Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Báo cáo " Hội nghị góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.32 KB, 7 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 57




gày 8/9/2001, Trờng đại học luật Hà
Nội đ tổ chức Hội nghị góp ý kiến cho
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp năm 1992. Tham gia Hội nghị có
hơn 100 cán bộ, giáo viên của nhà trờng.
Hội nghị vinh dự đợc nghe Bộ trởng Bộ T
pháp, thành viên Uỷ ban sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp năm 1992, TS.
Nguyễn Đình Lộc phổ biến mục đích, yêu
cầu, những quan điểm chỉ đạo và nội dung
cần sửa đổi, bổ sung. Hội nghị đ diễn ra
trong không khí hết sức sôi nổi với nhiều ý
kiện phong phú và sâu sắc.
Dới đây là tổng hợp các ý kiến phát biểu
tại Hội nghị này.
I. Về phạm vi sửa đổi và bổ
sung Hiến pháp
Đa số các ý kiến phát biểu tại Hội nghị
nhất trí với quan điểm của Uỷ ban sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp năm 1992,
cho rằng trong thời điểm hiện nay cha nên
đặt vấn đề sửa đổi cơ bản Hiến pháp 1992.
Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng cần có


quan niệm đúng về vấn đề này: Sửa đổi, bổ
sung một số điều không có nghĩa là cố định ở
33 điểm mà Uỷ ban sửa đổi, bổ sung một số
điều của Hiến pháp năm 1992 đ đa ra; điều
quan trọng là những vấn đề gì đ thực sự chín
muồi, có nhu cầu bức xúc thì nên sửa đổi. Vì
vậy, ngoài những vấn đề mà Uỷ ban sửa đổi,
bổ sung một số điều của Hiến pháp năm
1992 đ dự kiến cũng cần xem xét thêm
những vấn đề khác nh nguyên tắc quyền lực
nhà nớc là thống nhất, Nhà nớc là ngời
đại diện của sở hữu toàn dân, nguyên tắc
công dân có quyền đợc tự do kinh doanh
những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà
nớc, vì vậy, cần chú trọng tính chất, nội
dung, vai trò, chức năng của Hiến pháp để
xác định các vấn đề nào cần sửa đổi, bổ sung
và đa ra ở mức độ nào cho phù hợp để vừa
bảo đảm đợc mục đích và yêu cầu đặt ra cho
đợt sửa đổi bổ sung này đồng thời bảo đảm
đợc tính ổn định lâu dài của Hiến pháp,
tránh trờng hợp đa vào những nội dung sửa
đổi, bổ sung mà sau thời gian ngắn lại phải
tiếp tục có sự sửa đổi, bổ sung; hoặc có
những vấn đề rất quan trọng nhng đang là
định hớng, còn phải tiếp tục nghiên cứu thì
cha nên quy định cụ thể.
II. Những vấn đề cần đợc sửa
đổi, bổ sung trong Hiến pháp

năm 1992
1. Về Lời nói đầu
Nhiều ý kiến phát biểu đều nhất trí cần
bổ sung vào Lời nói đầu: "Động lực chủ yếu
để phát triển đất nớc là đại đoàn kết toàn
dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với
nông dân và trí thức do Đảng cộng sản Việt
Nam lnh đạo của toàn x hội", vì đây là
một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng đ đợc khẳng định trong Nghị quyết
Đại hội IX của Đảng và vấn đề đại đoàn kết
cũng đ từng đợc ghi nhận trong Hiến pháp
năm 1946 với t cách là một trong ba nguyên
N



nghiên cứu - trao đổi
58 - Tạp chí luật học

tắc để xây dựng Hiến pháp.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần
thể hiện một cách cô đọng, khái quát hơn. Có
một ý kiến đề nghị ghi nh Hiến pháp năm
1946.
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị nên sửa
Lời nói đầu của Hiến pháp cho phù hợp với
tình hình hiện nay với nội dung cụ thể nh
sau:
- Tinh hình từ năm 1986 đến nay đ có

nhiều thay đổi. Đờng lối đổi mới do Đảng
đề xớng và lnh đạo là đúng đắn và đ thu
đợc nhiều thành tựu hết sức to lớn. Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng đ khẳng định
tính đúng đắn của đờng lối đó đồng thời
khẳng định phải tiếp tục thực hiện đờng lối
này ở phạm vị rộng hơn, toàn diện hơn và ở
mức độ cao hơn. Nghị quyết Đại hội IX cũng
đa ra những nhận định có tính khái quát cao
hơn và vạch ra những định hớng chiến lợc
mới cho những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Vì vậy, nếu để nguyên đoạn "Từ năm 1986
đến nay nhiệm vụ mới" nh trớc đây thì
cha phù hợp. Đề nghị sửa đoạn này để bảo
đảm chức năng phản ánh của Hiến pháp cho
phù hợp với tình hình hiện nay.
- Hai vấn đề quan trọng mà Nghị quyết
IX đ khẳng định về xây dựng nhà nớc pháp
quyền XHCN dới sự lnh đạo của Đảng và
xây dựng nền kinh tế thị trờng định hớng
x hội chủ nghĩa là những quan điểm định
hớng lớn nên thể hiện trong Lời nói đầu một
cách cô đọng sẽ phù hợp hơn là đa vào các
Điều 2, 12 và 15.
2. Về Chơng I
a. Về Điều 2: Đây là điều có nhiều ý kiến
khác nhau:
- Loại ý kiến thứ nhất, nhất trí phơng án
1 là giữ nguyên nh Điều 2 của Hiến pháp
1992 vì toàn bộ Điều 2 đ nói rõ đợc bản

chất của Nhà nớc ta, việc thêm cụm từ
pháp quyền x hội chủ nghĩa không những
không làm rõ hơn bản chất đó mà còn đòi hỏi
phải giải thích thêm thế nào là nhà nớc pháp
quyền x hội chủ nghĩa? Hơn nữa, cụm từ
này còn dự kiến ghi thêm vào Điều 12, vì vậy
không cần đa vào Điều 2 để tránh trùng lắp.
- Loại ý kiến thứ hai cho rằng quan điểm
về tính thống nhất của quyền lực nhà nớc và
sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà
nớc trong việc thực hiện ba quyền lập pháp,
hành pháp và t pháp đ đợc khẳng định
trong các nghị quyết của Đảng, vì vậy cần bổ
sung điểm này thành quy định trong Điều 2
hoặc Điều 6.
- Có ý kiến còn đề nghị bỏ hai chữ Nhà
nớc trong câu "tất cả quyền lực nhà nớc
thuộc về nhân dân", vì quyền lực là khái
niệm rộng và bản chất là quyền lực của nhân
dân, Nhà nớc là đại diện, đợc nhân dân uỷ
quyền cho nên thay cụm từ thuộc về nhân
dân bằng Tất cả quyền lực xuất phát từ
nhân dân sẽ chính xác hơn. Đồng thời, quy
định nh vậy sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề
phân công quyền lực. Thực tế, Chính phủ, toà
án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đều thực
hiện quyền của mình trên cơ sở quyền lực
xuất phát từ nhân dân. Vì vậy, đề nghị ghi là:
Tất cả quyền lực xuất phát từ nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân

với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
b. Về Điều 3: Có một số ý kiến cho rằng
nên bỏ mấy từ về mọi mặt trong câu "Nhà
nớc bảo đảm không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân" để bảo
đảm tính khái quát và toàn diện. Có ý kiến đề
nghị bỏ đoạn nghiêm trị mọi hành động
xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 59

dân, vì đây là vấn đề đơng nhiên sẽ đợc
quy định trong các đạo luật cụ thể, không
nên đa vào Hiến pháp để tránh điều luật quá
dài.
c. Về Điều 8: Để tăng cờng hiệu lực
quản lí của Nhà nớc và làm trong sạch đội
ngũ công chức có ý kiến cho rằng cần phải
khẳng định mạnh mẽ vấn đề chống quan liêu,
tham nhũng và để bảo đảm cho Điều 8 có
tính khái quát, đúng với tính chất của Hiến
pháp, đề nghị bỏ cụm từ mọi biểu hiện mà
ghi gọn là kiên quyết đấu tranh chống quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
d. Về Điều 10: Có ý kiến đề nghị trong
điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nớc, công đoàn ngày càng có vai trò quan
trọng. Do đó, khi quy định về chức năng,

nhiệm vụ của công đoàn nên sửa cụm từ
tham gia kiểm tra bằng kiểm tra để nói
rõ vai trò cụ thể của công đoàn. Đồng thời
sửa đoạn: giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nớc bằng giám sát hoạt động của
Nhà nớc, các cơ quan nhà nớc, tổ chức
kinh tế.
đ. Về Điều 12: Có những ý kiến khác
nhau về việc bổ sung đoạn: "Xây dựng Nhà
nớc pháp quyền x hội chủ nghĩa Việt Nam
là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và
công dân" vào Điều 12:
- Một số các ý kiến phát biểu nhất trí với
phơng án 2 do Uỷ ban sửa đổi, bổ sung một
số điều của Hiến pháp năm 1992 đề xuất, đa
vấn đề nhà nớc pháp quyền vào Điều 12.
Tuy nhiên, các ý kiến này lại cho rằng cần
lu ý đến tính khái quát trong các quy định
của Hiến pháp, tránh liệt kê, vì có thể sẽ có
những phát sinh mới và liệt kê sẽ không bao
giờ đầy đủ. Vì vậy, đoạn 3 của Điều 12 nên
sửa theo hớng khái quát hơn, cụ thể có ý
kiến đề nghị sửa lại là: "Các cơ quan, tổ chức
và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống các tội phạm, các vi phạm pháp luật.
- Loại ý kiến thứ hai cho rằng, không nên
đa đoạn bổ sung này vào Điều 12 vì vấn đề
nhà nớc pháp quyền x hội chủ nghĩa đ
đợc ghi nhận tại Điều 2. Cũng theo hớng

này, có ý kiến khác cho rằng Điều 12 đ rất
hoàn chỉnh, nó xác lập nguyên tắc quan trọng
- nguyên tắc pháp chế x hội chủ nghĩa đ đi
vào tiềm thức của đông đảo các tầng lớp nhân
dân, vì vậy, nếu bổ sung đoạn này vào Điều
12 thì sẽ phá vỡ tính hoàn thiện của Điều
này.
- ý kiến khác đề nghị thay từ công dân
tại đoạn 4 bằng từ cá nhân để bảo đảm tính
khái quát và thống nhất với thuật ngữ đang
đợc sử dụng phổ biến trong các văn bản
pháp luật hiện nay. Ngoài ra, còn có ý kiến
đề nghị giữ nguyên Điều 12 Hiến pháp năm
1992.
3. Về Chơng II
a. Về Điều 15:
- Nhiều ý kiến thể hiện sự nhất trí với
việc đa thêm cụm từ "kinh tế thị trờng định
hớng x hội chủ nghĩa" nh Dự thảo đề
xuất. Tuy nhiên, các ý kiến này đều cho rằng,
trong nền kinh tế thị trờng vấn đề sở hữu
cần đợc thể hiện rõ hơn. Nên cân nhắc lại
khái niệm sở hữu toàn dân và nên chăng
đổi "sở hữu toàn dân" thành "sở hữu nhà
nớc" để chỉ rõ Nhà nớc là đại diện của sở
hữu toàn dân. Từ đây, có thể ghi là sở hữu
nhà nớc, sở hữu pháp nhân, sở hữu t nhân.
- Một số ý kiến đề nghị trong Hiến pháp
cần thể hiện rõ hơn công thức về vai trò chủ



nghiên cứu - trao đổi
60 - Tạp chí luật học

đạo của kinh tế nhà nớc, xác định vai trò
của doanh nghiệp nhà nớc trong nền kinh tế
thị trờng định hớng XHCN. Một số ý kiến
đề nghị rằng cổ phần hoá là chính sách kinh
tế quan trọng cũng phải đợc ghi nhận trong
Hiến pháp.
- Có ý kiến đề nghị nên chỉ ghi hai chế
độ sở hữu là "công hữu và t hữu"; còn về
hình thức sở hữu thì nên quy định nh trong
Bộ luật dân sự (gồm 7 hình thức).
- Tiếp theo, tất cả các ý kiến đều đề nghị
bỏ cụm từ "đan xen, hỗn hợp" ra khỏi Điều
15 vì đó là điều tất yếu sẽ diễn ra trong nền
kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Có ý
kiến đề nghị rằng để phù hợp với Điều 16 nói
về mục đích chính sách kinh tế thì Điều 15
nên viết lại cho gọn là "Chính sách kinh tế
của Nhà nớc là phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần với các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên
chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu t nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể là nền tảng".
b. Về Điều 16: Một số ý kiến đồng ý nh
Dự thảo nhng cũng có một số kiến nghị
khác nh sau:

- Đối với đoạn 2, nên ghi là: "Các thành
phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác
nhau đợc bình đẳng kinh doanh theo pháp
luật là những bộ phận cấu thành (bỏ chữ
quan trọng của) nền kinh tế thị trờng định
hớng x hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu
dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Đối với đoạn 3, không nên liệt kê nh
trong nghị quyết của Đảng mà nên quy định
theo hớng khái quát là: "Nhà nớc thúc đẩy
sự hình thành, phát triển và từng bớc hoàn
thiện các loại thị trờng cần thiết theo định
hớng x hội chủ nghi.
- Có ý kiến khác đề nghị bỏ cụm từ: "trên
cơ sở" vì giải phóng mọi năng lực sản xuất,
phát huy mọi tiềm năng của các thành phần
kinh tế cũng là mục đích của chính sách kinh
tế; Nghị quyết Đại hội IX có đề cập về 6
thành phần kinh tế, điều đó có ý nghĩa rất
quan trọng nhng không cần thiết phải thể
hiện trong Hiến pháp vì rất có thể trong thực
tiễn sẽ xuất hiện những thành phần khác nữa.
Tơng tự nh vậy, các loại thị trờng đợc
liệt kê trong đoạn ba cũng có thể là cha đầy
đủ, trong tơng lai có thể xuất hiện những
loại thị trờng mới. Do đó, Điều 16 nên viết
gọn lại nh sau: "Mục đích của chính sách
kinh tế là làm cho dân giàu, nớc mạnh, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và
tinh thần của nhân dân, giải phóng mọi năng

lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành
phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh".
c. Về Điều 21: Một số ý kiến đề nghị quy
định rõ hơn nh sau: "Kinh tế cá thể, tiểu
chủ, kinh tế t bản t nhân đợc tự do lựa
chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ phù hợp; đợc thành lập doanh
nghiệp, đợc quyền sở hữu t liệu sản xuất và
không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong
những ngành, nghề mà pháp luật không
cấm.
4. Về Chơng III
a. Về Điều 35: Có ý kiến đề nghị bỏ cụm
từ góp phần làm cho dân giàu, nớc mạnh
vì cụm từ này đ đợc nêu nhiều lần trong
Hiến pháp.


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 61

b. Về Điều 36: Có ý kiến đề nghị sửa
đoạn bảo đảm duy trì, củng cố kết quả xoá
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, thực
hiện phổ cập trung học cơ sở, tiến tới từng
địa phơng thành "bảo đảm xoá mù chữ và
phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học
cơ sở trên phạm vi toàn quốc" để bảo đảm

tính khả thi của Hiến pháp trong giai đoạn
hiện nay.
c. Về Điều 37: Có ý kiến đề nghị bỏ cụm
từ là quốc sách hàng đầu vì cụm từ này đ
đợc ghi nhận tại Điều 35 về giáo dục và đào
tạo. Nếu Hiến pháp quy định nhiều quốc
sách hàng đầu thì sẽ khó xác định vai trò
của cơ quan, tổ chức hay định hớng nào
thực sự sẽ là quốc sách hàng đầu của quốc
gia trong thực tiễn. Vì vậy, Điều 37 chỉ nên
quy định: "Khoa học công nghệ có vai trò
quan trọng, là nền tảng và là động lực để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nớc .
d. Về Điều 59: Một số ý kiến đề nghị giữ
lại đoạn hai: "Bậc tiểu học là bắt buộc, không
phải trả học phí", vì đây là vấn đề có ý nghĩa
chính trị, x hội lớn.
5. Về Chơng VI
a. Về Điều 84:
- Khoản 4 Điều 84: Nhiều ý kiến phát
biểu nhất trí với đề nghị sửa đổi, bổ sung
khoản 4 Điều 84 Dự thảo, cho rằng việc quy
định này vẫn bảo đảm đợc tính thống nhất
của chính sách tài chính quốc gia, bảo đảm
cho Quốc hội tập trung vào việc quyết định
phân bổ ngân sách trung ơng đồng thời tạo
quyền chủ động cho hội đồng nhân dân địa
phơng quyết định ngân sách của địa phơng
mình, tránh đợc tình trạng bao biện, làm

thay hoặc dựa dẫm vào trung ơng trong thời
gian vừa qua.
- Khoản 5 Điều 84: Các ý kiến đều đề
nghị nên viết gọn khoản 5 Điều 84 là: "Quyết
định chính sách dân tộc và chính sách tôn
giáo của Nhà nớc.
- Khoản 7 Điều 84: Đa số ý kiến đều
khẳng định việc bổ sung quy định về bỏ
phiếu tín nhiệm đối với những ngời giữ chức
vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy
định của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng phải có
quy định cụ thể hơn về cơ chế này. Một số ý
kiến cho rằng cần phải bổ sung vào điều này
thêm hai chữ Chính phủ để sửa lại theo
hớng Quốc hội có quyền: "Bỏ phiếu tín
nhiệm đối với Chính phủ, những ngời giữ
các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
theo quy định của pháp luật.
- Khoản 13 Điều 84: Các ý kiến đều nhất
trí với quy định bổ sung đoạn: "Phê chuẩn
hoặc bi bỏ điều ớc quốc tế do Chủ tịch
nớc trực tiếp kí kết" vì các điều ớc quốc tế
liên quan đến quyền, lợi ích của đất nớc và
chủ quyền quốc gia.
Ngoài ra, để bảo đảm cho Quốc hội thực
hiện tốt chức năng giám sát của mình, nhiều
ý kiến đề nghị nên tiến hành việc thành lập
cơ quan giám sát (thanh tra) và kiểm toán của
Quốc hội.

6. Về Chơng VII
a. Về Điều 103:
- Khoản 6 Điều 103: Các ý kiến đều nhất
trí với Dự thảo sửa đổi quy định tại khoản 6
Điều 103 là: "Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ
ban thờng vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động
viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp;
trong trờng hợp thật cần thiết, ban bố tình


nghiên cứu - trao đổi
62 - Tạp chí luật học

trạng khẩn cấp trong cả nớc hoặc ở từng địa
phơng". Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị
phải mở rộng hơn thẩm quyền của Chủ tịch
nớc tơng tự nh Hiến pháp 1946 trớc đây
đ quy định để ngời đứng đầu Nhà nớc có
những quyền thực sự là nguyên thủ quốc gia.
- Khoản 7 và khoản 9 Điều 103: Các ý
kiến đều nhất trí với phơng án mà do Uỷ
ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến
pháp năm 1992 đề xuất.
7. Về Chơng VIII
a. Về Điều 112: Một số ý kiến cho rằng
cần có quan niệm đúng về vị trí pháp lí của
Chính phủ trong bộ máy nhà nớc. Không
nên quan niệm Chính phủ chỉ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội. Chính phủ là cơ quan
hành pháp, thực thi quyền lực nhà nớc có

nguồn gốc từ nhân dân; Quốc hội là cơ quan
lập pháp nhng pháp luật đó thể hiện ý chí
chung của nhân dân mà Quốc hội là cơ quan
đợc nhân dân trao cho quyền thông qua
pháp luật. Vì vậy, cần nhấn mạnh Chính phủ
là cơ quan hành chính nhà nớc cao nhất để
tạo cơ sở pháp lí cho Chính phủ phát huy vai
trò của mình trong quản lí và điều hành đất
nớc.
- Khoản 8 Điều 112: Các ý kiến đều nhất
trí với phơng án do Uỷ ban sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp năm 1992 đề xuất
là bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong
việc: "Đàm phán, kí kết điều ớc quốc tế
nhân danh Nhà nớc Cộng hoà x hội chủ
nghĩa Việt Nam, trừ trờng hợp quy định tại
khoản 10 Điều 103" để tạo ra sự linh hoạt
cần thiết cho Chính phủ trong việc kí kết,
tham gia điều ớc quốc tế.
b. Về Điều 116: Các ý kiến đều hoàn toàn
tán thành với phơng án bỏ quy định về thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của thủ trởng cơ quan thuộc Chính phủ tại
Điều 116. Việc bỏ quy định này có ý nghĩa
quan trọng, tạo ra cơ sở hiến pháp cho việc
tinh giản bộ máy của Chính phủ và củng cố
tính thống nhất trong việc xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
8. Về Chơng IX
a. Về Điều 123: Nhiều ý kiến nhất trí với

các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội
đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Tuy
nhiên, có ý kiến đề nghị nên đổi tên uỷ ban
nhân dân thành uỷ ban hành chính để phân
biệt rõ tính chất, chức năng của loại hai cơ
quan này. Việc thay đổi tên này còn tránh
đợc sự hiểu nhầm trong nhân dân khi họ
phải thực thi nghĩa vụ của công dân trớc cơ
quan hành chính nhà nớc.
Các ý kiến hoàn toàn nhất trí với quy
định bổ sung vào Điều 123 nội dung: "Uỷ
ban nhân dân có chủ tịch, các phó chủ tịch
và các uỷ viên. Chủ tịch uỷ ban nhân dân là
đại biểu hội đồng nhân dân. Trong trờng
hợp cần thiết, Thủ tớng Chính phủ có thể
điều động, bổ nhiệm chủ tịch uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng,
chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên có thể
điều động, bổ nhiệm chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp dới trực tiếp; trong trờng hợp bổ
nhiệm, chủ tịch uỷ ban nhân dân không nhất
thiết phải là đại biểu hội đồng nhân dân".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn về việc
nếu chủ tịch uỷ ban nhân dân không nhất
thiết phải là đại biểu hội đồng nhân dân thì
vấn đề giám sát của hội đồng nhân dân đối


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 63


với chủ tịch hội đồng nhân dân sẽ đợc tiến
hành nh thế nào, nhất là trong trờng hợp
chủ tịch uỷ ban nhân dân có quan điểm khác
với thờng trực hội đồng nhân dân? Một số ý
kiến cho rằng, có nhiều giải pháp cho vấn đề
này nh lấy phiếu tín nhiệm định kì; quy
định chế độ báo cáo của chủ tịch uỷ ban nhân
dân trớc hội đồng nhân dân Điều này sẽ
đợc quy định trong các văn bản dới Hiến
pháp.
Đồng thời, để phù hợp với quy định bổ
sung của Điều 123, cần bổ sung quy định về
thẩm quyền của Thủ tớng Chính phủ: "Bổ
nhiệm chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ơng trong trờng hợp
cần thiết" vào khoản 3 Điều 114.
9. Về Chơng IX
a. Về Điều 128: Các ý kiến phát biểu đều
nhất trí với phơng án do Uỷ ban sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đề
xuất, vì điều đó có ý nghĩa bảo đảm tính liên
tục cho hoạt động của chánh án Toà án nhân
dân tối cao khi Quốc hội hết nhiệm kì.
b. Về Điều 131: Một số ý kiến cho rằng,
trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi, bổ
sung Điều này nh phơng án mà Uỷ ban sửa
đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm
1992 đề xuất cha thực sự phù hợp, vì nó làm
phát sinh mâu thuẫn với những nguyên tắc

đợc quy định tại Điều 129 và 131. Đồng
thời, tuy pháp luật ở một số nớc có quy định
thủ tục xét xử rút gọn nhng có những điểm
khác với điều kiện nớc ta, đó là những
nguyên tắc xét xử của các nớc đó có khác ta
và thủ tục rút gọn thờng đợc áp dụng để
xét xử "những tội vi cảnh".
Có ý kiến đề nghị cần thành lập toà án
khu vực để tạo điều kiện cho việc bố trí cán
bộ toà án phù hợp với nhu cầu giải quyết
khối lợng công việc tơng ứng. Toà án nhân
dân tối cao chỉ làm nhiệm vụ phá án mà
không nên làm công tác xét xử trực tiếp nh
hiện nay. Cách làm này sẽ tránh đợc tình
trạng án tồn đọng trong thực tế.
c. Về Điều 137: Đa số ý kiến nhất trí với
phơng án do do Uỷ ban sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp năm 1992 đề
xuất. Tuy nhiên, thẩm quyền kiểm sát chung
có ý nghĩa rất quan trọng, không thể để tồn
tại khoảng trống này trong hệ thống quyền
lực. Vì vậy, nếu thẩm quyền kiểm sát chung
không quy định cho viện kiểm sát thì phải có
quy định thẩm quyền này thuộc Quốc hội và
phải có cơ quan mới đợc thành lập để thực
thi thẩm quyền này. Nếu cha có đủ điều
kiện thì cha nên có sự thay đổi này.
Đồng thời, cũng cần làm rõ nội dung
"kiểm sát các hoạt động t pháp". Các ý kiến
đều cho rằng cần thay nhóm từ đó bằng

"kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án".
Kết thúc Hội nghị, PGS.TS. Lê Minh
Tâm, Hiệu trởng nhà trờng đánh giá Hội
nghị đ thu đợc kết quả tốt, các ý kiến phát
biểu tại hội nghị là phong phú và sâu sắc, thể
hiện tâm huyết và ý thức trách nhiệm của cán
bộ, giáo viên nhà trờng. Hi vọng rằng những
ý kiến này sẽ góp phần vào việc làm rõ hơn
về mặt lí luận và thực tiễn cho những điểm
cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992./.
Tổng thuật
TS. Đinh Văn Thanh
Trờng đại học luật Hà nội

×