Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học QUAN điểm DUY vật BIỆN CHỨNG về mối QUAN hệ GIỮA vật CHẤT với ý THỨC và vận DỤNG vào CÔNG CUỘC đổi mới ở nước TA HIỆN NAY 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.48 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT
CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Ngô Thúy Quỳnh Anh
Mã SV: 2114210008
Lớp A4, Quản trị kinh doanh quốc tế, Khóa 60
Lớp tín chỉ: TRI114.9
Giảng viên hướng dẫn: Trần Huy Quang

Hà Nội - 12/2021

download by :


MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Vật chất
1.1

Định nghĩa

1.2

Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất



1.2.1 Phương thức tồn tại của vật chất
1.2.2 Hình thức tồn tại của vật chất
1.3

Tính thống nhất vật chất của thế giới

2. Ý thức
2.1

Nguồn gốc của ý thức

2.2

Bản chất của ý thức

2.3

Kết cấu của ý thức

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.1

Vật chất quyết định ý thức

3.2

Ý thức tác động trở lại vật chất

3.3


Ý nghĩa phương pháp luận

II. Thực trạng và hướng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý
thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
1. Thực trạng công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1.1

Thành tựu

1.2

Tồn tại, hạn chế

2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý
thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU
1

download by :


Trải qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Diện mạo đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn gấp nhiều lần, đời sống
nhân dân được nâng cao rõ rệt về vật chất, văn hóa và chất lượng cuộc sống. Quan hệ của
nước ta trên trường quốc tế không ngừng mở rộng. Khả năng giữ vững độc lập tự chủ và
hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm. Những thành tựu này đã và đang tạo ra thế và

lực để chúng ta bước vào thời kì phát triển mới. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì
để có thể tận dụng những tiềm lực đó, đồng thời vượt qua những thách thức to lớn từ môi
trường cạnh tranh quyết liệt.
Tại Đại hội VII, ta lần đầu tiên đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Tức là, chúng
ta phải: dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết
những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước
ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách
mạng Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của Cách mạng xã
hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta.”. Một điều có thể khẳng định là: “Sự nghiệp
đổi mới tồn diện ở Việt Nam tất yếu phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt
nhân là phép biện chứng duy vật.”.
Với ý nghĩa trên, em chọn đề tài: “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan
hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.”
Trên cơ sở triết học Mác – Lênin và thực trạng công cuộc đổi mới của nước ta, đề tài sẽ
đề xuất một số phương án giải quyết. Để đạt được mục tiêu, đề tài sẽ thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản như nêu lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, tìm hiểu
thực trạng và đưa ra giải pháp.
Trong q trình làm bài có điểm gì sai sót mong thầy thơng cảm và em cũng kính
mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
2

download by :


I.


QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Vật chất
1.1 Định nghĩa

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,
V.I.Lênin đã định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Đây là một
định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay vẫn được các nhà khoa học hiện đại coi
là một định nghĩa kinh điển.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin mang ý nghĩa to lớn, giải quyết cả hai mặt vấn
đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Từ định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin, ta có thể nhận định được các nội dung cơ
bản như sau:
Thứ nhất, cần phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học, là kết quả của
sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự
vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi
với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong khoa học chuyên ngành, là những sự vật,
những hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có q trình phát
sinh, phát triển, chuyển hóa.
Thứ hai, tồn tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất
trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là thuộc tính tồn tại ngồi ý thức, độc lập, khơng
phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay khơng
nhận thức được nó.
Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm
giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; vật
chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
1.2 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
1.2.1 Phương thức tồn tại của vật chất

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn
tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất. Vận động nói chung là vĩnh viễn.
3

download by :


+ Vận động của vật chất là vận động tự thân.
+ Vận động sinh ra cùng với sự vật và chỉ mất đi khi sự vật mất đi. Không ở đâu và ở nơi

nào lại có thể có vật chất khơng vận động. Nói cách khác, vật chất chỉ có thể tồn tại bằng
cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng
phong phú, mn vẻ, vơ tận.
Các hình thức vận động cơ bản: Dựa trên những thành tựu của khoa học đương
thời, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành các hình thức cơ bản sau:
+ Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
+ Vận động vật lý là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các

q trình nhiệt, điện...
+ Vận động hóa học là q trình hóa hợp và phân giải các chất, vận động của các nguyên

tử.
+ Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
+ Vận động xã hội là sự biến đổi của lịch sử và xã hội, sự thay đổi, thay thế các quá trình

xã hội này bằng các quá trình xã hội khác.
Đứng im:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định
về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức
biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động

chuyển hoá của vật chất. Đứng im chỉ có tính tạm thời và được bao hàm trong sự chuyển
động không ngừng của vật chất.
Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập trong
sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng vận động là tuyệt đối,
còn đứng im là tương đối.
1.2.2 Hình thức tồn tại của vật chất
Vật chất có ba chiều khơng gian và một chiều thời gian.
Dựa vào những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng
đã nhận định không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất vận động.
Chúng mang tính khách quan, tính vĩnh cửu và vô tận.
4

download by :


+ Khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt vị trí, quảng tính (chiều cao,

chiều rộng, chiều dài) và tương quan (trước – sau, trên – dưới, phải – trái…)
+ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt tồn tại lâu dài hay mau

chóng của sự vật, sự kế tiếp của các giai đoạn vận động
V.I.Lênin viết: “Trong thế giới khơng có gì ngồi vật chất đang vận động và vật
chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngồi khơng gian và thời gian”.
Khơng gian và thời gian là hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động,
nhưng về thực chất là một thể thống nhất khơng - thời gian. Tính chất và sự biến đổi của
khơng gian ln gắn liền với tính chất và sự biến đổi của thời gian và ngược lại.
1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế
giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
+ Thế giới vật chất là thế giới duy nhất và thống nhất. Nó có trước và tồn tại khách quan

đối với ý thức con người.
+ Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những dạng khác nhau của vật chất, chúng

có mối liên hệ vật chất thống nhất với nhau và cùng chịu sự chi phối của những quy luật
khách quan
+ Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi. Mọi

bộ phận của thế giới ln ln vận động và chuyển hố lẫn nhau.
Ph.Ăngghen kết luận: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là tính vật chất của nó,
và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm
trò ảo thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự
nhiên” .
2. Ý thức
2.1 Nguồn gốc của ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ta có thể nhận định: Ý thức
xuất hiện là kết quả của q trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử Trái đất,
đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội – lịch sử của con người.
Nguồn gốc tự nhiên (điều kiện cần) là sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc
của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan
5

download by :


+ Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới vật chất.

Đó là q trình đi từ vơ cơ đến hữu cơ đến chất sống và trực tiếp là quá trình phát triển từ
động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, và cuối cùng là hình thành con người với bộ óc.
Bộ óc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên, là một thực thể vật chất có tổ chức
cao nhất và có cấu trúc tinh vi nhất.

+ Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Các thuộc tính phản ánh này phát

triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát triển của thế giới vật chất. Nếu khơng có
thuộc tính phản ánh này thì khơng thể có ý thức.
Nguồn gốc xã hội (điều kiện đủ): Ph.Ăngghen đã viết: “Sau lao động và đồng thời
với lao động là ngơn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu cải biên bộ óc của con vượn
thành bộ óc của con người, cải biến tâm lý động vật thành ý thức.”
+ Con người nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội, mà trước hết là

quan hệ trong sản xuất. Từ những quan hệ này làm nảy sinh ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ được
xem là vỏ vật chất của tư duy, hay là công cụ để tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai
mà nhờ có nó ý thức con người cũng được hình thành và phát triển.
2.2 Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh hiện tại khách quan một cách chủ động và sáng tạo.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức phản ánh thế giới

khách quan nhưng đó là sự phản ánh có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đích của chủ thể.
+ Ý thức là “hình ảnh” về hiện thực khác quan trong bộ óc con người.
+ Nội dung phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan.
Ý thức là hiện tượng xã hội và mang bản chất lịch sử - xã hội. Bởi vì, mỗi con

người đều sống trong một xã hội, bị quyết định bởi các điều kiện vật chất – tinh thần.
Con người sống ở những thời đại khác nhau, hồn cảnh sống khác nhau thì ý thức xã hội
cũng khác nhau.
2.3 Kết cấu của ý thức
Theo các yếu tố hợp thành: ý thức gồm ba yếu tố cơ bản nhất là tri thức, tình cảm
và ý chí, trong đó, tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Ngồi ra, ý thức có thể bao gồm các
yếu tố khác như niềm tin và lý trí.
Theo chiều sâu của nội tâm: ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức và vô thức
6


download by :


3. Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

3.1 Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất là cái có trước, quyết định
nên ý thức, cịn ý thức là cái có sau, phản ánh lại vật chất.
Đầu tiên, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Ý thức ra đời gắn liền với con người mà con người do thế giới vật chất sinh ra, vì

vậy, ý thức cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra. Cụ thể hơn, ý thức là sản phẩm của
một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên phải có bộ óc người phát triển ở
trình độ cao, hồn thiện thì ý thức mới xuất hiện. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động
thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Từ nguồn gốc tự
nhiên, nguồn gốc xã hội cấu thành nên ý thức (bộ óc con người, hiện tượng phản ánh thế
giới khách quan, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất chính là nguồn gốc của ý
thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung, hình thức biểu hiện của ý thức.
Ý thức luôn phản ánh thế giới khách quan dù ở bất kỳ hình thức nào. Nội dung của
ý thức là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Một

trong những bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan một cách chủ động và
sáng tạo. Nhưng sự phản ánh của ý thức không phải là "soi gương", mà đây là sự phản
ánh đặc biệt, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của
con người, là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn. Sự vận
động và phát triển, tính phong phú và độ sâu sắc của ý thức, hình thức biểu hiện của
ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống
quyết định. Những thơng tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót,… đều do đối

tượng vật chất tác động ở mức độ nào đó lên bộ óc con người. Vì vậy, khi nhận xét, đánh
giá những vấn đề của cuộc sống, những người sống trong hoàn cảnh xã hội khác nhau có
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Thứ ba, vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức.
Nếu vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng bắt buộc thay đổi theo. Khi
con người ngày càng phát triển cả về thể chất và tinh thần, thì theo lẽ đương nhiên ý thức
cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh của nó. Sự vận động, biến đổi
khơng ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến
đổi của tư duy, ý thức của con người. Đời sống xã hội ngày càng văn minh và khoa học
ngày càng phát triển đã chứng minh điều đó. Trong đời sống xã hội, vai trị quyết định
7

download by :


của vật chất đối với ý thức được biểu hiện ở vai trị của kinh tế đối với chính trị, đời sống
vật chất đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Trong xã hội, sự
phát triển của kinh tế xét đến cùng quy định sự phát triển của văn hóa; đời sống vật chất
thay đổi thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo.
Một ví dụ có thể được sử dụng là: Những năm cuối thế kỉ XX, nước ta đang trong
quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, dù có nhiều bước nhảy vọt nhưng nhìn chung kinh tế
của ta vẫn còn tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Lúc bấy giờ, máy tính hay
Internet là những thuật ngữ xa lạ đối với đa số người dân, ít người có kĩ năng tin học cơ
bản và có thể sử dụng máy tính một cách thành thạo. Tuy nhiên sang thế kỉ XXI khi đất
nước gặt hái nhiều thành tựu, kinh tế phát triển ổn định, đời sống xã hội nâng cao, đặc biệt
là trong 10 năm trở lại, phần lớn người dân tiếp cận được với máy tính, thế hệ trẻ bây giờ
coi kĩ năng tin học là một trong những kĩ năng cơ bản phải có.
3.2 Ý thức tác động trở lại vật chất
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định vật chất quyết định nên ý thức, tuy
nhiên ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt

động thực tiễn của con người.
Đầu tiên, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh
thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý
thức có “đời sống”. Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, hay song hành với hiện thực,
nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất. Ngồi
ra, ý thức cịn mang tính kế thừa. Từ lịch ѕử phát triển đời ѕống tinh thần của хã hội, ta có
thể thấy rằng những quan điểm lý luận ở mỗi thời đại không хuất hiện trên mảnh đất trống
không mà được tạo ra trên cơ ѕở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Vì
vậy, khơng thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa ᴠào những quan hệ vật chất
đương thời mà không chú ý đến các giai đoạn phát triển của tư tưởng trước đó. Quan điểm
của triết học Mác – Lênin ᴠề tính kế thừa của ý thức đóng vai trị quan trọng đối ᴠ ới ѕự
nghiệp хâу dựng nền ᴠăn hoá tinh thần của nền хã hội chủ nghĩa, đặc biệt mang ý nghĩa to
lớn trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng.
Một số ví dụ thể hiện ý thức có tính lạc hậu là: Trong xã hội văn minh, ở một số
vùng miền vẫn tồn tại các lễ hội mang tính bạo lực, ngược đãi động vật, những phong tục
mê tín dị đoan. Hay xã hội phong kiến đã chấm dứt gần một trăm năm nhưng một số tư
tưởng phong kiến như gia trưởng, “trọng lệ làng hơn phép nước”, “trọng nam khinh nữ”

8

download by :


vẫn tồn tại khiến tỉ lệ mất cân bằng giới tính tăng cao, xã hội gặp nhiều khó khăn trong
quản lý.
Mặt khác, những phát minh, sáng tạo, dự đoán của Nikola Tesla như thuyền điều
khiển từ xa bằng sóng vơ tuyến ở cuối thế ký XIX là mở màn cho kỷ nguyên robot về sau,
được cho là đi trước thời đại đến 300 năm và ông được coi là “người phát minh ra thế kỷ
XX”. Ngoài ra, chủ nghĩa Mác – Lênin là một ví dụ điển hình nói lên tính vượt trước của
ý thức, dù ra đời vào thế kỷ XIX nhưng trong thời đại ngày này, chủ nghĩa Mác

– Lênin ᴠ ẫn là thế giới quan, là cơ ѕở lý luận ᴠà phương pháp khoa học cho ѕự nghiệp
хâу dựng chủ nghĩa хã hội.
Hệ tư tưởng Mác – Lênin cũng kế thừa toàn bộ giá trị tư tưởng nhân loại như triết
học cổ điển Đức, kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội khơng tưởng
Pháp,… V.I. Lênin ᴠ iết: “Văn hố ᴠơ ѕản phải là ѕự phát triển hợp quу luật của tổng ѕố
những kiến thức mà lồi người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của хã hội tư bản, хã
hội của bọn địa chủ ᴠà хã hội của bọn quan liêu”.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất nhằm phục
vụ cho cuộc sống của con người nhờ hoạt động thực tiễn. Còn tự bản thân ý thức thì
khơng thể biến đổi được vật chất, nói cách khác, ý thức khơng làm thay đổi hiện thức
khách quan nhưng nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan.
"Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực
lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở
thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng". Con người dựa trên
những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó xác
định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện
pháp, công cụ, phương tiện để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.
Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người;
nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất
bại. Ý thức tác động lại vật chất theo hai hướng chính là tích cực và tiêu cực. Khi phản
ánh đúng hiện thực, ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển. Nó có
thể dự báo, tiên đốn một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên những lý
luận định hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần
động viên, cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân
lên gấp bội. Ngược lại, ý thức có thể có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển
của vật chất khi nó phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực, trái với các quy luật khách
quan. Ví dụ, nhờ có nhận thức đúng đắn về nền kinh tế, sau Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra
9


download by :


những chủ trương, phương hướng sáng suốt, chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu
sang nền kinh tế thị trường, để sau 35 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn, đời sống trở
nên tốt đẹp hơn.
Xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại
ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, vai trị của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng
nhân văn là hết sức quan trọng.
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó khơng thể vượt
q tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, nên phải dựa vào các điều kiện
khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động. Nếu quên điều đó chúng ta
sẽ lại rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí và tất nhiên không
tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.
3.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức, chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã xây dựng nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với
hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: Tất cả các hoạt động
nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng
thời phát huy tính năng động chủ quan. Từ nguyên tắc, ta có thể nhận định rằng: mọi hoạt
động của con người cả trong nhận thức và thực tiễn chỉ có thể sáng suốt và mang lại hiệu
quả tối ưu chỉ khi xuất phát từ hiện thực khách quan, tơn trọng khách quan và phát huy
tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát và có thái độ tôn
trọng đối với hiện thực khách quan. Về căn bản, con người phải tôn trọng, nhận thức và
hành động theo quy luật, cần tơn trọng vai trị quyết định của đời sống vật chất đối với đời
sống tinh thần của con người, của xã hội. Để thực hiện được, việc này đòi hỏi trong suy
nghĩ và hành động, con người phải bắt nguồn từ hiện thực khách quan để định rõ mục

đích, đưa ra đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách, phương pháp một cách đúng
đắn; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở; phải tìm ra tổ chức và xây dựng những nhân tố
vật chất thành lực lượng vật chất để hành động.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trị tích cực, năng động, sáng tạo
của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực,
năng động, sáng tạo ấy. Điều này địi hỏi con người phải tôn trọng kiến thức khoa học,
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức
10

download by :


khoa học và truyền bá để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần
chúng hành động. Đồng thời, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, xây dựng
nhân sinh quan thích hợp kết hợp tính khoa học và nhân văn của con người. Trong nhận
thức và thực tiễn, cần phát huy vai trò nhân tố con người, phòng chống và khắc phục
bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa kinh nghiệm và phải coi trọng công tác tư tưởng và
giáo dục tư tưởng, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
AI.

THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC
ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Thực trạng công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, trong quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, đường
lối về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong q trình phát triển,
đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân. Một số đánh giá
chung có thể được khái quát lại như sau:
1.1 Thành tựu

- Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá
Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình qn
khá. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015
đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64%/năm.
- Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa
Trong cơ cấu ngành cơng nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của cơng nghiệp khai khống
giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các ngành dịch vụ
phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong
đó, các ngành dịch vụ gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân
hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thơng... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong GDP.
- Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực
Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa . Tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp đã giảm mạnh còn 38%
năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.
11

download by :


- Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản
xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào mơi
trường cạnh tranh tồn cầu. Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa/GDP năm 1988 của Việt Nam chỉ đạt 18,9% nhưng
đến năm 2020 đã đạt trên 80%. Nếu tính cả xuất và nhập khẩu/GDP, đến năm 2018 - 2020
xuất khẩu hàng hóa/GDP của nước ta đạt trên 190%, nằm trong tốp 5 nước có độ mở của
nền kinh tế ở mức cao nhất thế giới. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo

hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm
tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thơ và tài ngun. Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu
chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước.
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 2020 và Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021. Trong năm 2020, chúng ta
chứng kiến sự hình thành FTA có quy mơ lớn nhất thế giới-Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP), nhiều FTA và thỏa thuận kinh tế song phương quy mô lớn như FTA
Nhật Bản-Anh, Australia-Indonesia, Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam, Trung QuốcCampuchia, thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, hiệp định thương mại
và hợp tác EU-Anh... Đáng chú ý, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
dù năm 2020 hết sức khó khăn, số lượng các FTA được ký và thực thi đạt mức cao nhất
trong 5 năm trở lại đây.
- Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Công tác giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo vượt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm, kể cả khu vực nông thôn và thành thị, từ 14,2%
năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015), từ 9,2%
năm 2016 xuống dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). GDP bình quân đầu
người tăng từ 1.332 USD/người năm 2010 lên khoảng 3.000 USD/người năm 2020.
Chương trình xây dựng nơng thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nơng thơn
có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch dự kiến đến năm 2020
đạt khoảng 90%, dân số nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh ước đạt 96%;
tỷ lệ khu cơng nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung
đạt tiêu chuẩn môi trường ước năm 2020 là 90%. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 30,5% năm
2010 lên khoảng 40% năm 2020.
12

download by :



Từ năm 2003 đến năm 2020, Nhà nước đã tập trung bố trí đầu tư, hỗ trợ kinh phí nhằm
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng kinh phí:
giai đoạn 2003 - 2008 là khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000 tỷ
đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng. Nguồn lực đầu tư đó được tập trung vào
xây dựng hàng vạn cơng trình kết cấu hạ tầng (đường giao thơng, cơng trình thủy lợi, hệ
thống điện, cơng trình nước sạch, trường học, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, trung tâm
cụm xã...); hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho dân tộc thiểu số rất ít người; hỗ trợ nhà ở,
đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất... cho hàng trăm
nghìn hộ đồng bào các dân tộc thiểu số.
1.2 Tồn tại, hạn chế
- Kinh tế phát triển chưa bền vững
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực
thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các
ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động.
Vai trị của khoa học – cơng nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế còn thấp.
Yêu cầu về thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều
thách thức. Kể từ khi bắt đầu thực hiện cơng nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng bình qn
trong 25 năm sau đó của Hàn Quốc là 7,79% (giai đoạn 1961 - 1985), của Thái Lan là
7,11% (giai đoạn 1961 - 1985), của Ma-lai-xi-a là 7,66% (giai đoạn 1961 – 1985) và của
Trung Quốc là 9,63% (1979 - 2003). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của
Việt Nam kể từ khi thực hiện đổi mới đến nay chỉ khoảng 6,5%
- Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu
Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song đến nay, thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong khu
vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 1996 là 3.026 USD thì đến năm 2014 là
5.550 USD và của Trung Quốc năm 1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là 7.572 USD,
trong khi con số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng từ mức 337 USD lên 2.072 USD. GDP
bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu
người của Trung Quốc năm 2006, In-đô-nê-xi-a năm 2007, Thái Lan năm 1993

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã “chững
lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp.
- Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học công nghệ phát triển còn chậm

13

download by :


Nếu như trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu kinh tế có
tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh, từ mức 38%
năm 1986 xuống 27% năm 1995 và 19,3% năm 2005, thì từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014, ngành nông nghiệp vẫn
chiếm hơn 18% GDP, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của
các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Trung Quốc là 10,1%,
của In-đô-nê-xi-a là 14,4%, của Ma-lai-xi-a là 10,1% và của Thái Lan là 12,3%). Dù vậy,
năm 2019, tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng đã giảm xuống còn 13,69% trong khi tỷ trọng
ngành cơng nghiệp và dịch vụ khơng có q nhiều sự thay đổi.
- Sự hợp tác, liên kết trong phát triển cơng nghiệp cịn yếu, cơng nghiệp hỗ trợ phát

triển cịn chậm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu… Sức cạnh
tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động có khoảng cách lớn so với nhiều nước và
chậm được cải thiện.
Theo số liệu từ “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 – 2019” của Diễn đàn Kinh
tế Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 67 trong số 148 quốc gia trong bảng xếp hạng,
tăng 10 bậc so với thứ hạng 77 trong năm 2012 - 2013. Việt Nam luôn nằm trong nhóm
các quốc gia gần thuộc nửa cuối bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á (Ma-lai-xi-a đứng thứ 27, Thái Lan đứng thứ 40, In-đơ-nê-xi-a đứng
thứ 50, Phi-líp-pin đứng thứ 64) và cịn một khoảng cách rất xa so khu vực Đông Á (Hàn
Quốc, Nhật Bản). Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị

tồn cầu cịn rất hạn chế Việt Nam đã thực hiện cải cách và mở cửa trong gần 30 năm,
xuất khẩu liên tục được mở rộng nhưng mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong
nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Hàm lượng giá trị gia tăng của xuất
khẩu cịn thấp. Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc các nhóm sử dụng nhiều
nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ như nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ (da giầy, thủ cơng
mỹ nghệ…), nhóm nơng sản, thủy sản.
Năm 1996, Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; năm 2008, ra khỏi tình
trạng một nước kém phát triển, có mức thu nhập trung bình và năm 2020, với gần 100
triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Đời sống nhân dân được nâng
cao rõ rệt về vật chất, văn hóa, tinh thần, về mức sống và chất lượng cuộc sống; nhất là về
ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, dịch vụ cuộc sống. Hệ thống chính trị được xây dựng,
củng cố vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước. Quốc phòng, an ninh
được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
biển, đảo của Tổ quốc. Đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng, kết hợp nội lực
với ngoại lực, nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo mơi trường hịa bình, hợp tác và phát
triển. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nêu rõ và Đại hội
14

download by :


XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế
và uy tín quốc tế như ngày nay”.
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật

chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Hiện nay, bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh, phức
tạp, khó lường, đặc biệt trong tình hình đại dịch Covid-19. Đất nước đứng trước nhiều
thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức với rất nhiều vấn đề mới đặt ra. Kiên định đổi
mới, hội nhập và phát triển trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là

vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với đất nước và chế độ ta. Mối quan hệ giữa đổi mới, hội
nhập và phát triển phản ánh quy luật mang tính biện chứng, là một trong những vấn đề lý
luận cốt lõi về đường lối đổi mới ở nước ta, phản ánh mục tiêu, điều kiện, phương thức để
tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, sự tác động lẫn nhau giữa đổi mới, hội nhập và phát triển bắt đầu từ đổi
mới, do tình hình mới, nhiệm vụ mới đặt ra, cả những vấn đề cụ thể, bức xúc, cấp bách
trước mắt lẫn những vấn đề sâu xa, chiến lược lâu dài. Đổi mới là tất yếu của phát triển.
Đổi mới có nội dung tồn diện gắn liền với dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống, có lực
đẩy quan trọng là tư tưởng giải phóng để khai thơng, khai thác và phát huy mọi tiềm năng,
mọi nguồn trữ năng, từ vật chất đến tinh thần của xã hội, hướng tới phát triển, phát triển
bền vững và hiện đại hoá đất nước. Đổi mới khơng chỉ là tiền đề mà cịn là điều kiện và
động lực của hội nhập, của phát triển.
Trong bối cảnh của tình hình thế giới và đất nước hiện nay và những năm sắp tới,
vấn đề không chỉ đổi mới mà phải đổi mới toàn diện, đồng bộ với khâu đột phá là đổi mới
tư duy. Vấn đề đặt ra hiện nay khơng phải chỉ có nhiệt tình, quyết tâm đổi mới là đủ; có
tầm nhìn, tư duy chiến lược, quyết tâm chính trị của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn và
khát vọng phát triển và ý chí vươn tới một tương lai rạng rỡ là cần thiết. Nhưng đổi mới
phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, từ những bài
học tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn và nghiên cứu lý luận, hướng vào giải quyết những
vấn đề do thực tiễn đặt ra, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thế
giới. Đây là vấn đề có tính ngun tắc cần được qn triệt sâu sắc.
Đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh là tuyệt đối không phiến diện, cực
đoan, chủ quan, duy ý chí, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới và kiên định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ “cần phải nắm vững và xử lý tốt
mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo”. Kiên định là vững vàng, giữ
15

download by :



vững ý định, ý chí, khơng ngả nghiêng, lung lay, dao động trong bất kỳ hồn cảnh nào.
Kiên định khơng đồng nghĩa với bảo thủ, cứng nhắc, giáo điều. Trong khi kiên định những
vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với chế độ ta, nền tảng vững chắc của Đảng ta như chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
đường lối đổi mới; những nguyên tắc trong cơng tác xây dựng Đảng, thì phải ln ln đổi
mới và sáng tạo theo tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng là sáng
tạo, là đổi mới. Không sáng tạo, không đổi mới là lạc hậu, xã hội không thể phát triển. Xã
hội, con người luôn luôn đổi mới. Đổi mới là một cách thức để phát triển, làm cho sự vật
ngày càng tốt hơn, tiến bộ hơn. Phát triển phải gắn liền với đổi mới. Đổi mới phải nắm
vững quy luật, xu hướng phát triển. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, “đổi mới một cách
vơ ngun tắc thì cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, “đổi màu”. Kiên định
mà không đổi mới, sáng tạo thì khơng thể phát triển. Vì vậy, kiên định phải gắn liền với
sáng tạo, đổi mới; sáng tạo, đổi mới phải trên cơ sở kiên định những vấn đề có tính ngun
tắc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới.
Thứ hai, hội nhập - từ hội nhập kinh tế đến hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng là điều kiện, là phương thức tất yếu để đổi mới gắn liền với mở cửa, hướng ra bên ngồi,
tìm kiếm các ngoại lực nhằm tăng cường nội lực cho phát triển bền vững ở nước ta. Ta
nhận định rõ bước phát triển mới của tồn cầu hóa trong những năm tới khi cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ; từ đó, tính tốn sách lược, chiến lược trong tiến trình chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế. Cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức. Nước ta một mặt
có cơ hội rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình.
Đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục
được những yếu kém để vươn lên. Điều này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải hết sức
nhanh nhạy nắm bắt thông tin, áp dụng những thành tựu của khoa học cơng nghệ vào
trong kinh doanh, có như thế mới mong có cơ hội phát triển.
Ta cần phấn đấu giành chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;
ưu tiên thúc đẩy phát triển nhanh các ngành kinh tế số và công nghiệp 4.0. Cơ hội đang
mở ra cho Việt Nam ở thời hậu dịch bệnh COVID-19, không được bỏ lỡ. Muốn thế, cần

ưu tiên phát triển các mạng kết nối Việt Nam với thế giới, cả “kết nối cứng” và “kết nối
mềm”.
Phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để thêm bạn bớt thù; mở rộng, đẩy
mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các
nước lớn có vai trị quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của đất nước; đồng thời
nhằm khẳng định trách nhiệm của chúng ta đối với cộng đồng quốc tế. Thể hiện vai trò
16

download by :


của Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,
góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới”.
Về văn hóa - xã hội, cần đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ Việt Nam
với thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, công
viên sinh thái, di sản văn hóa thế giới, cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã
hội và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng tạo
các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học... có tầm ảnh hưởng quốc tế; tham gia xử lý
các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động
phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Cần đặc biệt quan tâm việc nhân thêm và
phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước, cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc
tế. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các phương tiện truyền thông xã hội
ngày càng có vai trị lớn trong quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa
các giá trị xã hội và cả làm xói mịn các giá trị xã hội, phát huy “sức mạnh mềm” và cả
hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc gia, phát triển ổn định xã hội và cả gây bất ổn xã
hội... Phương tiện truyền thông xã hội trở thành một hiện tượng văn hóa, một kênh thơng
tin, một cơng cụ quản trị. Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các phương
tiện truyền thông xã hội, một số nước chủ động sử dụng và phát huy vai trị kênh thơng tin,
cơng cụ quản trị của các phương tiện truyền thơng này. Việt Nam cần có cách tiếp cận mới

đối với các phương tiện truyền thông xã hội, không chỉ dừng ở chỗ coi chúng là đối tượng
quản lý.

KẾT LUẬN
Qua đề tài trên, chúng ta đã hiểu kĩ hơn về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
với ý thức, đó là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã
17

download by :


khẳng định vật chất có trước, mang tính thứ nhất, tính quyết định, ý thức có sau, mang
tính thứ hai, bị quyết định. Song, ý thức lại có tác động trở lại vơ cùng quan trọng đối với
vật chất. Nó có thể làm cho vật chất phát triển, biến đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhưng
đồng thời nó cũng có thể làm cho vật chất khơng phát triển, bị kìm hãm, tụt hậu.
Từ đó, ta có thể rút ra được bài học nhằm đóng góp cho cơng cuộc đổi mới của đất
nước. Ta phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày,
vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc
sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan. Mọi đường lối,
chính sách, phương hướng mục tiêu đề ra, hoạch định ra phải được xuất phát từ thực tế
điều kiện nước nhà. Cụ thể, trong tình hình đại dịch Covid-19, ta cần phải có những kế
hoạch phù hợp, mạng tính lâu dài. Chỉ khi thực hiện được các giải pháp một cách hợp lý,
đồng bộ và hiệu quả thì quá trình đổi mới càng được đẩy mạnh phát triển, đóng góp quan
trọng cho việc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Chúng ta phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động, cần chú trọng
phát triển tri thức của bản thân, phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và khơng chủ quan
trong mọi tình huống. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần ln điều chỉnh, sửa đổi hệ
thống pháp luật trong nước, tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi cẩn trọng, để vừa củng cố
độc lập, tự chủ, vừa hội nhập quốc tế thành cơng; tăng cường hội nhập, giao lưu văn hóa
nhưng cần phải hịa nhập, khơng phải “hịa tan”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

download by :


1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
2.
3.

4.

5.

6.

Hà Nội, 2021, t. I, tr. 25
Giáo trình Triết học Mác – Lênin
www.qdnd.vn, 14/12/2021, Hội nhập kinh tế quốc tế - một điểm sáng trong công
tác đối ngoại năm 2020, />www.tapchicongsan.org.vn, 14/12/2021, Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến
trình tồn cầu hóa của Việt Nam,
/>tapchitaichinh.vn, 14/12/2021, Dấu ấn tài chính Việt Nam trong hội nhập quốc tế,
/>www.tapchicongsan.org.vn, 14/12/2021, Chính sách dân tộc của Việt Nam qua 35
năm đổi mới,
/>h-sach-dan-toc-cua-viet-nam-qua-35-nam-doi-moi.aspx

7. , 14/12/2021, Củng cố quyết tâm và khát vọng phát


triển kinh tế bền vững, :8989/vi/tin-tuc/cung-coquyet-tam-va-khat-vong-phat-trien-kinh-te-ben-vung-967386.html
8. , 14/12/2021, Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam,
/>zRbzJgcpYk0ZSXa2Re58T-FYiWWpes3A9tYmNAOm6opSWOFU!
1713192963!-110699493?
dDocName=BTC073388&_afrLoop=14592595211034135#%40%3F_afrLoop
%3D14592595211034135%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName
%3DBTC073388%26leftWidth%3D0%2525%26rightWidth
%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrlstate%3Dlm6jndv0x_4
9. , 14/12/2021, Hội nhập kinh tế quốc tế - một điểm sáng trong
công tác đối ngoại năm 2020, />
19


download by :



×