Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.2 KB, 4 trang )

Physical Education and School Sports

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA NAM
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Nguyễn Văn Trung, TS. Lê Vũ Ngọc Tồn
Đại học Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên năm nhất Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh sau một năm học môn Giáo dục thể chất; So sánh đánh giá trình độ thể lực chung của nam
sinh viên trường với khối ngành Y trường CĐ Y Tế Cần Thơ.
Từ khóa: Đại học Y Dược TP.HCM, Giáo dục thể chất, Test đánh giá, so sánh.
Summary: Evaluation of the general physical health of first-year students at University of
Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City after a two-semester course of Physical Education;
Evaluation and comparison of the physical strength between male students at University of Medicine
and Pharmacy at Ho Chi Minh City and those at Can Tho Medical College.
Keywords: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, Physical Education,
Evaluation test, Comparison.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là trường trọng điểm của ngành Y ở khu
vực phía nam. Công tác giảng dạy môn Giáo dục Thể chất trong nhà trường luôn được quan tâm
đúng mức từ lãnh đạo nhà Trường, Khoa, Bộ môn. Công tác đánh giá thể lực của sinh viên
trường luôn được thực hiện thường xuyên qua từng học kỳ, năm học. Để từ đó có hướng điều
chỉnh, thay đổi nhằm nâng cao thể chất lượng giảng dạy trong nhà trường cũng như việc nâng
cao sức khỏe cho các em sinh viên trường.
Để đánh giá được trình độ thể lực của sinh viên năm nhất Cử nhân Xét nghiệm, Điều dưỡng
và Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược TP. HCM gọi tắt là (ĐH YD TP.HCM) sau
một năm học môn Giáo dục thể chất (GDTC). Chúng tôi đã tiến hành điều tra, xác định test đánh
giá thể lực và so sánh trình độ thể lực của sinh viên năm nhất trường ĐHYD TP.HCM với các
trường khối ngành Y trường CĐ Y Tế Cần Thơ. Để từ đó có hướng điều chỉnh, thay đổi chương
trình, phương pháp, giáo án, bài tập nhằm nâng cao thể lực cho các sinh viên trong các năm học


tiếp theo.
Phương pháp tham khảo tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp kiểm tra sư phạm,
Phương pháp thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Xác định các test đánh giá thể lực ban đầu của nam sinh viên năm nhất Đại học Y
Dược TP. HCM
Nhằm đánh giá thực trạng về thể lực của nam sinh viên Cử nhân Xét nghiệm, Điều dưỡng và
Khoa YHCT của Đại học Y Dược TP. HCM, chúng tôi đã tìm hiểu, xem xét, đánh giá và thống
nhất lựa chọn các test đánh giá về Thể chất trong Quyết định 53/2008 của Bộ giáo dục và Đào
tạo là phù hợp nhất với việc đánh giá thể lực cho nam sinh viên trường cũng như phù hợp với
tình hình cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.
Các test đánh giá đã được chúng tôi lựa chọn đánh giá về thể lực như sau:
- Chạy 30m xuất phát cao (giây)
- Bật xa tại chỗ (cm)
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

353


Physical Education and School Sports

- Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây)
- Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
2.2. Thực trạng thể lực của nam sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP. HCM.
Thông qua 4 test đã được lựa chọn đánh về thể lực, chúng tôi tiến hành đánh giá được thực
trạng về thể lực ban đầu của nam sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP. HCM tại bảng
1.
Bảng 1. Thể lực ban đầu của sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP. HCM
Kết quả từ bảng 1 cho ta thấy: Sai số tương đối của giá trị trung bình nhỏ hơn 0,05 nên giá trị
TT


Test

X

1
Chạy tùy sức 5 phút (m)
2
Bật xa tại chỗ (cm)
3
Chạy 30m xuất phát cao (s)
4
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)
trung bình của mẫu đủ tính đại diện.

S

Cv%



96,10
21,60
0,17
2,82

10,10
11,96
3,24
16,85


0,02
0,023
0,006
0,032

1

950,73
180,60
5,33
16,71

Thực trạng ban đầu của thành tích test: Chạy 30m xuất phát cao (s) có giá trị trung bình X 1 =
5,33 (s), trong đó hệ số biến thiên là Cv% < 10%. Như vậy, cho thấy chỉ có thành tích Chạy 30m
xuất phát cao của nam sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP. HCM là tương đối đồng
đều. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được các test Chạy tùy sức 5 phút (m); Bật xa tại chỗ (cm);
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) có hệ số biến thiên Cv% > 10%. Điều này cũng có thể lý giải rằng,
sinh viên nam năm nhất của trường Đại học Y Dược TP. HCM có trình độ thể lực là khơng đều
nhau về thể lực chung. Như vậy, cần điều chỉnh và phân loại sinh viên để có những giáo án giảng
dạy phù hợp với các sinh viên trong từng giai đoạn giảng dạy sau này.
2.3. Đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP.
HCM sau một năm học môn GDTC.
Để đánh giá trình độ phát triển về thể lực của nam sinh viên sau một năm tham gia học môn
GDTC tại trường, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá so sánh trình tự để đưa ra kết quả cụ thể
như sau:
Bảng 2. Đánh giá sự tăng trưởng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất của Đại học Y
Dược TP. HCM sau một năm học Giáo dục thể chất
Trước và sau thực nghiệm
TT


TEST

X

L1±

1

X

L2±

2

W%

ttính

P

1
2

Chạy tùy sức 5 phút (m)
Bật xa tại chỗ (cm)

950,73±96,1
180,6±21,60


964,4±97,28
184,7±21,47

1,47
2,28

21,33
23,54

< 0,05
< 0,05

3

Chạy 30m XPC (s)

5,33±0,17

5,22±0,18

2,14

13,83

< 0,05

4

Nằm ngửa gập bụng (số
16,71±2,82

lần/30 s)

17,67±2,55

6,00

11,20

< 0,05

Từ bảng 3.2 cho ta thấy giá, tất cả các giá trị của lần kiểm tra thứ 2 đều tăng lên so với ban
đầu, cụ thể là chỉ số nhịp độ tăng trưởng W% của các test đánh giá đều ở mức dương. Đối với
các test kiểm tra Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 s) thì có mức độ tăng trưởng cao nhất W%=6,00
và test Chạy tùy sức 5 phút (m) W%=1,47.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

354


Physical Education and School Sports

Sau một năm học tập môn GDTC thì thể lực của các sinh viên nam năm nhất trường ĐHYD
TP. HCM đều tăng lên. Như vậy, có thể thấy được có sự điều chỉnh trong chương trình giảng dạy
và các giáo án đã có hiệu quả trong quá trình đánh giá thể lực của các sinh viên và các test đánh
giá về thể lực cho nam sinh viên là phù hợp với sinh viên trường. Đây cũng là cơ sở để kiểm tra
đánh giá các sinh viên các năm tiếp theo cũng như thực hiện so sánh đánh giá với các trường
trong khối ngành Y trong cả nước.
2.4. So sánh đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên năm nhất trường Đại học Y
Dược TP. HCM với trường CĐ Y Tế Cần Thơ
Để biết được trình độ thể lực chung của nam sinh trường Đại học Y Dược TP. HCM sau một

năm học môn GDTC chúng tôi thực hiện so sánh với các sinh viên thuộc khối ngành Y khu vực
phía nam (trường CĐ Y Tế Cần Thơ). Chúng tôi sử dụng số liệu thông qua 4 test của 2 khách thể
để tiến hành thực hiện so sánh đánh giá. Để đảm bảo các số liệu đủ độ tin cậy của đơn vị so sánh,
chúng tôi đã tham khảo về khách thể, điều kiện cũng như thực trang ban đầu của khách thể so
sánh và được phép tác giả để sử dụng số liệu so sánh. Từ đó làm cơ sở để tiến hành so sánh.
Bảng 3. Mức chênh lệch về các chỉ số đánh giá thể chất của 2 mẫu so sánh
ĐHYD
CĐ Y TẾ
TPHCM
CẦN THƠ
TT
TEST

X

TP.HCM

X

CT

1

Chạy tùy sức 5 phút (m)

964,4

963.08

2


Bật xa tại chỗ (cm)

184,7

225.50

3

Chạy 30m xuất phát cao (s)

5,22

4.87

4

Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)

17,67

18.40

Thông qua bảng 3 ta có thể thấy tổng thể giá trị trung của các test đánh giá thể lực của nam
sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP. HCM đều thấp hơn nhiều so với nam sinh viên
trường CĐ Y Tế Cần Thơ. Cự thể như giá trị trung bình của tets kiểm tra sức mạnh chi dưới Bật
xa tại chỗ (cm) giữa 2 trường là khá lớn (40,8 cm), bên cạnh đó cũng phản ánh đúng về mức độ
tương quan trong các test kiểm tra sức nhanh của nam sinh viên 2 trường có sự trênh lệnh khá
cao thể hiện qua giá trị trung bình của test Chạy 30m xuất phát cao (s).
Từ việc kiểm tra đánh giá thể lực của nam sinh viên trường Đại học Y Dược TP. HCM và

việc tiến hành so sánh đánh giá với trường Cao Đẳng Y Cần Thơ thuộc khối ngành Y của khu
vực phía nam, bước đầu ta có thể nắm bắt được thực trạng về thể lực của nam sinh viên năm nhất
trường và cũng từ việc so sánh đánh giá này, ta cũng có thể nhận định được thực trang về thể lực
của nam sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược TP. HCM là khá yếu về sức mạnh và sức
nhanh so với các sinh viên thuộc chung khối ngành. Đây cũng là điều mà Bộ môn GDTC nhà
trường cũng cần quan tâm thêm khi xây dựng chương trình giảng dạy cần bổ sung cũng như các
bài tập tăng cường về sức mạnh chi dưới cho các em sinh viên trường.
3. KẾT LUẬN
Thông qua 4 test của BGD&ĐT đánh giá về trình độ thể lực của nam sinh viên trường Đại
học Y Dược TP. HCM, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng ban đầu và kết quả của một năm
học mơn GDTC. Nhìn chung các em đều phát triển tốt về các tố chất thể lực. Tuy nhiên, sau khi
chúng tôi tiến hành so sánh đánh giá với khách thể khác (trường CĐ Y Tế Cần Thơ) thì phát hiện
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

355


Physical Education and School Sports

ra rằng, thể lực của các sinh viên nam thấp hơn nhiều so với khách thể so sánh, cụ thể là sức
mạnh và sức nhanh.
Do đó nhà trường cần chú trọng hơn trong công tác giảng dạy các mơn GDTC cho các em
sinh viên trường. Có hướng điều chỉnh các giáo án, chương trình phù hợp hơn cho từng sinh viên
cũng như sự phát triển cho tổng thể sinh viên nhà trường.

Ảnh minh họa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT về ban hành tiêu chuẩn đánh giá
thể lực cho học sinh, sinh viên.
2. Lê Văn Lẫm, V.Đ.T, Nguyễn Trọng Hải, Thực trạng phát triển thể chất học sinh sinh viên

trước thềm thế kỷ 21. NXB Hà Nội, 2000.
3. Huỳnh Ngọc Tân, Nguyễn Quang Sơn, Nguyễn Văn Trúc "Xây dựng hương trình giảng
dạy mơn Bóng chuyền vào giờ tự chọn cho Nam sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Cần Thơ"
2020.
4. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải, Giáo trình thống kê tốn. NXB TDTT Hà Nội, 2010.
Nguồn bài báo: Bài viết được trích dẫn từ đề tài cấp cơ sở cấp trường (2019)."Nghiên cứu sự
phát triển thể lực của nam sinh viên Cử nhân Xét nghiệm, Điều dưỡng và Khoa YHCT năm thứ
nhất của Đại học Y Dược TP. HCM sau một năm học giáo dục thể chất".

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

356



×