Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

100 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học sở GDĐT thái nguyên (lần 2) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.39 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 2

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm cacboxyl (COOH)?
A. Anđehit axetic.
B. Axit fomic.
C. Etylamin.
D. Alanin.
Câu 42: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm
hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Công thức của tơ nitron là
A. [-CH2-CH(Cl)-]n.
B. (-CH2-CH2-)n.
C. (-CF2-CF2-)n.
D. [-CH2-CH(CN)-]n.
Câu 43: Kim loại Na tác dụng với nước tạo ra khí H2 và chất nào sau đây?


A. Na2O.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. NaHCO3.
Câu 44: Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Zn sinh ra khí H2?
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. HCHO.
D. CH4.
Câu 45: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2SO4.
B. Mg(OH)2.
C. CH3COOH.
D. H2S.
Câu 46: Amoniac là một hóa chất quan trọng trong công nghiệp, được sử dụng chủ yếu để sản xuất axit
nitric, phân đạm urê. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh. Công thức của
amoniac là
A. NO2.
B. NH3.
C. NH4Cl.
D. (NH2)2CO.
Câu 47: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong
ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Cơng thức hóa học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 48: Kim loại nào sau đây có khả năng dẫn điện tốt nhất?
A. Fe.
B. Cu.

C. Ag.
D. Al.
Câu 49: X là dẫn xuất chứa nitơ của hiđrocacbon. Ở điều kiện thường, X là chất khí có mùi khai và tan
nhiều trong nước. Chất X có thể là
A. axit axetic.
B. ancol etylic.
C. lysin.
D. metylamin.
Câu 50: Kim loại nào sau đây chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Zn.
B. Na.
C. Fe.
D. Pb.
Câu 51: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hồn?
A. Mg.
B. Zn.
C. Fe.
D. Li.
Câu 52: Kim loại nào sau đây tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch làm quỳ
tím chuyển sang màu xanh?
A. Ag.
B. Zn.
C. Be.
D. Ca.
Câu 53: Trong tự nhiên, hợp chất của nhơm có mặt ở khắp nơi, như có trong đất sét, mica, boxit, criolit.
Công thức của criolit là
A. Al2O3.2SiO2.2H2O.
B. Al2O3.2H2O.
C. K2O.Al2O3.6SiO2.
D. 3NaF.AlF3.

Câu 54: Triolein là một chất béo (chứa gốc hiđrocacbon khơng no trong phân tử) có cơng thức là
Trang 1/4


A. (C17H33COO)3C3H5.
B. C15H31COOH.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. C17H35COOH.
Câu 55: Công thức phân tử của metyl axetat là
A. C3H6O2.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C2H4O2.
Câu 56: Chất nào sau đây có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước?
A. CaCO3.
B. MgCl2.
C. Na2CO3.
D. Fe(OH)2.
Câu 57: Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây thu được hợp chất Fe(III)?
A. HCl.
B. HNO3 loãng.
C. NaOH.
D. NaCl.
Câu 58: Sắt có số oxi hóa là +3 trong hợp chất nào dưới đây?
A. Fe2(SO4)3.
B. Fe(OH)2.
C. FeSO4.
D. FeCl2.
Câu 59: Fructozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều
trong quả ngọt như dứa, xồi,.Cơng thức phân tử của fructozơ là

A. C3H8O3.
B. C6H12O6.
C. (C6H10O5)n.
D. C12H22O11.
Câu 60: Ở điều kiện thường, Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3.
B. Al(NO3)3.
C. CuSO4.
D. NaOH.
Câu 61: Dẫn V lít khí X gồm CO và H2 qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp bột gồm Fe2O3, Fe3O4, CuO
nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 1,2 gam so với ban đầu. Giá trị của
V là
A. 2,24.
B. 2,80.
C. 1,68.
D. 0,56.
Câu 62: Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy
phân hoàn toàn X, thu được chất Y. Trong mật ong Y chiếm khoảng 30%. Trong máu người có một lượng
nhỏ Y khơng đổi là 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y có độ ngọt lớn hơn đường mía.
B. Y bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
C. X, Y lần lượt là xenlulozơ và glucozơ.
D. Phân tử khối của X bằng 180.
Câu 63: Thí nghiệm nào sau đây khơng xảy ra ăn mịn điện hóa học?
A. Nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 lỗng.
B. Để một vật bằng gang trong khơng khí ẩm.
C. Nhúng thanh Al vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.
Câu 64: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản
phẩm gồm

A. 2 muối và 1 ancol.
B. 1 muối và 1 ancol. C. 2 muối và 2 ancol. D. 1 muối và 2 ancol.
Câu 65: Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stiren), policaproamit, polistiren, polietilen,
polisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 66: Cho 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch
X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50.
B. 0,75.
C. 0,65.
D. 0,70.
Câu 67: Thủy phân 0,035 mol saccarozơ với hiệu suất 50%, thu được dung dịch hỗn hợp X. Cho X phản
ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa Ag. Giá trị của m là
A. 7,56.
B. 8,64.
C. 4,32.
D. 6,48.
Câu 68: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch Y và 0,224 lít khí H2.
Trung hịa dung dịch Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
A. 300.
B. 100.
C. 200.
D. 150.
Trang 2/4


Câu 69: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 60 ml dung dịch NaOH

1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối đều có 18 nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy
0,21 mol E, thu được 5,535 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,03 mol Br2. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là
A. 17,3.
B. 17,5.
C. 17,1.
D. 17,7.
Câu 70: Cho sơ đồ chuyển hóa: NaOH
Z
NaOH
E
CaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất
khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất
tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, Ca(NO3)2.
B. CO2, Ca(OH)2.
C. NaHCO3, Ca(NO3)2.
D. NaHCO3, Ca(OH)2.
Câu 71: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,15 mol Fe; 0,075 mol Cu; 0,075 mol Fe3O4 và 0,15 mol
Fe2O3 vào dung dịch axit HCl loãng (dư), thu được 1,68 lít khí và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch
NaOH vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của
m là
A. 79,575.
B. 68,4.
C. 77,025.
D. 70,65.
Câu 72: Nhiệt phân hoàn toàn 46,1 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thốt ra được dẫn
vào 98,4 ml nước thì cịn dư 1,12 lít khí khơng bị hấp thụ (lượng O2 hồ tan khơng đáng kể). Nồng độ
phần trăm của dung dịch axit thu được là (biết DH2O = 1 g/ml)
A. 20,39%.

B. 21,6%.
C. 21,0%.
D. 25,6%.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Dung dịch glyxin làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 74: Nung nóng 13,92 gam butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm
CH4, C3H6, C2H4, C2H4, CH4, H2 và C4H10. Cho toàn bộ X vào dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 bị nhạt
màu đồng thời khối lượng bình tăng 6,72 gam và có V lít hỗn hợp khí Y thốt ra. Đốt cháy hoàn toàn Y
thu được m gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Giá trị của m là
A. 34,08.
B. 31,12.
C. 20,96.
D. 43,52.
Câu 75: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
(b) Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
(c) Bản chất của ăn mòn kim loại là q trình oxi hóa - khử.
(d) Điện phân dung dịch KCl (có màng ngăn) thu được O2 ở catot.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.

C. 1.
D. 3.
Câu 76: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,096 mol) và NaCl bằng dịng điện có cường độ khơng
đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và
khí có tổng thể tích là 3,9424 lít. Dung dịch Y hòa tan tối đa 1,28 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân
100%, các khí sinh ra khơng tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 15440.
B. 8685.
C. 9650.
D. 11580.
Câu 77: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Trang 3/4


Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. H2SO4 đặc có chỉ có vai trị hút nước làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
D. Sau bước 2, trong ống nghiệm khơng cịn C2H5OH và CH3COOH.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ
axit cacboxylic có mạch cacbon khơng phân nhánh và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được H2O
và 0,77 mol CO2. Xà phịng hóa hồn tồn m gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được hỗn
hợp F gồm hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và 9,72 gam hỗn hợp G gồm hai ancol.
Đốt cháy toàn bộ F thu được H2O; 0,155 mol K2CO3 và 0,305 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E

A. 2,28 gam.
B. 2,26 gam.

C. 2,24 gam.
D. 2,22 gam.
Câu 79: Cho 19,8 gam hỗn hợp X gồm R, RS, RCO3 (R là kim loại) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,
nóng, dư thu được hỗn hợp khí Y gồm SO2, CO2 và dung dịch Z. Hỗn hợp khí Y làm mất màu tối đa 480
ml dung dịch KMnO4 0,3M. Mặt khác, nếu cho Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì dung dịch thu
được sau phản ứng có khối lượng giảm 25,2 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Cho
NaOH dư vào Z rồi lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam oxit. Các phản
ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của kim loại R trong hỗn hợp X gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 7 gam.
B. 9 gam.
C. 4 gam.
D. 5 gam.
Câu 80: Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất
Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Cho
các phát biểu sau:
(a) Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(b) Chất Y có phản ứng tráng bạc.
(c) Phân tử chất Z có 3 nguyên tử oxi.
(d) Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.
(e) Chất X có 3 cơng thức cấu tạo thỏa mãn.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Trang 4/4


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41D

42D

43C

44B

45A

46B

47D

48C

49D

50B

51A

52D

53D

54A

55A


56C

57B

58A

59B

60C

61C

62C

63C

64D

65B

66D

67A

68B

69A

70B


71D

72C

73C

74A

75C

76A

77B

78D

79A

80B

Câu 61:
CO + O —> CO2 và H2 + O —> H2O
—> nCO + nH2 = nO = 1,2/16 = 0,075
—> V = 1,68 lít
Câu 62:
Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối —> X là
xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X, thu được chất Y —> Y là glucozơ.
A. Sai, đường mía (saccarozơ) ngọt hơn Y.
B. Sai, Y bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 tạo amoni gluconat

C. Đúng
D. Sai, MX = 162n
Câu 63:
C khơng có ăn mịn điện hóa vì khơng có cặp điện cực.
Các trường hợp cịn lại có ăn mịn điện hóa do có đủ cặp điện cực Zn-Cu, Fe-C, Cu-Ag (Ag tạo ra do Cu
khử Ag+) và môi trường điện li.
Câu 64:
CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH
—> Sản phẩm gồm 1 muối + 2 ancol
Câu 65:
Các polime dùng làm chất dẻo: poli(vinyl clorua), polistiren, polietilen.
Còn lại poli(butađien-stiren), polisopren dùng làm cao su; policaproamit dùng làm tơ.
Câu 66:
Các sản phẩm cuối cùng gồm GluNa2, LysNa, NaCl và H2O. Bảo toàn Na:
Trang 5/4


nNaOH phản ứng = 2nGlu + nLys + nHCl = 0,7
Câu 67:
Saccarozơ —> (Glucozơ + Fructozơ) —> 4Ag
—> nAg = 0,035.4.50% = 0,07
—> mAg = 7,56 gam
Câu 68:
nH2SO4 = nH2 = 0,01 —> V = 100 ml
Câu 69:
Số C = nCO2/nE = 369/14
Các muối đều 18C nên X có 57C và axit béo có 18C
nX = x và n axit béo tổng = y
—> nNaOH = 3x + y = 0,06

nC = 57x + 18y = 369(x + y)/14
—> x = 0,009; y = 0,033
Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (0,009); C18H36O2 (0,033) và H2 (-0,03)
—> mE = 17,322
Câu 70:
Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là CO2, Ca(OH)2; Z là NaHCO3, E là Na2CO3
NaOH + CO2 —> NaHCO3
NaHCO3 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + NaOH + H2O
2NaOH + CO2 —> Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + 2NaOH
Câu 71:
nH2O = nO = 0,075.4 + 0,15.3 = 0,75
nH2 = 0,075
Bảo toàn H —> nHCl phản ứng = 2nH2 + 2nH2O = 1,65
nOH- trong kết tủa = nCl- = 1,65
—> m↓ = m kim loại + mOH- = 70,65
Câu 72:
Khí khơng bị hấp thụ là O2 (0,05 mol)
—> nNaNO3 = 0,1 —> nCu(NO3)2 = 0,2
—> Phần khí bị hấp thụ gồm NO2 (0,4) và O2 (0,1)
mdd = 98,1.1 + 0,4.46 + 0,1.32 = 119,7
Trang 6/4


nHNO3 = 0,4 —> C%HNO3 = 21,05%
Câu 73:
(a) Đúng, mùi tanh do một số amin gây ra nên dùng giấm (CH3COOH) để tạo muối tan, dễ rửa trôi.
(b) Sai, mật ong chứa nhiều fructozơ và glucozơ
(c) Sai, dung dịch glyxin trung tính, khơng làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit adipic.

(e) Đúng
Câu 74:
nC4H10 = ban đầu = 0,24
Nếu đốt lượng C4H10 ban đầu này thì mCO2 + mH2O = 44.4.0,24 + 18.5.0,24 = 63,84
Phần bị giữ lại gồm các anken, quy đổi thành CH2 (6,72/14 = 0,48 mol)
Đốt các anken bị giữ lại này thì mCO2 + mH2O = 0,48.44 + 0,48.18 = 29,76
—> Đốt Y tạo mCO2 + mH2O = 63,84 – 29,76 = 34,08
Câu 75:
(a) Sai, kết tủa CuS màu đen.
(b) Sai, amotphot là hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
(c) Đúng
(d) Sai, thu được H2 ở catot.
Câu 76:
Y chứa nH2SO4 = nMgO = 0,032
n khí tổng = 0,176
Nếu Cu2+ chưa điện phân hết
nO2 = nH+/4 = 0,016 —> nCl2 = 0,176 – 0,016 = 0,16
—> ne = 4nO2 + 2nCl2 > 2nCu2+: Vô lý, loại.
Vậy Cu2+ đã bị điện phân hết. Dung dịch Y chứa H2SO4 (0,032) và Na2SO4 (0,064)
Bảo toàn Na và Cl —> nCl2 = 0,064
Catot: nCu = 0,096; nH2 = a
Anot: nCl2 = 0,064; nO2 = b
Bảo toàn electron: 2a + 0,096.2 = 4b + 0,064.2
n khí tổng = a + b + 0,064 = 0,176
—> a = 0,064; b = 0,048
ne = 2a + 0,096.2 = It/F —> t = 15440s
Câu 77:
Trang 7/4



A. Sai, H2SO4 có vai trị hút nước (giúp cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận) và xúc tác cho phản ứng.
B. Đúng, este không tan, nhẹ hơn nên tách lớp nổi lên trên.
C. Sai, dung dịch NaCl có tỉ khối lớn làm tăng sự chênh lệch tỉ khối phần dung dịch so với este, giúp este
nổi lên nhanh hơn.
D. Sai, phản ứng este hóa thuận nghịch nên cả axit và ancol đều còn.

Câu 78:
Muối chứa COOK (0,155.2 = 0,31), C (0,155 + 0,305 – 0,31 = 0,15
Các muối không nhánh nên tối đa 2 chức —> Hai muối cùng C là CH3COOK (0,15) và (COOK)2 (0,08)
Bảo toàn C —> nC(G) = 0,31
nO(G) = nCOOK = 0,31
—> G có nC = nO
TH1: G gồm CH3OH (0,16) và C3H5(OH)3 (0,05) —> Loaị vì khơng kết hợp với 2 muối tạo 3 este được.
TH2: G gồm CH3OH (0,11) và C2H4(OH)2 (0,1)
nC2H4(OH)2 > n(COOK)2 nên Y là (CH3COO)2C2H4 (0,1 – 0,08 = 0,02 mol)
Z là CH3COO-CH2-CH2-OOC-COO-CH3 (0,08 mol)
X là CH3COOCH3 (0,11 – 0,08 = 0,03 mol)
—> mX = 2,22 gam
Câu 79:
nKMnO4 = 0,144, bảo toàn electron —> nSO2 = 0,36
nCO2 = x —> Kết tủa gồm CaSO3 (0,36) và CaCO3 (x)
—> Δm = 0,36.64 + 44x – (0,36.120 + 100x) = -25,2
—> x = 0,09
TH1: Nếu R có hóa trị thay đổi (hóa trị III khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư)
Đặt a, b, c là số mol R, RS, RCO3.
mX = aR + b(R + 32) + c(R + 60) = 19,8 (1)
nSO2 = 1,5a + 4,5b + 0,5c = 0,36 (2)
nCO2 = c = 0,09 (3)
mR2O3 = (0,5a + 0,5b + 0,5c)(2R + 48) = 19,2 (4)
(1) – (4) —> 32b + 60c – (24a + 24b + 24c) = 0,6 (5)

(2)(3)(5) —> a = 0,12; b = 0,03; c = 0,09
(4) —> R = 56: R là Fe
—> mFe = 56a = 6,72
TH2: R có hóa trị khơng đổi làm tương tự.
Câu 80:
X là H-COO-C6H4-CH2-OOC-H (o, m, p)
Trang 8/4


Y là HCOONa
Z là NaO-C6H4-CH2OH
T là HO-C6H4-CH2OH
(a) Sai: HO-C6H4-CH2OH + NaOH —> NaO-C6H4-CH2OH + H2O
(b) Đúng
(c) Sai, Z có 2 oxi
(d) Sai, H-COO-C6H4-CH2-OOC-H + 3NaOH —> 2HCOONa + NaO-C6H4-CH2OH + H2O
(e) Đúng

Trang 9/4



×