Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.96 KB, 7 trang )

Giáo dục thể chất và thể thao trường học

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA NAM SINH
VIÊN K15 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
1PGS.TS

Nguyễn Danh Hồng Việt, 2ThS. Nguyễn Tồn Chung
1Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, 2Đại học Hùng Vương – Phú Thọ
Tóm tắt: Bằng các phương pháp thường quy đánh giá được thực trạng thể chất nam sinh viên
K15 trường Đại học Hùng Vương. Thông qua các chỉ số, test kiểm tra thể chất nam sinh viên
K15 cho thấy thực trạng thể chất có thành tích đồng đều, một số chỉ số, test có mức phân tán lớn
hơn mức quy định, tuy nhiên không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, so sánh
thành tích kiểm tra giữa nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương với quy định tiêu
chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam và trung bình
cùng lứa tuổi cho thấycó sự ngang bằng và một số chỉ số, test cịn có sự vượt trội về thành tích.
Từ khóa: Thể chất, nam sinh viên, Đại học Hùng Vương...
Abstract: By routine methods to assess the physical condition of K15 male students at Hung
Vuong University. Through the indicators, the male student K15 physical examination test
showed that the physical condition of male student K15 showed that the physical condition was
uniform, some indicators, the test had a greater dispersion than the prescribed level, but did not
show any difference. statistically significant difference. At the same time, comparing the test
results between K15 male students of Hung Vuong University with the regulations on physical
fitness standards of the Ministry of Education and Training, Vietnamese physical standards and
the average of the same age group, showed that parity and some indicators, test also has
superiority in performance.
Keywords: Physical fitness, male students, Hung Vuong University...

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất đóng vai trị quan trọng trong phát triển thể chất của học sinh, sinh viên, là
một trong những nội dung kết hợp với các mặt giáo dục khác góp phần hồn thiện đức, trí, thể,
mĩ hướng đến thực hiện mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện của Đảng và


Nhà nước đề ra.
Trường Đại học Hùng Vương rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất và phát triển thể
chất cho sinh viên nhà trường, luôn tạo điều kiện cho sinh viên tham gia học tập và tập luyện
TDTT nội khóa ngoại khóa. Tuy nhiên việc tiến hành kiểm tra đánh giá thể chất của sinh viên
nhà trường chưa được tổ chức thường xuyên, định kỳ. Do vậy, nên không đánh giá và so sánh
được mức độ thể chất của sinh viên nhà trường với các tiêu chuẩn quy định chung về thể lực, thể
chất. Đây cũng là một trong những mặt còn hạn chế cần được nghiên cứu và đánh giá. Với tính
cấp thiết trên, luận án tiến hành nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh viên
K15 trường Đại học Hùng Vương.
Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích và tổng
hợp tài liệu; phỏng vấn; kiểm tra sư phạm, Phương pháp kiểm tra y học; Toán học thống kê...
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Tổ chức đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương.
Về đối tượng đánh giá: thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương.
Về số lượng khách thể nghiên cứu: 20 nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

266


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

Về nội dung đánh giá: 14 chỉ số, test đã lựa chọn thông qua phỏng vấn, xác định mối tương
quan, kiểm định độ tin cậy gồm: Sức mạnh: Lực bóp tay thuận (kg), Bật xa tại chỗ (cm); Sức
nhanh: Chạy 30m XPC (s); Sức bền: Chạy Cooper 12 phút (m); Mềm dẻo: Dẻo gập thân (cm);
Khả năng PHVĐ: Chạy con thoi 4 x 10m (s); Hình thái: Chiều cao đứng (cm), Cân nặng (kg),
Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2); Chức năng: Công năng tim, Dung tích sống (ml), Phản xạ đơn
(ms), Phản xạ phức (ms), V02max (ml/kg/ph).
Các thức đánh giá: đánh giá các giá trị trung bình cộng ( x ), độ lệch chuẩn (), giá trị lớn
nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), độ biến thiên Cv (%). Đồng thời, so sánh thành tích kiểm tra

giữa nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương với các quy định tiêu chuẩn thể lực của Bộ
Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 53/2008 Bộ GD&ĐT, Tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể
chất người Việt Nam và trung bình cùng lứa tuổi các chỉ số chức năng của người Việt Nam.
2.2. Đánh giá thực trạng thể chất nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương
Kết quả kiểm tra đánh giá và so sánh thể chất nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng
Vương được trình bày tại bảng 1 và biểu đồ 1:

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

267


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

Bảng 1. Kết quả đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh viên K15 trường đại học Hùng Vương (n=20)
So sánh
Quyết định 53/2008 Bộ Tiêu chuẩn thể chất người Trung bình cùng lứa tuổi
Tham số
GD&ĐT (18 tuổi) [1]
Việt Nam (18 tuổi) [4], [5]
[2], [3]
TT
Chỉ số, test
Thành Chênh
Thành Chênh
Thành Chênh
x ±
Min Max Cv (%)
Đánh giá
Đánh giá

Đánh giá
tích
lệch
tích
lệch
tích
lệch
Ngang
40.7
1 Lực bóp tay thuận (kg)
40.29 ± 2.96 34.23 45.21 7.36 ≥ 40,7 -0.41
-6.91 Kém hơn
bằng
47.2
2 Bật xa tại chỗ (cm)
231.10 ± 14.78 206 258 6.40 ≥ 205 26.10 Tốt hơn 208-228 3.10 Tốt hơn
4.46Ngang
3 Chạy 30m XPC (s)
5.23 ± 0.41 4.52 5.91 7.88 ≤ 5,80 -0.57
Tốt hơn
0.77
5.51
bằng
Chạy Cooper 12 phút
20004
2725.40 ± 295.15 2145 3221 10.83
325.40 Tốt hơn
(m)
2400
5 Dẻo gập thân (cm)

18.23 ± 1.63
16
21.1 8.93
10 - 16 8.23 Tốt hơn
Chạy con thoi 4 x 10m
10.02 6
12.86 ± 0.62 11.35 13.73 4.82 ≤ 12,50 0.36 Kém hơn
2.84 Kém hơn
(s)
11.10
162 Ngang
7 Chiều cao đứng (cm)
165.75 ± 4.19
161 175 2.53
3.75
168
bằng
50.2 8 Cân nặng (kg)
63.78 ± 5.29 53.1 72.5 8.30
7.78 Tốt hơn
56.0
Chỉ số khối cơ thể
9
19.22 ± 1.25 16.49 21.08 6.51
BMI (kg/m2)
10 Công năng tim
10.44 ± 0.47 9.53 11.21 4.51
6 – 10 0.44 Kém hơn
11 Dung tích sống (ml)
3892.87 ± 225.31 3394.5 4215.7 5.79

3400 492.87 Tốt hơn
12 Phản xạ đơn (ms)
236.72 ± 14.10 201.87 256.84 5.96
200
36.72 Tốt hơn
13 Phản xạ phức (ms)
347.26 ± 20.24 307.84 369.36 5.83
360 -12.74 Kém hơn
Ngang
14 V02max (ml/kg/ph)
47.17 ± 4.88 39.35 56.26 10.34
39 – 48 -0.38
bằng
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

268


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

250

3892.87

4000

250
231.1

231.1

228
3400

3500

205

200

200

3000
2725.4

165.75168

2500

150

150

2400

2000
100

100

1500

63.78
56

50

50

40.29 40.7

47.2
40.29

5.23

500

18.23 16

12.86 12.5

5.8

Lực bóp tay thuận Bật xa tại chỗ (cm)
(kg)
K15-ĐHHV

Chạy 30m XPC (s)

5.235.51


Tiêu chuẩn thể lực - QĐ53

Chạy con thoi 4 x
10m (s)

347.26360

236.72200

12.8611.1

47.17 48

10.44 10

0

0

1000

0
Lực bóp tay Bật xa tại
thuận (kg) chỗ (cm)

Chạy 30m
XPC (s)

Dẻo gập
thân (cm)


K15-ĐHHV

Chạy con
thoi 4 x
10m (s)

TCNVN

Chiều cao Cân nặng
đứng (cm)
(kg)

Chạy Cooper
12 phút (m)

Cơng năng
tim

K15-ĐHHV

Dung tích
sống (ml)

Phản xạ đơn Phản xạ phức V02max
(ms)
(ms)
(ml/kg/ph)

Người cùng lứa tuổi


So sánh thể chất giữa nam sinh viên K15
So sánh thể chất giữa nam sinh viên K15
So sánh thể chất giữa nam sinh viên K15
với Tiêu chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục-Đào
với Tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam
với người cùng lứa tuổi
tạo tại Quyết định 53
Biểu đồ 1. So sánh thực trạng thể chất của nam sinh viên K15 trường đại học Hùng Vương

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

269


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

Qua bảng 1 cho thấy:
- Kết quả đánh giá sức mạnh:
Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình là 40.29±2.96, giá trị thấp nhất là 34.23kg, giá trị
lớn nhất là 45.21kg, hệ số biến thiên Cv% là 7.36%; Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình là
231.1±14.78, giá trị thấp nhất là 206 cm, giá trị nhất là 258cm, hệ số biến thiên Cv% là 6.40%.
Cả hai test đều có hệ số biến thiên <10%, cho thấy kết quả kiểm tra có tính tập trung và đồng
đều.
So sánh Lực bóp tay thuận (kg) giữa nam sinh viên K15 với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của
Quyết định 53 của Bộ Giáo dục có thành tích gần ngang bằng, kém hơn khoảng 0.41kg (kém hơn
không đáng kể ) so với mức trung bình là ≥ 40,7kg; So sánh với tiêu chuẩn thể chất người Việt
Nam, có thành tích kém hơn 6.91kg so với mức trung bình là 40.7-47.2kg.
So sánh Bật xa tại chỗ (cm) giữa nam sinh viên K15 với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của
Quyết định 53 của Bộ Giáo dục có thành tích tốt hơn khoảng 26.10cm so với mức trung bình là ≥

205cm; So sánh với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam, có thành tích tốt hơn khoảng 3.10cm so
với mức trung bình là 208-228cm.
- Kết quả đánh giá sức nhanh:
Chạy 30m XPC(s) có có giá trị trung bình là 5.23±0.41, giá trị thấp nhất là 4.52s, giá trị lớn nhất là
5.91s, hệ số biến thiên Cv% là 7.88% <10%, cho thấy kết quả kiểm tra có tính tập trung và đồng đều.
So sánh giữa nam sinh viên K15 với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Quyết định 53 của Bộ
Giáo dục có thành tích tốt hơn 0.57s so với mức trung bình là ≤ 5,80; So sánh với tiêu chuẩn thể
chất người Việt Nam, có thành tích ngang bằng so với mức trung bình là 4.46-5.51s.
- Kết quả đánh giá sức bền:
Chạy Cooper 12 phút (m) có giá trị trung bình là 2725.40±295.15, giá trị thấp nhất là 2145m,
giá trị lớn nhất là 3221m, hệ số biến thiên Cv% là 10.83% >10%, cho thấy kết quả kiểm tra có sự
phân tán, khơng đồng đều.
So sánh giữa nam sinh viên K15 chỉ số trung bình cùng lứa tuổi có thành tích tốt hơn khoảng
325.4m so với mức trung bình là 2000-2400m.
- Kết quả đánh giá mềm dẻo:
Dẻo gập thân (cm) có giá trị trung bình là 18.23±1.63, giá trị thấp nhất là 16cm, giá trị lớn
nhất là 21.1cm, hệ số biến thiên Cv% là 8.93% <10%, cho thấy kết quả kiểm tra có tính tập trung
và đồng đều. So sánh với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam, có thành tích tốt hơn 8.23cm so
với mức trung bình là 10 – 16cm.
- Kết quả đánh giá khả năng phối hợp vận động:
Chạy con thoi 4 x 10m (s) có giá trị trung bình là 12.86±0.62, giá trị thấp nhất là 11.35s, giá
trị lớn nhất là 13.73s, hệ số biến thiên Cv% là 4.82% <10%, cho thấy kết quả kiểm tra có tính tập
trung và đồng đều.
So sánh giữa nam sinh viên K15 với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Quyết định 53 của Bộ
Giáo dục có thành tích kém hơn 0.36s so với mức trung bình là ≤ 12,50; So sánh với tiêu chuẩn
thể chất người Việt Nam, có thành tích kém hơn 2.84s so với mức trung bình là 10.02 - 11.10s.
- Kết quả đánh giá hình thái:
Chiều cao đứng (cm) có giá trị trung bình là 165.75±4.19, giá trị thấp nhất là 161cm, giá trị
lớn nhất là 175cm, hệ số biến thiên Cv% là 2.53% <10%; Cân nặng (kg) có giá trị trung bình là
63.78±5.29, giá trị thấp nhất là 53.1kg, giá trị lớn nhất là 72.5kg, hệ số biến thiên Cv% là

8.30%<10%; Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) có giá trị trung bình là 19.22±1.25, giá trị thấp
nhất là 16.49, giá trị lớn nhất là 21.08, hệ số biến thiên Cv% là 6.51%<10%.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

270


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

So sánh Chiều cao đứng (cm) giữa nam sinh viên K15 với tiêu chuẩn thể chất người Việt
Nam có chiều cao tương đương so với mức trung bình là 162 – 168cm;
So sánh Cân nặng (kg) giữa nam sinh viên K15 với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam có
cân nặng tốt hơn với mức trung bình là 50.2 - 56.0kg.
- Kết quả đánh giá chức năng:
Chỉ số Cơng năng tim có giá trị trung bình là 10.44±0.47, giá trị thấp nhất là 9.53, giá trị lớn
nhất là 11.21, hệ số biến thiên Cv% là 4.51% <10%; Chỉ số Dung tích sống (ml) có giá trị trung
bình là 3892.87±225.31, giá trị thấp nhất là 3394.5ml, giá trị lớn nhất là 4215.7ml, hệ số biến
thiên Cv% là 5.79% <10%; Chỉ số Phản xạ đơn (ms) giá trị trung bình là 236.72±14.10, giá trị
thấp nhất là 201.87ms, giá trị lớn nhất là 256.84ms, hệ số biến thiên Cv% là 5.96% <10%; Chỉ số
Phản xạ phức (ms) giá trị trung bình là 347.26±20.24, giá trị thấp nhất là 307.84ms, giá trị lớn
nhất là 369.36ms, hệ số biến thiên Cv% là 5.83% <10%; Chỉ số V02max (ml/kg/ph) có giá trị
trung bình là 47.17±4.88, giá trị thấp nhất là 39.35 (ml/kg/ph), giá trị lớn nhất là 56.26
(ml/kg/ph), hệ số biến thiên Cv% là 10.34% > 10%. Kết quả kiểm tra yếu tố chức năng có bốn
chỉ số Công năng tim, Dung tích sống (ml), Phản xạ đơn (ms), Phản xạ phức (ms) có hệ số biến
thiên <10%, cho thấy kết quả kiểm tra có tính tập trung và đồng đều. Tuy nhiên, cịn chỉ số
V02max (ml/kg/ph) có sự phân tán, không đồng đều thể hiện chỉ số Cv% > 10%.
So sánh Công năng tim giữa nam sinh viên K15 với trung bình cùng lứa tuổi có thành tích
kém hơn 0.44 so với mức trung bình là 6 – 10;
So sánh Dung tích sống (ml) giữa nam sinh viên K15 với trung bình cùng lứa tuổi có thành
tích Tốt hơn 492.87ml so với mức trung bình là 3400ml.

So sánh Phản xạ đơn (ms) giữa nam sinh viên K15 với trung bình cùng lứa tuổi có thành tích
Tốt hơn 36.72ms so với mức trung bình là 200ms.
So sánh Phản xạ phức (ms) giữa nam sinh viên K15 với trung bình cùng lứa tuổi có thành tích
kém hơn 12.74ms so với mức trung bình là 360ms.
So sánh V02max (ml/kg/ph) giữa nam sinh viên K15 với trung bình cùng lứa tuổi có thành
tích ngang bằng so với mức trung bình là 39 – 48ml/kg/ph.
3. KẾT LUẬN
Thực trạng thể chất nam sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương phần lớn tương đối đồng
đều 12/14 chỉ số, test có hệ biến thiên Cv<10%. Còn 02/14 chỉ số, test là Chạy tùy sức 12 phút
(m) và V02max (ml/kg/ph) có mức phân tán lớn hơn mức cho phép Cv>10%, tuy nhiên mức lớn
hơn không quá nhiều. So sánh với Quyết định 53/2008 Bộ GD&ĐT sinh viên K15 trường Đại
học Hùng Vương có 2 chỉ số, test tốt hơn là Bật xa tại chỗ (cm) và chạy 30m XPC (s); có 1 test
ngang bằng là Lực bóp tay thuận (kg); và 1 test Kém hơn là Chạy con thoi 4 x 10m (s); So sánh
với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam có 03 chỉ số, test tốt hơn là Bật xa tại chỗ (cm), Dẻo gập
thân (cm) và Cân nặng (kg); có 02 chỉ số, test Ngang bằng là Chạy 30m XPC (s) và Chiều cao
đứng (cm); có 2 test Kém hơn là Lực bóp tay thuận (kg) và Chạy con thoi 4 x 10m (s). So sánh
với Trung bình cùng lứa tuổi thì có 03 chỉ số, test có thành tích tốt hơn là Chạy Cooper 12 phút
(m), Dung tích sống (ml) và Phản xạ đơn (ms). Có 01 chỉ số ngang bằng là V02max (ml/kg/ph);
Có 02 chỉ số, test kém hơn là Công năng tim và Phản xạ phức (ms).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 19/8/2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh,
sinh viên.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

271


Giáo dục thể chất và thể thao trường học


2. Nguyễn Đăng Chiêu (2007), Giáo trình Y - Sinh học thể dục thể thao, Trường Đại học Thể
dục thể thao TP.HCM.
3. Lê Quý Phượng và cộng sự (2019), Giáo trình Y học thể thao, Chương trình đào tạo nghiên
cứu sinh, Viện Khoa học TDTT, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM
4. Viện Khoa học Thể dục thể thao (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20
tuổi (thời điểm 2001), NXB TDTT Hà Nội.
5. Viện Khoa học Thể dục thể thao (2011), Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60
tuổi đầu thế kỷ XXI, (tài liệu tham khảo dành cho đào tạo đại học và sau đại học thể dục thể
thao), NXB TDTT Hà Nội.
Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ luận án nghiên cứu của tác giả, với tên “Đánh giá sự
phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương - tỉnh Phú Thọ”.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

272



×