Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng hoạt động thực tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.96 KB, 5 trang )

Giáo dục thể chất và thể thao trường học

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ
THAO HÀ NỘI
Th.S Lê Thị Thu Thúy - Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội
Tóm tắt: Quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sinh viên có nhận thức chưa đúng về tầm quan
trong của thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên hiện nay. Việc thực hiện các nội dung thực tập
sư phạm đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn có những măt hạn chế trong
nội dung thực tập giảng dạy như: soạn giáo án, giảng dạy (lên lớp) ...
Từ khóa: Thực trạng, thực tập sư phạm, sinh viên…
Abstract: The research process has shown that: Students have incorrect awareness about the
importance of pedagogical practice in teacher training today. The implementation of the content
of pedagogical practice has achieved certain effects, but there are still limitations in the content of
teaching practice such as: lesson planning, teaching (going to class)...
Keywords: Reality, pedagogical practice, students…

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội từ khi thành lập đến nay luôn xem trọng công tác
thực tập sư phạm, coi đây là một phần thiết yếu tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường.
Hiệu quả hoạt động thực tập sư phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ công tác tổ chức quản lý
đến các nội dung hoạt động cụ thể như thực tập chuyên môn giảng dạy, thực tập công tác chủ
nhiệm, hoạt động ngoại khóa... Tuy nhiên, trong q trình thực tập sư phạm dù đã đạt được
những thành tích đáng kể nhưng vẫn còn những bất cập, hạn chế đặc biệt là việc thực hiện các
nội dung TTSP của sinh viên.
Qua tìm hiểu các tài liệu chun mơn và các cơng trình nghiên cứu về hoạt động TTSP của sinh
viên cho thấy đã có một số bài viết nghiên cứu của các tác giả, tuy nhiên chưa có cơng trình nào
nghiên cứu hoạt động TTSP của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Xác định việc nâng cao
hiệu quả TTSP của sinh viên là rất quan trọng, bước đầu việc đánh giá thực trạng hoạt động TTSP
của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội được tiến hành nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu thường quy như: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương


pháp phỏng vấn, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Thực trạng nhận thức chung về tầm quan trọng của TTSP
Để tìm hiểu nhận thức chung về vấn đề TTSP, chúng tơi tiến hành khảo sát sinh viên khóa 50
(sinh viên năm thứ 4, năm học 2020 – 2021) và giảng viên thuộc trường ĐHSP TDTT Hà Nội,
giáo viên tham gia hướng dẫn TTSP ở các trường THPT. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 1.
Từ số liệu ở bảng 1 cho thấy tất cả các giảng viên và giáo viên hướng dẫn được hỏi đều đánh
giá cao về tầm quan trọng của TTSP. Tuy nhiên sự nhận thức của sinh viên về TTSP là chưa
đồng nhất, tỷ lệ sinh viên cho rằng TTSP ở mức độ bình thường và khơng quan trọng vẫn cịn
cao. Nhận thức này khơng phù hợp với vị trí, vai trị của TTSP hiện nay.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

255


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

TT
1
2
3
4

Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của thực tập sư phạm
GV (n = 36)
Sinh viên (120)
Mức độ nhận thức
SL
%

SL
%
Rất quan trọng
32
88.89
39
32.50
Quan trọng
4
11.11
43
35.83
Bình thường
0
0
21
17.50
Khơng quan trọng
0
0
17
14.17

2.2. Thực trạng về việc thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên
2.2.1 Thực trạng hoạt động thực tập giảng dạy của sinh viên
Qua quá trình quan sát, đánh giá chúng tơi nhận thấy sinh viên cịn có những bất cập trong
cơng tác soạn giáo án và cơng tác giảng dạy (lên lớp). Vì vậy, chúng tơi tập trung tìm hiểu thực
trạng về cơng tác soạn giáo án và công tác giảng dạy (lên lớp) của sinh viên trong TTSP.
* Công tác soạn giáo án
Bảng 2. Nhận thức tầm quan trọng của giáo án đối với chất lượng giờ dạy của sinh viên

GV (n = 36)
Sinh viên (120)
TT
Mức độ nhận thức
SL
%
SL
%
1 Rất quan trọng
36
100.0
42
35.00
2 Quan trọng
0
0
39
32.50
3 Bình thường
0
0
26
21.67
4 Khơng quan trọng
0
0
13
10.83
Từ kết quả bảng 2 cho thấy 100% ý kiến của cán bộ, giáo viên tán thành vai trò của bài soạn
đối với chất lượng bài giảng của sinh viên là rất quan trọng. Trong khi đó đối tượng sinh viên chỉ

có 35.00% cho rằng giáo án là rất quan trọng; 32.50% cho rằng giáo án quan trọng; có tới
21.67% cho là bình thường và 10.83% cho là không quan trọng.
Bảng 3 Kết quả đánh giá chất lượng giáo án của sinh viên
Nội dung
Khóa 48 (1)
Khóa 49 (2) Khóa 50 (3)
Sự khác biệt
n =180
n =170
n =120
t (3-1)
t (3-2) t (2-1)
Điểm soạn giáo án
7.36
7.05
6.78
2.689
2.658 2.632
Qua bảng 3 cho thấy chất lượng bài soạn (điểm giáo án) của sinh viên khóa 50 so với khóa 49
và 48; khóa 48 so với khóa 49 là có sự khác nhau, tuy nhiên điểm giáo án của cả 3 khóa qua các
học phần chun sâu và mơn trị chơi chỉ đạt ở mức khá.
Bảng 4. Thực trạng công tác soạn giáo án của sinh viên khóa 50 (n = 120)
Mức độ đánh giá
TT
Nội dung
Tốt
Khá
TB
Yếu
n

%
n
%
n
%
n
%
1 Thể hiện đủ mục tiêu (đầu bài) bài soạn
63 52.50 44 36.67 13 10.83 0 0.00
Lựa chọn các phương pháp giảng dạy hợp
2
67 55.83 42 35.00 11 9.17
0 0.00

3 Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học
71 59.17 40 33.33 9
7.50
0 0.00
4 Phân bổ thời gian trong giờ học
67 55.83 43 35.83 10 8.33
0 0.00
Bài soạn đúng mẫu qui định và đúng tiến
5
114 95.00 6
5.00
0
0.00
0 0.00
trình giảng dạy.
6 Điểm giáo án

65 54.17 46 38.33 9
7.50
0 0.00
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

256


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

TT
1
2
3
4

TT
1
2
3
4

TT
1
2
3
4
5
6
7


Qua bảng 4 ở các tiêu chí đánh giá công tác soạn giáo án của sinh viên chỉ có duy nhất tiêu
chí 5: bài soạn đúng mẫu quy định và đúng tiến trình giảng dạy là sinh viên thực hiện tốt; các chỉ
tiêu còn lại sinh viên thực hiện chưa đồng đều, các tiêu chí thực hiện ở mức tốt chỉ chiếm khoảng
50% đến 59%, tỷ lệ ở mức khá chiếm từ 33% đếm khoảng 38%, vẫn còn sinh viên thực hiện ở
mức trung bình. Điều này tương đồng với điểm đánh giá giáo án của sinh viên.
Bảng 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo án của sinh viên khóa 50 (n = 120)
Mức độ ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng
Rất nhiều
Nhiều
Trung bình
Thấp
n
%
n
%
n
%
n
%
Nhận thức, thái độ của sinh viên
61
50.83
49
40.83
8
6.67
2
1.67

Kiến thức CM và kiến thức sư phạm
63
52.50
49
40.83
6
5.00
2
1.67
Đặc điểm chương trình GDTC ở PT
24
20.00
20
16.67
33
27.5
43 35.83
CSVC, PTKT dạy học
44
36.67
34
28.33
22
18.33
20 16.67
Bảng 6: Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo án
của sinh viên khóa 50 (n = 36)
Mức độ ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng
Rất nhiều

Nhiều
Trung bình
Thấp
n
%
n
%
n
%
n
%
Nhận thức, thái độ của sinh viên
18
50.00
13
36.11
3
8.33
2
5.56
Kiến thức CM và kiến thức sư phạm
20
55.56
11
30.56
3
8.33
2
5.56
Đặc điểm chương trình GDTC ở PT

4
11.11
6
16.67
6
16.67
20 55.56
CSVC, PTKT dạy học
7
19.44
9
25.00
8
22.22
12 33.33
Qua kết quả tại bảng 5 và 6 cho thấy cả giáo viên và sinh viên đều cho rằng 4 yếu tố trên có
ảnh hưởng đến chất lượng giáo án. Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng
giáo án của sinh viên là yếu tố 2 và 1 còn yếu tố 3 và 4 có ảnh hưởng đến chất lượng giáo án
nhưng ở mức thấp.
* Công tác giảng dạy
Chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng năng lực dạy học cơ bản của sinh viên trong công tác
giảng dạy dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng trước đó.
Bảng 7. Thực trạng năng lực dạy học cơ bản của sinh viên khóa 50
trong cơng tác giảng dạy (n = 120)
Mức độ đánh giá
Nội dung
Tốt
Khá
TB
Yếu

n
%
n
%
n
%
n
%
Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao
45
37.5
67
55.83
8
6.67
0
0.0
tiếp trong giờ dạy.
Năng lực làm mẫu
46 38.33
68
56.67
6
5.0
0
0.0
Phương pháp làm mẫu
46 38.33
66
55.0

8
6.67
0
0.0
Năng lực giảng giải
38 31.67
63
52.5
19 16.83 0
0.0
Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật
38 31.67
67
55.83 15
12.5
0
0.0
Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật 38 31.67
67
55.83 15
12.5
0
0.0
Năng lực tổ chức lớp
42
35.6
67
55.83
8
6.67

0
0.0

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

257


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

8
9

Sử dụng thiết bị dạy học
85 70.83
35
29.17
0
0.00
0
0.0
Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện.
80 66.67
34
28.33
6
5.0
0
0.0
Kết quả tại bảng 7 cho thấy có tới 7/9 năng lực được đánh giá chủ yếu ở mức khá, các năng

lực này được đánh giá ở mức tốt chiếm tỷ lệ chỉ từ 31.67% đến 38.33%; ở mức khá chiếm từ
52.5% đến 56.67%; số còn lại ở mức trung bình. Chỉ có 2 năng lực (8 và 9) được đánh giá ở mức
tốt chiếm tỷ lệ cao (70.83% và 66.67%).
2.2.2. Thực trạng hoạt động thực tập công tác chủ nhiệm và ngoại khóa của sinh viên
Bảng 3.8: Mức độ thực hiện các nội dung TT công tác chủ nhiệm của sinh viên khóa 50
(n=120)
Tốt
Khá
TB
TT
Nội dung thực hiện
n
%
n
%
n
%
1 Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
120 100.0 0
0.0
0 0.0
2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp
120 100.0 0
0.0
0 0.0
3 XD và thực hiện KH lên lớp các tiết sinh hoạt lớp
115 95.83 5
4.17
0 0.0
4 Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục 120 100.0 0

0.0
0 0.0
ngoài giờ lên lớp
Bảng 9: Mức độ thực hiện các nội dung TT cơng tác ngoại khóa của sinh viên khóa 50
(n=120)
Tốt
Khá
TB
TT
Nội dung thực hiện
n
%
n
%
n
%
Tổ chức các hoạt động thể dục ngoại khoá, thể dục giữa 120 100.0
0
0.0
0 0.0
1 giờ, làm mới hoặc sửa chữa sân bãi dụng cụ học tập ...
Tổ chức thi đấu, trọng tài các môn thể thao trong 114 95.00
6
5.00
0 0.0
2
trường, huyện, thành phố ...
Huấn luyện đội tuyển các môn thể thao của lớp, khối, 113 94.17
7
5.83

0 0.0
3
trường v.v...
Tổ chức tuyên truyền vận động học sinh tham gia tập 120 100.0
0
0.0
0 0.0
4 luyện TDTT.
Qua bảng 8, bảng 9 cho thấy các nội dung thực tập cơng tác chủ nhiệm và ngoại khóa của sinh
viên được các thầy cô trường phổ thông đánh giá rất cao, tỷ lệ thực hiện tốt các nội dung đều đạt
trên 90%. Tỷ lệ đạt ở mức khá thấp, khơng có sinh viên nào đạt mức trung bình.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong TTSP của sinh viên
2.3.1. Thuận lợi
Trong q trình TTSP sinh viên ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo của BCĐ thực tập sư
phạm của nhà trường, BCĐ thực tập sư phạm trường phổ thông. Đặc biệt là sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ chỉ đạo đồn, giáo viên hướng dẫn TTSP. Bên cạnh đó là sự ủng hộ nhiệt tình của các
em học sinh ở các trường. Đây là động lực khích lệ sinh viên hồn thành tốt các nhiêm vụ trong TTSP.
2.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, sinh viên cịn gặp những khó khăn nhất định:
- Sinh viên còn chưa quen với việc soạn giáo án khi lên lớp để đánh giá. Nhiều sinh viên thậm
chí còn chưa định hình các bước soạn giáo án như thế nào là hợp lý, khoa học… Bên cạnh đó,
nhiều sinh viên chưa làm chủ được kiến thức của mình trong việc soạn giáo án cũng như khi
giảng dạy. Một số sinh viên còn giảng sai lệch hoặc thiếu nội dung kiến thức bài học.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

258


Giáo dục thể chất và thể thao trường học


- Một khó khăn nữa là nhiều sinh viên chưa làm chủ được lớp học. Đây là hệ quả của việc
sinh viên chưa làm chủ được kiến thức của mình.
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài rút ra một số nhận xét như sau:
1. Sinh viên có nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của TTSP trong đào tạo giáo viên
hiện nay.
2. Việc thực hiện các nội dung thực tập sư phạm đã đạt được những hiệu quả nhất định tuy
nhiên vẫn cịn có những măt hạn chế như công tác soạn giáo án, công tác giảng dạy.
3. Mặc dù được sự quan tâm, chỉ đao của BCĐ, giảng viên, giáo viên hướng dẫn, tuy nhiên
sinh viên vẫn gặp những khó khăn trong TTSP như chưa quen với việc soạn giáo án để đánh giá,
chưa làm chủ được kiến thức, chưa làm chủ được lớp học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường
đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thơng, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy (ban hành
kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-BGDĐT ngày 1/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo).
2. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Thực tập sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội
3. Đặng Thành Hưng (2013), “Thiết kế bài học và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí khoa học Giáo
dục, (số 94).
4. Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, các “Văn bản hướng dẫn công tác TTSP năm 2019, 2020,
2021”.
5. Nguyễn Đức Vũ (2012), “Các tiêu chí đánh giá năng lực NVSP và NCKH của giảng viên
các trường sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, (số 296).
Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ đề tài nghiên cứ khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm của sinh viên trường ĐHSP
TDTT Hà Nội”.

Ảnh minh họa
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021


259



×