Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.33 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn:

TS Đinh Thị Hương

Học viên:

Trần Đức Minh

Lớp:

CH28A QNH

Hà Nội, 05/2022

1


Câu 1: Trình bày khái niệm QLNN về Kinh tế. Sự cần thiết của QLNN về Kinh tế
trong nền Kinh tế thị trường.
Phần 1: TRÌNH BẦY KHÁI NIỆM VỀ QLNN VỀ KINH TẾ.
a) Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế:
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật và thơng
qua hệ thống các chính sách với các cơng cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt


được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong và ngồi nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng quản lý xã hội của Nhà nước. Nó rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng cũng rất phức tạp.
Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các ngành 247 kinh tế, các lãnh
thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toàn bộ nền
kinh tế.
Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân khơng chỉ trên phạm vi quốc gia
mà cịn cả một số hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra ở nước ngồi, như các doanh
nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngồi, các hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngồi, thẩm
định các cơng nghệ thiết bị nhập khẩu.
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mơ, giải quyết những quan hệ vĩ
mơ có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị
chủ đạo. Nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh
doanh của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường (cá nhân, doanh
nghiệp, các tập đoàn kinh tế...).
Trong quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần
thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như cơng cụ định hướng (kế hoạch, quy
hoạch, chiến lược phát triển kinh tế ...), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách đầu
tư, thuế, chi tiêu ngân sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tín dụng...), cơng cụ pháp lý
(pháp luật, các văn bản pháp quy...), các công cụ tổ chức và giáo dục...
1


Trước thời kỳ đổi mới kinh tế, Nhà nước ta quản lý nền kinh tế bằng cơ chế kế
hoạch hóa tập trung mang nặng tính hành chính, quan liêu, bao cấp. Cơ chế quản lý kinh
tế này dựa vào mệnh lệnh từ trên xuống và dựa vào quan hệ hành chính tổ chức trực tiếp
gắn liền với quan hệ kinh tế cấp phát - giao nộp. Quản lý nhà nước về kinh tế được thực
hiện bằng phương pháp hành chính đơn thuần thay cho phương pháp kinh tế và giáo dục.
Nhà nước đã bao cấp mọi hoạt động kinh tế bằng ngân sách của Nhà nước. Cơ chế quản

lý này đã đưa đến sự thụ động, trông chờ, không cần tính tốn hiệu quả, phục tùng triệt để
những quy định xơ cứng của cấp trên, thủ tiêu tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, của
các chủ thể kinh tế.
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã chủ trương phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế dựa trên việc sử
dụng phương pháp quản lý bằng kinh tế là chủ yếu. Các đại hội tiếp theo của Đảng tiếp
tục cụ thể hóa đường lối phát triển kinh tế trên, chủ trương phát triển nền kinh tế nước ta
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 248 theo định hướng XHCN. Quản lý
nhà nước về kinh tế căn bản được đổi mới về chức năng, nội dung và phương thức quản
lý.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 (Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI) đã nêu rõ tiếp tục phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi cơng
dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Mọi thành phần kinh tế, các chủ
thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh
bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
b) Khái niệm về kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, như
thế nào, cho ai, được quyết định thông qua thị trường, các quan hệ kinh tế được thực hiện
chủ yếu qua phương thức mua - bán. Nói một cách đầy đủ hơn, kinh tế thị trường là
phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường làm trung tâm, lấy lợi ích kinh tế, cung cầu
thị trường và phương thức mua bán làm cơ chế vận hành của nền kinh tế, phát huy tác
dụng điều tiết của Nhà nước trong hoạt động kinh tế. Nền kinh tế ở nước ta hiện nay là

2


một nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước.
Phần 2: SỰ CẦN THIẾT CỦA QLNN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

c) Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam là sự cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước phải khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, nhằm
bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Sự điều tiết của thị trường
đối với sự phát triển kinh tế thật kỳ diệu nhưng vẫn có những hạn chế vốn có của nó. Thị
trường khơng phải là nơi có thể đạt được sự hài hịa trong việc phân phối thu nhập xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng...
Đồng thời, kinh tế thị trường cũng không thể khắc phục những nhược điểm, mặt trái vốn
có của nó. Những điều này cản trở việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cho nên trong quá trình vận hành nền kinh tế, sự
quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là cần thiết để khắc
phục những hạn chế, bổ sung chỗ hổng của sự điều tiết của thị trường, đảm bảo mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, bằng các chính sách, pháp luật và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước
giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên trong nền kinh tế
quốc dân.
Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau. Lợi ích
kinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó. Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác
đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình và xảy ra sự tranh giành về lợi ích, phát sinh
những mâu thuẫn về lợi ích. 249 Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xun vì
liên quan đến quyền lợi cá nhân, đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Chỉ có Nhà nước mới có
thể giải quyết được các mâu thuẫn đó và điều hịa lợi ích của các bên liên quan.
3


Thứ ba, xuất phát từ tính khó khăn, phức tạp của việc làm kinh tế.
Làm kinh tế, nhất là làm giàu phải có ít nhất các điều kiện: ý chí làm giàu, tri thức
làm giàu, phương tiện sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh. Không phải công

dân nào cũng có đủ các điều kiện trên để tiến hành làm kinh tế. Sự can thiệp của nhà
nước là rất cần thiết trong việc hỗ trợ cơng dân có những điều kiện cần thiết để làm kinh
tế.
Thứ tư, xuất phát bản chất giai cấp của nhà nước, hài hòa lợi ích của các tầng lớp
dân cư. Nhà nước XHCN Việt Nam đại diện cho lợi ích của dân tộc và nhân dân lao
động. Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội do Nhà nước ta xác định là nhằm đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân
dân. Tuy vậy, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với nước ngồi, khơng phải lúc
nào lợi ích kinh tế của các bên cũng ln ln được thống nhất. Vì vậy, xuất hiện xu
hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt quan hệ
sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế, Nhà nước ta phải thể hiện bản chất giai
cấp của mình để bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân. Chỉ có Nhà nước mới có thể
làm được điều đó.
Bốn lý do chủ yếu trên đây chính là sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước
đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Câu 2: Trình bầy các phương pháp Quản lý nhà nước về Kinh tế. Nêu thực tế
sử dụng các phương pháp này trong QLNN về kinh tế ở Việt Nam.
Phần 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
a./ Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế:
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động mang tính tổ chức và pháp quyền của
Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực
kinh tế, các cơ hội để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế quốc gia đặt ra.
4


b./ Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế:
Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là toàn bộ những cách thức tác động có
ý đồ lên hệ thống kinh tế nhằm mục đích đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Để

quản lý hiệu quả, nhà quản lý phải biết lựa chọn phương pháp quản lý đúng đắn, biết cách
kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng
giai đoạn cụ thể của nền kinh tế.
Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế chủ yếu:
Các phương pháp hành chính (cưỡng chế);
Các phương pháp kinh tế (kích thích) ;
Các phương pháp giáo dục;
Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế;
Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước
Các phương pháp này vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học nằm ở chỗ, các
phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những
đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách
quan phù hợp với đối tượng.
Cịn tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ, các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế biết
lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng và cơ hội
của đất nước, đạt mục tiêu quản lý đề ra.
Quản lý kinh tế có hiệu nhất khi nhà quản lý biết lựa chọn đúng đắn phương pháp quản lý
và biết kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối
tượng, từng giai đoạn của nền kinh tế. Đó chính là tài nghệ quản lý của nhà nước nói
riêng, của các viên chức quản lý nói chung, có thể phân tích chi tiết các phương pháp
chủ yếu như sau:
1.1. Phương pháp cưỡng chế (phương pháp hành chính)
1.1.1. Khái niệm và đặc điêm
Phương pháp cưỡng chế là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thơng qua
quyết định dứt khốt và có tính bắt buộc trong khuôn khổ pháp luật lên các chủ thể kinh
tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước.

5



Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực. Tính bắt buộc địi hỏi các
đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.
Tính quyền lực địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động
theo đúng thẩm quyền của mình.
Thực chất của cưỡng chế là dùng sự thiệt hại làm áp lực để buộc đối tượng phải
tuân thủ theo mục tiêu quản lý của Nhà nước. Khi cưỡng chế, Nhà nước đưa ra thiệt hại
để làm cái khiến cho đối tượng quản lý vì sợ thiệt hại đến mình mà phải theo Nhà nước.
1.1.2. Hướng tác động (Cách thức tác động)
- Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và khơng ngừng hồn thiện khung
pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền
kinh tế. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức
hoạt động của các chủ thể kinh tế và những quy định về mặt thủ tục hành chính buộc tất
cả các chủ thể từ cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp đều phải tuân thủ;
- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác
động bắt buộc của Nhà nước lên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể
kinh tế, nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
1.1.3. Trường hợp áp dụng
Phương pháp cưỡng chế được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của
nó có thể gây thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trường hợp đó, Nhà nước
phải thực hiện cưỡng chế để hành vi chỉ diễn ra theo một hướng nhất định trong khn
khổ chính sách, pháp luật.
Ví dụ: những đơn vị nào sản xuất hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ
phải chịu xử phạt hành chính bằng các biện pháp như nộp phạt, tịch thu tài sản, đình chỉ
sản xuất kinh doanh.
1.2. Phương pháp kích thích (phương pháp kinh tế)
1.2.1. Khái niệm và đặc điêm

6



Phương pháp kích thích là cách thức Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý một
cách gián tiếp dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý,
nhằm làm cho đối tượng quản lý tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lý khơng bằng
cưỡng chế hành chính mà thơng qua những lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu,
nhiệm vụ phải đạt đồng thời đặt ra những khuyến khích kinh tế, những phương tiện vật
chất mà những đối tượng quản lý có thể sử dụng để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Phương pháp này mở rộng quyền hoạt động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời
cũng làm tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
Lợi ích được dùng làm động lực để kích thích là lợi ích vật chất và danh tiếng.
Danh tiếng đối với doanh nghiệp suy cho cùng cũng là vì lợi ích vật chất. Bởi vì,
danh tiếng là điều kiện để có lợi nhuận cao, danh tiếng sinh ra lợi thế thương trường, là
lời giới thiệu, tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Lợi ích vật chất đối với doanh nghiệp là lợi nhuận mà Nhà nước không thể trực
tiếp cho doanh nghiệp, nhưng Nhà nước có thể gián tiếp làm cho doanh nghiệp có lợi
nhuận cao bằng nhiều cách khác nhau như chính sách thuế hấp dẫn, chính sách lãi suất
thấp, chính sách giá cả hợp lý.
1.2.2. Hướng tác động (Cách thức tác động)
- Nhà nước đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quy định nhiệm vụ, mục
tiêu phù hợp với tình hình thực tế;
- Sử dụng các chính sách thuế, lãi suất, các biện pháp địn bẩy, kích thích kinh tế
để thu hút, khuyến khích các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất theo hướng ích nước, lợi
nhà;
- Sử dụng các chính sách ưu đãi kinh tế.
1.2.3. Trường hợp áp dụng
Phương pháp này được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi khơng có nguy cơ gây
hậu quả xấu cho cộng đồng, cho Nhà nước hoặc chưa đủ điều kiện áp dụng phương pháp
7



cưỡng chế. Trên thực tế, có những hành vi của cơng dân mà khơng có sự điều chỉnh của
Nhà nước sẽ khơng diễn ra theo chiều hướng có lợi cho Nhà nước, cho cộng đồng; nhưng
cũng khơng có nghĩa là nó gây thiệt hại. Khi đó, nếu Nhà nước muốn họ hành động theo
hướng có lợi cho mình, cho cộng đồng, thì Nhà nước sẽ sử dụng lợi ích làm động lực
thúc đẩy họ thực hiện theo ý chí của mình.
Ví dụ: Nhà nước muốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào các
vùng miền núi, biên cương, hải đảo để cải thiện đời sống dân cư ở các vùng này. Nếu
khơng có ưu đãi hay khuyến khích của Nhà nước thì các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào
các vùng đồng bằng, đô thị. Hành vi đầu tư này rõ ràng trái với lợi ích mà Nhà nước
mong muốn. Nhà nước phải chia sẻ lợi ích kinh tế với họ bằng các hình thức như giảm
thuế, miễn thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về kỹ thuật.
1.3. Phương pháp thuyết phục, giáo dục
1.3.1. Khái niệm và đặc điêm
Phương pháp thuyết phục, giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận
thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao
động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp thuyết phục, giáo dục không dùng sự cưỡng bức, khơng dùng lợi ích
mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan để đối tượng quản lý tự giác thi hành
nhiệm vụ.
1.3.2. Hướng tác động (Cách thức thuyết phục, giáo dục)
- Giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, hiệu quả;
- Xây dựng tác phong lao động trong thời đại cơng nghiệp - hiện đại hố.
1.3.3. Trường hợp áp dụng
Phương pháp thuyết phục, giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và
phải được kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý.
Sở dĩ như vậy là do việc sử dụng phương pháp cưỡng chế hay kích thích để điều chỉnh
8



các hành vi của đối tượng quản lý suy cho cùng vẫn là tác động bên ngồi. Một khi
khơng có những tác động từ bên ngoài, các đối tượng rất có thể lại có nguy cơ khơng tn
thủ các quy định; dó đó hiệu quả khơng được triệt để, tồn diện. Hơn nữa, bản thân
phương pháp cưỡng chế hay phương pháp kích thích cũng phải qua hoạt động thuyết
phục, giáo dục thì mới truyền đến được đối tượng quản lý, giúp họ cảm nhận được áp lực
hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặc muốn có lợi ích, từ đó tuân theo những mục tiêu
quản lý do Nhà nước đề ra.
Phần 2: THỰC TẾ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NÀY TRONG
QLNN VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Trên thế giới, phương pháp quản lý kinh tế được nhiều DN sử dụng nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, do hội nhập kinh
tế quốc tế, việc vận dụng quản lý trong hoạt động DN Việt Nam hiện nay có vai trị hết
sức quan trọng.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế trong DN Việt Nam hiện nay cần
lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nhà quản trị DN cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của phương
pháp quản lý kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và khuyến khích thúc
đẩy người lao động nỗ lực cống hiến. Lợi ích vật chất là công cụ hữu hiệu để tác động lên
đối tượng để tạo ra trong họ những động lực cần thiết cho công việc.
Hiệu quả của phương pháp này rất vững chắc, đối tượng quản lý sẽ rất yên tâm
thực hiện công việc khi được đảm bảo các nhu cầu cuộc sống cần thiết và càng tích cực
hơn khi thỏa mãn các nhu cầu ngày càng phát triển của họ.
Thứ hai, để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp quản lý nhà quản trị cần phải
có trình độ chun mơn, khả năng tính tốn, hạch tốn độc lập. Nhà quản trị cũng phải có
khả năng thuyết phục đối với người lao động, chẳng hạn phải làm họ hiểu rõ rằng, lao
động, làm việc, cống hiến càng hiệu quả thì lợi ích vật chất nhận về càng nhiều.

9



Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, người lao động cần học tập, học hỏi và lựa
chọn phương thức quản lý phù hợp, tránh vì lợi ích mà tạo nên những căng thẳng trong
môi trường làm việc hoặc thực hiện các hành động phi pháp để đạt được kết quả.
Thứ ba, xây dựng chính sách lương thưởng hấp dẫn để khuyến khích người lao
động. Chẳng hạn như: Có chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên thực hiện KPI cao (được
hưởng thêm 50% lương); có chính sách thưởng “nóng” cho các cá nhân có thành tích
xuất sắc, đóng góp đột biến cho đơn vị, DN...
Thứ tư, có biện pháp “kích thích” vật chất một cách hợp lý và thỏa đáng như là
một trong những con đường cần thiết để đi đến mục tiêu trong hoạt động lãnh đạo. Bên
cạnh việc áp dụng phương pháp quản lý kinh tế, nhà quản lý cũng cần vận dụng và kết
hợp một cách sáng tạo, khoa học phù hợp với từng tình huống quản lý cụ thể các phương
pháp khác, khơng xem nhẹ phương pháp nào.

10



×