Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm đại học thái nguyên về vấn đề ma tuý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.82 KB, 103 trang )

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Thị Chúc. Sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo, đầy tinh thần trách nhiệm của cô đã giúp em hoàn thành
đề tài nghiên cứu khoa học này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo dục,
trường ĐHSP – ĐHTN đã góp ý và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp GDTC K44B và lớp GDTC
K45C, trường ĐHSP – ĐHTN đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra.
Do điều kiện và năng lực còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai
sót. Kính mong các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn góp ý để đề tài này
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2011.
Tác giả đề tài.

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BGD

: Bộ giáo dục.

- ĐHSP

: Đại học Sư phạm.

- ĐHTN


: Đại học Thái Nguyên.

- GDTC

: Giáo dục thể chất.

- NVSP

: Nghiệp vụ sư phạm.

- STT

: Số thứ tự.

- SYK

: Số ý kiến.

- TCN

: Trước công nguyên.

- TDTT

: Thể dục thể thao.

- THCS

: Trung học cơ sở.


- THPT

: Trung học phổ thông.

- TNCS

: Thanh niên cộng sản.

2


MỤC LỤC

Trang.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Khách thể nghiên cứu
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
1.1.1. Nhận thức là gì?
1.1.2. Các giai đoạn nhận thức
1.1.3. Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
1.2. Ma túy

1.2.1. Khái niệm về ma túy
1.2.2. Nguồn gốc của các chất ma tuý
1.2.3. Phân loại ma tuý
1.2.4. Một số chất ma tuý thường gặp
1.2.5. Tác hại của ma tuý
1.2.6. Khái niệm nghiện ma tuý
1.2.7. Một số biểu hiện của người nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết
người nghiện ma tuý

3


1.2.8. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
1.2.9. Biện pháp phòng, chống ma túy
1.3. Nhận thức về vấn đề ma tuý
1.3.1. Nhận thức về khái niệm ma tuý
1.3.2. Nhận thức về tác hại của ma tuý
1.3.3. Nhận thức về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây nghiện ma tuý
1.3.5. Nhận thức về các biện pháp phòng, chống ma tuý

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ VẤN
ĐỀ MA TUÝ
2.1. Vài nét về khách thể điều tra
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề
ma tuý
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về sự cần thiết
phải hiểu biết về ma tuý
2.2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về khái niệm ma

tuý
2.2.3. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các chất ma tuý
2.2.4. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về tác hại của ma
túy
2.2.5. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về những dấu hiệu
nhận biết người nghiện ma tuý
2.2.6. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về nguyên nhân
dẫn đến nghiện ma tuý

4


2.2.7. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các biện pháp
phòng, tránh ma tuý.
2.3. Các nguồn thông tin giúp sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN có hiểu
biết về ma tuý

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Ý kiến đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TẬP HÌNH ẢNH MỘT SỐ CHẤT MA TÚY THƯỜNG GẶP

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng

Sản Việt Nam cùng với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, công cuộc đổi mới đất
nước đã được thực hiện thành công và đem lại cho đất nước một bộ mặt
mới, đó là: Kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế thị trường còn chứa đựng
nhiều mặt trái và làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề xã hội phức tạp, gây
khó khăn, cản trở cho đất nước về mọi mặt.
Một trong những vấn đề xã hội khiến nhiều người quan tâm và đáng lo
ngại nhất hiện nay là tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng. Ma
tuý xâm nhập vào tất cả các quốc gia trên thế giới, trở thành hiểm hoạ của xã
hội, đe doạ sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Các tổ chức chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã hội đã đưa ra nhiều
biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma tuý. Đầu năm 1990,
cộng đồng quốc tế đã triển khai “Cuộc chiến chống đại dịch ma tuý trên
toàn cầu” nhưng tệ nạn ma tuý vẫn tăng mạnh theo từng năm. Nhiều nước ở
phương Tây đã trải qua thời kỳ “đại dịch tiêm chích ma tuý” trong những
năm cuối thập kỷ 60 và kéo dài tới thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX.
Tại Việt Nam, ma tuý cũng là vấn đề gây nhức nhối toàn xã hội và
đang thâm nhập vào thế hệ trẻ theo chiều hướng gia tăng.
Đến cuối năm 2009, cả nước có tới 146.000 người nghiện ma tuý, trong đó
có 70 % người nghiện ma tuý trong độ tuổi thanh niên ( />6


truy cập ngày 20 / 11 / 2010). Người ta đã sử dụng cụm từ “Ma tuý học
đường” một cách phổ biến để nói lên tình trạng lạm dụng ma túy trong học
sinh, sinh viên hiện nay.
Tệ nạn ma tuý gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng với người nghiện,
với gia đình và là hiểm hoạ của toàn xã hội: Nó làm biến dạng các quan hệ
xã hội, thay đổi các định hướng giá trị theo chiều hướng tiêu cực, làm suy
giảm đạo đức, nhân cách của con người, làm gia tăng bạo lực, tham nhũng
và gây mất trật tự an toàn xã hội.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. Một trong số đó
phải kể đến nguyên nhân về nhận thức. Số người nghiện ma tuý là thanh
niên, sinh viên chiếm tỉ lệ cao, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kỹ năng
sống, không nhận thức được đầy đủ tác hại của ma tuý.
Sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm nói chung và sinh viên
trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng, mặc dù được
trang bị những tri thức cơ bản về ma tuý, tác hại của ma tuý và cách phòng
tránh ma tuý qua một số môn học nhưng không phải ai cũng có nhận thức
đầy đủ, đúng đắn.Vẫn còn nhiều sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về vấn
đề ma tuý.
Trước tệ nạn ma tuý đang là một hiểm hoạ xã hội, chúng ta không thể
thờ ơ mà phải hành động để xây dựng một môi trường xã hội nói chung và
môi trường Sư phạm nói riêng trong sạch, lành mạnh. Vì vậy, cần giúp sinh
viên có những hiểu biết đúng đắn về ma tuý, để bảo vệ bản thân và góp phần
tích cực vào việc bài trừ ma tuý ra khỏi cuộc sống.
Kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của những đề tài trước
cùng với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý” để nghiên cứu
nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, từ đó giúp sinh viên có kỹ năng
phòng, tránh ma tuý.
7


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm
- Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý. Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý
kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách
phòng tránh ma tuý.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên về vấn đề ma tuý.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra 115 sinh viên của 2 lớp: Lớp Giáo dục thể
chất - K 44B, Lớp Giáo dục thể chất - K45C, trường Đại học Sư phạm – Đại
học Thái Nguyên. Cụ thể là:
- 45 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K44B.
- 70 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K45C.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn
đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ma tuý là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi của một
đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản
sau:
- Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về các chất ma túy.
8


- Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về những dấu hiệu nhận biết người nghiện
ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng, chống ma túy.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tham khảo các tài liệu,
giáo trình Tâm lý học, Giáo dục học, các báo, luận văn có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với sinh viên để thu
thập thông tin, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi xây dựng một hệ
thống câu hỏi đóng và mở, tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng nhận
thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý.
* Nhóm phương pháp toán học
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu được, đảm
bảo tính khách quan của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương
pháp điều tra bằng Anket là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác
đóng vai trò bổ trợ.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
1.1.1. Nhận thức là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức.
- Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Nhận thức là quá trình
hoặc kết quả phản ánh và tái hiện vào trong tư duy, là quá trình con người

nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả nghiên cứu của quá
trình đó”.[ 4, tr.882 ].
- Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam: “Nhận thức là quá
trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”. [
8, tr. 589 ].
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã cho rằng: “Nhận thức chỉ là sự phức
hợp những cảm giác của con người”. [ 7, tr.292 ].
- Theo chủ nghĩa duy tâm khách quan: “Nhận thức là sự hồi tưởng lại
của linh hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó đã từng chiêm ngưỡng
được nhưng đã bị lãng quên”. [ 7, tr. 294 ] .
- Theo quan điểm của C.Mac và Ănghen: “Nhận thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào bộ óc của con người. Sự phản ánh đó không phải
là một hành động nhất thời, máy móc, giản đơn và thụ động mà là một quá
trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực và sáng tạo”. [ 7, tr. 220 ].
- Theo V.I.Lênin: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi
con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn thuần, trực tiếp hoàn toàn.
Quá trình này là cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành và sự hình
thành nên các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này lại
bao quát một cách có điều kiện gần đúng tính quy luật phổ biến của thế giới
tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển”. [ 11, tr. 192] .
10


- Dưới góc độ Tâm lý học: Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của
đời sống tâm lý của con người (nhận thức – tình cảm – hành động ý chí). Nó
có mối quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia và với các hiện tượng tâm lý khác.
- Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này gắn với mục
đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng
nổi bật của hoạt động nhận thức là phản ánh những thuộc tính, những mối

liên hệ, quan hệ của bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan.
Nhận thức là một cơ chế tâm lý đi trước trong hành vi có ý thức, có mục
đích của mỗi người. Nó là cơ sở để lựa chọn các cách thức hành động, hình
thành tính tích cực, thế giới quan, niềm tin của mỗi người.
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức. Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi lấy khái niệm về nhận thức dưới góc
độ Tâm lý học làm khái niệm công cụ.
1.1.2. Các giai đoạn của nhận thức
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt đến những mức độ
nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Hoạt động
nhận thức của con người bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách
quan với những mức độ phản ánh khác nhau (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư
duy, tưởng tượng) và mang lại cho ta những sản phẩm khác nhau (hình ảnh,
hình tượng, biểu tượng, khái niệm…).
Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể chia toàn bộ hoạt động nhận
thức thành hai giai đoạn lớn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Nhận thức cảm tính: Đây là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong hoạt động
nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ
phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang
trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá
trình: Cảm giác và tri giác.

11


Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc
tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác

quan của ta.
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều
chỉnh hoạt động của con người, giúp con người thích nghi với môi trường.
Nó là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm
tính. Nó phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ, quan hệ
bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con
người chưa biết. Nhận thức lý tính bao gồm hai quá trình: Tư duy và tưởng
tượng.
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của các sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.
Nhận thức lý tính có vai trò rất quan trọng, là điều kiện để con người làm
chủ tự nhiên, xã hội và bản thân.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận
thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, là nguồn cung cấp nguyên liệu
cho nhận thức lý tính. Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối, tác động trở lại
nhận thức cảm tính, giúp con người nhận thức đúng đắn, đầy đủ về thế giới.
Từ mối quan hệ này, V. I.Lênin đã tổng kết thành quy luật của hoạt động
nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. [ 3, tr.189 ].
12


- Ngoài hai giai đoạn trên, hoạt động nhận thức còn có quá trình trung
gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, đó là trí nhớ.

Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có
của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái
tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm,
hành động hay suy nghĩ trước đây.
Trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, nó phản
ánh kinh nghiệm của con người ở mọi lĩnh vực, giúp con người đáp ứng
những yêu cầu ngày càng cao của cá nhân và của toàn xã hội.
1.1.3. Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ chữ Latinh “student” – những
người làm việc, tìm kiếm, khai thác tri thức.
Sinh viên là những người có độ tuổi từ 18 đến 25, đang học ở các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, là lớp người đang được
chuẩn bị cho hoạt động trong lĩnh vực nhất định. Họ là người có học vấn
cao, bổ sung cho đội ngũ cán bộ của đất nước trong tương lai.
Đây là thời kỳ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất cũng như nhận
thức, trí tuệ. Sinh viên là lớp người đang từng bước tích luỹ tri thức về mọi
lĩnh vực. Sinh viên có thể xử lý các vấn đề của hiện thực khách quan bằng
nhận thức lý tính nhiều hơn nhận thức cảm tính nên hiệu quả cao hơn.Trong
thời kỳ này, sinh viên có sự biến động mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị xã
hội có liên quan đến nghề nghiệp.
Nhận thức của sinh viên diễn ra từ mức độ thấp là cảm giác đến mức
độ cao là tư duy. Nét đặc trưng cho hoạt động nhận thức của sinh viên là họ
có thể hoạt động trí tuệ tập trung, có thể tiến hành hoạt động tư duy với sự
phối hợp của nhiều thao tác: Phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá,
khái quát hoá…. Họ đi sâu vào tìm hiểu những môn học, những chuyên
nghành khoa học cụ thể để nắm vững đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp,
13



quy luật của các khoa học đó với mục đích trở thành các chuyên gia về các
lĩnh vực nhất định.
Khả năng nhận thức của sinh viên phát triển mạnh, thể hiện ở tốc độ
phản ánh và khả năng định hướng hoạt động tăng. Nhiều sinh viên khi được
giao các nhiệm vụ nhận thức đã nhanh chóng định hướng được các hoạt
động thông qua việc xác định mục đích, yêu cầu và tìm kiếm cách thức tiến
hành hợp lý. Năng lực nhận thức, sự tự tin và phản ứng nhanh được coi là
hạt nhân cơ bản về khả năng nhận thức của sinh viên.
Tính độc lập, sáng tạo ở các quá trình nhận thức của lứa tuổi sinh viên
đạt mức độ cao hơn nhiều so với các giai đoạn lứa tuổi trước. Sinh viên đã
xác định cho mình một hướng đi tương lai, bắt đầu thể nghiệm mình trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên có khát vọng được cống hiến,
mong muốn được xã hội đánh giá và có khả năng tự đánh giá mình, mong
muốn tự hoàn thiện mình.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản về nhận thức của sinh viên, ta có
thể khẳng định rằng: Giáo dục đúng hướng sẽ giúp họ có nhận thức đúng
đắn và hành động thích hợp với những vấn đề đặt ra trong hiện thực khách
quan.
1.2. Ma tuý
1.2.1. Khái niệm về ma tuý
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về ma tuý.
- Theo từ điển Hán Việt: “Ma” là tê mê, “tuý” là say sưa. Ma tuý là
chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn.
- Theo tiếng Anh: Ma tuý - “Narcotic drug” dùng để chỉ các chất gây
nghiện nói chung.
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Ma tuý là bất kỳ chất gì khi đưa
vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ
thể.

14



- Theo tổ chức Liên Hợp Quốc (UNODC): Ma tuý là các chất có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây
ra tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó.
Nếu sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người đó lệ thuộc vào nó,
dẫn đến tổn thương và gây nguy hại cho cá nhân, cộng đồng.
- Theo Hiến pháp Việt Nam:
+ Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày
21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau:
Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cola, heroine, cocaine,
các chất ma tuý khác ở thể lỏng và ở thể rắn.
+ Luật phòng chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày
9/12/2000 có hiệu lực từ ngày 1/6/2000, tại điều 1 khoản 2 quy định: Chất
ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do chính phủ ban hành.
+ Trong điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
năm 1985 đã quy định một số chất ma tuý cụ thể thường gặp như: Heroine,
cocaine, nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cola. Ngoài ra, trong điều luật
còn quy định các chất ma tuý khác ở thể rắn hoặc thể lỏng mà không liệt kê
cụ thể đó là chất gì. Vì vậy, cần phải hiểu các chất ma tuý khác là các chất
được quy định cụ thể trong công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý mà Việt
Nam đã tham gia.
- Theo pháp luật của Trung Quốc: Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc
chống ma tuý ngày 28/2/1990 quy định tại điều 1: Các chất ma tuý gồm
thuốc phiện, heroine, morphine, marijuana, cocaine, các chất gây nghiện
khác và các chất hướng thần đặt dưới sự kiểm soát của các quy định của
quốc vụ viện.
Như vậy, ma tuý là một chất độc, gây nghiện và bị pháp luật cấm sử
dụng, cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ.


15


Tóm lại, từ những điều đã trình bày trên, ta có thể đưa ra khái niệm
chung nhất về ma tuý như sau: Ma tuý là bất kỳ chất gây nghiện khi đưa vào
cơ thể sống sẽ làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm sinh lý của con
người. Dùng nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần, gây
hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.2.2. Nguồn gốc của các chất ma tuý
- Cách đây khoảng 4000 năm TCN, người ta đã biết đến cây thuốc
phiện (ả phù dung, anh tử túc, á phiện..) hay cây thẩu (Papaver
Somniferum). Nhưng mãi đến thế kỷ 17, người Châu Âu mới biết được tác
dụng trị bệnh của thuốc phiện (giảm đau, giảm ho, cầm tiêu chảy...).
- 2700 năm TCN, cần sa được mô tả trong "Bản thảo cương mục" của
vua Thần Nông (Trung Quốc). Trước đó, người ta đã dùng cần sa làm thuốc
hút, hít, uống để có được ảo giác do cần sa gây ra. Y học dân gian thì dùng
cần sa để giảm đau, giảm ho, giảm cơn suyễn, chống co giật. Tây y thì dùng
một hoạt chất của cần sa là -9 (Tetrahydro Canna Biol -9 THC) làm thuốc an
thần, chống nôn ói cho người bệnh ung thư.
- Năm 1806, người ta đã sản xuất được morphine.
- Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã nhai lá Coca với vôi để không cảm
thấy đói, không cảm thấy mệt.Ngày nay, Tây y dùng Cocaine làm thuốc tê
khi chữa các bệnh trong tai, mũi, họng, răng miệng. Cocaine được chiết xuất
từ lá Coca, được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1855.
- Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu
trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây
Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức
mà thuốc phiện mang lại khi dùng.
- Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong

cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta
mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh
16


mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng
gây nghiện khó cai.
- Năm 1935 người ta mới phát hiện tính chất kích thích của
Amphetamine và được dùng để điều trị chứng ngủ rũ.
- Năm 1960, một số nước đã tổng hợp được LSD (Lysergic Acid
Diethylamide).
1.2.3. Phân loại ma tuý
Có nhiều cách phân loại ma tuý.
* Theo mức độ gây nghiện:
Ma túy gồm 3 loại sau :
- Loại mạnh: Thuốc phiện, heroine, cocaine...
- Loại trung gian: Morphine, dolargan, nôvôcain, atropine...
- Loại nhẹ: Thuốc lá, tài mà, thuốc lào Canada (còn gọi là cỏ Malay,
pin), thuốc lào ẢRập (còn gọi là shisha)...
* Theo Liên Hợp Quốc:
Ma tuý gồm 5 nhóm sau :
- Nhóm ma tuý là các chất từ cây thuốc phiện (opiates) .
- Nhóm ma tuý là các chất từ cây cần sa (cannabis) .
- Nhóm ma tuý là các chất kích thích (stimulats) .
- Nhóm ma tuý là các chất ức chế (depressants) .
- Nhóm ma tuý là các chất gây ảo giác (hallueinogent).

17



* Theo quy định sử dụng:
Ma túy gồm 2 loại:
- Loại ma tuý được dùng : Thuốc lá, rượu ...
- Loại ma tuý cấm dùng : Thuốc phiện, sản phẩm điều chế từ thuốc
phiện như : Heroine, morphine, cây cola và các chất chế tạo từ lá cây coca
như cocaine...
* Theo nguồn gốc:
Ma túy gồm 2 loại:
- Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên : Cây thuốc phiện (cây anh túc), cây
cần sa, cây coca, thuốc lá, thuốc lào…
- Ma tuý nhân tạo : Dolargan, heroine tổng hợp, thuốc lắc, thuốc an
thần Seduexen, mêprobanat, amphetamine, cocaine, morphine,
LSD(Lysergic Acid Diethylamide) …
* Theo dược học:
Ma túy gồm 3 loại.
- Thuốc an thần: Thuốc phiện, những chất chế ra từ thuốc phiện
(heroine, morphine, cocaine, methadone và pethidine) và thuốc ngủ (lumiau,
valium, seconau phenobacbital, serepax, mogadon, Seduexen)...
- Các chất kích thích: Thuốc kích thích tổng hợp bezedrine, cocaine,
encain anpha và beta, ephedrine, nicotine, caffine...
- Các chất gây ảo giác: Marijuana, cần sa ; ancaloit gây ảo giác có
trong cây xương rồng (peyote cactus); LSD (Lysergic Acid Diethylamide)
hay còn gọi là ma tuý gây ảo giác; amphetamine, ecstasy(thuốc lắc):
18


(MDMA/methylenedioxymethamphetamine);

ketamine;


hashish;

phencyclidine (PCP); thuốc có thể hoà tan và thuốc hít: Keo dán, chất để pha
loãng sơn...
1.2.4. Một số chất ma tuý thường gặp
1.2.4.1. Thuốc phiện (opium)
- Cây thuốc phiện (cây anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng,
cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8
- 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả.
Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống. Còn có tên là nha phiến, á phiện...
Trong thuốc phiện có morphine, công dụng chính là giảm đau, gây ngủ.
- Nhựa thuốc phiện thường được dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy
có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi.
Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác
như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, không còn ý
chí và cảm giác. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý, hút thuốc phiện còn xuất
hiện các biến chứng như: Viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai
dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch
đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử
dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó
có khoảng 80 - 90% chất morphine.

19


Hình 1 - Quả thuốc phiện (poppy head)
1.2.4.2. Morphine
- Ðây là hoạt chất chính của thuốc phiện. Morphine dạng bột: Kết
tinh màu trắng, không mùi, vị đắng và chua, dễ chuyển màu xám dưới ánh
sáng và không khí. Morphine dạng nước: Không màu, có mùi khai của

Amoniac. Morphine dạng viên: Morphine Sulfate (Moscontine) thực chất là
thuốc tây trị đau ở người bệnh ung thư, còn để điều chế Apo Morphine gây
nôn ói khi ngộ độc.
- Morphine là một loại thuốc giảm đau gây nghiện (opiat), là một
alcaloid có hàm lượng cao nhất (10%) trong nhựa khô ở quả cây thuốc
phiện, về mặt cấu tạo có chứa nhân piperridin-phenanthren.
- Morphine là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán
tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, tiêu chảy... trong y học.
Morphine có tác dụng trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ
não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm
hô hấp, trung tâm gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co
đồng tử, chậm nhịp tim...

20


- Với liều điều trị morphine làm tăng trí tưởng tượng, hết buồn rầu,
mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sắc thấy đẹp, nghe tiếng động
thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. Sử dụng morphine ở liều cao làm hạ huyết
áp, làm giảm dịch tiết, ra mồ hôi nhiều.
- Người sử dụng morphine có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím;
bị rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể,
thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ,
già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thần
kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng
morphine được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.
1.2.4.3. Heroine
- Heroine hay còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, xì ke (Scag) được
tổng hợp từ morphine. Heroine có dạng bột trắng, dễ hút nước, được gói
trong giấy bạc thành viên nhỏ, vào túi nylon nhỏ thành tép hàn kín. Heroine

được sử dụng bằng cách: Hút (trộn với thuốc lá), hoặc hít (để lên tờ giấy
bạc, hơ lửa cho heroine bốc khói và hít khói; nặng hơn thì không cần hơ mà
hít thẳng vào mũi); hoặc chích (pha vào nước chích vào tĩnh mạch hay động
mạch).
- Heroine thường được chế biến thành 2 loại: Loại bột trắng hồng, xốp
như bông gọi là "heroine 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh
mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "heroine 3" dùng để hút, hít.
- Dùng heroine lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên
mọi khổ đau, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có heroine,
cơ thể sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều heroine thì người sẽ bị tê liệt thần
kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Nghiện heroine làm cho con người
thay đổi về tính cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh
dục; dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.

21


Hình 2 - Heroine
1.2.4.5. Keo dán, thuốc lào Canada, thuốc lào Ả rập
* Keo dán:
- Các loại keo dán (gỗ, nhựa, kim loại) bao gồm 2 thành phần chính:
chất kết dính (polymer) và dung môi, trong đó dung môi đóng vai trò hoà tan
và pha loãng chất kết dính và là một chất dễ bay hơi.
- Việc hít keo (dung môi hữu cơ) thường được tiến hành bằng các cách
sau đây: hít trực tiếp bằng mũi hoặc bằng miệng từ các chai lọ đựng dung
môi hoặc keo dán; tẩm dung môi trên vải, và sau đó chụp lên mũi và miệng;
cho dung môi hoặc hỗn hợp keo dán có chứa dung môi vào túi nhựa và sau
đó chụp lên mũi, miệng hoặc trùm qua đầu.
- Có nhiều loại keo dán khác nhau nhưng có hai loại keo dán phổ biến
mà một số thanh, thiếu niên đang sử dụng đó là keo dán gỗ và nhựa. Kết quả

phân tích hai loại keo trên cho thấy: Trong hai loại keo này có 28 loại dung
môi hữu cơ khác nhau, trong đó có ba loại rất độc cho sức khỏe là methylene
chloride (hàm lượng 12,95%), ethyl acetate (6,20%) và toluene (77,11%).
Ngoài ra, trong hai loại keo này còn có nhiều loại hóa chất độc hại khác

22


nhưng ở hàm lượng thấp hơn các loại trên như xylene, benzene, butyl
acetate, ethyl cyclopentane...
- Tác hại của việc hít keo: Một người sau khi hít keo có các loại dung
môi methylene chloride, ethyl acetate, toluene, cyclohexane sẽ có tác dụng
gây cảm giác lâng lâng, đê mê (kiểu ma túy). Các dung môi hữu cơ này là
loại dung môi bay hơi có thể gây nghiện nếu thường xuyên hít, ngửi các chất
này người hít có cảm giác sảng khoái, ảo giác. Nếu hít thời gian ngắn có thể
gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây trầm cảm, ức chế hô hấp,
tổn hại phổi, hại gan, thận, gây suy tủy xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa
não, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên; nếu hít thường xuyên, lâu dài
sẽ bị bệnh ung thư. Cũng như các chất gây nghiện khác, khi đã nghiện dung
môi bay hơi, người nghiện sẽ luôn nhớ cảm giác do nó mang lại và phải tiếp
tục sử dụng nó. Đến một lúc nào đó sử dụng liều cũ không thỏa mãn, họ phải
sử dụng liều cao hơn để đạt được cảm giác mong muốn, dần dần họ trở
thành “nô lệ” của chất gây nghiện.

Hình 3 - Thanh thiếu niên hít keo
* Thuốc lào Canada (còn được gọi là pin ):

23



- “Pin” được chế biến dưới dạng sợi thuốc gói trong túi nylon hoặc ép
thành bánh để người sử dụng cắt ra, bóp vụn rồi quấn vào giấy để hút, kèm
theo pin là một loại giấy có tên là OCB dùng để quấn thuốc, phần tẩu thuốc
thường được làm bằng vỏ thuốc lá Vinataba.
- Sử dụng loại thảo dược này sẽ kích thích đến não người sử dụng ở
mức độ nhẹ hơn ma túy. Sau khi hút pin, người hút bị kích thích thần kinh,
tùy theo ảo giác từng người khi như bay bổng, lúc ngồi yên đờ đẫn. Người
hút lâu dài sẽ tổn thương các tế bào não và có thể làm người sử dụng bị suy
nhược thần kinh, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung.

Hình 4 - Giới trẻ sử dụng pin ma tuý
* Thuốc lào Ả rập (còn được gọi là shisha):

24


- Thành phần thuốc chủ yếu là mật ong, lá và rễ cây được ướp hương
các loại trái cây như nho, cam, táo, dâu… Shisha được hút thông qua chiếc
bình lọc giống như điếu bình.
- Hút shisha là một kiểu hút thuốc qua ống nước, phổ biến ở các quốc
gia Ảrập, trong đó những loại thảo mộc tạo mùi thơm được đốt cách nhiệt
bằng than, qua một ống nước và người dùng hít khí vào bằng ống.
- Hút shisha thường xuyên có thể làm hư hại não vì người người sử
dụng hít phải nồng độ khí CO cao.

Hình 5 – Cảnh hút shisha
(hvcsnd.edu.vn/.../680.aspx, truy cập ngày 24 / 01/ 2011 )
1.2.4.6. Ma tuý tổng hợp
- Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học
toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine.

Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh
hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích

25


×