Tải bản đầy đủ (.docx) (264 trang)

Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 264 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

HỒ MINH MỘNG HÙNG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MỘT SỐ NỘI DUNG
VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI- 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

HỒ MINH MỘNG HÙNG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MỘT SỐ NỘI DUNG
VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số:
62 14 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Xuân Sinh

2. PGS.TS. Đặng Thị Hồng Nhung

HÀ NỘI- 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sô
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bô ở
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án.

Hồ Minh Mộng Hùng


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa.
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
Danh mục các đơn vị đo lường được sử dụng trong luận án.
Danh mục các biểu bảng trong luận án.
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ trong luận án.
Đặt vấn đề.
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thể chất ở Việt Nam.

1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất cho sinh
viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
1.1.2. Những khái niệm liên quan đến phát triển thể chất, giáo dục thể
chất và kỹ thuật bài tập thể chất.
1.2. Đặc điểm lứa tuổi và phương pháp phát triển tố chất thể lực
cho sinh viên đại học.
1.2.1. Đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi sinh viên 18- 22 tuổi.
1.2.2. Phương pháp phát triển tô chất thể lực cho SV đại học.
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các môn thể
thao dân tộc và Võ cổ truyền Việt Nam.
1.3.1. Thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, sau năm
1945.
1.3.2. Thời kỳ thông nhất đất nước, giai đoạn từ năm 1975- 1985.
1.3.3. Thời kỳ đổi mới đất nước, giai đoạn từ năm 1986- 1994.
1.3.4. Thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quôc tế, từ năm 1995 đến nay.
1.4. Khái quát về môn Võ cổ truyền Việt Nam.
1.4.1. Một sô khái niệm trong Võ cổ truyền Việt Nam.
1.4.2. Đặc điểm, phân loại, nội dung cơ bản về môn VCTVN.
1.5. Các công trình nghiên cứu Võ cổ truyền Việt Nam trong lĩnh
vực giáo dục thể chất và thể thao.
Kết luận chương 1.
Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.
2.1.1. Đôi tượng nghiên cứu.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu.

1
6
6

6
12
20
20
27
34
35
36
37
38
40
40
42
49
53
55
55
55
55


2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sinh cơ học
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh.
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2.2.7. Phương pháp toán học thông kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu.

2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
2.3.2. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham gia tập
luyện môn VCTVN trong giờ học thể thao tự chọn chính khóa
của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
3.1.1. Thực trạng về thực hiện chương trình chính khóa môn học
giáo dục thể chất và ngoại khóa cho sinh viên các trường
đại học vùng DHNTB.
3.1.2. Thực trạng về các yếu tô và các điều kiện đảm bảo cho
công tác GDTC ở các trường đại học vùng DHNTB
3.1.3. Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC và năng lực
thể chất của sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ.
3.1.4. Thực trạng về nhu cầu tham gia tập luyện môn võ cổ truyền
Việt Nam trong giờ học thể thao tự chọn của sinh viên các
trường đại học vùng DHNTB.
3.1.5. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham
gia tập luyện môn võ cổ truyền Việt Nam trong giờ học thể
thao tự chọn của sinh viên các trường đại học vùng
DHNTB.
3.2. Xác định nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính
khóa môn võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên các trường đại
học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nội dung quyền thuật
tay không từ VCTVN tập luyện chính khóa cho sinh viên
các trường đại học vùng DHNTB.
3.2.2. Kết quả lựa chọn nội dung quyền thuật tay không từ
VCTVN ứng dụng giảng dạy chính khóa cho sinh viên các


56
56
57
58
63
66
71
71
73
73
74
74
75

75
75
78
81

86

88

91

92


trường đại học vùng DHNTB.

3.2.3. Xây dựng nội dung, ứng dụng chương trình giảng dạy môn
VCTVN vào học phần tự chọn cho sinh viên các trường đại
học vùng DHNTB.
3.2.4. Bàn luận về nội dung quyền thuật tay không tập luyện
chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học
vùng DHNTB.
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung quyền thuật tay
không tập luyện chính khóa môn võ cổ truyền Việt Nam cho
sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
3.3.2. Hiệu quả tác động của nội dung quyền thuật tay không tập
luyện chính khóa môn VCTVN đôi với sinh viên đại học
về mặt thể chất.
3.3.3. Hiệu quả tác động của nội dung quyền thuật tay không tập
luyện chính khóa môn VCTVN đôi với sinh viên đại học
về mặt tinh thần (cảm nhận, hứng thú, thái độ).
3.3.4. Hiệu quả tác động của nội dung quyền thuật tay không tập
luyện chính khóa môn VCTVN đôi với sinh viên đại học
về mặt kỹ thuật.
3.3.5. Bàn luận về hiệu quả nội dung quyền thuật tay không tập
luyện chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường
đại học vùng DHNTB.
Kết luận chương 3.
Kết luận và kiến nghị
A. Kết luận
B. Kiến nghị.
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến
luận án.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BMI

-

Body Mass Index (chỉ sô khôi cơ thể)

BTTC

-

Bài tập thể chất

BK

-

Binh khí

DTS

-

Dung tích sông

DHNTB

-

Duyên hải Nam Trung Bộ


99

104
112

114
114

116

124

129

141
148
150
150
151


ĐC

-

Đôi chứng

ĐHĐN


-

Đại học Đà Nẵng

ĐHQN

-

Đại học Quảng Nam

ĐHPVĐ

-

Đại học Phạm Văn Đồng

ĐHQT

-

Đại học Quang Trung

ĐH.QN

-

Đại học Quy Nhơn

ĐHPY


-

Đại học Phú Yên

ĐHNT

-

Đại học Nha Trang

ĐHPT

-

Đại học Phan Thiết

HLV

-

Huấn luyện viên

HP

-

Học phần

LĐVTCTVN


-

Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

NXB

-

Nhà xuất bản

SM103

-

Simi Motion 103 (thiết bị đo xung lực)

SV

-

Sinh viên

GDTC

-

Giáo dục thể chất

GD và ĐT


-

Giáo dục và Đào tạo

GV

-

Giảng viên

TDTT

-

Thể dục thể thao

TN

-

Thực nghiệm

TK

-

Tay không

VCTVN


-

Võ cổ truyền Việt Nam

VĐV

-

Vận động viên

XPC

-

Xuất phát cao


DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN
cm
dm
m
mm
ms
mmH
g
g
kg
KG
s
sl

%

-

Centimét
Desimet
Mét
Milimet
Miligiây
Mililit Thủy ngân
Gram
Kilogram
Kilogram lực
Giây
Sô lần
Phần trăm


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10

3.11
3.12
3.13

3.14
3.15
3.16
3.17

Nội dung
Sô lượng đôi tượng thực nghiệm sư phạm.
Thực trạng thực hiện chương trình GDTC trong các trường
đại học vùng DHNTB (điều tra ở thời điểm 4/2014).
Kết quả khảo sát thực trạng về công tác TDTT ngoại khóa
cho sinh viên đại học vùng DHNTB (n= 92)
Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC tại
các trường đại học vùng DHNTB.
Kết quả điều tra về đội ngũ giảng viên TDTT ở các trường
đại học vùng DHNTB (n= 93)
Thực trạng kết quả học tập các học phần môn GDTC của SV
đại học vùng DHNTB năm học 2013- 2014 (n= 7839).
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB
năm 1 (độ tuổi 19) thời điểm năm học 2013- 2014.
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB
năm 2 (độ tuổi 20) thời điểm năm học 2013- 2014.
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB
năm 3 (độ tuổi 21) thời điểm năm học 2013- 2014.
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB

năm 4 (độ tuổi 22) thời điểm năm học 2013- 2014.
So sánh năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB
giữa các năm 1 đến 4 (19- 22 tuổi) thời điểm năm học
2013- 2014 (n= 2829)
Diễn biến năng lực thể chất của nam SV đại học vùng
DHNTB giữa các năm 1 đến 4 (lứa tuổi 19- 22) thời điểm
năm học 2013- 2014 (n= 1460).
Diễn biến năng lực thể chất của nữ SV đại học vùng
DHNTB giữa các năm 1 đến 4 (lứa tuổi 19- 22) (n= 1369).
Kết quả đánh giá nội dung kiểm tra từng nội dung theo tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên đại học vùng
DHNTB (n= 2829)
Kết quả khảo sát nhu cầu tham gia tập luyên VCTVN và các
môn thể thao trong giờ học GDTC chính khóa của sinh
viên ở các trường đại học vùng DHNTB (n= 979).
Sự hiểu biết về môn thể thao truyền thông Võ cổ truyền Việt
Nam của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Các hình thức hiểu biết môn VCTVN của SV đại học vùng
DHNTB.
Kết quả khảo sát về sự ưa chuộng xem thi đấu, biểu diễn

Trang
55
Sau 75
77
79
Sau 80
82
Sau 83
Sau 83

Sau 83
Sau 83
Sau 83

Sau 83
Sau 83
84

Sau 86
94
94
96


3.18
3.19
3.20
3.21

3.22

3.23
3.24
3.25

3.26
3.27
3.28
3.29
3.30

3.31
3.32

môn VCTVN của sinh viên các trường đại học vùng
DHNTB.
Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân ưa thích môn VCTVN
của sinh viên đại học vùng DHNTB.
Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân dẫn đến chưa ham thích
tập luyện và thi đấu môn VCTVN của SV các trường đại
học vùng DHNTB.
Bảng tỷ lệ thành phần đôi tượng phỏng vấn lựa chọn, biên
soạn nội dung tập luyện VCTVN.
Kết quả phỏng vấn lần 1 lựa chọn các nội dung tập luyện
chính khóa VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng
DHNTB (n=127).
Kết quả phỏng vấn lần 2 lựa chọn các nội dung tập luyện
chính khóa VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng
DHNTB (n= 128).
Giá trị chỉ sô wilcoxon qua 2 lần phỏng vấn xác định các nội
dung tập luyện chính khóa VCTVN cho sinh viên đại học
(20- 21 tuổi)
Chương trình giảng dạy môn học VCTVN- 60 tiết/2 học
phần/2 học kỳ/ 30 tuần.
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc sử dụng các chỉ tiêu,
test đánh giá hiệu quả tác động của nội dung VCTVN về
mặt thể chất.
So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sự phát triển thể
chất sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC ở giai đoạn trước
thực nghiệm.
So sánh đôi chiếu kết quả ở các test đánh giá phát triển thể

chất SV của nhóm TN và nhóm ĐC ở giai đoạn sau TN.
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các test sau thực nghiệm
của nhóm TN và nhóm ĐC- nam sinh viên.
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các test sau thực nghiệm
của nhóm TN và nhóm ĐC- nữ sinh viên.
Diễn biến và nhịp tăng trưởng các test đánh giá sự phát triển
thể chất của SV giữa trước và sau thực nghiệm ở nhóm TN
và nhóm ĐC.
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc sử dụng mục hỏi cho
bản hỏi của phiếu điều tra hiệu quả về mặt tinh thần.
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung
VCTVN tập luyện chính khóa của tổng thể SV nhóm TN
sau thời gian TN (n=90)

97
98
102
Sau
102
Sau
102
103
Sau
104
Sau
116
Sau
117
Sau
118

Sau
118
Sau
118
Sau
122
Sau
125
Sau
126


3.33

3.34

3.35

3.36

3.37

3.38

3.39

3.40

3.41
3.42

3.43
3.44

Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung
VCTVN tập luyện chính khóa của nam SV nhóm TN sau
thời gian TN (n=45)
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung
VCTVN tập luyện chính khóa của nữ SV nhóm TN sau
thời gian TN (n=45)
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung
VCTVN tập luyện chính khóa của SV các nhóm sau thời
gian TN
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung
VCTVN tập luyện chính khóa của SV các nhóm theo xu
hướng tích cực và tiêu cực sau thời gian TN
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc sử dụng các chỉ tiêu
đánh giá năng lực thực hiện kỹ thuật VCTVN đôi với SV
đại học (n= 25).
Kết quả kiểm tra các thông sô động học trong đánh giá năng
lực thực hiện kỹ thuật đấm thẳng (thoi sơn) và đá vòng cầu
(đảo cước) bằng thiết bị đo xung lực SM 103 của SV
nhóm TN, nhóm ĐC trước thực nghiệm
So sánh kết quả kiểm tra năng lực thực hiện kỹ thuật đấm
thẳng (thoi sơn) và đá vòng cầu (đảo cước) trước thực
nghiệm của SV nam nhóm TN và ĐC.
Kết quả kiểm tra các thông sô động học trong đánh giá năng
lực thực hiện kỹ thuật đấm thẳng, đá vòng cầu bằng thiết
bị đo xung lực SM 103 của nhóm TN, nhóm ĐC sau thực
nghiệm.
So sánh sự phát triển năng lực thực hiện kỹ thuật đòn tay

đấm thẳng và đòn chân đá vòng cầu của SV nhóm TN và
ĐC sau thực nghiệm
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các thông sô kỹ thuật của
SV nhóm TN nam, nữ sau thực nghiệm
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các thông sô kỹ thuật của
SV nhóm ĐC nam, nữ sau thực nghiệm
Diễn biến và nhịp tăng trưởng các thông sô động học trong
đánh giá kỹ thuật của sinh viên giữa trước và sau thực
nghiệm ở nhóm TN và nhóm ĐC.

Sau
126
Sau
126
Sau
128
Sau
128
131

Sau
134
Sau
134
Sau
136
Sau
136
Sau
138

Sau
138
Sau
139


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

Nội dung
Sơ đồ
Phân loại kỹ thuật Võ cổ truyền Việt Nam

Biểu đồ
Diễn biến chỉ sô chiều cao đứng của sinh viên (lứa tuổi 1922) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến chỉ sô Cân nặng của sinh viên (lứa tuổi 19- 22)
các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến chỉ sô Quetelet của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các
trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến chỉ sô BMI của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các
trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến chỉ sô Công năng tim của sinh viên (lứa tuổi 1922) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến test Chạy 30m XPC của sinh viên (lứa tuổi 1922) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến test Lực bóp tay thuận của sinh viên (lứa tuổi 1922) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến test Bật xa tại chỗ của sinh viên (lứa tuổi 19- 22)
các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến test Nằm ngửa gập bụng của sinh viên (lứa tuổi
19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến test Chạy con thoi 4x10m của sinh viên (lứa tuổi
19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến test Chạy tùy sức 5 phút của sinh viên (lứa tuổi
19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Diễn biến hình thức hiểu biết môn VCTVN của SV đại học
So sánh kết quả nhóm chỉ tiêu hình thái, chức năng giữa SV
2 nhóm thực nghiệm và đôi chứng sau thực nghiệm.
So sánh kết quả nhóm chỉ tiêu thể lực giữa SV 2 nhóm thực
nghiệm và đôi chứng sau thực nghiệm.
So sánh nhịp tăng trưởng hình thái, chức năng của SV nam,
nữ giữa nhóm thực nghiệm và đôi chứng sau thời gian
thực nghiệm.
So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của SV nam, nữ giữa nhóm
thực nghiệm và đôi chứng sau thời gian thực nghiệm.
So sánh kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả

nội dung tập luyện chính khóa VCTVN của tổng thể SV

Trang
45
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
Sau 83
84
95
Sau
118
Sau
118
Sau
122
Sau
122
Sau


3.18

3.19


3.20

3.21
3.22
3.23

nhóm TN sau thời gian TN
So sánh kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú theo xu hướng
tích cực về hiệu quả nội dung VCTVN tập luyện chính
khóa của tổng thể SV 2 nhóm sau thời gian TN
So sánh kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú theo xu hướng
tiêu cực sau thời gian tập luyện nội dung VCTVN chính
khóa của tổng thể SV 2 nhóm sau thời gian TN
So sánh kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú theo xu hướng
tích cực về hiệu quả nội dung tập luyện VCTVN chính
khóa sau thời gian TN của sinh viên các nhóm.
So sánh kết quả nhóm thông sô kỹ thuật đấm thẳng, đá vòng
cầu (phải trái) của SV nam giữa 2 nhóm thực nghiệm và
đôi chứng sau thực nghiệm
So sánh kết quả nhóm thông sô kỹ thuật đấm thẳng, đá vòng
cầu (phải trái) của SV nữ giữa 2 nhóm TN và ĐC sau TN
So sánh nhịp tăng trưởng nhóm thông sô kỹ thuật của sinh
viên nam, nữ giữa 2 nhóm thực nghiệm và đôi chứng

126
Sau
128
Sau
128

Sau
128
Sau
136
Sau
136
Sau
139


14
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta đã và đang tập trung chỉ đạo đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục đào tạo Việt Nam, coi đó là động lực để phát triển
nhanh và bền vững kinh tế- xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo,
chuẩn bị nguồn nhân lực lao động mới, có chất lượng cao cả về thể chất, tinh
thần lẫn trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ an
ninh quôc phòng là nhiệm vụ trọng tâm của nhiều ngành, trong đó có thể dục
thể thao và giáo dục đào tạo các cấp ở nước ta. Với những đòi hỏi ngày càng
cao của xã hội, thì việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương
pháp giảng dạy là thực sự cần thiết ở mỗi nhà trường, nhằm đảm bảo giáo dục
toàn diện, trang bị cho học sinh, sinh viên, đáp ứng mặt bằng năng lực chuyên
môn, tri thức trong khu vực và trên thế giới. Cùng với các mặt giáo dục khác,
giáo dục thể chất và thể thao trong các cấp học nói chung và giáo dục đại học
nói riêng, được các nhà trường đặc biệt quan tâm.
Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận của thể dục thể
thao, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản, có định hướng
rõ của thể dục thể thao (TDTT) trong xã hội, một quá trình có tổ chức để
truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thông giáo dục- giáo
dưỡng chung, với tư cách là một trong những môn học cần thiết và cơ bản ở

nhà trường các cấp, đặc biệt chương trình giáo dục thể chất được xây dựng và
tổ chức thực hiện theo hướng học sinh, sinh viên được tự chọn các nội dung
hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, thể trạng tâm – sinh lý cá
nhân. Đồng thời, trình độ phát triển thể dục thể thao là một trong những dấu
hiệu thể hiện trình độ văn hoá thể chất và năng lực sáng tạo của dân tộc, là
phương tiện để giao lưu văn hoá, mở rộng quan hệ của nước ta với các nước.
Các hoạt động TDTT quần chúng thi đấu, biểu diễn, thể thao trình độ cao,
đang ngày càng trở thành nhu cầu của đông đảo nhân dân, trong đó có Võ cổ
truyền Việt Nam, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là học sinh, sinh viên.


15
Từ ngày hoà bình lập lại, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đúng đắn,
kế thừa và phát triển có chọn lọc nền văn hoá cổ, môn Võ cổ truyền Việt Nam
nhanh chóng được phục hồi, phát triển rộng ra các Tỉnh, Thành, Ngành trong
cả nước và trở thành môn thể thao cho mọi người, tổ chức thi đấu thể thao ở
các giải tỉnh, thành phô, ngành, giải cấp quôc gia, quôc tế, bao gồm thể loại
thi đấu Đôi kháng (Quyền cước đôi kháng) và thi Quyền (Quyền tay không,
Đấu luyện tay không; và Quyền binh khí, Đấu luyện binh khí các loại). Tuy
nhiên, võ cổ truyền Việt Nam vôn có nhiều loại hình bài tập võ thuật vô cùng
phong phú, đa dạng lại được truyền bá trong dân gian theo từng vùng, từng
miền, từng địa phương, dòng tộc, dòng họ khác nhau. Do đó, nhiều năm qua
các võ sư, huấn luyện viên thuộc nhiều môn phái khác nhau, ở nhiều địa
phương, vùng miền khác nhau đã cùng Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt
Nam tổ chức các kỳ hội thảo chuyên môn và tuyển chọn, thông nhất kỹ thuật,
tên gọi cho 10 bài võ quy định, trong đó có 4 bài quyền tay không và 6 bài
quyền binh khí. Vì vậy, việc sử dụng các loại hình bài tập võ thuật cổ truyền
đang phổ biến rộng rãi ở Việt Nam đưa vào trường học các cấp nói chung và
các trường đại học nói riêng, đang là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm
nghiên cứu, khai thác và tiếp biến có chọn lọc nội dung theo hướng kết hợp

giữa truyền thông và hiện đại trong chương trình giáo dục thể chất.
Võ cổ truyền Việt Nam là một trong những môn rất phù hợp với sở
thích, giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ của sinh viên và khả năng của giảng viên
đại học ở nước ta. Cho nên, việc nghiên cứu để xây dựng các bài tập, góp
phần định hướng sử dụng giảng dạy môn Võ cổ truyền Việt Nam vào trường
học, trở thành một trong những phương tiện giáo dục thể chất, mở rộng đáp
ứng nhu cầu chọn lựa đa dạng môn thể thao ưa thích cho sinh viên, từ đó phát
triển bền vững đến mọi đôi tượng thanh thiếu niên. Đó còn là vũ khí chông lại
sự lãng quên truyền thông đấu tranh chông giặc ngoại xâm của cha ông cho
các thế hệ người Việt Nam mai sau, đang là nguyện vọng của nhân dân, phù
hợp với chủ trương, đường lôi của Đảng, chiến lược phát triển TDTT Việt


16
Nam những năm tới, nhưng thực tế, vấn đề này chưa được nghiên cứu sâu
rộng, có hệ thông và đồng bộ. Do vậy, đây vẫn là vấn đề mới mẻ cần được
nghiên cứu khai thác triệt để và triển khai ứng dụng rộng rãi vào giờ học giáo
dục thể chất tự chọn thuộc chương trình giáo dục thể chất chính khoá và hoạt
động thể thao ngoại khoá đôi với sinh viên Đại học, phù hợp với điều kiện
thực tiễn của các nhà trường từng địa phương, vùng miền là điều hết sức cần
thiết hiện nay. Hiện tại, chưa thấy công trình nào đi sâu về nghiên cứu hiệu
quả sử dụng các nội dung quyền thuật tay không trong kho tàng võ cổ truyền
Việt Nam một cách có hệ thông, phù hợp khoa học giáo dục thể chất để áp
dụng giảng dạy vào phần tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất chính
khoá cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói
riêng và sinh viên đại học cả nước nói chung, đây là môn thể dục thể thao
quần chúng đặc biệt.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề nghiên cứu hiệu quả của nội
dung quyền thuật tay không trong môn võ cổ truyền Viêt Nam đến sự phát
triển thể chất của sinh viên đại học là một điều cấp bách không thể thiếu

được. Vấn đề này được ít người nghiên cứu, đặc biệt tại các trường đại học
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, chưa có công trình nào. Xuất phát từ những
lý do trên, tiến hành đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN MỘT SỐ NỘI DUNG
VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ”
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham gia tập
luyện chính khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam của sinh viên tại các trường đại
học, luận án tiến hành lựa chọn, xây dựng, ứng dụng thí điểm nội dung quyền
thuật tay không tập luyện chính khóa môn tự chọn Võ cổ truyền Việt Nam tại
một sô trường đại học (lấy dẫn chứng ở các trường đại học vùng Duyên hải


17
Nam Trung Bộ), và bước đầu đánh giá hiệu quả của nội dung tập luyện đã xây
dựng trong việc phát triển thể chất của sinh viên đại học độ tuổi 20 - 21.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài xác định giải quyết các mục tiêu
nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham gia tập
luyện môn võ cổ truyền Việt Nam trong giờ học thể thao tự chọn của
sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, thông qua sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, kiểm tra sư phạm, kiểm
tra y sinh, phương pháp toán học thông kê, luận án tiến hành các nội dung
nghiên cứu sau:
Thực trạng về thực hiện chương trình chính khóa môn giáo dục thể chất
và ngoại khóa cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.

Thực trạng về các yếu tô và các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC
tại các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Thực trạng về kết quả học tập và năng lực thể chất của sinh viên các
trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Thực trạng về nhu cầu tham gia tập luyện môn võ cổ truyền Việt Nam
trong giờ học thể thao tự chọn chính khóa của sinh viên các trường đại học
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Mục tiêu 2: Xác định nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa
môn võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên các trường đại học vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và
nhu cầu tập luyện chính khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam của sinh viên tại
các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, bằng phương pháp phân
tích tổng hợp tài liệu, quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn tọa đàm,
luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:


18
Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nội dung tập luyện
chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Kết quả lựa chọn nội dung quyền thuật tay không từ VCTVN ứng dụng
giảng dạy chính khóa cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Xây dựng nội dung, ứng dụng chương trình giảng dạy môn VCTVN
vào học phần tự chọn cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Mục tiêu 3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung quyền thuật tay không
tập luyện chính khóa môn võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên
các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Với các nội dung tập luyện chính khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam đã
được xây dựng, ứng dụng thông qua sử dụng phương pháp thực nghiệm sư
phạm theo loại hình thực nghiệm so sánh song song, quan sát sư phạm, cùng

với việc đánh giá thông qua sử dụng phương pháp phỏng vấn tọa đàm,
phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp kiểm tra y sinh và phương pháp
toán học thông kê, các bước tiến hành gồm:
Xác định đôi tượng và địa bàn thực nghiệm.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm, xác định hiệu quả nội dung quyền thuật
tay không tập luyện chính khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam thông qua các
tiêu chí đã xác định về mặt thể chất, tinh thần và kỹ thuật.
Giả thuyết khoa học.
Kết quả nghiên cứu sẽ chứng minh ý tưởng khoa học cho rằng, nếu biết
cách khai thác, xây dựng và sử dụng một sô nội dung quyền thuật tay không
trong kho tàng võ cổ truyền Việt Nam một cách hợp lý vào giờ học giáo dục
thể chất chính khóa tự chọn thì có thể phục vụ hiệu quả cho việc phát triển thể
chất sinh viên đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.


19
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thể chất ở Việt Nam.
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC cho sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
Trong suôt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước và các Bộ,
Ngành nước ta luôn coi trọng công tác GDTC và thể thao trong trường học,
nhằm đào tạo lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần” và “nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thông lịch
sử cách mạng, đạo đức lôi sông, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác
phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [4], [19], [33], [57], [58], [70].
Đó là mục tiêu của Đảng và Nhà nước, là nguyện vọng của Bác Hồ đôi với
thế hệ trẻ Việt Nam, những người sẵn sàng kế tục sự nghiệp, sự nghiệp cách

mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [86].
Trên cơ sở nền tảng của việc phát triển TDTT, GDTC và thể thao
trường học trên cả nước đã được thể chế hoá, cụ thể hoá trong hiến pháp,
pháp luật, đường lôi, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, thông tư. Quan điểm của
Đảng ta là “xây dựng nền TDTT phát triển, tiến bộ có tính dân tộc, khoa học
và nhân dân” [2], [3], [19]. Để hiện thực hoá quan điểm này bằng cách nghiên
cứu đưa võ cổ truyền Việt Nam- môn thể thao dân tộc vào chương trình
GDTC cho học sinh các trường học nói chung và cho sinh viên các trường đại
học nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh, sinh viên có sức khoẻ,
thể lực tôt, tinh thần tự hào dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
mang tính chiến lược của các ngành Giáo dục đào tạo và TDTT.
TDTT là một bộ phận của nền văn hoá. Trình độ phát triển TDTT là
một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hoá và năng lực sáng tạo của
dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hoá nói chung, văn hoá thể chất nói


20
riêng và mở rộng các môi quan hệ quôc tế. Vì vậy, cần chủ động phát triển
phong trào hoạt động TDTT trong nhân dân và hướng hoạt động TDTT vào
mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức khoẻ, xây dựng nguồn nhân lực cho đất
nước và làm phong phú đời sông văn hoá của nhân dân, góp phần phát triển
kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quôc [2], [3], [19], [45].
Với mục tiêu đó, cần làm cho mọi người dân có cơ hội tham gia tập
luyện và hưởng thụ những giá trị nhân văn của TDTT, đồng thời phát huy vai
trò chủ động, sáng tạo của mình trong việc tham gia tổ chức, điều hành các
hoạt động TDTT cũng như góp phần phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà.
Đặc biệt trong tình hình mới này, việc quan tâm đến sức khoẻ lực lượng học
sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, là việc làm không thể thiếu. Quan
tâm đến sự phát triển TDTT trường học là vấn đề côt lõi trong chiến lược phát
triển TDTT nước nhà, vì trường học là môi trường thuận lợi, rộng lớn, giàu

tiềm năng để thế hệ trẻ nước ta rèn luyện, đồng thời là nơi để phát hiện nhân
tài thể thao cho đất nước [19], [68].
Nhiệm vụ chính của TDTT trường học là: Nâng cao sức khoẻ, đảm bảo
sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh, sinh viên; Phát triển thể lực,
trang bị những kỹ năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sông; Hình
thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và giáo dục phẩm chất đạo
đức, nhân cách cho học sinh; TDTT trong trường học bao gồm các giờ học bắt
buộc và những hoạt động TDTT ngoài giờ của học sinh; Giờ học bắt buộc
trong trường học được thực hiện theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và có giá trị như giờ học các môn học khác [59], [73], [76].
Hoạt động TDTT ngoại khóa là hình thức tập luyện tại trường hoặc tại
các địa điểm tập luyện nhằm mục đích tăng cường sức khoẻ, phát triển các tô
chất thể lực, năng khiếu thể thao... với sự tham gia nhiệt tình của học sinh và
các thành phần khác trong xã hội [7].
TDTT là phương tiện hiệu quả để nâng cao sức khoẻ và thể lực cho
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng con người, đáp


21
ứng yêu cầu xã hội là lao động và bảo vệ Tổ quôc. Với mục tiêu như vậy, đôi
tượng của hoạt động TDTT là con người, sự phát triển TDTT trong quần
chúng nhân dân, học sinh, sinh viên theo quan điểm, đường lôi chung của
Đảng, Nhà nước, của ngành TDTT và ngành Giáo dục - Đào tạo phải đảm bảo
tính dân tộc, tính khoa học và tính nhân dân [9], [73], [74].
Đảm bảo tính dân tộc, nghĩa là: Hình thức, nội dung các hoạt động
TDTT phải mang bản sắc dân tộc, vì mục đích, lợi ích dân tộc, phải phù hợp
với tâm lý, tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, quan tâm
khai thác và phát triển các trò chơi, các môn thể thao dân tộc, các hình thức và
phương pháp dưỡng sinh cổ truyền mang tính truyền thông văn hoá tôt đẹp,
góp phần hạn chế và xoá bỏ các tập quán lạc hậu.

Đảm bảo tính khoa học, nghĩa là: Kế thừa có chọn lọc các tri thức về
TDTT của nhân loại, kết hợp những thành tựu khoa học hiện đại với truyền
thông của dân tộc, bảo đảm mọi nội dung, biện pháp tổ chức quản lý và
phương pháp tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội, mọi hoạt động thể thao này phải phù hợp với các quy luật
phát triển tâm, sinh lý của con người.
Đảm bảo tính nhân dân, nghĩa là: Phát triển TDTT rộng khắp trong
mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi đôi tượng, mọi địa bàn dân cư, làm
cho hoạt động TDTT trở thành nhu cầu, thói quen hàng ngày của mọi tầng lớp
nhân dân; Mọi người dân đều có cơ hội tham gia tập luyện và hưởng thụ
những giá trị văn hoá, nhân văn của TDTT, phát huy vai trò của quần chúng
nhân dân trong việc điều hành các hoạt động TDTT nói trên.
Theo đó, TDTT quần chúng, đặc biệt là thể thao trường học có vai trò
to lớn trong việc phát hiện, tuyển chọn VĐV và phát triển thể thao thành tích
cao. Chính vì vậy, kết hợp phát triển phong trào TDTT quần chúng với xây
dựng lực lượng VĐV, nâng cao thành tích các môn thể thao là phương châm
quan trọng đảm bảo cho TDTT phát triển nhanh và đúng hướng.


22
Chỉ thị sô 17/CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:
“Công tác thể dục thể thao góp phần khôi phục và tăng cường sức khỏe nhân
dân. Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng, từng
bước đưa rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của nhân dân, trước
hết là thế hệ trẻ. Nâng cao giáo dục thể chất trong các trường đại học” [3],
[43].
Trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ VII (1/1994), lần thứ VIII
(6/1996), lần thứ IX (4/2001), lần thứ X (4/2006), lần thứ XI (1/2011), lần thứ
XII (1/2016), lần lượt đều xác định rõ: “Phát triển phong trào TDTT nhân dân
trong cả nước, trước hết là thanh niên, học sinh, từng bước hình thành thể

thao chuyên nghiệp đỉnh cao”; Phát triển phong trào TDTT sâu rộng trong cả
nước, trước hết là trong thanh thiếu niên; tạo chuyển biến tích cực về chất
lượng và hiệu quả GDTC trong trường học,… Mở rộng quan hệ quôc tế về
thể dục thể thao…”; “Phát triển các hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô
và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của
con người Việt Nam” [15], [17], [18], [19], [69], [71].
Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 07/03/1995
về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT và giáo dục đào tạo.
Về GDTC trong trường học, chỉ thị nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc
biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng
dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho
học sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đôi với công tác giáo dục thể chất
trong nhà trường” [67], [75].
Chỉ thị 36/CT của ban Bí thư TW khoá VII có ghi: “công tác GDTC
trong các trường học là làm cho việc rèn luyện có nề nếp hàng ngày của học
sinh các cấp, sinh viên và học sinh học nghề” [2]. Năm 2010, Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao việt Nam đến năm 2020, trong
đó giáo dục thể chất nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm [68].


23
Nắm bắt được tầm quan trọng của TDTT, Đảng và Nhà nước ta đã
thường xuyên quan tâm, định hướng phát triển sự nghiệp TDTT và thể chế
hoá công tác “GDTC và thể thao trong nhà trường” thông qua Luật Thể dục,
Thể thao (ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006) và các văn bản hướng dẫn
thực hiện luật. Trong đó, có ghi ở mục 2, điều 20, khoản 1: “Giáo dục thể chất
là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức,
kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận
động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [59].
Nhằm thực hiện chương trình cải cách giáo dục đại học và chiến lược

phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đề ra nhiệm vụ cần thực
hiện thành công mục tiêu phát triển GDTC và thể thao trường học, bảo đảm
yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành
tích cao và góp phần xây dựng lôi sông lành mạnh trong tầng lớp thanh- thiếu
niên, bước đi cụ thể là “tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khoá:
Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp thể dục, thể
thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh. Xây dựng
chương trình giáo dục thể chất, kết hợp với giáo dục quôc phòng” [68].
Đôi với phát triển thể dục, thể thao quần chúng, có nhiệm vụ: “Ban
hành và hướng dẫn thực hiện quy chế về tổ chức thi đấu, lễ hội thể thao, công
tác phong danh hiệu, thể thao dân tộc và thể thao giải trí; xây dựng và ban
hành hệ thông tiêu chí, chỉ tiêu về phát triển thể dục, thể thao quần chúng; chú
trọng bảo tồn và phát triển các môn võ cổ truyền dân tộc” [5], [68].
Đôi với hoạt động thể thao trường học, có nhiệm vụ: “Phát triển hoạt
động thể dục, thể thao ngoại khóa. Xây dựng các loại hình câu lạc bộ thể dục,
thể thao trường học; khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2 – 3 giờ/tuần
để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng
khiếu thể thao. Củng cô và phát triển hệ thông thi đấu thể dục, thể thao giải trí
thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương” [68].


24
Nghị quyết sô 08-NQ/TW năm 2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT, đến năm 2020 đã
chỉ rõ cần phải: “Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC
với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quôc phòng, giáo dục sức khoẻ và kỹ
năng của học sinh, sinh viên” [19].
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể
thao trường học, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo thực
hiện đến các cơ sở. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành chương trình mục tiêu “Cải

tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khoẻ, phát triển, và bồi dưỡng tài năng
thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, giai đoạn 1996-2000 và
định hướng đến 2025”[71]. Trong chương trình mục tiêu, đã nêu lên đầy đủ
những điều kiện đảm bảo công tác GDTC và thể thao trong trường học ổn
định và phát triển đến năm 2025.
Nghị định sô 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính
phủ quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường [70].
Thông tư sô 25/2015/TT-BGDĐT, ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các
chương trình đào tạo trình độ đại học, đã nêu rõ mục tiêu “Chương trình môn
học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành
thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực,
tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động
xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện”, đồng thời, quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện chương trình
“Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức biên soạn
hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình theo chương trình môn học GDTC để sử dụng
làm tài liệu giảng dạy, học tập; tổ chức cập nhật, đánh giá chương trình môn
học GDTC theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tiễn và các
tiến bộ của khoa học chuyên ngành; công bô công khai chương trình môn học
GDTC ngay từ đầu khóa học để người học có thể lựa chọn các học phần và


25
đăng ký học tập; bô trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu
cầu của chương trình môn học GDTC và việc luyện tập thể dục, thể thao để
nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, đảm bảo thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện và các nội dung khác quy định tại Thông tư này” [8].
Từ các phân tích trên cho thấy, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sức
khoẻ nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên nhà trường các

cấp. Các Bộ, Ngành luôn vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng trong sự
nghiệp xây dựng con người mới, thường xuyên chăm lo cho mọi người về sức
khoẻ, tinh thần, thể chất là chiến lược ổn định và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, tạo cơ sở vững chắc cho thực hiện thành công hai mục tiêu chiến
lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quôc.
1.1.2. Những khái niệm liên quan đến phát triển thể chất, giáo dục
thể chất và kỹ thuật bài tập thể chất.
Phát triển thể chất
Theo Nôvicôv. A.D và Matveép. L.P “Phát triển thể chất của con người
là quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể
con người trong suôt cả cuộc sông cá nhân của nó” [51].
Theo A.M. Macximenko, “Phát triển thể chất là quá trình và kết quả
của sự biến đổi về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể con nguời, đạt
được dưới ảnh hưởng của di truyền, môi trường sông và mức độ tích cực vận
động của cá nhân” [50].
Theo Nguyễn Quang Quyền, “Phát triển thể chất là một quá trình diễn
ra liên tục trong suôt cuộc đời của cá thể. Những biến đổi hình thái, chức năng
sinh lý và tô chất vận động là những yếu tô cơ bản đế đánh giá sự phát triển
thể chất. Phát triển thể chất là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp của các
yếu tô tự nhiên- xã hội. Trong đó, các yếu tô xã hội đóng vai trò ảnh hưởng
trực tiếp và quyết định sự phát triển thể chất của cơ thể con người” [60].
Hoàn thiện thể chất


×