Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên Cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.26 KB, 5 trang )

Physical Education and School Sports

XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG, TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
ThS. Đặng Hùng Linh1, TS. Phạm Anh Tuấn1, ThS. Nguyễn Ngọc Tuyên2
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội1, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải2
Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, nghiên cứu lựa chọn và xây
dựng nội dung 04 biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên Cao đẳng, Trường Đại học Công
nghệ giao thơng vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Nhà
trường.
Từ khóa: Thể lực chung, biện pháp, sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông
vận tải
Abstract: Through routine scientific research methods to select and develop the content of 4 physical
development methods for whole college student at UTC, it contributes to improving contribute to
improving efficiency of physical education work which is for students.
Keywords: General physical development, method, college student, the University of Transport and
Communications.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải tại Hà Nội là trường đại học có bề dày lịch sử.
Trong những năm qua, Nhà trường đã quan tâm tới công tác Giáo dục thể chất (GDTC), nhiều
mục tiêu đặt ra bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, cơng tác GDTC trong Trường cịn những tồn tại cần phải khắc phục như: nhận thức của
sinh viên về vai trò và tác dụng của Thể dục thể thao (TDTT) còn nhiều hạn chế, nội dung
chương trình giảng dạy cịn chưa đồng bộ. Đặc biệt là kết quả kiểm tra đánh giá thể lực cho thấy
còn tỷ lệ lớn sinh viên chưa đạt tiêu chuẩn thể lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành… Tuy
nhiên, để khắc phục thực trạng này, nhà trường chưa đưa ra được các biện pháp phát triển thể lực
một cách đồng bộ.
Với mục đích góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng công tác
GDTC cho sinh viên Nhà trường, chúng tôi tiến hành: Xây dựng biện pháp phát triển thể lực


chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thơng vận tải.
Q trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; phương pháp toán
học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Lựa chọn biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại
học Công nghệ giao Thông vận tải
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác GDTC Trường Đại học Công
nghệ giao thông vận tải, đồng thời căn cứ vào các nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ,
tính khả thi, tính hợp lý và tính hiệu quả. Nghiên cứu đã lựa được một số biện pháp nhằm phát
triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng nhà trường. Để lựa chọn các biện pháp một cách khoa
học và khách quan, chúng tôi phỏng vấn 19 chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý đang công tác
tại một số trường Đại học, Cao Đẳng. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 1.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

332


Physical Education and School Sports

Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên
cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Rất cần
TT

Cần

Không cần


Các biện pháp
n

%

n

%

n

%

1

Cải tiến phương pháp giảng dạy môn GDTC
phù hợp với điều kiện của nhà trường.

10

52.6

5

26.3

4

21.1


2

Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa

17

89.5

2

10.5

0

0.00

18

94.7

1

5.3

0

0.00

16


84.2

2

10.5

1

5.3

17

89.5

2

10.5

0

0.00

3
4
5

Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ
sở vật chất
Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức các
hoạt động TDTT ngoại khóa

Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa

Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: 4/5 biện pháp đề xuất của nghiên cứu được các
chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý tán thành cao với kết quả phỏng vấn đạt từ 84.2% đến
94.7%. Căn cứ nguyên tắc lựa chọn biện pháp, đề tài lựa chọn các biện pháp có mức độ ưu tiên
cao để áp dụng thực nghiệm nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại
học Công nghệ giao thông vận tải, các biện pháp cụ thể bao gồm:
Biện pháp 1: Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa.
Biện pháp 2: Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất.
Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa.
Biện pháp 4: Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa
2.2. Xây dựng nội dung biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng,
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Biện pháp 1. Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa
Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của sinh viên nâng cao hiệu quả học tập các giờ
chính khoá, đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
đạt thành tích cao trong thi đấu các môn thể thao tại các giải thi đấu các cấp.
Nội dung biện pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động tập luyện, thi
đấu các mơn thể thao ngoại khố.
Tổ chức các hoạt động ngoại khố, góp phần hồn thiện các nội dung học tập của giờ học chính
khố các môn học GDTC và rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa cho SV cao đẳng trường Đại học Công
nghệ giao thông vận tải.
Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể.
Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu, biểu diễn thể thao cho sinh viên, lôi cuốn đông
đảo sinh viên tham gia và cổ vũ. Từng bước xây dựng các đội tuyển tham gia tập luyện thường
xuyên.
Tổ chức thực hiện: Ban giám hiệu là thường trực tổ chức, điều hành trực tiếp tổ các môn học
GDTC của nhà trường. Đối với câu lạc bộ cấp trường thì do đại diện Ban giám hiệu là chủ
nhiệm, các phịng chức năng, Cơng Đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các giáo viên

chủ nhiệm là thành viên.

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

333


Physical Education and School Sports

Bộ môn GDTC bám sát sự chỉ Đạo của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, thành lập Ban chủ nhiệm
câu lạc bộ và các thành viên, có quy chế, chương trình hoạt động cụ thể.
Thời gian tiến hành vào buổi chiều, buổi tối (ngồi giờ học chính khoá) các ngày trong tuần.
Số lượng buổi tập từ 2 - 3 buổi/tuần, thời gian tập là 90 phút (như giờ học chính khố, có giáo
viên, HLV trực tiếp phụ trách giảng dạy - huấn luyện).
Biện pháp 2. Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất
Mục đích: Phát huy tối đa cơng suất của các cơ sở vật chất hiện có nhằm đảm bảo những
điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy chính khoá, cũng như các hoạt động ngoại khố các
mơn thể thao của sinh viên.
Nội dung biện pháp: Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở tập luyện: sân bãi, nhà tập,
dụng cụ tập luyện... để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường phục vụ
giảng dạy chính khố và hoạt động tập luyện ngoại khóa.
Xây dựng phương án sử dụng sân bãi, nhà tập theo từng đối tượng tập luyện, quy chế sử dụng
trang thiết bị.
Kiến nghị lãnh đạo nhà trường cải tạo, nâng cấp các sân tập luyện hiện có.
Sửa chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện môn thể dục
trong giờ học chính khoá, cũng như ngoại khoá đủ về số lượng và đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng.
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng cho các sân bãi, nhà tập...
Hỗ trợ các điều kiện để sinh viên có điều kiện tập luyện thoải mái trong thời gian rảnh dỗi.
Tổ chức thực hiện:

Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo xét duyệt đề án.
Phịng Hành chính quản trị: Tổ chức thực hiện sau khi Ban giám hiệu quyết định.
Bộ môn GDTC và các Câu lạc bộ tự quản
Biện pháp 3. Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa
Mục đích: Tạo sự nhận thức đúng đắn về vai trị của GDTC và tạo mơi trường hoạt động thi
đấu phong phú và đa dạng, giúp sinh viên yêu thích và thấu hiểu giá trị đích thực của tập luyện
TDTT.
Nội dung: Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế hoạch năm học và
sự chỉ đạo của Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể
thao hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt đối với các hoạt động biểu diễn thể thao (võ thuật, erobic, thể dục
thẩm mỹ...) cần tổ chức vào các dịp khai giảng, ngày lễ trong năm để tạo hiệu ứng mạnh mẽ.
Để việc tập luyện thi đấu các môn thể thao của sinh viên trở thành nội dung của đời sống văn
hoá thể thao mang tính thường xuyên, liên tục của sinh viên trong nhà trường.
Bộ môn Giáo dục thể chất và các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các giải các mơn
thể thao hàng năm, qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên.
Các khối, các lớp có các cuộc thi đấu nội bộ.
Đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thân thể và nâng cao sức khoẻ thì cần thiết phải xây dựng
các nội dung hoạt động như: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và vai trị của cơng
tác giáo dục thể chất trong nhà trường; tổ chức các hình thức tập luyện ngoại khố cho sinh
viên...
Tổ chức thực hiện:
Ban giám hiệu, Cơng Đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Phịng Đào tạo, Bộ môn
GDTC, các giáo viên chủ nhiệm phối hợp triển khai.
Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn và các đơn vị quản lý khác.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

334


Physical Education and School Sports


Tổ chức giữa các khối, các lớp vào những ngày nghỉ (chiều thứ bảy, sáng chủ nhật)
Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các giải truyền thống toàn trường (tổ chức xen kẽ nhau giữa
các kỳ của các môn thể thao).
Biện pháp 4. Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa
Mục đích: Cần cải tiến phương pháp, phương tiện giảng dạy, xây dựng chương trình các
mơn học GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm ham thích
của các em sinh viên, tạo hứng thú cho sinh viên tham gia học tập và tập luyện.
Nội dung biện pháp:
Cải tiến chương trình, đặc biệt là các bài tập thể lực sao cho phù hợp với sở thích, đặc điểm tâm
lý sinh viên và điều kiện cụ thể ở mỗi trường, tạo hứng thú cho sinh viên, sẽ tập luyện chăm chỉ và
hăng say hơn, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả giờ học.
Nhà trường chỉ đạo Bộ môn GDTC cải tiến nội dung phương pháp, phương tiện giảng dạy
trong các giờ học chính khoá, cũng như các giờ học ngoại khố. Đa dạng hố các hình thức tập
luyện, trang bị thêm các bài tập chuyên môn phù hợp trong các buổi tập nhằm phát triển tố chất
thể lực chung.
Giảm bớt các nội dung khơng phù hợp trong chương trình giảng dạy chính khóa, bổ sung các
bài tập thể lực, trị chơi vận động phù hợp với nhu cầu của sinh viên và điều kiện thực tiễn của
nhà trường.
Tổ chức thực hiện:
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện.
Phòng Đào tạo phối hợp, giám sát triển khai thực hiện.
Bộ môn Giáo dục thể chất chủ trì thực hiện
2.3. Đánh giá biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường
Đại học Công nghệ giao thông vận tải.
Trên cơ sở các biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại
học Công nghệ giao thông vận tải đã được xây dựng, nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên
gia để trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các chuyên gia được
lựa chọn gồm 19 người và các ý kiến chuyên gia được đánh giá theo thang đo Liker 5 bậc. Kết
quả được trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Kết quả đánh giá biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao
đẳng Trường Đại học Cơng nghệ giao thơng vận tải (n=19)
Tính cần thiết
TT
1
2
3
4

Biện pháp
Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại
khóa
Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý
cơ sở vật chất
Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức
các hoạt động TDTT ngoại khóa
Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa

Tính khả thi

Điểm
TB

Lệch
chuẩn

Điểm
TB

Lệch

chuẩn

4.42

0.51

4.47

0.52

4.36

0.68

4.22

0.65

4.15

0.76

4.19

0.74

4.23

0.62


4.32

0.59

Kết quả trưng cầu ý kiến bảng 2 cho thấy, các biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho
sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải được đồng thuận cao qua quá

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

335


Physical Education and School Sports

trình phỏng vấn chuyên gia theo thang đo Liker và đạt mức 4.15 đến 4.47 ở cả tính cần thiết và
tính khả thi.
3. KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đã lựa chọn được 04 biện pháp nhằm nâng cao thể
lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Các biện pháp
mà nghiên cứu đã lựa chọn hoàn toàn phù hợp theo thực tiễn giảng dạy, học tập với đặc thù riêng
của sinh viên nhà Trường. Đồng thời nghiên cứu đã xây dựng nội dung, cách thức tổ chức thực
hiện các biện pháp để nâng cao thể lực chung cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả trưng cầu ý kiến
cho thấy các biện pháp được sự đồng thuận cao của các chuyên gia ở cả tính cần thiết và tính khả
thi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03/05/2001 ban
hành Quy chế GDTC và Y tế trường học.
Nội.
2. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 về việc phê duyệt
đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

3. Trần Vũ Phương (2016), “Ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục
thể chất trình độ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang”, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục,
Viện Khoa học TDTT, Hà Nội
4. Đỗ Đình Quang (2013), Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết
quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên Khoa
TDTT Trường Đại học Hải Phòng, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà
Nội.
Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ luận văn Thạc sỹ giáo dục học (2019): “Nghiên cứu
biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông
vận tải".

Ảnh minh họa
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

336



×