca dao, tục
ngữ có liên quan đến bài mới, thử giải thích.
+ Học sinh có thể trao đổi, thảo luận với nhau về câu ca dao, tục ngữ sưu tầm
được để tạo hứng thú khi học Địa lí.
-Những ví dụ cụ thể:

+ Sử dụng ca dao, tục ngữ để giới thiệu bài.
Dạy học là một q trình. Q trình đó bắt đầu từ khâu thiết kế, biên soạn và lên
lớp. Trong đó khâu biên soạn phần mở đầu sẽ có vai trị to lớn. Phần giới thiệu
bài phải ngắn gọn, súc tích, khái quát cao và gợi mở sự hứng thú của học sinh.
Chính vì vậy việc sử dụng ca dao, tục ngữ giới thiệu bài có tác dụng rất lớn đối
với định hướng nhận thức học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Phần 2. Q trình bóc mịn. Tơi sử dụng câu: "Nước chảy đá mòn"
Cách vận dụng:
Khi dạy nội dung này, giáo viên có thể đưa ra câu tục ngữ trước (hoặc có thể hỏi
học sinh có biết câu ca dao, tục ngữ nào nói về tác động của nước tới bề mặt địa
hình?).
Em hiểu như thế nào về câu ca dao, tục ngữ đó?
Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài. Như vậy, học sinh có thể hình thành
nhận thức ban đầu: tác động của nước làm cho bề mặt địa hình có sự thay đổi.
Hướng cho học sinh thấy: Tác động của nước chảy làm cho bề mặt địa hình thay
đổi, đối với bề mặt địa hình khác nhau thì tác động của nước cũng có sự khác
nhau. Dịng chảy của nước làm cắt xẻ, bào mịn hoặc hình thành các khe rãnh
trên bề mặt địa hình...
Vậy cịn có những nhân tố nào tác động tới bề mặt địa hình nữa và các tác động
đó tạo ra các dạng địa hình như thế nào? Để tìm hiểu cụ thể hơn, hơm nay chúng
ta sẽ học bài: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Phần 2. Q
trình bóc mịn.
Hiệu quả sử dụng:
Học sinh giải thích nguyên nhân tác động làm bề mặt địa hình thay đổi chính là
do yếu tố ngoại lực như nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,... trong đó có nước
chảy là một nhân tố rất quan trọng làm bề mặt địa hình bị bóc mịn.
+ Sử dụng câu ca dao, tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra
kiến thức.


10
SangKienKinhNghiem.net


Ví dụ: Khi dạy bài 27: Vai trị, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố nông nghiệp. Phần I.2. Đặc điểm.
Tôi sử dụng một số câu dưới đây:
"Tấc đất tấc vàng"
" Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà..."
Cách vận dụng:
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm (hoặc giáo viên cung cấp) các câu ca dao tục ngữ
có liên quan đến đặc điểm hoạt động sản xuất nông nghiệp, sau đó giải thích kết
hợp với kiến thức sách giáo khoa để tìm ra những kiến thức trọng tâm của bài
học.
Câu tục ngữ: "Tấc đất tấc vàng"
Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ này?
Tại sao tấc đất ví như tấc vàng?
Đất có vị trí như thế nào đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp?
"Tấc" là đơn vị đo lường theo cách tính của người xưa. Từ "tấc đất" khái niệm
về diện tích chuyển sang cách nói "tấc vàng". Một diện tích hạn hẹp so sánh với
"tấc vàng", lấy cái bình thường so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một
chân lí: Đất rất quan trọng, đất đai trồng trọt có một giá trị đặc biệt, đất là tư liệu
sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, không thể thay thế được, không thể sản
xuất được nếu không có đất đai (mặc dù đã trồng được một số loại cây không
cần đất những với quy mô nhỏ và khó có thể nhân rộng) nên cần phải sử dụng
hợp lí và tiết kiệm đất đai. Đất đối với nơng nghiệp thật sự giá trị.
Người nông dân Việt Nam trải qua bao khó khăn gian khổ, chống chọi với thiên
nhiên khắc nghiệt (thiên tai, sự bất thường của thời tiết,...) để sản xuất nơng
nghiệp. Họ đã có những kinh nghiệm được đúc kết thể hiện tính mùa vụ khắt

khe, sự phụ thuộc của hoạt động sản xuất nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên.
Để nhắc nhở đã có câu:
" Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà..."
Giáo viên cho học sinh dựa vào kiến thức địa lí trong bài để giải thích câu ca
dao này. Từ đó, tìm ra các đặc điểm nổi bật của hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
Sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ, nhất là trong trồng trọt. Hơn nữa sản xuất
nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên đặc biệt là thời tiết, khí hậu.
Mỗi một cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết khác nhau nên tùy vào từng
thời điểm sẽ lựa chọn cây trồng khác nhau để trồng trọt cho thích hợp. Tháng
chạp tức là tháng 12 là mùa đông của miền Bắc nước ta, thời tiết lúc này lạnh,
khô nên trồng khoai lang là cây không ưa nước sẽ phát triển tốt. Tháng giêng ra
tết thời tiết chuyển xuân ấm hơn nên trồng đậu. Tháng hai có mưa xn thì trồng
cà. Mỗi loại cây trồng sẽ cho năng suất cao khi ta trồng vào những thời điểm
thích hợp. Mỗi mùa, điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ khơng khí, gió, mưa
(nhiệt, ẩm) khác nhau nên thích nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

11
SangKienKinhNghiem.net


theo mùa ở nước ta.
Giáo viên bổ sung thêm: Hiện nay, sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các
kĩ thuật trong sản xuất, con người có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, song ấn
tượng: "mùa nào thức nấy" các sản phẩm làm ra vẫn thơm, ngon hơn, đặc trưng
theo mùa. Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, vận động
theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ
làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân chính là do sự thay
đổi của bức xạ Mặt Trời tới một địa điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất. Sự thay

đổi của bức xạ Mặt Trời tới một địa điểm nào đó làm cho các yếu tố nhiệt độ,
gió, mưa..., sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan địa lí đặc
trưng theo mùa và mỗi mùa sẽ có những sản phẩm nơng nghiệp đặc trưng.
Ví dụ: Khi dạy bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Phần: Đặc điểm sinh thái có
thể sử dụng câu: "Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau".
Cách vận dụng:
Yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết để giải thích, lấy thêm ví dụ minh họa và
rút ra kết luận về đặc điểm sinh thái của cây trồng.
"Trời nồm": trời ấm, nóng, ẩm phong phú cây mạ (cây lúa non) phát triển xanh
tốt. Vì cây lúa ưa thời tiết ấm. "Trời giá": thời tiết lạnh(giá) vào mùa đông ở
miền Bắc lại phù hợp với các loại cây ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng
Bắc Bộ: cải bắp, su hào, súp lơ, ...., các loại cây ăn quả: đào, lê, mận,...đặc sản
của miền Bắc. Vì vậy, vào mùa đơng ở miền Bắc người dân thường trồng rất
nhiều loại rau vừa để ăn vừa để bán.
Từ đó, giáo viên cho học sinh trình bày đặc điểm sinh thái của các cây lương
thực chính và rút ra kết luận: Mỗi loại cây có một đặc điểm sinh thái khác nhau,
nên lựa chọn loại cây thích hợp với từng đặc điểm sinh thái tự nhiên thì cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt mới cho năng suất cao được. Và đó cũng
chính là phần nội dung đặc điểm sinh thái của cây lương thực trong bài học mà
học sinh cần biết.
Hiệu quả sử dụng:
Từ kiến thức thực tế sinh động, học sinh có thể tìm hiểu, rút ra kiến thức chính
cho bài học. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn vào quá trình học
tập.
Hay khi dạy bài: Vai trị, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố giao thông vận tải. Phần II.1. Nhân tố tự nhiên.
Tôi sử dụng câu:
"Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần hang dơi"
Cách vận dụng:

Cho học sinh giải thích câu ca dao trên. Từ đó dẫn dắt học sinh vào nội dung của
phần các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải.
Đó là câu ca dao nói về đoạn đường khó khăn khi đi từ Bắc vào Nam. Đèo Hải
Vân nằm giữa Thừa Thiên -Huế và Đà Nẵng, đèo cao 500m so với mực nước
biển, dài 20 km, là một phần của dãy Trường Sơn chạy ra sát biển. Giao thông
qua đèo Hải Vân (trước khi có hầm Hải Vân) rất khó khăn, nguy hiểm. Hiện

12
SangKienKinhNghiem.net


nay, xây dựng nên hầm đường bộ Hải Vân giúp an tồn hơn đối với giao thơng
vận tải. Dùng câu ca trên để dẫn dắt vấn đề yếu tố địa hình ảnh hưởng rất lớn
đến việc thiết kế và khai thác các cơng trình giao thơng vận tải.
Đường bộ là thế, đường thủy sợ "sóng thần" hang Dơi. Hang Dơi ở Sơn Trà (Đà
Nẵng), là nơi thường có sóng to, nhất là vào mùa mưa, kèm theo gió bão nên
tuyến đường biển gần như bị cắt đứt. Nói đúng hơn, trước kia khi đó chẳng ai đủ
can đảm bước xuống thuyền. Hiện nay, phương tiện tàu thuyền đã hiện đại hơn
nhiều nên việc đi lại trên biển đã dễ dàng hơn nhiều, nhưng khi có gió to, sóng
lớn, bão sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các tàu thuyền, các phương tiện
vận tải.
Hiệu quả sử dụng:
Học sinh hiểu được rõ hơn ảnh hưởng của địa hình, thời tiết đến hoạt động của
các phương tiện vận tải, đến công tác thiết kế các cơng trình giao thơng vận tải.
Khơng những thế, để khắc phục điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây
dựng cũng lớn hơn nhiều.
+ Sử dụng ca dao, tục ngữ để khắc sâu kiến thức.
Khi dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất để
khắc sâu kiến thức phần III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Tôi sử dụng câu ca dao:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Cách vận dụng: Yêu cầu học sinh dựa vào hình và vận dụng kiến thức vừa học
để giải thích?
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng"
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Tháng 5 âm lịch của nước
ta tương ứng với tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch ở bán cầu Bắc đang là
mùa hè. Hàm ý: vào mùa hè thì có ngày dài, đêm ngắn. (Nhìn vào hình chúng ta
thấy ngày 22-6 thời gian được chiếu sáng ở bán cầu Bắc nhiều hơn thời gian
chìm trong bóng tối)
"Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Tháng 10 âm lịch ở nước ta tương ứng với tháng 11 dương lịch. Ở bán cầu Bắc,
tháng 11 dương lịch đang là mùa đơng (Nhìn vào hình chúng ta thấy ngày 22-12
thời gian được chiếu sángẳơ bán cầu Bắc ít hơn thời gian chìm trong bóng tối)
Hàm ý: Vào mùa đơng ngày ngắn, đêm dài.

13
SangKienKinhNghiem.net


Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu, lại nghiêng nên khi chuyển đơng tịnh tiến
quanh Mặt Trời có thời gian bán cầu bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều, có thời
gian bán cầu Nam lại ngả về phía Mặt Trời nhiều, vì vậy mà tùy từng vị trí Trái
Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm có sự dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Mùa hè, Mặt Trời chuyển động biểu kiến ở bán cầu Bắc và ngày 22/6 hàng năm,
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc (tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với
tiếp tuyến bề mặt đất tại chí tuyến bắc) nên vào mùa hè thời gian chiếu sáng ở
nửa cầu Bắc dài dẫn đến ngày dài, đêm ngắn. Mùa đông, Mặt Trời chuyển động
biểu kiến ở bán cầu Nam và ngày 22-12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến

Nam nên thời gian chiếu sáng vào mùa đơng ở nửa cầu Bắc ít hơn, vì thế ở nửa
cầu Bắc ngày ngắn hơn đêm.
Câu ca dao này chỉ đúng đối các địa điểm nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán
cầu.
Hiệu quả sử dụng:
Giáo viên cho học sinh giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
và liên hệ thực tế đối với Việt Nam. Các em sẽ chú ý và giải thích được những
biến đổi về tự nhiên mà bản thân được trải nghiệm: khi mùa đông khoảng 17 đến
18 giờ trời đã tối: trời mau tối. Khi hè về 5 giờ trời đã sáng: trời nhanh sáng.
Chính vì gắn kiến thức lí thuyết với thực tế đời sống hàng ngày sẽ làm các em
cảm thấy thích thú và yêu thích giờ Địa lí hơn.
Khi dạy bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Để liên hệ thực tế
Việt Nam về hoạt động của gió phơn.
Tơi sử dụng câu:
"Trường Sơn đơng nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa hiểu mùa"
Cách vận dụng:
Phần này có thể cho học sinh dựa vào sơ đồ, kiến thức sách giáo khoa trình bày
và giải thích hiện tượng gió phơn, sau đó liên hệ với Việt Nam qua các câu ca
dao, tục ngữ trên.

Sườn
núi
đón
gió

Sườn
núi
khuất
gió


Sơ đồ hoạt động của gió phơn

14
SangKienKinhNghiem.net


Trình bày và giải thích hoạt động của gió phơn: Khi gió mang hơi ẩm thổi tới
một dãy núi, bị núi chặn lại, khơng khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo
tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ,
hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi khối
khơng khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm đi nhiều, nhiệt độ tăng lên
theo tiêu chuẩn khơng khí khơ xuống núi, trung bình là xuống 100m tăng 10C,
nên sườn khuất gió có gió khơ.
"Trường Sơn đơng nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa hiểu mùa"
Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới vịnh Ben gan(bắc Ấn Độ Dương) có nguồn
gốc biển nóng, ẩm xâm nhập vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây
Nguyên (gây mưa ở tây Trường Sơn), nhưng khi vượt dải Trường Sơn sang
sườn đơng gió trở nên khơ nóng, gây thời tiết khơ, nóng ở đồng bằng ven biển
Trung Bộ, phần nam khu vực Tây Bắc, đôi khi cả đồng bằng Bắc Bộ: nhiệt độ
lên tới 350C đến 400C, độ ẩm dưới 50%, thời tiết nắng nóng rất khó chịu. Đây
gọi là hiệu ứng phơn Tây Nam (gió Lào-theo cách gọi của người dân).
Hiệu quả sử dụng:
Học sinh hiểu và giải thích được ảnh hưởng của địa hình chắn tác động tới hoạt
động của các khối khí và đặc điểm thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp ở Thanh Hóa
và một số vùng nằm ở đông Trường Sơn vào đầu mùa hè là do hiệu ứng phơn
Tây Nam gây ra.
+ Sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra đánh giá sẽ góp phần tạo hứng thú,

ham tìm tịi kiến thức của học sinh. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào
kiến thức đã học để vận dụng trong việc giải thích các câu ca dao, tục ngữ trong
các bài kiểm tra, bài tập về nhà.
Sử dụng hợp lí ca dao, tục ngữ vào trong bài học Địa lí là một cách làm đa
dạng hoá các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng học sinh bị nhàm chán với
cách tổ chức dạy học, góp phần đa dạng hố các kênh thông tin, làm bài học trở
nên gần gũi hơn với cuộc sống, học sinh cũng nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn,
dễ nhớ bài, thêm phần thuyết phục cho bài học. Tuỳ từng bài, từng nội dung học,
giáo viên sẽ sử dụng các câu ca dao, tục ngữ có liên quan.
Tuy nhiên, việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào bài học Địa lí yêu cầu giáo viên
phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học, đảm bảo tính
vừa sức của học sinh. Học sinh phải tự phân tích để tìm lấy tri thức. Đây là
phương pháp dạy học nhanh và hiệu quả, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú
hăng say học tập và ngày càng u thích bộ mơn. Vì vậy, khi áp dụng cần lưu ý
để không sa đà, làm mất đi tính đặc thù của bộ mơn. Để đạt được điều này, khi
áp dụng giáo viên trong quá trình soạn bài cần phải cân nhắc kĩ những nội dung
cần đưa vào bài giảng, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà
mình muốn học sinh đạt được. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, rành
mạch, chịu khó sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài dạy, đảm

15
SangKienKinhNghiem.net


bảo tính chính xác những nội dung mình cần đưa vào bài. Giáo viên phải sử
dụng triệt để đồ dùng dạy học, phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán
xuyến học sinh, không sa đà vào nội dung văn học. Đồi với học sinh: phải tích
cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, tăng cường
việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi khám phá mơn học, chịu khó sưu tầm ca dao,
tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người.

2.4. Hiệu quả của việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào liên hệ thực tiễn trong
giảng dạy Địa lí 10.
- Hiệu quả thực tiễn:
Việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên bộ mơn Địa lí ở trường đã
tạo hứng thú trong học tập cho các em, các em học sinh đã có sự say mê trong
tìm tịi kiến thức địa lí, tiếp theo là các em sẽ có kết quả học tập tốt, kiến thức xã
hội ngày càng phong phú, học địa lí một cách tự giác, thường xuyên sưu tầm các
tư liệu địa lí,...
Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh được nghiên cứu về những lợi ích của sự
hứng thú học tập mơn Địa lí mang lại:
Câu hỏi khảo sát:
1) Việc sử dụng ca dao, tục ngữ để học phần kiến thức địa lí có liên quan có
mang lại hứng thú trong học tập cho bản thân em không?
Tất cả học sinh được khảo sát đều cho rằng việc sử dụng ca dao, tục ngữ là một
sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tị mị, kích thích tư duy của học sinh,
tạo cho các em sự hứng thú trong tìm hiểu kiến thức Địa lí.
2) Khi sử dụng ca dao, tục ngữ ứng với nội dung bài học em thấy hiểu bài ở
mức độ nào?
Bảng phân bố phần trăm ý kiến của học sinh được nghiên cứu về mức độ hiểu
bài.
Ý kiến về mức độ hiểu bài:
Số học sinh - Tỉ lệ %
Hiểu được kiến thức trong bài.
43 - 51,2
Không những hiểu bài mà cịn giải thích 29 - 34,5
được các hiện tượng địa lí trên thực tế.
Chỉ hiểu lống thống.
12 - 14,3
Khơng hiểu gì cả.
0

Ý kiến của các em cho rằng phương tiện dạy học do giáo viên sử dụng trong bài
giảng sẽ tạo được sự yêu thích trong học tập cho các em. Ý kiến của học sinh
cho rằng nếu giáo viên sử dụng thêm ca dao, tục ngữ trong giảng bài thì học sinh
thấy nhớ bài nhanh, các em có thể giải thích được khi gặp các tình huống trong
thực tế.
Trong các phương tiện dạy học, sử dụng ca dao, tục ngữ cũng là một trong
những phương tiện dạy học mà các em yêu thích.
Do học sinh được giáo viên cung cấp thêm những câu ca dao, tục ngữ có liên
quan đến bài học và để đáp ứng yêu cầu kiểm tra bài cũ của giáo viên học sinh
cần phải nhớ những câu ca dao, tục ngữ để trả lời kiến thức địa lí. Do vậy hiệu
quả trước tiên là sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tị mị, kích thích tư
16
SangKienKinhNghiem.net


duy của học sinh, hiểu bài nhanh, khơng khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng
thẳng, nhớ bài lâu, cho học sinh thêm hiểu và thêm yêu ca dao, tục ngữ Việt
Nam
- Khảo nghiệm tính khả thi:
Do việc sử dụng ca dao, tục ngữ chỉ phù hợp với một số bài nên việc kiểm tra
đánh giá chỉ một phần chương trình của học sinh. Tôi đã cho học sinh làm bài
kiểm tra đánh giá về kiến thức đối với tiết học sử dụng kiến thức có trong bài
với các hình ảnh sách giáo khoa và tiết học kết hợp kiến thức sách giáo khoa,
hình ảnh và ca dao, tục ngữ có liên quan.
Đề khảo sát:
a. Dựa vào kiến thức Địa lí đã học, hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
"Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối"
b. Giải thích câu tục ngữ Việt Nam: "Tấc đất, tấc vàng" từ đó nêu đặc điểm
của đất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Kết quả như sau: Bảng so sánh kết quả khảo sát:
Lớp Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu, kém
Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
học sinh- học sinh - học sinh - học sinhTỉ lệ %
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
Lớp học không vận 10A5 0
19- 45,2
22- 52,4
1- 2,4
dụng ca dao, tục ngữ 10A7 7- 16,7 29- 69,1
5- 11,8
1- 2,4
Lớp học vận dụng 10A1 25- 59,5 13- 31,0
4- 9,5
0
ca dao, tục ngữ
10A2 24- 57,1 15- 35,8
3- 7,1
0
Thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh và quan sát thái độ học tập,
thăm dò ý kiến học sinh đã có hiệu quả rất tích cực. Kết quả lớp học không vận
dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học để tạo hứng thú cho học sinh điểm giỏi ít,
điểm khá, trung bình nhiều, và vẫn còn học sinh bị điểm yếu. Lớp học vận dụng
ca dao, tục ngữ vào dạy học điểm giỏi nhiều, trung bình ít và khơng có điểm
yếu.

Như vậy, các em đã và đang giải thích được các mối quan hệ giữa thiên nhiên
với sản xuất, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trên cơ sở khoa học,
để trở thành con người mới vừa có đức, vừa có tài năng. Các kiến thức địa lí tự
nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế đại cương khắc sâu trong tục ngữ, ca dao Việt
Nam đã giúp các em hứng thú với bài học, hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Là cơ sở
cho các em học tiếp nối lên chương trình lớp 11,12. Và tình yêu tha thiết với quê
hương đất nước, lòng tự hào dân tộc trong ca dao, tục ngữ sẽ mang lại cho các
em tinh thần lạc quan, vững tin để học tập tốt.
- Tác dụng của sáng kiến đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân,
của đồng nghiệp:
Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho cho giáo viên dạy địa lí lớp 10 và lớp 12
(tham khảo kiến thức Địa lí tự nhiên Việt nam) và có thể dùng cho học sinh
17
SangKienKinhNghiem.net


nghiên cứu, đọc thêm.
Giúp giáo viên Địa lí am hiểu hơn về môn Văn học, làm tiết học phong phú hơn.
Mang ý nghĩa giáo dục cao: Bằng cách lồng ghép đưa tục ngữ, ca dao vào bài
học tạo cho bài học sinh động, khắc sâu kiến thức về địa lí cho học sinh, ngồi
ra cịn góp phần làm giàu vốn kiến thức cho học sinh về ca dao, tục ngữ của dân
tộc ta. Góp phần hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kì mới. Các em
biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới đồng thời biết kế thừa nét
văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc.
Hiểu rõ hơn những quy luật của thiên nhiên với sản xuất, các mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên, con người với con người,... sẽ là cơ sở để giáo viên,
học sinh tiếp nhận những kiến thức khoa học mới.
Như vậy, với những hiệu quả như đã đề cập ở trên, sáng kiến này có thể áp dụng
và triển khai, vận dụng trong chương trình Địa lí lớp 10, cũng có thể vận dụng
cho việc giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt phần Địa lí tự nhiên ở lớp 12.

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã:
Chỉ ra được tính hiệu quả, tính khả thi của sử dụng ca dao, tục ngữ đối với việc
giảng dạy Địa lí. Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong
dạy học Địa lí là phù hợp, hiệu quả. Phù hợp với quá trình dạy học trong thời kì
mới.
Sử dụng ca dao, tục ngữ là một trong những phương tiện giúp học sinh dễ hiểu,
dễ liên hệ kiến thức.
Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy sẽ giúp các em hứng thú, say mê hơn
với môn học.
Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Các em khơng cảm
thấy Địa lí là mơn học khô khan nữa mà đây là môn học khá thú vị, bổ ích và
thiết thực.
Học sinh sẽ có sự bổ trợ kiến thức của nhiều môn học khác nhau phù hợp với xu
hướng dạy học tích hợp, liên mơn mà Bộ giáo dục đang triển khai thực hiện.
Việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh là mục tiêu của người dạy học, giáo
viên đã có sự sáng tạo trong sử sụng các phương tiện, phương pháp dạy học để
bài học trở nên hấp dẫn, sinh động không bị nhàm chán.
Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, tìm tịi,
đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy giúp học sinh nắm được bài, có thái độ
tích cực, u thích mơn học. Bản thân giáo viên cũng trau dồi thêm kiến thức về
ca dao, tục ngữ cho mình.
Để thực hiện tốt giáo viên cần nâng cao kiến thức(sưu tầm, tìm hiểu) về vốn ca
dao tục ngữ liên quan đến kiến thức địa lí.
Đề tài khơng chỉ bổ sung ca dao, tục ngữ cho giảng dạy ở lớp 10 mà còn bổ
sung, áp dụng cho khối 12 (Địa lí Việt Nam) vì trong chương trình Địa lí 12 có
nhiều kiến thức mà ca dao, tục ngữ đề cập tới.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:


18
SangKienKinhNghiem.net


Đối với giáo viên:
Để tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học giáo viên phải u thích chính cơng
việc giảng dạy ở trường, bởi vì khi giáo viên yêu cơng việc sẽ dồn vào đó quyết
tâm, sự tâm huyết, say mê, nhiệt tình từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo.
Để sử dụng phương pháp này hiệu quả, bản thân giáo viên phải có vốn kiến thức
về cao dao, tục ngữ và để vận dụng linh hoạt vào bài giảng cần phải hiểu thấu
đáo đầy đủ ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ đó. Muốn làm được điều đó giáo
viên phải thường xun tìm những thơng tin bên nhờ vào việc tra cứu từ báo chí,
mạng Internet, sách báo,...để bổ sung những câu cao dao, tục ngữ hay, ý nghĩa
phù hợp với bài học.
Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và kỹ
thuật dạy học phù hợp với nhu cầu trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh
cụ thể của từng nhà trường, từng địa phương.
Đối với nhà trường:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật
dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải
nghiệm trong q trình học tập thơng qua các mơn học nói chung và mơn Địa lý
nói riêng.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết. Không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết:
Vũ Thị Phương


19
SangKienKinhNghiem.net


Tài liệu tham khảo:
[1]. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Tam Phù Sa và Ngô
Thanh Loan (sưu tầm và giới thiệu). Nhà xuất bản Thanh Niên 2008.
[2]. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Tam Phù Sa và Ngô
Thanh Loan (sưu tầm và giới thiệu). Nhà xuất bản Thanh Niên 2008.
Và các tài liệu:
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 10-chương trình cơ bản của Bộ giáo dục
và đào tạo.
2. Cuốn: Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Tam Phù Sa và
Ngô Thanh Loan (sưu tầm và giới thiệu). Nhà xuất bản Thanh Niên 2008.
3. Nguồn thông tin từ báo, mạng Internet.

20
SangKienKinhNghiem.net



×