MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................1
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
2.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................13
Trang 1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường khá lâu nhưng nội dung
sách giáo khoa chưa có nhiều thay đổi, kiến thức lạc hậu nhiều so với sự phát
triển của công nghệ thông tin trong xã hội ngày nay.
Học sinh suy nghĩ môn tin là môn phụ nên không tập trung cho việc học lý
thuyết và thực hành.
Nhiều học sinh gia đình có máy tính hoặc các em đã được làm quen với máy
tính từ các lớp dưới nên các thao tác thực hành rất nhanh.
Qua các tiết dạy bài tập và thực hành 4 tôi thấy cần có một số thay đổi:
- Các thao tác thực hành còn hạn chế.
- Việc kiểm tra thường xuyên chưa nhiều.
- Chưa phát huy hết khả năng của học sinh.
- Học sinh còn mơ hồ về biểu mẫu.
- Học sinh còn chưa phân biệt được cách cập nhật của bảng và của biểu
mẫu.
- Học sinh chỉ học vẹt lý thuyết và chưa biết vận dụng.
- Khi dạy các ví dụ chưa khơi dậy các hiểu biết trong môn Tiếng Anh của
học sinh.
Từ kinh nghiệm giảng dạy ở những năm trước và nắm được trình độ nhận
thức của học sinh, tôi xin đưa ra một số ý kiến nhỏ để tạo hứng thú học thực
hành cho học sinh trong dạy học bài tập và thực hành 4: tạo biểu mẫu đơn giản.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thay đổi cấu trúc bài và thêm một số ví dụ để học sinh dễ dàng liên hệ với
thực tế việc quản lý học sinh qua đó các em học sinh nắm được kiến thức kỹ
năng tạo biểu mẫu đơn giản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sự hứng thú học thực hành của học sinh lớp 12A7 trường
THPT Nông Cống II khi học tiết bài tập và thực hành 4 tạo biểu mẫu đơn giản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Giảng dạy thực hành, giảng dạy hướng đối tượng học sinh, kết hợp lý
thuyết và thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài tập và thực hành 4:
“tạo biểu mẫu đơn giản” tin học 12.
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin để có số
liệu thống kê, xử lý so sánh giữa lớp áp dụng sáng kiến và lớp dạy học theo
phương pháp truyền thống.
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Bám sát mục đích yêu cầu của bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng tin học 12.
a. Về kiến thức
- Biết tạo biểu mẫu đơn giản (dùng thuật sĩ sau đó chỉnh sửa thêm bằng chế
độ thiết kế);
Trang 2
- Biết dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đó nhập trong
bảng;
- Cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ trang dữ liệu của biểu mẫu;
- Biết thêm một số nút lệnh cơ bản khi tạo biểu mẫu.
b. Về kĩ năng
- Có các kĩ năng cơ bản về cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ
trang dữ liệu của biểu mẫu.
- dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đó nhập trong bảng.
- Tạo biểu mẫu có giao diện để tạo một số nút lệnh.
c. Về thái độ
- HS nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của các công cụ
phần mềm nói chung cũng như của hệ QTCSDL nói riêng để có quyết tâm học
tập tốt, nắm vững các khái niệm và thao tác cơ sở của Access.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua nắm bắt được trình độ của các em học sinh trường THPT Nông Cống II
kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy bài tập và thực hành 4 “tạo biểu mẫu đơn
giản” ở những năm trước, tôi thấy thực trạng học sinh trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm như sau:
- Học sinh không có hứng thú nhiều với tiết học thực hành tạo biểu mẫu.
- Trong thời gian một tiết các em có thể thực hành hết nội dung trong sách
giáo khoa, dẫn tới các em ồn trong tiết học, chơi điện tử, nghich máy tính.
- Các em chưa hiểu rõ về khái niệm biểu mẫu, ít có sự liên hệ với các bài
toán quản lý trong thực tế để biết được vai trò của biểu mẫu.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Cấu trúc lại bài học được thiết kế như sau:
Kiến thức trọng tâm, cơ bản:
Các đơn vị kiến thức: Chia bài làm 4 bài tập
1. Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng học sinh
2. Chỉnh sửa biểu mẫu để có thể cập nhật thông tin học sinh
3. Sử dụng biểu mẫu vừa tạo để nhập thêm các bản ghi theo mẫu.
4. Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để lọc và sắp xếp dữ liệu
trong chế độ biểu mẫu.
Chia tiết dạy
- Tiết 1 dạy bài 1 và 2
- Tiết 2 dạy bài 3 và 4
Kiến thức cơ bản
1. Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng học sinh
- Học sinh tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_ SINH như các
bước đã được hướng dẫn ở bài trước.
- Học sinh cần xác định dữ liệu nguồn hay dữ liệu vào –Input của bài toán
tạo biểu mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đúng các thao tác để tạo biểu mẫu, chú
trong phân tích đâu là bước cung cấp dữ liệu nguồn cho biểu mẫu, đâu là
Trang 3
-
bước cung cấp thông tin để máy tính chọn hình thức của biểu mẫu, thao
tác cần thực hiện khi tạo biểu mẫu hoàn tất là gì?
Học sinh chỉnh sửa phông chữ tiếng Việt di chuyển các trường dữ liệu để
có vị trí đúng.
2. Chỉnh sửa biểu biểu mẫu để có thể cập nhật thông tin học sinh bằng
cách sử dụng các nút lệnh.
3. Sử dụng biểu mẫu để nhập thêm các bản ghi cho bảng theo mẫu.
4. Sử dụng các nút lênh trên thanh công cụ để lọc ra các học sinh Nam của
bảng HOC_SINH:
Giáo viên gợi ý học sinh nhớ lại cách lọc ra các học sinh Nam trong bảng
từ đó áp dụng cho biểu mẫu.
Sắp xếp các học sinh theo thứ tự tăng dần
Lọc ra các học sinh nữ.
Lọc ra các học sinh Nam của tổ 1.
( Tiết 1)
Kiểm tra bài cũ: Biểu mẫu là gì?
Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: đặt vấn đề:
Giáo viên giới thiệu về một chương trình quản lý học viên
bằng access trên máy chiếu cho học sinh thấy giao diện của một số
biểu mẫu từ đó rút ra vai trò của biểu mẫu.
Chúng ta có thể tạo ra các biểu mẫu tương tự như thế sau khi
học xong tiết thực hành tạo biểu mẫu.
Hoạt động 2: tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng học sinh
Giáo viên nhắc lại cách tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ, học sinh
thực hành tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra bước nào là bước tạo dữ liệu
nguồn cho biểu mẫu? để nhập dữ liệu cho bảng ta chọn hiển thị biểu
mẫu ở chế độ nào?
Trang 4
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chỉnh sửa phông chữ tiếng
Việt, di chuyển các trường:
- Chuyển biểu mẫu sang chế độ thiết kế.
- Bật Vietkey hoặc unikey lựa chọn bảng mã phù hợp và chỉnh
sửa.
- Di chuyển các trường để được vị trí theo mẫu.
Yêu cầu học sinh đạt được
Tạo được biểu mẫu theo mẫu
Hoạt động 3:
Bài 2: tạo biểu mẫu theo mẫu có các nút lệnh nhập thêm học sinh, xóa học sinh,
lưu thông tin học sinh và đóng biểu mẫu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo ra nút lệnh Nhập HS và yêu cầu
học sinh tạo ra các nút lệnh còn lại với gợi ý:
- Delete Record là xóa bản ghi
- Add new record là thêm bản ghi
- Save record là lưu bản ghi
- Close Form là đóng form
Trang 5
Hướng dẫn học sinh tạo nút lệnh Nhập HS:
B1: Sau khi tạo biểu mẫu như bài 1 ta tạo các nút lệnh trong hộp thoại Toolbox:
B2: Chọn Command Buton để tạo nút lệnh:
Trang 6
B3: chọn các nút lệnh tương ứng sau đó nháy Next
B4: Chọn Text và đặt tên cho nút lệnh, nháy Next -> Finish để kết thúc
Giáo viên yêu cầu học sinh tạo các nút lệnh khác tương tự, hướng dẫn học sinh
thục hành.
Trang 7
Yêu cầu học sinh đạt được.
Tạo được biểu mẫu để thực hiện các công việc trên
Trang 8
(Tiết 2)
Kiểm tra bài cũ: thực hành lại thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật
sĩ?
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Bài 3: sử dụng biểu mẫu tạo được ở tiết trước để nhập
thêm các bản ghi theo mẫu.
Từ biểu mẫu đã tạo ra ở tiết trước học sinh sử dụng nút lệnh
Nhâp HS để nhập thêm các thông tin về học sinh, trong quá trình
nhập có sai sót có thể xóa và lưu thông tin.
Yêu cầu học sinh đạt được:
Nhập thêm các bản ghi theo mẫu hoặc nhập thêm thông tin về
các bạn trong nhóm thực hành.
Hoạt động 2:
Bài 4: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để
a) Lọc ra các học sinh Nam của bảng HOC_SINH.
b) Lọc ra các học sinh nữ.
c) Sắp xếp tên học sinh theo thứ tăng dần hoặc giảm dần.
d) Lọc ra các học sinh Nam của tổ 1
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách lọc và sắp xếp các bản ghi trong
bảng từ đó có thể thực hành lọc và sắp xếp các bản ghi khi sử dụng biểu mẫu.
Sau khi thực hiện lọc so sánh việc lọc ở bảng và lọc ở chế độ biểu mẫu?
Trang 9
Yêu cầu học sinh đạt được:
a) Lọc ra các học sinh Nam của bảng HOC_SINH.
Học sinh có thể lọc theo ô dữ liệu đang chon, lọc theo mẫu. Có thể sử dụng
thanh bảng chọn hoặc các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
b) Lọc ra các học sinh nữ của bảng học sinh
Trang 10
c) Săp xếp tên học sinh theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
B1: chon ôtên
B2: có thể sử dụng thanh bảng chọn Record hoặc sử dụng nút lệnh sắp
xếp với:
sắp xếp tăng dần
sắp xếp giảm dần
a) Lọc ra các học sinh Nam của tổ 1
B1: nháy vào nút lọc theo mẫu
B2: Nhập Nam vào ô giới tính, 1 vào ô tổ
Trang 11
B3: Nháy vào nút lệnh lọc
Giáo viên gợi ý học sinh có thể sử dụng lọc theo ô dữ liệu đang chọn
nhưng phải thực hiện hai thao tác lọc: lọc ra các học sinh Nam sau đó lọc ra tổ 1.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được những
kết quả như sau:
-Học sinh rất hứng thú trong tiết học.
- Học sinh hiểu rõ hơn về biểu mẫu.
- Sáng kiến rất dễ áp dụng trong tiết học thực hành.
- Học sinh làm hết các yêu cầu của giáo viên trong hai tiết thực hành.
- Học sinh có thái độ yêu thích môn tin học.
Sau đây là bảng so sánh kết quả đánh giá giữa 2 lớp 12A1 và lớp 12A2
có trình độ tương đương nhau:
Chưa áp dụng SKKN (12A1)
Áp dụng SKKN (12A7)
SS: 41
Số
lượng
Tỉ lệ
SS: 39
Số
lượng
Tỉ lệ
Giỏi
3 em
7,3%
Giỏi
6 em
15,4%
Khá
15 em
36,6 %
Khá
20 em
51,3%
TB
17 em
41,5%
TB
10 em
25,6%
Yếu
6 em
14,6%
Yếu
3 em
7,7%
Đề bài kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả áp dụng sáng kiến:
Câu 1: Tạo bảng dữ liệu NHUNG_NGUOI_BAN (những người bạn) được mô
tả như sau:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Hoten
Text
Họ tên
Sinhnhat
Date/time
Sinh nhật
Dienthoai
Text
Điện thoai
Truong
Text
Trường đang theo học
a) Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng, nhập vào 5 bạn.
b) Chỉnh sữa biểu mẫu để có thể cập nhật dữ liệu cho bảng?
c) Lọc ra các bạn học cùng trường với em?
Trang 12
2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã thực sự có tác động tích cực
vào việc tiếp thu kiến thức bài học của lớp đối tượng áp dụng (Lớp 12A7), cụ
thể:
- Tạo được hứng thú trong tiết học, các em hoạt động để tiếp thu kiến thức
nhiều hơn.
- Học sinh đã nắm được vai trò của biểu mẫu và biết vận dụng biểu mẫu để cập
nhật dữ liệu.
- Nắm được các kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Học sinh đã hứng thú hơn trong tiết thực hành.
- Phân biệt được việc cập nhật dữ liệu ở bảng và biểu mẫu.
- Đưa thêm một số đơn vị kiến thức để học sinh hiểu rõ hơn về biểu mẫu.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường hiện có 1 phòng máy để học sinh thực hành, tuy nhiên số
lượng máy còn ít, sử dụng phòng học thông thường để thiết kế thành phòng máy
nên chưa đạt được các tiêu chí, yêu cầu của 1 phòng máy do đó việc thực hành
của học sinh vẫn bị hạn chế rất nhiều, rất mong sở giáo dục, và các ban ngành có
liên quan quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc giảng dạy bài tập và thực
hành 4: “Tạo biểu mẫu đơn giản”. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn còn
nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, bạn bè, các
thầy, cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Lê Thị Hoài
Trang 13
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa tin học 12
Sách giáo viên tin học 12
Sách bài tập tin học 12
Chuẩn kiến thức kỹ năng tin học bậc THPT.
Tài liệu Accses cơ bản.
Phần mềm quản lý học viên trên website
/>
Trang 14