Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Kinh nghiệm dạy học tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh là người d...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHĨA VỀ
CHỦ ĐỀ PHỊNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS DÂN
TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC

Người thực hiện : Lê Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú
SKKN thuộc lĩnh vực ( mơn): GDCD

THANH HĨA NĂM 2017

1
SangKienKinhNghiem.net


I. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học GDCD nói riêng và các mơn học khác nói
chung đã và đang diễn ra một cách tồn diện và đồng bộ từ nội dung chương
trình, nội dung sách giáo khoa, cách kiểm tra đánh giá học sinh cũng như đổi
mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học... nhằm phát huy tính tích cực, tự giác
chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Dạy hoạt động ngoại khóa có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giáo
dục và hình thành nhân cách học sinh. Đây là một trong những phương pháp dạy


học rất hiệu quả và là nguồn bổ sung, làm phong phú cho hệ thống phương pháp
dạy học đặc biệt đối với chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội.
Chủ đề “ phòng chống tệ nạn xã hội”. là nội dung quan trọng trong
chương trình GDCD lớp 8 học kì II. Chủ đề này được dạy với thời lượng ít mà
nội dung kiến thức quá khó. Các ngữ liệu được đưa ra phân tích trong thời lượng
của các tiết học ngắn và khó. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xem xét một vài
ngữ liệu tiêu biểu, còn lại hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà.
Mặt khác trong quá trình giảng dạy cho thấy một bộ phận giáo viên còn
khá lúng túng, vướng mắc, trong cách thức tổ chức tiết dạy “Ngoại khóa”. Từ đó
sự hiểu biết của học sinh cũng chưa thực sự hiệu quả. Vấn đề ở đây là giáo viên
phải xác định được tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo
đức, vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Tệ nạn xã hội ngày nay đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội, đe dọa
sự bình yên của mỗi người, mỗi nhà, hủy hoại những giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, gây cản trở đến sự phát triển của đất nước.
Đáng lo ngại hơn tệ nạn xã hội đã thâm nhập vào thế giới học đường, đặc
biệt là cả những trường chuyên biệt như trường THCS Dân tộc nội trú lấy đi tuổi
thơ trong sáng của các em học sinh. Đã khơng ít học sinh vì ham chơi, thiếu hiểu
biết mà đã bị lơi kéo, dụ dỗ rơi vào vịng xốy của tệ nạn xã hội lúc nào không
biết.
Thực hiện xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh, nhiệm vụ đặt ra
cho mọi cấp mọi ngành là đẩy lùi tệ nạn xã hội, đặc biệt là phải ngăn ngừa sự
xâm nhập của tệ nạn xã hội vào thế giới học đường.
Để thực hiện điều đó Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề phịng chống tệ nạn xã
hội vào chương trình GDCD lớp 8, nhằm hướng các em đến những thái độ và
hành vi đúng đắn trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
Là giáo viên dạy môn GDCD tại trường THCS Dân tộc nội trú hơn 20
năm khi học sinh của mình là các em học sinh dân tộc sống ở các địa bàn vùng
sâu vùng cao trong huyện được chọn về trường để đào tạo với mục đích là đào
2

SangKienKinhNghiem.net


tạo ra nguồn nhân tài cho các địa phương vì vậy mà tơi ln ln trăn trở, tìm
tịi, làm thế nào để giáo dục học sinh lối sống lành mạnh, có hiểu biết để tránh
xa các tệ nạn xã hội. Ngồi một tiết học chính khóa với thời lượng 45 phút cần
tiến hành dạy tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội bằng phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, tương tác của học sinh. Qua tiết ngoại khóa
các em được giao lưu học hỏi, được bộc lộ những hiểu biết và khả năng của bản
thân, được hợp tác với bạn bè để từ đó các em có thêm kiến thức và kinh nghiệm
trong đấu tranh phịng chống tệ nạn xã hội trên chính q hương mình.
Vì vậy tơi mạnh dạn chọn đề tài: " Kinh nghiệm dạy học tiết ngoại khóa
về chủ đề phịng chống tệ nạn xã hội cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở
trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học
mơn GDCD nói chung, đối với các tiết dạy ngoại khóa nói riêng. Từ đó có
những cách thức và phương pháp phù hợp để giúp các em có hứng thú trong học
tập, nâng cao chất lượng toàn diện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng là các em học sinh ở lớp 8 trường THCS Dân tộc nội trú Bá
Thước, ở độ tuổi 13- 14. Nhưng khó khăn nhất là vốn hiểu biết về tệ nạn xã hội
đối với học sinh dân tộc. Trên cơ sở đó tơi đã lựa chọn dạy học tiết ngoại khóa
về chủ đề phịng chống tệ nạn xã hội trong chương trình GDCD lớp 8 để vận
dụng vào chương trình dạy học của mình mà đặc biệt là đối với học sinh là
người dân tộc thiểu số.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017 tôi và một số đồng chí
cùng trong bộ mơn trao đổi, thống nhất áp dụng một số phương pháp, kinh
nghiệm vào giảng dạy ở 2 lớp 8 của nhà trường có so sánh đối chiếu với cách

học lâu nay vẫn áp dụng.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong các năm học gần đây theo yêu cầu của chuyên môn, chúng tôi đã
nắm bắt sự triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng
giáo dục và Đào tạo về môn GDCD, chúng tôi đã tổ chức các chuyên đề về cách
soạn và dạy mơn GDCD. Từ đó tơi mạnh dạn đề xuất, thảo luận một số ứng
dụng trong khi dạy môn GDCD ở khối lớp 8 về cách dạy những bài ngoại khóa
dành riêng cho học sinh là người dân tộc thiểu số.
Riêng những phần nêu dưới đây chúng tơi đã dạy thử nghiệm ở một số
đồng chí giáo viên trên lớp và sinh hoạt tổ, nhóm cặn kẽ, trao đổi cụ thể từng
bước soạn và lên lớp áp dụng cho 2 lớp 8A, 8B năm học 2015 – 2016 và năm
học 2016 - 2017. Chính kết quả thu được đại trà ở 2 lớp 8 của trường chúng tơi
đã khích lệ tơi trình bày đề tài này.
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
SangKienKinhNghiem.net


Mơn GDCD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân
cách của học sinh, nó có vai trị giáo dục tư tưởng tình cảm, lối sống đạo đức mà
nhờ đó là nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ, giúp các
em có đủ bản lĩnh để đương đầu với những thách thức của cuộc sống, hoàn thiện
bản thân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, nội dung phương pháp dạy học của môn
học phải không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển của xã
hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh. Một trong những yêu
cầu lớn nhất của đổi mới phương pháp dạy học là dạy học phát huy tính tích cực
và tương tác của học sinh .
Phương pháp dạy học tích cực là ln phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh. Người học không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách bị

động mà chủ động lĩnh hội thơng tin, suy nghĩ tìm tịi, khám phá các khía cạnh
khác nhau của thơng tin, biết hợp tác để cùng nhau học tập.
Nắm bắt được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học khi thiết kế
giáo án của buổi ngoại khóa về chủ đề phịng chống tệ nạn xã hội dành riêng cho
học sinh là người dân tộc thiểu số tôi đã cố gắng vận dụng những phương pháp
dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thực trạng dạy các tiết ngoại khóa mơn GDCD ở trường THCS
Dân tộc nội trú.
Trong thời gian qua việc tiến hành các tiết ngoại khóa của mơn GDCD ở
trường Dân tộc nội trú còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được
tính tích cực chủ động của học sinh. Có nhiều tiết ngoại khóa được tiến hành
cũng khơng khác gì so với các tiết học bình thường nên khơng lơi cuốn đựơc học
sinh. Thậm chí có nhiều giáo viên vào tiết ngoại khóa thì chỉ cho học sinh vài
câu hỏi rồi tự ngồi làm hết giờ thì đánh giá năm câu ba điều là xong vì chẳng
biết làm gì.
Ngun nhân:
- Các tiết ngoại khóa có trong phân phối chương trình nhưng khơng có
trong sách giáo khoa, khơng có nội dung và các hướng dẫn cụ thể.
- Nhiều giáo viên dạy môn giáo dục công dân chưa định hình được cách
tiến hành một buổi ngoại khóa như thế nào là hợp lý, chưa có tính sáng tạo khi
thiết kế bài soạn các tiết ngoại khóa.
- Có nhiều giáo viên vẫn cho đây là môn phụ, không cần đầu tư nhiều, ai
dạy cũng được, vì vậy đối với những giáo viên không chuyên yêu cầu họ dạỵ tiết
ngoại khóa cho tốt là rất khó.
4
SangKienKinhNghiem.net


Bản thân tôi khi mới tiến hành tổ chức ngoại khóa cũng rất lúng túng,

chưa biết phải làm như thế nào cho hợp lí. Qua q trình giảng dạy rất nhiều
năm ở trường này bản thân tôi đã học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm: để
“Tổ chức dạy học ngoại khóa về chủ đề phịng chống tệ nạn xã hội” cho học
sinh là người dân tộc thiểu số, sao cho có hiệu quả hơn. Vì vậy trong khn khổ
đề tài tơi xin được trình bày những giải pháp cá nhân của tôi trong việc tổ chức
dạy học tiết ngoại khóa về chủ đề phịng chống tệ nạn xã hội cho học sinh dân
tộc thiểu số ở ( tiết 32; 33 chương trình GDCD lớp 8) bằng các phương pháp
dạy học tích cực.
b. Thực trạng học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú
Trường THCS Nội trú huyện Bá Thước nằm trên địa bàn huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hoá, thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế còn thấp
kém, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Bá Thước có 23 đơn vị hành chính, bao
gồm 22 xã và 01 thị trấn, dân số tồn huyện có trên 22.000 hộ với hơn 103.000
nhân khẩu, bao gồm 3 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn như: Thái chiếm
37%; Kinh chiếm 16%; Mường chiếm 47%. Mật độ dân số trung bình là 134
người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0.69%. Nhìn chung, cuộc sống của
người dân cịn q vất vả, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay là 29,2 %.
Trình độ dân trí vì thế cũng cịn nhiều hạn chế. Tuy nhà trường đóng trên địa
bàn Thị Trấn - trung tâm của huyện nhưng phần đa các em học sinh lại được
tuyển từ các vùng đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng cao về học tập vì thế mà
vốn kiến thức về phịng chống các tệ nạn xã hội còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt
các em hiểu chưa đầy đủ về tệ nạn xã hội, cũng như cách phịng chống nó như
thế nào.
Trường THCS Nội trú là trường đặc thù trong huyện, được tuyển chọn
học sinh có học lực khá giỏi của các trường trong tồn huyện, hàng năm có 60
em được tuyển chia làm hai lớp, mỗi lớp có 30 em. Năm học 2014 - 2015 học
sinh khối 8 của trường có 60 em, năm 2015 – 2016 học sinh khối 8 của trường
có 60 em, đa số ở lứa tuổi từ 13 đến 14 được tiếp thu những kiến thức GDCD
như Tệ nạn xã hội cũng cịn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là học sinh khi tiếp
cận với bộ môn GDCD các em rất ngại học phần Pháp luật hơn nữa đối với

chủ đề tệ nạn xã hội các em vừa rộng vừa khó các em lại càng ngại học hơn nữa
đặc biệt là những tiết dạy học ngoại khóa trong chương trình khơng có sách
hướng dẫn và sách tham khảo nên việc dạy các tiết học này rất khó khăn đối với
giáo viên, khơng có gì làm chuẩn chính vì vậy mà giáo viên cứ phải mày mò
mỗi người tự tìm tịi một cách dạy riêng cho mình nên rất khó cho học sinh vì
vậy mà học sinh học phần này cảm thấy rất nhàm chán, buồi tẻ, đơn điệu,
không nắm vững kiến thức, qua khảo nghiệm một số năm ở một số tiết dạy về
hoạt động ngoại khóa về “ Phòng chống tệ nạn xã hội” ở lớp 8 số học sinh
khơng nắm được bài cịn rất nhiều .
Kết quả điểm khảo sát kiến thức về Phòng chống tệ nạn xã hội năm học
2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 ở 2 lớp 8 môn GDCD như sau:

5
SangKienKinhNghiem.net


Năm học 2013 - 2014
Lớp


số

Điểm
9 - 10

7 - 8,5

5 - 6,5

3 - 4,5


0 - 2,5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

30

0

0


2

6,7

23

76,6

5

16,7

0

0

8B

30

0

0

1

3,4

23


76,6

6

20

0

0

Năm học 2014 - 2015
Lớp


số

Điểm
9 - 10

7 - 8,5

5 - 6,5

3 - 4,5

0 - 2,5

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

30

0

0

3

10


22

73,3

5

16,7

0

0

8B

30

0

0

2

6,7

21

70

7


23,3

0

0

Bên cạnh những mặt yếu cùng với nhiều khó khăn, song các em ở trường
THCS Nội trú Bá Thước cũng có nhiều ưu điểm đáng khích lệ, các em đang ở
độ tuổi hiếu động, thích tìm tịi tranh luận, trường lại có bề dày về thành tích học
tập, đó là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt.
Tóm lại: căn cứ vào hai cơ sở trên tôi đã đi sâu vào tìm tịi nghiên cứu để
thay đổi các hình thức tổ chức học tập cho học sinh của nhà trường làm sao cho
phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số và thực tế tình hình địa
phương nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn
học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Công tác chuẩn bị:
Để tiến hành dạy tiết ngoại khóa cho học sinh dân tộc thiểu số thành công
nhất thiết phải có sự chuẩn bị chu đáo của cả giáo viên và học sinh.
Giáo viên: Cần nắm chắc các qui định của pháp luật về phòng chống tệ
nạn xã hội, các tư liệu có liên quan đến tệ nạn xã hội.
Thiết kế bài dạy thật chu đáo.Chuẩn bị các thông tin, số liệu, hình ảnh về
tệ nạn xã hội, các văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, các phương
tiện dạy học như máy chiếu, trang phục, các dụng cụ để sắm vai và phần thưởng
cho học sinh
Chia lớp thành 4 tổ nhóm giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm ở nhà.
Học sinh: Ơn tập, tìm hiểu thêm về kiến thức phịng chống tệ nạn xã hội,
Tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội và cơng tác đấu tranh phòng chống tệ
nạn xã hội trong nước và ở địa phương Thanh Hóa và cụ thể là ở trên địa bàn
Huyện Bá Thước.

6
SangKienKinhNghiem.net


Chuẩn bị các đạo cụ đơn giản phục vụ cho các trị chơi.
Trang trí phịng học, sắp xếp bàn ghế gọn sang 2 bên , có hoa tươi và khăn
trải bàn.
Giải pháp 2 : Kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện dạy học
và cũng khơng có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học mà điều quan trọng
là sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí và có hiệu quả. Khi sử dụng
phương tiện dạy học cần gắn bó hữu cơ với phương pháp dạy học, hỗ trợ cho
các hoạt động dạy học.Vì vậy khi đưa ra phương tiện dạy học cần phải đúng lúc,
đúng chỗ, tránh tùy tiện.
Để đáp ứng yêu cầu đó khi dạy tiết ngoai khóa về chủ đề phịng chống tệ
nạn xã hội cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường chúng tôi bản thân tôi đã cố
gắng sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả nhất.
Sau khi giới thiệu bài tơi đã trình chiếu các hình ảnh tệ nạn xã hội cùng
với tiếng nhạc rùng rợn điều đó đã thực sự gây cảm xúc mạnh cho học sinh.
Cho học sinh xem xong một lượt tất cả những hình ảnh trên tơi quay trở
lại khai thác nội dung từng hình ảnh một bằng cách đặt câu hỏi.
Biện pháp 1: Đặt câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng
đến những vấn đề gì trong xã hội?
Cứ mỗi hình ảnh hiện lên tơi lại mời một học sinh đứng dậy trả lời.

Học sinh 1: Cờ bạc làm tan cửa nát nhà, lấy đi hạnh phúc của bao gia đình.
7
SangKienKinhNghiem.net



Học sinh 2: Tử thần ập đến với những kẻ tiêm chích ma túy.

Học sinh 3: Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV-AIDS

HÌNH 4
Học sinh 4: Cái chết rùng rợn bởi bàn tay của kẻ sát nhân máu lạnh.

8
SangKienKinhNghiem.net


Học sinh 5: Kết cục tất yếu của những kẻ coi thường pháp luật.

Học sinh 6: Sự ân hận muộn màng của những kẻ lầm đường lạc lối và giọt
nước mắt khổ đau trên khuôn mặt héo hon của người mẹ già và những đứa con
thơ.
Biện pháp 2: Sau khi cho học sinh tìm hiẻu nội dung của các hình ảnh
trên tơi đặt câu hỏi . Em có suy nghĩ gì sau khi xem những hình ảnh trên?
HS: Em thấy tệ nạn xã hội đáng sợ vơ cùng, nó đã làm tan nát hạnh phúc
bao gia đình, gây ra bao cái chết thương tâm, làm rối loạn trật tự xã hội, làm
suy thối đạo đức, suy thối nịi giống dân tộc...
Với những hình ảnh trên trên đã thực sự để lại trong lòng học sinh những
cảm xúc mạnh. Các em hiểu được tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội và hậu
quả khơn lường của nó. Tệ nạn xã hội khiến bao gia đình tan nát, kéo theo cả xã
hội rối ren. Cờ bạc, ma túy, mại dâm đã lấy đi tuổi trẻ, ước mơ của bao thanh
niên, họ chìm đắm trong mê muội. Những cuộc vui thâu đêm, những phút hoan
9
SangKienKinhNghiem.net



lạc bệnh hoạn, những cuộc đua xe trái phép, những tên giết người máu lạnh...để
rồi đằng sau đó là thảm cảnh của những cái chết thương tâm, căn bệnh thế kỉ
HIV-AIDS, sự trừng phạt của pháp luật. Họ phải trả giá cho những sai lầm của
mình. Những giọt nước mắt muộn màng của kẻ gây ra tội ác, bên cạnh những
giọt nước mắt xót xa trên gương mặt tiều tụy, khổ đau của người mẹ già. Qua
những hình ảnh trên tơi muốn gửi đến học sinh một bức tranh tồn cảnh về tệ
nạn xã hội hiện nay và hậu quả của nó, để từ đó giúp các em có những suy nghĩ
sâu sắc và hình thành ở các em thái độ lên án, đấu tranh để phòng chống tệ nạn
xã hội mà đặc biệt là đối với các em là người dân tộc thiểu số mà hiện nay ở một
số vùng các em ở đang còn trồng cây thuốc phiện.
Như vậy những hình ảnh tơi đưa ra khơng phải chỉ như là một phương
tiện minh họa cho bài học mà chính là để cung cấp cho học sinh những chất liệu
cần thiết để các em tự hình thành nên kiến thức. Đây chính là sự đổi mới trong
phương pháp dạy học mà tôi đã làm được.
Giải pháp 3: Sưu tầm, khai thác và xử lí thơng tin.
Việc cập nhật thơng tin hàng ngày là điều vô cùng quan trọng đối với việc
giảng dạy môn GDCD, đặc biệt là đối với vấn đề tệ nạn xã hội. Những thơng tin
có tính chất thời sự nóng bỏng mới gây sự chú ý, muốn tìm hiểu của học sinh.
- Để có được những thông tin trên tôi đã thường xuyên đọc báo pháp luật,
báo cơng an, xem truyền hình, truy cập Internet.... và ghi vào sổ tay cá nhân
những tin tức quan trọng có tính thời sự, dễ vận dụng vào thực tiễn dạy học.
Hiện nay những thông tin về tệ nạn xã hội là rất đa dạng, không phải bất
cứ thông tin nào cũng có thể đưa vào bài dạy.Việc sử dụng thông tin cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Thông tin phải bám sát bài dạy và có tính cập nhật.
- Thơng tin phải được chọn lọc kĩ lưỡng, có tính giáo dục, không nên sử
dụng tràn lan nếu không sẽ phản tác dụng.
Ngồi ra tơi cịn hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội
qua các phương tiện thơng tin đại chúng, ở địa phương mình để các em có cái
nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về tình trạng tệ nạn xã hội hiện nay.

Để làm được điều đó tơi chia lớp thành bốn nhóm.u cầu các nhóm tìm
hiểu tình hình tệ nạn xã hội và cơng tác đấu tranh phịng chống tệ nạn xã hội ở
địa phương em trong thời gian gần đây.
Sau đây là những thông tin tôi đã vận dụng vào tiết ngoại khóa.
Biện pháp 1:Giáo viên đưa những Thơng tin do giáo viên cung cấp
Tại phiên họp chiều ngày 23/12/2016 do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
chủ trì hội nghị trực tuyến tồn quốc về cơng tác phịng chống ma túy và cai
nghiện ma túy theo thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Nguyễn
Trọng Đàm thì:
10
SangKienKinhNghiem.net


- Cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10, 617
người so với năm 2015.
-Tình hình mua bán vận chuyển ma túy tổng hợp dạng “đá” tiếp tục tăng.
Tại Hà Nội số ma túy tổng hợp bị bắt giữ chiếm 55,8% tổng số vụ, tình trạng
mua bán các chất hướng thần có mức độ nguy cơ cao với các tên gọi như cỏ Mỹ,
nước vui, tem giấy, bùa lưỡi gia tăng ở nhiều địa phương.
- Lực lượng công an bắt giữ 13000 vụ đánh bạc, 66000 đối tượng tham
gia đánh bạc.Tăng 10% so với năm 2015.
- Theo báo cáo của Bộ LĐ TBXH 8 tháng đầu năm 2016 có thêm 28.677
cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, có 711 tụ điểm, địa bàn
phức tạp về tệ nạn mại dâm trong cả nước.
Biện pháp 2: Thông tin do giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm:
Tơi xin tóm lược lại những thơng tin do các nhóm tìm hiểu được như sau:
Trên địa bàn trong thời gian qua tình hình tệ nạn xã hội diễn biến rất phức
tạp. Các tệ nạn như trộm cắp, tiêm chích ma túy các hoạt động mại dâm trá hình
dưới dạng kinh doanh khách sạn, nhà hàng, quán Ka ra ô kê diễn ra thường
xuyên.

Riêng ở trung tâm thị trấn Cành Nàng – Huyện Bá Thước vấn đề nổi
cộm nhất hiện nay là tệ nạn đánh bạc, chơi đề làm bao gia đình phải tan nát nhà
cửa. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc song vẫn chưa chấm
dứt được tình trạng trên.
Theo số liệu thống kê của công an các xã thuộc huyện ba Thước năm
2016
- Bắt quả tang 18 vụ đánh bạc và 59 đối tượng tham gia.
- Có 12 vụ trộm cắp tài sản và 18 đối tượng tham gia.
- Có 10 vụ đánh người gây thương tích và 20 đối tượng tham gia.
Sau khi cho học sinh trình bày những thơng tin mà các em sưu tầm được
tơi đặt câu hỏi.
Em có nhận xét gì về tình hình tệ nạn xã hội hiện nay trên cả nước nói
chung và ở địa phương em nói riêng?
Học sinh:Tệ nạn xã hội đang ngày càng phức tạp và gia tăng ở trong cả
nước và đang hoành hành, phá vỡ cuộc sống yên bình của người dân địa
phương em...
Qua việc tìm hiểu và khai thác thông tin về tệ nạn xã hội đã giúp các em
có cái nhìn vừa thực tế vừa tồn diện về tình hình tệ nạn xã hội hiện nay.Tệ nạn
xã hội có mặt khắp mọi nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông
11
SangKienKinhNghiem.net


thôn. Tệ nạn xã hội kéo theo mọi tầng lớp tham gia từ những người khơng có
cơng ăn việc làm đến những quan chức, thậm chí cả học sinh, sinh viên.
Với cách làm như trên tôi nhận thấy học sinh rất tích cực chủ động làm
việc. Các em say sưa trình bày kết quả tìm hiểu của mình trước lớp. Để có được
kết quả đó tơi đã hướng dẫn các em đến nhà bác trưởng cơng an xã để tìm hiểu,
lên mạng Internet tra cứu thông tin. Qua cách làm này học sinh được rèn luyện
kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phân tích và xử lí

thơng tin, điều đó cịn giúp các em tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống.
Cách làm này cịn có tác dụng gắn chủ đề ngoại khóa với thực tế địa
phương. Với phương châm học đi đơi với hành lí luận gắn liền với thực tiễn,
việc gắn bài giảng với thực tế địa phương có tác dụng giáo dục học sinh có thái
độ kỹ năng cần thiết trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trước hết là
ở trong lớp, trong trường, địa phương của các em, rồi rộng hơn là toàn xã hội.
Nếu giáo viên không gắn với thực tế ở địa phương thì dù bài giảng có hay bao
nhiêu chăng nữa cũng chỉ là lí thuyết sng và hiệu quả cuối cùng của buổi
ngoại khóa là khơng đạt.
Giải pháp 4: . Kinh nghiệm sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi.
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay
thực hiện một hoạt động học tập thơng qua trị chơi. Phương pháp này giúp việc
học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, giải tỏa được những
căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập, lôi cuốn được học sinh tham gia học
tập một cách tự nhiên và hứng thú.Trong tiết dạy tôi đã sử dụng phương pháp tổ
chức trị chơi để tìm hiểu nguyên nhân của tệ nạn xã hội và biện pháp đấu tranh
để phòng chống tệ nạn xã hội.
Biện pháp 1: Tổ chức trị chơi" tiếp sức" để tìm hiểu ngun nhân dẫn
đến tệ nạn xã hội .
Luật chơi: Lớp được chia thành ba đội chơi với số người ngang nhau, mỗi
học sinh ghi một nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội vào một tờ giấy được chuẩn
bị sẵn. Khi người điều khiển hơ "Tiếp sức bắt đầu" thì lần lượt từng người trong
đội chạy lên dán nguyên nhân vào phần bảng của đội mình. Chỉ khi người chơi
trước về đến nơi đập tay vào người sau thì người sau mới được lên chạy tiếp.
Trong vòng 1.5 phút đội nào tìm được nhiều ngun nhân đúng nhất thì
đội đó thắng cuộc.
Kết quả : Các đội chơi tìm được những nguyên nhân sau:
Đội 1:
-Bị rủ rê lôi kéo
- Thiếu hiểu biết

- Cha mẹ thiếu quan tâm
12
SangKienKinhNghiem.net


- Pháp luật chưa nghiêm
- Do lối sống buông thả, trác táng
Đội 2
- Do đua đòi ăn chơi
- Tham tiền
- Khơng làm chủ được bản thân
- Kinh tế khó khăn
- Buồn chán
- Bị ép buộc
Đội 3:
- Lười lao động, thích ăn ngon mặc đẹp
- Bố mẹ li hơn
- Tị mị, muốn thử
- Muốn được chứng tỏ bản thân
- Môi trường xã hội xung quanh không tốt
Cuối phần thi giáo viên đặt câu hỏi: Trong các nguyên nhân trên
đâu là nguyên nhân cơ bản ?
Đội nào phát tín hiệu nhanh đội đó dành được quyền trả lời.
Đội 1: Trong tất cả các nguyên nhân trên nguyên nhân cơ bản là do con
người thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những thách thức và
những cạm bẫy của cuộc sống.
Giáo viên nhận xét phần thi của 3 đội sau đó chốt kiến thức :
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong đó có cả nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Song nguyên nhân chủ quan vẫn là quan
trọng nhất. Đó là do họ thiếu hiểu biết khơng biết tự làm chủ bản thân mình,

nên dễ bị lơi kéo và sa ngã trước vịng xốy của tệ nạn xã hội. Ngay trong
trường ta, trong lớp ta, có những bạn học sinh nghèo nhưng các bạn ấy vẫn
vươn lên hồn cảnh khó khăn trở thành con ngoan, trị giỏi, những người
cơng dân có ích cho đất nước mai sau. Trong khi đó có những bạn lớn lên
trong điều kiện sung sướng, gia đình giàu có mà vẫn sa vào tệ nạn xã hội.
Khi tổ chức trị chơi khơng khí lớp học rất vui vẻ, khẩn trương, đội nào
cũng muốn thắng cuộc. Trò chơi đã tạo cho các em niềm vui, sự tự tin để chiếm
lĩnh tri thức. Thông qua trò chơi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác, tinh
thần đồng đội, tình bạn thân ái, tính khéo léo, tính khẩn trương trong cơng việc,
đó cũng là một phẩm chất của người lao động mới.
13
SangKienKinhNghiem.net


Biện pháp 2: Tổ chức phần thi tài năng để tìm hiểu những biện pháp
đấu tranh phịng chống tệ nạn xã hội.
Cách tiến hành:
Giáo viên phổ biến luật thi:
Mỗi nhóm có quyền lựa chọn một hình thức thể hiện sao cho phù hợp với
tài năng của nhóm, có thể là vẽ tranh, làm thơ ca, hị,vè, đóng vai, viết bài tuyên
truyền phòng chống tệ nạn xã hội...
Yêu cầu: phần thi của nhóm phải độc đáo, cuốn hút và làm nổi bật được
biện pháp đấu tranh để phòng chống tệ nạn xã hội.
Có thể cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà.
Thời gian chuẩn bị trên lớp 10 phút
Mỗi nhóm có tối đa là 5 phút để trình bày
Nhóm 1:Trình bày tiểu phẩm

"Bài học để đời "
Hoàng là học sinh lớp 8A .Thời gian gần đây Hoàng hay bỏ học để chơi

game. Mặc dù gia đình, nhà trường đã nhiều lần giáo dục nhưng Hồng vẫn
chưa tiến bộ. Một hơm Hồng lừa bố mẹ đi học nhưng không đến trường mà
theo một thanh niên lạ mặt .
tiền.

Người thanh niên : -Này nhóc con! giúp anh việc này, anh sẽ cho
Hồng :

-Nhưng để xem là việc gì đã.

Người thanh niên : -Dễ ợt, chỉ cần xách cái túi này đưa cho bà
Hòa béo ở gốc đa đằng kia .
Hoàng:
hộ.

- Trong túi đựng thứ gì vậy ?

Người thanh niên : - Chỉ là vài cân bột sắn, bà ấy nhờ anh mua

Hoàng:
- Em khơng tin, nhỡ đây là hàng quốc cấm thì
sao, nếu là bột sắn tại sao anh không tự đưa?
Người thanh niên : - Mày quá đa nghi, anh đang vội nên phải nhờ
mày.
(Rút trong túi ra một tờ bạc 200.000 đồng)
- Đây cầm lấy, xong việc anh cho thêm.
Hoàng

(tỏ vẻ lưỡng lự sau đó tự nói một mình )


14
SangKienKinhNghiem.net


-Đây với gốc đa đằng kia chỉ khoảng 500 mét, mình đi nhanh chắc chẳng
ai biết.Với lại mình đang nợ chủ quán game 150.000 đồng, lần này không trả
ông ấy mà đến nhà địi thì bố đánh mình chết, thơi mặc kệ trong túi là thứ gì .
( Hồng cầm lấy túi vừa đi được vài bước thì bỗng dưng hai chú
công an xuất hiện.)
Công an:

- Đứng lại !

( Người thanh niên bỏ chạy và một bị chú công an đuổi theo bắt tại chỗ.
Hồng đang ngơ ngác thì bị chú công an khác nắm lấy tay yêu cầu kiểm tra túi
hàng, khi chiếc túi được mở ra Hoàng mới biết trong đó có 2kg hêrơin được bọc
trong giấy báo. Hoàng và gã thanh niên đều bị bắt. )
Tiểu phẩm kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội.
Giáo viên: Qua tiểu phẩm này các em muốn gửi gắm đến cả lớp một
thơng điệp gì?
Đại diện nhóm 1: Điều chúng em muốn gửi gắm qua tiểu phẩm này là
chúng ta hãy cố gắng lao động, học tập chăm chỉ, sống lành mạnh, nghiêm
khắc với bản thân, đừng ham chơi, đua đòi, để rồi một phút sa chân, rơi vào
cạm bẫy của tệ nạn xã hội như Hồng trong câu chuyện trên.
Nhóm 2: Chọn hình thức sáng tác thể loại vè.
Cả nhóm cùng đồng thanh đọc vè và kết hợp với vỗ tay, đánh nhịp theo
điệu vè.

Vè phòng chống tệ nạn xã hội
1. Ca ve:

Mê li vài cái vào ra
Biết rằng ết ết si đa vẫn liều
Hổn hà hổn hển liêu siêu
Biết rằng khó sống dính chiêu vẫn thèm
2. Đua xe:
Vèo vèo tốc độ kinh nhân
Biết rằng tai nạn mười phần, cũng đua
Vê ga lạng lách phải vừa
Biết rằng tai nạn không chừa vẫn chơi
3. Cờ bạc:
Chẵn lẻ thừa thiếu cả tay
Biết rằng rách túi họa may, nghiện mà.
15
SangKienKinhNghiem.net


Lơ đề, bóng đá khơng tha
Biết rằng bán cửa bán nhà vẫn lao
Nhóm 3: Chọn hình thức thi tun truyền phịng chống tệ nạn xã hội.
Nhóm cử một đại diện lên trình bày.

Hãy đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống của chúng ta .
Các bạn ạ!
Thế giới đang dóng lên nhưng hồi chng cảnh tỉnh về tệ nạn xã hội. Tệ
nạn xã hội có mặt ở khắp nơi không loại trừ một quốc gia, một mảnh đất nào.
Một dân tộc có bề dày truyền thống văn hóa như Việt Nam cũng khơng thốt
khỏi cơn lốc xốy đó .
Tệ nạn xã hội đã len lỏi đến từng ngõ ngách, gõ cửa từng ngôi nhà, lấy đi
hạnh phúc, sức khỏe, tương lai, thậm chí cả tính mạng của nhiều người. Có bao
ánh mắt trẻ thơ tìm cha. Có bao giọt nước mắt đau khổ xót xa của những người

vợ, người mẹ mất chồng, mất con. Chúng ta cần phải làm gì đây các bạn?. Hãy
nắm chặt tay nhau cùng nói khơng với ma túy, với tệ nạn xã hội. Chăm chỉ học
tập, lao động, sống lành mạnh, biết làm chủ bản thân đó là biện pháp quan trọng
nhất để đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống của chúng ta.
Giáo viên: Qua phần thi của ba nhóm em hãy cho biết biện pháp
quan trọng nhất để phòng chống tệ nạn xã hội đó là gì?
Học sinh: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống tệ nạn xã hội là
ln tích cực lao động, học tập tốt,vui chơi chơi giải trí lành mạnh, biết tự chủ
trước những cám dỗ của cuộc sống.
Giáo viên chốt kiến thức: Có nhiều biện pháp để đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội song biện pháp quan trọng nhất vẫn là mỗi người hày
sống lành mạnh, biết tự chủ, tích cực lao động, học tập, có hiểu biết pháp
luật, sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, đấu tranh để phòng
chống tệ nạnxã hội.
Giáo viên và nhận xét, khen ngợi sự sáng tạo của cả ba nhóm, chấm điểm
cho các nhóm và trao phần thưởng cho nhóm có thành tích xuất sắc.
Như vậy thơng qua trị chơi các em đã bộc lộ được sự hiểu biết, kinh
nghiệm sống của bản thân, thái độ dứt khoát với tệ nạn xã hội và cùng nhắc nhở
nhau đấu tranh để phòng chống tệ nạn xã hội. Đây là một trong những phương
pháp dạy học giúp học sinh gắn lí luận với thực tiễn, từ sách vở đi vào thực tế
cuộc sống một cách sinh động và hiệu quả nhất.
Trò chơi được tổ chức một cách tự nhiên, khơng gị ép, phù hợp với khả
năng của học sinh trường THCS, phù hợp với không gian và thời gian cho phép.
Cách tổ chức như trên đảm bảo sự ln phiên trị chơi một cách hợp lí, tránh
được sự nhàm chán, đơn điệu. Qua việc tổ chức trò chơi giúp các em phát huy
16
SangKienKinhNghiem.net


tài năng và sức sáng tạo, rèn luyện tính tích cực chủ động trong học tập, tất cả

các học sinh đều hào hứng, phấn khởi, khơng khí tiết học thật vui vẻ, sảng khối.
Đây chính là sự sáng tạo trong dạy học và là điểm mới của đề tài mà tôi đã
làm được.
Giờ học đã hết, tôi đọc được trong ánh mắt học trò niềm vui và cả sự tiếc
nuối, đó là phần thưởng lớn nhất của một người giáo viên dạy bộ môn GDCD
như tôi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trước khi áp dụng phương pháp nêu ở trên
Kết quả điểm khảo sát bài ngoại khóa về Phịng chống tệ nạn xã hội năm
học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 ở 2 lớp 8A,B môn GDCD như sau:
Năm học 2013 - 2014
Lớp


số

Điểm
9 - 10

7 - 8,5

5 - 6,5

3 - 4,5

0 - 2,5

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

30

0

0

2

6,7


23

76,6

5

16,7

0

0

8B

30

0

0

1

3,4

23

76,6

6


20

0

0

Năm học 2014 – 2015
Lớp


số

Điểm
9 - 10

7 - 8,5

5 - 6,5

3 - 4,5

0 - 2,5

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

8A

30

0

0

3

10

22

73,3

5


16,7

0

0

8B

30

0

0

2

6,7

21

70

7

23,3

0

0


Quan sát bảng trên cho ta thấy rằng khi chưa áp dụng các phương pháp
đổi mới vào dạy học phần trăm số điểm giỏi khơng có như, trong khi đó số học
sinh đạt điểm yếu, lại đạt tỉ lệ khiêm tốn .Sau khi áp dụng phương pháp mới đối
với lớp 8A, 8B năm học 2015 – 2016 và đối với lớp 8A, 8B năm học 2016 2017, tôi thu được kết quả như sau:
* Năm học 2015 - 2016
Nhìn vào kết quả trên ta thấy: tỉ lệ phần trăm số bài được điểm giỏi – khá
ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp không áp dụng chúng. Trong khi số bài được
điểm trung bình và yếu được giảm đi rõ rệt so với lớp áp dụng.
Điều đó cho thấy kinh nghiệm của giáo viên trong việc phát huy được khả
năng tiềm ẩn của học sinh trong khi học để tìm ra tri thức, học sinh có cơ hội thể

17
SangKienKinhNghiem.net


hiện năng lực của mình, nó góp phần phân hố trình độ của học sinh một cách tỉ
mỉ, chi tiết và thực sự có hiệu quả.
Điều đặc biệt hơn nữa trong năm học 2016 -2017 tôi tiếp tục được phân
công dạy lớp 8 và áp dụng biện pháp trên vào dạy học môn GDCD và thu được
kết quả rất cao ở cả hai lớp 8A, 8B.
Cụ thể năm học 2016 - 2017
Sau khi áp dụng các phương pháp này ở lớp 8A và 8B năm học 2015 –
2016 và lớp 8A và 8B năm học 2016 - 2017 tôi nhận thấy việc thay đổi nhận
thức của học sinh và đạt được kết quả nhất định. Trong các giờ học thầy trị
cùng làm việc có sự tác động qua lại giữa thầy và trị nhịp nhàng hơn.
Giáo viên khơng phải thuyết giảng nhiều như trước, học sinh cũng
không phải ngồi để nghe, em nào cũng được học, được nói, được suy nghĩ. Bên
cạnh đó cịn phát huy được tính tích cực cho học sinh, học sinh chủ động trong
tìm tịi, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Học sinh ít chán học môn

GDCD hơn, học sinh thích học tăng lên từ 25 đến 80%.
Để minh chứng cho điều lí giải ở trên tôi đưa ra bảng đối chứng qua các
lần khảo sát thực tế ở trong các năm học cụ thể như sau:
Kết quả điểm khảo sát chất lượng qua các bài kiểm tra năm học 2015 –
2016, năm học 2016 – 2017 ở 2 lớp 8 môn GDCD như sau:
Năm học 2015 - 2016
Lớp Sĩ
Điểm
số
9 - 10
7 - 8,5
5 - 6,5
3 - 4,5
0 - 2,5
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

8A

30

6

20

6

20

18

60

0

0

0

0

8B


30

4

13,3

5

16,7

21

70

0

0

0

0

Năm học 2016 - 2017
Lớp


số

Điểm
9 - 10


7 - 8,5

5 - 6,5

3 - 4,5

0 - 2,5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A


30

5

16,7

7

23,3

18

60

0

0

0

0

8B

30

5

16,7


4

13,3

21

70

0

0

0

0

Một vài nhận xét về tình hình thực nghiệm từ phía giáo viên:
Phải có phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung chương trình
mới, các giáo viên dạy bộ mơn ln ý thức được điều đó. Khi giảng các bài “
Ngoại khóa về các chủ đề ”, giáo viên luôn chủ động ngay từ khâu soạn giáo án,
thực hành trên lớp giảng dạy và cả khi vận dụng thực hành. Điều này đòi hỏi
giáo viên phải đầu tư công sức hơn trong khi soạn, khi nắm bắt và xử lý tình
huống giao tiếp của học sinh. Thời gian học có số tiết ít nhưng với nội dung kiến
thức khá rộng, khó và sự hiểu biết có giới hạn và không đồng đều về chất lượng
nhận thức là sự khó khăn đặt ra và khơng đồng đều về chất lượng nhận thức là
sự khó khăn đặt ra cho giáo viên khi đứng lớp. Ngoài việc đưa ra những kiến
18
SangKienKinhNghiem.net



thức cơ bản trong SGK vào giờ dạy, giáo viên cần phải cho học sinh tìm hiểu
những ngữ liệu bên ngoài, nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày hoặc qua thực tế
cuộc sống của các em đã làm sinh động cho giờ học. Mặt khác, giúp các em có ý
thức khai thác kiến thức đã học và giải quyết các tình huống của cuộc sống cho
cuộc giao tiếp đạt hiệu quả.
Môn GDCD trong cơ chế dạy học mới, luôn ý thức được vai trò chủ động
trong việc tiếp thu tri thức mới. Các em bị cuốn vào tình huống và với tư cách là
một người trong cuộc, phải tham gia tháo gỡ, giải đáp những tình huống ấy dưới
sự điều khiển của giáo viên. Giáo viên đóng vai trị là người dẫn dắt học sinh,
tìm hiểu bài thơng qua hoạt động giao tiếp, thực hành lý thuyết đó vào các hoạt
động ngoại khóa để vận dụng nó trong cuộc sống. Điều quan trọng hơn là qua
theo dõi tôi nhận thấy các em đã có thái độ ứng xử đúng đắn hơn trong cuộc
sống.
Bằng chứng là liên tục nhiều năm qua trường THCS khơng có học sinh vi
phạm kỉ luật nghiêm trọng, và tuyệt đối khơng có học sinh mắc tệ nạn xã hội.
Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực trong việc tích cực đổi mới giảng
dạy của giáo viên và sự nỗ lực trong học tập của học sinh và tôi cũng tin rằng
với những bài giảng GDCD sinh động, những tiết ngoại khóa bổ ích bản thân tơi
đã đóng góp được một phần cơng sức nhỏ bé của mình để mái trường THCS
Dân tộc nội trú mãi là một vườn hoa rực rỡ ngát hương, không có tệ nạn xã hội.
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức, nhân cách của con người, hình
thành cho các em niềm tin và lẽ sống đúng đắn, trở thành người có ích cho xã
hội. Để làm được điều đó người giáo viên dạy GDCD phải đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh .
Mặc dù cịn nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong giảng dạy, mặc dù
khơng ít người cịn có thái độ xem thường, coi nhẹ mơn GDCD, cho đó như là
một mơn phụ, song bằng tình u nghề tha thiết, bằng sự kiên trì, học hỏi tơi tin

rằng học sinh sẽ u thích và gắn bó với bộ mơn hơn.
Chúng ta đã biết,sản phẩm của giáo dục chính là con người. Cha ông ta đã
dạy rằng: " tiên học lễ, hậu học văn '' cần học làm người tốt trước khi học
những thứ khác. Có tài mà khơng có đức thì điều đó vơ cùng nguy hiểm cho xã
hội. Tơi hi vọng rằng với sự cố gắng không mệt mỏi, vượt lên những khó khăn,
đội ngũ những người giáo viên như chúng ta sẽ ngày càng đóng góp được nhiều
hơn nữa trong việc xây dựng xã hội, một xã hội mà ở đó những người lao động
có cả tài và đức vẹn tồn.
Để dạy được một tiết ngoại khóa mang lại hiệu quả cao đối với học sinh ở
trường THCS mà đặc biệt là đối với học sinh dân tộc với những thói quen ăn
mịn trong tiềm thức khơng phải là một điều đơn giản bởi vốn dĩ môn GDCD
19
SangKienKinhNghiem.net


lâu nay rất công thức và khô khan. Đặc biệt là những tiết dạy ngoại khóa về
“Phịng chống tệ nạn xã hội ”. Chính vì vậy nó địi hỏi người giáo viên trong
giảng dạy ln ln có những biện pháp tổ chức cụ thể với tiết liên quan đến
dạy ngoại khóa “Phịng chống tệ nạn xã hội ”. Bản thân tôi chuẩn bị rất kĩ càng
với ba yếu tố rất quan trọng. Đó là:
Một là: Làm tốt cơng tác chuẩn bị
Hai Là: Sử dụng tốt thiết bị dạy học
Ba là: Sưu tầm và sử lý thông tin
Khi soạn và dạy hoạt động ngoại khóa về “Phịng chống tệ nạn xã hội ”,
giáo viên không nên coi nội dung từng bài học là bất biến mà cứng nhắc tuân
theo nguyên vẹn mà trái lại, cần phải có sự năng động, sáng tạo, biết cách điều
chỉnh, bố trí lại tiết dạy để giờ hoạt động ngoại khóa sinh động và đa dạng, tránh
sự cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, gây cảm giác nặng nề nhàm chán cho học
sinh. Ứng dụng nguyên lí tạo lập này vào việc dạy GDCD chúng ta cần tổ chức
cho trẻ vừa học vừa làm, vừa học vừa chơi

Với những phương pháp dạy học ở trên tôi cùng với đồng nghiệp trong tổ
GDCD đã áp dụng khơng riêng gì tiết có “hoạt động ngoại khóa về phòng chống
tệ nạn xã hội ” mà tất cả các tiết ngoại khóa với các chủ đề khác ở các khối lớp
và đều mang lại hiệu quả rất cao điều đấy đã được chứng minh bằng thực tế các
tiết dạy
Cùng với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ, cùng với sự đi lên
của đất nước, khoa học về phương pháp dạy học cũng không ngừng nghiên cứu
và đạt được những thành tựu mới. Giáo dục thực sự là mũi nhọn, phương pháp
giáo dục đạt được hiệu quả cao thì mới đào tạo một lớp người thơng minh, năng
động sáng tạo để thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Phương pháp dạy - học nói chung, phương pháp dạy - học GDCD nói
riêng đã được nhiều người quan tâm và dày công nghiên cứu. Là một giáo viên
dạy GDCD, tôi mạnh dạn viết một số kinh nghiệm của mình được hồn thành là
nhờ có sự giúp đỡ của Hội đồng giáo dục và tổ chuyên môn trường THCS Nội
trú Bá Thước.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
3.2. Kiến nghị: Đề nghị Phòng giáo dục và Đào tạo Bá Thước và Sở Giáo
dục và Đào tạo Thanh Hóa cung cấp các tài liệu và các giáo án dạy mẫu về các
tiết dạy học ngoại khóa mơn GDCD để giáo viên làm tài liệu tham khảo.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
......................................................
......................................................

Bá Thước, ngày 20 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

......................................................


Lê Thị Giang
20
SangKienKinhNghiem.net



×