Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

HỆ THỐNG ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN TẬP HỌC KÌ II - LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 39 trang )

Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

HỆ THỐNG ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – NGỮ VĂN 8
ĐỀ SỐ 1
Phần I- ĐỌC HIỂU (3,0điểm)
Em hãy đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Tổ khúc Múa đèn- Đơng Anh ( Đơng Sơn- Thanh Hóa) là một loại hình diễn xướng dân gian đặc
sắc mang nhiều ý nghĩa như: yếu tố tâm linh, ý nghĩa phồn thực và đậm chất tình ca.
Thứ nhất, Tổ khúc Múa đèn Đơng Anh phản ánh tín ngưỡng tâm linh về tục thờ thành hoàng của
người Việt xưa tại hội Nghè Sâm thuộc huyện Đông Sơn ngày nay. Tổ khúc Múa đèn với ý nghĩa cầu mong
mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi tốt của người nơng dân Thanh Hố. Ngọn đèn châm lên trong điệu
múa như biểu tượng ánh sáng mặt trời, ngọn lửa thiêng ấy sẽ đem lại nguồn sống, đem lại sự sinh sơi, nảy
nở, phát triển theo vịng quay của vũ trụ, của thời gian 12 tháng trong năm (...)
Thứ hai, Tổ khúc Múa đèn Đông Anh là một bản nông lịch của cư dân nông nghiệp được sắp xếp theo
thời gian, lịch trình sản xuất trong năm và những công việc thường ngày của người dân thời xưa qua đó
nói lên tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước(...).
Thứ ba, tổ khúc Múa đèn là một bản tình ca lãng mạn. Trong “Múa đèn Đơng Anh” lấy hình thức
Múa đèn để nói về cơng việc làm nơng nhưng đó chỉ là cái cớ để thổ lộ tâm tình của tình u đơi lứa. Theo
nhạc sĩ Lê Văn H thì đây là cách nói “Ý tại ngơn ngoại” của người Thanh Hố (...)
(Trích “Múa đèn Đông Anh - Đặc sản tinh thần xứ Thanh cần được gìn giữ và lưu truyền”- Nguyễn
Thị Thanh Vân)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2(0,5 diểm): Chỉ ra cách sắp xếp trật tự từ và nêu tác dụng của nó trong câu văn sau: “Tổ khúc
Múa đèn với ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi tốt của người nơng dân Thanh Hố”
Câu 3(1,0 điểm): Theo tác giả, Tổ khúc Múa đèn Đơng Anh mang những ý nghĩa gì? Đoạn trích đã thể
hiện thái độ của người viết như thế nào?
Câu 4( 1,0 điểm): Bản thân em đã làm gì để góp phần giữ gìn âm nhạc dân tộc?( trình bày bằng một
đoạn văn từ 5-7 dịng).
Phần II-TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn
( khoảng 120 chữ) trình bày ý nghĩa của di sản văn hóa.


Câu 2(5,0 điểm): Hiện nay có một bộ phận học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập.
Em hãy viết bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: “Nếu cịn trẻ mà
khơng chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.”
GỢI Ý
Phần I- ĐỌC HIỂU (3,0điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh.
Câu 2 - Chỉ ra cách sắp xếp trật tự từ: mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi tốt
- Tác dụng: Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm ( thứ tự trước sau của
hiện tượng, đặc điểm thiên nhiên, mùa màng, diễn tả mong ước của người nông dân)
Câu 3 - Theo tác giả: Tổ khúc Múa đèn- Đông Anh ( Đơng Sơn- Thanh Hóa) là một loại hình diễn xướng
dân gian đặc sắc mang nhiều ý nghĩa như: yếu tố tâm linh, ý nghĩa phồn thực và đậm chất tình ca.
-Thái độ của tác giả: yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca…
Câu 4: - HS có thể nêu những việc làm của bản thân như:
+ Yêu quí tự hào, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc nói chung, Múa đèn Đơng Anh nói riêng...
+ Quảng bá cho người thân, bạn bè trong nước và quốc tế biết đến âm nhạc dân tộc của quê hương...
(HS có thể nêu những việc làm khác đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa)
Phần II-TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn với các ý chính sau:
1

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Di sản văn hóa là những di sản vật chất và những di sản tinh thần chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông
nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp nên.
- Ý nghĩa của di sản văn hóa:
+ Là sự kết tinh những tinh hoa của thế hệ trước để lại, tạo nên bản sắc riêng của dân tộc, góp phần làm
phong phú thêm di sản văn hóa thế giới...

+ Là cội nguồn tạo ra và lưu giữ những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức của con người, nối kết các thế
hệ tạo nên sức mạnh đồn kết. Thể hiện truyền thống u nước, cơng đức, kinh nghiệm sống của dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước...
- Mỗi người cần biết trân trọng, tự hào, giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa đồng thời phê phán những
người lãng quên, phá bỏ những di sản văn hóa dân tộc...
Câu 2
1. Mở bài
- Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của một con người.
- Người xưa từng nhắc nhở: Nếu cịn trẻ mà khơng chịu học hành thì khi lớn
lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.
2. Thân bài :
*Giải thích thế nào là học:
- Học là tiếp thu những tri thức vốn có của nhân loại qua hoạt động học tập ở nhà trường và ngồi xã hội.
- Mục đích của việc học là để khơng ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt
hiệu quả cao hơn.
* Giải thích tại sao nếu cịn trẻ mà khơng chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì
có ích:
+ Khơng học hành đến nơi đến chốn thì sẽ khơng có đủ kiến thức để bước vào đời.
+ Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó khơng có khả năng làm tốt mọi công
việc. ( Dẫn chứng )
+ Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu khơng học, ta sẽ khơng thể
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. ( Dẫn chứng )
3/ Kết bài
- Khẳng định: không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi cịn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có
ích, làm được việc lớn.
- Liên hệ bản thân.
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song

với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona
gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn cịn hai bí ẩn: nó gây chết
nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ
miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay,
tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Cịn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ
có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt,
lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
Tại sao tác giả lại cho rằng hệ miễn dịch lại vô cùng quan trọng đối với mỗi người?
(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
2

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh
tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu
gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh,
cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao.
Câu 4. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?
II. Phần làm văn
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
150 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19.
Câu 2:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em hiện tượng nghiện game của giới trẻ hiện nay.
GỢI Ý
I. Phần đọc - hiểu
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
2. Xét kiểu câu theo phân chia mục đích nói, câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang
khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu
câu trần thuật
3.- Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao.
- Tác dụng:
+ Sử dụng biện pháp liệt kê tác giả nhằm nhấn mạnh muốn có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cần có những
biện pháp cụ thể trong ăn uống cũng như sinh hoạt. Điều đó cho thấy tác giả là người có sự hiểu biết sâu
sắc về dịch bệnh và các chế độ dinh dưỡng.
+ Thêm vào đo, biện pháp liệt kê cịn góp phần làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi
cảm, tăng hiệu quả cho sự diễn đạt.
4
Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh:
- Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin
- Tập luyện thể thao.
- Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều
II. Phần làm văn
Câu 1:
1. Mở đoạn
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19.
2. Phát triển đoạn
a.Giải thích:
Tương thân tương ái: là mọi người cùng u thương, đùm bọc, sống hịa thuận, tình cảm với nhau bằng
tình thương giữa con người với con người.
b.Bàn luận, chứng minh:
- Khẳng định: Tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện: Yêu thương, đùm bọc, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt trong đợt dịch bệnh

Covid 19.
- Vai trị
+ Phát huy bản sắc tinh thần đồn kết, tương trợ giúp đỡ của ông cha ta từ xưa đến nay. Việc làm này xuất
phát từ trái tim (dẫn chứng)
+ Khi quan tâm giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc bởi đã chia sẻ giúp họ vượt qua được
khó khăn.
+ Người nhận được sự giúp đỡ cũng nhận được tình thương của người xung quanh, …
c. Mở rộng, phản biện:
- Một số người thờ ơ, vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân.
3
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Có những người ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác
3. Kết đoạn
- Cần nhận thức đúng đắn về tinh thần tương thân tương ái.
- Phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng tham gia các
hoạt động xã hội giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn.
Câu 2:
*Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng nghiện game, một hiện tượng đang được xã hội quan tâm hiện nay.
* Thân bài:
- Nghiện game là gì?
- Thực trạng:
+ Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí ngày càng cao, chính vì thế mà game online ngày
càng phổ biến.
+ Các quán internet lúc nào cũng chật người.
+ Tình trạng nghỉ học ở học sinh sinh viên ngày càng nhiều do nghiện game.

- Nguyên nhân:
+ Nhiều trẻ thiếu ý thức, không tự làm chủ, điều khiển được bản thân mình để sa đà vào game đến mức
khơng thể dứt ra được.
+ Là trị chơi hấp dẫn, phù hợp với tâm lí giới trẻ.
+ GĐ chưa quản lí chặt chẽ con em mình, chưa quan tâm đúng cách, nhà trường chưa tạo được nhiều
sân chơi cho học sinh, áp lực học tập nhiều.
+ Nhà nước chưa quản lý chặt chẽ hệ thống mạng internet.
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta tiếp xúc với máy tính
nhiều sẽ rất ảnh hưởng đến cơ thể như: hại mắt, tổn thương đến hệ thần kinh,….
+ Khi chơi game thì dành ít thời gian học tập, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả của chúng ta bị
giảm sút.
+ Chơi game còn ảnh hưởng tới lối sống đạo đức, tác phong.
+ Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, móc túi…
- Giải pháp:
+ Người trẻ cần nâng cao ý thức về việc chơi game, biết làm chủ bản thân, không sa đà vào trị chơi
+ Nhà nước cần có các biện pháp đối với các nhà sản xuất game, chỉ sản xuất những game bổ ích,
nghiêm cấm các game bạo lực
+ Phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con cái mình hơn
+ Nhà trường cần có biện pháp kỉ luật mạnh đối với trường hợp nghỉ học để chơi game
+ Tự bản thân mỗi học sinh cần phải có ý thức trong công việc và học tập
+ Tố cáo những học sinh vi phạm.
- Bài học nhận thức: Nhận thức được rằng chơi game online là không tốt nhưng biết tận dụng sẽ là trị
chơi bổ ích giảm stress. Thấy được mặt trái của game cũng như hậu quả của việc nghiện game. Không sa
đà để nghiện game…
* Kết bài:
- Khẳng định nghiện game sẽ mang lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội….
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ở Trường Sa, khoảnh khắc bình minh lên rất tuyệt. Bóng đêm bị xua tan dần, mặt trời từ từ nhô
lên khỏi mặt biển phẳng lặng và tinh khiết. Đường chân trời lúc này thẳng tắp như một sợi chỉ cắt ngang
ông mặt trời. Biển được phủ một lớp tráng vàng trong suốt. Ánh sáng chan hòa, thiên nhiên như reo ca
4
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

trước bình minh của một ngày mới... Ở mỗi đảo trên quần đảo Trường Sa, mặt biển và bầu trời luôn song
hành. Một ngày bắt đầu khi mặt trời mọc ở biển, lên cao rồi lại lặn xuống biển để chia tay với ánh sáng,
đón bóng đêm về. Và giây phút mặt trời nhơ lên khỏi mặt biển ban phát thứ hào quang dịu ngọt khắp đại
dương đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới thật tuyệt vời.
Thiên nhiên thật diệu kì. Vì sao chúng ta lại không tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời đó nhỉ!
Hãy nhớ ngắm bình minh trên biển khi có dịp đi nghỉ mát tại các vùng biển nước ta các em nhé!
(Trích Cùng tìm hiểu quần đảo Trường Sa – Việt Nam
qua luyện tập Tiếng Việt Tiểu học, tr. 76, NXB Giáo dục, 2013)
Câu 1. Đoạn trích trên miêu tả cảnh biển ở quần đảo Trường Sa vào thời điểm nào trong ngày?
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì?
Bóng đêm bị xua tan dần, mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển phẳng lặng và tinh khiết.
Câu 3. Theo em, hình ảnh, chi tiết nào của biển đảo Trường Sa đẹp nhất trong đoạn trích? Vì sao?
PHẦN II – TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) triển khai ý của luận điểm sau:
Hãy chung tay bảo vệ mơi trường biển.
Câu 3
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(SGK Ngữ văn 8, tập 2, tr. 28, NXB Giáo dục, 2011)
GỢI Ý
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1: Cảnh biển ở quần đảo Trường Sa lúc bình minh.
Câu 2: Câu trần thuật
Câu 3: Học sinh cần:
- Lựa chọn và chỉ rõ một hình ảnh/chi tiết mà mình cho là đẹp nhất.
- Lí giải ngắn gọn, thuyết phục cho sự lựa chọn đó.
PHẦN II – TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1: Viết đoạn văn
- Biển có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong đời sống của con người. Nếu biển bị ô nhiễm, con người sẽ
phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề.
- Bảo vệ môi trường biển trước hết là bảo vệ cuộc sống của mỗi cá nhân. Sau nữa là bảo vệ lợi ích của
quốc gia, dân tộc...
- Bảo vệ mơi trường biển là trách nhiệm của mọi người và phải thể hiện bằng việc làm cụ thể, thiết thực.
Cần có thái độ lên án những hành động gây hại đến môi trường biển...
Câu 2:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
* Những nét đặc sắc về nội dung
Học sinh cần làm nổi bật tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ trong cuộc sống cách
mạng đầy gian khổ, thiếu thốn ở Pác Bó.
+ Dù chỉ là ở trong hang đá, thức ăn đạm bạc, thiếu thốn chỉ có cháo bẹ, rau măng, nơi làm việc chỉ là
bàn đá chông chênh nhưng Bác vẫn vui vì được sống giữa núi rừng, hịa mình với thiên nhiên, vẫn ung
dung, lạc quan.
+ Dù cuộc sống khó khăn nhưng Bác vẫn luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, vẫn thấy cuộc đời
cách mạng thật là sang. Người sống giữa rừng suối không phải để ở ẩn mà để dịch sử Đảng, làm cách
mạng. Đó chính là vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng ở Bác Hồ.
5
GV: Nguyễn Lý Tưởng



Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

+ Sự hịa hợp giữa thú lâm tuyền và tinh thần cách mạng, chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ…
trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
* Những nét đặc sắc về nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, vừa cổ điển vừa hiện đại; lời thơ bình dị pha giọng đùa vui hóm
hỉnh; tứ thơ độc đáo, bất ngờ…
* Đánh giá chung
Bài thơ không chỉ thể hiện nét tài hoa về nghệ thuật mà còn thể hiện cốt cách tinh thần cao đẹp của Hồ
Chí Minh.
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“(1) Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe
được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. (2) Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất
êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại ln ln vui vẻ, khoan
khối và hài lịng với tất cả. (3) Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! (4) Một bữa cơm đạm bạc mà
sao có vẻ ngon lành thế! (5) Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! (6) Ta ngủ ngon giấc biết bao
trong một cái giường tồi tàn! (7) Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm;
nhưng khi ta mn ngao du, thì cần phải đi bộ.”
(Trích Đi bộ ngao du, Ru – xô, Ngữ văn 8,Tập 2,NXB Giáo dục năm 2015, Tr100)
Câu 1. (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2. (1.0đ) Câu(3),(4),(5), (6) trong đoạn vănthuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng kiểu câu đó trong đoạn
văn..
Câu 3. (1.0đ) Tìm đại từ nhân xưng và nhận xét cách thay đổi đại từ nhân xưng đó trong đoạn văn.
Câu 4. (0.5 đ) Nêu nội dung đoạn văn
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: Từ nội dung đoạn văn ở trên em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về

lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao với sức khoẻ con người(đoạn văn khoảng 10 câu).
Câu 2: Hiện nay có một số bạn học sinh đang tập hút thuốc lá. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy
viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn ấy từ bỏ thuốc lá.
GỢI Ý
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2
- Câu cảm thán.
- Chức năng: Bộc lộ cảm xúc vui sướng, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc nhờ thường xuyên đi bộ ngao du.
Câu 3
- Đại từ nhân xưng: Tôi, ta
- Nhận xét: Tác giả sử dụng linh hoạt đại từ nhân xưng “tơi”,“ta” làm cho lời nghị luận có tính thuyết
phục cao hơn bởi ông đã đứng trên quan điểm riêng của mình và của mọi người để bàn luận.
Câu 4 Nội dung chính của đoạn văn:Đi bộ ngao du có lợi cho sức khỏe và tinh thần.
PHẦN II – TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1:
- Nêu lí lẽ làm sáng tỏ hai vấn đề nghị luận: Luyện tập thể dục thể thao có những tác động tích cực tới cho
sức khỏe và tinh thần như thế nào? (cơ bắp phát triển, máu huyết lưu thơng, ăn ngủ ngon hơn, phịng
chống bệnh tật, tinh thần sảng khoái, học tập và làm việc hiệu quả, ....)
Câu 2:
* Dẫn dắt vào vấn đề, nêu vấn đề cần nghị luận.
* Lập luận để làm sáng tỏ vấn đề:
6
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Nguyên nhân khiến các bạn thích hút thuốc là là gì ? (Tị mị, bắt chước người lớn, tập làm người lớn, bị
bạn bè lơi kéo…)

- Đối tượng thích hút thuốc lá thường là những học sinh nào? (Chủ yếu là học sinh nam, đặc biệt là
những học sinh lười học, ham chơi, …)
- Biểu hiện cụ thể của những bạn học sinh sử dụng thuốc lá (hơi thở, mơi, mắt, giọng nói, ….)
- Nêu những tác hại của thuốc lá cho con người:
+ Làm sức khỏe bản thân giảm sút, mắc các bệnh đường hô hấp.
+ Ảnh hưởng xấu đến hạnh kiểm, học lực, kỉ luật.
+ Làm hại sức khỏe người khác, hao tốn tiền bạc của cha mẹ và làm cha mẹ phiền lòng, …
- Lời khuyên nhủ dành cho các bạn như thế nào?
+ Những cách để từ bỏ và tránh xa thuốc lá.
+ Tuyên truyền nhắc nhở các bạn khác cùng tránh xa thứ ơn dịch (thuốc lá) đó.
+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, ….
*Nhắc lại tác hại của thuốc lá. Suy nghĩ của bản thân về việc phòng chống tác hại của thuốc lá hiện nay
(liên hệ bản thân).
ĐỀ SỐ 5
Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến
tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới
lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lịng
người. Xin chớ bỏ qua.”
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả của văn bản đó?
Câu 2 (1.0 điểm): Theo em, phương pháp học mà tác giả nhấn mạnh trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3: (1.0 điểm): Chép lại một câu trần thuật trong đoạn văn trên và cho biết đặc điểm của
câu trần thuật đó.
Câu 4: (0.5 điểm): Việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn: “Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ
kinh, chư sử.” có tác dụng gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Dựa vào đoạn trích ở phần “Đọc hiểu”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 120 từ)
với nội dung: phương pháp học tập tích cực của học sinh hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm): Qua bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh - SGK Ngữ Văn 8 tập 2, trang 37), em

hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ kính yêu.
GỢI Ý
Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm)
1
+ Đoạn văn được trích từ văn bản “Bàn luận về phép học” (Luận học pháp).
+ Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
2
- Phương pháp học mà La Sơn Phu Tử ngyễn Thiếp nhấn mạnh trong đoạn văn trên là: Học tuần tự từ thấp lên cao,
từ dễ đến khó; Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải biết kết hợp với hành.
3
- HS chép đúng được một câu trần thuật có trong đoạn văn.
- Nêu rõ đươc đặc điểm hình thức và chức năng cụ thể của câu trần thuật đó.
VD:
+ Về Hình thức: Khơng có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
+ Về chức năng: Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
7
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

(HS xác định chức năng cụ thể của câu văn tìm được trong đoạn văn).
4. - Việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn: “Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử.” Có tác
dụng: thể hiện thứ tự nhất định (ở đây là thứ tự trước sau) của sự vật: “tứ thư, ngũ kinh, chư sử”.
Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1:
Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý chính sau:
- Phương pháp học tập là cách thức mà người học tiến hành trong q trình học tập của mình để đạt mục
đích đặt ra. Theo La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì phương pháp học tập chân chính sẽ giúp cho “đạo học
thành”.

- Phương pháp học tập mà mỗi học sinh cần phải vận dụng trong quá trình học tập hiện nay là:
+ Phải học từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược
những điều cơ bản, cốt yếu nhất;
+ Phải biết tự học: học tập một cách chủ động, sáng tạo, say mê, chuyên cần, không được dựa dẫm, ỉ lại. Có thể học
trong sách vở, học ở thầy cô, bè bạn, người thân, học qua các phương tiện thông tin đại chúng…
+ Học phải đi đôi với hành: biết vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
một cách phù hợp...
(HS có thể phát biểu thêm các ý khác, nếu là những suy nghĩ tích cực và phù hợp thì vẫn cho điểm)
Câu 2:
1. Giới thiệu khái quát ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.
2. Tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác với các ý sau:
* Khái quát hoàn cảnh của Bác trong bài thơ: Bị giam cầm trong cảnh tù ngục, thiếu thốn về vật chất, bị
đày đọa về tinh thần…
* Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:
- Tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.
+ Tình yêu thiên nhiên: Yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim của Bác. Bởi Bác là nhà thơ, là người
nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp. Vẻ đẹp của đêm trăng đã khiến Bác băn khoăn, bối rối.
(dẫn chứng)
+ Trước vẻ đẹp của đêm trăng, tâm hồn Bác đã thăng hoa và trở thành một thi gia giao hòa, giao cảm đặc
biệt với trăng (dẫn chứng).
- Tâm hồn chiến sĩ với phong thái ung dung tự tại, lạc quan cách mạng và khát khao tự do cháy
bỏng.
+ Vượt lên trên mọi gian khổ, giam cầm, tra tấn của chốn lao tù, Bác không hề bi quan, ngược lại vẫn
thanh thản, ung dung, tự tại, hướng tới vẻ đẹp vầng trăng (dẫn chứng).
+ Song sắt nhà tù không thể giam hãm được khát khao tự do mãnh liệt của Bác. Bác đã “vượt ngục tinh
thần bằng thơ”.
-> Chất thép bản lĩnh của người chiến sĩ của Bác. Đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu
nặng (dẫn chứng).
=> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và chất thi sĩ.
3. - Khẳng định lại vấn đề.

- Tình cảm với Bác.
ĐỀ SỐ 6
I. Đọc hiểu:(3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Bước lên sàn điếm, Lý trưởng quăng tạch cuốn sổ xuống sàn, giơ tay chỉ vào mặt mấy tên đàn
em:
- Hiệu không thổi, để làm sỏ bố chúng bay à?
Một hồi còi tu tu đồng thời nổi lên, hiệu sừng sen với hiệu ốc theo đúng hiệu ốc cố theo đúng
mệnh của "nhất lý chi trưởng".
8
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

Ðập hai bàn chân vào nhau, rũ cho sạch bụi, rồi co chân lên ngồi vào chiếu, Lý trưởng vớ luôn
lấy chiếu điếu cầy và sai tuần phủ lấy đóm, thổi lửa.
Mấy anh thợ cày của những điền chủ đã nộp đủ thuế, bạo dạn tiến đến trước mặt ông Lý:
- Thưa ông, trưa lắm rồi! Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cầy!...
- Thong thả! Hãy đứng đấy! Cầy đã nóng bằng thuế của nhà nước à?
Vừa nói, Lý trưởng vừa giặt mồi thuốc vào điếu, hút luôn một sạp ba điếu. khói thuốc theo hai lỗ
mũi tn ra như hai ngà voi. Lý trưởng dõng dạc.
- Trương tuần, anh bảo nó mở cổng ra. Nhà nào đủ thuế thì cho trâu bị ra đồng. Cịn nhà nào
thiếu thì bắt trâu bị điệu cả về đình cho tơi, để tơi liệu cho chúng nó! ”
(Ngơ Tất Tố, Tắt Đèn )
Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra các kiểu câu được sử dụng trong đoạn trích .
Câu 2. (2 điểm) Trong cuộc thoại trên, có mấy nhân vật và mỗi nhân vật có mấy lượt lời.
Câu 3. (1 điểm) Từ cuộc thoại trên, em hiểu gì về nội dung của đoạn trích.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Câu 4: Em hãy viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện

nay.
GỢI Ý
I. Đọc hiểu:(3 điểm)
Câu 1:
Trong đoạn trích có 4 kiểu câu được sử dụng đó là:
- Câu nghi vấn:
+ Hiệu khơng thổi, để làm sỏ bố chúng bay à?
+Cầy đã nóng bằng thuế của nhà nước à?
- Câu cảm thán: Thưa ông, trưa lắm rồi!
- Câu cầu khiến:
+ Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cầy!...
+Thong thả! Hãy đứng đấy!
- Câu trần thuật:
+ Bước lên sàn điếm, Lý trưởng quăng tạch cuốn sổ xuống sàn, giơ tay chỉ vào mặt mấy tên đàn em
+ Ðập hai bàn chân vào nhau, rũ cho sạch bụi, rồi co chân lên ngồi vào chiếu, Lý trưởng vớ luôn lấy
chiếu điếu cầy và sai tuần phủ lấy đóm, thổi lửa.
+ Mấy anh thợ cày của những điền chủ đã nộp đủ thuế, bạo dạn tiến đến trước mặt ông Lý
+ Vừa nói, Lý trưởng vừa giặt mồi thuốc vào điếu, hút ln một sạp ba điếu. khói thuốc theo hai lỗ mũi
tuôn ra như hai ngà voi. Lý trưởng dõng dạc…
Câu 2: Trong cuộc thoại trên có: 3 nhân vật (có 2 nhân vật có lời thoại)
- Lý trưởng: Có 3 lượt lời
- Thợ cày: Có 1 lượt lời
Câu 3:
Trong đoạn trích trên là cuộc thoại giữa Lý trưởng với thợ cày. Thợ cày xin được mở cổng làng cho trâu
đi cày, nhưng ơng Lý chưa cho vì cịn nhiều người chưa nộp thuế.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Câu 4:
*Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường ở học sinh.
* Thân bài:
Bạo lực học đường là gì?

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp
người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành
một vấn nạn của xã hội.
9

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

Biểu hiện của hành động bạo lực học đường :
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con
người thơng qua lời nói.
- Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành
vi bạo lực.
- Dẫn chứng:
Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường:
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất khơng đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người u, khơng cùng
đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu tồn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản
thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Do ảnh hưởng từ mơi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,
súng...)
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một
phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn cịn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ
vẫn cịn có nguy cơ gia tăng.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực,
chưa đồng bộ, triệt để.
Tác hại của bạo lực học đường

- Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
+ Con người phát triển khơng tồn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và
mất dần nhân tính.
+ Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho XH.
+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
Làm gì để khắc phục bạo lực học đường.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong
toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho
người khác.
*Kết bài: Khẳng định vấn đề:
- Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin
vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lịng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển
hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến
tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa
trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vơ cảm.
- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
ĐỀ SỐ 7:
Phần I – Đọc hiểu
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đơ là nhìn
vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đơ có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại
quyết định phần nào tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu
tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua rất tâm
đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sơng dựa núi”. Nơi
đây khơng phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất
10

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

đai cao mà thống”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại
Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đơ cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân
khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“mn vật cũng rất mực tốt
tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội
tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”. Chính
vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh
nghĩ thế nào?”.
(Nguồn Internet)
Câu 1: Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho
biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó?
Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại
Việt lúc bấy giờ?
Câu 3:
a. Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2)
Các khanh nghĩ thế nào?”.
b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào?
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dịng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định
là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân
dân”.
PHẦN II: Tạo lập văn bản
Câu 1: Lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên
tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại như Lí Cơng Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang
Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Những người anh hùng ấy đã làm nên những
chiến thắng vẻ vang, mở ra những trang sử vàng cho đất nước. Tự hào về những trang sử vẻ vang ấy, tiếp
nối truyền thống yêu nước của dân tộc, tuổi trẻ hôm nay sẽ làm gì để xứng đáng với tiền nhân?

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và
tương lai đất nước”.
Câu 2: Hiện nay, tình trạng học chay, học vẹt đang diễn ra khá phổ biến trong các nhà trường phổ thơng.
Hãy trình bày ý kiến của mình về hiện tượng này.
GỢI Ý
Phần I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1:
- Chiếu dời đơ - Lí Cơng Uẩn.
- Thời điểm ra đời: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010)
Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại
Việt lúc bấy giờ?
- Tác phẩm Chiếu dời đơ ra đời có ý nghĩa phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập,
thống nhất.
- Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Câu 3: Xác định kiểu câu của các câu sau:
- “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.+ Câu trần thuật
hành động trình bày (nêu ý kiến).
- Các khanh nghĩ thế nào?” -> Câu nghi vấn + hành động hỏi.
Câu 4: - HS có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) miễn thể hiện được những
cảm nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Cơng Uẩn:
+ Là một người thơng minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến cơng.
+ Lí Cơng Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Cơng Uẩn đã đưa đất
nước ta phát triển lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt.
+ Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng ...
+ Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ...
11
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8


PHẦN II: Tạo lập văn bản
Câu 1:
 Mở đoạn:
- Giới thiệu vai trò của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi người và đối với tương lai của mỗi quốc gia, đất nước.
 Thân đoạn:
- Giải thích tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào?
- Tại sao tuổi trẻ lại có vai trị quan trong đối với tương lai của đất nước?
- Chứng minh những cống hiến, đóng góp của tuổi trẻ cho đất nước qua các thời kì: giữ nước và bảo
vệ, phát triển đất nước.
- Phê phán những bạn trẻ có lối sống đi ngược với truyền thống của tuổi trẻ VN: sống buông thả, rơi
vào tệ nạn xã hội, trở thành tội phạm và gánh nặng cho đất nước...
 Kết đoạn:
- Khẳng định nhiệm vụ của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước.
- Nêu suy nghĩ và hành động của bản thân trước trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước.
Câu 2:
- Giải thích:
+ Học chay là gì? Học chay là cách học đơn lập, chỉ học lí thuyết suông mà không gắn với thực hành,
thực tế để rèn luyện kĩ năng, kiện toàn và phát triển năng lực người học.
+ Học vẹt là gì? Học vẹt là một cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh như cách học của con vẹt. Học
sinh chỉ bắt chước sao cho giống, lặp lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học vẹt là cách học thụ động, tiêu
cực. Người học ghi nhớ kiến thức nhưng không hiểu bản chất vấn đề.
- Hiện trạng:
+ Hầu hết các trường đều có phịng thực hành, phịng thí nghiệm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được u
cầu thực tế.
+ Chương trình các mơn khoa học tự nhiên thiên về dạy lý thuyết, thiếu các bài thực hành sinh động. HS
chỉ học lí thuyết suông mà không gắn với thực hành, thực tế để rèn luyện kĩ năng, kiện toàn và phát triển
năng lực người học.
+ Giáo viên độc giảng còn học sinh chăm chú ghi chép. Với khoảng 10 môn học bắt buộc phải có ghi
chép. Tính trung bình mỗi học sinh, trong một năm học phải chép đến hơn 1000 trang vở.

- Ngun nhân:
+ Chương trình học cịn nặng về lý thuyết, chưa mang tính thực tiễn, số bài, số tiết học thực hành cịn q
ít, cơ sở vật chất chưa đầy đủ để phục vụ cho việc thực hành.
+ Do cơ chế thi cử nặng về kiểm tra lí thuyết, cạnh tranh việc làm khốc liệt, khiến cho học sinh phải nỗ
lực thi đậu, khơng cịn thời gian, hứng thú với rèn luyện kĩ năng thực hành.
+ Một bộ phận học sinh lười biếng và thụ động, ham chơi, ít học, xem thường việc thực hành và rèn luyện
kĩ năng...
- Hậu quả:
+ Lối học chay, học vẹt đã dẫn đến tình trạng lớp trẻ học nhiều nhưng hiểu ít, thiếu kiến thức, thiếu kĩ
năng, năng lực làm việc thực tế, không sáng tạo trong học tập và làm việc.
+ Học nhiều mà không hiểu, người học không mở mang được tri thức, không vận dụng được những điều
đã học vào thực tiễn; mất thời gian, tốn tiền của…thậm chí làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, sai lầm, thiếu
niềm tin vào cuộc sống, từ đó mất định hướng, nảy sinh tâm lí bất mãn dễ dẫn đến tệ nạn xã hội và các
hành vi phạm pháp.
+ Nền tảng tri thức thấp kém là nguyên nhân dẫn đến các hành vi hối lộ, tham nhũng, chạy chức, chạy
quyền gây nhức nhối trong xã hội.
...
- Ý kiến đánh giá, bình luận, giải pháp:
+ Học chay, học vẹt là cách học lệch lạc, sai lầm và phản khoa học cần phải loại trừ, lên án
+ Để chấm dứt tình trang học chay, học vẹt của học sinh: Nhà nước phải đầu tư cải cách căn bản, tồn
diện giáo dục: thay đổi chương trình, phương pháp, mục tiêu... ; cải cách phương thức kiểm tra, thi cử,
12
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

tuyển dụng; các nhà trường kiên quyết thực hiện chống hiện trạng học chay, học vẹt, học đối phó, chạy
theo thành tích; mỗi học sinh phải tự xác định được động cơ học tập đúng đắn, điều chỉnh lại phương
pháp học tập hiệu quả, gắn học lý thuyết với thực hành, ra sức học tập, rèn luyện tri thức toàn diện cho

bản thân, rèn luyện kĩ năng, sẵng sàng đáp ứng nhiệm vụ trong đời sống ở tương lai.
3 Kết thúc vấn đề
- Khẳng định hai cách học này không hiệu quả, phản khoa học…
- Lời khuyên…
ĐỀ SỐ 8
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu ghép?
“Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà!(1) Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành
thế!(2) Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn!(3) Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường
tồi tàn!(4) Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao
du, thì cần phải đi bộ”.(5)
A. Câu 1.
B. Câu 3.
C. Câu 4.
D. Câu 5.
Câu 2. Nhà văn Sê-Khốp nhận định: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt
tủy”.
Trong câu trên dấu hai chấm dùng để:
A. đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần trước đó.
B. đánh dấu (báo trước) phần bổ sung cho phần trước đó.
C. đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
D. đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
Câu 3. Câu nào sau đây là câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp?
A. Ai làm việc này vậy?
B. Không cậu làm thì ai làm vào đây?
C. Mai cậu có đi tham quan khơng?
D. Gia đình cậu có bao nhiêu người?
Câu 4. Trật tự từ của câu nào dưới đây nhấn mạnh đặc điểm của sự vật?
A. Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. (Tố Hữu)

B. Quê hương anh nước mặn đồng chua. (Chính Hữu)
C. Sáng chớm lạnh trong lịng Hà Nội. (Nguyễn Đình Thi)
D. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. (Quang Dũng)
Câu 5. Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả?
A. Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa. (Hồ Chí Minh)
B. Em khơng cho bán chị Tí. (Ngơ Tất Tố)
C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. (Nam Cao)
D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà. (Mô-li-e)
Câu 6. Câu in đậm trong đoạn sau thuộc kiểu hành động nói nào?
“ Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.”
A. Hành động hỏi.
B. Hành động trình bày.
C. Hành động điều khiển.
D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
Câu 7. Hai câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” (Tế
Hanh) sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, hoán dụ.
B. So sánh, nhân hóa.
C. Hốn dụ, ẩn dụ.
D. Nhân hóa, ẩn dụ.
Câu 8. Bài thơ nào dưới đây có nội dung khơi gợi lịng u nước thầm kín của người dân mất nước?
A. Nhớ rừng. (Thế Lữ)
B. Quê hương. (Tế Hanh)
13
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8


C. Khi con tu hú. (Tố Hữu)
D. Tức cảnh Pác Bó. (Hồ Chí Minh)
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Năm 1920, có một cậu bé 11 tuổi ở Mĩ đá bóng làm vỡ kính nhà hàng xóm. Họ địi cậu bồi
thường 13 đơ la. Lúc bấy giờ 13 đô la là một con số khơng nhỏ, có thể mua được 125 con gà mái. Cậu bé
nhận lỗi với cha. Cha cậu bảo: “Con phải chịu trách nhiệm về việc này”. Cậu bé rất khó xử: “Con lấy đâu
ra nhiều tiền như vậy để trả cho người ta?”. Cha cậu lấy ra 13 đô la và nói: “Số tiền này cha cho con
mượn, nhưng con phải trả vào năm sau”. Từ đó, cậu bé bắt đầu vất vả làm thêm, và sau nửa năm chịu khó,
cậu đã kiếm được số tiền “khổng lồ” đó và hoàn trả cho cha. Cậu bé sau này trở thành tổng thống của
nước Mĩ - Reagan. Khi nhớ lại câu chuyện này, ơng nói: sửa sai bằng chính nỗ lực của mình đã khiến tơi
hiểu được thế nào là trách nhiệm.”
(Nguồn Internet)
Câu 1. Nêu hành động và thái độ của cậu bé ngay sau khi làm vỡ kính và bị địi bồi thường 13 đơ la.
Câu 2. Người cha cư xử thế nào trước hành động và thái độ của cậu bé?
Câu 3. Cách cư xử của cha đã giúp được gì cho cậu bé?
Câu 4. Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người sống có trách nhiệm với gia đình?
Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)
Câu 2. (4,5 điểm)
Suy nghĩ của em về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.
GỢI Ý
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu
Đáp án


1
D

2
C

3
B

4
A

5
A

6
C

7
D

8
A

Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm.
Phần II: Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)
1
- Hành động và thái độ của cậu bé ngay sau khi làm vỡ kính và bị địi bồi thường 13 đơ la: Nhận lỗi với
cha và tỏ ra khó xử.
2

Người cha cư xử:
- Người cha đã khơng hề nóng giận, trách cứ và khuyên cậu bé phải có trách nhiệm với việc làm của
mình.
- Khơng làm thay mà đã tạo điều kiện để cậu bé tự mình sửa lỗi.
(Hs có thể trích dẫn các câu trong văn bản thể hiện các ý trên)
3
- Cách cư xử của cha đã giúp cậu bé:
+ Biết nỗ lực làm việc và hoàn trả được số tiền cha cho vay.
+ Rút ra được bài học cho bản thân: Sửa sai bằng chính nỗ lực của mình nghĩa là sống có trách nhiệm.
4
- Sống có trách nhiệm với gia đình:
+ Tích cực học tập tu dưỡng đạo đức để cha mẹ vui lòng.
14
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

+ Khi mắc lỗi và phải biết nhận lỗi, biết sửa chữa lỗi lầm của mình.
+ Khơng học địi theo cái xấu.
+ Ln sống hiếu thảo, lễ phép, biết quan tâm, yêu thương chia sẻ với những người trong gia đình.
+ Ln nâng cao nhận thức của bản thân để sống có trách nhiệm.
(Hs nêu được 2 ý cho 0,25 điểm, 3 ý trở lên cho 0,5 điểm)
Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1.(1,5 điểm)
Về nội dung: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung 2 câu thơ: Thể hiện phong thái ung dung,tinh thần lạc
quan trong hồn cảnh khó khăn của người chiến sĩ cộng sản.
- Từ láy “chông chênh” gợi cảm, cho thấy sự khó khăn, thiếu thốn trong sinh hoạt.
- Ba chữ “dịch sử Đảng” khỏe khoắn khắc họa vừa chân thực, vừa sinh động hình tượng người chiến sĩ

tầm vóc lớn lao, tư thế uy nghi, lồng lộng giống như bức tượng đài. Bác đang dịch “lịch sử Đảng Cộng
sản Liên Xô” làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời chính là đang xoay chuyển lịch sử Việt Nam.
- Chữ “sang” kết thúc bài thơ là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài. “Sang” vừa là sang trọng,
giàu có, vừa thể hiện phong thái vượt lên trên tất cả những gì tầm thường của vật chất. Niềm vui vô hạn
của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại khi được trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, tin vào thời cơ giải
phóng đang tời gần khiến cho những gian khổ trở nên vô nghĩa lí, thậm chí đều trở thành sang trọng vì đó
là cuộc đời cách mạng.
- Hai câu thơ giản dị mà hàm súc cho thấy một nhân cách cao đẹp, gợi niềm cảm phục, kính yêu Bác.
I. Mở bài: (0,25)
Dẫn dắt, nêu vấn đề một cách hợp lí (Nêu lợi ích chung của việc tham quan, du lịch)
II. Thân bài: Chứng minh rằng tham quan du lịch rất bổ ích với học sinh (3,5 điểm)
1. Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh (0,75điểm)
* Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động, vui chơi hết mình và lành mạnh (0,5 điểm)
- Vận động và vui chơi luôn là những vấn đề hạn chế ở các trường học nên những dịp đi tham quan du
lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu khơng
khí trong lành của địa điểm tham quan ln làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.
- Hoạt động thoải mái và tùy thích:
+ Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên
+ Tự do khám phá, chơi đùa
 Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên: (0,25điểm)
Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn,
đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.
2. Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần và bồi dưỡng cho học sinh
những tình cảm vơ cùng qúy báu. (1,5 điểm điểm)
a. Sự sảng khoái về tinh thần (0,75 điểm)
- Tham quan và du lịch ngồi thiên nhiên giúp ta hít thở bầu khơng khí trong lành, làm tinh thần sảng
khối và tâm trạng thoải mái, giải tỏa căng thẳng, lo toan thường ngày. (0,5 điểm)
- Những hoạt động đầy bổ ích cùng bạn bè sẽ góp phần làm cho học sinh thêm hứng khởi, nhiệt tình và
trạng thái tinh thần luôn thả lỏng, thoải mái. (0,25 điểm)
b. Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm vơ cùng qúy báu với thiên nhiên và con người. (0,75 điểm

điểm)
- Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh (0,25)
- Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đồn kết tương trợ:
+ Những chuyến du lịch sẽ rèn luyện cho học sinh tính độc lập và tự chủ trong tập thể (độc lập trong cả
hoạt động và tư duy) (0,25)
+ Tham quan du lịch ở lứa tuổi học sinh là một hoạt động mang tính tập thể, vì thế hoạt động tham quan
du lịch sẽ đạt hiểu quả cao khi mỗi cá nhân có tinh thần đồn kết trong tập thể.=> tình bạn giữa các cá
nhân trong tập thể. (0,25điểm)
15
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

3. Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ (1,25 điểm)
- Giúp ta hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều tai nghe mắt
thấy: Được tận mắt chứng kiến địa hình, tự nhiên và đời sống con người nơi tham du lịch, vận dụng
những hiểu biết về khoa học nói chung và sinh học nói riêngvà thực tế.... (0,5 điểm)
- Đưa lại những bài học có thể chưa có trong sách vở nhà trường: Học sinh có thể có cơ hội tự khám phá
ra những nét văn hóa vơ cùng độc đáo trong đời sống của con người mà chưa được nhắc đến trong sách
vở ( ví dụ như những tập tục, lễ lạt, ngôn ngữ, trang phục, nghi thức của người dân bản xứ) ) (0,5 điểm)
->Một điểm tham quan thú vị luôn gợi cảm hứng tìm tịi và khám phá của học sinh về những động thực
vật xung quanh... (0,25 điểm)
III. Kết bài: Khẳng định lại những lợi ích của hoạt động tham qua du lịch ở lứa tuổi học sinh. (0,25điểm)
ĐỀ SỐ 9
PHẦN I: (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng
triều đình phải hầu qn giặc mà khơng biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không
biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn

ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc
binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mơng Thát tràn sang thì cựa gà trống khơng
thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn
nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khơn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc qn cơ trăm sự ích chi; tiền của
tuy nhiều khơn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khơng đuổi được quân thù; chén rượu ngon không
thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi
sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
(Ngữ văn 8, tập hai)
1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Của ai ?
2. Kết thúc tác phẩm có đoạn văn trên, tác giả viết: “cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu
rõ bụng ta.” Theo em, “các ngươi” được nhắc tới ở đây là những ai và “hiểu rõ bụng ta” là hiểu
điểu gì?
3. Hãy cho biết, theo mục đích nói, câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết
chừng nào!” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?
4. Bao trùm tồn bộ đoạn trích là tấm lịng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác
giả. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung
nhận xét đã nêu. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán)
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (2,0 điểm):
Dựa vào văn bản “Đi bộ ngao du” của tác giả Ru-xô, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng
150 chữ) để chứng minh: Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Câu 2. (5,0 điểm):
Em hiểu như thế nào về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống”.
GỢI Ý
PHẦN I: (5.0 điểm)
1 - Tác phẩm: Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn)
- Tác giả: Trần Quốc Tuấn
2 - các ngươi: các tướng, sĩ (tướng lĩnh, binh sĩ)
- hiểu rõ bụng ta: hiểu rõ tấm lòng của Trần Quốc Tuấn yêu nước mãnh liệt, căm thù giặc sâu sắc;

mong muốn tướng sĩ đồng lòng học tập Binh thư yếu lược, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc
ngoại xâm
16
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

3- Kiểu câu: cảm thán
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc
4- HS dựa vào đoạn trích của Trần Quốc Tuấn khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn
chứng để viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã
nêu: Bao trùm lên đoạn trích là tấm lịng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả
a.Hình thức : đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch; đảm bảo độ dài, có câu
cảm thán( Gạch chân)
b. Nội dung: Với nỗi lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước:
- tác giả đã chỉ ra thực trạng ăn chơi, hưởng lạc; ích kỉ, cá nhân của các tướng sĩ
- tác hại của thái độ, cách sống đó khi giặc tràn sang và hậu quả đau đớn khơng thể tránh khỏi khi đó
 Từ tình cảm của mình, tác giả phân tích có tình, có lí theo quan hệ nhân- quả; chỉ rõ mối quan hệ tình
cảm, quyền lợi gắn bó khăng khít giữa ông với các tướng sĩ để họ hiểu rõ trách nhiệm, vai trò đối với đất
nước trước họa ngoại xâm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
- Giới thiệu vấn đề: Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người.
- Chứng minh vấn đề:
+ Đi bộ giúp ta rèn luyện sức khỏe: Vận động chân tay, lưu thông khí huyết, ăn ngon, ngủ sâu, tinh thần
thoải mái….
+ Đi bộ giúp ta mở rộng hiểu biết: Tiếp thu, học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống thực mà chưa một cuốn
sách nào đề cập đến.
+ Đi bộ giúp ta bồi dưỡng tâm hồn: tốc độ di chuyển chậm, có thời gian, cơ hội quan sát tìm hiểu cuộc

sống; gần gũi, gắn bó hơn với những nơi mình qua, những người mình gặp… từ đó biết u cái đẹp, ghét
cái xấu; biết sẻ chia đồng cảm với mọi người….
- Liên hệ mở rộng: Cuộc sống của chúng ta hôm nay, với tốc độ phát triển của khoa học, đi bộ đôi khi bị
xem là lạc hậu, chậm tiến…Tuy nhiên thực tế lại chứng minh đi bộ mang lại những lợi ích rất lớn.
- Mỗi người biết cách đi bộ, tận dụng thời gian để đi bộ được nhiều hơn…
Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách lí giải và chứng minh khác nhau nhưng phải hợp lý, phải làm nổi
bật vấn đề nghị luận được đề cập ở đề bài, lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục
Câu 2. (5,0 điểm):
I. Mở bài
- Dẫn dắt
- Trích dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki về giá trị của sách.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
+ “sách” là nơi ghi chép, lưu trữ những hiểu biết của con người về thế giới khách quan. Trải qua tiến trình
lịch sử lâu dài, từng thời đoạn lịch sử khác nhau, hình thức của sách cũng khác nhau. Hiện tại, người ta
dùng các bộ nhớ lưu trữ điện tử để lưu giữ và phổ biến tri thức chứ không ghi chép ra giấy nữa.
+ “nguồn kiến thức” là tất cả những thông tin mà con người đã ghi chép và lưu truyền ở trong sách.
+ “con đường sống” là con đường đi đến thành cơng và sự thấu hiểu. Con đường sống hay chính là
phương tiện giúp con người đạt được các giá trị để sống thành cơng và tìm thấy hạnh phúc.
-> Sách có tác dụng vơ cùng to lớn trong việc bồi đắp trí tuệ, tâm hồn của mọi người.
2.Ý nghĩa câu nói của M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là
con đường sống”
- Sách lưu giữ nguồn tri thức vô tận mà con người đã gìn giữ trong hàng chục nghìn năm qua. Từ những
nhận thức đơn sơ của con người được ghi khắc lại trên vách đá đến những thành tựu khoa học hiện đại
đều được lưu giữ trong sách. Ở đâu có sách là ở đó có kiến thức.
- Sách là cỗ máy thời gian thần kì đưa ta trở về với quá khứ và mở ra thế giới của tương lai.
17

GV: Nguyễn Lý Tưởng



Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Sách hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách con người. Sách dạy cho chúng ta cách sống, cách
làm người, hướng tới những giá trị chân, thiên, mĩ. Sách dạy cho chúng ta biết cách đối nhân xử thế, sống
có trách nhiệm hơn. Sách nuôi dưỡng tâm hồn ta.
- Sách gắn kết con người trên toàn thế giới. Qua những trang sách hay, con người khắp thế giới sẽ tìm
thấy một tiếng nói chung để xây dựng một thế giới hịa bình và phồn vinh.
- Sách cịn là cơng cụ giải trí rất hiệu quả và tiết kiệm. Đọc sách để làm tươi trẻ tâm hồn là cách được
nhiều người lựa chọn.
3. Bài học cho bản thân
- Phải yêu quý và trân trọng sách.
- Biết chọn sách để đọc cho hiệu quả.
- Biết cách đọc sách: làm cho cuộc sống của mình phong phú, đẹp hơn, góp phần làm cho cuộc sống của
đất nước mình, nhân dân mình đẹp hơn.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vai trị lớn lao của sách; tình u sách của mỗi người.
ĐỀ SỐ 10:
Phần I – Đọc hiểu
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi
ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hốy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố
lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn khơng? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thơi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
2. Cho biết câu nói - Này, vì sao cậu khơng khắc tên lên người cậu? thể hiện hành động nói gì?
3. Xét theo mục đích nói câu - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của nó.
4. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao?
Phần II- Làm văn
Câu 1: Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vơ cảm của một bộ phận
học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 7 – 10 dòng.
Câu 2: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự,
miêu tả và biểu cảm).
GỢI Ý
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.
Câu 2 - Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.
- Hành động đó hồn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên.
Câu 3 Tên cậu là gì nhỉ?
- Kiểu câu: câu nghi vấn.
- Chức năng: dùng để hỏi.
Câu 4 - Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn…
18
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

Phần II- Làm văn
Câu 1:
Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm
đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học
đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ khơng muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc.
+ Bàn bạc: Thói vơ cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội.
+ Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm
xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác…
Câu 2:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lời dạy “Học đi đơi với hành”
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Học là gì?
- Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc
sống,….
- Những người khơng có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành cịn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
c. Tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà khơng có hành sẽ khơng hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
- Cịn hành mà khong có học sẽ khơng có kết quả cao.
2. Lợi ích
- Hiệu quả trong học tập.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Học sẽ không bị nhàm chán.
3. Phê phán lối học sai lầm

- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4. Bình luận
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Liên hệ bản thân
- Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho
mình ngày một tiến bộ hơn.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”.
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
ĐỀ SỐ 11:
19

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đơi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau:
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đơi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán?
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1. Q hương ln là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một đoạn
văn (khoảng 10 đến 15 dịng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay.
……………Hết……………
GỢI Ý
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
Câu 1: - Thể thơ: 6 chữ.
- Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên: miêu tả, biểu cảm
Câu 2: - Các loại hoa được nhắc đến: hoa bí, hoa mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen
Câu 3: - Nội dung chính của đoạn thơ: định nghĩa giản dị, gần gũi về quê hương và tình cảm thiêng liêng
của tác giả dành cho q hương mình.
Câu 4: Các em có thể đặt những câu sử dụng các từ ngữ cảm thán phù hợp với nội dung đoạn thơ.
- Gợi ý: Chao ôi, những định nghĩa của nhà thơ Đỗ Trung Quân về quê hương mới gần gũi mà đáng yêu,

đáng nhớ làm sao!
- Chức năng câu cảm thán: dùng bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết.
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1:
- Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ về tình u q hương. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần
thiết, cao đẹp,...).
+ Giải thích khái niệm: Tình u q hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với
những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.
+ Biểu hiện:
20
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

./ Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê
hương đất nước.
./ Trong tình làng nghĩa xóm.
./ Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, triền đê, cánh đồng lúa chín,...).
./ Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
./ Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.
+ Vai trị của tình u q hương đất nước:
./ Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
./ Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
+ Bàn luận: Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở
bất kỳ đất nước nào.
+ Bài học: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình u q hương đất nước và có những
hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.
Câu 2:

. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận
định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…).
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Giải thích khái niệm:
- Game là gì? Cách gọi chung của các trị chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện
thoại di động,...được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
- Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ
gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
- Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không
mong muốn.
2. Thực trạng:
- Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game.
- Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.
- Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện game:
- Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.
- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.
- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
- Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
4. Hậu quả của nghiện game:
- Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của.
- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
5. Giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện game:
- Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game
trong nhà trường, gia đình và xã hội.
- Các cơ quan nên có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,...).
Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
ĐỀ SỐ 12:
I. ĐỌC- HIỂU
21

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con cịn nhớ chăng ?
(Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2: Câu “Liệu mai sau các con cịn nhớ chăng ?” thuộc kiểu câu gì ?
Câu 3: Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên?
Câu 4: Cảm nhận của em về nội dung chính của đoạn thơ?
II. TẬP LẬP VĂN
Câu 1:(3,0 điểm)

Từ hai câu thơ : “Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, hãy viết đoạn văn trình
bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Câu 2: Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
.............................Hết..............................
GỢI Ý

I. Đọc – hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.
Câu 2: Thuộc kiểu câu nghi vấn

Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ: bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng
trái bưởi đánh đu giữa rằm).
Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với
những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của
mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy
Câu 3:

Phần II – Tạo lập văn bản
Câu 1:
*Giải thích:
- Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy, nói về tình u và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.
- Hai câu thơ: Khẳng định công ơn to lớn của mẹ: Nuôi nấng, chăm sóc con bằng những điều tốt đẹp, tinh túy nhất “Sữa nuôi phần xác”; Dạy dỗ con về đạo
lí làm người ngay từ thuở lọt lịng, cho con biết những điều hay lẽ phải, nuôi dưỡng tâm hồn con: “Mẹ ru cái lẽ ở đời” “hát nuôi phần hồn”.
=> Hai câu thơ ngắn gọn, vẻn vẹn 14 chữ nhưng đã nói lên tất cả lịng biết ơn của con dành cho mẹ. Đó là một biểu hiện cao q của tình mẫu tử.
* Phân tích, bàn luận
1. Tại sao phải yêu thương, biết ơn mẹ?
- Mẹ là người gắn bó với ta nhất từ khi ta cịn là một giọt máu lớn lên từ trong lịng mẹ. Cơng đức sinh thành của mẹ với chín chữ cù lao không thể đong đếm
hết.
- Mẹ luôn hi sinh, yêu thương, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Để con trưởng thành, lớn khôn, mẹ đã vất vả rất nhiều.
- Dù sóng gió cuộc đời có khắc nghiệt như thế nào, vịng tay mẹ vẫn ln đón con trở về sau bao vấp ngã. Có mẹ là có hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời.

Ngơi nhà có mẹ là ngơi nhà có tất cả u thương.
- Biết ơn mẹ để tự hứa làm những điều xứng đáng với tình u, sự quan tâm, chăm sóc, hi sinh của mẹ.
2. Yêu thương, biết ơn mẹ, chúng ta cần làm gì?

22

GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Vâng lời mẹ, khơng có hành động sai trái, cãi lời làm cho mẹ buồn, lo lắng.

- Ln quan tâm, chăm sóc mẹ từ những điều nhỏ nhất. Tình yêu thiết thực nhất là thể hiện bằng hành động, ln miệng nói “con u mẹ” mà khơng chứng
minh được thì chỉ là nói sng. Đơn giản như một cốc nước khi mẹ mệt cũng đủ cho mẹ cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc.
- Thấu hiểu những hi sinh của mẹ dành cho con. Con có thể khơng nói ra nhưng con biết ơn những gì mẹ làm cho con, con phải học tập tốt để mẹ khơng
buồn lịng.
- Con trở thành người có ích cho xã hội là thành công lớn nhất trong cuộc đời mẹ. Mẹ khơng cần con làm điều gì cho mẹ, mẹ chỉ cần con sống tốt, nhân cách
tốt.
- Khi mẹ cha ốm yếu, khi tuổi già đến, con chăm sóc, nâng niu. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, chăm sóc u thương mẹ với tất cả tình u thương như mẹ đã
làm với ta trong cả cuộc đời.
3. Mở rộng:
- Ngồi tình u thương, biết ơn mẹ, chúng ta cịn phải dành tình cảm đó cho cha, cho những người thân trong gia đình và mọi người.
- Phê phán những kẻ bất hiếu.
* Bài học & liên hệ bản thân
- Yêu thương, trân trọng và biết ơn cha mẹ, em cần có những hành động cụ thể, tích cực và bắt đầu ngay từ hôm nay.
Câu 2:

*Mở bài:
- Khái quát vài nét tiêu biểu về cuộc đời và tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Khái quát về bài thơ “Đi đường”: khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời
thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao
cả.
*Thân bài:
Câu 1
- “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây khơng phải sự miêu tả con đường
đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc
- Điệp từ “tẩu lộ” nhấn mạnh việc đi đường rất gian khổ, chỉ có người từng trải mới cảm nhận được hết sự
vất vả đó
⇒ Đó chính là ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách
Câu 2
- Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai mà người tù phải trải qua “trùng san
chi ngoại hựu trùng san”
- Câu thơ mang nghĩa có rất nhiều núi cao, hết núi cao này lại đến núi cao khác, khó khăn khơng giảm,
khơng ngớt
- “hựu trùng san”: khẳng định khó khăn khơng những khơng giảm đi mà cịn có sự tăng cấp
⇒ Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện lên trước
mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời
Câu 3
- “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hồn cảnh vượt mọi hồn cảnh khó khăn gian khổ để “lên
đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc, mọi khó khăn sẽ lùi về sau
- Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hịa mình vào vũ trụ
bao la, rộng lớn
- Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta khơng thấy ở đó bóng dáng
của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự do chiếm lĩnh
⇒ Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn
Câu 4
- “Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại
khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm lại những gì mình đã trải qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất
trời

⇒ Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới
thành công
*Kết bài
23
GV: Nguyễn Lý Tưởng


Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Khái quát những nét chủ yếu về giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của văn bản
- Tài năng và khí chất của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi
theo.
ĐỀ SỐ 13:
PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều
to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì
ta phải theo ơng chủ ra đồng. Ta khơng muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại
tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thơi". Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày
đêm mong được ơng chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khơ nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và
ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mịn. Trong khi đó, hạt lúa
thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho
đời những hạt lúa mới...
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
2. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào?
3. Văn bản trên gợi cho ta bài học gì?

4. Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cấu văn:
"Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt".
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN
Trị chơi điện tử là môn tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và cịn vi
phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
GỢI Ý
I. Đọc – hiểu
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận.
Câu 2: Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống ích kỉ, an phận, khơng phấn đấu,
ngại khó khăn, gian khổ.
Câu 3: - Sống phải có trách nhiệm, khơng thể giữ cho mình một vỏ bọc khép kín.
- Phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.
Câu 4: Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật luận điểm. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị
luận xã hội. Các ý có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khơng mắc lội chính tả, ngữ pháp.
Trình bày được suy nghĩ của cá nhân về ý nghĩa của câu văn: sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại
đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó có thể liên tưởng đến việc sống có
trách nhiệm, biết dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt
đẹp. Có thể so sánh với hạt lúa thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa sự hi sinh của hạt lúa thứ hai.
Phần II – Tạo lập văn bản

A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử và đời sống xã hội đã kéo theo một số
tác hại tiêu cực nhất định.
- Nêu vấn đề: Trong số đó, sự ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh đang là vấn đề khiến xã hội,
nhà trường và phụ huynh vơ cùng lo ngại.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm
24

GV: Nguyễn Lý Tưởng



Nguồn: SƯU TẦM TỔNG HỢP ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 8

- Trị chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng cơng nghệ - thơng tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí
cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi
và nhân vật trong trò chơi.
- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên
máy tính, smartphone,…
Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trị chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh
- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát
triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trị chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo
ngại cho xã hội.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác
động từ bên ngồi mà đặc biệt là trị chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng
học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cơ để ra qn điện tử chơi,
thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…
- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smartphone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Khơng chỉ chơi ở nhà, các bạn còn
mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn
cấm.
- Những bạn ham mê trị chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu
cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cơ, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về
nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.
- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể
không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.
Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử
- Việc những bạn học sinh quá mải mê trò chơi điện tử gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ
đối với bản thân học sinh mà cịn đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
+ Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là

con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc q nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe,
hệ thần kinh.
+ Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và
trật tự xã hội.
Luận điểm 4: Giải pháp
- Học sinh là mầm non của đất nước, là những thế hệ tương lai gánh vác sự nghiệp của cha ông ta để lại.
Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con
người có ích cho xã hội.
- Trị chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.
Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì
cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.
- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:
+ Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất,
không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.
+ Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính,
smart phone.
+ Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán
internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử là một hiện tượng tiêu cực cần phải được chấn chỉnh và
ngăn chặn sớm nhất có thể.
25

GV: Nguyễn Lý Tưởng


×