Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá trình độ thể lực của học sinh nam khối 11 trường THPT liên hà đông anh hà nội theo chỉ số pi nhê và chỉ số quay vòng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.43 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRẦN THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA
HỌC SINH NAM KHỐI 11 TRƢỜNG
THPT LIÊN HÀ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
THEO CHỈ SỐ PI - NHÊ VÀ CHỈ SỐ
QUAY VÒNG CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRẦN THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA
HỌC SINH NAM KHỐI 11 TRƢỜNG
THPT LIÊN HÀ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
THEO CHỈ SỐ PI - NHÊ VÀ CHỈ SỐ
QUAY VÒNG CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm GDTC

Hƣớng dẫn khoa học


ThS. DƢƠNG VĂN VĨ

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Trần Thị Nhung
Sinh viên: K38B khoa GDTC trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên trong khóa luận là hoàn toàn trung
thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Nhung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSPHN2 Đại học Sư phạm Hà Nội 2
GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDTC

Giáo dục thể chất

GS


Giáo sư

HLV

Huấn luyện viên

KTTTN

Kiểm tra Trước thực nghiệm

LVĐ

Lượng vận động

NXB

Nhà xuất bản

QVC

Quay vòng cao

RLTT

Rèn luyện thân thể

TDTT

Thể dục thể thao


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTN

Trước Thực nghiệm

STN

Sau thực nghiệm

STT

Số thứ tự

VĐV

Vận động viên


MỤC LỤC
Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 5
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nhiên cứu ............................................................ 5

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT........................................... 8
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT .............................................................. 8
1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT ............................................................. 9
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng thể lực cơ thể của học sinh. ....... 11
1.3.1. Các yếu tố bên trong ............................................................................. 11
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 11
1.4. Ảnh hưởng của TDTT đối với sự phát triển của cơ thể ........................... 13
CHƢƠNG 2: NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu...................................... 17
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 17
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................ 18
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 18
2.2.5. Phương pháp nhân trắc......................................................................... 18
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ........................................................... 20
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 20
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 22
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 23
3.1. Thực trạng công tác GDTC và trình độ thể lực của học sinh trong trường
THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội.............................................................. 23
3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC trong nhà trường THPT Liên Hà Đông Anh - Hà Nội ......................................................................................... 23
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội.
......................................................................................................................... 23
3.1.3. Thực trạng công tác giảng dạy GDTC trường THPT Liên Hà - Đông

Anh - Hà Nội ................................................................................................... 25
3.1 4. Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của học sinh nam khối 11 trường
THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội. ............................................................. 26
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao thể lực cho của học
sinh nam khối 11 trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà nội. ..................... 27
3.2.1 Lựa chọn các bài tập để phát triển thể lực cho học sinh nam khối 11
trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội .................................................. 27
3.2.2. Đánh giá hiệu quả hệ thống các bài tập đã lựa chọn trong giáo dục
phát triển các tố chất thể lực cho học sinh nam khối 11 trường THPT Liên Hà
- Đông Anh - Hà Nội. ...................................................................................... 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 41
1. Kết luận ....................................................................................................... 41
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Tiêu chuẩn đánh giá Pi - Nhê

19


2.2

Tiêu chuẩn đánh giá QVC

20

3.1

Khảo sát về số lượng, trình độ giáo viên giảng dạy môn thể

23

dục trong trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội
3.2

Thực trạng cơ sở vật chất phụp vụ giảng dạy trong trường

24

THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội
3.3

Thống kê dụng cụ, trang thiết bị phụp vụ giảng dạy môn

24

thể dục trong trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội
3.4

Phân phối nội dung và thời gian giảng dạy, học tập trong

chương trình môn học thể dục cho học sinh trường THPT

25

Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội
3.5

Kết quả điều tra trình độ thể lực chung của học sinh nam
khối 11 trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội

26

(n =130)
3.6

Kết quả điều tra thể lực học sinh theo chỉ số Pi - Nhê (n = 130)

27

3.7

Kết quả điều tra thể lực của học sinh theo chỉ số QVC (n = 130)

27

3.8

Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các bài tập sử dụng trong
phát triển thể lực trong giờ học thể dục (n = 15)


3.9

30

Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các bài tập trong hoạt
động TDTT ngoại khóa để rèn luyện thể lực của học sinh

31

(n = 15)
3.10

Xây dựng tiến trình thực nghiệm cho học sinh nam khối 11
trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội trong giờ học
chính khóa.

32


3.11

Xây dựng tiến trình thực nghiệm cho học sinh nam khối 11
trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội trong hoạt

34

động TDTT ngoại khóa
3.12

Kết quả điều tra thể lực của học sinh theo chỉ số Pi - Nhê

TTN (𝑛𝐴 = 60; 𝑛𝐵 = 70)

3.13

Kết quả điều tra thể lực của học sinh theo chỉ số QVC
TTN (𝑛𝐴 = 60; 𝑛𝐵 = 70)

3.14

36

Kết quả kiểm tra thể lực của học sinh theo chỉ số Pi - Nhê
STN (𝑛𝐴 = 60; 𝑛𝐵 = 70)

3.15

35

37

Kết quả kiểm tra thể lực học sinh theo chỉ số QVC STN
(𝑛𝐴 = 60; 𝑛𝐵 = 70)

37

3.16

Kết quả điều tra thể lực của học sinh nam khối 11 trường

38


3.17

THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội TTN
(𝑛𝐴 = 60; 𝑛𝐵 = 70)

39

3.18

Kết quả kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn RLTT của học

3.19

sinh nam khối 11 trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà 39, 40
Nội STN (𝑛𝐴 = 60; 𝑛𝐵 = 70)


1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh,
giàu đẹp, Đảng và nhà nước luôn coi trọng vị trí và tác dụng của công tác
TDTT, ngành Thể dục thể thao là một trong những ngành góp phần không
nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
chú ý quan tâm đến TDTT, chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh
viên trong các nhà trường, từ phổ thông đến đại học. Bác Hồ là người khai
sinh người sáng lập lên nền TDTT cách mạng nước ta, TDTT có tác dụng bảo
vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho
dân cường nước thịnh. Ngày 30/1/1946 với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thể dục Trung ương, ngày 27/3/1946
Bác Hồ ra lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục” người đã chỉ rõ “Muốn có sức
khỏe thì nên tập luyện TDTT”, sự quan tâm đặc biệt thông qua các Chỉ thị,
Nghị quyết, Nghị định, Thông tư… về định hướng phát triển phong trào
TDTT cũng như những quy định về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn đối với vận
động viên và những người tham gia công tác TDTT để phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của đất nước.
Thể dục thể thao là nền tảng hết sức quan trọng đóng góp cho sự phát
triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Từ đó GDTC trong trường phổ thông
chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển, vậy ngay từ lứa tuổi thanh thiếu
niên các em phải được phát triển toàn diện, khỏe về thể chất, phát triển về trí
tuệ, trong sáng về đạo đức và lối sống. Đây là lớp người kế thừa cho sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao
động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Theo lời Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”


2
Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành TDTT, Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng, quy hoạch ngành TDTT, trong đó ghi
rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chất chiến lược,
trong đó quy định các môn thể thao và các hình thức hoạt động có tính phổ cập
với mọi lứa tuổi, giới tính làm cho phong trào phát triển rộng rãi trong quần
chúng, khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bộ GD&ĐT rất coi trọng GDTC ở
trường phổ thông và đó là một mặt giáo dục toàn diện, nó có nhiệm vụ cùng
các mặt giáo dục khác hoàn thành mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông.
GDTC có vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh bước vào hoạt
động học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu là biện pháp tích cực nhất nhằm
bảo vệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, cải tạo nòi giống, có tác dụng thúc

đẩy sự phát triển nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất thể lực,
nâng cao khả năng vận động của các em. Thông qua GDTC có thể bồi dưỡng
cho các em những đức tính tốt đẹp như: tinh thần dũng cảm, có tổ chức có kỷ
luật, đoàn kết, xây dựng đức tính rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, làm không
khí nhà trường thêm vui tươi, lành mạnh, lạc quan, yêu đời” [1].
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của TDTT trong cuộc sống đổi mới và
xây dựng đất nước, bên cạnh việc chú trọng phát triển các môn thể thao mũi
nhọn và đạt những thành tích cao trong các cuộc thi ở khu vực và thế giới, và
làm cho TDTT phát triển rộng khắp trên cả nước. Một lĩnh vực phụp vụ cho
TDTT là kiểm tra y học thể dục thể thao là quá trình nghiên cứu về trạng thái
sức khỏe mức độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng và trình độ tập luyện
của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Trong thực tiễn cho thấy,
trong quá trình tập luyện người tập luôn phải chịu sự tác động của LVĐ, tác
động này sẽ gây ra những biến đổi về tâm - sinh lý trong cơ thể và được biểu
hiện ra bên ngoài bằng những phản ứng vận động. Nhìn chung những biến đổi
này diễn ra theo hai xu hướng cơ bản, nếu LVĐ hợp lý sẽ tạo nên những phản


3
ứng thích nghi trong cơ thể, ngược lại nếu kích thích trong cơ thể quá lớn và
quá trình thích nghi không diễn ra sẽ đưa cơ thể đến tình trạng suy sụp, không
những thành tích tập luyện giảm mà còn dẫn đến trạng thái bệnh lý và bệnh
tật cho VĐV.
Thông qua kiểm tra y học, giáo viên và HLV có thể xác định được hiệu
quả của quá trình tập luyện, sớm phát hiện những biến đổi phù hợp cũng
những biến đổi bất lợi trong cơ thể trên cơ sở đó tiến hành tập luyện. Trên
thực tế nếu muốn đề xuất những biện pháp đúng đắn và hữu ích đối với sự
nghiệp giáo dục ở THPT một cách toàn diện thì phải hiểu về đặc điểm phát
triển của học sinh [5].
Mức độ phát triển thể lực là tổ hợp các tính chất, hình thái, chức năng

của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể tương ứng với từng
lứa tuổi, giới tính và đặc điểm dân tộc của các đối tượng tập luyện. Như vậy
mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái mà còn
bao hàm cả khả năng chức phận của cơ thể. Sự phát triển hình thái, chức phận
của cơ thể con người một mặt chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, một mặt
chịu sự chi phối của đời sống kinh tế, văn hóa, gia đình, xã hội của mỗi quốc
gia, dân tộc. Vì vậy đánh giá tình trạng thể lực theo các chỉ số cần phải tiến
hành thường xuyên, định kỳ, những kết quả đó sẽ giúp theo dõi đánh giá tình
trạng thể lực của con người. Các chỉ số thể lực không phải hằng định mà có
thể thay đổi phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, xã hội và chế độ dinh dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề đánh giá thể lực
theo năng lực và lứa tuổi, như một số đề tài sau: Nghiên cứu một số chỉ số
hình thái của cơ thể của nữ sinh khối 11 trường THPT C Duy Tiên do sinh
viên Nguyễn Thị Thúy Nga, sinh viên Trường ĐHSPHN 2, đề tài nghiên cứu
một số chỉ số hình thái của học sinh khối 10 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc
Ninh do Đỗ Đức Chính, sinh viên trường ĐHSPHN 2 đã nghiên cứu… nhưng


4
chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực theo chỉ số
Pi - Nhê và chỉ số QVC. Chính vì vậy xuất phát từ thực tế trên, nên chúng tôi
đi vào nghiên cứu đề tài “Đánh giá trình độ thể lực của học sinh nam khối
11 Trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội theo chỉ số Pi - Nhê và chỉ
số Quay Vòng Cao”.
 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá trình độ thể lực của học sinh nam khối 11 trường THPT Liên
Hà - Đông Anh - Hà Nội theo chỉ số Pi - Nhê và chỉ số QVC. Qua đó xác
định, đánh giá trình độ phát triển thể lực và các yếu tố ảnh hưởng tới thể lực
của học sinh.
 Giả thuyết khoa học

Kết quả đánh giá trình độ thể lực của học sinh nam khối 11 trường THPT
Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội, qua đó đưa ra lời khuyên nhằm tác động nhằm
tác động tích cực, giúp các em hình thành động cơ tập luyện trong TDTT, nâng
cao sức khỏe, góp phần phát triển cơ thể toàn diện cả về thể chất và chí tuệ.


5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Sức khỏe là một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội, cho
phép mỗi người thích ứng nhanh với những biến đổi của môi trường, giữ
được lâu dài khả năng lao động và lao động đạt kết quả cao. Trong lý luận
GDTC sức khỏe là một trong những yếu tố cơ bản và đầu tiên để học tập, lao
động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế xây dựng đất nước.
Cấu trúc cơ thể con người gồm trình độ phát triển với những chỉ số
tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng với những khả năng, chức năng của
hệ thống các cơ quan trong cơ thể thể hiện qua hoạt động của cơ bắp. Phản
ánh mức độ phát triển của hệ thống các cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh,
thống nhất sự phát triển là quá trình thay đổi hình dáng, chức năng của cơ thể
con người trong đời sống cá thể. Những đặc điểm về thể lực con người mang
đặc thù về chủng tộc, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp được thể hiện trong môi
trường sống nhất định. Các chỉ số thể lực được coi là thước đo sức khỏe và
khả năng lao động của con người, vì thế chúng được vận dụng trong các lĩnh
vực kinh tế xã hội, khám sức khỏe, chuẩn đoán lâm sàng một số bệnh liên
quan đến thể lực của con người.
Các chỉ số thể lực là một thông số cơ bản, nó phản ánh sự phát triển
sinh học của cơ thể liên quan chặt chẽ đến sức lao động và thẩm mĩ của con
người. Do đó vấn đề này từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm để đánh
giá thể lực con người, người ta dựa vào các chỉ tiêu sau: trọng lượng, chiều
cao, vòng ngực, vòng đùi, vòng cánh tay co và một số chỉ tiêu khác. Các chỉ

tiêu này nói lên sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của cơ thể từ lúc mới
sinh cho tới lúc qua đời, đồng thời cũng mang tính di truyền cá thể. Đánh giá
thông qua các chỉ số như: Pi - Nhê, QVC nhìn chung các chỉ số trên được xây


6
dựng thông qua các điểm chủ đạo là: chiều cao nhất định, thể lực tốt hay xấu
phụ thuộc vào kích thước ngang như trọng lượng cơ thể, vòng ngực hay vòng
đùi, nghĩa là thể lực tỷ lệ thuận với các kích thước ngang. Hình thái của cơ thể
thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, loại hình thể trạng, dân tộc [10].
Việc nghiên cứu thể lực được bắt đầu từ khi con người biết đo chiều cao,
cân nặng của mình. Từ thế kỷ 13, TêNon đã coi trọng lượng cơ thể là một chỉ
số quan trọng để đánh thể lực, sau này các nhà giải phẫu học kiêm họa sĩ thời
phục hưng như: Lêonard Đ.Vinel, Miken langie, Ra Phuel… đã tìm hiểu rất kỹ
cấu trúc và mối tương quan giữa các bộ phận trên cơ thể để đưa lên các tác
phẩm của mình, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là nhà nhân
trắc học người Đức Rudolf Mattin, ông là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng
“Giáo trình về nhân trắc học - 1919” và “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống
kê - 1924”. P.N. Bakirop - 1962 là tác giả nổi tiếng của cuốn “Học thuyết về sự
phát triển của con người” ông đã nêu ra các quy luật phát triển của cơ thể con
người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống hoặc “Nhân trắc học” của Evar
Devael - 1964, ông đã xây dựng thang phân loại thể lực dựa vào các chỉ số hình
thái, trung bình cộng và độ lệch chuẩn. Đầu thế kỷ 20 với sự phát triển của di
truyền học, sinh lý học, sinh hóa, toán học thống kê việc nghiên cứu các chỉ số
thể lực của học sinh THPT ngày càng được mở rộng ở khắp nơi trên thế giới,
các công trình đó đề cập đến một số vấn đề như: nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển thể lực học sinh, sự phát triển trình độ thể lực.
Về chỉ số thể lực người Việt Nam các nhà khoa học đã chú ý tới vào năm
1930 với những kết quả nghiên cứu ban đầu về kích thước cơ thể và được công
bố trong 9 tập của cuốn “Các công trình nghiên cứu của viện nghiên cứu học

trường Đại học y khoa Đông Dương 1939 - 1944” và cuốn “Hình thái học và
giải phẫu mĩ thuật học” của Đỗ Xuân Hợp - 1942, tuy nhiên các công trình này
còn chưa được tập chung, còn đơn giản, phương pháp nghiên cứu đơn sơ nên


7
kết quả còn phần nào hạn chế. Phải đến sau năm 1945 và đặc biệt từ khoảng 35
năm trở lại đây công tác nghiên cứu và điều tra cơ bản về hình thái thể lực
người Việt Nam mới được đẩy mạnh và đặc biệt là bộ môn nhân trắc học được
thành lập ở một số trường Đại học và Viện nghiên cứu [6].
Vào 1967 và 1972 tại hội nghị tổng kết về hằng số sinh học người Việt
Nam được tổ chức tại Hà Nội, do GS.TS Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ trì đã tợp
hợp hàng trăm công trình nghiên cứu về hình thái thể lực cũng như sự phát
triển thể lực của người Viêt Nam. Trong hội nghị này, các tác giả Việt Nam
đã thống nhất phương pháp đo, điều kiện cụ thể khi đo các chỉ số nhân trắc và
tổng kết kết quả nghiên cứu của các tác giả. Đến năm 1975 đã xuất bản cuốn
sách “Hằng số sinh học người Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Tấn Gi Trọng
chủ biên, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển thể lực của học sinh
không đồng đều theo lứa tuổi, giới tính và hoàn cảnh sống [12].
Gần đây nhất, để đánh giá sự phát triển của thanh thiếu niên, học sinh,
sinh viên, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với vụ TDTT quần chúng (Uỷ ban
TDTT), viện TDTT và 12 sở GD&ĐT trên phạm vi toàn quốc đại diện cho
các vùng miền trên cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Tây
Ninh, Thái Bình, An Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi… đã tiến
hành khảo sát học sinh phổ thông từ 7 - 18 tuổi vào năm 1996 với số lượng
28.800 em (mỗi lứa tuổi, mỗi giới tính, mỗi tỉnh đo 100 em). Các chỉ tiêu
khảo sát chia làm 2 nhóm là một vài chỉ tiêu cơ bản về hình thái và một số chỉ
tiêu cơ bản về tố chất thể lực và kết quả nghiên cứu trên đã được NXB TDTT
Hà Nội cho lưu hành cuốn “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh
viên trước thềm thế kỷ 21” (xuất bản năm 2000) do GS.TS Lê Văn Lẫm làm

chủ biên [7].
Như vậy, việc nghiên cứu về thể chất nhân dân nói chung và học sinh,
sinh viên nói riêng đã đánh giá đúng sự phát triển thể chất qua từng giai của


8
người Việt Nam cũng như thế giới là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Từ
đó phải tìm ra giải pháp tốt nhất để góp phần nâng cao tầm vóc, thể trạng người
Việt Nam, điểm hình là lứa tuổi học sinh chủ nhân tương lai của đất nước.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT [13]
Lứa tuổi học sinh THPT bao gồm những học sinh có độ tuổi từ 15 đến
18 tuổi. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thanh niên mới lớn đây là một thời
điểm quan trong trong thời kỳ phát triển của con người.
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT
 Về tâm lý chung: Học sinh lứa tuổi này các em muốn chứng tỏ mình là
người lớn, muốn được mọi người biết đến và tôn trọng, là tuổi hay mơ mộng,
nhiều ước mơ, hoài bão, nhược điểm là thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
Là tuổi đầy sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới, trong đó có mối tình
đầu để lại ký ước trong sáng trong suốt cuộc đời học sinh.
 Về hứng thú: Ở lứa tuổi này các em đang có ý thức được mình đang đứng
trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy các em có thái độ tự giác tích cực hơn
trong học tập. Động cơ học tập ở lứa tuổi này đã gắn liền với khuynh hướng
nghề nghiệp nhất định, các em thường thích học những môn mà các em cho là
quan trọng với nghề nghiệp mình chọn, còn các môn khác thì sao nhãng hay
học qua loa, học chống đối, nhất là môn thể dục. Qua đây giáo viên thể dục
cũng như giáo viên các bộ môn khác cần có các biện pháp tác động định
hướng giúp các em hình thành động cơ đúng đắn trong học tập và rèn luyện
thể chất.
 Về tình cảm: So với học sinh cấp tiểu học và học sinh cấp THCS, học sinh
THPT biểu hiện rõ rệt hơn tình cảm gắn bó yêu quý mái trường mà các em đã

khôn lớn, đặc biệt đối với các giáo viên giảng dạy các em (yêu ghét rõ ràng).
Việc gây được thiện cảm và sự tôn trọng của học sinh là một trong những
thành công lớn của người giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên thể dục. Điều


9
đó giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy, nó thúc đẩy các em
tích cực, tự giác trong tập luyện và yêu thích môn TDTT. Bởi vậy giáo viên
phải là người công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mức tới
học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của học sinh.
 Về trí nhớ: Ở lứa tuổi này không còn tồn tại việc ghi nhớ mày móc do học
sinh đã biết ghi nhớ một cách có hệ thống, đảm bảo tính logic, do đặc điểm trí
nhớ ở lứa tuổi này khá hoàn thiện, cho nên với môn thể dục giáo viên có thể
sử dụng phương pháp giảng dạy trực quan kết hợp với phân tích các chi tiết
kỹ thuật động tác, vai trò, ý nghĩa cũng như tác dụng của phương tiện,
phương pháp GDTC để các em có thể lĩnh hội một cách độc lập trong quá
trình lên lớp, học ngoại khóa.
 Các phẩm chất ý chí: Ở lứa tuổi đặc điểm ý chí đã thể hiện rõ ràng và
mạnh mẽ hơn so với những lứa tuổi trước đó. Các em có thể hoàn thành được
những bài tập khó và đòi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn hơn trong học tập
cũng như trong tập luyện TDTT.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT [5]
Ở lứa tuổi này, cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn thiện, chức
năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ
phận của cơ thể cũng được nâng lên, ở cấp hai cơ thể các em phát triển chiều
cao nhiều hơn nhưng khi lên cấp ba lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn,
chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm dần, sự phát triển cơ thể của nam và nữ
học sinh khác nhau rõ rệt về hình dáng và khả năng hoạt động thể lực, tâm lý.
Vì vậy chúng ta cần phải biết phân biệt tính chất, cường độ, khối lượng tập
luyện, tạo điều kiện tốt nhất, phù hợp để cơ thể phát triển được một cách toàn

diện và cân đối.
 Hệ thần kinh:
Ở lứa tuổi này cơ thể các em đang tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện,
tuy nhiên khối lượng ở vỏ não không tăng, chủ yếu cấu tạo bên trong vỏ não


10
phức tạp hơn, khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích tổng hợp phát triển
mạnh, rất thuận lợi cho quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Đây là đặc
điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện các kỹ thuật
động tác trong môn thể dục. Ngoài ra, do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp,
tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu
thế. Hưng phấn và các ức chế không cân bằng gây ảnh hưởng tới hoạt động
thể lực. Vì vậy giáo viên phải lựa chọn những bài tập thích hợp với đặc điểm
lứa tuổi, giới tính.
 Hệ vận động:
Hệ xương: Đã bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sụn ở hai đầu xương dài
nhưng lượng sụn chuyển thành xương ít. Mỗi năm nữ cao thêm 0,5 - 1cm,
nam cao thêm 1 - 3 cm, nữ sau 20 tuổi nam sau 25 tuổi hầu như không cao
thêm nữa, tập luyện TDTT một cách thường xuyên, khoa học làm cho xương
chắc khỏe hơn. Lứa tuổi học sinh THPT, các xương nhỏ như xương cổ tay,
xương bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập một số động tác
khó phức tạp hơn. Xương cột sống của các em đã ổn hình dáng nhưng vẫn
chưa được hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo nên việc bồi dưỡng tư thế chính
xác thông qua các bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục dụng
cụ… là rất cần thiết cho học sinh.
Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên ở tuổi này sức
co cơ vẫn còn tương đối yếu. Cơ bắp phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ
cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, cơ ngón tay) phát triển chậm hơn. Nhìn
chung ở độ tuổi học sinh lớp 10 (tuổi 16) là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh

nhất. Do vậy, thời kỳ này cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường, ngoài ra việc tập luyện TDTT
một cách thường xuyên, hợp lý góp phần thúc đẩy sự phát triển của các cơ
quan và hệ cơ trong cơ thể. Các bài tập mà giáo viên đưa ra cho các em phải
đảm bảo nguyên tắc vừa sức, phát triển tất cả các loại cơ, nhưng cũng phải
chú ý đến đặc điểm giới tính lứa tuổi để tiến hành tập luyện cho phù hợp.


11
 Hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển đi đến hoàn thiện.
Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nam khoảng 70 - 80
lần/phút, của nữ khoảng 75 - 85 lần/phút. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong
quá trình vận động tương đối rõ rệt, sau vận động mạnh đập và huyết áp hồi
phục tương đối nhanh. Cho nên ở lứa tuổi này có thể tập những bài tập có
khối LVĐ và cường độ tương đối lớn cần chú ý tới hình thái thể lực của học
sinh, trạng thái sức khỏe, đặc điểm giới tính.
 Hệ hô hấp:
Hệ hô hấp đã phát triển tương đối hoàn thiện. Dung lượng phổi tăng lên
nhanh chóng, lúc 14 - 15 tuổi dung lượng phổi khoảng 2 - 2,5 lít, đến năm 16 18 tuổi dung lượng phổi vào khoảng 3 - 4,5 lít. Khả năng trao đổi chất ở phổi
tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của cơ lồng
ngực nhỏ chủ yếu là co giãn của cơ hoành (thở bằng bụng). Trong quá trình tập
luyên cần thở sâu và tập chung chú ý thở bằng ngực. Các bài tập như bơi, chạy
cự ly trung bình, chạy bền có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển của hệ hô hấp.
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng thể lực cơ thể của học sinh.
1.3.1. Các yếu tố bên trong
Thể lực của cơ thể học sinh phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chủng tộc,
giới tính và hooc môn. Đây là những yếu tố quy định và điều kiện sự phát
triển hình thái cơ thể và thể lực của con người.
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

Khác với yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa hơn đối với
đề tài nghiên cứu.Vì đây là các yếu tố có ý nghĩa thực tiễn cho phép ta có thể
tác động chủ động làm thay đổi vóc dáng và thể lực cơ thể học sinh.
1.3.2.1. Chế độ dinh dưỡng
Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hình dáng cơ thể học sinh. Ăn uống
là một nhu cầu cơ bản hàng ngày của con người, ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi.


12
Vấn đề ăn uống cần được đặt ra rõ hơn trong các hoạt động của mỗi con
người, chế độ ăn uống cần được đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người
như: nhu cầu về các chất dinh dưỡng, nhu cầu về đủ lượng thức ăn, đảm bảo
tỷ lệ và sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Theo một số
nhà khoa học thì tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các chất dinh dưỡng như
Prôtêin, Lipit, Gluxit trong khẩu phần ăn là 1: 1: 5 hoặc 1: 1: 4, giữa Canxi và
Phôtpho nên là 1: 0,6. Khẩu phần ăn phải luôn được thay đổi theo đặc điểm
phát triển cơ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc, phù
hợp với phong tục tập quán của mỗi địa phương. Như vậy nếu được chăm sóc
tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chiều cao cơ thể sẽ phát triển đạt mức tối đa.
1.3.2.2. Chế độ sinh hoạt
Mức độ phát triển của cơ thể sẽ phần nào phản ánh rõ ràng chế độ sinh
hoạt xã hội của mỗi học sinh. Nếu cơ chế sinh hoạt hợp lý ăn uống nghỉ ngơi
điều độ có giờ giấc sẽ có lợi cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, thể đặc
biệt là với cơ thể học sinh nữ. Giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh, phát
triển cân đối, tinh thần sảng khoái trong lao động, học tập đạt kết quả cao.
1.3.2.3. Giáo dục
Giáo dục có nhiệm vụ xây dựng động cơ đúng đắn về hoạt động học tập
và tập luyện TDTT (nhu cầu, ham thích). Hình thành cơ sở đạo đức của động
cơ đó, giáo dục các phẩm chất ý chí cần thiết, phẩm chất đạo đức, trí tuệ,
thẩm mĩ. Đó là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình GDTC, tạo cho các em

được những nhận thức quan trọng, cần thiết từ đó định hướng trong việc
chuẩn bị, tham gia hoạt động lao động và phụp vụ xã hội.
1.3.2.4. Tập luyện TDTT
Tập luyện TDTT thông qua các bài tập, các môn thể thao và các trò chơi
khác nhau, bài tập thể thao rất phong phú, đa dạng các bài tập có phương pháp
tập luyện và điều kiện không giống nhau, cũng nhằm giải quyết các nhiệm vụ


13
khác nhau. Các bài tập TDTT là phương tiện chuyên môn, cơ bản nhất chủ yếu
nhất để giải quyết một các độc lập các nhiệm vụ của GDTC, đó là:
- Phát triển chức năng và nhân cách
- Hoàn thiện hệ thống những kỹ năng, kỹ sảo, lao động và chiến đấu
- Hoàn thiện thể chất, giữ gìn và nâng cao sức khỏe
Mục đích của tập luyện TDTT là làm cho cơ thể phát triển toàn diện cả
về thể chất và trí tuệ, tạo cho cơ thể khả năng chịu đựng trước những tác động
không thuận lợi của các yếu tố tự nhiên như: nóng, lạnh, bức xạ mặt trời đặc
biệt là khi chúng dao động đột ngột. Để rèn luyện cơ thể một cách toàn diện
và thích nghi được với những tác động khác nhau của yếu tố tự nhiên, xã hội.
Việc tập luyện TDTT cũng có tác dụng rèn luyện ý chí, nghị lực, kết hợp bài
tập TDTT với các biện pháp rèn luyện hợp lý từ đó nâng cao sức đề kháng,
khả năng chịu đựng của cơ thể khi điều kiên sống hoặc môi trường thay đổi
đột ngột theo hướng bất lợi.
1.4. Ảnh hƣởng của TDTT đối với sự phát triển của cơ thể
 TDTT làm thay đổi hình thể
Tập luyện TDTT đã làm hình dáng cơ thể thay đổi đáng kể, cũng như
sự phát triển của các cơ và xương.
Cụ thể là: Ảnh hưởng của TDTT đối với xương: Xương là chỗ dựa
vững chắc của cơ thể, Các xương hợp lại với nhau tạo thành một bộ xương
gồm 210 cái. Luyện tâp TDTT làm cho xương và các khớp khỏe mạnh, vững

chắc hơn, vững chắc hơn, hoạt động của các khớp linh hoạt hơn, giúp con
người thực hiện được những động tác khó với biên độ lớn. Đồng thời các
động tác thể thao còn kích thích sự phát triển của xương cả về chiều dài và độ
dày. Qua đó kích thích sự phát triển chiều cao của con người, làm cơ thể trở
nên săn chắc khỏe mạnh hơn.
Ảnh hưởng của TDTT đối với cơ: Khi các cơ làm việc số lượng cơ làm
việc nhiều hơn (bình thường có thể chỉ có 10% các vi huyết quản hoạt động,


14
nhưng khi có làm việc thì số lượng các vi huyết quản tăng lên 100% nghĩa là
tăng gấp 10 lần). Hơn nữa ở trạng thái nghỉ ngơi cơ thể chỉ có 55% - 75%
máu lưu chuyển, nhưng khi cơ hoạt động thì lượng máu lưu chuyển tăng lên
gần 100%.
Như vậy nhờ hoạt động TDTT cơ hoạt động được tiếp nhận thêm nhiều
máu, do đó được nuôi dưỡng tốt hơn và tăng lên cả về số lượng lẫn sức mạnh.
Hoạt động của các dây thần kinh có liên quan đến các cơ cũng được hoàn
chỉnh hơn.
 TDTT làm thay đổi chức năng
Người ta nói TDTT không những có tác dụng làm thay đổi hình thể mà
còn có tác dụng làm thay đổi cả về mặt chức năng. Điều đó đã được chứng
minh thông qua các kiến thức sinh lý. Chức năng ở đây được hiểu là chức
năng của hệ thống các cơ quan, nội tạng như hệ tuần hoàn và hệ hô hấp…
TDTT đã làm thay đổi đáng kể các cơ quan trên.
 TDTT làm thay đổi hệ tuần hoàn (tim và mạch máu):
Tập TDTT làm tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu lượng huyết sắc tố
trong máu, do đó có khả năng vận chuyển ôxy của máu tăng lên. Đồng thời
rút ngắn được thời gian đông máu vì tạo ra chất Adrenalin làm đẩy nhanh quá
trình đông máu. Tập luyện TDTT rất ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tim
mạch. Ở người bình thường tim đập 65 - 75 lần/phút; thể tích tâm thu 500 600ml. Khi hoạt động TDTT nặng, thể tích tâm thu và số lần mạch đập tăng

lên theo cường độ vận động, tập luyện TDTT ảnh hưởng đến huyết áp, huyết
áp tối đa của người tập luyện giảm hơn so với người không tập luyện.
 TDTT làm thay đổi hệ hô hấp:
Khi tập luyện TDTT có hệ thống hóa quá trình thở được điều chỉnh và
hoàn thiện. Do đó quá trình ôxy hóa trong cơ thể cũng được cải thiện. Sự
hoàn chỉnh hô hấp thường dẫn đến thở sâu, do đó mà tiết kiệm sức. Sự hoạt


15
động của lồng ngực và cơ hoành cũng tăng lên sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự
tuần hoàn.
Ví dụ: Ở người bình thường, khả năng hấp thụ ôxy là 2 -3,5 lít/phút. Ở
người tập TDTT, khả năng hấp thụ ôxy tăng lên 6 lần/phút.
Từ rất lâu nay người ta đã thừa nhận vai trò và ý nghĩa của các bài tập
thể chất đối với sức khỏe con người. Trong các tác phẩm của mình, nhiều thế
hệ họa sĩ Hy Lạp và các nhà triết học đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của các bài tập
thể chất là tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ cho con
người. Aristot đã nói: “sự sống đòi hỏi phải vận động” và “không điều gì hủy
hoại cơ thể hơn đói vận động”. Ở Việt Nam trong lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục đã nói rõ vai trò to lớn của hoạt động thể chất với sức khỏe con người và
sức khỏe cộng đồng.
Thông qua các kỳ đại hội, Đảng và Nhà nước ta đã tường bước khẳng
định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục là tạo ra con người
phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, có sức khỏe, thẩm mĩ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Theo tinh thần đó công tác GDTC trong nhà
trường, các cấp học là một mặt quan trọng, một bộ phận không thể tách rời
của quá trình đào tạo.
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin vai trò của hoạt động TDTT trong

việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe con người trở nên có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng khi mà hoạt động thể lực trong lao động và sản xuất đang ngày
càng có xu hướng giảm dần tới mức tối thiểu. Nhiều công trình nghiên cứu
cho thấy năng lượng tiêu hao trong sản xuất cho hoạt động cơ bắp so với năng
lượng sử dụng năng lượng ở thế kỷ trước đạt 96% thì ngày nay chỉ là 1%.
Theo kết quả điều tra trên diện rộng cho thấy việc luyện tập các bài tập
thể chất là yếu tố phòng ngừa và chữa chị bệnh hữu hiệu nhất. Chúng ta tác


16
động vào cơ thể một cách tất đa dạng theo chiều hướng khác nhau. Nhưng
dưới ảnh hưởng tác động của quá trình luyện tập có hệ thống, khả năng miễn
dịch không chuyên của cơ thể sẽ được tăng lên khi có những tác nhân bất lợi
cho sức khỏe tác động vào cơ thể như: Các bệnh truyền nhiễm, sự thay đổi
đột ngột của thời tiết, môi trường, khí hậu…
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng việc tập luyện không được tiến
hành một cách khoa học thì không những không phát huy được tác dụng của
nó là tăng cường sức khỏe mà có thể còn có hại cho cơ thể người tập.


17
CHƢƠNG 2: NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này chúng tôi đã đưa ra hai nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC, và trình độ thể lực chung
của học sinh nam khối 11 trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội theo
chỉ số Pi - Nhê và chỉ số QVC.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao thể
lực cho học sinh nam khối 11 trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội
theo chỉ số Pi - Nhê và chỉ số QVC.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt hai nhiệm vụ đặt ra của đề tài chúng tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu
Đây là Phương pháp sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, thông
qua tra cứu, sưu tầm các tài liệu khoa học, các luận văn các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước, của ngành TDTT và Bộ GD&ĐT để xây dựng luận
cứ, hình thành cơ sở lý luận phụp vụ quá trình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu cho phép hệ thống hóa khiến thức có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, phân tích cơ sở lý luận có liên quan
đến hiệu quả GDTC cho học sinh và nghiên cứu biện pháp nâng cao thể lực
cho học sinh nam khối 11 trường THPT Liên Hà - Đông Anh - Hà Nội.
Các tài liệu được sử dụng gồm: Giáo trình, sách tài liệu tham khảo về y
học TDTT, giải phẫu người, phương pháp toán học thống kê, lý luận GDTC
trường học…v…v.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập và xử lý thông tin ban
đầu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu từ ý kiến của người khác. Đây là


×