Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lựa chọn bài tập nhằm phát triển tốc độ cự ly chạy 200m cho nữ đội tuyển điền kinh trường trung học phố thông Thanh Miện 1 – huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.35 KB, 6 trang )

Giáo dục thể chất và thể thao trường học

LỰA CHỌN BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TỐC ĐỘ CỰ
LY CHẠY 200M CHO NỮ ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG THANH MIỆN 1 –
HUYỆN THANH MIỆN – TỈNH HẢI DƯƠNG
TS. Phùng Xuân Dũng, ThS Phạm Phi Điệp, CN. Phạm Minh Nghĩa
Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội
Tóm tắt: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như thông qua các phương pháp nghiên cứu
thường quy chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển tốc độ cho nữ vận
động viên chạy cự ly 200m của nhà trường. Thông qua nghiên cứu đã lựa chọn được 13 bài tập phát
triển tốc độ nâng cao thành tích chạy cự ly 200m cho nữ vận động viên đội tuyển điền kinh trường
Trung học phổ thông Thanh Miện 1, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Từ khóa: Bài tập, tốc độ, cự ly 200m, nữ học sinh đội tuyển điền kinh, Trường THPT Thanh
Miện 1.
Abstract: Based on theory and practice, as well as through routine research methods, we
conduct an assessment of the current situation of using speed development exercises for female
200m runners of the school. Through the research, 13 exercises have been selected to develop
speed to improve 200m running performance for female athletes of the track and field team at
Thanh Mien 1 High School, Thanh Mien District, Hai Duong Province.
Keywords: Exercise, speed, distance 200m, female students of athletics team, Thanh Mien 1
High School.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong huấn luyện chạy cự ly 200m cho học sinh đội tuyển điền kinh Trường Trung học phổ
thông (THPT) Thanh Miện 1 chúng tơi nhận thấy thành tích chạy 200m phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, trong đó tốc độ đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên qua quan sát thực tiễn công tác
huấn luyện đội tuyển điền kinh của nhà trường chúng tôi nhận thấy về tốc độ của các em học sinh
còn hạn chế, việc sử dụng các bài tập phát triển tốc độ được tiến hành chưa đồng bộ, khoa học và
chưa được kiểm nghiệm đánh giá cho nên tính hiệu quả đạt được còn chưa cao. Xuất phát từ lý
do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập phát triển tốc độ cự ly chạy 200m


cho nữ học sinh đội tuyển điền kinh Trường THPT Thanh Miện 1, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp tài
liệu, phỏng vấn tọa đàm, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Lựa chọn bài tập phát triển phát triển tốc độ nâng cao thành tích chạy cự 200m cho
nữ VĐV đội tuyển điền kinh trường THPT Thanh Miện 1
2.1.1. Lựa chọn bài tập phát triển tốc độ nâng cao thành tích chạy cự 200m cho nữ VĐV
đội tuyển điền kinh trường THPT Thanh Miện 1

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

172


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

- Các nguyên tắc lựa chọn bài tập
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các bài tập phù hợp
với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, qua những cơ sở lý luận và
thực tiễn chúng tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau:
+ Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển tố chất tốc độ
trong chạy cự ly 200m cho nữ học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Thanh Miện 1.
+ Nguyên tắc 2: Các bài tập phải phù hợp với đối tượng tập luyện (về tâm sinh lý, trình độ,
điều kiện tập luyện).
+ Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần
thiết với đối tượng nghiên cứu.
+ Nguyên tắc 4: Các bài tập phải đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho người tập.
+ Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và

phương pháp huấn luyện trong huấn luyện Điền Kinh hiện đại.
Qua nghiên cứu tài liệu, cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài đã
tổng hợp được hệ thống gồm 20 bài tập thường được sử dụng trong huấn luyện phát triển tố chất
tốc độ chạy cự lý 200m, tiếp theo chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 chuyên gia, giáo viên, huấn
luyện có nhiều kinh nghiệm chuyên môn để lựa chọn các bài tập áp dụng cho đối tượng nghiên
cứu, kết quả được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn mức độ sử dụng các bài tập phát triển tốc độ trong chạy 200m
cho nữ đội tuyên Điền kinh trường THPT Thanh Miện 1
Kết quả trả lời
phỏng vấn (n=20)
TT
Nội dung bài tập
Đồng ý
Không đồng ý
n

%

n

19

95

1

4

20


16

3

Bài tập chạy 60- 80m tốc độ cao thực
hiện 2 tổ nghỉ giữa tổ 12’, nghỉ giữa các
lần 5-8’

19

95

1

4

Bài tập chạy biến tốc độ l00m nhanh, l00m
chậm

5

25

15

5

Bài tập đạp sau nhanh 60m thực hiện 5 lần
nghỉ giữa các lần 3-4’


2

10

18

90

6

Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ 10’ có
tín hiệu chạy nhanh 20-25m thực hiện
10 lần nghỉ giữa các lần 2-3’

18

90

2

10

7

Bài tập chạy lặp lại 2 ( 150 + 200 +
150m ) nghỉ 5’- 5’ và nghỉ giữa tổ 10’

15

75


5

8

Bài tập đứng lên ngồi xuống cõng người.

1

5

19

1
2

Bài tập chạy tốc độ cao 30m thực hiện 5
lần nghỉ giữa các lần 5’
Bài tập nhảy 3 bước không đà thực hiện 5
lần x 2 tổ nghỉ giữa tổ 3’

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

%
5
80

5

75


25
95

173


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

9

Bài tập với tín hiệu: khi nghe tín hiệu
người tập chạy nhanh 8-10m sau đó
chạy chậm chờ tín hiệu thực hiện lần
tiếp theo. Thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 10-15
lần nghỉ giữa tổ 5’

17

85

3

15

10

Bài tập với người chạy nhanh hơn 150m
thực hiện 3 - 4 lần nghỉ giữa 5 - 6’


18

90

2

10

11

Bài tập gánh tạ đạp sau 60m thực hiện 5
lần nghỉ giữa 3’

6

30

14

70

18

90

2

10

5


25

15

75

17

85

3

15
65

12

13
14

Trò chơi vận động: Lượt lên chạy lò cò
1 chân, lượt về chạy nhanh. Thực hiện 2
tổ nghỉ giữa 8-10’ cự ly 30-35m
Bài tập lò cò 60m thực hiện 5 lần nghỉ
giữa 3-4’
Chạy 120m XPC thực hiện 3 lần x 2 tổ
nghỉ giữa các lần 5’ giữa các tổ 15’

15


Bài tập chạy lặp lại cảm giác tốc độ 5 x
200m nghỉ giữa 5-6’

7

35

13

16

Bài tập chạy đạp sau tay vịn hàng rào
với tần số tối đa 8-10’ thực hiện 4-5 lần
nghỉ giữa 5’

18

90

2

17

Bài tập chạy lặp lại cảm giác tốc độ, 5 x
100m nghỉ giữa 5-6’

19

95


1

18

Bài tập chạy tốc độ cao 2 x (60 + 80 + 80
+ 60m) nghỉ 3’ – 5’ -5’ và nghỉ giữa tổ
12’

100

100

0

19

Bài tập chạy lặp lại 2 (80 + 60 + 80m)
nghỉ giữa 3 -3 và nghỉ giữa tổ 8’

17

85

3

10
5

0


15

Bài tập chạy lặp lại 2 (100+120+150)
19
95
1
5
nghỉ giữa 5’-5 và nghỉ giữa tổ 12’
Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy, có 13/20 bài tập mà đề tài đưa ra đều được các ý kiến
đồng ý lựa chọn với tỷ lệ chiếm từ 75.00% trở lên. Như vậy, qua khảo sát thực tiễn dưới hình
thức phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 13 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát
triển về tốc độ trong chạy 200m cho đối tượng nghiên cứu (được in đậm tại bảng 1).
2.1.2. Xác định test đánh giá năng lực tốc độ cự ly 200m cho nữ VĐV đội tuyển điền kinh
trường THPT Thanh Miện 1
Để giúp chúng tôi đánh giá được hiệu quả các bài tập nâng cao năng lực tốc độ cho VĐV nữ
chạy 200m đội tuyển Điền kinh trường THPT Thanh Miện 1, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương. Qua tham khảo các tài chuyên môn và tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học và
thông qua phiếu phỏng vấn các chuyên gia, các HLV có trình độ (20 giáo viên, HLV), chúng tôi
xác định các test để đánh giá năng lực tốc độ trong chạy 200m cho đối tượng nghiên cứu gồm:
- Chạy 100m xuất phát thấp (s): đánh giá khả năng sức nhanh và mức độ hoàn thiện kỹ thuật.
20

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

174


Giáo dục thể chất và thể thao trường học


- Chạy 150m xuất phát cao (s): đánh giá khả năng sức bền tốc độ
- Chạy 200m xuất phát thấp (s): đánh giá sự ảnh hưởng của bài tập tốc độ với thành tích chạy
200m.
2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển tốc độ trong chạy 200m nữ đội
tuyên Điền kinh trường THPT Thanh Miện 1
2.2.1.Tổ chức thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 12 nữ học sinh đội tuyển
điền kinh trường THPT Thanh Miện 1, Hải Dương. Số đối tượng này được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 6 nữ học sinh, nhóm này được tập luyện theo giáo án với việc
ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trong quá trình huấn luyện chạy cự ly 200m mà đề tài đã xây
dựng.
+ Nhóm đối chứng: Bao gồm 6 nữ học sinh, nhóm này được tập luyện theo kế hoạch, giáo án
và các bài tập cũ của trường THPT Thanh Miện 1, Hải Dương xây dựng.
- Tồn bộ q trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 3 tháng, với thời gian 2
buổi/tuần vào tiết 7,8 chiều thứ 3 và 5.
2.2.2. Kết quả thực nghiệm
Trước thực nghiệm, tiến hành kiểm tra các test đã lựa chọn để đánh giá so sánh mức độ giữa 2
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra trước thực nghệm (n = 12)
Kết quả kiểm tra ( x   )
TT

Test

Nhóm TN

Nhóm ĐC

(n = 6)


( n = 6)

t

P

1

Chạy 100m XPT (s)

13.97  0.4

13.95 0.3

0.250

>0.05

2

Chạy 150m XPC (s)

24.26 0.9

24.280.6

0.625

>0.05


3

Chạy 200m XPT (s)
>0.05
0.543
31.04 1.0
31.020.8
Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy kết quả kiểm tra ở hầu hết các test lựa chọn giữa 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng khơng có khác biệt, với ttính < tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất P
> 0.05. Điều đó chứng tỏ trước khi thực nghiệm, trình độ sức bền tốc độ của 2 nhóm tương đối
đồng đều nhau.
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Sau 3 tháng thực nghiệm vào thời điểm kết thúc giai đoạn huấn luyện, đề tài tiến hành kiểm
tra đánh giá trình độ về tốc độ của 2 nhóm bằng các test và các chỉ số đã chọn. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (n=12)
Kết quả kiểm tra ( x   )
TT
Test
t
P
Nhóm TN
Nhóm ĐC
(n = 6)
( n = 6)
1 Chạy 100m XPT (s)
2.499 <0.05
13.61  0.2
13.88 0.4
2


Chạy 150m XPC (s)

23.82 0.5

24.060.3

2.652

<0.05

3

Chạy 200m XPT (s)

30.36 1.0

30.840.6

2.456

<0.05

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

175


Giáo dục thể chất và thể thao trường học


Từ bảng 3 cho thấy: Các nội dung kiểm tra đánh giá năng lực tốc độ trong chạy 200m của 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có khác biệt rõ với ttính đều > tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất
P < 0.05. Việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện cũng như hệ thống các bài tập mà đề tài lựa
chọn đã có hiệu quả rõ trong phát triển tốc độ để nâng cao thành tích trong q trình huấn luyện
chạy cự ly 200m cho nữ học sinh đội tuyển Điền kinh trường THPT Thanh Miện 1, Hải Dương.
Để làm rõ hơn hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển tốc độ trong chạy 200m cho
đối tượng nghiên cứu, đề tài tiếp tục so sánh tự đối chiếu kết quả kiểm tra trước và sau thực
nghiệm đồng thời đánh giá nhịp tăng trưởng của hai nhóm. Kết quả được trình bày tại các bảng
4, bảng 5 và bảng 6.
Bảng 4. Kết quả so sánh tự đối chiếu về năng lực tốc độ trong chạy 200m của nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm sư phạm (n= 12)
Nhóm ĐC (n = 6)
Nhóm TN (n = 6)
TT
Test
t
t
P
Trước TN
Sau TN
Trước TN
Sau TN
1 Chạy 100m XPT (s) 13.95 0.3 13.88 0.4 1.06 13.97  0.4 13.61  0.2 2.48 <0.05
2

Chạy 150m XPC (s)

24.280.6

24.060.3


1.15

24.26 0.9

23.82 0.5

2.29

<0.05

3

Chạy 200m XPT (s)

31.020.8

30.840.6

1.26

31.04 1.0

30.36 1.0

2.36

<0.05

Bảng 5. Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá tốc độ trong chạy 200m của nhóm thực

nghiệm
Kết quả kiểm tra qua các giai đoạn Nhịp độ tăng trưởng
(W%)
Test
thực nghiệm ( x )
Trước TN
Kết thúc TN
W

TT
1

Chạy 100m XPT (s)

13.97  0.4

13.61  0.2

5.03

2

Chạy 150m XPC (s)

24.26 0.9

23.82 0.5

5.41


3

Chạy 200m XPT (s)

31.04 1.0

30.36 1.0

3.49

Bảng 6. Nhịp độ tăng trưởng các test đánh giá tốc độ trong chạy 200m của nhóm đối
chứng
Kết quả kiểm tra qua các giai
Nhịp độ tăng
trưởng (W%)
TT
Test
đoạn thực nghiệm ( x )
Trước TN
Kết thúc TN
W
1
Chạy 100m XPT (s)
13.95 0.3
13.88 0.4
1. 17
2

Chạy 150m XPC (s)


24.280.6

24.060.3

1.56

3

Chạy 200m XPT (s)

31.020.8

30.840.6

1.20

Qua các bảng 4 đến bảng 6 cho thấy, khi dùng phương pháp tự đối chiếu so sánh với các nội
dung kiểm tra đánh giá trình độ về tốc độ trong chạy cự ly 200m cho nữ học sinh đội tuyển Điền
kinh trường trường THPT Thanh Miện 1, Hải Dương sau thực nghiệm 03 tháng của 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng thấy, ở nhóm thực nghiệm đã có khác biệt rõ với ttính đều > tbảng = 2.101 ở
ngưỡng xác suất P < 0.05, cịn nhóm đối chứng khơng có sự khác biệt với ttính < tbảng = 2.101 ở
ngưỡng xác suất P > 0.05. Mặt khác về nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cũng lớn hơn so
với nhóm đối chứng.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

176


Giáo dục thể chất và thể thao trường học


3. KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 13 bài tập chuyên môn nhằm phát triển tố
chất tốc độ trong chạy cự ly 200m cho nữ học sinh đội tuyển Điền kinh trường trường THPT
Thanh Miện 1, Hải Dương
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm với thời gian 03 tháng, đề tài đã xác định được hiệu quả
rõ rệt của hệ thống các bài tập đã lựa chọn trong việc nâng cao năng lực tốc độ trong chạy cự ly
200m cho nữ học sinh đội tuyển Điền kinh trường trường THPT Thanh Miện 1, Hải Dương, thể
hiện ở sự khác biệt về các test kiểm tra (ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05) .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Khắc Học (2007), Giáo trình Điền kinh, NXB TDTT Hà Nội.
2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2017), Giáo trình sinh lý TDT, Nxb TDTT Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Phúc (2012), Các bài tập phát triển thể lực, Nxb TDTT Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Sinh (2012), Giáo trình NCKH, NXB TDTT Hà Nội
5. Nguyễn Tốn, Phạm Danh Tốn (2017), “Lý luận và phương pháp thể thao”, Nxb TDTT.
Nguồn bài báo: Trích từ đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2017 của Phạm Minh Nghĩa “Lựa
chọn một số bài tập nhằm phát triển tốc độ trong chạy 200m cho nữ đội tuyển điền kinh trường
Trung học phổ thông Thanh Miện 1, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”, Trường ĐHSP TDTT
Hà Nội.

Ảnh minh họa

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

177



×