Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.6 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên các cấp học trên.
Muốn có cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển
con người tồn diện thì cần phải có sự kết hợp hài hồ giữa ni dưỡng chăm
sóc sức khoẻ với các hoạt động giáo dục .
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có
cuộc sống đầy đủ, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy cơng
tác bán trú trường học đã và đang được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan
tâm như thế nào để cho các em thật sự có một cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân
đối. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp
ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt cơng tác
xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm lớn nhất
của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu dùng, nên cơng việc này địi hỏi phải có tính liên ngành của các cấp
có thẩm quyền và là trách nhiệm của tồn dân. Đối với các trường học có bếp ăn
bán trú thì vệ sinh an tồn thực phẩm cũng là vấn đề quan tâm của các trường tiểu
học. Vì nếu thức ăn, nước uống khơng an tồn thì sức khỏe của học sinh sẽ không
được đảm bảo, đồng thời có thể ảnh hưởng đến niềm tin của phụ huynh đối với
nhà trường. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người như câu danh ngôn đã
khẳng định: "Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy cịm..."
Năm học 2015 - 2016, tơi tiếp tục được Hiệu trưởng phân công trực tiếp chỉ
đạo công tác quản lý bán trú. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều
năm tham gia quản lý bán trú và sự tìm tịi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi
chọn sáng kiến " Một số giải pháp chỉ đạo cơng tác bán trú nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa " với


mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về
ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, bảo đảm sức khỏe và an toàn
tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành
mạnh cho học sinh bán trú, tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tổ chức tốt bán trú cho học sinh tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh yên
tâm công tác.
- Giáo dục học sinh có nếp sống hịa đồng trong sinh hoạt tập thể. biết lao
động tự phục vụ với những cơng việc vừa sức.
- Có biện pháp tổ chức cơng tác bán trú thật tốt, gây uy tín đối với phụ
huynh học sinh.
1
SangKienKinhNghiem.net


- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục
tồn diện học sinh ở trường Tiểu học Đơng Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
Công văn số 4334 CV/ GDTC ngày 28 – 5 – 1998 về vệ sinh ăn uống
trường học.
Chỉ thị số 08/GD – ĐT ngày 12/5/1195 về vệ sinh trường học
Chỉ thị số 08/ 1999/ CT- TTg ngày 15 – 04 – 1999 của Thủ tướng chính
phủ về việc “ Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP”.
Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGD&ĐT ngày 08/7/2008 về
hướng dẫn công tác đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục.
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 của Nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Các nội qui của công tác bán trú.
Các yêu cầu vệ sinh cho bếp ăn trong trường học.
Các chế độ ăn uống đối với học sinh tiểu học.
Cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các chế độ thu, chi phục vụ cho cơng tác bán trú.
- Nghiên cứu thực tế
Theo dõi tình hình thực tế của học sinh bán trú qua các bữa ăn trưa, bữa
phụ giữa buổi chiều và ngủ trưa.
Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua 5 năm học từ:
2011 – 2012 đến 2015 – 2016.

2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Cơ sở lý luận:
Thành ngữ có câu: “ Ăn vóc học hay”, vì vậy học sinh phải ăn tốt, có sức
vóc mới đủ sức khoẻ để học hay và làm được nhiều việc khác. Ngoài việc ở trên
lớp giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy để học sinh tiếp thu bài tốt thì việc
kết hợp dạy học sinh “ Học ăn” là cả một bộ môn khoa học. Việc học sinh ở lại
ăn trưa, ngủ trưa và vui chơi ở trường suốt thời gian 3 tiếng buổi trưa đã rèn cho
học sinh tính tập thể, nếp kỷ luật khi ăn, ngủ và gắn bó với tổ ấm là lớp học của
mình. Tất cả sẽ hình thành nhiều kỷ niệm tốt đẹp dưới mái trường. Nhà trường
đã trở thành ngôi nhà thứ 2 và các cô giáo thực sự là người mẹ hiền của các em.
Với thời gian ngoài giờ học, học sinh bộc lộ rất rõ cá tính của mình. Qua
đó giáo viên có thể nắm bắt và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục tồn diện học sinh.
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học không
2
SangKienKinhNghiem.net



chỉ là mối quan tâm của Đảng, nhà nước mà cịn là mối quan tâm của gia đình,
nhà trường và xã hội.
Nhân cách, kỹ năng sống của học sinh không chỉ có kỹ năng học tập cơ
bản như nghe, nói, đọc, viết và tính tốn mà học sinh tiểu học được dạy từ kỹ
năng nhỏ nhất như thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến kỹ năng tự phục vụ, tự bảo
vệ và các kỹ năng trong giao tiếp....
“Một bữa ăn học đường cân đối cho tất cả trẻ em là sự đầu tư tốt nhất
mà chúng ta có thể làm được vì sức khỏe, sự giáo dục và phát triển xã hội toàn
cầu trong tương lai”. (George Mc Govern).
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới trong các thập kỷ qua và kinh
nghiệm thực tiễn ở những quốc gia tiên tiến có triển khai bữa ăn nhà trường, cho
thấy bữa ăn học đường là yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng
cũng như khả năng học tập sáng tạo của trẻ thơ.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi chuyển tiếp, phát triển nhanh về thể lực lẫn trí
tuệ nên việc tổ chức bữa ăn bán trú phải được chú ý và quan tâm đúng mức.
2.2. Thực trạng:
Trường Tiểu học Đông Vệ 1 nằm trên địa bàn phường Đơng Vệ ở phía
Nam Thành phố Thanh Hóa. Địa bàn dân cư rộng và đông dân. Cùng với sự phát
triển chung của Thành phố mơ hình học bán trú đã được áp dụng từ năm học
2011 – 2012 với quy mô ngày càng lớn mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
nguyện vọng của cha mẹ học sinh trên địa bàn phường. Năm học này, một số
khu đô thị mới được xây dựng trên địa bàn phường, dân cư đông hơn, tổng số
học sinh các bậc học nhiều hơn đặc biệt là số lượng học sinh Tiểu học. Vì thế,
áp lực bán trú của trường Tiểu học Đông Vệ 1 cũng lớn hơn rất nhiều.
Năm học 2011- 2012 nhà trường mới chỉ có 3 lớp bán trú với 90/597 học
sinh toàn trường. Qua 5 năm xây dựng và phát triển, năm học 2015 - 2016 số lớp
bán trú đã là 10 lớp với 370/770 học sinh tồn trường. Khơng phải ngẫu nhiên
mà quy mô bán trú của nhà trường được phát triển nhanh như vậy. Trước hết
phải nói đến sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, Chính quyền phường Đơng Vệ.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính u “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng

cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, những năm qua mặc dù phường
Đơng Vệ cịn gặp nhiều khó khăn song Đảng uỷ Chính quyền vẫn dành sự ưu ái
cho nhà trường trong việc cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu
phục vụ học sinh bán trú. Năm học 2011 – 2012, trên nền khu nhà cấp 4 cũ, khu
nhà 2 tầng với 8 phòng học, hội trường, khu bếp ăn bán trú được xây dựng xong
và đưa vào sử dụng. Mặt khác nhà trường rất có uy tín với cha mẹ học sinh trong
việc tổ chức bán trú vì chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao. Năm học
2015 - 2016, hàng ngày có 10 lớp với 370 học sinh được học hành, ăn, ngủ, vui
chơi, ca hát tại trường. Cha mẹ học sinh thực sự yên tâm gửi gắm con ở trường,
mong con ngoan học giỏi, cịn mình thì có nhiều thời giờ để học tập và công tác
tốt.

3
SangKienKinhNghiem.net


Năm học 2015 - 2016, nhà trường đã phát huy những ưu điểm của việc tổ
chức học bán trú qua 5 năm học và khắc phục những tồn tại. Quy mô và chất
lượng bán trú ngày càng phát triển. Nhà trường quyết tâm củng cố và nâng cao
chất lượng nuôi dạy, đảm bảo tín nhiệm cao đối với các cấp lãnh đạo, với nhân
dân và cha mẹ học sinh. Hiện nay, số lớp bán trú là 10 lớp/ 20 lớp từ khối 1 đến
khối 5, tổng số học sinh bán trú là 370 em/770 em học sinh toàn trường
2.3. Các giải pháp tổ chức và thực hiện
2.3.1 Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt các điều kiện đầu năm học
Bất kì làm việc gì cũng đều phải có kế hoạch. Đặc biệt, tổ chức hoạt động
bán trú ở nhà trường càng phải cẩn thận chu đáo hơn. Lập kế hoạch, triển khai
kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong năm học một cách chu đáo thì mới đạt
được hiệu quả cao. Trước tiên, để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe
cho học sinh, tơi đã lập một kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng công tác
bán trú năm học 2015 - 2016 cụ thể. Trong kế hoạch thể hiện từ mục đích, u

cầu nội dung của cơng tác bán trú. Từ kế hoạch đó mới xác định các nội dung
tập trung cần phải thực hiện.
Để trong năm học, hoạt động bán trú diễn ra một cách suôn sẻ, đảm bảo
yêu cầu thì kế hoạch chuẩn bị các điều kiện đầu năm học là vô cùng quan trọng
và không thể thiếu. Nhà trường sử dụng thời gian nghỉ hè của học sinh để lập kế
hoạch, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết. Như vậy sẽ không bị xáo động, không
ảnh hưởng đến kế hoạch trong năm học mà còn tạo tâm thế phấn khởi tự tin cho
giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh khi bước vào năm học mới. Khi đưa con
đến trường thấy trường lớp khang trang, xanh, sạch đẹp, lớp học sáng sủa gọn
gàng, cơ sở vật chất phục vụ nuôi dạy đầy đủ sẽ khiến các bậc phụ huynh thấy
hài lòng, yên tâm khi gửi con em tới trường. Vì vậy, để có được thành cơng lớn
ở cuối năm học thì phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo ngay từ khi nghỉ hè, ngay
từ đầu năm học.
* Lập kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất bán trú đầy đủ, đảm bảo chất
lượng phục vụ học sinh:
Bếp ăn tập thể có vị trí quan trọng trong trường học bán trú. Ngay từ đầu năm,
tơi đã chỉ đạo các bộ phận rà sốt lại các điều kiện, cơ sở vật chất, các trang thiết bị
phục vụ bán trú tại bếp ăn và các phịng học. Trên cơ sở đó, tham mưu với Hiệu
trưởng mua sắm bổ sung và sửa chữa kịp thời các trang thiết bị phục vụ bán trú.
Căn cứ vào kế hoạch năm học mới để lập kế hoạch dự trù mua sắm. Phân
công, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ bán trú sao cho phù hợp với số lượng học
sinh của năm học 2015 -2016 mà nhà trường đã lập kế hoạch. Việc mua sắm
phải đạt được các yêu cầu: Đủ về số lượng cần sử dụng hàng ngày, đảm bảo về
chất lượng, giá cả phù hợp thị trường, được giáo viên và cha mẹ học sinh chấp
nhận… Việc mua sắm phải khẩn trương trong dịp hè, đảm bảo đủ thời gian để
giặt giũ phơi phóng, phân chia vào các lớp trước ngày khai giảng năm học mới.
Hiện nay bếp ăn của trường được bố trí sắp xếp theo quy trình bếp ăn một
chiều, có khu vực tiếp nhận, sơ chế thực phẩm riêng, khu chế biến, phân chia
4
SangKienKinhNghiem.net



thức ăn riêng. Cung cấp nước sạch để sử dụng chế biến, vệ sinh dụng cụ ăn
uống, .. trang bị toàn bộ các dụng cụ phục vụ ăn uống cho học sinh bằng inox.
Bếp ăn được lắp đặt hệ thống ga, điện đảm bảo an toàn. Trang bị đầy đủ các loại
bảng biểu theo quy định của nhà bếp như: bảng thực đơn hằng ngày, bảng phân
công nhiệm vụ, nội quy phịng cháy chữa cháy, bình chữa cháy, hướng dẫn sử
dụng nồi cơm ga, vận hành hệ thống ga ...
Ngoài ra tôi chỉ đạo tổ nuôi thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ của bếp ăn bán
trú như: sổ giao nhận thực phẩm, sổ phân chia thức ăn, sổ xuất, nhập kho, sổ
theo dõi xuất ăn, báo giá thực phẩm theo tuần, sổ chấm công, sổ theo dõi học
sinh vắng, sổ lưu mẫu thức ăn, thực đơn hằng tuần, sổ kiểm thực.
Các phòng học bán trú đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho
học sinh ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt tại lớp như: bàn ăn, bàn ngủ, giá treo quần áo,
giá treo khăn, màn hình, máy chiếu phục vụ học tập và giải trí, chăn gối ...
Để đảm bảo tốt công tác bán trú, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác
bán trú cả năm học, hàng tháng, hàng tuần, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
bộ phận. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều họp đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời
trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nhà trường đã được Đảng uỷ, chính quyền phường Đơng Vệ đặc biệt
quan tâm tạo điều kiện. Được cha mẹ học sinh hết lòng ủng hộ kể cả tinh thần và
kinh phí mua sắm. Vì vậy, kế hoạch mua sắm mà nhà trường lập ra được thực
hiện đúng tiến độ đã tạo tâm thế cho giáo viên và học sinh rất phấn khởi. Đặc
biệt cha mẹ học sinh vui mừng khi thấy con mình ln được thực sự quan tâm.
Từ năm học 2013 – 2014 đến nay là học sinh bán trú được ăn nghỉ ngay từ ngày
đầu của năm học. Điều này rất thuận lợi cho kế hoạch dạy và học của nhà trường
được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả cao.
* Hoạch tốn, dự trù thu- chi hợp lí, đảm bảo thu đủ chi đủ:
Việc dự trù thu chi phải được Ban Giám hiệu họp bàn từ cuối năm học.
Căn cứ vào cơng văn hướng dẫn của phịng tài chính. Căn cứ vào tình hình cụ

thể của nhà trường, giá cả thị trường và đặc biệt là công văn hướng dẫn để định
ra mức thu chi đảm bảo hợp lí hợp tình tạo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.
Mặc dù là trường nội thành, song mức thu của nhà trường không tối đa so với
hướng dẫn. Mức thu gồm có thu mua sắm đồ dùng phục vụ ăn ở sinh hoạt, tiền
phục vụ và tiền ăn hàng ngày của học sinh. Mức thu tăng dần theo lớp.
Cụ thể:
- Tiền mua sắm cơ sở vật chất đầu năm học:
Tiền mua sắm đầu năm học dùng để mua sắm đồ dùng phục vụ ăn ở sinh
hoạt của học sinh.
Năm đầu khi mới tổ chức học bán trú, học sinh mới nhập trường phải
đóng tiền mua sắm ban đầu năm học là 1500 000 đồng
Sau một số năm học, các đồ dùng phục vụ bán trú vẫn cịn sử dụng được
nên đóng góp đầu vào đầu năm ngày càng giảm.
5
SangKienKinhNghiem.net


Năm học 2015 – 2016 tiền mua sắm đầu năm gồm có mua sắm đồ dùng
phục vụ ăn ở sinh hoạt của học sinh là:
Khối 1 : 450 000 đồng / học sinh / năm
Khối 2,3: 200 000 đồng / học sinh / năm
Khối 4: 150 000 đồng/học sinh /năm
Khối 5: 100 000 đồng/học sinh /năm
- Tiền ăn hàng ngày:
Tiền ăn hàng ngày gồm hai bữa: ăn chính buổi trưa và ăn phụ bữa nửa
chiều được thu theo hướng dẫn và căn cứ vào tình hình giá cả thị trường biến
động trong tháng từ 16 000 đồng đến 20 000 đồng/em/ngày ăn
- Tiền phục vụ:
Tiền phục vụ bao gồm tiền quản lí, trực trưa của Ban Giám hiệu; tiền trực
trưa của cán bộ y tế, giáo viên; tiền lương tháng của các cô nuôi dưỡng, chất đốt,

điện nước, chất tẩy rửa vệ sinh… 150 000 đồng/ học sinh/ tháng
Ban tài vụ chịu trách nhiệm cụ thể về kế hoạch thu, chi hàng ngày, hàng tháng
và thanh toán với từng học sinh phải rõ ràng rành mạch với phụ huynh học sinh. Ban
Giám hiệu chỉ đạo, kiểm tra giám sát thực hiện, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
* Hợp đồng và phân công nhân sự phục vụ học sinh ăn ở bán trú
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học vẫn đang rất cần sự chăm sóc thương
yêu chiều chuộng của bố mẹ. Song thực tế bố mẹ không phải suốt ngày trực tiếp
chăm lo con cái. Hơn nữa bố mẹ bận trăm công ngàn việc trong công tác học tập
nâng cao trình độ và lo cho cuộc sống của cả gia đình thường ngày. Cho con học
bán trú nghĩa là cha mẹ học sinh đã gửi gắm lòng tin nơi cơ giáo và nhà trường.
Vì vậy nhà trường phải làm thế nào để thực sự xứng đáng với lòng tin ấy. Trong
điều kiện thực sự khó khăn như hiện nay, đó là điều trăn trở nhất của cán bộ giáo
viên nhân viên tồn trường nói chung và đặc biệt hơn là suy nghĩ băn khoăn của
các đồng chí trong Ban Giám hiệu. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chung của
toàn Đảng toàn dân. Tổ chức học bán trú có thành cơng hay khơng, có mang lại
hiệu quả lớn cho giáo dục của nhà trường hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào
sức mạnh đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên cơng nhân viên nhà trường. Việc
bố trí nhân sự, điều hành hợp tình hợp lí tạo sức mạnh tổng hợp lớn để hoàn
thành kế hoạch tổ chức xây dựng bán trú của nhà trường, hợp ý Đảng lịng dân.
Hai bộ phận cũng khơng kém phần quan trọng là: Giáo viên chủ nhiệm
lớp bán trú và bộ phận các cơ ni. Chính vì thế đầu năm học Ban giám hiệu đã
bàn bạc để lựa chọn giáo viên chủ nhiệm các lớp bán trú và tuyền nhân viên
phục vụ bán trú sao cho phù hợp và hiệu quả.
Rút kinh nghiệm của những năm đầu nhà trường mới tổ chức hoạt động
bán trú, từ năm học 2013 – 2014 đến nay bình qn mỗi lớp một cơ ni, một
giáo viên trực tiếp chăm sóc việc ăn ngủ cho học sinh hàng ngày, ngồi ra có
thêm một bếp trưởng để cùng chung lo lắng chỉ đạo giám sát mọi công việc
trong phạm vi hoạt động bán trú. Vì vậy, năm học 2015 – 2016 với quy mô 10
6
SangKienKinhNghiem.net



lớp, 370 học sinh ăn ở bán trú tại trường cần có 10 cơ ni bán trú, một cơ nhân
viên y tế học đường, một cô bếp trưởng.
Giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú cần có tấm lịng người mẹ, có sức khoẻ,
có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực sư phạm tốt và gia đình cịn
phải có điều kiện để các cô vừa làm nhiệm vụ dạy dỗ vừa làm nhiệm vụ chăm
nuôi, ở lại trực buổi trưa. Trách nhiệm của các cô thật nặng nề: vừa giáo dục,
vừa giáo dưỡng. Không đơn thuần các cô dạy kiến thức văn hoá, rèn luyện đạo
đức cho học sinh mà các cơ cịn phải ở lại trực buổi trưa chăm lo bữa ăn giấc
ngủ cho học sinh. Nhà trường cũng rất thuận lợi vì đội ngũ cán bộ giáo viên đã
có gần 100 % đáp ứng được các yêu cầu nói trên. Hơn nữa các cơ cũng đã có gia
đình, đã từng ni con nên có rất nhiều kinh nghiệm và đáp ứng được tâm lí lứa
tuổi đối với học sinh. Các cơ dành tất cả tình thương u và tâm huyết nghề
nghiệp đều dành cho học sinh. Mười cô giáo chủ nhiệm lớp bán trú là mười tấm
gương về lòng yêu nghề mến trẻ được học sinh yêu quý và cha mẹ học sinh tin cậy.
Các cô nuôi phải có sức khoẻ; có tình u thương trẻ; có bằng cấp, kinh
nghiệm về chế biến điều chỉnh khẩu phần thức ăn của học sinh; hiểu biết về an toàn
thực phẩm. Cơ ni chăm sóc phục vụ học sinh theo kế hoạch và yêu cầu của nhà
trường. Cô nuôi cũng rất cần có kiến thức về tâm lí học lứa tuổi, để có sự phối kết
hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong cả quá trình, vừa giáo dục vừa giáo
dưỡng học sinh đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc tuyển chọn cô nuôi cũng với yêu cầu
cao các điều kiện nêu trên thì mới đáp ứng được yêu cầu. Năm học 2015 – 2016,
nhà trường tuyển chọn và làm hợp đồng với 14 nhân viên. Trong đó có một cô làm
tổ trưởng ( bếp trưởng ), một cô nhân viên y tế, hai bảo vệ; Số còn lại ( 10 cô) mỗi
người phụ trách một lớp cùng với cô giáo chủ nhiệm. Sau khi tuyển chọn, các cô
được bố trí đi khám sức khoẻ, cơ nào thực sự khoẻ mạnh, khơng có bệnh tật mới
được tuyển chính thức. Tất cả cũng vì sức khoẻ chung của cộng đồng mà trực tiếp
là vì sức khoẻ của giáo viên và học sinh trong trường. Với 10 lớp bán trú, học sinh
hàng ngày ăn ở tại trường, nhà trường hợp đồng số nhân viên như vậy là phù hợp,

vừa đủ phân công công việc để đảm bảo yêu cầu phục vụ.
2.3.2.Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động sinh hoạt cho học sinh bán trú có
hiệu quả cao
* Đối với Ban giám hiệu
Ban giám hiệu chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công tác bán trú.
Ban giám hiệu truyền đạt đầy đủ các công văn chỉ đạo về công tác bán trú
của cấp trên đến các đồng chí tham gia bán trú để cùng thực hiện.
Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo, phân cơng các đồng chí tham gia
cơng tác bán trú hợp lí, thực hiện đúng chế độ hội họp định kì. Có khen, chê kịp
thời và theo từng học kỳ, cả năm học.
Ban giám hiệu phân công nhau thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
bữa ăn, giấc ngủ của học sinh bán trú.
Ban giám hiệu cùng công đoàn ký hợp đồng mua lương thực, thực phẩm.
7
SangKienKinhNghiem.net


Thường xuyên theo dõi giá cả trên thị trường để yêu cầu bên B chỉnh giá hợp lí.
(Phạm vi điều chỉnh ít nhất 1 tháng)
Lên kế hoạch chỉ đạo sâu sát, phân công theo dõi kiểm tra chế độ ăn của
học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Cuối mỗi tuần Ban giám hiệu, ban tài vụ, bếp trưởng căn cứ vào tình hình ăn
uống của học sinh ở tuần đó, bàn bạc thống nhất thực đơn cho tuần tiếp theo. Phó
hiệu trưởng phụ trách bán trú lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng cho HS đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức các chuyên đề về vệ sinh ăn uống và cách phịng chống các bệnh
về đường tiêu hóa, về an tồn vệ sinh thực phẩm, phịng chống ngộ độc thức ăn.
Để phụ huynh yên tâm làm việc, tin tưởng gửi con em vào trường, nhiệm vụ
hàng đầu của nhà trường là tạo điều kiện thật tốt về công tác bán trú để các em
đầy đủ sức khỏe học tập tốt. Do đó nhiệm vụ của cơng tác bán trú được đề ra cụ

thể như sau:
Suất ăn HS đầy đủ về số lượng và chất lượng. ( Theo thời giá)
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với mức tiền từ 16 000 đồng đến 20 000 đồng/ ngày ăn ( gồm 1 bữa chính
và 1 bữa phụ), nhà trường giao cho bộ phận nhà bếp tính tốn và lên thực đơn
khẩu phần ăn cho học sinh hàng ngày. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, đối
chiếu thực đơn về số lượng, chất lượng. Tuyệt đối khơng để xảy ra tình trạng bớt
xén khẩu phần, hoặc không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cân
đo khối lượng các loại thực phẩm, lương thực và kiểm tra độ tươi, mới của thực
phẩm; khẩu phần ăn của học sinh phải có được 3 món chính (Thịt/ cá/ tơm +
trứng chiên/ lạc/ đậu phụ/ rau xào + canh), được thay đổi hàng ngày, đủ cho học
sinh ăn no và ngon miệng.
Đảm bảo học sinh được ăn những thức ăn tươi ngon bổ dưỡng, nhà trường
kết hợp cùng đại diện Hội cha mẹ học sinh tiến hành kí hợp đồng với các nhà
cung cấp thực phẩm có đầy đủ các điều kiện về pháp lý và tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm, giá cả phải hợp lý, ổn định theo thị trường. Nguồn thực phẩm
phải rõ nguồn gốc, đảm bảo tươi sống, nguồn cung cấp phải thường xuyên và có
trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Với mơ
hình nấu ăn tại trường, nhà trường quản lý được thực phẩm từ đầu vào đến khẩu
phần ăn của học sinh.
Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm thực theo ba bước.
Gia vị phải có nhãn mác, có hạn sử dụng, có đăng kiểm của cơ sở y tế.
Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy định. Hàng ngày thức ăn của học sinh
được lưu lại sau khi chế biến, trước khi ăn mỗi món đều phải để lại một lượng
nhất định (từ 50 – 100 gam tuỳ từng loại) cho hộp I- nox đã tiệt trùng, ghi rõ ngày
giờ, người lưu thức ăn, ký tên và đưa vào tủ lạnh lưu giữ trong thời gian 24 giờ.
Thức ăn phải được bảo quản nóng sốt đến giờ học sinh ăn. Giờ chia cơm
được qui định hết tiết học thứ 3 buổi sáng. Khay cơm phải có nắp. Phòng tránh
8
SangKienKinhNghiem.net



tối đa việc ngộ độc thực phẩm do công tác chế biến hoặc do mất vệ sinh của nhà bếp
gây nên. Trong những năm qua, nhà trường chưa có vụ ngộ độc thức ăn nào xảy ra.
Phân phối cân đo đong theo đúng lượng và chất của thực phẩm, bảo đảm
chất lượng khẩu phần ăn của học sinh.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Có
nước uống sạch đủ đáp ứng cho nhu cầu tất cả HS bán trú.
Hợp đồng với người nấu ăn có đủ tư cách pháp nhân. Bếp trưởng phải là
người có bằng cấp kỹ thuật nấu ăn. Cùng với Ban Giám hiệu và giáo viên, nhà
trường cho toàn bộ các cô nuôi được tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP) do Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tổ chức.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành
các quy định về đảm bảo chất lượng VSATTP cho học sinh và giáo viên, cán bộ
nhân viên nhà trường.
Đồng chí Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất mọi hoạt động
trong nhà trường và mọi hoạt động bán trú. Hai đồng chí Phó Hiệu trưởng được
phân cơng trực tiếp phụ trách quản lí các hoạt động bán trú, thay nhau trực theo
sự phân cơng của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng ln xác định rõ
trách nhiệm của mình trong việc quản lí, chỉ đạo, giám sát, điều chỉnh kịp thời
những biến cố đột xuất có thể xảy ra. mọi hoạt động của bán trú đều được Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng quan tâm giám sát. Có những cơng việc Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng phải trực tiếp thì mới hiểu sâu sát từ đó chỉ đạo đúng và sát.
Mỗi ngày cơng việc của bán trú sẽ được Ban Giám hiệu theo dõi từ khâu
xuất gạo, nhập thực phẩm, chế biến, chia suất…. Có vấn đề gì Ban Giám hiệu
trực hơm đó phải chịu trách nhiệm, báo cáo Hiệu trưởng để kịp thời tìm biện
pháp giải quyết.
Ban Giám hiệu trực hàng ngày phải xem các giáo viên trơng và cơ ni có
chuẩn bị đủ cho các cháu: gối, chăn, chiếu không. Chăn , chiếu, gối phải thường
xuyên được giặt giũ và phơi để đảm bảo vệ sinh, tránh bệnh ngoài da cho các

cháu. Các đồng chí trực bán trú ngày nào sẽ có trách nhiệm ghi vào sổ trực tồn
bộ tình hình bán trú của ngày đó. Việc gì cần góp ý sẽ trao đổi trực tiếp với cô
trông và cô nuôi để làm tốt hơn.
Việc nhập lương thực, thực phẩm hàng ngày đều có sổ theo dõi và 3
người chứng kiến ký vào sổ: đó là thủ kho, Phó hiệu trưởng trực và người bán.
Phân công cô thư viện kiêm nhiệm cơng tác bán trú có nhiệm vụ:
+ Đầu giờ học lấy sĩ số ăn bán trú các lớp (có xác nhận của giáo viên chủ
nhiệm). Cháu nào bị ốm cần ăn cháo hoặc học sinh nào cần ăn kiêng báo ngay
để nhà bếp nấu cháo thịt hoặc thay món ăn phù hợp cho các cháu.
+ Lên bảng công khai tài chính hàng ngày ở nhà ăn. Trường có bảng cơng
khai tài chính hàng ngày ghi bữa ăn trưa ( chính – phụ ) cho học sinh bán trú
như: Số lượng lương thực, thực phẩm; giá tiền từng loại thức ăn và tổng số tiền

9
SangKienKinhNghiem.net


hàng ngày ... để tất cả các giáo viên cùng giám sát. Kế toán vào sổ theo dõi và
quyết toán hàng tháng theo đúng nguyên tắc tài chính.
* Đối với bộ phận ni dưỡng:
Bộ phận cơ ni gồm có một bếp trưởng, một bếp phó và nhiều nhóm nhỏ
tuỳ theo tính chất của cơng việc hợp tình hợp lí ( nhóm làm rau, nhóm nấu cơm,
nhóm nấu thức ăn,…). Bếp trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc chế biến và
gia giảm thức ăn. Bộ phận cô nuôi làm việc dưới sự chỉ đạo phân công điều
hành của bếp trưởng, bếp phó. Để cho cơng việc chung được thơng suốt, nhóm
nào làm xong cơng việc của mình được giao thì hỗ trợ nhóm bạn. Tuỳ theo thực
đơn, cơng việc của từng ngày mà bếp trưởng bếp phó có thể luân phiên điều
hành cho phù hợp.
Đảm bảo cơm canh của học sinh nóng sốt chỉ tiến hành chia cơm sau
tiếng trống báo hết tiết thứ 3. Giờ chia cơm mọi người cùng nhau tập trung chia

theo dây chuyền cuốn chiếu. Học sinh ăn ngủ theo lớp đã được phân công nên
mỗi cá nhân đều có trách nhiệm kiểm tra các cơng việc có liên quan tới lớp mình
phụ trách để đảm bảo đầy đủ chu toàn đến từng học sinh. Trong quá trình làm
việc, chị em bảo ban nhau giúp đỡ nhau để cùng hồn thành tốt cơng việc đã
được phân cơng.
Hàng ngày, cô nuôi phải đi sớm về muộn hơn học sinh để có đủ thời gian
chu tất cơng việc của mình được giao. Đầu buổi lau thìa bát, khay và cặp lồng
đựng cơm. Mỗi tuần một lần, khu vực bếp ăn bán trú được các cô tổng vệ sinh
vào sáng thứ bảy. Ngày học sinh nghỉ học là ngày tổng vệ sinh giặt giũ khăn mặt,
chăn, màn, chiếu sạch sẽ phơi khơ giịn dưới nắng để diệt vi khuẩn phịng bệnh.
Đối với các cô nuôi và người phục vụ bán trú phải được khám sức khoẻ
định kì, nếu trường hợp người nào bị các loại bệnh truyền nhiễm, thì yêu cầu
nghỉ để điều trị khỏi mới được tiếp tục phục vụ hậu cần cho học sinh bán trú.
Bộ phận nuôi dưỡng chịu trách nhiệm chế biến thực phẩm, an toàn vệ sinh
cho học sinh, thực hiện đúng qui chế khi chế biến thức ăn: Mặc đồng phục, tạp
dề, mũ, khẩu trang, bao tay. Đội ngũ nhân viên phục vụ phải có sức khoẻ tốt,
khơng mắc bệnh truyền nhiễm, có kiến thức về an tồn vệ sinh thực phẩm.
Bộ phận ni dưỡng phải mặc trang phục đúng quy định, tóc chải gọn
gàng, tránh rơi tóc vào thức ăn, móng tay cắt ngắn, khơng đeo nữ trang. Ln có
thói quen tự giác rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi
vệ sinh, khi tay bẩn, khi làm việc phải đeo khẩu trang, mặc trang phục, mang
găng tay, mũ, ...
Mọi tư trang đều để ở phòng kho của bếp ngăn nắp gọn gàng. Không mang
những vật dễ cháy nổ, dễ lây lan dịch bệnh vào khu vực bếp ăn, phịng ăn.
Trong q trình làm việc khơng mang theo thực phẩm, hàng hóa riêng đến
bếp cũng như lúc ra về. Ngồi giờ làm việc nếu khơng có phận sự thì khơng
được mở cửa vào khu vực bếp ăn bán trú.

10
SangKienKinhNghiem.net



Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện đúng theo phân công, có tinh thần trách
nhiệm trong cơng việc, giúp đỡ lẫn nhau, trung thực thẳng thắn giữ đoàn kết,
thương yêu học sinh.
Bếp trưởng cùng thủ kho và trực Ban giám hiệu giám sát thực phẩm có
tươi hay khơng, đảm bảo chất lượng khơng, nếu thực phẩm đóng gói thì kiểm tra
hạn sử dụng.
Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, đối với
nhân viên trực tiếp làm công tác chế biến thức ăn phải thường xuyên trau dồi kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm học này, TT YTDP phối hợp với
TTGDCĐ Phường tổ chức cho cán bộ giáo viên các nhà trường tổ chức công tác
bán trú tập huấn bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an tồn thực phẩm tại UBND Phường
Đơng Vệ 100% cán bộ giáo viên nhà trường đã tham gia đầy đủ.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú:
Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm trực, kết hợp với cô nuôi
theo dõi khẩu phần, quản lí và giúp đỡ học sinh ăn hết khẩu phần. Hướng dẫn
các em học sinh rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, đủ chất. Quản lí
học sinh ngủ trưa để học sinh có sức khỏe học tập tốt buổi chiều.
Ngồi giờ lên lớp làm cơng tác giảng dạy văn hóa các giáo viên chủ
nhiệm lớp bán trú là người sát sao với học sinh từ khâu ăn đến ngủ trong suốt
khoảng thời gian từ lúc tan giờ học buổi sáng cho đến đầu giờ học buổi chiều và
bữa ăn phụ giữa buổi chiều.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh có nhu cầu cho con học bán trú phải viết đơn. Đầu năm học
phụ huynh đóng góp đầy đủ các khoản thu phục vụ bán trú bao gồm tiền mua
sắm cơ sở vật chất ban đầu đối với học sinh lớp 1, mua bổ sung đối với học sinh
từ lớp 2 đến lớp 5. Riêng tiền ăn hàng tháng phụ huynh đóng theo quy định từ
ngày mùng 1 đến hết ngày mùng 10 tại phòng tài vụ của nhà trường, phải kí tên
vào phiếu thu đảm bảo nguyên tắc tài chính.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã quy định với phụ huynh nếu gia đình
nào có cơng việc cần đón con về khơng ở lại bán trú thì phải viết giấy xin phép
với giáo viên chủ nhiệm. Có như vậy mới quản lý được học sinh một cách chặt
chẽ, hạn chế được các tệ nạn xã hội như chơi game, chơi các trị chơi khơng lành
mạnh khác.
Phụ huynh được trực tiếp kiểm tra khẩu phần, cách thức tổ chức cho học
sinh ăn, nghỉ. Đặc biệt là công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm bán trú.
* Đối với quản lí tài chính :
Thu chi đúng qui định, đúng định mức, chứng từ sổ sách rõ ràng đầy đủ,
cập nhật hằng ngày và quyết toán hằng tuần .
Đảm bảo đúng, đủ chế độ định mức khẩu phần ăn của học sinh.
Cơng khai thực đơn tài chính hằng ngày thực hiện bằng bảng thông tin

11
SangKienKinhNghiem.net


Thanh quyết tốn chế độ kinh phí đầy đủ, chi trả tiền đúng thời hạn cho
người nấu ăn hợp đồng .
Theo dõi giá cả thị trường để việc thu chi phù hợp.
Hàng tháng ban tài vụ chịu trách nhiệm thanh toán rõ ràng rành mạch đến
từng cha mẹ học sinh. Đây là việc làm hết sức quan trọng để tạo lòng tin tuyệt
đối đối với cha mẹ học sinh, phụ huynh thấy được sự đầu tư chính đáng là cần
thiết và trực tiếp phục vụ cho chính con em họ. Bởi vậy bộ phận tài vụ càng phải
nâng cao ý thức tự giác, chu đáo trong cơng việc của mình dưới sự chỉ đạo của
Ban Giám hiệu.
2.3.3. Giải pháp 3: Quản lý tốt học sinh bán trú
Học sinh bán trú ăn hai bữa ở trường mỗi ngày: Bữa chính sau giờ tan học
buổi sáng, bữa phụ sau tiết học thứ hai buổi chiều. Phụ trách mỗi lớp là hai cô:
giáo viên chủ nhiệm và một cơ ni.

Khi có hồi trống tan buổi sáng thì bộ phân cơ ni đã chia xong cơm và
thức ăn, sắp xếp xong bàn nghế chỗ ngồi ăn cho 370 học sinh. Dưới sự hướng
dẫn chỉ đạo của cô chủ nhiệm và lớp trưởng, các lớp xếp hàng trật tự đi về vòi
nước để rửa tay rồi về bàn ăn của mình. Nơi rửa tay, vị trí ngồi ăn của từng lớp
đã được quy định. Cơ nuôi cùng với cô chủ nhiệm quán xuyến, theo dõi, giúp
đỡ, động viên học sinh ăn theo lớp đã được phân công. Nội quy nhà ăn quy định
trong khi ăn, học sinh khơng được nói chuyện, tập trung để ăn ngon, ăn hết khẩu
phần. Nếu em nào không may bị mệt chán ăn hoặc thức ăn khơng phù hợp thì
được lưu tâm thay đổi ăn cháo hoặc thức ăn khác phù hợp hơn. Đối với học sinh
lớp một, các em cịn bé nên rất hay nũng nịu cơ như nũng mẹ ở nhà. Vì vậy các
cơ giáo phụ trách lớp một càng phải vất vả hơn, quan tâm chăm sóc các em
nhiều hơn. Có những em cịn địi cơ bón cơm mới chịu ăn. Cô vừa dạy, vừa dỗ,
vừa hướng dẫn, dần dần đưa các em vào nề nếp. Khoảng một tháng đầu năm các
em mới có nề nếp tự quản như các anh chị ở lớp trên.
Ăn xong, các em ra vòi nước rửa tay rửa mặt, giải lao. Bác bảo vệ đánh
trống báo hiệu giờ ngủ trưa các em vào phòng ngủ. Do điều kiện học sinh bán trú
đơng và cơ sở vật chất cịn khó khăn nên phịng ngủ được bố trí ngay tại lớp học.
Bàn học được sử dụng làm giường. Nhà trường đóng tồn bộ bàn hai mặt, lúc học
gấp hai mặt lại với nhau, lúc ngủ mở ra gối vào thành ghế tạo ra chiếc giường lớn.
Như vậy mỗi lớp ba dãy bàn ghế tạo thành ba chiếc giường lớn. Cô hướng dẫn
học sinh trải chiếu, đặt gối. Dần dần thành quen các em tự làm tự phục vụ mình
dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng, cơ chỉ cần nhắc nhở. Học sinh tồn trường ngủ
từ 11 giờ 30 phút đền 13 giờ 30 phút có trống hồi thì mới dậy. Các em tự thu dọn
đồ gọn gàng cất vào tủ rồi rửa mặt chuẩn bị vào học buổi chiều.
Các em ngủ ngon giấc từ 11 giờ 30 phút. Khi học sinh toàn trường đã ngủ thì
Ban Giám hiệu, các cơ giáo chủ nhiệm, các cô nuôi mới ăn cơm buổi trưa. Ăn xong
các cô chủ nhiệm về lớp nghỉ cùng học sinh của lớp mình để tiện việc quản lí.
Sau tiết học thứ hai buổi chiều là giờ giải lao học sinh ăn bữa phụ. Bữa
phụ thường là cháo, chè, phở, bánh mì , sữa…. Món ăn của các bữa ăn phụ
12

SangKienKinhNghiem.net


thường được luân phiên thay đổi để học sinh ăn ngon hơn. Bữa phụ học sinh
khơng cần ăn nhiều vì nếu ăn nhiều về nhà bữa chiều tối các em ăn sẽ không
ngon miệng. Ăn phụ xong các em ra chơi giải lao rồi vào học tiết 3.
Nhà trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ( 7tiết/ngày ) nên thời khoá
biểu buổi sáng 4 tiết chủ yếu là phần cứng của phân phối chương trình, buổi
chiều 3 tiết là các tiết thực hành, các mơn ít tiết ( Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh,
Tin học,…) và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu có năm ngày học sinh ăn nghỉ tại trường.
Ban Giám hiệu phân cơng trực ban. Ngồi việc nhận thực phẩm buổi sáng, kiểm
tra mọi hoạt động của bán trú; Giám hiệu trực ở lại buổi trưa để theo dõi sát sao
việc tổ chức ăn nghỉ của học sinh. Mỗi lớp có một cô giáo ngủ cùng học sinh.
Nhân viên y tế cũng ở trực buổi trưa suốt cả năm ngày trong tuần để theo dõi
sức khoẻ cho giáo viên và học sinh tồn trường.
Trong những ngày bình thường thì từ 11giờ 20 phút đến 13 giờ 30 phút là
cả trường đã im phăng phắc khơng có một tiếng động. Tất cả học sinh đều đang
say sưa trong giấc ngủ ngon lành, giáo viên và nhân viên đều có ý thức giữ gìn
giấc ngủ cho các em. Giám hiệu trực đi đến kiểm tra các lớp nắm bắt tình hình
học sinh xem các em ngủ có ngon khơng, giáo viên trực có làm tròn trách nhiệm
được giao chưa. Khi thấy các em học sinh đã ngủ ngon thì mới quay về phịng
mình nghỉ. Có những hơm bất thường, học sinh ốm nặng đột xuất sẽ được các cô
đưa đi bệnh viện khám chữa kịp thời. Nhà trường tổ chức được hoạt động bán
trú cho học sinh là việc làm đầy ý nghĩa mang tính nhân văn sâu sắc. Các cơ
giáo được hồ mình trong tình yêu thương các em học sinh Tiểu học thật đáng
u, cịn học sinh được cơ chăm sóc thương yêu như mẹ hiền ở nhà. Điều đó làm
gắn kết tình cảm cơ trị, trở thành kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi học sinh.
Các em học sinh được chăm sóc, học hành, rèn luyện, ăn, ngủ, vui chơi
điều độ nên rất mạnh khoẻ, tăng cân, rắn rỏi rõ rệt. Hàng tháng nhân viên y tế

cân và theo dõi sức khoẻ cho học sinh. Căn cứ vào sự tăng cân mà điều chỉnh
khẩu phần ăn uống cho hợp lí.
2.3.4. Giải pháp 4: Quản lý, sử dụng và bảo vệ tốt tài sản bán trú
Tài sản bán trú là tài sản chung của nhà trường, trách nhiệm bảo vệ chung
là của tổ bảo vệ.
Tổ nhà bếp có trách nhiệm quản lí tài sản phục vụ chế biến thức ăn của
bếp ăn theo số lượng và chất lượng nhà trường giao cho từ đầu năm. Hết mỗi
học kì, kiểm kê, những đồ dùng nào khơng dùng được nữa thì sẽ thanh lí và mua
bổ sung. Cuối năm bàn giao toàn bộ tài sản của bếp ăn lại cho nhà trường. Thất
thoát nhà bếp phải chịu trách nhiệm đền bù. Trường hợp mất do kẻ gian lấy
ngồi giờ làm việc thì bảo vệ phải chịu trách nhiệm.
Bát thìa, xoong nồi… của các lớp, nhà bếp phải bàn giao và nhận đầy đủ từ
giáo viên và nhân viên trông trưa. Khi nhận đủ mà để thất thốt thì tổ bếp phải chịu
trách nhiệm. Giáo viên và nhân viên trơng trưa làm mất thì phải đền cho nhà trường.
13
SangKienKinhNghiem.net


Cơ sở vật chất trong kho nếu thất thoát người thủ kho phải chịu trách nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản lí và nhắc nhở học sinh giữ gìn
bàn ghế ở phịng ăn và phịng ngủ.
Với việc giao nhận rõ ràng và cụ thể như vậy nên trong 5 năm qua đồ
dùng bán trú của trường được bảo quản tốt, không xảy ra mất mát và trộm cắp.
Hàng năm nhà trường thường xuyên bổ sung thêm dụng cụ mới cho nhà bếp,
thanh lý dụng cụ hỏng không dùng được. Ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản của
nhà trường được các đồng chí giáo viên và nhân viên thực hiện tốt.
2.3.5. Giải pháp 5: Tăng cường truyền thông trong các hoạt động của nhà trường.
Để từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp đến học sinh và làm cho môi
trường giáo dục ngày càng sinh động hơn, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà
trường cho làm các tấm pa nô tuyên truyền cho học sinh biết cách phòng tránh

các dịch bệnh đang xảy ra để các em tự bảo vệ mình như bệnh Cúm A H5N1,
bệnh tiêu chảy, bệnh răng miệng, bệnh chân tay miệng...
Với học sinh tiểu học, các em cịn rất nhỏ, hiếu động, thích mầu sắc, vì
vậy các tấm pa nơ được thiết kế vừa đẹp về hình thức, vừa cơ đọng về nội dung.
Có như vậy mới thu hút được sự chú ý của học sinh. Hình thức và nội dung
tuyên truyền cũng phải thường xuyên thay đổi. Để làm được điều này, Ban
Giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm đã cùng với nhân viên y tế và Tổng phụ
trách Đội đầu tư tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Tổ chức sân chơi
“Rung chuông vàng”, sử dụng giáo án điện tử trong các tiết giáo dục kĩ năng
sống, giáo dục ngoài trời...Các hoạt động mà nhà trường đã tổ chức: Sinh hoạt
ngoại khóa với chủ đề " Hưởng ứng ngày thế giới rửa tay bằng xà phịng”,
Truyền thơng “ Sức khỏe - Vệ sinh mơi trường”. “ Cách phịng tránh bệnh tiêu
chảy”, “ Phòng tránh Cúm A H5N1”, “Cách phòng tránh bệnh cận thị”...
Từ thực tế tôi nhận thấy rằng bệnh răng miệng là thường gặp nhất ở trẻ em,
đặc biệt là học sinh tiểu học. Giáo dục cho các em thói quen đánh răng sau khi ăn
và trước khi đi ngủ là vô cùng cần thiết để giúp các em bảo vệ hàm răng của mình .
2.3.6. Giải pháp 6: Tập trung xây dựng bếp bán trú “ Nói khơng với
ngộ độc thực phẩm”
Một trong những nội dung rất được quan tâm ở các trường lớp bán trú hiện
nay là vấn đề chất lượng ni dạy nói chung và vệ sinh an tồn thực phẩm nói
riêng. Phịng GD&ĐT thành phố đặc biệt coi trọng việc chỉ đạo tất cả các trường
Tiểu học có các lớp bán trú nghiêm túc chấp hành các quy định trên lĩnh vực này.
*Sơ chế thực phẩm sống:
Thực phẩm tươi khi nhận xong có sơ chế, chế biến ngay để đảm bảo giữ
được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng.
Nhân viên nuôi dưỡng phải sơ chế thực phẩm trên bàn, bệ tránh để thực
phẩm xuống đất hoặc sát đất, rửa rau bằng nước sạch, rửa từ 3 lần trở lên cho
đến khi sạch; ngâm rau bằng nước gạo.
* Chia thức ăn:
14

SangKienKinhNghiem.net


Phải đeo khẩu trang, găng tay của nhân viên cấp dưỡng, che đậy thức ăn
sau khi chế biến để tránh bụi bẩn, côn trùng làm ô nhiễm thức ăn, chia thức ăn
bằng dụng cụ ( tuyệt đối không dùng tay trực tiếp chia thức ăn)
Hằng ngày lưu mẫu thức ăn để tạo thành nếp quen.Việc lưu mẫu thức ăn
phải đúng khối lượng quy định.
* Vệ sinh dụng cụ ăn uống:
Tuân thủ rửa dụng cụ phục vụ ăn uống theo 4 bước ( Dọn sạch thực phẩm
trước khi rửa - Rửa bằng nước rửa bát - Tráng bằng nước sạch - Vệ sinh giẻ rửa
và chậu rửa)
Dụng cụ chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải để đúng nơi
quy định. (tránh nhầm lẫn dụng cụ)
* Vệ sinh khu bếp:
Thường xuyên sắp xếp bếp gọn gàng, thuận tiện cho công việc và luôn
đảm bảo theo nguyên tắc 1 chiều.
Đảm bảo an tồn về cơng tác phịng cháy chữa cháy, làm tốt công tác diệt
ruồi, gián chuột. Luôn vệ sinh bếp sạch sẽ.
* Nguồn nước:
Có đủ nguồn nước sạch phục vụ cho ăn uống vì nước là nguồn ngun liệu
khơng thể thiếu được trong chế biến thực phẩm và vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày.
Nước uống luôn đảm bảo tiệt trùng đựng vào bình nắp đậy. Vệ sinh hằng
ngày dụng cụ ca uống nước của học sinh.
* Xử lý chất thải:
Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau: nước thải từ
nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau, củ, quả, rác từ thiên nhiên như lá
cây, các loại ni lông, giấy lộn, vỏ hộp sữa....nếu khơng có biện pháp xử lý tốt sẽ
làm ô nhiễm môi trường. Gây hậu quả khó lường như dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm trong nhà trường.Các chất thải phải cho vào thùng rác có nắp đậy, khơng

rị rỉ, được xử lý hằng ngày. Cuối ngày rác được đẩy ra khu tập kết của Công ty
môi trường để chuyển đến khu xử lý. Vì vậy khn viên trường lớp khơng có
rác thải tồn đọng, hệ thống cống, rãnh ngầm để khơng có mùi hơi. Khu vệ sinh
ln được nhân viên vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ. Tạo ra một không
gian Xanh- Sạch - Đẹp là môi trường thuận lợi cho sự phát triển thể chất, tạo
môi trường vật chất và tinh thần thân thiện cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
2.3.7. Giải pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra. Phối hợp chặt chẽ với
các tổ chức trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho các em học
tập, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, giữ gìn sức khỏe cho học sinh
Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tại bếp ăn bán trú, vệ sinh
môi trường. Kết hợp với ban thanh tra nhà trường kiểm tra thường xuyên và đột
xuất mọi hoạt động của công tác bán trú. Kiểm tra đột xuất khi chia cơm và chia
thức ăn. Kiểm tra khâu vệ sinh cá nhân HS, nề nếp bán trú.

15
SangKienKinhNghiem.net


Để mọi kế hoạch đề ra thực hiện có hiệu quả và để xây dựng một trường học
Xanh- Sạch- Đẹp- An tồn góp phần hưởng ứng phong trào thi đua Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực nhà trường đã thành lập Tổ kiểm tra vệ
sinh môi trường, VSATTP gồm các thành viên: đại diện Ban Giám hiệu, nhân viên
y tế, TPT Đội, Tổ trưởng chuyên môn, đại diện phụ huynh. Tổ kiểm tra đã xây
dựng kế hoạch thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường giáo viên,
nhân viên và học sinh. Phân công khu vực phụ trách cho từng lớp, từng bộ phận.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh tồn trường nói chung và học sinh học
bán trú nói riêng việc giữ gìn môi trường sạch sẽ là việc làm cần thiết. Làm tốt
cơng tác vệ sinh mơi trường thì hàng ngày phịng ngủ (phòng học) phải được
quét ngày 2 lần. Riêng phòng ăn được lau rửa sau khi học sinh ăn xong hàng
ngày. Phun muỗi trong và ngồi phịng học, phịng ăn 2 lần/ năm ( đầu năm học

và đầu học kì 2). Dọn vệ sinh xung quanh khu phòng học và bếp ăn 1 tháng/lần.
Ngoài trách nhiệm nấu ăn và chăm sóc học sinh ăn hết khẩu phần ăn của
mình bộ phận cơ ni cịn có nhiệm vụ giặt giũ gối, chăn, chiếu cho các em. Để
gắn trách nhiệm và đánh giá cơng việc của từng cơ ni thì được phân công phụ
trách lớp nào các cô sẽ đảm nhiệm công việc dọn vệ sinh và giặt giũ lớp đó. Gối
và chiếu được giặt 1lần/ tháng, vỏ chăn được giặt 1lần/kì
Phối hợp với Trạm ytế phường phun thuốc muỗi định kì vào ngày nghỉ
đảm bảo an toàn cho học sinh. Hàng năm nhà trường phối hợp với các tổ chức y
tế khám sức khỏe, khám mắt, khám răng, tẩy giun cho học sinh theo chương
trình chăm sóc sức khỏe học đường. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh
cho học sinh
2.4. Hiệu quả đạt được từ cơng tác bán trú.
* Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường:
Qua 5 năm, từ năm học 2011- 2012 đến nay sĩ số học sinh bán trú của
trường tiểu học ĐôngVệ 1 tăng lên không ngừng. Đặc biệt học sinh lớp 1,2
tham gia bán trú rất đơng.
Năm học

Số HS BT/HS
tồn trường

2011 - 2012

90/597

2012 – 2013 2013 – 2014 2014 – 2015 2015 – 2016

120/ 640

220/ 719


250 /734

370/ 770

Các em học sinh ở lại bán trú đều khoẻ mạnh, tăng cân; các em thông
minh học giỏi, năng nổ hoạt động. Đây là mấu chốt cho sự phấn đấu thành công
của nhà trường. Qua 5 năm tổ chức xây dựng bán trú, thực tế cho thấy rằng:
Chất lượng giáo dục toàn diện phát triển một cách vững chắc. Điều dễ thấy là
sinh hoạt của các em được ở lại bán trú điều độ, khoa học tạo tâm thế thoải mái
để giao tiếp học tập rèn luyện đạt kết quả cao. Các em đã góp phần to lớn tạo
nên bề dày thành tích của nhà trường. Nhiều năm học liên tục, chất lượng giáo
dục đại trà toàn diện đều đạt cao; Chất lượng mũi nhọn luôn giữ vững và phát
triển. Năm học 2015 – 2016 này, kết quả kiểm tra định kì lần cuối học kì I
100% số học sinh bán trú đạt mức hồn thành. Phong trào vở sạch chữ đẹp ngày
16
SangKienKinhNghiem.net


càng được phát huy và hiệu quả cao. Trong lần kiểm tra vở sạch chữ đẹp tháng 3
năm 2016 của phòng Giáo dục: 100 % số lớp của nhà trường đều được xếp loại
1, nhà trường được xếp hạng I. Các hoạt động giáo dục khác ở các lớp bán trú
trong nhà trường được tổ chức toàn diện đều đặn. Nhà trường đã tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hoạt động, nhiều chủ đề có ý nghĩa giáo
dục sâu sắc như: thi Tiếng hát kể chuyện, Ngày hội Tiếng Anh. Tổ chức câu lạc
bộ Aerobic… thể chất cũng như trí tuệ của các em đã được phát triển toàn diện
hơn. Trong cuộc thi Giao lưu Tiếng hát, kể chuyện cấp thành phố trường TH
Đông Vệ 1 tham gia tiết mục kể chuyện đạt giải Ba.
Từ hoạt động bán trú, cơ sở vật chất của nhà trường ngày phát triển, đảm bảo
cơ bản yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới. Ban Giám hiệu đã vận dụng cơ

chế nhà nước và nhân dân cùng làm, cơ chế xã hội hoá giáo dục, tạo cơ hội cho cha
mẹ học sinh góp sức cùng cán bộ giáo viên nhà trường, cùng Đảng uỷ Chính quyền
phường Đơng Vệ xây dựng nhà trường ngày càng khang trang xanh, sạch, đẹp.
Năm học 2015 – 2016, nhà trường có 20 lớp, mỗi lớp một phòng riêng. Các lớp
học đều được trang bị đầy đủ bàn ghế đúng tiêu chuẩn, bảng từ chống loá, điện
sáng học đường, tủ đựng gối chiếu chăn màn… Nơi ăn chốn nghỉ của học sinh đều
đảm bảo. Khu chế biến thức ăn đã được xây dựng theo quy trình khép kín một
chiều thống mát sạch sẽ. Thư viện nhà trường hoạt động đúng chức năng của một
thư viện chuẩn. Các phòng hoạt động chức năng ngày càng đầy đủ hơn. Phịng máy
vi tính được mua sắm nhiều máy mới và thường xuyên được bảo trì đảm bảo đủ
máy hoạt động cho học sinh học tập. Các lớp học được trang bị màn hình, máy
chiếu và các phương tiện hiện đại phục vụ hiệu quả hơn việc dạy và học của giáo
viên và học sinh.
Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng cao rõ rệt, cơ sở
vật chất ngày càng đàng hồng càng tạo được lịng tin đối với các cấp lãnh đạo,
đối với cha mẹ học sinh và nhân dân. Càng được tin tưởng cán bộ giáo viên
trong nhà trường càng phấn khởi tích cực công tác tốt. Đặc biệt Ban Giám hiệu
nhà trường càng vững tâm hơn để lãnh đạo đơn vị giành được nhiều thắng lợi.
Học sinh được ở bán trú, các em được phục vụ ăn uống và nghỉ trưa điều độ;
đảm bảo tốt cho sức khoẻ, nên chất lượng học tập buổi chiều sẽ tốt hơn. Khơng có
học sinh đi học muộn ở buổi hai.
Kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường trong 5 năm qua:
Năm học
Số lớp Tổng Giỏi Khá TB Yếu HSG HSG HSG
HS
TP
Tỉnh
QG
2011 – 2012
19

597
433 131 32
1
96
10
3
2012 – 2013
19
640
468 152 20
0
74
14
2013 – 2014
20
719
391 252 76
0
62
12
3
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay, bậc tiểu học thực hiện đánh giá học
sinh theo Thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo. Để giảm áp lực học tập cho
học sinh tiểu học nên khơng tổ chức các kì thi học sinh giỏi mà chỉ tổ chức giao
lưu các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm mục đích nâng cao
17
SangKienKinhNghiem.net


kĩ năng sống cho học sinh. Trường Tiểu học Đông Vệ 1 đã tích cực tham gia các

hoạt động do Phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức.
Năm học
Số lớp Tổng
Đạt
Chưa HSG
HSG
HSG
HS
đạt
TP
Tỉnh
QG
2014 – 2015
20
734
734
0
11
2
1
HKI 2015 - 2016
20
770
761
9
10
1
* Ý nghĩa xã hội trên địa bàn phường nói riêng và trên tồn thành phố nói
chung:
Khẳng định về cơng tác giáo dục, nuôi dưỡng học sinh bán trú của nhà

trường là chất lượng, hiệu quả. Tổ chức học bán trú cho học sinh Tiểu học là việc
làm cần thiết không chỉ đối với trường Tiểu học Đông Vệ 1 mà là cần thiết cho tất
cả các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Nhân dân cùng quan
tâm, hợp lực để cùng với nhà trường, tổ chức cho con em học bán trú.
Việc giáo dục và quản lí trẻ ăn, ngủ trưa đúng giờ giấc là việc rất khó đối
với khơng ít phụ huynh nhưng đối thầy cơ giáo thì đã làm được rất hiệu quả. Với
tâm lí trẻ thơ, lời nói của thầy cơ giáo là trên hết nên các em luôn nghe và làm
theo lời dạy bảo của thầy, cơ giáo mình. Các em chấp hành tốt mọi quy định của
nhà trường đề ra đối với học sinh học bán trú. Như vậy việc quản lí con em của
các bậc phụ huynh được thầy cô giáo làm thay khi những việc làm đó có thể
nằm ngồi tầm tay của gia đình.
Giúp cho trẻ được hồ nhập cộng đồng một cách tự nhiên; tạo thói quen
tự lập, hồ đồng, hợp tác; phịng tránh các hiện tượng “tự kỉ”, hình thành kĩ năng
sống cho học sinh, các em biết cách bảo vệ bản thân mình, khơng tham gia các
trị chơi nguy hiểm, biết tự sinh hoạt, vui chơi, giải trí an tồn, bổ ích.
* Kết quả cụ thể :
Sau một thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với 7 giải pháp nêu
trên, bước đầu đã thu hoạch được một số kết quả:
- Tạo môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an toàn, lành mạnh cho các
em, tổ chức nhiều hoạt động giải trí phong phú nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai
nạn thân thể trong nhà trường như: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian
như: ô ăn quan, nhảy dây, chơi một số trò chơi như: cờ vua, đá cầu,.... Tổ chức
các câu lạc bộ Aerobic cho học sinh rèn luyện thân thể. Câu lạc bộ Tiếng Anh…
Từ hoạt động của các câu lạc bộ nhà trường sẽ có nguồn học sinh năng khiếu
tham gia các kì thi TDTT, giao lưu Tiếng Anh do ngành giáo dục tổ chức.
- Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường năm sau cao hơn năm trước.
- Khuôn viên nhà trường và các lớp học luôn được học sinh giữ gìn sạch sẽ.
Các khu vệ sinh của nhà trường luôn sạch sẽ, phục vụ cho gần 800 học sinh và
CBGVNV nhà trường.
- Bếp ăn bán trú của Trường Tiểu học Đơng Vệ 1 thành phố Thanh Hóa

trong thời gian qua vẫn tiếp tục “Nói khơng với ngộ độc thực phẩm.”

18
SangKienKinhNghiem.net


- Tình trạng học sinh mắc bệnh học đường giảm. Theo kết quả khám sức
khỏe học sinh năm học 2015-2016, số lượng học sinh bị cận thị và mắc bệnh
răng miệng không tăng thêm trường hợp nào.
- Bếp ăn bán trú liên tục nhiều năm liền được trung tâm y tế thành phố
kiểm tra xếp loại tốt.
- Công tác bán trú của nhà trường được đông đảo phụ huynh đồng tình,
ủng hộ và tin tưởng.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Việc tổ chức nâng cao chất lượng bán trú cho học sinh tại các trường học
là điều rất cần thiết và nên làm. Mục đích của việc nên làm này là đem lại lợi ích
về chất lượng dạy học cho nhà trường, cho gia đình phụ huynh và đặc biệt là cho
học sinh được thụ hưởng hiệu quả chất lượng dạy và học. Như chúng ta đã biết,
tổ chức cho học sinh học bán trú là cả một quá trình và cịn là một vấn đề phức
tạp, vất vả và nhiều nỗi lo không chỉ đối với Ban giám hiệu, người ni dưỡng,
giáo viên; mà cịn đặt nặng lên cả tâm lí của các bậc phụ huynh. Nhưng, nếu
chúng ta quyết tâm thực hiện, và thực hiện thật tốt, thì bán trú góp phần rất lớn
vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Với sự đầu tư nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm " Nâng cao
chất lượng quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm" trong thời
gian qua, tơi nhận thấy kiến thức về vệ sinh y tế của cán bộ giáo viên, nhân viên
và học sinh trường tiểu học Đơng Vệ 1 đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc

chăm sóc sức khỏe cho các em ngày càng đạt kết quả tốt hơn, Các dịch bệnh đã
được ngăn chặn kịp thời... Để tổ chức tốt công tác bán trú trường học, Đảm bảo
VSATTP phải tập trung thực hiện phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó
phải quan tâm nhiều đến các nội dung sau:
- Phải tìm đơn vị có tư cách pháp nhân và có uy tín để hợp đồng thực
phẩm. Hợp đồng ở những đơn vị này có thể xem như chúng ta đó được đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm ở khâu ban đầu.
- Phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú cụ thể. Lên kế hoạch
cụ thể cho từng nội dung cơng việc và có sự chuẩn bị chu đáo về các điều kiện
để đảm bảo tổ chức công tác bán trú.
- Xây dựng nội quy rõ ràng. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận cụ thể.
Có kế hoạch giám sát chặt chẽ. Thiết lập hồ sơ đầy đủ. Quản lý cơ sở vật chất
bán trú tốt. Đây là những điều kiện có tính chất quyết định để cơng tác bán trú
được diễn ra đúng kế hoạch và đạt kết quả như mục tiêu đề ra.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ như: bồi dưỡng kiến thức VSATTP, tổ
chức ngoại khoá, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn cho học
sinh, ... để đảm an tồn, bổ ích cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh bán
trú ở mọi thời điểm học sinh có mặt ở trường.

19
SangKienKinhNghiem.net


3.2. Kiến nghị :
Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng những giải pháp trên vào việc chỉ đạo
công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, tơi có một số đề xuất
kiến nghị sau:
Để cơng tác bán trú được thực hiện ngày càng tốt hơn, học sinh được
hưởng những ưu việt từ công tác bán trú của các nhà trường, nhà trường cần
tham mưu với UNBND phường Đơng Vệ đầu tư xây dựng thêm một số phịng

học để sĩ số học sinh đảm bảo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, cần
nâng cấp các khu vệ sinh và khu bếp.
Trên đây là những kinh nghiệm qua công tác quản lý hoạt động bán trú
trong 5 năm học mà trường Tiểu học Đông Vệ 1 đã thực hiện. Qua đó tơi đã tự
rút ra bài học cho chính mình, bổ sung cho hoạt động bán trú của nhà trường
ngày càng hoàn thiện hơn. Hoạt động bán trú đã góp phần tích cực nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện. Tơi rất mong được góp phần nhỏ bé của mình giúp các
đơn vị bạn hiểu sâu kĩ hơn về hoạt động bán trú, có hướng đi đúng đắn hơn
trong quá trình phấn đấu lâu dài vì sự nghiệp giáo dục Tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa ngày 28 tháng 3 năm 2015
NHÀ TRƯỜNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Khánh Tâm

20
SangKienKinhNghiem.net



×