Thực trạng tình hình sử dụng nguồn nhân lực và công tác quản lý
nguồn nhân lực tại Công ty cơ khí Hà Nội
2.1. Quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức kinh tế, kỹ thuật của
Công ty cơ khí Hà Nội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội tên giao dịch quốc tế là HAMECO là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, chuyên chế tạo máy công cụ
(sản xuất máy móc thiết bị dưới dạng BOT “xây dựng - vận hành - chuyển
giao”. Công ty được coi là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Hà Nội.
Trụ sở chính : 24 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân- thành phố Hà
Nội.
Công ty được thành lập ngày 12/04/1958 với tên gọi ban đầu là Nhà máy
cơ khí Hà Nội do Liên Xô (cũ) giúp đỡ về trang thiết bị kỹ thuật.
Qua hơn 40 năm hoạt động mặc dù gặp nhiều khó khăn, xong lãnh đạo và
cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực phát huy mọi tiềm năng nội lực đã
hoàn thành nhiệm vụ được đảng và nhà nước giao phó. Mặc dù gặp rất nhiều
khó khăn trong thời kỳ đổi mới.
-Cơ chế thị trường công ty vẫn đững vững và cung cấp cho xã hội những
sản phẩm mũi nhọn của ngành cơ khí chế tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá-hiện đại hóa đất nước, giữ vững vị trí là một trung tâm cơ khí chế tạo máy
lớn nhất cả nước- con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.
Quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau :
-Giai đoạn 1958- 1965 : đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị
đào tạo đội ngũ cán bộ, đảm bảo tự lực điều hành trong mọi khâu sản xuất kinh
doanh từ thiết kế công nghệ chế tạo đến lắp giáp và chuẩn vị kỹ thuật cho
những loại sản phẩm chế tạo.
-Giai đoạn 1965- 1975 : sản xuất và chiến dấu.
Trong thời gian này nhà máy vừa phải tích cực sản xuất vừa phải kiên
cường chiến đấu chống lại sự phá hoại của giặc mỹ. Sản xuất trong điều kiện
chiến tranh phá hoại ác liệt xong tinh thần quyết tâm của Đảng bộ lãnh đạo và
toàn thể anh em công nhân nhà máy đã đem lại những con số đáng khích lệ (giá
trị tổng sản lượng đạt 67,2%)
-Giai đoạn từ 1975- 1935 : cùng cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Miền
Nam hoàn toàn giải phóng, sự kiện trọng đại này đã đánh dấu một bước ngoặt
mới trên con đường phát triển của nhà máy, toàn bộ cán công nhân viên nhà
máy đã hoà mình vào niềm vui chung của toàn dân tộc. Đất nước thống nhất đã
đem lại những cơ hội, cùng những thách thức mới cho nhà máy. Được giao
nhiệm vụ phục vụ cho những công trình có tầm cỡ của nhà nước như xây dựng
lăng Bác Hồ, công trình phân lũ sông Đáy… Địa bàn hoạt động được mở rộng
thêm nhiều bạn hàng mới cùng cả nước đóng góp góp phần xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Giai đoạn từ 1986- 1993 : Chặng đường khó khăn.
Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, nhà máy cơ khí Hà Nội phải
đương đầu với những khó khăn thử thách trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà máy đã gặp rất nhiều khó
khăn do quá trình đổi mới chậm, sản phẩm máy công cụ chất lượng kém, giá
cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm. Nhà nước phải bù lỗ, năng suất lao
động thấp khoảng 30% lao động phải nghỉ do không có việc làm.
Song với tình hình đó, nhà máy đã từng bước sắp xếp lại khả năng lao
động, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm và khả năng tiêu thụ.
-Giai đoạn từ 1994 đến nay : vững bước đi lên.
Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường nhà
máy đã hoàn thành kế hoạch, sản xuất kinh doanh có lãi. Cũng từ đây với sự
giúp đỡ của nhà nước, sự cố gắng của ban lãnh đạo, lòng quyết tâm của đôi ngũ
cán bộ công nhân viên nhà máy đã đưa nhà máy đi lên ngày càng vững mạnh.
Từ đó nhà máy đã đặt ra mục tiêu cho những năm mtới là phấn đấu đạt tốc
độ tăng trưởng hàng năm sản xuất kinh doanh từ 20%- 50% và tiền lương tăng
15% - 30%. Để đạt được điều đó càn tiến hành đổi mới trong hoạt động kinh
doanh tiếp thị, đổi mới phong cách làm việc công nghiệp, làm việc với tinh
thần tự giác cao.
Mở rộng, thị trường, tăng cường phục vụ và hướng tới xuất khẩu cũng là
mục tiêu của công ty. Mặt khác giữ vững thị trường truyền thống, tăng cường
tìm kiếm thị trường mới … Giữ vững và nâng cao chất lượng, thẩm mỹ sản
phẩm truyền thống máy công cụ hướng ra xuất khẩu, khuyến khích các bộ phận
và cá nhân tìm kiếm hợp đồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
2.1.2- Một số đặc điểm hoạt động của công ty ảnh hưởng đến việc quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực.
Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh hoàn toàn độc lập
có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho yêu cầu phát triển cảu ngành cơ
khí, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm đầu thành lập, nhiệm vụ chính của công ty là chuyên
sản xuất và cung cấp cho đất nước những sản phẩm máy công cụ như máy
khoan, máy tiện, bào. Công ty sản xuất theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản
đến từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh, vì khi đó nhà nước cung cấp vật
tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Trong những năm gần đây để bắt kịp nền kinh tế thị trường có cạnh tranh
để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhân, công ty đã chủ
động tìm kiếm thị trường, mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài
Giám đốc
Phó giám đốc
PGĐ phụ trách MCCPGĐ phụ trách sản xuất PGĐ kỹ thuật PGĐ KH KDTM và QHQT
Xưởng MCC
Diện L.D chất lượng
T.T ĐHSXXNSX và KDVTCTMXNLĐĐT và BDTBCNThị trườngĐHXưởng bánh răngXưởng cơ khí lớnXưởng GC áp lực nhiệt luyện.Xưởng đúcXưởng kết cấu thép
P.TCNSBan dự ánTR.THCNCTM
TTXD và BDHT CSCNPhòng bảo vệP.QTĐSP.Y tếP.VHXH
Phòng K.TP.QLCLSP và MTThư viện
nước, trhực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Hàng năm đi sâu nghiên cứu thị
trường để có những chiến lựơc chính sách sản xuất sản phẩm phù hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
*Đặc điểm về bộ máy tổ chức.
Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh. Trong những
năm gần đây, nhà nước xoá bỏ bao cấp, công ty cũng như các doanh nghiệp
hoạt động kinh tế trong cả nước đều hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Bước đầu khó khăn do cơ cấu bộ máy
cồng kềnh công ty làm ăn không hiệu quả. Nhận thấy điều này, ban giám đốc
công ty đã tiến hành thanh lọc tinh giảm bộ máy vừa gọn nhẹ, dễ quản lý vừa
làm việc có hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc, cơ cấu bộ máy chuyên môn hoá xưống
từng phòng ban, phân xưởng.
Sơ đồ tổ chức của công ty HAMECO
Ghi chú :
+
(đường nét đậm) : Hệ thống quản lý hành chính
+ (đường nét đứt): Hệ thống bảo đảm chất lượng ISO 9002
+Chức năng và nhiệm vụ chính của một số đơn vị chính trong công ty
-Ban giám đốc : là người có quyền cao nhất, ngoài công tác phụ trách
chung, các mặt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, giám đốc công ty còn
trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị.
-Phó giám đốc quản lý chung các phòng như : PGĐ phụ trách sản xuất, kỹ
thuật kế hoạch kinh doanh TM và QHQT, Phó giám đốc nội chính …
-Phó giám đốc phụ trách máy công cụ : trực tiếp điều hành xưởng máy
công cụ.
-Phó giám đốc phụ trách sản xuất : có chức năng điều hành tổ chức sản
xuất, thực hiện đúng tiến độ kế hoạch theo mục tiêu đã định. Chịu trách nhiệm
chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất và phục vụ cho sản xuất của các đơn
vị xưởng đúc, xưởng kết cấu thép.
-Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo và điều hành các phòng ban: Phòng kỹ
thuật phòng quản lý chất lượng sản phẩm.
-Phó giám đốc kinh doanh thương mại và dịch vụ : chịu trách nhiệm trước
giám đốc về việc chỉ đạo giám sát giải quyết các công việc hàng ngày của các
đơn vị : văn phòng giao dịch thương mại.
-Phó giám đốc nội chính: quản lý điều hành các mặt hoạt động nội chính
đời sống. Chịu trách nhiệm về việc điều hành giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
của các đơn vị : phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng văn hoá xã hội.
-Ngoài ra còn một số phòng ban với các nhiệm vụ và chức năng khác nhau
nhưng đều được liên kết và phối hợp với nhau một cách chặt chẽ.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cơ khí Hà Nội cho phép người lãnh
đạo ra quyết định, đồng thời được các bộ phận chức năng giúp việc chuẩn ra
quyết định và tổ chức thực hiện ra quyết định. Với cơ cấu như vậy cho thấy
rằng sự phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng, thích hợp với những lĩnh vực cá nhân
được đào tạo. Với cơ cấu này công việc dễ giải thích. Phần lớn các nhân viên có
thể hiểu vai trò của từng đơn vị. Cung cấp một nền đào tạo tốt cho các nhà phụ
trách mới chuyển dịch từ cái họ học vào hành động của tổ chức.
*Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Với đặc điểm của cơ khí nói chung thì máy móc chủ yếu trong sản xuất là
những máy chuyên dùng có giá trị lớn,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn.
Nằm trong tình trạng chung của các công ty Việt Nam hiện nay, phần lớn trang
thiết bị máy móc của công ty được nhập từ các nước Đông Âu đa số do Liên
Xô để lại từ những năm 1950- 1960 và một số khác nhập của Tiệp, CHDC
Đức, Ba Lan… Các máy móc này đều đã cũ, lạc hậu do dùng lâu nưm và
không đồng bộ nên mất đi độ chính xác. Đây là một trong những nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động làm tăng
chi phí sản xuất gây ảnh hưởng đến sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm ty trên
thị trường.
*Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty.
-Nguyên vật liệu là một trong những đối tượng lao động chính của quá
trình sản xuất. Nội dung cơ bản của đối tượng lao động chính là nguyên vật
liệu. Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm và nó
chiếm tỷ trọng lớn trong gía thành sản phẩm.
Với đặc điểm cảu ngành cơ khí, nguyên vật liệu chính của công ty là thép
hợp kim, gồm 60% phải nhập từ nước ngoài theo tiêu chuẩn Anh, úc, Nga,
Nhật, ấn. Để sản xuất máy công cụ, thì các loại thép trong nước không đáp ứng
đủ các yêu cầu về kỹ thuật, do vậy công ty phải nhập nguyên vật liệu cảu nước
ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Dưới đây là một số loại nguyên vật liệu mà công ty thường sử dụng.
Chủng loại Số
lượng
Giá
(đ/kg)
Thị trường cung
ứng
Gang 520 8.000 Tự cung
Thép 145 100 4.500 Tự cung
Thép 135 100 4.500 Tự cung
Thép 1 8.000 Nga
Thép tròn 600 5.000 Nga, ấn Độ
Thép tấm 300 4.500 Nga, Việt Nam
Thép P18 1 4.600 Nga, Triều Tiên
Thép >7, > 8 2 7.000 Nga
Thép địa hình 200 5.000 Nga, Việt Nam
Tôn CT3 12 5.000 Việt Nam, SND
Que hàn 74 5.000 Nga, Trung Quốc
*Đặc điểm về sản phẩm.
sản phẩm của công ty cơ khí rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã: công
ty nhận sản xuất từ các sản phẩm đúc, rèn, thép cán, các phụ tùng thay thế tới
các máy cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, bên cạnh đó công ty cũng nhận
sản xuất các thiết bị và lắp đặt dây chuyền sản xuất thiết bị mía đường ở Tây
Ninh và Nghệ An.
Cùng một loại máy, chẳng hạn như máy tiện, cũng có rất nhiều dòng máy,
đời máy khác nhau. Máy tiện T141, máy tiện T18 CNC (là máy ra đời sau và
được áp dụng công nghệ hiện đại), hay máy tiện vạn năng T18A- hiện nay đang
tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường được sản xuất thay thế cho đời máy T6P16.
Các sản phẩm mà công ty cơ khí đang thực hiện gồm :
T
T
Tên sản phẩm và năng lực sản xuất
1 Chế tạo các loại máy gọt kim loại: các máy tiện vạn năng (T16A,
T242, T630A*1500, T630* 3000 , T184ACNC, máy khoan, máy bào,
máy phay …) với năng lực sản xuất 1000 máy/năm.
2 -Các chi tiết phụ tùng, thép đúc với sản lượng 4000 tấn/năm.
-Đúc sản phẩm gang nặng tới 10 tấn/một chi tiết
-Đúc sản phẩm dthép nặng tới 6 tấn/một chi tiết
-Đúc chính xác các sản phẩm bằng các hợp kim phức tạp
3 -Chế tạo kết cấu với sản lượng 2400 tấn/năm
-Sản xuất cán xây dựng với sản lượng 5000 tấn/năm
4 Tiện, mài các chi tiết có chiều dài 12000 mm, đường kính 6300 mm
dưới 40 tấn
5 Chế tạo và lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn có kích thước siêu
trường, siêu trọng, đường kính 24000 mm, nặng tới 160 tấn.
6 -Chế tạo các loại bánh răng đường kính 5500 mm, mô đen tới 50.
-Sản xuất các loại bánh răng siêu chính xác dùng cho máy phát điện
GN- 210 của Mỹ.
7 Các loại máy bơm có công suất từ 2500- 36000 m
3
/giờ. Bơm nước
dân dụng BN125. Năng lực sản xuất khoảng 300 cái/năm
8 Sản xuất các loại thiết bị năng lượng, các thiết bị cho nhà máy
đường có công suất 8000 tấn mía/ngày, thiết bị cho ngành xây dựng
(thiết bị sản xuất xi măng lò đứng có công suất từ 4- 12 vạn tấn/năm,
thiết bị sản xuất gạch ngói). Sản xuất các thiết bị cho các ngành giao
thông vận tải, thuỷ lợi, chế biến cao su dầu khí..
Với đặc điểm của sản xuất như vậy, yêu cầu đặt ra cho lực lượng lao động
của công ty là phải có đủ năng lực trình độ “giỏi một nghề, biết nhiều nghề” để
đáp ứng được yêu cầu của công ty.
*Đặc điểm về tài sản – nguồn vốn.
-Nguồn vốn:
Tổng số vốn hiện nay của công ty là 140 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là
51 tỷ đồng chiếm 36,4%, vốn lưu động là 89 tỷ đồng, chiếm 63,6%. Số vốn trên
được lưu động từ nguồn. Nguồn vốn cấp phát vốn tự có, vốn đi vay trong đó,
nguồn vốn tự có và vốn đi vay chưa chiếm tỷ trọng lớn, vào khoảng 30%. Điều
này cũng xuất phát từ đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp với sản phẩm có thời gian sản xuất dài, có giá trị lớn, chủ yếu để làm tài
sản cố định, cho nên nguồn vốn của công ty phải có tính lâu dài.
Tình hình về vốn của công ty thể hiện qua bảng sau :
T
T
Chỉ tiêu Đ.vị 2000 2001 KH200
2
Giá trị TSL Tr.đ 38.825 47.423 63.755
Tổng doanh thu Tr.đ 48.048 63.413 76.250
-Vốn đầu tư XDCB - 12.892
Trong đó – xây lắp 1.600 1.888 22.736
-Thiết bị 10.491 12.366 76.352
a.Ngân sách - 10.491 12.366 76.352
b.Tín dụng thuê KH NN Tr.đ 12.518 14.483 109.665
c.Vay thương mại - 374 550 950
-Vốn khấu hao - 2.022 2.022
-Góp vốn liên doanh - 100
-Vốn tự có của doanh nghiệp - 4.310 4.449
Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ - 48.044,3 58.940 76.243
Trong đó, trả lãi ngân hàng - 3.368 3.125 3.700
Lợi nhuận - 3,7 5 7
Nộp ngân sách - 941 925 1.451
Trong đó thuế VAT 1.341,0 -293 1.521
Thuế tiêu thụ đặc biệt - - - -
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu sử dụng vốn 80 256
Thuế đất 631,5
Thuế thu nhập cá nhân
Tổng nguyên giá TSCĐ 56.324 57.759 142.419
Tổng giá trị còn lại TSCĐ Tr.đ 25.477 23.477 106.272
Vốn cố định - 29.336 24.711 34.006
Vốn lưu động - 10.053 10.753 11.253
Dư nợ cuối năm vay trung hạn
ngân hàng
- 3.757,6 0 10.000
-Nợ quá hạn 0
-Vay khác - 3.757,6 0
Tổng nợ phải thu - 23.044 28.714 20.000
Tổng nợ phải trả - 45.214 9.458 45.000
*Nhà xưởng, máy móc thiết bị.
Nhà xưởng của công ty rộng, máy móc đa dạng về quy mô và chủng loại
với số lượng máy công cụ lên tới hơn 600 máy. Tuy nhiên, có một thực tế là
hầu như toàn bộ nhà xưởng đều đã được xây dựng lâu ngày, máy móc đều đã cũ
kỹ, công nghệ từ thời Liên Xô và Tiệp Khắc cũ.
Tình hình máy móc thiết bị của công ty thể hiện qua bảng sau:
Tên máy móc Số
lượng
Công
suất (kw)
Giá trị 1
máy ($)
Công suất
sản xuất
thực tế so
với kế
hoạch
Chi phí
bảo
dưỡng 1
năm
Thời
gian sản
xuất sản
phẩm
Năm
chế
tạo
1.Máy tiện các loại 147 4-60 7.000 65 85 70 1956
2.Máy phay các loại 92 4-16 5.400 60 80 450 -
3.Máy bào các loại 24 2-40 4.000 55 80 410 -
4.Máy mài - 137 2-40 4.100 55 80 410 -
5.Máy khoan - 64 4-10 2.000 60 80 200 -
6.Máy doa - 15 4-10 5.500 60 80 550 -
7.Máy cưa - 16 2-10 1.500 70 85 150 -
8.Máy chuốt ép 8 2-8 5.000 60 70 500 -
9.Máy búa các loại 5 4.500 60 85 450 -
10.Máy cắt cột 11 2-8 4.000 60 80 400 -
11.Máy lốc tôn 3 10-40 1500.00 40 70 1500 -
12.Máy hàn tiện 26 5-10 800 55 85 80 -
13.Máy hàn hơi 9 400 55 85 40 -
14.Máy nén khí 14 10-75 6.000 60 65 40 -
15.Cần trục các loại 65 8.000 55 70 800 -
16.Lò luyện thép 4 700-1000 110.000 55 70 110.000 1956
17.Lò luyện gang 2 20 50.000 65 70 300 -
Xét tổng thể thì hầu hết máy móc thiết bị của công ty đã cũ nên qua từng
năm hoạt động, công ty đều chú trọng đến công tác đầu tư và sửa chữa bảo
dưỡng nhằm hạn chế mức độ hao mòn của máy.
*Đặc điểm dây chuyền công nghệ.
Sản phẩm của Công ty cơ khí Hà Nội sản xuất ra đa số có giá trị cao (hàng
chục, hàng trăm triệu đồng/một sản phẩm). Vì vậy, chất lượng sản phẩm được
công ty đặc biệt chú trọng đến từng chi tiết, công ty luôn coi chất lượng sản
phẩm là trên hết, chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát
triển công ty mỗi loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ riêng, có thể
biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất một số loại sản phẩm chủ yếu của công
ty theo sơ đồ sau :
Phôi mẫu Mẫu gỗ
Làm khuôn Làm ruột Nấu thép Rót thép Làm sạch Cắt gọt
Đúc
Gia công cơ khí chi tiết
Nhập kho bán thành phẩm
Tiêu thụ
Lắp ráp
Quy trình công nghệ chế tạo máy.
*Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và hợp đồng sản xuất.
Trong thời kỳ bao cấp với một thị trường tương đối khép kín. Công ty đã
cung cấp máy công cụ cho hầu hết các xí nghiệp cơ khí quốc doanh trên toàn
quốc. Hiện nay do yêu cầu của cơ chế mới, sản phẩm của công ty hầu như
không có thị trường cố định mà phải luôn thay đổi theo yêu cầu của các ngành
kinh tế ở mỗi thời kỳ và tuỳ thuộc vào địa bàn hoạt động của bên đối tác. Tuy
nhiên trong thời kỳ này sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhà máy đường
Quảng Ngãi, Tây Ninh… và điều đáng mừng hơn nữa là công ty đã tạo được vị
thế trên thị trường quốc tế như ở Đan Mạch, Italia.
Và phương châm đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường, sản phẩm
sản xuất của công ty đã bước đầu chiếm lĩnh thị trường thông qua việc sản xuất
theo yêu cầu hợp đồng, từng khách hàng cụ thể mà chỉ đạo sản xuất, chất lượng
sản phẩm, chất lượng quản lý đã được nâng cao rõ rệt. Hợp đồng sản xuất có
đặc điểm là tương đối dài, khoảng từ 4- 6 tháng đối với các hợp đồng có giá trị
lớn. Thời hạn hợp đồng như vậy cũng có ảnh hưởng đến phương thức tính
lương và trả lương cho người lao động.
2.1.3.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và phương hướng trong
những năm tới.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác ra đời trong chế độ cũ, được trang bị
những thiết bị và lao động để sản xuất máy công cụ. Song từ khi đất nước ta
chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn . Nguyên
nhân là do các thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu, sản phẩm mang tính đơn chiếc,
chất lượng chưa cao. Công tác quản lý còn chưa phù hợp. Nhận thức được vấn
đề trên công ty đã thực hiện đổi mới, cải thiện một phần thiết bị máy móc, sắp
xếp lại công tác quản lý sản xuất dựa trên những nguồn lực hiện có. Cơ sở đánh
giá hiệu quả những quyết định trên là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty một vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của công ty tăng, đời sống
của cán bộ công nhân viên được cải thiện (thu nhập ổn định và ngày càng được
nâng lên). Qua bảng so sánh tình hình thực hiện chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi
nhuận của công ty.
Bảng tổng kết tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
KH TT %HTKH KH TT %HTKH KH Thị
trường
%HTKH
1.Giá trị TSL 30 30,825 102,75 32,45 38,825 119,65 46,494 47,423 102,00
2.Tổng doanh thu 38,020 39,565 104,06 38,020 40,600 106,78 55,600 63,413 114,056
3.Lợi nhuận 3 1,66 83 3,28 3,7 112,8 4,5 5 111,1
4.Nộp ngân sách 1,655 1,836 110,94 2,377 2,756 115,9 2,881 4,664 161,89
5.Thu nhập bình quân
đ (người/tháng)
852.000 758.000 88,97 1170.000 925.000 79,06 808.000 940.500 116,40
Qua số liệu ở trên ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Hà
Nội và cho ta đánh giá một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty trong một vài năm gần đây.
Trong những năm qua có thể nói tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty đang dần ổn định và gia tăng về mọi mặt. Đặc biệt năm 2001 là năm mở đầu
cho kế hoạch 5 năm 2001- 2005, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế
có nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế đất và cơ cấu kinh tế đã có
những bước chuyển biến tích cực. Vị trí của ngành cơ khí trong nước đã được
đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định, với chủ trương nội địa hoá trang
bị cho đầu tư phát triển, các nguồn lực trong nước đựơc huy động trong đó có
ngành cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, khai thác
các nguồn lực trong nước chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu.
Đối với công ty cơ khí năm 2001 là năm có nhiều thay đổi về tổ chức, về
quản lý. Các chỉ tieu về giá trị hợp đồng được ký kết, doanh thu, giá trị tổng số
lượng, thu nhập và các khoản nộp ngân sách đều vượt mức kế hoạch. Dươí sự
chỉ đạo kịp thời sang suốt của đảng uỷ và giám đốc, cùng với sự đóng góp của
toàn thể CB CNV, sự tham gia của các đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh
niên, phụ nữ … đã tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ mà nghị quyết đại
hội công nhân viên chức đầu năm đã đề ra.
2.2.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở công ty.
2.2.1-Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo số lượng và cơ
cấu.
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng và chịu sự
chi phối, sự yêu cầu ngày càng cao của thị trường cho nên việc làm trong công
ty lúc thừa, lúc thiếu, có bộ phận thừa việc nhưng lại có bộ phận thiếu việc do
đó ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của công ty.
Luôn bị biến động và đương nhiên sự biến động là không thể tránh khỏi,
ảnh hửơng đến việc sử dụng số lượng cũng như chất lượng lao động. Vấn đề
đặt ra là phải giải quyết thế nào đối với lực lượng lao động dôi dư khi không có
việc, để giải quyết vấn đề này công ty đã có những quy định, chế độ chính sách
nhằm động viên lao động công ty yên tâm làm việc.
Chúng ta nghiên cứu số lao động được sử dụng tại công ty qua bảng sau:
Năm
Lao động
1996 1997 1998 1999 2000
Số lượng lao động đến 31/12 1058 1060 1290 1090 925
Số lao động nữ 242 242 250 248 237
Số lao động nam 816 818 1040 842 688
Nguồn : báo cáo tình hình lao động qua các năm 1996- 2000
Từ bảng trên ta thấy số lượng lao động biến đổi theo từng năm. Nguyên
nhân là do yêu cầu ngày càng khắt khe của cơ chế thị trường, nhu cầu cấp thiết
phải có một đội ngũ lao động có đủ năng lực, trình độ để đáp ứng được tình
hình sản xuất mới. Do đó không còn cách nào khác là công ty phải thực hiện bố
trí sắp xếp lại cho phù hợp nhằm tìm ra được những người đạt yêu cầu và bên
cạnh đó công ty cũng cố gắng giải quyết các chế độ cho người lao động đối với
người nằm trong diện bị giảm biên chế. Đó chính là lý do mà tại sao số lao
động năm 1999 và 2000 có sự giảm mạnh như vậy và cũng là một chiến lược
phát triển công ty. Như vậy, công ty đã tạo cho mình một đội ngũ lao động đảm
bảo số lượng luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất . Vì đặc thù của
công ty là sản xuất sản phẩm ngành cơ khí - chủ yếu là công việc nặng nhọc -
nên tỷ trọng nữ ở công ty như vậy là tương đối ổn định chiếm 19,5% ÷ 23%
năm 1999, còn năm 2000 có sự tăng lên 25,6%. Đội ngũ cán bộ công nhân viên
nữ này được bố trí làm việc ở những vị trí phù hợp với khả năng, năng lực cũng
như điều kiện của họ.
Và để thấy rõ hơn sự hợp lý về số lượng nguồn nhân lực của công ty ta
nghiên cứu bảng sau :
Nhu cầu về nguồn nhân lực của một số phòng ban công ty
STT Các bộ phận Hiện có Nhu cầu Chênh lệch
1 Văn phòng giám đốc 19 19 -
2 Phòng tổ chức nhân sự 7 9 -2
3 Phòng tài vụ 15 14 +1
4 Văn phòng GĐ TM 14 14 -
5 Phòng y tế 7 6 +1
6 Phòng bảo vệ 29 29 -
7 Phòng điều hành sản xuất 16 18 -2
8 Phòng quản trị đời sống 52 51 +1
9 Phòng kỹ thuật 15 17 -2
10 Phòng KCS 26 24 +2
11 Phòng xây dựng cơ bản 26 23 +3
12 Phòng vật tư 23 29 +4
13 Phòng quản lý dự án 4 5 -1
14 Thư viện 4 4 -
15 Phòng văn hoá xã hội 4 4 -
Qua bảng trên ta thấy, việc sử dụng số lượng lao động ở một số phòng ban
của công ty chưa được hợp lý vì còn một số phòng ban ở tình trạng thừa nhân
viên so với nhu cầu dẫn đến tình trạng lãng phí lao động ví dụ như phòng xây
dựng cơ bản, phòng vật tư … Do đó hiệu suất công tác thấp không giảm được
chi phí lao động, phòng kỹ thuật … lại hoạt động trong tình trạng thiếu lao động
từ đó xảy ra hiện tượng làm không hết việc, một nhân viên phải đảm nhận quá
nhiều công việc gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi và điều này dẫn đến việc giảm
năng suất lao động.
Từ đó công ty khắc phục bằng cách đưa ra cơ cấu lao động theo khu vực
sản xuất.
Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất.
STT Loại lao động 1999 2000
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
%
Số lượng
(người)
Tỷ
trọng %
1 Công nhân sản xuất
trực tiếp
797 73,2 669 72,3
2 Công nhân sản xuất
gián tiếp
292 26,8 256 27,7
Nguồn : báo cáo chương trình giải quyết việc làm đến năm 2000 của Công
ty cơ khí Hà Nội và số liệu thống kê từ máy tính do nhân viên phòng tổ chức
nhân sự của công ty cung cấp.
Là đơn vị sản xuất là chính nhưng lực lượng lao động gián tiếp của công ty
rất lớn so với các đơn vị khác, chiếm 26,8% năm 1999 vf 27,7% năm 2000 so
với tổng số cán bộ công nhân viên công ty. Tuy mỗi phòng ban có chức năng
nhiệm vụ riêng song so với số lượng lớn như vậy rất khó khăn quản lý giờ làm
việc, bên cạnh đó quỹ lương của lao động gián tiếp tách riêng lao động trực tiếp
nên việc phân phối lương cho cán bộ công nhân viên dường như bị chia nhỏ.
Điều này không khuyến khích lao động gián tiếp làm việc hết khả năng hiện có.
Hay nói cách khác là công ty chưa khai thác được hết năng lực của từng cá nhân
trong bộ phận lao động này và điều này gây lãng phí lao động, chi phí nói
chung tăng và chi phí quản lý nói riêng tăng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong công ty giảm xuống.
Chất lượng của lực lượng lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội còn được thể
hiện ở trình độ chuyên môn, khả năng và kỹ năng làm việc, bên cạnh đó bố trí
lực lượng lao động này đúng việc, đúng ngành, đúng nghề, đạt ở mức tương đối
cao. Sau đây xin dược đưa ra một cách tổng quát về chất lượng của lực lượng
lao động trong công ty như sau :
Trình độ, chuyên môn trong ban giám đốc :
STT Chức danh Trình
độ
Ngành đào
tạo
Phụ trách chuyên
môn
Tuổi
1 Giám đốc PTS Ngành cơ
khí
Quản lý chung 55
2 P.Giám đốc I ĐH KS cơ khí Kỹ thuật sản xuất 40
3 P.Giám đốc II ĐH KS cơ khí Kinh tế đối ngoại 47
4 P.Giám đốc III ĐH KS cơ khí Chất lượng 41
5 P.Giám đốc IV ĐH KS cơ khí Nội chính 49
Nguồn : Báo cáo chương trình giải quyết việc làm đến năm 2000 của Công
ty cơ khí Hà Nội và số liệu thống kê do nhân viên phòng tổ chức nhân sự cung
cấp.
Qua bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu, số liệu năm 2000 điều giảm so
với năm 1999. Xét về con số tương đối, tỷ trọng lao động qua đào tạo năm 2000
có tăng so với năm 1999 song tăng không đáng kể, từ 91,38% đến 92,1%.
Chất lượng lao động còn được thể hiện ở việc bố trí “dùng người đúng
việc”, đúng khả năng trình độ, điều đó chúng ta có thể thấy được thông qua việc
đánh giá mức độ hợp lý của trình độ thành thạo ở bảng sau :
Tình hình cấp bậc công nhân bình quân và cấp bậc công việc bình quân
của Công ty cơ khí Hà Nội.
STT Các bộ phận Số lao
động
Cấp bậc công
việc BQ
Cấp bậc công
nhân BQ
1 Xưởng mộc 19 3,34 2,98
2 Xưởng cán thép 52 2,73 3,94
3 Xưởng đúc 117 3,05 3,76
4 Xưởng gia công AL và NL 31 3,22 3,87
5 Xưởng máy công cụ 126 3,74 4,07
6 Xưởng cơ khílơn 65 3,86 4,12
7 Xưởng bánh răng 44 3,37 3,81
8 Phân xưởng thuỷ lực 9 3,43 3,2
9 Xưởng kết cấu thép 52 3,39 4,055
10 Phân xưởng cơ điện 109 3,51 3,59
Tổng 624
Nguồn : Báo cáo chương trình giải quyết việc làm của Công ty cơ khí Hà
Nội
Từ bảng trên cho ta thấy cán bộ công nhân viên của công ty ở các xưởng
phân xưởng sản xuất tương đối cao, thể hiện yêu cầu, đòi hỏi và mức độ phức
tạp cao ở mỗi công việc, đây là đặc thù của ngành cơ khí. Cấp bậc công nhân
bình quân ở mỗi xưởng, phân xưởng đều cao, và phần lớn công nhân sản xuất
trong công ty được bố trí và làm việc có cấp thấp hơn so với trình độ thành thạo
của họ, điều đó cho thấy công việc sẽ được hoàn thành nhanh, với năng suất
chất lượng cao. Song bên cạnh đó cho chúng ta thấy một điều là sẽ không
khuyến khích được họ nỗ lực phấn đấu để nâng cao tay nghề, hạn chế khả năng
sáng tạo và như thế sẽ dẫn đến sự nhàm chán trong lao động . Công ty nên có
chính sách phù hợp hơn trong bố trí lao động để khai thác triệt để khả năng của
công nhân sản xuất, khuyến khích họ bộc lộ hết khả năng của mình trong công
việc.
Qua bảng trên ta có thể tính được cấp bậc công nhân bình quân toàn công
ty như sau :
CN CNBQ = 19 x 2,98 + 52 x 3,94 + 117 x 3,76 + 31 x 3,87 + 126 x 4,07
+ 44 x 3,81 + 9 x 3,4 + 52 x 4,05 + 109 x 3,59
624
= 3,85
Như vậy cấp bậc công nhân bình quân của công ty tương đối cao (3,83)
2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo chỉ tiêu thời gian
và cường độ lao động.
Quan điểm của Công ty cơ khí Hà Nội là phải hết sức tiết kiệm thời gianh
để dành cho sản xuất kinh doanh. Công nhân viên chức làm giờ hành chính đủ
8h trong ngày. Công nhân làm ca một, ca hai làm việc đủ 7h trong ca (không kể
giờ nghỉ bồi dưỡng giữa ca).Sẵn sàng làm thêm giờ trong khuôn khổ luật lao
động cho phép để đảm bảo sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Trước
tháng 10 năm 1999 công ty thực hiện 48h/tuần đối với tất cả cán bộ công nhân
viên. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1999 thì nghỉ hai ngày trong một tuần (thứ 7 và
chủ nhật) cho tất cả các cán bộ công nhân viên. Và đến tháng 9 năm 2000 công
ty lại có sự thay đổi thời gian làm việc trong tuần với khối sản xuất trực tiếp là
nghỉ một ngày trong tuần (ngày chủ nhật). Lực lượng bảo vệ của công ty làm
việc theo ca.
*Thời gian nghỉ ngơi.
Người lao động làm việc 8h liên tục nghỉ 30 phút giữa ca tính vào giờ làm
việc, làm ca đêm dược nghỉ 45 phút tính vào giờ làm việc, phụ nữ trong thời
gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày một giờ vào giờ làm việc.
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương kể cả thu nhập những
ngày lễ, (8 ngày/năm) theo quy định tại điều 73, và nghỉ việc riêng, nghỉ không
lương được quy định tại điều 78, 79 (BLLĐ). Chế độ thai sản theo điều 114,
144, chế độ con ốm mẹ nghỉ dành cho nữ có con nhỏ hơn 3 tuổi là 15 ngày hoặc
con từ 3 - 7 tuổi là 12 ngày/năm.
*Về chế độ nghỉ phép.
-Nếu người lao động có thời gian làm việcđủ 12 tháng thì được nghỉ hàng
năm đủ số ngày quy định tại điều 74 của BLLĐ.
-Nếu thời gian làm việc chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm được
tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.
Với mức nghỉ hàng năm : 12 ngày làm việc đối với người lao động trong
điều kiện lao động bình thường, (được hưởng nguyên lương cấp bậc). 14 ngày
làm việc đối với lao động làm việc nặng nhọc, độc hại (được hửơng nguyên cấp
bậc kỹ thuật).
Khi nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô tô, tầu thuỷ, tầu hoả (cả đi
lẫn về) trên 2 ngày thì ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường
ngoài ngày nghỉ hàng năm.
Trong một năm nếu người lao động chia kỳ nghỉ hàng năm ra làm nhiều
lần nghỉ thì được tính thời gian đi đường một lần.
Tóm lại việc sử dụng ngày công lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội được
thực hiện theo quy chế xí nghiệp trên cơ sở bộ luật lao động viết năm 1994.
Từ những quy định như vậy ta có thể tính toán dựa theo các số liệu thống
kê về sử dụng ngày công lao động của công ty theo bảng sau ;
Số liệu các chỉ tiêu sử dụng lao động theo đơn vị ngày công
STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000
1 Tổng số ngày công làm việc theo chế
độ
387.000 319.190 252.120
2 Tổng số ngày công làm việc vắng
mặt và ngừng việc
11.610 30.582 15,435
3 Tổng số ngày công làm thêm 4.856 11.050 7.856
4 Tổng số ngày công làm việc thực tế
theo chế độ
375.390 286.408 236.685
5 Tổng số ngày công làm việc thực tế
nói chung
380.246 297.658 244.541
6 Tổng số lao động 1.290 1.090 925
7 Độ dài BQ kỳ công tác trong chế độ 291 262,76 255,88
8 Độ dài BQ kỳ công tác nói chung 294,76 273,08 264,37
9 Hệ số làm thêm ca 1,013 1,039 1,033
10 Hệ số sử dụng ngày công lao động 0,97 0,897 0,94
Nguồn : Báo cáo lao động và số liệu thống kê tại phòng tổ chức nhân sự của
Công ty cơ khí Hà Nội
Qua bảng trên ta thấy công tác huy động ngày công lao động trong hai năm
1999, 2000 , 2001 giảm so với năm 1998.
Tình hình sử dụng lao động ở công ty tương đối tốt, nhưng qua số liệu
chúng ta vẫn thấy còn một số hạn chế sau :
-Số ngày vắng theo luật lao động quy định : ốm đau, con ốm, đẻ … chiếm
20 đến 25% tổng số ngày vắng mặt và ngừng việc.
-Tỷ lệ ngày vắng mặt và ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu, mất điện …
hạn chế đến mức độ tối đa và có thể làm bù, tương ứng với năm 1999 là 1529
ngày công và năm 2000 là 463 ngày công.
-Phần chủ yếu của tổng số ngày công ngừng việc gần bằng 72% là do thiếu
việc. Nhu cầu thị trường không ổn định. Do đó hợp đồng lúc nhiều lúc ít dẫn
đến biến động về nhu cầu lao động . Bên cạnh đó còn do hệ thống máy móc
thiết bị của công ty hiện nay còn lạc hậu, cũ kỹ do đó việc tận dụng thời gian và
công suất của máy không đạt đến mức tối đa.
Như vậy, việc phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty cho ta thấy
công ty đã cố gắng sử dụng tối đa thời gian lao động có thể, nhưng do điều kiện
khách quan liên quan đến thị trường dẫn đến việc phải làm thêm ca, (hệ số làm
thêm ca tăng lên qua các năm) nhưng vẫn còn hiện tượng nghỉ không lương và
không có việc làm. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng tối đa thời gian lao động, công
ty cần phải tìm các biện pháp như tân trang, mua mới máy móc thiết bị nhằm
đáp ứng được các yêu cầu của thị trường để thu hút ngày càng nhiều hợp đồng
sản xuất, kéo theo việc sử dụng hiệu quả ngày công lao động.
Tuy vậy để đánh giá hiệu quả việc sử dụng lao động chúng ta không chỉ
đơn thuần xét về mặt sử dụng thời gian mà còn phải xét đến khía cạnh cường độ
lao động. Chỉ tiêu để đánh giá cường độ lao động của công nhân đó là việc thực
hiện định mức lao động.
Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính định mức lao động tổng hợp
cho một đơn vị sản phẩm, làm cơ sở xác định kế hoạch chi phí tiền lương trong
việc tính giá thành sản phẩm và quỹ lương thời gian kế hoạch.
*Nguyên tắc:
-Mức lao động tổng hợp trên một đơn vị sản phẩm phải được tính trên cơ
sở xem xét, kiểm tra xác định hao phí lao động hợp lý để thực hiện các nguyên
công (nguyên công nghệ, phục vụ …)
-Mức lao động tổng hợp trên một đơn vị sản phẩm nào phải tuỳ theo quy
trình sản xuất ra sản phẩm đó.
*Phương pháp tính : Mức lao động tổng hợp trên một đơn vị sản phẩm
gồm :
+Mức hao phí lao động của công nhân chính
+Mức hao phí lao động của công nhân phụ trợ và phục vụ
+Mức hao phí lao động của lao động quản lý
T
SP
= T
EN
+ T
PV
+ T
Q L
= T
SX
+ T
QL
Đơn vị : giờ – người/đơn vị sản phẩm.
Dựa vào công thức trên công ty phân công chuyên môn hoá như sau :
Đội ngũ phục vụ sản xuất và vệ sinh công nghệ chuyên làm công tác sắp
xếp công cụ dụng cụ và thiết bị, chuẩn bị toàn bộ điều kiện vệ sinh cho dây
chuyền sản xuất sản phẩm (chiếm phần thời gian phục vụ và phụ trợ). T
PV
của
công ty là T
PV
= 30% T
EN
Đội ngũ giám đốc phân xưởng, quản đốc phân xưởng luôn theo sát quá
trình sản xuất, lên lịch công tác và viết yêu cầu công việc hàng ngày ở mỗi
công đoạn trên bảng công nghệ ở mỗi khâu (chiếm thời gian quản lý). Thời gian
quản lý tính bằng tỷ lệ phần trăm so với mức lao động sản xuất : T
S.X
= T
EN
+
T
PV
. ở Công ty cơ khí Hà Nội xác định : T
QL
= 15% (T
EN
+ T
PV
)
Đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư dành toàn bộ thời gian vận dụng vào
thời gian công nghệ.
Tuy nhiên thời gian lãng phí của công ty vẫn còn nhiều, nguyên nhân chủ
yếu là do người lao động chưa có ý thức tận dụng hết thời gian, hết khả năng
thể lực, trí lực cho quá trình làm việc, và khi kết thúc ngày làm việc. Bên cạnh
đó cũng phải kể đến hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã quá cũ kỹ, lạc
hậu cũng làm ảnh hưởng đến cường độ lao động của công nhân trong công ty.
Việc quản lý giờ công của công ty rất nghiêm ngặt, có giám sát và bộ phận
bảo vệ công theo dõi. Hàng ngày các quản đốc phân xưởng theo dõi công nhân
của mình về việc thực hiện quy định về ngày công và giờ công rồi báo cáo lên
phòng tổ chức nhân sự. Phòng tổ chức nhân sự tổng kết và trừ vào lýõng ðối
với ngýời vi phạm (ði muộn, về sớm 5 phtú trừ 1 điểm). Với cách quản lý giờ
công như vậy, sự lãng phí được tính ngay lên bảng tổng quỹ lương và lương cá
nhân. Theo thống kê, năm 1999, 2000, 2001 mức lãng phí giờ công do đi làm
chậm của công ty lần lượt là 2%, 2,8% và 2,4% so với tổng lượng giờ đủ. Con
số này ta thấy công ty cần phải có biện pháp để giáo dục ý thức cho người lao
động hơn nữa.