Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven kênh cai thầy hướng tới phát triển du lịch, xã mỹ phước, huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN
KÊNH CAI THẦY HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, XÃ
MỸ PHƯỚC, HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN DỨC CƯỜNG
Khoá 2019 - 2021; CH2019Q2

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN
KÊNH CAI THẦY HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, XÃ


MỸ PHƯỚC, HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG
CHUN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐƠ THỊ
MÃ SỐ: 8.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐƠ THỊ
GIẢNG VIÊN DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. Đỗ Trần Tín

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:

HÀ NỘI – 2021


i

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Cường
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị

Mã số: 8.58.01.05

Tên đề tài luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven kênh Cai
Thầy hướng tới phát triển du lịch, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh
Long.

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Trần Tín
Tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản của Hội đồng ngày 29 tháng
11 năm 2021 với nội dung sau:
Phần mở đầu:
1. Chỉnh sửa phần lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Chương 1:
1. Chỉnh sửa tên hình 1.3 và 1.4 bị trùng lặp, hình 1.8 sửa tên thành phân vùng
kiến trúc cho phù hợp với luận văn;
2. Bổ sung thực trạng du lịch huyện Mang Thít;
Chương 2:
1. Bổ sung cơ ở khoa học về tổ chức KGKTCQ găn liền với du lịch;
2. Bổ sung nội dung về bài học kinh nghiệm.
Chương 3:
1. Chỉnh sửa quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc;
2. Chỉnh sửa các mục 3.2 và 3.3;
3. Bổ sung sơ đồ hình vẽ.

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG

TS. Huỳnh Thị Bảo Châu

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Lương Tú Quyên


ii

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy, chỉ bảo của các
thầy cô trong suốt quá trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo:
Ts.Kts. Đỗ Trần Tín đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thơng tin khoa học có giá trị để luận
văn này được hồn thành.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

TÁC GIẢ

Nguyễn Đức Cường


iii

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ

Nguyễn Đức Cường


iv

Mục lục

Lời cảm ơn ......................................................................................................
Lời cam đoan ..................................................................................................
Mục lục ...........................................................................................................
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................
Danh mục hình ảnh ........................................................................................
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
* Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 3
* Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
* Giải thích thuật ngữ: .................................................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
VEN KÊNH CAI THẦY, HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG ..... 7
1.1. Khái quát chung: ................................................................................... 7
1.1.1. Các thơng tin cơ bản ----------------------------------------------------- 7
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển: ---------------------------------- 12
1.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ............................ 14
1.2.1. Tổ chức không gian ---------------------------------------------------- 14
1.2.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. --------------------------- 19
1.2.3. Hạ tầng kỹ thuật -------------------------------------------------------- 31
1.2.4. Hạ tầng xã hội ---------------------------------------------------------- 35


v

a)


Y tế----------------------------------------------------------------------- 35

b)

Giáo dục ----------------------------------------------------------------- 35

c)

Di tích ------------------------------------------------------------------- 36

1.3. Đánh giá tổng hợp và các vấn đề cần nghiên cứu ................................ 36
1.3.1 Đánh giá tổng hợp ----------------------------------------------------- 36
1.3.2 Các vấn đề cần nghiên cứu ------------------------------------------- 37
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC, CẢNH QUAN VEN KÊNH CAI THẦY, HUYỆN MANG THÍT,
TỈNH VĨNH LONG. .................................................................................. 39
2.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 39
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật. ------------------------------------ 39
2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn -------------------------------------------- 40
2.1.3. Văn bản riêng của khu vực nghiên cứu ----------------------------- 41
2.1.4. Các đồ án, dự án có liên quan ---------------------------------------- 41
2.2. Cơ sở lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan .................... 41
2.2.1. Vai trò của tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. -------------- 41
2.2.2. Lý luận tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ------------------ 42
2.2.3. Các yếu tố tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan. --------------- 44
2.2.4. Lý luận thiết kế đô thị. ------------------------------------------------ 47
2.2.5. Mơ hình lý thuyết du lịch trải nghiệm. ------------------------------ 61
2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven
kênh Cai Thầy .............................................................................................. 62

2.3.1. Yếu tố Điều kiện tự nhiên. -------------------------------------------- 62
2.3.2. Yếu tố văn hóa xã hội ------------------------------------------------- 63
2.3.3. Yếu tố kinh tế kỹ thuật ------------------------------------------------ 64
2.3.4. Yếu tố môi trường ----------------------------------------------------- 66
2.3.5. Yếu tố sự tham gia của cộng đồng ----------------------------------- 67


vi

2.4. Bài học kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven kênh
trong nước và trên thế giới ........................................................................... 68
2.4.1. Trên thế giới ------------------------------------------------------------ 68
2.4.2. Tại Việt Nam. ---------------------------------------------------------- 70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN VEN KÊNH CAI THẦY, HUYỆN MANG THÍT, TỈNH
VĨNH LONG .............................................................................................. 73
3.1. Quan điểm, mục tiêu và các nguyên tắc .............................................. 73
3.1.1. Quan điểm: -------------------------------------------------------------- 73
3.1.2. Mục tiêu: ---------------------------------------------------------------- 73
3.2. Giải pháp quy hoạch tổng thể ven kênh Cai Thầy hướng tới

phát triển

du lịch trải nghiệm. ...................................................................................... 74
3.2.1 Mô hình tổ chức khơng gian tổng thể hướng tới phát triển du lịch
trải nghiệm. --------------------------------------------------------------------- 74
3.2.3 Phân vùng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. -------------- 82
3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan .............................. 83
Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông nghiệp -------- 85
3.3.1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tiểu thu công nghiệp -- 92

3.3.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thị. --------------- 101
3.3.3. Tổ chức không gian cảnh quan mặt nước. ------------------------- 107
3.3.4. Giải pháp chiều sáng và trang thiết bị. ----------------------------- 109
Kết luận và Kiến nghị .............................................................................. 116
Kết luận...................................................................................................... 116
Kiến nghị.................................................................................................... 117
Tài liệu tham khảo.................................................................................... 119


vii

Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTCC

Cơng trình cơng cộng

ĐTM

Đơ thị mới

HTKT


Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KGCQ

Không gian cảnh quan

KHKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

KGMN

Không gian mặt nước

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QHC

Quy hoạch chung

QHCXD

Quy hoạch chung xây dựng


QHXD

Quy hoạch xây dựng

TKĐT

Thiết kế đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng


viii

Danh mục hình ảnh
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Trung tâm thị trấn Cái Nhum

8


Hình 1.2 Vịng xoay ngã 5 – Trung tâm Y tế huyện Mang Thít

9

Hình 1.3

Sơ đồ sự hình thành các lị gạch Mang Thít cùng sự chuyển đổi
của các ngun tố ngũ hành trong dịng chảy văn hóa và tự nhiên

14

Hình 1.4 Biểu đồ quản lý tỷ lệ sử dụng đất

15

Hình 1.5 Sơ đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất

15

Hình 1.6 Sơ đồ đánh giá hiện trạng phân vùng cảnh quan

18

Hình 1.7 Sơ đồ tổng thể khơng gian vùng quảnh quan

18

Hình 1.8 Sơ đồ đánh phân vùng kiến trúc

20


Hình 1.9 Hiện trạng các cơng trình nhà xưởng, lị nung dọc kênh Cai Thầy

20

Hình 1.10 Phân đoạn hiện trạng mặt đứng bên bồi

21

Hình 1.11 Phân đoạn hiện trạng mặt đứng bên nở

21

Hình 1.12 Vật liệu được sử dụng chủ đạo

22

Hình 1.13 Thang màu sắc chủ đạo được sử dụng

22

Hình 1.14 Minh họa mặt cắt địa hình

23

Hình 1.15 Hiện trạng cây xanh ven kênh Cai Thầy

24

Hình 1.16 Cảnh quan cây xanh trên 1 đoạn kênh


25

Hình 1.17 Cây xanh ven đường dân sinh

25

Hình 1.18 Thống kê các loại cây đặc trưng

27

Hình 1.19 Khơng gian mặt nước kênh Cai Thầy

28

Hình 1.20 Mặt bằng lịng kênh Cai Thầy

28

Hình 1.21 Hiện trạng khơng gian mặt nước kênh Cai Thầy

29

Hình 1.22

Hoạt động di chuyển bằng đường thủy thường ngày của người
dân

29



ix

Hình 1.23 Sơ đồ mạng lưới kênh kênh xung quanh kênh Cai Thầy

30

Hình 1.24 Trường tiểu học Mỹ Phước

35

Hình 1.25 Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang

36

Hình 1.26 Sơ đồ đánh giá tổng hợp hiện trạng

38

Hình 2.1 Minh họa cây xanh đơ thị

44

Hình 2.2 Minh họa khơng gian tiếp cận mặt nước

45

Hình 2.3 Minh họa thủ pháp đối xứng

49


Hình 2.4 Minh họa định luật trước sau 01

50

Hình 2.5 Minh họa định luật trước sau 02

51

Hình 2.6 Minh họa thủ pháp liên tục

51

Hình 2.7 Minh họa vần luật

52

Hình 2.8 Minh họa chính phụ

53

Hình 2.9 Nhưng yếu tố tạo hình ảnh theo Kevin Lynch [35]

55

Hình 2.10 Một số ví dụ về hướng - tuyến (Path) [35]

56

Hình 2.11 Một số ví dụ về khu vực hoặc mảng (Distric)[35]


56

Hình 2.12 Một số ví dụ về cạnh biên (Edge) [35]

57

Hình 2.13 Một số ví dụ về nút (Node) [35]

57

Hình 2.14 Một số ví dụ về điểm nhấn (Landmark) [35]

58

Hình 2.15 Quan hệ hình – nên ở Quảng trường Campo, Si-Ena, Italia [38]

59

Hình 2.16 Quan hệ khơng gian Quảng trường Washington DC [38]

61

Hình 2.17 Kênh nước mưa tiếp cận mặt nước

69

Hình 2.18 Khơng gian tiếp cận mặt nước

69


Hình 2.19 Khơng gian cảnh quan ven sơng Hồi

70

Hình 2.20 Cảnh quan sơng Hồi nhìn từ trên cao

71

Hình 2.21 Các điểm đỗ ghe, thuyền trên sơng

72

Hình 3.1 Hoạt động du lịch trải nghiệm

76


x

Hình 3.2 Sơ đồ phân khu chức năng

80

Hình 3.3 Sơ đồ phân vùng hoạt động

81

Hình 3.4 Đề xuất các loại hình hoạt động cho tồn khu


82

Hình 3.5 Phân tích đối tượng hoạt động 01

82

Hình 3.6 Phân tích đối tượng hoạt động 02

83

Hình 3.7 Sơ đồ phân vùng cảnh quan

84

Hình 3.8 Mặt đứng cảnh quan nơng nghiệp

87

Hình 3.9 Mơ hình nhà vườn kết hợp lưu trú cộng đồng

88

Hình 3.10 Khơng gian chợ nơng sản, vườn cưới, nhà hàng nơng sản

88

Hình 3.11 Không gian vườn nghiên cứu thực vật vườn nghệ thuật đương đại

89


Hình 3.12 Màu sắc chủ đạo cơng trình

89

Hình 3.13 Sân sinh hoạt chung sử dụng vật liệu từ đất nung của địa phương

89

Hình 3.14 Bố trí tổ chức cảnh quan nơng nghiệp

90

Hình 3.15 Khơng gian cảnh quan vườn nơng nghiệp

91

Hình 3.16 Mặt cắt sinh thái cảnh quan mặt nước nơng nghiệp 01

91

Hình 3.17 Mặt cắt sinh thái cảnh quan mặt nước nơng nghiệp 02

92

Hình 3.18 Các loại cây sử dụng tạo cảnh quan mặt nước

92

Hình 3.19 Các loại cây sử dụng tạo cảnh quan trên bờ


92

Hình 3.20 Các loại cây ăn quả sử dụng chủ đạo

93

Hình 3.21 Lối đi tiếp cận các khu vườn

93

Hình 3.22 Màu sắc chủ đạo

95

Hình 3.23 Tổ chức mặt đúng kiến trúc

95

Hình 3.24 Vật liệu được sử dụng từ sản phẩm của địa phương

96

Hình 3.25 Cơng trình vọng ngắm cảnh

96

Hình 3.26 Khơng gian bảo tàng triển lãm gạch gốm và lớp học làng nghề

97


Hình 3.27 Xưởng trải nghiệm sản xuất gạch, gốm

97


xi

Hình 3.28 Khơng gian lịch sử, triển lãm nghệ thuật
Hình 3.29

Khơng gian trình diễn văn hóa phi vật thể bên trong cơng trình
lị nung

98
98

Hình 3.30 Bố trí tổ chức cảnh quan tiểu thủ cơng nghiệp

99

Hình 3.31 Các loại cây cảnh quan được sử dụng

99

Hình 3.32 Các loại cây cảnh quan mặt nước được sử dụng

100

Hình 3.33 Các cỏ thấp trang trí cảnh quan ven bờ


100

Hình 3.34 Minh họa bồn cây biển chỉ dẫn

100

Hình 3.35 Tổ chức cảnh quan đường dạo

101

Hình 3.36 Cơng trình nhà ở lưu trú đơn lẻ tiếp cận mặt nước

104

Hình 3.37 Cơng trình dịch vụ nhà hàng ẩm thực, coffee

105

Hình 3.38 Màu sắc chủ đạo của cơng trình

105

Hình 3.39 Khơng gian sân chơi cho trẻ em

106

Hình 3.40 Khơng gian cảnh quan nơng thị

106


Hình 3.41 Khơng gian cảnh quan trong khu vự lưu trú

107

Hình 3.42 Các loại cây thân thảo được sử dụng

108

Hình 3.43 Cây xanh tạo cảnh quan, bóng mát

108

Hình 3.44 Khơng gian tổ chức nhạc nước trình diễn ánh sáng

109

Hình 3.45 Các loại cây thủy sinh được trồng trên mặt nước

110

Hình 3.46 Bố trí ánh sáng có tinh dẫn hướng

111

Hình 3.47 Minh họa chiếu sáng điểm nhấn

112

Hình 3.48 Hinh thức vật liệu trang thiết bị chiếu sáng


113


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Tỉnh Vĩnh Long không chỉ nổi tiếng bởi những miệt vườn trái cây trĩu
quả của miền Tây sơng nước, những loại hình du lịch sinh thái độc đáo, thú vị,
mà còn nổi tiếng với “Vương quốc Đỏ” ở huyện Mang Thít. “ Vương quốc
Đỏ” là danh xưng mà dân gian dành cho mảnh đất tồn tại hàng chục nghìn lị
gạch có tuổi đời hàng trăm năm ở huyện Mang Thít, với những làng nghề gạch,
làng nghề gốm thủ công truyền thống lớn nhất Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, nghề làm gạch thủ cơng truyền thống cịn
thịnh vượng, mỗi nhà sở hữu vài miệng lò. Những khi vào mùa, tất cả nhất loạt
nhả khói trắng ngút trời. Những lị gạch nằm san sát nhau, nhìn từ xa giống như
một “Vương quốc Đỏ” với hàng trăm tòa lâu đài nhỏ.
Từng thịnh vượng là thế, nhưng bây giờ sẽ thấy chỉ cịn số ít những lị
gạch này nổi lửa. Khi hệ thống lò hiện đại chiếm ưu thế, lò gạch truyền thống
của Vĩnh Long dần dần ‘thất sủng’ và cuối cùng rơi vào dĩ vãng. Đi dọc các
con sông như Cái Chiên, Mang Thít, Cái Nhum, kênh Thầy Cai… sẽ vẫn thấy
hàng chục Một trong những giá trị văn hoá lịch sử đó là những lị gạch cổ, là
khối di sản q báu của huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, của Việt
Nam nói chung. Đưa ra những ý tưởng nhằm bảo vệ và phát triển khối di sản
tại địa phương này hoà nhập với chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của
tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên cho tới nay, những ngành nghề thủ công truyền thống đang
đối mặt với nhiều thách thức về tính nguy hại đến mơi trường khơng khí, gây
ảnh hưởng lớn đến việc biến đổi khí hậu do khói bụi từ các lị nung gạch, dẫn

đến nguy cơ bị mai một và có khả năng bị phá huỷ. Trên thực tế, địa phương
đã có những chính sách hỗ trợ phá dỡ khu vực tiểu thủ công nghiệp để chuyển


2

đổi sang hình thức kinh tế khác cho người dân, do những đánh giá tác động đến
mơi trường khơng tích cực. Trong vịng 10 năm qua, đã có khoảng gần 900 lị
gạch đã bị phá dỡ, có khoảng 250 lị đang bị hư hỏng, một số lò còn lại cũng
đang đứng trước nguy cơ bị phá dỡ trong thời gian tiếp theo.
Có thể nói, tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm gắn liền với các lò
gạch và hệ thống nhà xưởng đi kèm với việc sản xuất gạch nung, kết hợp khả
năng tiếp cận một cách sáng tạo cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan mặt nước và
phát huy các lợi thế của địa phương như, văn hoá, ẩm thực, giao thông đường
thuỷ qua hệ thống kênh lớn dày đặc, khi hậu, chưa được khai thác, khiến cho
giá trị của khu vực này có nguy cơ biến mất trong tương lai gần.
Để vươn tầm và nhìn ra xa thế giới, việc phát triển không gian kiến trúc
cảnh quan sẽ tạo ra những không gian bảo tổn, giao lưu các giá trị văn hoá, lịch
sử, giáo dục, kinh tế, cho địa phương và cho quốc gia. Qua đó mang nhiều ý nghĩa,
giá trị và lợi ích to lớn về hình ảnh, kinh tế, xã hội và chính trị của địa phương.
Khu vực ven kênh Cai Thầy hội tụ đầy đủ những điều kiện cơ bản để trở
thành một khu du lịch trải nghiệm với di sản Đương đại tầm cỡ quốc tế, một
điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực và hồn tồn có thể mang lại những lợi
ích khơng nhỏ cho chính địa phương và Quốc gia. Để đạt điều này cần thiết
phải có những sáng kiến, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan để
khai thác và và bảo tồn những giá trị đặc trưng cho huyện Mang Thít nói riêng
và tỉnh Vĩnh Long nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tại địa phương, công tác thực hiện quy
hoạch và nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp ứng xử về tổ chức

không gian kiến trúc cảnh quan khai thác hình ảnh giá trị đặc trưng về lị gạch,
lịch sử- văn hố,…đáp ứng các u cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


3

- Đối tượng nghiên cứu: không gian kiến trúc cảnh quan ven kênh
Cai Thầy.
- Phạm vi nghiên cứu: Ven kênh Cai Thầy
( đoạn từ ngã ba sông Cổ Chiên đến ngã ba kênh Cái Nhum).
 Chiều dài tuyến: khoảng 2.4km
 Tổng diện tích nghiên cứu: khoảng 42ha. ( cách mép bờ 50m)

* Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, thực trạng kiến trúc cảnh quan
cũng như hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Rà sốt cơng tác triển khai
các dự án quy hoạch trong huyện Mang Thít có liên quan đến đề tài luận văn,
từ đó tổng hợp, phân tích để xác định các vấn đề cầ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan ven Kênh Cai Thầy
- Xác định các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc trong việc tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan để khai thác được hiệu quả các giá trị đặc trưng sẵn
có tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp khai thác, tổ chức, xử lý không gian kiến trúc
cảnh quan.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4

- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan, tạo ra các tuyến, điểm đến hướng tới những hoạt động của
loại hình du lịch trải nghiệm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở tham khảo cho việc triển khai các dự tái
tạo hệ sinh thái, tăng cường không gian cây xanh tạo lập cảnh quan cho các khu
vực như nhà máy, cơng xưởng sản xuất, ga đường sắt,...
* Giải thích thuật ngữ:
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định hướng của
con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua
lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng.
Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực chuyên ngành khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch HTKT, Kiến
trúc cơng trình, điêu khắc, hội họa…) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng,
thẩm mỹ, môi trường sống, làm việc nghỉ ngơi của con người.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đơ thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị
(theo Khoản 13, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị).
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đơ thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kiênh kênh
trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị (theo Khoản 14, Điều3,
Luật Quy hoạch đô thị).

- Kiến trúc cảnh quan: Theo PSG.TS. Hàn Tất Ngạn : “KTCQ là một
môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên nghành
khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc
cơng trình, điêu khắc, hội họa,… nhằm giải quyết những vấn đề về tổ chức môi


5

trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi trường, tổ chưucs nghệ thuật
kiến trúc”.
- KTCQ bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, cây xanh, mặt nước,
khơng trung và động vật ) và thành phần nhân tạo (kiến trúc cơng trình, giao
thơng, trang thiết bị hồn thiện kỹ thuật). Mối tương quan về tỷ lệ về thành
phần cũng quan hệ tương hỗ trợ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời
gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.
- KTCQ là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn
và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người.
Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc,
thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường,
thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ
ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh
quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan.
- Thiết kế đô thị (Urban design): là việc cụ thể hóa nội dung Quy hoạch
chung, Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về mặt tổ chức
khơng gian chức năng bên ngồi cơng trình, bố cục khơng gian, tạo cảnh và
trang trí trong khơng gian đơ thị, hình thành và cải thiện mơi trường, hoàn thiện
thiết bị bên ngoài. Như vậy, bản chất của thiết kế đơ thì là thiết kế kiến trúc của
không gian đô thị.
- Quy hoạch cảnh quan (Landscape planning): là một nhánh của kiến trúc
cảnh quan. Theo Erv Zube (1931-2002) quy hoạch cảnh quan được định nghĩa

là một hoạt động liên quan đến việc tạo nên sự hài hòa giữa việc sử dụng đất
và việc bảo vệ các quá trình tự nhiên, tài ngun thiên nhiên và văn hóa.
- Các yếu tố cảnh quan: bao gồm các yếu tố thiên nhiên là các yếu tố
được hình thành và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên như cây xanh,


6

địa hình, mặt nước và các yếu tố nhân tạo do con người tạo ra như các tác phẩm
kiến trúc, tác phầm nghệ thuật tạo hình...
- Khơng gian trống: là khơng gian bên ngồi cơng trình,được giới hạn
bởi mặt đứng của các cơng trình kiến trúc, mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn
không gian khác như: cây xanh, địa hình...
Tổ chức thẩm mỹ khơng gian trống là một bộ phậm quan trọng của tổ
chức kiến trúc cảnh quan, với tác động thẩm mỹ của không gian và mặt đứng
của các cơng trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất (mặt đường, sân bãi, thảm
cỏ, mặt nước...) và các yếu tố trong không gian trống, như: cây xanh, mặt nước,
trang thiết bị kỹ thuật đô thị và môi trường, kiến trúc nhỏ, kiến trúc tạm thời,
tác phẩm nghệ thuật tạo hình, màu sắc, chiếu sáng, v.v...
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan ven kênh Cai
Thầy, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
- Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan ven
kênh Cai Thầy, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
- Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven kênh
Cai Thầy, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.



THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 – Nhà E – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
website:
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Lưu ý: Tất cả những tài liệu trôi nổi trên mạng (không phải trên trang web chính
thức của Trung tâm Thơng tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) là
những tài liệu vi phạm bản quyền. Nhà trường không thu tiền, và cũng khơng phát
hành có thu tiền đối với bất kỳ tài liệu nào trên mạng internet.


116

Kết luận và Kiến nghị
Kết luận
Luận văn đã nghiên cứu giữ được các yếu tố đặc trưng cảnh quan của
khu vực là hệ thống lò gạch xưa cũ hàng trăm năm tuổi ven kênh Cai Thầy, lấy
yếu tố đặc trưng để phát triển các chức năng khác nhau. Đã đưa ra các ý tưởng,
giải pháp thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, hướng tới xây dựng
những hình ảnh nơng thị văn hóa giàu bản sắc với chất lượng môi trường sống
tốt và không gian cảnh quan du lịch trải nghiệm, thân thiện gắn với con người.
Tạo trục quy hoạch tự nhiên kết nối các không gian khác trong nông thị
với không gian hai bên kênh Cai Thầy.
Tạo ra đầu mối hạ tầng du lịch đường thủy, đường bộ và là một điểm du

lịch trải nghiệm hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Long.
Khống chế tầng cao tổng thể tạo ra một viễn cảnh đẹp có bản sắc và phù
hợp với đặc trưng cảnh quan địa phương.
Tạo tuyến liên kết dọc kênh và liên kết cả bên trong của nông thị.
Tạo ra các không gian công cộng với việc tạo bản sắc văn hoá và đặc
trưng cảnh quan cho tỉnh Vĩnh Long với các chức năng mới phù hợp và trên
tinh thần tơn trọng những văn hố truyền thống chọn lọc của địa phương tạo
lập một trục cảnh quan đượm bản sắc, giàu truyền thống và năng động chuyển
mình trong thời kỳ hội nhập.
Việc quy hoạch mạng lưới tổ chức các không gian công cộng ven sông
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là rất cần thiết. Đặc biệt việc xác định địa điểm,
loại hình dịch vụ và quy mơ sử dụng đất hợp lý sẽ là cơ sở cho việc đầu tư và
xây dựng một tổ hợp không gian cơng cộng với việc tạo bản sắc văn hóa và đặc
trưng cảnh quan cho tỉnh Vĩnh Long là một nhu cầu thiết thực và cấp bách.
Thiết kế đô thị hai bên kênh Cai Thầy tạo ra một không gian sống, vui
chơi, sinh hoạt và giải trí, mang đậm bản sắc văn hóa của người nơi đây. Đáp


117

ứng được các yêu cầu công năng và yêu cầu về thẩm mỹ của khơng gian. Việc
này cịn cần phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của điều kiện tự nhiên, văn
hoá – xã hội, kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo mơi trường sinh thái và có sự tham gia
của cộng đồng để góp phần phát triển bền vững.
Kiến nghị
Để đồ án đi vào hiện thực, địa phương cần có các hoạt động như sau:
-Thực hiện rà sốt quy hoạch chi tiết phân khu, quy hoạch chuyên ngành
và các dự án đầu tư đang thực hiện để điều chỉnh thống nhất đảm bảo phát triển
đồng bộ, bền vững.
Quản lý chặt chẽ hiện trạng đất đai, xây dựng trên địa bàn, hạn chế việc

đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu vực trong vùng cảnh quan.
Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động
nguồn lực, quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các cơng trình điểm nhấn gắn
với việc quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định.
Cơ quan chức năng sớm có biện pháp quản lý, khai thác hiệu quả các
khơng gian cơng cộng hiện nay, tránh tình trạng các không gian ven sông phát
triển tự phát.
Không những chúng ta phải có những định hướng đúng đắn trong quy
hoạch - xây dựng - phát triển, mà cịn phải có những giải pháp cụ thể qua từng
giai đoạn phát triển, cũng như có chính sách đào tạo về nhân lực, phát huy sức
dân, thu hút đầu tư, tổ chức môi trường dịch vụ tốt, mới có thể tạo được cho
Vĩnh Long - một thành phố du lịch phát triển bền vững, mang đậm yếu tố văn
hóa lịch sử, đầy sức hấp dẫn trong tương lai.
Quy hoạch, tổ chức không gian công cộng, thiết kế cảnh quan ven hai
bên kênh Cai Thầy cần phải được giải quyết đồng bộ cùng với việc nâng cấp
hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng
đồng xã hội, sự thống nhất trong cơng tác của các ngành có liên quan.


118

Trong quá trình lập và xét duyệt các dự án đầu tư, xây dựng cần có ý
kiến của các ngành có liên quan. Khuyến khích sự tham gia của cư dân địa
phương.
Cần phải có một quy chế quản lý xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đồng bộ
các yếu tố tạo nên các kiến trúc nông thị, bao gồm cả kiến trúc, cây xanh, các
hạ tầng kỹ thuật khác như giao thông, điện, nước.
Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc,
cảnh quan trong khu vực, trên tuyến đảm bảo gìn giữ đặc trưng và bản sắc của
tồn tuyến, hài hịa với bản sắc chung trong cả khu vực.

Các chính sách thu hút sự tham gia và quyết định của cộng đồng trong
toàn bộ quá trình thực hiện các cơng tác phát triển thiết kế kiến trúc cảnh quan
hai bên kênh Cai Thầy nhất là công tác cải tạo, chỉnh trang và quản lý cần được
thực hiện với sự phối hợp của người dân.
Các chính sách thu hút đầu tư để sớm thực hiện được các dự án xây dựng
trên hai bên kênh Cai Thầy.
Về tổ chức thực hiện:
Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và sự giám sát của cộng đồng dân cư.
Công khai công tác thiết kế kiến trúc cảnh quan trên cơ sở lấy ý kiến của cộng
đồng dân cư.
Thành lập Ban quản lý các dự án về thiết kế kiến trúc cảnh quan ven hai
bên kênh Cai Thầy.


119

Tài liệu tham khảo
 Tiếng Việt:
1. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4449:1987, NXB Xây dựng;
2. Bộ xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, NXB Xây dựng,

Hà Nội;
3. Bộ Xây dựng (2011), Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/11/2011 v/v

hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây
dựng, quy hoạch đô thị;
4. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BXT ngày 29/06/2016


v/v Quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng,
Quy hoạch đô thị và Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
5. Bảo tàng lích sử quốc gia, (2011) Kênh Cai Thầythực sự tồn tại như thế

nào.
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 v/v

Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 v/v

Quản lý khơng gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị;
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 v/v

Quản lý khơng gian ngầm xây dựng đơ thị;
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 v/v

Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
10. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng

đồng, NXB Xây dựng, Hà Nội;
11. Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức

không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận án Tiến sỹ,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội;


120

12. Vũ Duy Cừ (1996), Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, NXB Xây


dựng, Hà Nội;
13. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng Cao học Kiến trúc và

Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội;
14. Lê Thị Ly Na (2016), Tiếp cận mô hình tích hợp về tổ chức khơng gian

kiến trúc cảnh quan ven sơng, Tạp chí Kiến trúc;
15. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng, Hà Nội;
16. Hồng

Đạo

Kính:

Kiến

trúc

nơng

thơn

đang

tự

phát

( />
17. Kim Quảng Qn (2000), Thiết kế đơ thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng


dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
18. Quốc hội (2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày

17/6/2009.
19. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
20. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành;
21. Lê Thị Minh Tiến (2019), tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai

bên bờ sông tô lịch, đoạn từ Cầu Giấy tới Ngã tư sở, Đại học Xây Dựng;
22. Nxb Khoa học xã hội, H (1971) Đại Nam nhất thống chí;
23. Nguyễn Thế Bá (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây Dựng, Hà

Nội;
24. Đào Duy Anh, Nxb Thuận Hoá, Huế (1997) Đất nước Việt Nam qua các

đời;
25. Trần Quốc Vượng, Nxb Văn hố dân tộc - Tạp chí Văn hố nghệ thuật,

H (2000) Văn hố Việt Nam, tìm tịi và suy ngẫm.
 Tiếng Anh:


×