Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học
“ĐIỂM SÁNG” VỀ NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
ThS. Hà Thị Kim Oanh – Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội
Tóm tắt: Năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên tạo nên chất lượng đào
tạo theo mục tiêu dạy học và giáo dục và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chính vì thế, chúng tơi nhấn mạnh “điểm sáng” về năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội
ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số
biện pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm ở đội ngũ giảng viên nhà trường. Bốn biện
pháp được chúng tôi đề xuất đó là: Biện pháp nâng cao kỹ năng giáo dục sinh viên cho
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội qua mỗi giờ giảng; Biện
pháp nâng cao kỹ năng dạy học cho giảng viên;Biện pháp nâng cao hứng thú rèn luyện
nghiệpvụ sư phạm cho mỗi giảng viên nhà trường thông qua các phong trào thi giảng ở
giảng viên trong phạm vi toàn trường; Biện pháp nâng cao kỹ năng dự kiến và xử lý tình
huống sư phạm trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Từ khóa: Năng lực, nghiệp vụ sư phạm, giảng viên.
Abstract: The pedagogical professional capacity of the lecturers creates the quality of
training according to the goals of teaching and education and professional development to
meet the needs of society. Therefore, we emphasize the "bright spot" of the pedagogical
competence of the teaching staff of Hanoi University of Physical Education and Sports.
From there, propose some measures to improve the pedagogical professional capacity of the
school's lecturers. Four measures are proposed by us: Measures to improve student
education skills for lecturers of Hanoi University of Physical Education and Sports through
each teaching hour; Measures to improve teaching skills for lecturers; Measures to raise
interest in pedagogical training for each school teacher through lectures at lecturers
throughout the school; Measures to improve the skills of anticipating and handling
pedagogical situations in teaching and educational activities.
Key words: Competency, pedagogy, lecturer.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên bao gồm năng lực dạy học, năng lực giáo
dục và năng lực phát triển nghề nghiệp. Đó là tổ hợp những kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị
nghề nghiệp thiết yếu đảm bảo cho người giảng viên thực hiện thành cơng q trình dạy học –
giáo dục sinh viên. Điều này là một trong những điểm mạnh của nhà trường đại học sư phạm đào
tạo giáo viên phổ thơng. Bởi “một học trị giỏi khơng thể thiếu một thầy giáo giỏi, người thầy
giáo là người quyết định chất lượng đào tạo”. Đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan như
Đề tài cấp Bộ của trường năm 2004 “Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực nghiệp vụ, kỹ năng
chuyên môn cho sinh viên hệ đại học Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây” do
Đào Ngọc Dũng và các cộng sự tiến hành đã xác định năng lực nghiệp vụ sinh viên sư phạm thể
dục thể thao; Kiều Tất vinh (2007) với luận án tiến sĩ giáo dục học “Nghiên cứu các giải pháp nâng
cao năng lực sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Tây”... Trường
ĐHSP Thể dục Thể thao Hà Nội, với quy trình đào tạo song song giữa học thuật và kỹ năng
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
17
Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học
chuyên ngành (giáo dục thể chất), đội ngũ giảng viên nhà trường đã thực sự bắt tay vào công tác
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hình thành kỹ năng cho sinh viên ngay từ năm đầu tới khi ra
trường. Song việc nâng cao hơn nữa năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên nhà
trường là đáp ứng yêu cầu tất yếu của sự phát triển, đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu ra cho giáo viên
giáo dục thể chất tương lai ở các nhà trường phổ thơng có chất lượng tốt và ngày càng tốt hơn.
Bởi lẽ, mối liên quan giữa năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên với chất lượng đào tạo
giáo viên (hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp đặc biệt là năng lực sư phạm của sinh
viên) là rất biện chứng, là hệ quả tất yếu quá trình giáo dục sư phạm….Nhấn mạnh “điểm sáng”
về năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể
thao Hà Nội, từ đó đề xuất một số biện pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu tất yếu của sự phát triển nhà
trường.
2. Năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên về phương pháp dạy học đáp ứng
yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của sinh viên
Với hình thức đào tạo đặc thù của nhà trường Sư phạm thể thao, phương pháp dạy học của
giảng viên nhà trường mang nét riêng biệt. Vừa đảm bảo song song giảng dạy lý thuyết và thực
hành theo từng năm học, phương pháp giảng dạy của giảng viên nhà trường nhìn chung đã tạo ra
kết quả học tập tốt nhất cho sinh viên.
Về môn lý luận, các em nhận thấy ý nghĩa của các môn học trong chuyên ngành giúp các em
chủ động trong học tập, rèn luyện, có đạo đức tốt, thành tích cao, tự học để có thể sử dụng tốt
kiến thức đã học vào hoạt động thể thao và các bài tập thể chất có hiệu quả hơn.
Về mơn thực hành: Phương pháp giảng dạy của từng môn học chuyên sâu đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật nguyên tắc tập luyệnvà nâng cao thành tích thể thao. Vì vậy kết hợp giữa dạy học lý thuyết
và các bài tập thực hành, các giảng viên với sự hỗ trợ của các dụng cụ thể thao, điều kiện vật
chất tương đối tốt đã giảng dạy đạt kết quả cao. Giảng viên tự tìm ra cách thức riêng để giảng
dạy giúp sinh viên học tập – tập luyện – thi đấu có hiệu quả. Một số bộ mơn thực hành đã sử
dụng băng hình thường xuyên kết hợp với sử dụng nhiều dụng cụ bổ trợ góp phần nâng cao hiệu
quả giờ dạy, sinh viên hứng thú học tập, tiếp thu bài học tốt hơn, chất lượng đào tạo ngày càng
được nâng lên. Điều này được khẳng định trong kết quả tốt các phần thi kết thúc môn học
chuyên sâu của các em, kiểm tra chất lượng đẳng cấp 3, 2 cho sinh viên đạt kết quả nhất định.
Do đặc thù giảng dạy và học tập của nhà trường, hầu hết các em có năng khiếu thể thao nên rất
linh hoạt trong học tập cách thức giảng dạy của giảng viên các môn chuyên sâu và không chuyên
sâu cho hoạt động tập luyện thể thao và chủ động, sáng tạo trong cách thức tập luyện các bài tập
thể chất phù hợp với lượng vận động của cá nhân. Chính vì vậy, kết quả thi đấu trong các giải thi
đấu thể thao như giải Báo Hà Nội mới, giải thể thao các trường đại học cao đẳng, sư phạm miền
Bắc, … nhiều năm gần đây sinh viên nhà trường ngày càng có thành tích cao, đạt giải huy
chương Vàng, Bạc, đồng ở tất cả các nội dung. Thành tích toàn đoàn thể thao nhà trường ln
dẫn đầu… Qua đó cũng cho thấy năng lực nghiệp vụ sư phạm trong cách thức hướng dẫn, huấn
luyện thể thao của đội ngũ giảng viên nhà trường.
Không thể không kể đến hoạt động tự rèn luyện, tự tập luyện của sinh viên sau mỗi giờ lên
lớp. Thầy và trò cùng hịa đồng trong mơi trường thân thiện của thể thao. Từ đó, các em tiếp cận
tốt hơn với mơi trường thực tập tại trường phổ thông ở mỗi đợt thực tập, thu hút được tập thể học
sinh ở cơ sở thực tập tham gia vào hoạt động học tập trên lớp, xử lý hợp lý các tình huống nảy
sinh, giao tiếp thân thiện, tạo môi trường học tập tương tác giữa các lớp học, khóa học tại trường
thực tập.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
18
Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học
Rõ ràng điều này cho thấy nét đặc trưng trong phương pháp dạy và học đáp ứng yêu cầu phát
huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của sinh viên ở nhà trường ĐHSP
TDTT Hà Nội.
3. Năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên trong phương pháp giáo dục, rèn
luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa và tổ chức các hoạt động giáo dục sinh viên
Cơng tác ngoại khóa, Cơng tác tổ chức thi đấu sư phạm và thi đấu đối ngoại là nội dung chủ
yếu được thực hiện ở các bộ mơn chun ngành. Từ những hoạt động đó vừa tạo điều kiện để
cho các em phát huy năng lực, sở trường của mình, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhà
trường phổ thông vừa giúp các sinh viên có khả năng thu hút phát huy năng lực tập thể lớp tham
gia vào các hoạt động ngoại khóa, tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong đợt thực
tập sư phạm.
Mỗi thầy cô giáo và cán bộ nhà trường ln nêu cao tinh thần tích cực thực hiện lối sống mẫu
mực, tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, luôn là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.
Chính vì vậy, đa số SV có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Mỗi ngày qua đi, mỗi năm học tới, giảng viên nhà trường càng tiếp tục phát huy hơn nữa giáo
dục, rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa và tổ chức các hoạt động giáo dục sinh
viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên trong nhà trường.
4. Năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên trong việc đảm bảo năng lực phát
triển nghề nghiệp cho sinh viên
Năng lực này ở giảng viên được biểu hiện qua các hoạt động cụ thể:
Giảng viên tham gia hướng dẫn thực hành sư phạm, thực tập sư phạm có trách nhiệm cao, theo
dõi sát sao tình hình hoạt động của các em. Kết quả ở sinh viên được đánh giá cao, thiết thực và
phù hợp với năng lực thực tế ở các em. Điều đó khơng chỉ thể hiện năng lực nghiệp vụ của giảng
viên hướng dẫn đoàn thực tập mà hơn hết là của đội ngũ toàn thể giảng viên nhà trường tâm
huyết hết mình cho cơng tác giảng dạy, giáo dục sinh viên hình thành ở các em nhiều khía cạnh
nhận thức và kỹ năng của từng môn học, cả môn lý thuyết và thực hành, cả ở học sinh môn
chuyên sâu và không chuyên.
Các giảng viên đăng ký thi giảng và tích cực tham gia Công tác nghiên cứu khoa học - tự bồi
dưỡng. Nhà trường thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng với những quy định cụ thể và có kết
quả nhất định nâng cao trình độ chun mơn cũng như năng lực sư phạm cho giảng viên. Nhà
trường đã cử nhiều đồng chí cán bộ, giảng viên đi học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, bồi dưỡng
NVSP và đào tạo tập trung dài hạn.
Nhìn chung, cùng với xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ của nhà trường về mọi mặt,
vấn đề đảm bảo năng lực phát triển nghề nghiệp cho sinh viên ở đội ngũ giảng viên luôn gắn liền
với chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng như lòng yêu nghề và đam mê nghề nghiệp. Do đó
đây cần được coi là một trong những vấn đề trọng tâm của hoạt động RLNVSP giúp hình thành
năng lực phát triển nghề nghiệp cho sinh viên.
Những năm gần đây, đội ngũ giảng viên theo định hướng tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà
trường đã thể hiện rõ năng lực phát triển nghề nghiệp cho sinh viên. Cùng với điều đó là hàng
thế hệ sinh viên nhà trường sau khi học tập và tốt nghiệp tại trường đã đáp ứng nhu cầu của xã
hội về giáo viên giáo dục thể chất.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại về những điều kiện hỗ trợ như phòng tư vấn tâm lý học
đường định hướng phát triển nghề nghiệp, Hội nghị, diễn đàn về năng lực phát triển nghề nghiệp
sư phạm GDTC, tự hào nhà giáo thể dục….chưa đuợc phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, trong hoạt
động nâng cao năng lực NVSP của đội ngũ giảng viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội chưa thực sự
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
19
Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học
có quy định theo hệ thống riêng về lịch trình rèn luyện và nâng cao năng lực NVSP cho giảng
viên.
5. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
+ Nâng cao hứng thú rèn luyện nghiệpvụ sư phạm cho mỗi giảng viên nhà trường thông
qua phong trào thi giảng ở giảng viên trong phạm vi tồn trường.
* Mục đích biện pháp: Nâng cao hứng thú rèn luyện nghiệpvụ sư phạm cho mỗi giảng viên
tạo điều kiện cho quá trình tự rèn về năng lực nghiệp vụ sư phạm có hiệu quả, tự giác và chủ
động.
* Nội dung biện pháp
Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giảng viên nhà trường thông qua phong trào
thi giảng ở giảng viên là thể hiện tính tự giác cao trong giờ thi giảng: thể hiện từ khâu chuẩn bị
giờ thi giảng, phương pháp giảng dạy và phong cách của giảng viên. Giảng viên tích cực tìm
hiểu sâu về nội dung bài giảng, giá trị bài học của giờ giảng đối với sinh viên, thơng qua đó trau
dồi, hồn thiện nhân cách người thầy.
* Tổ chức thực hiện biện pháp
- Tổ chức hoạt động thi giảng trong năm học cho toàn bộ giảng viên nhà trường, trở thành
một yêu cầu không thể thiếu cho nhiệm vụ của một người giảng viên.
- Hỗ trợ điều kiện thuận lợi nhất về phương tiện giảng dạy.
- Quy chế về tích điểm thi đua theo kết quả đánh giá vừa khích lệ vừa là nhiệm vụ giảng dạy
của giảng viên.
+ Nâng cao kỹ năng dạy học cho giảng viên
* Mục đích biện pháp: Nâng cao kỹ năng dạy học cho giảng viên từ kiến thức bộ môn,
phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm sư phạm là yếu tố chủ yếu tạo nên năng lực dạy học của
giảng viên nhà trường
* Nội dung biện pháp:
Kỹ năng dạy học là khả năng của giáo viên thực hiện có kết quả hoạt động dạy học trên cơ sở
vận dụng những kiến thức vào việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể của quá trình dạy học. Để cải
thiện chất lượng đội ngũ, nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội
là một quá trình tổng thể, đề cập tới rất nhiều vấn đề: Kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm, tài
chính, phương tiện, thái độ, trách nhiệm, tổ chức, quản lý….Đặc biệt chú ý tới kỹ năng chế biến và
gia công tài liệu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng soạn giáo án, thi công bài giảng…
* Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Xây dựng và thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho giảng viên nhà trường một
cách có hệ thống
- Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho lực lượng giảng viên trong đảm bảo chất
lượng dạy học
- Phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của giảng viên trong quá trình rèn luyện và nâng cao
kỹ năng dạy học bằng những chính sách khen thưởng xứng đáng…
- Nâng cao chất lượng hiệu quả việc tự rèn luyện kỹ năng dạy học cho giảng viên thông qua
phong trào thi đua giảng viên giỏi hàng năm.
+ Nâng cao kỹ năng giáo dục sinh viên cho giảng viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội qua
mỗi giờ giảng
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
20
Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học
* Mục đích biện pháp: Nâng cao giá trị mỗi giờ lên lớp, giúp giảng viên luôn thực hiện song
song thực hiện kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục, trên cơ sở đó nâng cao năng lực nghiệp vụ
sư phạm cho giảng viên.
* Nội dung biện pháp:
Thực hiện tốt chức năng giảng dạy và có hiệu quả kỹ năng dạy học của mình, giáo viên giáo
dục thể chất ln có những phẩm chất và năng lực riêng như: Thế giới quan khoa học, có trình
độ chun mơn thể dục thể thao sâu, nghiệp vụ giảng dạy huấn luyện vững vàng, có trình độ văn
hóa chung rộng và phương pháp tư duy biện chứng. Đồng thời, cần phải có một số phẩm chất
tâm lý đặc trưng về trí tuệ, tình cảm nghề nghiệp và ý chí vượt khó, năng động quyết đốn.
Những đặc điểm đó liên quan mật thiết với nhau, tạo thành cấu trúc thống nhất với yêu cầu của
hoạt động sư phạm giáo dục thể chất.
* Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học và phong cách giao tiếp sư phạm gắn liền với bài
học về giá trị đạo đức, phẩm chất nhân cách cho sinh viên.
- Sử dụng tốt biện pháp nêu gương trong giáo dục ở những nội dung bài học có liên quan.
- Ln là tấm gương mẫu mực về nhân cách …
+ Nâng cao kỹ năng dự kiến và xử lý tình huống sư phạm trong hoạt động dạy học và
giáo dục.
* Mục đích biện pháp: Nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm trong xử lý tình huống
sư phạm, thể hiện khả năng linh hoạt, yếu tố văn hóa sư phạm cũng như kinh nghiệm nhà giáo.
* Nội dung biện pháp:
Tình huống sư phạm chỉ được giải quyết khi vấn đề của công tác giáo dục học sinh - tức vấn
đề sư phạm trong tình huống được chủ thể phát hiện, chấp nhận và giải quyết trong những điều
kiện nhất định. Để giải quyết tình huống có vấn đề đó, giảng viên phải tiến hành một q trình tư
duy sư phạm có tính logic, khoa học và nghệ thuật cao. Giải quyết tình huống sư phạm bao giờ
cũng tuân thủ theo ba bước, đó là:
Nhận định tình huống: Là chỉ ra mâu thuẫn nảy sinh của tình huống là gì.
Giải quyết tình huống: Cần chỉ ra mục đích, nội dung và cách thức tiến hành giải quyết tình
huống sư phạm.
Kết luận sư phạm: chỉ ra ưu, nhược điểm của việc giải quyết tình huống trên và kinh nghiệm
rút ra của bản thân từ tình huống đó.
* Tổ chức thực hiện biện pháp
- Giảng viên vận dụng thuần thục các quy luật của dạy học và giáo dục, quy luật tâm lý lứa
tuổi, đặc điểm tâm lý sinh viên, những con đường và phương tiện giáo dục phù hợp tình huống.
- Giảng viên linh hoạt đưa ra giải pháp phù hợp, biến thế bị động thành thế chủ động trong
tình huống sư phạm.
- Giảng viên vận dụng linh hoạt các quy tắc ứng xử một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với
đối tượng như một nghệ thuật (nghệ thuật sư phạm).
- Giảng viên phải bình tĩnh, sáng suốt, có khả năng phân tích, tổng hợp nhanh nhạy, sâu sắc
để ứng xử giải quyết vấn đề một cách khách quan, minh bạch và có hiệu quả giáo dục.
Các biện pháp này đều phải được triển khai, ứng dụng đồng thời vào quá trình tổ chức, quản
lý các hoạt động nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục Đào tạo – Yêu cầu về năng lực sư phạm của người học sau khi tốt nghiệp.
2014
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
21
Lý luận Giáo dục thể chất và Thể thao trường học
2. Nguyễn Đình Bình (2002), Năng lực sư phạm và đánh giá năng lực sư phạm, Tài liệu Hội
thảo nâng cao năng lực sư phạm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
3. Đào Ngọc Dũng (2004), Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực nghiệp vụ, kỹ năng chuyên
môn cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ, mã số B2004- 74- 09, Hà Tây.
4. Th.S Vũ Thanh Hiền (chủ nhiệm), TS. Nguyễn Thu Nga; Th.s. Ngô Thanh Huyền; Th.S Hà
Thị Kim Oanh. Xây dựng một số biện pháp định hướng giá trị nghề nghiệp cho sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Đề tài khoa học cấp cơ sở Trường ĐHSP TDTT Hà
Nội. 2021.
5. Lê Đức Ngọc, 2005, “Giáo dục đại học - Phương pháp dạy và học”, NXB ĐH QG Hà Nội.
6. Hà Thị Kim Oanh. Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, 2014. Xây
dựng một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng soạn giáo án theo chương trình mơn học thể dục
tại các trường THPT cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.
7. Hà Thị Kim Oanh. Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở trường ĐHSP TDTT Hà Nội, 2016. Xây
dựng biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
22